Thành tựu và hạn chế trong việc xâydựng phong trào văn hóa văn nghệ ở xã Hưng Lộc hiện nay

Một phần của tài liệu Vận dụng sáng tạo tư tưởng hồ chí minh về văn hóa văn nghệ vào việc xây dựng phong trào văn hóa văn nghệ ở xã hưng lộc ( TP vinh) trong giai đoạn hiện nay thực trạng và giải pháp luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 33 - 44)

- Điều kiện kinh tế xã hộ

2.1.2. Thành tựu và hạn chế trong việc xâydựng phong trào văn hóa văn nghệ ở xã Hưng Lộc hiện nay

nghệ ở xã Hưng Lộc hiện nay

- Thành tựu

Đã 80 năm trôi qua, nhưng lịch sử, sự kiện nhân chứng cách mạng ở Lộc Đa, Đức Thịnh vẫn còn sống mãi với thời gian. Đền Trìa, nhà thờ họ Hoàng, nhà thờ họ Uông nguyên là căn cứ địa cách mạng, nơi hội họp bí mật,

in loát tài liệu của xứ ủy Trung Kỳ trong những năm 1930 nay là chứng tích được Đảng, nhà nước công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Để có cuộc biểu tình "long trời lở đất" ngày Quốc tế Lao động 1/5/1930, Xứ ủy Trung Kỳ, Tỉnh ủy Vinh - Bến Thủy đã chọn chi bộ Lộc Đa - Đức Thịnh làm lực lượng nòng cốt trong phong trào Xô - Viết Nghệ Tĩnh với vai trò "đi đầu, dậy trước". Đồng chí Hoàng Trọng Trì, người thầy giáo, sớm giác ngộ cách mạng đã biến ngôi nhà tranh của mình thành cơ sở liên lạc, hội họp, chỉ đạo đấu tranh với bọn hào lý đòi giảm thuế, tịch thu công điền chia cho dân nghèo... Cùng với đồng chí Hoàng Trọng Trì, ủy viên tỉnh ủy lâm thời Vinh Bến Thủy, các đảng viên cốt cán Hoàng Bá, Uông Nhật Vượng... đã cầm cờ lãnh đạo thành lập chính quyền Xô - viết, tổ chức Nông hội, Hội Phụ nữ giải phóng, Xích vệ đỏ... Mặc dù phong trào bị thực dân Pháp đàn áp khốc liệt song đã gây nên một làn sóng đấu tranh mạnh mẽ trong quần chúng nhân dân. Lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng, công, nông, binh bắt tay nhau giữa trận tiền. Dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng, nhân dân Lộc Đa – Đức Thịnh hôm nay đang viết tiếp những trang sử hào hùng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển quê hương, đưa Làng Đỏ tiến nhanh theo mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh, xứng đáng với sự hy sinh của lớp lớp Đảng viên Cộng Sản đầu tiên trong cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh 30-31.

Văn hóa Văn nghệ là một trong những hoạt động mũi nhọn trong công tác thông tin, tuyên truyền, cổ động của ngành Văn hóa - Thông tin; trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ của các cấp, các ngành, nhìn chung phong trào văn hóa - văn nghệ trên địa bàn xã Hưng Lộc vẫn đang tiến triển không ngừng, ngày càng có nhiều câu lạc bộ, đội nhóm yêu thích văn nghệ được thành lập và hoạt động tích cực, góp phần tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương, các dịp lễ tết hội hè của nhân dân, mặt khác phục vụ nhu cầu giải trí, hưởng thụ các giá trị văn hóa-nghệ thuật của nhân dân trong xã. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, luận điểm khẳng định, văn hóa là một mặt trận, nghĩa là khẳng định cuộc đấu tranh để bảo vệ tổ quốc và xây dựng những giá trị tốt đẹp của con người, phê phán cái

phản văn hóa là sự nghiệp khó khăn và phức tạp. Đồng thời cũng khẳng định trong cuộc đấu tranh này “xây” phải đi đôi với “chống”. Với nội dung cơ bản của Hồ Chí Minh về văn hóa thì xã Hưng Lộc đang từng bước hoàn thiện công tác văn hóa nói chung và văn hóa văn nghệ nói riêng, xã Hưng Lộc đã thực hiện tốt những chỉ thị, nghị quyết của Đảng, nắm bắt nguyện vọng của nhân dân một cách nhanh chóng, có hiệu quả và hợp lý. Xã Hưng Lộc luôn vận động phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ở trong mọi tầng lớp.

Hòa nhịp chung với những nghị quyết của Đảng các cấp, Ban thường vụ Thành ủy Vinh đã triển khai và thực hiện chương trình hành động số 24/CTHĐ-UB, Nghị quyết 06 của UBND Thành phố Vinh về việc xây dựng và phát triển văn hóa đô thị Vinh giai đoạn 2004 - 2010, xã Hưng Lộc đã thực hiện tốt và được sự quan tâm của toàn xã. Xã đã nhiều lầm tổ chức học tập nhằm quán triệt chủ trương hành động của Nghị quyết tới tất cả các tổ chức: các đồng chí ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ, Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân, các đồng chí trong ủy ban mặt trận tổ quốc và các thành viên, trưởng ban ngành, các cấp chi bộ, ban cán sự xóm. Tuyên truyền tới những người dân trong xã chủ trương và phương thức hành động, phát triển văn hóa cơ sở trong đó có sự phát triển của văn hóa văn nghệ. Đảng ủy đã ra Nghị quyết chỉ đạo, thông qua ban chấp hành đảng bộ, giao ban Bí thư, xóm trưởng hàng tháng nhắc nhở, đôn đốc, chỉ đạo, tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Xã đã tổ chức cam kết các nội dung của Nghị quyết và giao cho các ban ngành phụ trách chuyên môn triển khai, giám sát, thường xuyên báo cáo kịp thời bằng văn bản về kết quả thực hiện. Nghị quyết này là cơ sở để xây dựng và phát triển văn hóa nói chung và phong trào văn hóa văn nghệ nói riêng.

Trong phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa nói chung, văn hóa văn nghệ xã Hưng Lộc nói riêng, hoạt động văn hóa văn nghệ có vai trò đặc biệt quan trọng, bởi đây là hoạt động khơi nguồn cho những sáng tạo nghệ thuật, đồng thời nó tạo cho con người những nhận thức thẫm

mĩ, biết yêu quí cái đẹp, biết sống độ lượng hơn với con người và trên tất cả là biết hoàn thiện nhân cách của mình. Nhìn nhận vai trò quan trọng đó, nên trong nhiều năm qua, xã Hưng Lộc đã luôn đề cao hoạt động này. Với sự tập trung cao, xã Hưng Lộc đã thu được những kết quả tốt đẹp. Có thể nói một cách chung nhất rằng đông đảo nhân dân đã tích cực tham gia các phong trào, đoàn kết, hăng say trong công việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn, phát triển ổn định là có sự góp phần hết sức tích cực từ việc xây dựng tốt phong trào văn hóa văn nghệ.

Trong báo cáo tổng kết hoạt động văn hóa văn nghệ ở xã Hưng Lộc trong năm 2009 - 2010 đã khẳng định “hoạt động văn hóa văn nghệ đã phục vụ tốt các nhiệm vụ chính trị của đất nước”, trong những năm qua, tình hình kinh tế - xã hội có nhiều diễn biến phức tạp, chỉ số giá cả các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu tăng cao ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống cán bộ, công chức, viên chức, lao động và nhân dân, nhưng xã Hưng Lộc đã bám sát sự chỉ đạo, hướng dẫn của Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố Vinh cùng những Nghị quyết của trung ương, tổ chức nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị của đất nước, như: Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Mừng Đảng, Mừng Xuân, đón Tết Tân Mão 2011, Hội chợ Xuân, Hội Báo xuân, chào mừng thành công Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh… Các hoạt động văn hóa văn nghệ được đổi mới về nội dung, phong phú hình thức thể hiện, phù hợp với điều kiện ở địa phương đã tạo không khí vui tươi, phấn khởi, cổ vũ động viên nhân dân đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XI của Đảng. Công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hoá được duy trì và phát triển; chú trọng đầu tư kinh phí tu bổ di tích, bảo tồn các lễ hội truyền thống. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” tiếp tục được mở rộng có chiều sâu và chất lượng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng. Chương trình thí điểm xây dựng nông thôn mới thực hiện tại 11 xóm trong xã, trong đó có các xóm tiêu biểu như xóm 11, xóm 13, xóm Mẫu Đơn...

