Phong tỏa tài khoản

Một phần của tài liệu Áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh nghệ an thực trạng và giải pháp luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 29 - 76)

B. PHẦN NỘI DUNG

1.4.1. Phong tỏa tài khoản

Phong tỏa tài khoản là một trong những biện pháp bảo đảm cơ bản được sử dụng phổ biến trong công tác đảm bảo thi hành án dân sự. Biện pháp này được áp dụng trong trường hợp cần ngăn chặn việc tẩu tán tiền trong tài khoản của người phải thi hành án.

Điều 67, Luật thi hành án dân sự 2008 quy định:

Việc phong toả tài khoản được thực hiện trong trường hợp cần ngăn chặn việc tẩu tán tiền trong tài khoản của người phải thi hành án.

2. Khi tiến hành phong toả tài khoản, Chấp hành viên phải giao quyết định phong toả tài khoản cho cơ quan, tổ chức đang quản lý tài khoản của người phải thi hành án.

Cơ quan, tổ chức đang quản lý tài khoản phải thực hiện ngay quyết định của Chấp hành viên về phong toả tài khoản.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định phong toả tài khoản, Chấp hành viên phải áp dụng biện pháp cưỡng chế quy định tại Điều 76 của Luật này

Theo quy định này, khi phát hiện thấy Người phải thi hành án có những dấu hiệu tẩu tán tiền trong tài khoản của mình nhằm gây khó khăn hoặc trốn tránh việc thi hành án thì Chấp hành viên có quyền áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản của người đó ngay. Việc áp dụng biện pháp này cần phải tuân theo những điều kiện và thủ tục nhất định như: khi tiến hành phong tỏa tài khoản, Chấp hành viên phải giao quyết định phong tỏa tài khoản cho cơ quan, tổ chức đang quản lý tài khoản của người đó. Ngoài ra, nội dung quyết định phong tỏa tài khoản còn được quy định tại Điều 11, Nghị định Chính phủ số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009 như sau:

Quyết định phong tỏa tài khoản phải xác định rõ số tiền bị phong tỏa. Chấp hành viên giao trực tiếp quyết định phong tỏa tài khoản của người phải thi hành án cho người đại diện theo pháp luật của Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác đang quản lý tài khoản của người phải thi hành án hoặc người chịu trách nhiệm nhận văn bản của cơ quan, tổ chức đó và lập biên bản về việc giao quyết định.

Biên bản phải có chữ ký của Chấp hành viên, người nhận quyết định phong tỏa tài khoản của người phải thi hành án. Trường hợp người nhận quyết định phong tỏa tài khoản của người phải thi hành án không ký thì phải có chữ ký của người làm chứng.

2. Kể từ thời điểm nhận được quyết định phong tỏa tài khoản, Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác đang quản lý tài khoản của người phải thi hành án phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định phong tỏa tài khoản.

Chấp hành viên có trách nhiệm bảo mật những thông tin về tài khoản của người phải thi hành án bị áp dụng biện pháp bảo đảm khi được Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác cung cấp.”

Như vậy, Nghị định 58/2009/NĐ- CP đã quy định cụ thể hơn về nội dung cũng như các bước thủ tục áp dụng biện pháp bảo đảm phong tảo tài khoản của người phải thi hành án, trách nhiệm của tổ chức cá nhân liên quan .Việc quy định cụ thể này nhằm đảm bảo tính chất pháp lý của quyết định phong tỏa tài khoản, đồng thời cũng đảm bảo tính khách quan trong công tác bảo đảm thi hành án dân sự của Chấp hành viên.

Tại Khoản 2 của Điều 67 Luật thi hành án dân sự năm 2008 cũng quy định rõ:

“Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định phong toả tài khoản, Chấp hành viên phải áp dụng biện pháp cưỡng chế quy định tại Điều 76 của Luật này”

Điều 76 của luật này quy định:

Chấp hành viên ra quyết định khấu trừ tiền trong tài khoản của người phải thi hành án. Số tiền khấu trừ không được vượt quá nghĩa vụ thi hành án và chi phí cưỡng chế.

