0
Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

Nâng cao nhận thức về văn hóa văn nghệ

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG SÁNG TẠO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA VĂN NGHỆ VÀO VIỆC XÂY DỰNG PHONG TRÀO VĂN HÓA VĂN NGHỆ Ở XÃ HƯNG LỘC ( TP VINH) TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC (Trang 45 -51 )

- Điều kiện kinh tế xã hộ

2.2.1. Nâng cao nhận thức về văn hóa văn nghệ

Đầu tiên phải nhận thấy rằng, công tác văn hóa văn nghệ giữ vị trí quan trọng trong công tác tư tưởng của Đảng, một nhiệm vụ lớn trong sự phát triển văn hóa xã hội của xã Hưng Lộc.

Công tác văn hóa văn nghệ trên địa bàn là khâu chuyển tải trực tiếp chủ trương, đường lối, chính sách về văn hóa đến mọi quần chúng nhân dân trong xã, là khâu trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức và triển khai, kiểm tra các hoạt động văn hóa trên địa bàn, tổ chức cho quần chúng tham gia mọi hoạt động văn hóa, từ đó biến các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước thành hiện thực của cuộc sống, trực tiếp đáp ứng nhu cầu và nâng cao mức hưởng thụ, sáng tạo văn hóa văn nghệ của nhân dân.

Xã Hưng Lộc là nơi có nhiều truyền thống cách mạng, nhân dân chịu thương chịu khó lao động cần mẫn để thay đổi cuộc sống. Với cuộc sống vốn đã khó khăn, văn hóa tinh thần của người dân cũng có phần hạn chế, còn có những suy nghĩ lệch lạc về văn hóa văn nghệ. Những người dân nhận thức chưa cao về vai trò văn hóa văn nghệ trong đời sống và lao động. Hiện nay mặc dù đã có nhiều sự đổi mới theo chiều hướng tiến bộ nhưng những tư tưởng lạc hậu vẫn còn tồn tại trong quần chúng nhân dân. Không ít những cá nhân thờ ơ với phong trào của cộng đồng, họ coi văn hóa văn nghệ như trò giải trí mua vui. Hay nếu tham gia thì chỉ chỉ được mọi người quan tâm nhiều nhất khi có “việc”, và sau đó được “xếp” lại, thậm chí đôi khi tưởng như bị quên lãng đi. Những thành tích ấy và ý nghĩa của nó, đôi khi chỉ tạo nên “bề nổi” ở những thời điểm cụ thể. Một dàn đồng ca, một tốp múa, một tiểu phẩm hài v.v. được nhóm lên và dàn dựng “cấp tốc” để kịp thời có một chương trình văn nghệ, phục vụ cho một sự kiện nào đó, như vậy sẽ khó lòng có được những tiết mục thực sự hay và đáp ứng được yêu cầu về chất lượng nghệ thuật.

Muốn có một chương trình hay, đủ chất lượng, thì chúng ta phải đầu tư thời gian, thậm chí cả vật chất nữa. Đại bộ phận các thành viên trong nhân dân khá bận rộn bởi công việc làm ăn, nhiều khi vấp phải những bức xúc do kinh doanh bị thất thoát. Các cháu thanh thiếu niên thì bận học hành, ngoài ra còn

làm thêm để giúp đỡ thêm cho gia đình. Vậy thời gian dành cho việc luyện tập văn nghệ như thế nào, đầu tư vật chất bằng cách nào và trông vào đâu? Chỉ một số bộ phận nhân dân gồm những cựu chiến binh, những bậc lão thành cách mạng hay hội người cao tuổi...là tham gia nhiệt tình phong trào. Họ đến với văn nghệ với niềm say mê, muốn cống hiến lý tưởng cùng với lòng nhiệt tình, họ mang đến cho phong trào những bài ca, vần thơ ý nghĩa và sâu sắc. Cơ chế thị trường tác động mạnh mẽ đến nhận thức và thái độ cuộc sống của nhân dân, nhân dân chỉ lo làm ăn để phát triển đời sống vật chất. Chính vì thế đời sống tinh thần gần như bị bỏ quên. Quần chúng nhân dân là sức mạnh to lớn nhất trong mọi hoạt động, như Hồ Chí Minh nói "dân vận khéo thì việc gì cũng thành công", để phong trào văn hóa văn nghệ phát triển rộng rãi trong quần chúng nhân dân xã Hưng Lộc cần có những biện pháp tuyên truyền, khuyến khích mọi quần chúng nhân dân tham gia đầy đủ và sôi nổi.