Hưng Lộc là một trong những nơi sản sinh ra các làn điệu dân ca, dân vũ, những bài thơ, bài văn bắt nguồn từ nhân dân, như tiếng nói tâm tình của chính những người dân. Cùng với những hoạt động văn hoá xã hội khác như phong trào đền ơn đáp nghĩa, phong trào thể dục thể thao, vui chơi giải trí..., hoạt động văn hoá văn nghệ quần chúng từ cấp tỉnh đến cơ sở trên địa bàn tỉnh là một trong những nhu cầu thiết yếu của quần chúng nhân dân, là nhân tố quan trọng làm nên sức sống của một đơn vị văn hoá cơ sở. Trong những năm qua, phong trào văn hoá văn nghệ quần chúng trên địa bàn xã Hưng Lộc phát triển rộng khắp, đã góp phần đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hoá của người dân và tạo ra những nhân tố tích cực trong đời sống văn hoá của vùng đất Xô Viết anh hùng, một nôi văn hoá của thành phố Vinh. Tại mỗi xóm, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học trên địa bàn xã đều hình thành những đội nghệ thuật quần chúng hoạt động sôi nổi để cổ vũ, động viên tinh thần làm việc, học tập, lao động và chiến đấu của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân. Chính vì vậy, hoạt động văn nghệ quần chúng phát triển mạnh đáp ứng nhu cầu hưởng thụ và sáng tạo văn hoá nghệ thuật của nhân dân. Văn nghệ quần chúng xuất phát từ lao động sản xuất của nhân dân, do nhân dân lao động sáng tạo, biểu diễn để thoả mãn nhu cầu sáng tạo của mình. Thông qua văn nghệ quần chúng, người lao động được thể hiện, được thoả mãn nhu cầu sáng tạo, giải trí sau những giờ lao động mệt nhọc. Cũng thông qua văn nghệ quần chúng, nhiều giá trị văn hoá dân gian truyền thống được bảo tồn, duy trì đến tận ngày nay.

Nhiều năm qua, xã Hưng Lộc đã tổ chức chương trình hoạt động văn hóa văn nghệ quần chúng chào mừng các sự kiện trong năm như tổ chức lễ hội ca nhạc mừng Đảng mừng xuân, mừng Miền Nam giải phóng và Quốc tế lao động, chào mừng ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam,…phong trào văn nghệ quần chúng ở xã luôn duy trì, ở cả 22 xóm tại xã Hưng Lộc đều có các đội hát, múa, kịch hoạt động rất tích cực, trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hoá tinh thần của người dân ở vùng quê đất cằn sỏi

đá. Đến nay, toàn xã có rất nhiều đội văn nghệ quần chúng, trong đó có gần 11 đội văn nghệ mạnh. Mô hình văn nghệ quần chúng hiện nay, bên cạnh những tổ, tốp, đội văn nghệ xung kích gọn nhẹ, vẫn tồn tại các đội văn nghệ mạnh làm nòng cốt cho phong trào ở cơ sở. Trong phong trào đã xuất hiện nhiều điển hình như xóm Đức Thịnh.

Năm 2010, là năm được đánh dấu phong trào văn nghệ quần chúng xã Hưng Lộc được duy trì và phát triển đều khắp, phục vụ tốt các nhiệm vụ chính trị và nhu cầu hưởng thụ văn hoá, vui chơi giải trí lành mạnh của nhân dân. UBND xã đã tổ chức 02 kỳ liên hoan văn nghệ quần chúng mừng Đảng - đón xuân tại 03 cụm, mỗi cụm có 4 - 5 đội văn nghệ xóm tham dự với nhiều quần chúng tham gia. Ban cán sự 22 xóm đứng ra tổ chức 12 đêm biểu diễn văn nghệ tại nhà văn hóa nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ 30/4, 02/9, 22/12/2010 do 22 đội văn nghệ của 22 xóm biểu diễn tại nhà văn hoá. Đặc biệt, những đội văn nghệ có thành tích cao còn tổ chức được nhiều đợt biểu biễn phục vụ các buổi lễ kỷ niệm, các Hội nghị tổng kết của các Ban ngành, Đoàn thể… Bên cạnh đó đội văn nghệ các trường học, các Đoàn thể cũng hoạt động đồng đều, có nề nếp, nội dung chủ đề hoạt động gắn liền với các ngày lễ, ngày kỷ niệm của đất nước, của ngành và địa phương. Tất cả các hoạt động văn nghệ nói trên đã góp phần tạo nên bức tranh nhiều gam màu tươi sáng trong đời sống tinh thần của nhân dân ở xã Hưng Lộc.

Xã đã tổ chức nhiều chương trình hoạt động văn hóa cộng đồng như: nói chuyện chuyên đề, sáng tác thơ, sinh hoạt câu lạc bộ với nhiều chủ đề có tính giáo dục truyền thống cao, mang nhiều ý nghĩa trong các dịp lễ, tết, các ngày kỷ niệm truyền thống. Tổ chức liên hoan tiếng hát về thành phố Vinh tại xã. Tổ chức liên hoan tiếng hát về văn hóa đô thị. Duy trì và phát triển các loại hình CLB thơ, văn nghệ…tại các xóm.

