0
Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

Phải có những tác phẩm văn nghệ xứng đáng với thời đại mới của đất nước và dân tộc

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG SÁNG TẠO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA VĂN NGHỆ VÀO VIỆC XÂY DỰNG PHONG TRÀO VĂN HÓA VĂN NGHỆ Ở XÃ HƯNG LỘC ( TP VINH) TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC (Trang 25 -29 )

Mỗi nền văn hóa dân tộc đều có cốt cách của dân tộc mình. Tiếng nói dân tộc, tâm lý dân tộc, tình cảm dân tộc, các phong tục tập quán và những nhà văn hóa nghệ thuật của mỗi dân tộc tạo nên cốt cách ấy. Trước khi đi tìm đường cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được nuôi dưỡng trong một nền văn hóa nghệ thuật có đầy bản sắc. Ca dao, tục ngữ, các tích chèo của đồng bằng Bắc Bộ, các bài hát dậm, hát ví, hát chòi và tích tuồng của miền Trung… Cùng với một nền văn hóa dân gian đặc sắc với những lễ hội ngày xuân, một nền văn hóa bác học cũng đã ăn sâu vào tâm khảm người học trò xứ Nghệ. Trong tư tưởng văn hóa nghệ thuật Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam là một dân tộc văn hiến, có truyền thống xây dựng nền văn hóa nghệ thuật lâu đời. Nền nghệ thuật dân gian cũng như nền nghệ thuật bác học có nhiều yếu tố hiện thực và nhân đạo sâu sắc.

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, văn hóa nghệ thuật do con người tạo ra nhưng nó đã không những không mất đi cùng với các thế hệ người tạo ra nó, mà còn tự xác lập được một chương trình khách quan lưu giữ các khả năng sáng tạo trong dấu ấn của toàn bộ nền văn hóa. Sự tồn tại này thiết lập thành truyền thống văn hóa nghệ thuật trong cộng đồng dân tộc. Coi trọng những chương trình văn hóa nghệ thuật, chủ tịch Hồ Chí Minh một mặt ra những sắc lệnh cấm phá hủy các công trình văn hóa nghệ thuật trong các đình chùa, am miếu; mặt khác khuyến khích việc sưu tầm và phát huy mọi giá trị nghệ thuật tốt đẹp. Theo quan điểm tư tưởng Hồ Chí Minh, phải có những tác phẩm xứng đáng với dân tộc- một dân tộc anh hùng, với thời đại - một thời đại vẻ vang… Văn nghệ không phải chỉ miêu tả hay, chân thực sự nghiệp cách mạng của nhân dân ngày hôm nay, mà còn có tác dụng lưu truyền cho con cháu đời sau. Đó là những tác phẩm phải có tính nghệ thuật cao cả về nôi dung và hình thức. Nội dung thì phải chân thực và phong phú. Hình thức thì phải trong sáng và vui tươi. Một tác phẩm hay thì không nhất thiết dài, mà điều quan trọng là “tác phẩm ấy chỉ diễn đạt vừa đủ những điều đáng nói, khi nó được trình bày sao cho mọi người ai cũng hiểu được, và khi đọc xong độc giả phải suy ngẫm”. Một tác phẩm hay “khi chưa xem thì muốn xem, xem rồi thì có bổ ích” [23; 647].

Khi nói tới văn nghệ xứng đáng với dân tộc và thời đại, điều đó không chỉ dừng lại ở chỗ phản ánh những gì có trong thực tiễn, mà còn phải hướng nhân dân tới chân- thiện- mỹ, loại bỏ cái giả dối, cái ác, cái sai, đem lại những chuyển biến tích cực trong tư tưởng, tình cảm, tâm hồn quần chúng.

Văn nghệ phải phong phú, đa dạng, không thể đơn điệu, nghèo nàn. Hồ Chí Minh không chỉ khẳng định tính thống nhất mà còn rất quan tâm tới tính đa dạng của văn hóa. Bởi vì theo Người văn nghệ phải đáp ứng được nhu cầu đa dạng của các tầng lớp nhân dân. Bác Hồ đã biết liên kết các sắc thái văn hóa vào một vườn hoa văn hóa thống nhất. Người dạy: “cần làm cho món ăn tinh thần được phong phú, không nên bắt mọi người chỉ được một món thôi. Cũng như vườn hoa, cần làm cho mọi người được thấy nhiều loài hoa đẹp”

[27; 551]. Văn nghệ có tính hướng đích và định hướng thẩm mỹ. Nhưng muốn làm được điều đó thì phải sáng tạo cả nội dung, hình thức, thể loại, có nhiều tác phẩm khác nhau. Con đường sáng tạo của văn nghệ sĩ và tính đa dạng của văn nghệ không mâu thuẫn nhau mà cùng làm nổi bật “đề tài” là tuyên truyền độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Tính nghệ thuật cao trước hết phải là tác phẩm hay. Với điều này, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “…một tác phẩm văn chương không cứ dài mới hay. Khi nào tác phẩm ấy chỉ diễn đạt vừa đủ những điều đáng nói, khi nó được trình bày sao cho mọi người ai cũng hiểu được, và khi đọc xong buộc cho chúng ta phải suy nghĩ thì đó là tác phẩm hay và tốt” [26; 157]. Tính nghệ thuật cao còn phụ thuộc vào nội dung của tác phẩm chân thực và phong phú, hình thức của nó phải trong sáng và vui tươi, tạo nên sức hấp dẫn vì sự bổ ích của nó đối với quần chúng.

Phản ánh chân thực không phải chỉ dừng lại ở chỗ phản ánh những gì đã có trong đời sống của nhân dân, mà còn phải hướng nhân dân loại bỏ cái giả, cái sai, cái không đúng, cái dở, cái xấu để vươn tới cái lý tưởng - đó chính là sự phản ánh có tính hướng đích của văn nghệ.

Ngoài ra các tác phẩm văn nghệ phải phong phú, đa dạng, không thể đơn điệu, nghèo nàn. Có như vậy, văn nghệ mới đáp ứng được nhu cầu rất đa

dạng các tầng lớp nhân dân. Định hướng thẩm mỹ cho quần chúng là hoàn toàn cần thiết, nhưng không có nghĩa là bắt ép mọi người chỉ ăn một món duy nhất. Chỉ có mục tiêu, lý tưởng là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, và đó cũng là đề tài bao trùm nhất của Hồ Chí Minh.

Tiểu kết chương 1

Hồ Chí Minh là nhà văn hóa lớn vì sự nghiệp chính trị phi thường của Người cũng như một sự nghiệp văn hóa cao cả. Người đã để lại dấu ấn trong quá trình phát triển của nhân loại vì góp phần vào việc thực hiện các mục tiêu nhân văn của loài người. Qua nghiên cứu nhận thức của Hồ Chí Minh về văn hóa, văn hóa văn nghệ chúng ta nhận thấy Người đã xuất phát từ phạm trù "sinh tồn" để kiến giải phạm trù văn hóa.

Người coi văn hóa là kết quả tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt của loài người thích ứng với những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, văn hóa là một bộ phận hợp thành toàn bộ đời sống xã hội. Từ sự nhận thức đó, Hồ Chí Minh chỉ ra: kiến thiết xã hội phải có bốn lĩnh vực (kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội) cùng được coi trọng. Trong đó, văn hóa văn nghệ đóng một vị trí quan trọng trong đời sống nhân dân. Nói như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, "Văn hóa là đổi mới, đổi mới là văn hóa". Vì vậy trong sự nghiệp đổi mới đầy khó khăn, văn hóa phải đóng vai trò là nguồn động lực quan trọng. Nguồn động lực ấy sẽ trở nên dồi dào nếu nền văn hóa được xây dựng, giữ gìn và phát huy đúng hướng. Muốn thế, phương châm của mọi hoạt động văn hóa phải xuất phát từ cuộc sống, đi sâu phản ánh những cơ tầng đa diện, sâu sắc của cuộc sống và hướng đến phục vụ cuộc sống. Văn hóa văn nghệ đóng vai trò to lớn trong đời sống của mọi nhân dân. Những quan điểm của Hồ Chí Minh về văn hóa văn nghệ sâu sắc và đầy đủ thể hiện tinh thần bác học và nghệ sĩ trong con người vị lãnh tụ kính yêu của đất nước Việt Nam.

Chương 2

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG SÁNG TẠO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA VĂN NGHỆ VÀO VIỆC XÂY DỰNG PHONG TRÀO VĂN HÓA VĂN NGHỆ Ở XÃ HƯNG LỘC ( TP VINH) TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC (Trang 25 -29 )

×