Các cấp ban ngành phải nâng cao nhận thức, chăm lo đúng mức công tác thông tin tuyên truyền, làm cho toàn xã hiểu đúng, hiểu đầy đủ về nội dung, tính chất, ý nghĩa của phong trào văn hóa văn nghệ trong thời kỳ mới. Liên tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục thực hiện nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa văn nghệ, phát triển đời sống tinh thần phong phú của nhân dân trong toàn xã. Trong đó chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến về chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; giáo dục về tư tưởng, đạo đức, lối sống, gắn với thực hiện Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh". Hàng năm, cần thực hiện tốt việc bình xét, công nhận các danh hiệu văn hóa, xóm có thành tích hoạt động tích cực một cách dân chủ công khai từ các Tổ nhân dân trên địa bàn. Triển khai thực hiện có hiệu quả các phong trào của các ngành, đoàn thể chính trị - xã hội lồng ghép vào thực hiện Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư" thông qua phong trào xây dựng phong trào văn hóa văn nghệ từng gia đình, từng ngõ phố. Lãnh đạo các ngành, các cấp, các địa phương cần quán triệt phát triển kinh tế phải đi cùng với phát triển văn

hóa, để từ đó có kế hoạch chỉ đạo và đầu tư cho văn hóa văn nghệ. Nhân dân trong địa bàn xã Hưng Lộc có sự phong phú trong sáng tác văn nghệ, văn thơ. Sự nhiệt tình, tâm huyết, tài năng và những nguyện vọng, sở thích sáng tạo văn hóa nghệ thuật của nhân dân là cơ sở để tổ chức và phát triển các hoạt động văn hóa văn nghệ quần chúng trên địa bàn. Để tạo điều kiện nhân dân tham gia tích cực hoạt động sáng tạo, quản lý các hoạt động đó, cần có những phương thức tổ chức có hiệu quả các câu lạc bộ sở thích nghệ thuật, các đêm liên hoan văn nghệ, các hội diễn văn nghệ quần chúng. Chính những hoạt động này sẽ nâng cao mức hưởng thụ văn hóa, thị hiếu thẩm mỹ và trình độ thưởng thức nghệ thuật của nhân dân. Mỗi người dân phải thấy giá trị văn hóa trong cuộc sống của chính mình và gia đình mình.

Cũng cần xây dựng những định hướng cơ bản cho việc phát triển văn hóa văn nghệ trong cộng đồng. Chúng ta nên chú ý tới việc xây dựng các hình thức phát triển văn hóa, phát triển nguồn lực con người trẻ, tạo điều kiện để phát huy những nhân tố tích cực trong hoạt động văn hóa văn nghệ. Đây cũng là một biện pháp hạn chế các hiện tượng tiêu cực, vì vậy, công tác phát triển văn hóa văn nghệ cũng có thể coi là một trong các mục tiêu xây dựng và phát triển cộng đồng xã Hưng Lộc vững mạnh và toàn diện.

2.2.2. Nâng cao năng lực chỉ đạo trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp trong xã cấp trong xã

Lãnh đạo xã Hưng Lộc có nhiệm vụ lắng nghe, tiếp nhận, tổng hợp từ cơ sở các nguyện vọng, đề xuất, kiến nghị và phát huy sự năng động sáng tạo của chính quần chúng nhân dân để xây dựng phong trào có hiệu quả. Thông tin hai chiều là một đặc điểm quan trọng của hoạt động nhằm phát triển văn hóa tinh thần của nhân dân.

Với đặc điểm là một xã thuần nông, mặc dù đã có những chuyển biến tích cực song đời sống nhân dân so với mặt bằng chung còn thấp nên đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa xã nắm bắt tình hình cụ thể từng địa bàn xóm, nguyện vọng nhân dân mà đề ra những nhiệm vụ, biện pháp cụ thể. Thực tiễn

đời sống trên địa bàn xã Hưng Lộc cho thấy những năm gần đây có nhiều thay đổi, phong phú và phức tạp… Sự tác động tích cực và tiêu cực đối của cơ chế thị trường ngày càng mạnh mẽ và sâu sắc nên cần có sự chỉ đạo kịp thời, đổi mới về phương pháp và nội dung, xây dựng những văn bản pháp quy nhằm định hướng phát triển văn hóa văn nghệ. Hướng dẫn việc triển khai kế hoạch và các hoạt động văn hóa, động viên nhân dân quần chúng tham gia đầy đủ. Và cộng vào đó là việc theo dõi quá trình thực hiện, đánh giá, biểu dương khen thưởng. Một nhiệm vụ cụ thể nhưng có vị trí vô cùng quan trọng đó là nguồn lực và kinh phí hoạt động văn hóa văn nghệ. Xã khuyến khích sự ủng hộ của các doanh nghiệp đóng trên địa bàn xã, các cơ quan nhà nước…kêu gọi từng hộ gia đình cùng nhau xây dựng phong trào ngày càng vững mạnh.

Phải nâng cao trách nhiệm lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, cần xác định nội dung triển khai cụ thể từng năm, từng giai đoạn cụ thể; Trước hết trong các tổ chức Đảng và chỉ đạo xây dựng văn hóa nói chung và văn hóa văn nghệ nói riêng trong Đảng để tạo sức lan tỏa cho toàn xã. Các cấp phụ trách văn hóa xã lên kế hoạch cụ thể, phổ biến xuống từng các tổ chức đoàn thể ở xóm.