Ngay sau khi nhận được quyết định về khấu trừ tiền trong tài khoản của người phải thi hành án, cơ quan, tổ chức đang quản lý tài khoản phải khấu trừ tiền để chuyển vào tài khoản của cơ quan thi hành án dân sự hoặc chuyển cho người được thi hành án theo quyết định khấu trừ”

Cùng với quy định đó, Nghị định của Chính phủ số 58 /2009/NĐ-CP cũng quy định về nội dụng của quyết định khấu trừ tiền trong tài khoản phải ghi rõ: ngày, tháng, năm ban hành quyết định; căn cứ ban hành; họ tên Chấp hành viên; họ tên người phải thi hành; số tài khoản của đương

sự; tên địa chỉ Kho bạc nhà nước; Ngân hàng thương mại, Tổ chức tín dụng khác nơi mở tài khoản; số tiền phải khấu trừ, số tài khoản của cơ quan thi hành án dân sự nhận khoản tiền bị khấu trừ, và thời hạn thực hiện việc khấu trừ….

Thực tế thi hành án cho thấy rằng, có rất nhiều trường hợp người phải thi hành án đã cố tình thủ tiêu các khoản tiền “đen” của mình gửi tại các ngân hàng nhằm trốn tránh hoặc gây khó khăn cho việc thi hành án của cơ quan nhà nước. Điều này khiến cho cơ quan thi hành án gặp rất nhiều khó khăn, nhiều án tồn đọng kéo dài do không thể xác minh chính xác số tài sản của người phải thi hành án, và người phải thi hành án cũng không đủ điều kiện thi hành do không có số tài sản bằng nghĩa vụ tài sản phải gánh vác trong bản án, quyết định của Tòa án. Điều này cho thấy sự cần thiết phải áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản đối với những cá nhân phải thi hành án có tài khoản trong các ngân hàng nhằm hạn chế tình trạng tẩu tán tài sản, trốn tránh trách nhiệm thi hành án của cá nhân đó, đảm bảo việc thi hành án dân sự của cơ quan nhà nước.

1.4.2. Tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự

Biện pháp này được áp dụng trong trường hợp cần thiết để tránh những trường hợp người phải thi hành án có những hành vi như tẩu tán tài sản, chuyển quyền sở hữu, hay thay đổi hiện trạng của tài sản ...gây khó khăn cho việc thi hành án.

Người có thẩm quyền đưa ra quyết định tạm giữ và có quyền tạm giữ là Chấp hành viên đang thực hiện nhiệm vụ thi hành án hoặc Chấp hành viên cũng có thể yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân hỗ trợ để tạm giữ tài sản, giấy tờ mà đương sự đang quản lý, sử dụng. Nội dung này được quy định cụ thể tại Khoản 1, Điều 68 của Luật thi hành án dân sự 2008.

Tại khoản 1, Điều 9, Nghị định của chính phủ số 58/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 07 năm 2009 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một

số điều của luật thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự cũng quy định:

Chấp hành viên có thể yêu cầu lực lượng cảnh sát hoặc tổ chức, cá nhân khác hỗ trợ việc tạm giữ giấy tờ, tài sản của đương sự...”.

Tuy nhiên, việc tiến hành tạm giữ tài sản , giấy tờ không đơn giản mà hết sức phức tạp.Vì có nhiều trường hợp người phải thi hành án đã rất tinh vi, dùng mọi thủ đoạn để trốn tránh, gây cản trở cho người thi hành công vụ. Vì vậy, “ ... việc tạm giữ tài sản, giấy tờ phải được lập thành biên bản và có chữ ký của Chấp hành viên và đương sự. Trường hợp đương sự không ký thì phải có chữ ký của người làm chứng. Biên bản tạm giữ tài sản, giấy tờ phải được giao cho đương sự” (Khoản 2 Điều 68 Luật hành án dân sự 2008)

Nội dung của biên bản tạm giữ tài sản, giấy tờ phải tuân thủ theo quy định của pháp luật “...phải ghi rõ tên người bị tạm giữ tài sản, giấy tờ; loại tài sản, giấy tờ bị tạm giữ; số lượng, khối lượng, kích thước và các đặc điểm khác của tài sản, giấy tờ bị tạm giữ.” (Khoản 2, Điều 9, Nghị định chính phủ số 58/2009/NĐ-CP ngày13 tháng 7 năm 2009)

Tài sản tạm giữ là tiền mặt, cũng có thể là kim khí quý, đá quý hay là những giấy tờ có giá, vật có giá...Nhưng với mỗi loại tài sản khác nhau thì có thủ tục tạm giữ khác nhau.

