1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh nghệ an thực trạng và giải pháp luận văn tốt nghiệp đại học

74 6,1K 53
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 409 KB

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINHKHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

===  ===

ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP BẢOĐẢM THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TRÊN

ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN – THỰCTRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Đoàn Minh Duệ

Sinh viên thực hiện : Lê Thị Hòa

VINH - 2011

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bài Khóa luận tốt nghiệp này, em đã nhận được rất nhiềusự giúp đỡ, quan tâm, chỉ đạo từ phía Ban lãnh đạo Khoa Giáo dục chính trị,Ban lãnh đạo Khoa Luật, đặc biệt là sự hướng dẫn nhiệt tình, tỉ mỉ và khoahọc của Thầy giáo PGS.TS Đoàn Minh Duệ - Trưởng Khoa Luật trong quátrình em nhận đề tài, triển khai viết và thu thập tài liệu Sự hướng dẫn củaThầy chính là bước đệm cơ bản và quan trọng để em có thể hoàn thành bàiKhóa luận của mình trong thời gian không dài.

Vì thế, em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, chỉ đạo của Ban lãnh đạoKhoa Giáo dục chính trị, Ban lãnh đạo Khoa Luật đã có những phương hướngchỉ đạo, tổ chức, giúp đỡ em hoàn thành tốt bài Khóa luận tốt nghiệp đại họccủa mình Em cũng xin chân thành cảm ơn Thầy giáo PGS.TS Đoàn MinhDuệ - Trưởng Khoa Luật đã hướng dẫn em rất tỉ mỉ trong quá trình tiếp cậncũng như triển khai đề tài nghiên cứu này.

Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu không nhiều cũng như năng lựcnghiên cứu của bản thân có hạn nên bài Khóa luận tốt nghiệp không tránhkhỏi những hạn chế, thiếu sót Rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ýkiến của quý Thầy cô và các bạn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Vinh, tháng 5 năm 2011Sinh viên

Lê Thị Hòa

Trang 3

BẢNG TỪ VIẾT TẮT

THA : Thi hành án

THADS : Thi hành án dân sựCHV : Chấp hành viên

VKSND : Viện kiểm sát nhân dân

VKSNDTC : Viện kiểm sát nhân dân tối caoUBND : Uỷ ban nhân dân

UBND TP Vinh : Ủy ban nhân dân Thành phố Vinh

MỤC LỤC

TrangA PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tình thế cấp thiết của đề tài 5

Trang 4

2 Lịch sử nghiên cứu của đề tài 7

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 7

1.1.1.Thi hành án 10

1.1.2 Thi hành án dân sự 11

1.1.3 Biện pháp bảo đảm 12

1.1.4 Biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự 15

1.2 Các bên đương sự trong thi hành án dân sự 16

1.2.1 Chấp hành viên 17

1.2.2 Người được thi hành án 22

1.2.3 Người phải thi hành án 22

1.2.4 Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan 23

1.3 Chủ thể có thẩm quyền áp dụng hoặc yêu cầu áp dụng các biện pháp bảođảm thi hành án dân sự 24

1.4.Các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự 26

1.4.1 Phong tỏa tài khoản 29

1.4.2 Tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự 32

Trang 5

1.4.3 Tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiệntrạng tài sản 351.4.4 Biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự 37

Tiểu kết chương 1 38Chương 2

Thực trạng, phương hướng và giải pháp áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự ở Nghệ An

2.1 Đặc điểm về kinh tế - xã hội 392.2 Thực trạng áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự ở NghệAn trong những năm qua 402.3 Một số phương hướng và giải pháp áp dụng các biện pháp bảo đảm, giảiquyết các vụ án tồn đọng trong công tác thi hành án dân sự thời gian tới 65

Tiểu kết chương 2 72C KẾT LUẬN 73D DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

A PHẦN MỞ BÀI1.Tình thế cấp thiết của đề tài.

Thi hành án dân sự là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của côngtác tư pháp Việc bản án và quyết định của Tòa án – nhân danh Nhà nướcđược chấp hành nghiêm chỉnh có tác động trực tiếp đến lòng tin của nhân dânđối với pháp luật Vì vậy, hoạt động thi hành án có một ý nghĩa vô cùng quantrọng trong việc giữ vững kỷ cương phép nước, củng cố pháp chế và trật tự

Trang 6

pháp luật xã hội chủ nghĩa, đảm bảo cho quyền lực tư pháp được thực thi trên

thực tế Hiến pháp năm 1992 khẳng định: “Các bản án và quyết định của Tòa

án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật phải được các cơ quan nhà nước, tổchức xã hội, tổ chức kinh tế các đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dântôn trọng; những người và đơn vị hữu quan nghiêm chỉnh chấp hành”.

Nhận thức được tầm quan trọng trong công tác này, Đảng và Nhà nước

ta đã đề ra mục tiêu trong những năm tới đây phải:“Tiếp tục tạo sự chuyển

biến mạnh mẽ trong công tác thi hành án dân sự, nâng cao hiệu quả công tácthi hành án, giải quyết căn bản tình trạng án tồn đọng Đổi mới tổ chức vàhoạt động của hệ thống cơ quan thi hành án dân sự, nâng cao vai trò, tráchnhiệm của các cơ quan thi hành án dân sự, nâng cao vai trò trách nhiệm củacác cơ quan thi hành án” Nhiều năm qua, Chính phủ đã xác định công tác

thi hành án dân sự là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và đã đưa ra nhiềugiải pháp hiệu quả nhằm tạo sự chuyển biến cơ bản trong công tác này Dođó, công tác thi hành án dân sự trong những năm qua đạt được một số kết quả

đáng khích lệ, mà kết quả nổi bật nhất theo đánh giá của Chính Phủ là: “Hệ

thống cơ quan thi hành án dân sự được hình thành trong cả nước, công tácthi hành án dân sự đã được triển khai và hoạt động có hiệu quả bước đầu”

Nghệ An là một tỉnh thành có công tác thi hành án đạt được rất nhiềuthành tựu Tuy nhiên, bên cạnh đó, công tác thi hành án dân sự vẫn đang đứngtrước những khó khăn, thách thức to lớn với nhiều vấn đề tồn tại, bất cập đangđặt ra cần phải giải quyết Hiệu quả công tác thi hành án chưa cao, chưa đápứng được yêu cầu, nhiệm vụ và sự quan tâm mong mỏi của Đảng và nhândân, hoạt động thi hành án chưa thực sự đảm bảo được tính công bằng vànghiêm minh của pháp luật.

Đây là vấn đề rất bức xúc đặt ra trong công tác thi hành án dân sự hiệnnay Thực trạng này, một phần xuất phát từ nguyên nhân, ý thức tuân thủpháp luật của một số bộ phận nhân dân nói chung và một số cơ quan, tổ chức,các nhà quản lý doanh nghiệp và cá nhân (kể cả chính quyền địa phương) còn

Trang 7

yếu kém Mặt khác, là do chưa có sự đồng bộ, chặt chẽ giữa các cơ quan bảovệ pháp luật, cũng như cơ quan hữu quan trong quá trình thi hành án, cơ sởpháp lý về tổ chức và hoạt động thi hành án dân sự chưa được thống nhấtđồng bộ, hệ thống các văn bản pháp lý chưa hoàn thiện, chậm được sửa đổi,bổ sung kịp thời, cơ chế quản lý và cơ chế thi hành án hiện nay chưa hợp lý,gây cản trở và làm giảm hiệu quả công tác thi hành án nói chung và thi hànhán dân sự nói riêng Trong đó, nhiều trường hợp án tồn đọng và không thể thihành là do Người phải thi hành án đã có những hành vi như tẩu tán, hủy hoạitài sản nhằm trốn tránh việc thi hành án của mình Bên cạnh đó, một số vụ ánkhông thể thi hành được là do những nguyên nhân như: bản án tuyên khôngrõ, tuyên không đúng thực trạng do vậy, khi tiến hành thi hành án thì khôngthể thực hiện được

Để khắc phục được tình trạng trên, bên cạnh việc đòi hỏi phải có sựphấn đấu nỗ lực của cơ quan thi hành án dân sự và sự phối hợp của các cấpchính quyền địa phương, các ngành hữu quan có liên quan thì cần thiết phảităng cường các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự.

Song thực tế cho thấy, việc thực hiện các biện pháp bảo đảm thi hànhán dân sự trong thời gian qua còn nhiều bất cập và chưa được nhìn nhận mộtcách đầy đủ, chính xác.Vì những lý do trên, chúng tôi đã mạnh dạn chọn đề

tài “Áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh

Nghệ An – thực trạng và giải pháp” làm đề tài nghiên cứu Khoá luận tốt

nghiệp cho mình.

2 Lịch sử nghiên cứu của đề tài

Vấn đề thi hành án dân sự là vấn đề được rất nhiều sự quan tâm của

các cấp, các ngành, các địa phương và cá nhân xã hội Đã có rất nhiều côngtrình khoa học, bài viết của các tác giả nghiên cứu về đề tài này như:

“Các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự - thực tiễn áp dụng vàhướng hoàn thiện” của Tác giả Nguyễn Công Long, Luận văn Thạc sỹ.

Trang 8

“Hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự” của Tác giả Nguyễn Thanh

Thủy, Luận văn Thạc sỹ.

“Đổi mới thủ tục thi hành án dân sự ở Việt Nam” của Tác giả Lê Anh

Tuấn, Luận văn Thạc sỹ.

Bên cạnh đó là Giáo trình Luật tố tụng dân sự của Trường Đại học LuậtHà Nội và các trường Đại học có chuyên ngành luật, một số bài viết đăng trênTạp chí Dân chủ và pháp luật, Tạp chí Luật học, Tạp chí Nhà nước và phápluật.

Trong các công trình khoa học trên, ít nhiều cũng đã đề cập tới vấn đềthực hiện các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự Tuy nhiên, chưa có công

trình nào nghiên cứu cụ thể, chi tiết về vấn đề “ các biện pháp bảo đảm thi

hành án dân sự ”

Do đó, chúng tôi đã mạnh dạn tìm hiểu, nghiên cứu đề tài “Áp dụng

các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh Nghệ An - Thựctrạng và giải pháp”.

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục tiêu

Đề tài tập trung nghiên cứu về phần lý luận và thực tiễn thực hiện cácbiện pháp bảo đảm thi hành án dân sự Trên cơ sở đó, đưa ra một số kiếnnghị, giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả các biện pháp bảo đảm thi hànhán dân sự trong thời gian tới.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

- Làm rõ cơ sở lý luận về các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự vàthực tiễn thực hiện các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự ở Việt Namtrong thời gian qua.

- Nghiên cứu các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự quy định trongluật định Từ đó, xem xét thực tiễn áp dụng những quy định đó trong đời sốngthực tế, trong những vụ án cụ thể, chỉ ra những cái đã làm được và còn hạnchế, tìm giải pháp khắc phục…

Trang 9

4 Phạm vi nghiên cứu

Trong khuôn khổ bài Khóa luận tốt nghiệp, chúng tôi đã tập trungnghiên cứu về lý luận các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự được quyđịnh trong luật và trên cơ sở đó đánh giá được thực tiễn thực hiện các biệnpháp này trên thực tế và tìm ra giải pháp.

5 Phương pháp và ý nghĩa nghiên cứu

5.1 Phương pháp

Chúng tôi đã sử dụng phương pháp phân tích, so sánh để hiểu được lýluận về các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự và thấy được thực tiễn ápdụng của nó trong đời sống thực tế, trong các vụ án cụ thể…Đồng thời, sửdụng phương pháp duy vật biện chứng, logic thống kê của chủ nghĩa Mác -Lê nin để nghiên cứu và phân tích đề tài sâu sắc hơn.

5.2 Ý nghĩa

Đề tài đã làm sáng tỏ được một phần lý luận của vấn đề thực hiện cácbiện pháp bảo đảm thi hành án dân sự và chỉ ra được thực tiễn thực hiện cácbiện pháp này trong công tác thi hành án dân sự Từ đó, giúp cho các cơ quanchức năng, chính quyền các cấp, các cơ quan hữu quan và ngành liên quanthấy được vai trò của việc áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sựnhằm giúp cho công tác thi hành án dân sự đạt hiệu quả cao Đề tài cũng cóthể dùng làm tài liệu nghiên cứu cho các sinh viên chuyên ngành trong quátrình nghiên cứu một số công trình khoa học liên quan đến thi hành án và thihành án dân sự, các biện pháp bảo đảm thi hành án Cũng qua thực tiễn ápdụng các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự, đề tài đã đưa ra kiến nghị vềmột số biện pháp cơ bản nhằm nâng cao hơn nữa công tác đảm bảo thi hànhán dân sự đối với Tỉnh Nghệ An nói riêng và công tác thi hành án trên cảnước nói chung.

6 Bố cục của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, và danh mục tài liệu tham khảo,đề tài gồm có 2 chương:

Trang 10

Chương 1: Một số vấn đề lý luận về các biện pháp bảo đảm thi hànhán dân sự.

Chương 2: Thực trạng, phương hướng và giải pháp áp dụng các biệnpháp bảo đảm thi hành án dân sự trên địa bàn Tỉnh Nghệ An.

B PHẦN NỘI DUNGChương 1

Một số lý luận về biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự.1.1 Khái niệm chung

Ví dụ:

Trang 11

Khi xét xử một tranh chấp dân sự, Tòa án ra bản án tuyên buộc ông Aphải trả bà B 10 triệu đồng Bằng bản án, quyết định này, Tòa ấn thừa nhậnquyền của bà B là được ông A trả cho 10 triệu đồngvà tuyên buộc nghĩa vụcủa ông A là phải trả cho bà B 10 triệu đồng Tuy nhiên, trên thực tế thì bà Bvẫn chưa được nhận tiền, ông A vẫn chưa giao tiền Nếu ông A tự nguyệnmang tiền trả cho bà B và bà B nhận tiền thi phán quyết đó đã được thực hiện.Nhưng nếu ông A không tự nguyện nộp tiền hoặc không có tiền mặt nhưng cótài sản khác thì lúc đó cần phải sử dụng biện pháp cưỡng chế của Cơ quan thihành án để buộc ông A phải trả cho bà b 10 triệu đồng tiền mặt hoặc phải bántài sản của ông A để thu hồi 10 triệu đồng tiền mắt để trả cho bà B Đó chínhlà hoạt động thi hành án.

Bản án, quyết định của Tòa án chỉ thực sự có giá trị khi được thi hànhtrên thực tế Hoạt động thi hành án là công đoạn cuối cùng, bảo đảm cho bảnán, quyết định của Toà án được chấp hành, góp phần bảo đảm tính nghiêmminh của pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền và lợi íchhợp pháp của tổ chức, cá nhân và Nhà nước, góp phần giữ vững ổn định chínhtrị - xã hội, tăng cường hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước Chính vì vậy,Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) đã quy định rõ tại Điều136:

“Các bản án và quyết định của Toà án nhân dân đã có hiệu lực pháp

luật phải được các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, cácđơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân tôn trọng; những người và đơn vịhữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành”.

Có thể thấy, tầm quan trọng của công tác thi hành án được Hiến phápnăm 1992 thừa nhận và bảo đảm thực hiện

Nói tóm lại, thi hành án là hoạt động diễn ra sau khi Tòa án đã có phánquyết giải quyết các tranh chấp trong xã hội hoặc áp dụng các chế tài xử phạtcác hành vi phạm tội.

1.1.2 Thi hành án dân sự

Trang 12

Thi hành án dân sự là hoạt động do Cơ quan thi hành án dân sự tiếnhành theo những thủ tục, trình tự nhất định, nhằm đưa các bản án, quyết địnhdân sự đã có hiệu lực thi hành của Tòa án ra để thi hành.

Thi hành án dân sự là quá trình đưa bản án, quyết định dân sự đã cóhiệu lực pháp luật của Tòa án thành giá trị hiện thực Hay nói cách khác làquá trình mà bản án, quyết định dân sự của Tòa án nhân dân đi vào đời sống.

Các bản án quyêt định dân sự của Tòa án không phải chỉ bao gồm cácbản án, quyết định do Tòa án dân sự tuyên về những vấn đề hoàn toàn dân sựnhư trả nợ, đòi nhà cho thuê, mà còn về ly hôn, cấp dưỡng nuôi con (án hôn nhân và gia đình), trả tiền lao động (án lao động), phạt tiền do vi phạmhợp đồng (án kinh tế), thanh toán cho các chủ nợ có đảm bảo (án phá sản),bồi thường thiệt hại và các nghĩa vụ khác (phần dân sự trong các bản án,quyết định hình sự, hành chính) Các bản án, quyết định dân sự không chỉ baogồm các bản án, quyết định của Tòa án, Trọng tài Việt Nam mà cả các bản án,quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nướcngoài được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam

Tại Điều 2, Luật thi hành án dân sự năm 2008 quy định các bản án,quyết định được thi hành:

“Bản án, quyết định quy định tại Điều 1 của Luật này đã có hiệu lựcpháp luật:

a) Bản án, quyết định hoặc phần bản án, quyết định của Toà án cấp sơthẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm;

b) Bản án, quyết định của Toà án cấp phúc thẩm;

c) Quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm của Toà án;

d) Bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài, quyết định củaTrọng tài nước ngoài đã được Toà án Việt Nam công nhận và cho thi hànhtại Việt Nam;

Trang 13

đ) Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnhtranh mà sau 30 ngày kể từ ngày có hiệu lực pháp luật đương sự không tựnguyện thi hành, không khởi kiện tại Toà án;

e) Quyết định của Trọng tài thương mại.

2 Những bản án, quyết định sau đây của Toà án cấp sơ thẩm được thihành ngay, mặc dù có thể bị kháng cáo, kháng nghị:

a) Bản án, quyết định về cấp dưỡng, trả lương, trả công lao động, trợcấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp mất sức lao động hoặc bồi thườngthiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tổn thất về tinh thần, nhận người lao độngtrở lại làm việc;

b) Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.”

Như vậy, thi hành án dân sự là một hoạt động có phạm vi rất rộng, bêncạnh hoạt động thi hành án hình sự là hoạt động gắn liền với việc thi hành cácphán quyết của Tòa án hình sự

1.1.3 Biện pháp bảo đảm

Biện pháp bảo đảm là cách thức, phương thức tác động vào một sự vật,sự việc, hiện tượng xã hội nhằm đảm bảo cho sự vật, sự việc và hiện tượng đóphát triển theo đúng quy luật tự nhiên và quy luật xã hội.

Trong bất kỳ một quan hệ nghĩa vụ nào cũng thường được xác lập bởihai bên chủ thể, đó là bên có quyền và bên có nghĩa vụ Khi tham gia vào cácquan hệ nghĩa vụ, quyền và nghĩa vụ của các bên luôn tương ứng với nhau.Tuy nhiên, có những quan hệ nghĩa vụ mà trong đó, một bên chỉ có quyền yêucầu nhưng không phải gánh vác nghĩa vụ nào, còn một bên có nghĩa vụ thựchiện cho bên kia một công việc nhất định mà không có quyền yêu cầu

Trong thực tế, các biện pháp bảo đảm có vai trò rất quan trọng Bởi vì,chỉ khi nào bên có nghĩa vụ vi phạm nghĩa vụ như không thực hiện nghĩa vụ,có thực hiện nhưng không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, lợi ích của bên cóquyền bị vi phạm thì bên có quyền mới yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải

Trang 14

quyết và khi đó biện pháp cưỡng chế có thể được áp dụng Tuy nhiên, việcyêu cầu đó đòi hỏi một khoảng thời gian dài, trải qua nhiều giai đoạn và cóthể trong thời gian đó nảy sinh nhiều vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến quyềnlợi của bên có quyền như người vi phạm không còn tài sản để thực hiện nghĩavụ hoặc cố tình bán, tẩu tán hết tài sản vào thời điểm áp dụng biện phápcưỡng chế, khi đó quyền lợi của bên có quyền không được bảo đảm Vì vậy,việc áp dụng các biện pháp bảo đảm là rất cần thiết, khi có sự vi phạm nghĩavụ, người có quyền sẽ bảo vệ được lợi ích của mình bằng cách tác động trựctiếp lên tài sản bảo đảm nếu bên có nghĩa vụ bảo đảm thực hiện nghĩa vụ củamình bằng một tài sản nào đó.

Ví dụ:

Ông A muốn vay Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn sốtiền là 200.000.000đ Để đảm bảo cho giao dịch vay vốn này, Ông A phảigiao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của mình cho ngân hàng nôngnghiệp và phát triển nông thôn giữ.

Qua sự phân tích ở trên cho thấy, việc áp dụng các biện pháp bảo đảmcó ý nghĩa rất quan trọng, một mặt các biện pháp này bảo vệ quyền lợi củacác bên, tạo điều kiện cho bên có quyền có thể chủ động hưởng quyền dân sựtrên thực tế Mặt khác, nó bảo đảm sự ổn định của các quan hệ nghĩa vụ, tránhđược các tranh chấp phát sinh từ việc không thực hiện hoặc có thực hiệnnhưng không đầy đủ nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ Chính vì vậy, pháp luậtqui định các biện pháp bảo đảm và cho phép các bên có thể thoả thuận, đưa racác biện pháp bảo đảm phù hợp cho việc giao kết và thực hiện hợp đồng.

Theo nghĩa khách quan, bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là: Tổnghợp các qui định pháp luật do Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện trongđó quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, quyền và nghĩa vụ của các bên trongquan hệ bảo đảm thực hiện nghĩa vụ Còn theo nghĩa chủ quan, bảo đảm thựchiện nghĩa vụ dân sự là: Sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên có nghĩa vụsẽ dùng tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của mình hoặc của người khác nếu

Trang 15

người đó đồng ý, để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trước bên có quyền Biệnpháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự có thể do pháp luật qui định hoặc docác bên thoả thuận áp dụng trong phạm vi pháp luật cho phép.

Về mặt bản chất, biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là biệnpháp mang tính chất dự phòng để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ Ngoàira, các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự do pháp luật qui địnhhay do các bên thoả thuận còn có tính chất bắt buộc đối với các bên tronggiao dịch.

Trong hoạt động thi hành án cũng vậy, khi một bản án, quyết định củaTòa án được ban hành và có hiệu lực pháp lý đồng thời cũng xác định cácnghĩa vụ dân sự của hai bên trong vụ án đó Tức là khi bản án, quyết định cuảTòa án đã có hiệu lực pháp luật cũng là lúc mà hai bên đương sự của vụ án đóphải thực hiện những nghĩa vụ dân sự với nhau theo quyết định của Bản án,quyết định đã tuyên Tuy nhiên, quá trình hai bên thực hiện các nghĩa vụ đóhay nói cách khác quá trình thi hành án gặp không ít khó khăn Vì vậy, việcáp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án là điều cần thiết

Như vậy, biện pháp bảo đảm thi hành án ở đây chính là việc cơ quannhà nước có thẩm quyền áp dụng một số biện pháp nhằm ngăn chặn nhữnghành vi làm cho quá trình thi hành án gặp khó khăn, phức tạp như: hành vi tẩután, hủy hoại tài sản hay nhũng hành vi khác nhằm trốn tránh việc thi hành áncủa người phải thi hành án.

1.1.4 Biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự

Mặc dù tại Khoản 2, Điều 7 Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 đã

quy định: “Trong trường hợp cần ngăn chặn người phải thi hành án có hành

vi tẩu tán, hủy hoại tài sản hoắc trốn tránh việc thi hành án thì Chấp hànhviên có quyền áp dụng kịp thời các biện pháp cưỡng chế quy định tại Điều 37của Pháp lệnh này” Tuy nhiên, Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 lại

chưa quy định cụ thể các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự nên việc thựchiện các quyền của Chấp hành viên quy định tại Khoản 2 Điều 7 Pháp lệnh thi

Trang 16

hành án dân sự năm 2004 còn nhiều hạn chế Đây chính là một trong nhữngnguyên nhân cơ bản làm hạn chế hiệu quả hoạt động thi hành án dân sự ởnước ta trong thời gian trước đó Do đó, phải có quy định bảo đảm Chấp hànhviên có quyền chủ động hoặc theo yêu cầu của đương sự áp dụng ngay cácbiện pháp bảo đảm thi hành án mà không cần phải báo trước cho đương sự làđiều rất cần thiết Hơn nữa, Chấp hành viên là chức danh tư pháp được phápluật giao cho thẩm quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án để tổchức thi hành Bản án, quyết định của Tòa án, nên việc quy định Chấp hànhviên có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án là điều phùhợp.Biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự là những biện pháp được áp dụngtrước khi áp dụng các biện pháp cưỡng chế và phải áp dụng ngay lập tức,khẩn trương nhưng phải lập biên bản theo trình tự, thủ tục hết sức chặt chẽđược quy định từ Điều 66 đến Điều 69 Luật thi hành án dân sự năm 2008.Theo đó, Điều 66 Luật thi hành án dân sự 2008 quy định về biện pháp bảođảm thi hành án như sau:

“Chấp hành viên có quyền tự mình hoặc theo yêu cầu bằng văn bảncủa đương sự áp dụng ngay biện pháp bảo đảm thi hành án nhằm ngăn chặnviệc tẩu tán, huỷ hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án Khi áp dụng biệnpháp bảo đảm thi hành án, Chấp hành viên không phải thông báo trước chođương sự.

2 Người yêu cầu Chấp hành viên áp dụng biện pháp bảo đảm phảichịu trách nhiệm trước pháp luật về yêu cầu của mình Trường hợp yêu cầuáp dụng biện pháp bảo đảm không đúng mà gây thiệt hại cho người bị ápdụng biện pháp bảo đảm hoặc cho người thứ ba thì phải bồi thường.

3 Các biện pháp bảo đảm thi hành án bao gồm:a) Phong toả tài khoản;

b) Tạm giữ tài sản, giấy tờ;

c) Tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản.”

Trang 17

Tóm lại, biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự là các biện pháp doChấp hành viên chủ động hoặc theo yêu cầu của đương sự áp dụng nhằmngăn chặn người phải thi hành án có những hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sảnhoặc trốn tránh việc thi hành án

1.2 Các bên đương sự trong thi hành án dân sự

Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự thì Đương sự là người cóquyền lợi, nghiã vụ trong việc dân sự, án dân sự, tham gia tố tụng với mụcđích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc trong một số trường hợphọ tham gia tố tụng chỉ để bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, lợiích của người khác Họ có thể là cá nhân, cơ quan, tổ chức (có tư cách phápnhân hoặc không có tư cách pháp nhân) Hoạt động tố tụng của họ có thể dẫnđến việc làm phát sinh, thay đổi hoặc đình chỉ tố tụng, họ là một thành phầnkhông thể thiếu của vụ việc dân sự, nếu không có đương sự thì sẽ không có vụviệc dân sự tại Tòa án Khi tham gia vào quá trình tố tụng dân sự, đương sựcó quyền tự định đoạt quyền lợi của mình.