Phải nâng cao năng lực chỉ đạo và chất lượng hoạt động của Ban chỉ đạo các cấp và đảm bảo nguồn kinh phí đầu tư cho phát triển sự nghiệp văn hóa văn nghệ, không chỉ giải quyết vấn đề kinh phí xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị, đầu tư trang phục, chất lượng mà còn tạo ra ý thức tự nguyện tham gia phong trào của mỗi người, từng xóm trong xã Hưng Lộc. Tuy nhiên, trong mỗi xóm thực tế cuộc sống rất phong phú, đa dạng, đời sống văn hóa lại càng muôn màu, muôn vẻ. Ví dụ như xóm Mẫu Đơn nhân dân đa số là công nhân viên chức, thương mại buôn bán dẫn đến đời sống khá giả, sinh hoạt văn hóa cao, có thời gian trong các phong trào quần chúng, trong khi đó xóm Đức Thọ chủ yếu người dân làm nông nghiệp, đời sống còn khó nhiều khó khăn… Vì vậy tùy vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng địa phương, từng khu vực, để đưa ra giải pháp phù hợp; điều này phụ thuộc vào sự lãnh đạo, quan tâm của ban cán sự xóm, của Mặt trận Tổ Quốc xóm, các hội phụ nữ, đoàn

thanh niên… phối hợp với nhau để thu hút nhiều người dân tham gia. Mặt khác, xây dựng phong trào văn hóa văn nghệ đề cao vai trò tham gia của quần chúng, những chương trình mang tính chất văn minh, nên để xây dựng phong trào tốt cần phải "xây" phải đi đôi với "chống". Phải tiếp thu và phát huy những gía trị truyền thống, những tinh hoa văn hóa của dân tộc có từ bao đời, nhất là tinh thần Xô Viết Nghệ Tĩnh năm nào, đồng thời lên án mạnh mẽ lối sống thực dụng và các loại hình văn hóa tiêu cực. Hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở như nhà văn hóa, nhà truyền thống, thư viện, công viên, khu vui chơi giải trí, sân thể thao... cần được phát huy hiệu quả thông qua việc tổ chức nhiều hoạt động văn hóa phong phú, đa dạng lôi cuốn đông người tham gia. Đội ngũ cán bộ văn hóa cơ sở cũng phảithường xuyên đi sâu đi sát đời sống nhân dân, nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn và năng lực sáng tạo.

Củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo phong trào văn hóa văn nghệ. Tiếp tục kiện toàn Ban chỉ đạo phong trào xã Hưng Lộc theo hướng: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã là Trưởng Ban chỉ đạo; Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã phụ trách văn hóa - xã hội và Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ Quốc là Phó Ban chỉ đạo; Bí thư chi bộ là Trưởng Ban vận động các xóm. Ban chỉ đạo xã xây dựng và thực hiện tốt quy chế tổ chức và hoạt động, đưa hoạt động của Ban chỉ đạo vào thường xuyên, nền nếp, không ngừng đổi mới về nội dung, phương thức hoạt động, để thu hút, tập hợp, phát động mọi tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội tích cực tham gia phong trào. Ban chỉ đạo của xã đã phân công cho các thành viên phụ trách thường xuyên bám sát cơ sở, chăm lo kiện toàn, hướng dẫn, đôn đốc, nâng cao chất lượng hoạt động của ban chỉ đạo cơ sở; xây dựng các nội dung chương trình, phối hợp chặt chẽ với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể quần chúng để chỉ đạo triển khai, tạo ra sự đồng bộ trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Điển hình là CLB nghệ thuật xã Hưng Lộc tập hợp hơn 11 người là hạt nhân trong các đội văn nghệ quần chúng cơ sở, bao gồm nhiều lứa tuổi và chủ yếu là các thanh niên, CLB đã tự xây dựng chương trình nghệ thuật phục vụ nhân dân địa phương thông qua các dịp lễ hội, các ngày kỷ niệm lớn của Đảng, của đất nước và địa phương đồng thời tham gia

các kỳ liên hoan, hội diễn nghệ thuật của Thành phố Vinh. Đảm bảo kinh phí hoạt động cho Ban chỉ đạo xã và Ban vận động các xóm theo Thông tư liên tịch số 31/2006/TTLT/BTC-BVHTT của Bộ Tài chính và Bộ Văn hóa - Thông tin. Tiếp tục duy trì và tổ chức các liên hoan văn hóa văn nghệ- thể dục thể thao tổ chức trong các Trung tâm VH - TT cấp xã hàng năm.

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG SÁNG TẠO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA VĂN NGHỆ VÀO VIỆC XÂY DỰNG PHONG TRÀO VĂN HÓA VĂN NGHỆ Ở XÃ HƯNG LỘC ( TP VINH) TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC (Trang 45 -51 )

×