Trên địa bàn xã có nhiều câu lạc bộ thơ, nhạc luôn duy trì, các câu lạc bộ thơ ca hoạt động có hiệu quả, sáng tác những bài thơ có nội dung phong phú ca ngợi tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc. Có nhiều tác phẩm đã được phổ thành nhạc và được quần chúng nhân dân đón

nhận nhiệt tình, như bài “Hưng Lộc quê tôi” (Nhật Tăng), “Lộc Đa Đức Thịnh” (Mai Văn Hà)…giao lưu văn hóa với chủ đề “Thơ Xô Viết Nghệ Tĩnh” do Bảo tàng Xô Viết và câu lạc bộ thơ Hưng Lộc phối hợp tổ chức đã diễn ra tại hội trường của xã. Tiêu biểu có tập thơ “Hoa Xô Viết” ra đời là kết quả từ ý tưởng của Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban mặt trận Tổ quốc xã Hưng Lộc để chào mừng kỷ niệm sự kiện 80 năm Xô Viết Nghệ Tĩnh. Đó cũng chính là tình cảm sâu sắc của những người con Hưng Lộc hôm nay với quá khứ oanh liệt Lộc Đa - Đức Thịnh năm xưa, một vùng quê nghèo đã sớm vùng dậy dưới ánh sáng soi đường của Đảng, phối hợp với công nhân Trường Thi - Bến Thủy đấu tranh góp phần vào thắng lợi chung của Xô Viết Nghệ Tĩnh. Trân trọng quá khứ để hướng tới tương lai, những người yêu thơ và biết làm thơ của mảnh đất Hưng Lộc đã biến niềm xúc cảm thiêng liêng của mình thành 80 bài thơ với các thể loại như: Đường luật, tứ tuyệt, lục bát, song thất lục bát và một số bài thơ tự do. Ban biên tập đã đưa bốn bài thơ của đồng chí Hoàng Trọng Trì, một bài của đồng chí Trần Cảnh Bình là hai chiến sỹ cộng sản tiêu biểu của quê hương Hưng Lộc trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh lên những trang đầu của tập thơ và được giới thiệu bằng những giọng ngâm truyền cảm, ngọt ngào.

Anh hùng há lẽ mãi ra ri? Thế nước vỡ bờ cũng có khi Nước đập bờ tan cùng sóng gió Bờ không chịu nổi phải trôi đi.

Nhiều bài thơ hay như: Xây nền Xô Viết (tác giả Lê Thị Nhung), Máu đỏ hồn thiêng (tác giả Nguyễn Văn Hà), Rực lửa ba mươi (tác giả Dương Xuân Bái), Hoa Xô Viết (tác giả Hà Văn Tải), Xô Viết lừng danh (tác giả Hà Lạc)…đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng độc giả. Tuy số lượng những bài thơ được trình diễn không nhiều do hạn chế về thời gian nhưng mỗi bài thơ là một bông hoa ngát hương thơm tạo thành một bó hoa tươi thắm của thế hệ hôm nay kính dâng lên anh linh các liệt sỹ Xô Viết Nghệ Tĩnh.

Thưa các ông, cùng các chị, dặn các các em Phải hết sức để tranh quyền lợi lại

Vạn cổ thành công từ thất bại Như kim thành sự biểu đồng tình Công nông binh dốc tấm nhiệt thành Để đánh đổ tan tành quân đế quốc, Làm sao cho thoả lòng mong ước,

Cõi Việt Nam như Xô Viết rạng trời Nga...

“Vinh thành từ bữa bước chân ra Chan chứa lòng con nỗi nhớ nhà Chân bước lên tàu gan tựa cắt Mắt quay ngó mẹ lệ nhường sa Công lao cúc dục chưa đền đáp Nợ nước cao dày dám bỏ qua…”

(Lộc Đa Đức Thịnh - Mai Văn Hà)

Các hội diễn văn nghệ như “Tiếng hát Làng Sen”, “Văn nghệ quần chúng”…Trong năm 2010 xã đã tổ chức hội thi Karaoke hát về tình yêu đất nước- con người đã thu hút quần chúng nhân dân tham gia. Xã Hưng Lộc luôn là lá cờ đầu về văn nghệ quần chúng của thành phố.

Xã đã tổ chức nhiều hoạt động mang tính giáo dục truyên truyền đến các tầng lớp nhân dân. Đặc biệt là thế hệ trẻ, nhằm nâng cao sự hiểu biết, lòng

Một phần của tài liệu Vận dụng sáng tạo tư tưởng hồ chí minh về văn hóa văn nghệ vào việc xây dựng phong trào văn hóa văn nghệ ở xã hưng lộc ( TP vinh) trong giai đoạn hiện nay thực trạng và giải pháp luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 33 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w