Theo quy định tại Điều 3 Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 thìtrong quá trình thi hành án có nhiều người tham gia với nhiều tư cách khácnhau Tuy nhiên, có hai chủ thể quan trọng, đó là: một bên là Chấp hành viên,là cơ quan thi hành án đại diện cho Nhà Nước, thay mặt nhà nước áp dụngbiện pháp mang tính cưỡng chế để thi hành các bản án, quyết định của Tòaán; một bên là Người được thi hành án, Người phải thi hành án, Người cóquyền lợi và nghĩa vụ liên quan, kể cả các cơ quan tổ chức cá nhân khác cóliên quan đến việc thi hành án Trong nhiều trường hợp, nghĩa vụ của ngườiđược thi hành án, người phải thi hành án, người có quyền và lợi ích liên quanđến việc thi hành án tương đối giống nhau Do đó, để có thể ngắn gọn trongmột số trường hợp cần thiết, pháp luật thi hành án dân sự gọi chung Ngườiphải thi hành án, Người được thi hành án và Người có quyền và nghĩa vụ liênquan đến việc thi hành án là đương sự.

1.2.1 Chấp hành viên

Trang 18

Theo quy định tại khoản 1, Điều 66, Luật thi hành án dân sự năm 2008:

“Chấp hành viên có quyền tự mình hoặc theo yêu cầu bằng văn bảncủa đương sự áp dụng ngay biện pháp bảo đảm thi hành án nhằm ngăn chặnviệc tẩu tán, huỷ hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án Khi áp dụng biệnpháp bảo đảm thi hành án, Chấp hành viên không phải thông báo trước chođương sự.”

Như vậy, Chấp hành viên là chủ thể có thẩm quyền quyết định việc ápdụng các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự Vậy, Chấp hành viên là ai?làm nhiệm vụ gì ?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 17, Luật thi hành án dân sự năm 2008quy định:

“Chấp hành viên là người được Nhà nước giao nhiệm vụ thi hành cácbản án, quyết định theo quy định tại Điều 2 của Luật này”

Chấp hành viên là chủ thể được Nhà nước giao nhiệm vụ thi hành cácbản án, quyết định đã có hiệu lực (theo quy định tại Điều 2 của Luật thi hànhán dân sự năm 2008)

Với tư cách là chủ thể được Nhà nước giao nhiệm vụ và chịu tráchnhiệm thi hành các bản án, quyết định của Tòa án, Chấp hành viên có thẩmquyền áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự nhằm giúp cho quátrình thực hiện nhiệm vụ của mình được thuận lợi.

Điều Luật trên cũng quy đinh về ngạch của Chấp hành viên: “Chấp

hành viên có ba ngạch là Chấp hành viên sơ cấp, Chấp hành viên trung cấpvà Chấp hành viên cao cấp” Điều này đã thể hiện được tính phát triển của

Luật thi hành án dân sự 2008 so với Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004.Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 quy định về ngạch Chấp hànhviên theo cấp hành chính, gồm có hai cấp là Chấp hành viên cấp Tỉnh vàChấp hành viên cấp huyện Nhưng thực tiễn thực hiện đã phát sinh nhiều bấtcập khó khăn cho việc sắp xếp, điều động, luân chuyển Chấp hành viên giữacác cơ quan thi hành án dân sự, chưa thực sự thu hút, hấp dẫn được cán bộ về

Trang 19

công tác ở cơ quan thi hành án dân sự và cũng không đáp ứng được yêu cầucải cách tư pháp Hơn nữa, thực tế hoạt động thi hành án dân sự cho thấy tínhchất, mức độ phức tạp của các vụ việc, mức độ thi hành án cũng khác nhau:có những vụ việc đơn giản nhưng cũng có những vụ việc phức tạp, số tiền vàtài sản phải thi hành là rất lớn, việc thi hành liên quan đến nhiều địa phương,nhiều cấp, nhiều ngành, vụ việc có yếu tố nước ngoài…đòi hỏi phải có nhữngChấp hành viên có năng lực chuyên môn và giàu kinh nghiệm, tâm huyết vớinghề Để khắc phục tình trạng trên, bảo đảm sự công bằng giữa công sức màcác Chấp hành viên bỏ ra với tính chất, yêu cầu công việc của họ thì việc quyđịnh Chấp hành viên có ba ngạch sơ cấp, trung cấp, và cao cấp dựa trên tiêuchuẩn về chuyên môn, trình độ, năng lực, nghiệp vụ, thâm niên, kinh nghiệmcông tác mà không phụ thuộc vào cấp hành chính là hợp lý.

Về tiêu chuẩn bổ nhiệm Chấp hành viên, Khoản 2 của điều trên cũng

quy định rõ: “Chấp hành viên do Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm”

Bên cạnh đó, tại Điều 18 Luật thi hành án dân sự năm 2008 cũng quyđịnh về tiêu chuẩn bổ nhiệm Chấp hành viên như sau:

“Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, trung thực, liêm khiết,có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ cử nhân luật trở lên, có sức khỏe đểhoàn thành nhiệm vụ được giao thì có thể được bổ nhiệm làm Chấp hànhviên.

2 Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này và có đủ cácđiều kiện sau thì được bổ nhiệm làm Chấp hành viên sơ cấp:

a) Có thời gian làm công tác pháp luật từ 03 năm trở lên;b) Đã được đào tạo nghiệp vụ thi hành án dân sự;

c) Trúng tuyển kỳ thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp.

3 Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này và có đủ cácđiều kiện sau thì được bổ nhiệm làm Chấp hành viên trung cấp:

a) Có thời gian làm Chấp hành viên sơ cấp từ 05 năm trở lên;b) Trúng tuyển kỳ thi tuyển Chấp hành viên trung cấp.

Trang 20

4 Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này và có đủ cácđiều kiện sau thì được bổ nhiệm làm Chấp hành viên cao cấp:

a) Có thời gian làm Chấp hành viên trung cấp từ 05 năm trở lên;b) Trúng tuyển kỳ thi tuyển Chấp hành viên cao cấp.

5 Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 Điều này, là sỹ quanquân đội tại ngũ thì được bổ nhiệm làm Chấp hành viên trong quân đội.

Tiêu chuẩn để được bổ nhiệm Chấp hành viên sơ cấp, Chấp hành viêntrung cấp và Chấp hành viên cao cấp trong quân đội được thực hiện theo quyđịnh tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.

6 Người đang là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên chuyển côngtác đến cơ quan thi hành án dân sự có thể được bổ nhiệm làm Chấp hànhviên ở ngạch tương đương mà không qua thi tuyển.

7 Trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định, người có đủ tiêu chuẩnquy định tại khoản 1 Điều này, đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 10năm trở lên thì có thể được bổ nhiệm Chấp hành viên trung cấp hoặc đã cóthời gian làm công tác pháp luật từ 15 năm trở lên thì có thể được bổ nhiệmChấp hành viên cao cấp”

Như vậy, tiêu chuẩn để được bổ nhiệm Chấp hành viên bao gồm cácyêu cầu chung về đạo đức, có trình độ cử nhân luật trở lên, đã được đào tạo vềnghiệp vụ thi hành án, có đủ sức khỏe và thời gian công tác pháp luật theoquy định là 3 năm trở lên đối với Chấp hành viên sơ cấp; đối với Chấp hànhviên trung cấp thì phải có thời gian làm Chấp hành viên sơ cấp từ 3 năm trởlên; đối với Chấp hành viên cao cấp thì phải có thời gian làm chấp hành viêntrung cấp từ 5 năm trở lên Một trong các tiêu chuẩn bắt buộc để được bổnhiệm làm Chấp hành viên đó là phải qua kỳ thi và trúng tuyển kỳ thi Chấphành viên ở các ngạch tương ứng…

Về nhiệm vụ, quyền hạn của Chấp hành viên được quy định tại Điều20, Luật thi hành án dân sự 2008:

Trang 21

“Kịp thời tổ chức thi hành vụ việc được phân công; ra các quyết định

về thi hành án theo thẩm quyền.

2 Thi hành đúng nội dung bản án, quyết định; áp dụng đúng các quyđịnh của pháp luật về trình tự, thủ tục thi hành án, bảo đảm lợi ích của nhànước, quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụliên quan; thực hiện nghiêm chỉnh chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp Chấphành viên.

3 Triệu tập đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan để giảiquyết việc thi hành án.

4 Xác minh tài sản, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án;yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu để xác minhđịa chỉ, tài sản của người phải thi hành án hoặc phối hợp với cơ quan có liênquan xử lý vật chứng, tài sản và những việc khác liên quan đến thi hành án.

5 Quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án, biện phápcưỡng chế thi hành án; lập kế hoạch cưỡng chế thi hành án; thu giữ tài sảnthi hành án.

6 Yêu cầu cơ quan Công an tạm giữ người chống đối việc thi hành ántheo quy định của pháp luật.

7 Lập biên bản về hành vi vi phạm pháp luật về thi hành án; xử phạt viphạm hành chính theo thẩm quyền; kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý kỷluật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự đối vớingười vi phạm.

8 Quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế để thu hồi tiền, tài sản đãchi trả cho đương sự không đúng quy định của pháp luật, thu phí thi hành ánvà các khoản phải nộp khác.

9 Được sử dụng công cụ hỗ trợ trong khi thi hành công vụ theo quyđịnh của Chính phủ.

10 Thực hiện nhiệm vụ khác theo sự phân công của Thủ trưởng cơquan thi hành án dân sự”

Trang 22

Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Chấp hành viên phải tuântheo pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thi hành án và đượcpháp luật bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và uy tín.

1.2.2 Người được thi hành án

Tại Khoản 1, Điều 3 Luật thi hành án dân sự năm 2008 quy định:

“Đương sự bao gồm người được thi hành án, người phải thi hành án”

Tiếp đó, Tại Khoản 2 Điều này giải thích về Người được thi hành ánnhư sau:

“Người được thi hành án là cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởngquyền, lợi ích trong bản án, quyết định được thi hành”.

Quyền yêu cầu thi hành án dân sự là quyền của cơ quan, tổ chức, cánhân được yêu cầu thi hành bản án, quyết định của Tòa án hoặc quyết địnhcủa cơ quan Nhà nước, được thi hành theo thủ tục thi hành án dân sự khi cócăn cứ pháp luật quy định Quyền yêu cầu thi hành án của Người được thihành án được đảm bảo trên cơ sở nguyên tắc hiến định là các bản án, quyếtđịnh của Tòa án phải được các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xãhội và công dân tôn trọng, các đương sự nghiêm chỉnh thi hành.

Như vậy, nói Người được thi hành án nhưng không chỉ là người với tưcách cá nhân mà cơ quan tổ chức cũng là người được thi hành án Trongnhiều trường hợp người được gọi là được thi hành án cũng chính là người cótư cách là nguyên đơn, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, người bị hại,người thắng kiện trong quá trình tố tụng trước đó.

1.2.3 Người phải thi hành án

Tại Khoản 3, Điều 3 Luật thi hành án dân sự năm 2008 quy định:

“Người phải thi hành án là cá nhân, cơ quan, tổ chức phải thực hiệnnghĩa vụ trong bản án, quyết định được thi hành”

Theo Khoản 3 Điều này ta hiểu, người phải thi hành án là cá nhân, cơquan, tổ chức, phải thực hiện các nghĩa vụ mà Tòa án đã tuyên trong bản án,

Trang 23

quyết định của Tòa án theo trình tự, thủ tục quy định tại Pháp lệnh thi hành ándân sự Trong nhiều trường hợp, người được gọi là Người phải thi hành ántrong giai đoạn thi hành án cũng chính là người có tư cách bị đơn, bị can, bịcáo, người thua kiện trong quá trình tố tụng trước đó.

1.2.4 Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan

Theo Khoản 4, Điều 3 Luật thi hành án dân sự 2008 quy định:

“Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan là cá nhân, cơ quan, tổchức có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trực tiếp đến việc thực hiện quyền,nghĩa vụ thi hành án của đương sự”

Người có quyền và nghĩa vụ liên quan có thể là người đã tham gia tốtụng với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ kiện Họcó thể có yêu cầu độc lập hoặc tham gia tố tụng với bên nguyên đơn hoặc vớibên bị đơn.

Ví dụ: nguyên đơn A kiện bị đơn B ra Tòa án nhân dân để đòi lại

quyền sử dụng đất đối với một mảnh đất thổ cư Trên mảnh đất đó có 1 ngôinhà Ngôi nhà do B xây Trong ngôi nhà đó có C đang ở theo hợp đồng thuênhà với B C có thể đã bỏ công sức cải tạo, sửa sang lại ngôi nhà đó Do đó,khi xét xử vụ kiện này Tòa án phải đưa C vào tham gia tố tụng để C có điềukiện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình Vậy trong trường hợp này, Ctham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan KhiTòa án đưa ra phán quyết về vụ kiện giữa A và B thì đồng thời tòa án cũngphải quyết định những vấn đề có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của C Vídụ, C được tiếp tục ký hợp đồng thuê nhà với A, được thanh toán công sức cảitạo, sửa sang lại ngôi nhà hoặc phải chấm dứt hợp đồng thuê nhà với B, phảibàn giao nhà lại cho B Đến giai đoạn thi hành án thì C đã có thể có tư cách làngười được thi hành án Nếu C được hưởng quyền và lợi ích nhất định theobản án quyết định của tòa án C cũng có thể với tư cách là người phải thi hànhán nếu C buộc phải thực hiện nghĩa vụ nhất định mà bản án, quyết định củaTòa án đã tuyên.

Trang 24

Người có quyền và nghĩa vụ liên quan cũng có thể là người do có hoạtđộng thi hành án dân sự mà tham gia vào quá trình thi hành án

Ví dụ:

A là người được thi hành án, B là người phải thi hành án C là chồngcủa B B không có tài sản riêng để thi hành án, do đó tài sản chung giữa B vàC là ngôi nhà đã bị Cơ quan thi hành án kê biên để đảm bảo thi hành án Dođây là tài sản chung của vợ chồng B và C nên khi xử lý tài sản đó Cơ quan thihành án cần đảm bảo cho C có điều kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp phápcủa mình Vậy, trong trường hợp này, C là người có quyền lợi và nghĩa vụliên quan đến việc thi hành án.

Trong quá trình thi hành án, pháp luật có những quy định cần thiết đểquyền lợi của người có quyền và lợi ích liên quan đến việc thi hành án đượcđảm bảo.

1.3 Chủ thể có thẩm quyền áp dụng hoặc yêu cầu áp dụng các biệnpháp bảo đảm thi hành án dân sự.

Có rất nhiều chủ thể tham gia vào quá trình thi hành một bản án, quyếtđịnh dân sự Tuy nhiên, không phải tất cả các chủ thể đều có quyền yêu cầuTHA và không phải lúc nào họ cũng có thể thực hiện quyền này.

Khoản 1 Điều 5 Pháp lệnh THADS 2004 qui định: “Nếu các bên

đương sự không tự nguyện thi hành thì người được THA, người phải THA căncứ vào bản án, quyết định dân sự có quyền yêu cầu Cơ quan THA có thẩmquyền ra quyết định THA” Như vậy, quyền yêu cầu THA là quyền chỉ dành

riêng cho Người được THA, Người phải THA Nhưng theo pháp luật hiện

hành, họ chỉ thực hiện quyền yêu cầu THA trong trường hợp “các bên đương

sự không tự nguyện thi hành” Với qui định này, pháp luật muốn đảm bảo cho

các bên có quyền yêu cầu THA và muốn được thúc đẩy nhanh chóng quátrình THA vì lợi ích hợp pháp của mình căn cứ vào bản án, quyết định đã cóhiệu lực pháp luật.

Trang 25

Quy định như vậy cho thấy, trong pháp luật về THADS ở nước ta,người được THA và người phải THA đều được coi là những chủ thể trungtâm của pháp luật THA Tư tưởng này cũng được tiếp tục thể hiện trong dựthảo Luật THADS (dự kiến sẽ được Quốc hội thông qua vào tháng 10 tới).Tuy nhiên, Điều 7 dự thảo Luật THADS dành cho những chủ thể có quyềnyêu cầu THA được thực hiện quyền này bất kỳ lúc nào nếu còn thời hiệu yêu

cầu, chứ không phải đợi nếu “các bên đương sự không tự nguyện thi hành”

thì mới thực hiện quyền yêu cầu THA như qui định của Pháp lệnh 2004 Vềcơ bản, quy định như dự thảo Luật THADS sẽ tạo điều kiện cho các chủ thểcó quyền yêu cầu THA thực hiện quyền của mình tự do và chủ động hơn

Pháp lệnh THADS 2004 không qui định nghĩa vụ chứng minh dành chongười yêu cầu THA mà cơ quan THA (cụ thể là trách nhiệm thuộc về CHV)phải chủ động xây dựng và xác định các biện pháp, phương thức cần thiết đểtổ chức THA theo yêu cầu của đương sự Nhưng dự thảo Luật THADS, họchỏi kinh nghiệm của nước ngoài (Pháp), đã qui định nghĩa vụ chứng minhđiều kiện THA thuộc về người yêu cầu THA Tuy nhiên, theo ông NguyễnThanh Thủy – Phó Cục trưởng Cục THADS (Bộ Tư pháp), xuất phát từ điềukiện kinh tế - xã hội ở nước ta nên trong dự thảo cũng qui định trường hợpđương sự không thể xác minh được điều kiện THA của người phải THA thìcó quyền đề nghị cơ quan THA xác minh hộ.

Tóm lại, dù quyền yêu cầu THA được qui định có hạn chế trường hợpáp dụng hay không thì pháp luật cũng nhằm mục đích bảo vệ tối đa quyền lợihợp pháp của các bên đương sự, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho quátrình THA.

Cũng theo Khoản 1 Điều 66, Luật thi hành án dân sự 2008 ta hiểu: Khi

đương sự có yêu cầu bằng văn bản đối với Chấp hành viên về việc cần phảiáp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự nhằm ngăn chặn việc tẩután, hủy hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án của Người phải thi hành ánthì Chấp hành viên có quyền áp dụng các biện pháp bảo đảm để hạn chế được

Trang 26

những tình huống khó khăn có thể có trong việc thi hành án Điều này có ýnghĩa quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của các đương sự trongcác vụ, việc dân sự Từ đó, chúng ta cũng có thể ngầm hiểu rằng, hầu như chỉcó đương sự là Người được thi hành án, tức là cá nhân, cơ quan, tổ chức,được hưởng quyền và lợi ích trong Bản án, quyết định được thi hành mới đưara yêu cầu áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án đối với Người phải thihành án.

