B. PHẦN NỘI DUNG
1.3. Chủ thể có thẩm quyền áp dụng hoặc yêu cầu áp dụng các biện pháp bảo
pháp bảo đảm thi hành án dân sự.
Có rất nhiều chủ thể tham gia vào quá trình thi hành một bản án, quyết định dân sự. Tuy nhiên, không phải tất cả các chủ thể đều có quyền yêu cầu THA và không phải lúc nào họ cũng có thể thực hiện quyền này.
Khoản 1 Điều 5 Pháp lệnh THADS 2004 qui định: “Nếu các bên đương sự không tự nguyện thi hành thì người được THA, người phải THA căn cứ vào bản án, quyết định dân sự có quyền yêu cầu Cơ quan THA có thẩm quyền ra quyết định THA”. Như vậy, quyền yêu cầu THA là quyền chỉ dành riêng cho Người được THA, Người phải THA. Nhưng theo pháp luật hiện hành, họ chỉ thực hiện quyền yêu cầu THA trong trường hợp “các bên đương sự không tự nguyện thi hành”. Với qui định này, pháp luật muốn đảm bảo cho các bên có quyền yêu cầu THA và muốn được thúc đẩy nhanh chóng quá trình THA vì lợi ích hợp pháp của mình căn cứ vào bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.
Quy định như vậy cho thấy, trong pháp luật về THADS ở nước ta, người được THA và người phải THA đều được coi là những chủ thể trung tâm của pháp luật THA. Tư tưởng này cũng được tiếp tục thể hiện trong dự thảo Luật THADS (dự kiến sẽ được Quốc hội thông qua vào tháng 10 tới). Tuy nhiên, Điều 7 dự thảo Luật THADS dành cho những chủ thể có quyền yêu cầu THA được thực hiện quyền này bất kỳ lúc nào nếu còn thời hiệu yêu cầu, chứ không phải đợi nếu “các bên đương sự không tự nguyện thi hành” thì mới thực hiện quyền yêu cầu THA như qui định của Pháp lệnh 2004. Về cơ bản, quy định như dự thảo Luật THADS sẽ tạo điều kiện cho các chủ thể có quyền yêu cầu THA thực hiện quyền của mình tự do và chủ động hơn.
Pháp lệnh THADS 2004 không qui định nghĩa vụ chứng minh dành cho người yêu cầu THA mà cơ quan THA (cụ thể là trách nhiệm thuộc về CHV) phải chủ động xây dựng và xác định các biện pháp, phương thức cần thiết để tổ chức THA theo yêu cầu của đương sự. Nhưng dự thảo Luật THADS, học
hỏi kinh nghiệm của nước ngoài (Pháp), đã qui định nghĩa vụ chứng minh điều kiện THA thuộc về người yêu cầu THA. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Thanh Thủy – Phó Cục trưởng Cục THADS (Bộ Tư pháp), xuất phát từ điều kiện kinh tế - xã hội ở nước ta nên trong dự thảo cũng qui định trường hợp đương sự không thể xác minh được điều kiện THA của người phải THA thì có quyền đề nghị cơ quan THA xác minh hộ.
Tóm lại, dù quyền yêu cầu THA được qui định có hạn chế trường hợp áp dụng hay không thì pháp luật cũng nhằm mục đích bảo vệ tối đa quyền lợi hợp pháp của các bên đương sự, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình THA.
Cũng theo Khoản 1 Điều 66, Luật thi hành án dân sự 2008 ta hiểu: Khi đương sự có yêu cầu bằng văn bản đối với Chấp hành viên về việc cần phải áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự nhằm ngăn chặn việc tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án của Người phải thi hành án thì Chấp hành viên có quyền áp dụng các biện pháp bảo đảm để hạn chế được những tình huống khó khăn có thể có trong việc thi hành án . Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của các đương sự trong các vụ, việc dân sự. Từ đó, chúng ta cũng có thể ngầm hiểu rằng, hầu như chỉ có đương sự là Người được thi hành án, tức là cá nhân, cơ quan, tổ chức, được hưởng quyền và lợi ích trong Bản án, quyết định được thi hành mới đưa ra yêu cầu áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án đối với Người phải thi hành án.
Người yêu cầu Chấp hành viên áp dụng biện pháp bảo đảm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về yêu cầu của mình. Trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp bảo đảm không đúng mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp bảo đảm hoặc người thứ ba thì phải bồi thường.