Đối với tài sản tạm giữ là tiền mặt, “thì phải ghi rõ số lượng tờ, mệnh giá các loại tiền, nếu là ngoại tệ thì phải ghi là tiền nước nào và trong trường hợp cần thiết còn phải ghi cả số sê ri trên tiền”

Đối với tài sản tạm giữ là kim khí quý, đá quý thì “phải niêm phong trước mặt người bị tạm giữ tài sản hoặc thân nhân của họ”.

Trường hợp người bị tạm giữ giấy tờ, tài sản hoặc nhân thân của họ không đồng ý chứng kiến việc niêm phong thì phải có mặt của người làm chứng. Trên niêm phong phải ghi rõ loại tài sản, số lượng, khối lượng và các đặc điểm khác của tài sản đã niêm phong, có chữ ký của Chấp hành viên,

người bị tạm giữ hoặc thân nhân của họ hoặc người làm chứng. Việc niêm phong phải ghi vào biên bản tạm giữ tài sản. Nội dung này được quy định cụ thể tại Khoản 2 Điều 68 của Luật thi hành án dân sự năm 2008.

i sản, giấy tờ tạm giữ được bảo quản theo quy định tại Điều 58 Luật Thi hành án dân sự. Quy định như sau:

Điều 58. Bảo quản tài sản thi hành án

1. Việc bảo quản tài sản thi hành án được thực hiện bằng một trong các hình thức sau đây:

a) Giao cho người phải thi hành án, người thân thích của người phải thi hành án theo quy định tại khoản 2 Điều 40 của Luật này hoặc người đang sử dụng, bảo quản;

b) Cá nhân, tổ chức có điều kiện bảo quản;

c) Bảo quản tại kho của cơ quan thi hành án dân sự.

2. Tài sản là kim khí quý, đá quý, tiền hoặc giấy tờ có giá được bảo quản tại Kho bạc nhà nước.

3. Việc giao bảo quản tài sản phải được lập biên bản ghi rõ loại tài sản, tình trạng tài sản, giờ, ngày, tháng, năm giao; họ, tên Chấp hành viên, đương sự, người được giao bảo quản, người làm chứng, nếu có; quyền, nghĩa vụ của người được giao bảo quản tài sản và có chữ ký của các bên. Trường hợp có người từ chối ký thì phải ghi vào biên bản và nêu rõ lý do.

Người được giao bảo quản tài sản quy định tại điểm b khoản 1 Điều này được trả thù lao và được thanh toán chi phí bảo quản tài sản. Thù lao và chi phí bảo quản tài sản do người phải thi hành án chịu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

4. Biên bản giao bảo quản tài sản được giao cho đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người được giao bảo quản tài sản hoặc người đang sử dụng, bảo quản tài sản và lưu hồ sơ thi hành án.

5. Người được giao bảo quản tài sản vi phạm quy định của pháp luật trong việc bảo quản tài sản thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử

phạt hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày tạm giữ tài sản, giấy tờ, Chấp hành viên ra một trong các quyết định sau đây:

Áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án nếu xác định được tài sản, giấy tờ tạm giữ thuộc sở hữu của người phải thi hành án;

Trả lại tài sản, giấy tờ tạm giữ cho đương sự trong trường hợp đương sự chứng minh tài sản, giấy tờ tạm giữ không thuộc quyền sở hữu của người phải thi hành án. Việc trả lại tài sản, giấy tờ tạm giữ phải lập biên bản, có chữ ký của các bên (Khoản 3, Điều 68 Luật thi hành án dân sự năm 2008)

Và việc giao trả lại tài sản, giấy tờ tạm giữ cho đương sự phải được tiến hành theo đúng trình tự và thủ tục như quy định của pháp luật. Cụ thể quy định tại Khoản 3, Điều 9, Nghị định Chính phủ số 58/2009/NĐ- CP như sau:

“Khi trả lại tài sản, giấy tờ tạm giữ, Chấp hành viên yêu cầu người đến nhận xuất trình các giấy tờ chứng minh là người bị tạm giữ tài sản, giấy tờ hoặc là người được người đó ủy quyền.

Chấp hành viên yêu cầu người đến nhận kiểm tra về số lượng, khối lượng, kích thước và các đặc điểm khác của tài sản, giấy tờ bị tạm giữ dưới sự chứng kiến của thủ kho cơ quan thi hành án dân sự.

Việc trả lại tài sản, giấy tờ phải lập thành biên bản.”

Như vậy, tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự là một biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự cần thiết. Biện pháp này sẽ giúp cho công tác thi hành án được diễn ra thuận lợi,đảm bảo được tính nhanh chóng, hiệu quả của việc thi hành các bản án, quyết định của Tòa án, đảm bảo được quyền lợi của người được thi hành án... Đây cũng là biện pháp giúp làm giảm thiểu tình trạng án tồn đọng, không thể thi hành án được do người phải thi hành án đã có những hành vi tẩu tán, chuyền quyền sở hữu hay thay đổi hiện trạng tài sản phải thi hành án của mình từ trước....

1.4.3. Tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản

Đây cũng là một trong những biện pháp bảo đảm cơ bản, cần thiết được áp dụng trong công tác thi hành án dân sự.

Nội dung này được quy định tại Điều 69 của Luật thi hành án dân sự năm 2008.

Theo quy định tại điều này, thì trong trường hợp cần ngăn chặn hoặc phát hiện đương sự có hành vi chuyển quyền sở hữu, sử dụng, tẩu tán, hủy hoại, thay đổi hiện trạng tài sản, Chấp hành viên ra quyết định tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản đó.

Tại Điều 10 của Nghị định số 58/2009/NĐ-CP cũng quy định cụ thể như sau:

“...Kể từ thời điểm nhận được quyết định về việc tạm dừng đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản, cơ quan đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan không được thực hiện việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng hoặc thay đổi hiện trạng tài sản cho đến khi nhận được quyết định của Chấp hành viên về việc kê biên tài sản hoặc chấm dứt việc tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản...”.

Luật thi hành án năm 2008 cũng quy định, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ra quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm này thì Chấp hành viên thực hiện việc kê biên tài sản hoặc chấm dứt việc tạm dừng đăng ký , chuyển quyền sở hữu, sử dụng và thay đổi hiện trạng tài sản.(đoạn 2, Điều 69)

Việc áp dụng biện pháp bảo đảm này trong công tác thi hành án dân sự phải cần tới sự phối hợp của rất nhiều cơ quan, chức năng và các cá nhân có liên quan.

Khi có quyết định tạm dừng việc đăng ký, chuyền quyền sở hữu, sử dụng của Chấp hành viên đối với tài sản là mảnh đất của người có nghĩa vụ phải thi hành án và gửi đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có chức năng đăng ký, chuyển quyền sở hữu hay sử dụng đất đai thì những cơ quan này sẽ tạm dừng ngay việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng đối với mảnh đất đó.

Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng sẽ tạo điều kiện cho quá trình thực hiện công tác thi hành án diễn ra thuận lợi và nhanh chóng.

Thực tế cho thấy, trong rất nhiều trường hợp án tồn đọng và không thể thi hành là do đương sự đã có hành vi như đăng ký, chuyển quyền sở hữu tài sản của mình cho người khác để trốn tránh việc phải thi hành án của mình, hay thay đổi hiện trạng của tài sản nhằm gây khó khăn cho cơ

Một phần của tài liệu Áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh nghệ an thực trạng và giải pháp luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 29 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w