Người yêu cầu Chấp hành viên áp dụng biện pháp bảo đảm phải chịutrách nhiệm trước pháp luật về yêu cầu của mình Trường hợp yêu cầu ápdụng biện pháp bảo đảm không đúng mà gây thiệt hại cho người bị áp dụngbiện pháp bảo đảm hoặc người thứ ba thì phải bồi thường.

1.4 Các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự

Các biện pháp bảo đảm được dùng để thực hiện một nghĩa vụ Khi mộtnghĩa vụ phải được thực hiện ngay hay khi một hợp đồng phải được thi hànhngay trong một khoảng thời gian ngắn thì sẽ không nảy sinh nhiều vấn đề khókhăn Mỗi bên chỉ việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình Nhưng một khinghĩa vụ không phải thực hiện ngay mà phải chờ một thời gian mới được thựchiện, thì lúc đó sẽ có những vấn đề đặt ra Yếu tố cơ bản ở đây là mối quan hệgiữa người có quyền và người có nghĩa vụ Cần phải đưa ra được những kỹthuật pháp lý nhằm tạo dựng niềm tin của người có quyền vào giá trị pháp lýthực tế của những cam kết của người có nghĩa vụ Các biện pháp bảo đảmđóng một vai trò rất lớn trong đời sống kinh tế, giúp người có quyền yên tâmhơn khi giao dịch với người có nghĩa vụ Các biện pháp bảo đảm được dùngđể bảo vệ người có quyền trước những rủi ro do người có nghĩa vụ khôngthực hiện nghĩa vụ Việc không thực hiện nghĩa vụ có thể do người có nghĩavụ quên không thực hiện hoặc do gian lận, cố tình tẩu tán tài sản nhằm trốntránh thực hiện nghĩa vụ.

Về mặt kỹ thuật, các biện pháp bảo đảm có thể phát sinh từ một ngườithứ ba Người thứ ba này cam kết chịu trách nhiệm thay cho người có nghĩa

Trang 27

vụ chính Trong trường này, rủi ro được chia làm hai Biện pháp bảo đảm đó

được gọi là biện pháp bảo đảm bằng nhân thân (bảo lãnh) Các biện pháp bảo

đảm bằng nhân thân có cơ sở là toàn bộ tài sản của hai người được xủ lý lầnlượt từng khối tài sản, hết tài sản cuả người này đến tài sản của người kia.Nhưng, các biện pháp bảo đảm nói chung cũng có cơ sở là từng tài sản riêngbiệt được dùng để đảm bảo cho một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ Trong

trường hợp đó được gọi là các biện pháp bảo đảm bằng tài sản.

Trên thực tế, trong công tác áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành ándân sự, sau khi Bản án, quyết định của Tòa án được ban hành thì Chấp hànhviên phải căn cứ vào nội dung bản án, quyết định, tính chất, mức độ, nghĩa vụthi hành án, đề nghị của đương sự và tình hình thực tế của địa phương để lựachọn biện pháp bảo đảm thi hành án thích hợp (Khoản 1, Điều 8, Nghị địnhChính phủ số 58/2009/NĐ- CP ngày 13 tháng 7 năm 2009 quy định chi tiết vàhướng dẫn thi hành án một số điều của Luật thi hành án dân sự năm 2008)

Việc phân loại các biện pháp bảo đảm dựa trên những cơ sở sau:

Theo đối tượng: các biện pháp bảo đảm được chia thành các biện phápbảo đảm bằng nhân thân (bảo lãnh) và các biện pháp bảo đảm bằng tài sản.

Theo căn cứ xác lập: các biện pháp bảo đảm được chia thành 3 loại: cácbiện pháp bảo đảm áp dụng những quy định của pháp luật; các biện pháp bảođảm áp dụng theo thỏa thuận của các bên; các biện pháp bảo đảm áp dụngtheo quyết định của tòa án (các biện pháp bảo đảm tư pháp)

Theo cơ sở của biện pháp bảo đảm : các biện pháp bảo đảm có cơ sở làcác tài sản xác định; các biện pháp bảo đảm có cơ sở là một khối tài sản xácđịnh hoặc không xác định

Ví dụ:

Có nhiều biện pháp bảo đảm khác nhau đối với bất động sản như thếchấp, cầm cố bất động sản.

Trang 28

Thế chấp là một biện pháp bảo đảm giành cho người có quyền đềphòng khả năng không thực hiện nghĩa vụ của người có nghĩa vụ Đây là biệnpháp bảo đảm bằng tài sản thông qua việc người mắc nợ dùng một bất độngsản của mình để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ đối với chủ nợ, nhưngngười mắc nợ không mất quyền chiếm hữu đối với bất động sản đó Như vậy,thế chấp là một quyền đối vật của chủ nợ theo đó,nếu người mắc nợ khôngthực hiện nghĩa vụ thì tài sản thế chấp sẽ bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ đốivới chủ nợ,cho dù lúc đó tài sản thế chấp đang nằm trong tay ai.

Biện pháp cầm cố: trong lĩnh vực dân sự, hợp đồng cầm cố là một hợpđồng theo đó, người có nghĩa vụ giao cho người có quyền một vật để đảm bảoviệc thực hiện nghĩa vụ.

Trong thi hành án dàn sự, để việc áp dụng biện pháp bảo đảm thi hànhán được chặt chẽ, hạn chế việc lạm dụng, xâm phạm quyền và lợi ích hợppháp của đương sự cũng như nhằm hạn chế tình trạng khiếu nại tố cáo củađương sự đối với Chấp hành viên thì pháp luật cần phải có những quy định rõvề thủ tục, thời hạn và trách nhiệm của Chấp hành viên khi áp dụng biện phápbảo đảm thi hành án Trên tinh thần đó, Luật thi hành án dân sự năm 2008 đãquy định Chấp hành viên có quyền tự mình hoặc theo yêu cầu bằng văn bảncủa đương sự áp dụng ngay các biện pháp bảo đảm thi hành án nhằm ngănchặn việc tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án Khi áp dụngbiện pháp bảo đảm thi hành án, Chấp hành viên không phải thông báo trướccho đương sự Các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự bao gồm: phong tỏatài khoản; tạm giữ tài sản, giấy tờ; tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thayđổi hiện trạng về tài sản Cụ thể:

1.4.1 Phong tỏa tài khoản

Phong tỏa tài khoản là một trong những biện pháp bảo đảm cơ bảnđược sử dụng phổ biến trong công tác đảm bảo thi hành án dân sự Biện pháp

Trang 29

này được áp dụng trong trường hợp cần ngăn chặn việc tẩu tán tiền trong tàikhoản của người phải thi hành án.

Điều 67, Luật thi hành án dân sự 2008 quy định:

“Việc phong toả tài khoản được thực hiện trong trường hợp cần ngănchặn việc tẩu tán tiền trong tài khoản của người phải thi hành án.

2 Khi tiến hành phong toả tài khoản, Chấp hành viên phải giao quyếtđịnh phong toả tài khoản cho cơ quan, tổ chức đang quản lý tài khoản củangười phải thi hành án.

Cơ quan, tổ chức đang quản lý tài khoản phải thực hiện ngay quyếtđịnh của Chấp hành viên về phong toả tài khoản.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định phong toảtài khoản, Chấp hành viên phải áp dụng biện pháp cưỡng chế quy định tạiĐiều 76 của Luật này”

Theo quy định này, khi phát hiện thấy Người phải thi hành án có nhữngdấu hiệu tẩu tán tiền trong tài khoản của mình nhằm gây khó khăn hoặc trốntránh việc thi hành án thì Chấp hành viên có quyền áp dụng biện pháp phongtỏa tài khoản của người đó ngay Việc áp dụng biện pháp này cần phải tuântheo những điều kiện và thủ tục nhất định như: khi tiến hành phong tỏa tàikhoản, Chấp hành viên phải giao quyết định phong tỏa tài khoản cho cơ quan,tổ chức đang quản lý tài khoản của người đó Ngoài ra, nội dung quyết địnhphong tỏa tài khoản còn được quy định tại Điều 11, Nghị định Chính phủ số58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009 như sau:

“Quyết định phong tỏa tài khoản phải xác định rõ số tiền bị phong tỏa.Chấp hành viên giao trực tiếp quyết định phong tỏa tài khoản của người phảithi hành án cho người đại diện theo pháp luật của Kho bạc Nhà nước, Ngânhàng thương mại, tổ chức tín dụng khác đang quản lý tài khoản của ngườiphải thi hành án hoặc người chịu trách nhiệm nhận văn bản của cơ quan, tổchức đó và lập biên bản về việc giao quyết định.

Trang 30

Biên bản phải có chữ ký của Chấp hành viên, người nhận quyết địnhphong tỏa tài khoản của người phải thi hành án Trường hợp người nhậnquyết định phong tỏa tài khoản của người phải thi hành án không ký thì phảicó chữ ký của người làm chứng.

2 Kể từ thời điểm nhận được quyết định phong tỏa tài khoản, Kho bạcNhà nước, Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác đang quản lý tàikhoản của người phải thi hành án phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết địnhphong tỏa tài khoản.

Chấp hành viên có trách nhiệm bảo mật những thông tin về tài khoảncủa người phải thi hành án bị áp dụng biện pháp bảo đảm khi được Kho bạcNhà nước, Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác cung cấp.”

Như vậy, Nghị định 58/2009/NĐ- CP đã quy định cụ thể hơn về nộidung cũng như các bước thủ tục áp dụng biện pháp bảo đảm phong tảo tàikhoản của người phải thi hành án, trách nhiệm của tổ chức cá nhân liênquan Việc quy định cụ thể này nhằm đảm bảo tính chất pháp lý của quyếtđịnh phong tỏa tài khoản, đồng thời cũng đảm bảo tính khách quan trong côngtác bảo đảm thi hành án dân sự của Chấp hành viên.

Tại Khoản 2 của Điều 67 Luật thi hành án dân sự năm 2008 cũng quyđịnh rõ:

“Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định phong toảtài khoản, Chấp hành viên phải áp dụng biện pháp cưỡng chế quy định tạiĐiều 76 của Luật này”

Điều 76 của luật này quy định:

“Chấp hành viên ra quyết định khấu trừ tiền trong tài khoản của ngườiphải thi hành án Số tiền khấu trừ không được vượt quá nghĩa vụ thi hành ánvà chi phí cưỡng chế.

Trang 31

Ngay sau khi nhận được quyết định về khấu trừ tiền trong tài khoảncủa người phải thi hành án, cơ quan, tổ chức đang quản lý tài khoản phảikhấu trừ tiền để chuyển vào tài khoản của cơ quan thi hành án dân sự hoặcchuyển cho người được thi hành án theo quyết định khấu trừ”

Cùng với quy định đó, Nghị định của Chính phủ số 58 /2009/NĐ-CPcũng quy định về nội dụng của quyết định khấu trừ tiền trong tài khoản phảighi rõ: ngày, tháng, năm ban hành quyết định; căn cứ ban hành; họ tên Chấphành viên; họ tên người phải thi hành; số tài khoản của đương sự; tên địa chỉKho bạc nhà nước; Ngân hàng thương mại, Tổ chức tín dụng khác nơi mở tàikhoản; số tiền phải khấu trừ, số tài khoản của cơ quan thi hành án dân sự nhậnkhoản tiền bị khấu trừ, và thời hạn thực hiện việc khấu trừ….

Thực tế thi hành án cho thấy rằng, có rất nhiều trường hợp người phải

thi hành án đã cố tình thủ tiêu các khoản tiền “đen” của mình gửi tại các ngân

hàng nhằm trốn tránh hoặc gây khó khăn cho việc thi hành án của cơ quannhà nước Điều này khiến cho cơ quan thi hành án gặp rất nhiều khó khăn,nhiều án tồn đọng kéo dài do không thể xác minh chính xác số tài sản củangười phải thi hành án, và người phải thi hành án cũng không đủ điều kiệnthi hành do không có số tài sản bằng nghĩa vụ tài sản phải gánh vác trong bảnán, quyết định của Tòa án Điều này cho thấy sự cần thiết phải áp dụng biệnpháp phong tỏa tài khoản đối với những cá nhân phải thi hành án có tài khoảntrong các ngân hàng nhằm hạn chế tình trạng tẩu tán tài sản, trốn tránh tráchnhiệm thi hành án của cá nhân đó, đảm bảo việc thi hành án dân sự của cơquan nhà nước.

1.4.2 Tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự

Biện pháp này được áp dụng trong trường hợp cần thiết để tránh nhữngtrường hợp người phải thi hành án có những hành vi như tẩu tán tài sản,chuyển quyền sở hữu, hay thay đổi hiện trạng của tài sản gây khó khăn choviệc thi hành án.

Trang 32

Người có thẩm quyền đưa ra quyết định tạm giữ và có quyền tạm giữ làChấp hành viên đang thực hiện nhiệm vụ thi hành án hoặc Chấp hành viêncũng có thể yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân hỗ trợ để tạm giữ tài sản, giấytờ mà đương sự đang quản lý, sử dụng Nội dung này được quy định cụ thể tạiKhoản 1, Điều 68 của Luật thi hành án dân sự 2008.

Tại khoản 1, Điều 9, Nghị định của chính phủ số 58/2009/NĐ-CP ngày13 tháng 07 năm 2009 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điềucủa luật thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự cũng quy định:

“Chấp hành viên có thể yêu cầu lực lượng cảnh sát hoặc tổ chức, cánhân khác hỗ trợ việc tạm giữ giấy tờ, tài sản của đương sự ”.

Tuy nhiên, việc tiến hành tạm giữ tài sản , giấy tờ không đơn giản màhết sức phức tạp.Vì có nhiều trường hợp người phải thi hành án đã rất tinh vi,dùng mọi thủ đoạn để trốn tránh, gây cản trở cho người thi hành công vụ Vì

vậy, “ việc tạm giữ tài sản, giấy tờ phải được lập thành biên bản và có chữ

ký của Chấp hành viên và đương sự Trường hợp đương sự không ký thì phảicó chữ ký của người làm chứng Biên bản tạm giữ tài sản, giấy tờ phải đượcgiao cho đương sự” (Khoản 2 Điều 68 Luật hành án dân sự 2008)

Nội dung của biên bản tạm giữ tài sản, giấy tờ phải tuân thủ theo quy

định của pháp luật “ phải ghi rõ tên người bị tạm giữ tài sản, giấy tờ; loại

tài sản, giấy tờ bị tạm giữ; số lượng, khối lượng, kích thước và các đặc điểmkhác của tài sản, giấy tờ bị tạm giữ.” (Khoản 2, Điều 9, Nghị định chính phủ

số 58/2009/NĐ-CP ngày13 tháng 7 năm 2009)

Tài sản tạm giữ là tiền mặt, cũng có thể là kim khí quý, đá quý hay lànhững giấy tờ có giá, vật có giá Nhưng với mỗi loại tài sản khác nhau thì cóthủ tục tạm giữ khác nhau.

Đối với tài sản tạm giữ là tiền mặt, “thì phải ghi rõ số lượng tờ, mệnh

giá các loại tiền, nếu là ngoại tệ thì phải ghi là tiền nước nào và trong trườnghợp cần thiết còn phải ghi cả số sê ri trên tiền”

Trang 33

Đối với tài sản tạm giữ là kim khí quý, đá quý thì “phải niêm phong

trước mặt người bị tạm giữ tài sản hoặc thân nhân của họ”.

Trường hợp người bị tạm giữ giấy tờ, tài sản hoặc nhân thân của họkhông đồng ý chứng kiến việc niêm phong thì phải có mặt của người làmchứng Trên niêm phong phải ghi rõ loại tài sản, số lượng, khối lượng và cácđặc điểm khác của tài sản đã niêm phong, có chữ ký của Chấp hành viên,người bị tạm giữ hoặc thân nhân của họ hoặc người làm chứng Việc niêmphong phải ghi vào biên bản tạm giữ tài sản Nội dung này được quy định cụthể tại Khoản 2 Điều 68 của Luật thi hành án dân sự năm 2008.

Tài sản, giấy tờ tạm giữ được bảo quản theo quy định tại Điều 58 LuậtThi hành án dân sự Quy định như sau:

Điều 58 Bảo quản tài sản thi hành án

1 Việc bảo quản tài sản thi hành án được thực hiện bằng một trongcác hình thức sau đây:

a) Giao cho người phải thi hành án, người thân thích của người phảithi hành án theo quy định tại khoản 2 Điều 40 của Luật này hoặc người đangsử dụng, bảo quản;

b) Cá nhân, tổ chức có điều kiện bảo quản;

c) Bảo quản tại kho của cơ quan thi hành án dân sự.

2 Tài sản là kim khí quý, đá quý, tiền hoặc giấy tờ có giá được bảoquản tại Kho bạc nhà nước.

3 Việc giao bảo quản tài sản phải được lập biên bản ghi rõ loại tàisản, tình trạng tài sản, giờ, ngày, tháng, năm giao; họ, tên Chấp hành viên,đương sự, người được giao bảo quản, người làm chứng, nếu có; quyền, nghĩavụ của người được giao bảo quản tài sản và có chữ ký của các bên Trườnghợp có người từ chối ký thì phải ghi vào biên bản và nêu rõ lý do.

Người được giao bảo quản tài sản quy định tại điểm b khoản 1 Điềunày được trả thù lao và được thanh toán chi phí bảo quản tài sản Thù lao và

Trang 34

chi phí bảo quản tài sản do người phải thi hành án chịu, trừ trường hợp phápluật có quy định khác.

4 Biên bản giao bảo quản tài sản được giao cho đương sự, người cóquyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người được giao bảo quản tài sản hoặc ngườiđang sử dụng, bảo quản tài sản và lưu hồ sơ thi hành án.

5 Người được giao bảo quản tài sản vi phạm quy định của pháp luậttrong việc bảo quản tài sản thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xửphạt hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gâythiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày tạm giữ tài sản, giấy tờ, Chấp hànhviên ra một trong các quyết định sau đây:

Áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án nếu xác định được tài sản,giấy tờ tạm giữ thuộc sở hữu của người phải thi hành án;

Trả lại tài sản, giấy tờ tạm giữ cho đương sự trong trường hợp đươngsự chứng minh tài sản, giấy tờ tạm giữ không thuộc quyền sở hữu của ngườiphải thi hành án Việc trả lại tài sản, giấy tờ tạm giữ phải lập biên bản, có chữký của các bên (Khoản 3, Điều 68 Luật thi hành án dân sự năm 2008)

Và việc giao trả lại tài sản, giấy tờ tạm giữ cho đương sự phải được tiếnhành theo đúng trình tự và thủ tục như quy định của pháp luật Cụ thể quyđịnh tại Khoản 3, Điều 9, Nghị định Chính phủ số 58/2009/NĐ-CP như sau:

“Khi trả lại tài sản, giấy tờ tạm giữ, Chấp hành viên yêu cầu ngườiđến nhận xuất trình các giấy tờ chứng minh là người bị tạm giữ tài sản, giấytờ hoặc là người được người đó ủy quyền.

Chấp hành viên yêu cầu người đến nhận kiểm tra về số lượng, khốilượng, kích thước và các đặc điểm khác của tài sản, giấy tờ bị tạm giữ dướisự chứng kiến của thủ kho cơ quan thi hành án dân sự.

Việc trả lại tài sản, giấy tờ phải lập thành biên bản.”

Như vậy, tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự là một biện pháp bảođảm thi hành án dân sự cần thiết Biện pháp này sẽ giúp cho công tác thi hành

Trang 35

án được diễn ra thuận lợi,đảm bảo được tính nhanh chóng, hiệu quả của việcthi hành các bản án, quyết định của Tòa án, đảm bảo được quyền lợi củangười được thi hành án Đây cũng là biện pháp giúp làm giảm thiểu tìnhtrạng án tồn đọng, không thể thi hành án được do người phải thi hành án đã cónhững hành vi tẩu tán, chuyền quyền sở hữu hay thay đổi hiện trạng tài sảnphải thi hành án của mình từ trước

1.4.3 Tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổihiện trạng tài sản

Đây cũng là một trong những biện pháp bảo đảm cơ bản, cần thiết đượcáp dụng trong công tác thi hành án dân sự.

Nội dung này được quy định tại Điều 69 của Luật thi hành án dân sựnăm 2008.

Theo quy định tại điều này, thì trong trường hợp cần ngăn chặn hoặcphát hiện đương sự có hành vi chuyển quyền sở hữu, sử dụng, tẩu tán, hủyhoại, thay đổi hiện trạng tài sản, Chấp hành viên ra quyết định tạm dừng việcđăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản đó.

Tại Điều 10 của Nghị định số 58/2009/NĐ-CP cũng quy định cụ thểnhư sau:

“ Kể từ thời điểm nhận được quyết định về việc tạm dừng đăng ký,chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản, cơ quan đăng ký,chuyển quyền sở hữu, sử dụng và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quankhông được thực hiện việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng hoặc thayđổi hiện trạng tài sản cho đến khi nhận được quyết định của Chấp hành viênvề việc kê biên tài sản hoặc chấm dứt việc tạm dừng việc đăng ký, chuyểnquyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản ”.

Luật thi hành án năm 2008 cũng quy định, trong thời hạn 15 ngày kể từngày ra quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm này thì Chấp hành viên thựchiện việc kê biên tài sản hoặc chấm dứt việc tạm dừng đăng ký , chuyểnquyền sở hữu, sử dụng và thay đổi hiện trạng tài sản.(đoạn 2, Điều 69)

Trang 36

Việc áp dụng biện pháp bảo đảm này trong công tác thi hành án dân sựphải cần tới sự phối hợp của rất nhiều cơ quan, chức năng và các cá nhân cóliên quan.

Ví dụ như:

Khi có quyết định tạm dừng việc đăng ký, chuyền quyền sở hữu, sửdụng của Chấp hành viên đối với tài sản là mảnh đất của người có nghĩa vụphải thi hành án và gửi đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có chức năng đăngký, chuyển quyền sở hữu hay sử dụng đất đai thì những cơ quan này sẽ tạmdừng ngay việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng đối với mảnh đất đó.

Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng sẽ tạo điều kiện cho quá trìnhthực hiện công tác thi hành án diễn ra thuận lợi và nhanh chóng.

Thực tế cho thấy, trong rất nhiều trường hợp án tồn đọng và không thểthi hành là do đương sự đã có hành vi như đăng ký, chuyển quyền sở hữu tàisản của mình cho người khác để trốn tránh việc phải thi hành án của mình,hay thay đổi hiện trạng của tài sản nhằm gây khó khăn cho cơ quan thi hànhán Do đo, việc áp dụng biện pháp này là điều rất cần thiết nhằm đảm bảocho quá trình thi hành án diễn ra nhanh chóng và có hiệu quả cao.

1.4.4 Biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự

Sau khi đã áp dụng các biện pháp bảo đảm mà người phải thi hành ánvẫn không thi hành thì buộc các cơ quan chức năng phải áp dụng các biệnpháp cưỡng chế thi hành án, ví dụ như kê biên tài sản,

Biện pháp cưỡng chế kê biên là một trong những biện pháp cưỡng chếtrong thi hành án dân sự nhằm hạn chế quyền định đoạt của người đang quảnlý, sở hữu hoặc đang sử dụng tài sản đối với tài sản đó để đảm bảo việc thihành án.

Kê biên tài sản là biện pháp cưỡng chế được áp dụng đối với ngườiphạm tội có thể bị phạt tiền, tịch thu tài sản hoặc bồi thường thiệt hại do hànhvi phạm tội gây ra Ngoài ra kê biên tài sản còn được áp dụng đối với tài sảnđang tranh chấp để tránh việc tẩu tán trong quá trình tòa án giải quyết vụ án

Trang 37

hoặc được chấp hành viên áp dụng đối với người phải thi hành án để đảm bảocho việc phải thi hành án.

Ví dụ:

Bản án tuyên người phải thi hành án phải trả cho người được thi hànhán số tiền là 150 triệu đồng Người được thi hành án có một ngôi nhà trị giákhoảng 2 tỷ đồng, ngoài ra không có tài sản khác có giá trị đủ để thi hành án.Ngôi nhà đã được người phải thi hành án thế chấp cho ngân hàng để vay 100triệu đồng Trong trường hợp này bởi vì giá trị của ngôi nhà lớn nhiều so vớikhoản tiền vay tại Ngân hàng nên quyền lợi ngân hàng được đảm bảo, do đó,Cơ quan thi hành án có quyền kê biên ngôi nhà đã thế chấp cho ngân hàng đểđảm bảo thi hành số tiền 150 triệu đồng mà bản án của Tòa án đã tuyên.

Như vậy, cưỡng chế thi hành án cũng là một biện pháp để đảm bảo choquá trình thi hành án diễn ra có hiệu quả và nhanh chóng.

Tiểu kết chương 1

Khi Tòa án đưa ra các phán quyết về một vụ kiện hay một vụ án cụ thểthì quyền và lợi ích cũng như nghĩa vụ của các bên đương sự vấn là nhữngđiều còn nằm trên trang giấy Để các phán quyết đó trở thành hiện thực đòihỏi sự tự nguyện của bên có nghĩa vụ Trong trường hợp họ không tự nguyệnthi hành thì cần có quyền lực nhà nước để buộc họ phải thi hành các phánquyết đó.

Hoạt động thi hành án dân sự có vai trò quan trọng là làm cho cácquyết định của Tòa án trở thành hiện thực Thông qua hoạt động thi hành án,quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của các tổ chức kinh tế, tổ chức xãhội và công dân được bảo vệ, pháp chế xã hội chủ nghĩa được tăng cường,góp phần vào sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vìdân.

Ngày đăng: 18/12/2013, 10:28

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
7. “Các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự, thực tiễn áp dụng và hướng hoàn thiện” của Tác giả Nguyễn Công Long, Luận văn Thạc sỹ Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự, thực tiễn áp dụng và hướng hoàn thiện”
8.“Hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự” của Tác giả Nguyễn Thanh Thủy, Luận văn Thạc sỹ Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự”
9.“Đổi mới thủ tục thi hành án dân sự ở Việt Nam” của Tác giả Lê Anh Tuấn, Luận văn Thạc sỹ Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Đổi mới thủ tục thi hành án dân sự ở Việt Nam”
2. Giáo trình Luật dân sự và tố tụng dân sự, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB công an nhân dân, 2008 Khác
3. Nghị định của Chính phủ số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/07/2009 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thi hành án dân sự 2008 Khác
4. Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội số 13/2004/PL-UBTVQH11 ngày 14/1/2004 về thi hành án dân sự Khác
6. Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 - những điều cần biết,Ths. Nguyễn Thanh Thủy,Ths. Lê Thị Kim Dung, NXB Tư pháp, Hà Nội, 2004 Khác
10.Hội thảo pháp luật về thi hành án, Nhà pháp luật Việt- pháp, Hà Nội, 24, 25/8/1998 Khác
11. Một số hồ sơ vụ án, số liệu được cung cấp từ cơ quan Viện Kiểm Sát nhân dân Tỉnh Nghệ an, Cục thi hành án Tỉnh Nghệ an.12. Hiến pháp năm 1992 Khác
13. Tạp chí Dân chủ và pháp luật, Tạp chí Luật học, Tạp chí Nhà nước và pháp luật Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG TỪ VIẾT TẮT - Áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh nghệ an   thực trạng và giải pháp luận văn tốt nghiệp đại học
BẢNG TỪ VIẾT TẮT (Trang 3)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w