1.4. Các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự
Các biện pháp bảo đảm được dùng để thực hiện một nghĩa vụ. Khi một nghĩa vụ phải được thực hiện ngay hay khi một hợp đồng phải được thi
hành ngay trong một khoảng thời gian ngắn thì sẽ không nảy sinh nhiều vấn đề khó khăn. Mỗi bên chỉ việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Nhưng một khi nghĩa vụ không phải thực hiện ngay mà phải chờ một thời gian mới được thực hiện, thì lúc đó sẽ có những vấn đề đặt ra. Yếu tố cơ bản ở đây là mối quan hệ giữa người có quyền và người có nghĩa vụ. Cần phải đưa ra được những kỹ thuật pháp lý nhằm tạo dựng niềm tin của người có quyền vào giá trị pháp lý thực tế của những cam kết của người có nghĩa vụ. Các biện pháp bảo đảm đóng một vai trò rất lớn trong đời sống kinh tế, giúp người có quyền yên tâm hơn khi giao dịch với người có nghĩa vụ. Các biện pháp bảo đảm được dùng để bảo vệ người có quyền trước những rủi ro do người có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ. Việc không thực hiện nghĩa vụ có thể do người có nghĩa vụ quên không thực hiện hoặc do gian lận, cố tình tẩu tán tài sản nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ.
Về mặt kỹ thuật, các biện pháp bảo đảm có thể phát sinh từ một người thứ ba. Người thứ ba này cam kết chịu trách nhiệm thay cho người có nghĩa vụ chính. Trong trường này, rủi ro được chia làm hai. Biện pháp bảo đảm đó được gọi là biện pháp bảo đảm bằng nhân thân (bảo lãnh). Các biện pháp bảo đảm bằng nhân thân có cơ sở là toàn bộ tài sản của hai người được xủ lý lần lượt từng khối tài sản, hết tài sản cuả người này đến tài sản của người kia. Nhưng, các biện pháp bảo đảm nói chung cũng có cơ sở là từng tài sản riêng biệt được dùng để đảm bảo cho một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ. Trong trường hợp đó được gọi là các biện pháp bảo đảm bằng tài sản.
Trên thực tế, trong công tác áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự, sau khi Bản án, quyết định của Tòa án được ban hành thì Chấp hành viên phải căn cứ vào nội dung bản án, quyết định, tính chất, mức độ, nghĩa vụ thi hành án, đề nghị của đương sự và tình hình thực tế của địa phương để lựa chọn biện pháp bảo đảm thi hành án thích hợp
(Khoản 1, Điều 8, Nghị định Chính phủ số 58/2009/NĐ- CP ngày 13 tháng 7 năm 2009 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành án một số điều của Luật thi hành án dân sự năm 2008)
Việc phân loại các biện pháp bảo đảm dựa trên những cơ sở sau:
Theo đối tượng: các biện pháp bảo đảm được chia thành các biện pháp bảo đảm bằng nhân thân (bảo lãnh) và các biện pháp bảo đảm bằng tài sản.
Theo căn cứ xác lập: các biện pháp bảo đảm được chia thành 3 loại: các biện pháp bảo đảm áp dụng những quy định của pháp luật; các biện pháp bảo đảm áp dụng theo thỏa thuận của các bên; các biện pháp bảo đảm áp dụng theo quyết định của tòa án (các biện pháp bảo đảm tư pháp)
Theo cơ sở của biện pháp bảo đảm : các biện pháp bảo đảm có cơ sở là các tài sản xác định; các biện pháp bảo đảm có cơ sở là một khối tài sản xác định hoặc không xác định .
Ví dụ:
Có nhiều biện pháp bảo đảm khác nhau đối với bất động sản như thế chấp, cầm cố bất động sản.
Thế chấp là một biện pháp bảo đảm giành cho người có quyền đề phòng khả năng không thực hiện nghĩa vụ của người có nghĩa vụ. Đây là biện pháp bảo đảm bằng tài sản thông qua việc người mắc nợ dùng một bất động sản của mình để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ đối với chủ nợ, nhưng người mắc nợ không mất quyền chiếm hữu đối với bất động sản đó. Như vậy, thế chấp là một quyền đối vật của chủ nợ theo đó,nếu người mắc nợ không thực hiện nghĩa vụ thì tài sản thế chấp sẽ bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ đối với chủ nợ,cho dù lúc đó tài sản thế chấp đang nằm trong tay ai.
Biện pháp cầm cố: trong lĩnh vực dân sự, hợp đồng cầm cố là một hợp đồng theo đó, người có nghĩa vụ giao cho người có quyền một vật để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ.
Trong thi hành án dàn sự, để việc áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án được chặt chẽ, hạn chế việc lạm dụng, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự cũng như nhằm hạn chế tình trạng khiếu nại tố cáo của đương sự đối với Chấp hành viên thì pháp luật cần phải có những quy định rõ về thủ tục, thời hạn và trách nhiệm của Chấp hành viên khi áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án. Trên tinh thần đó, Luật thi hành án dân sự năm 2008 đã quy định Chấp hành viên có quyền tự mình hoặc theo yêu cầu bằng văn bản của đương sự áp dụng ngay các biện pháp bảo đảm thi hành án nhằm ngăn chặn việc tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án. Khi áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án, Chấp hành viên không phải thông báo trước cho đương sự. Các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự bao gồm: phong tỏa tài khoản; tạm giữ tài sản, giấy tờ; tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản. Cụ thể: