1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về đạo đức cách mạng vào việc nâng cao đạo đức đối với cán bộ đảng viên

32 1,4K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 180 KB

Nội dung

Ý thức được tầm quan trọng trong việc nâng cao phẩm chất chính trị đạo đứcCách mạng, nên Đảng ta luôn quan tâm đến việc giáo dục phẩm chất đạo đức chocán bộ Đảng viên, coi đây là phương

Trang 1

Ý thức được tầm quan trọng trong việc nâng cao phẩm chất chính trị đạo đứcCách mạng, nên Đảng ta luôn quan tâm đến việc giáo dục phẩm chất đạo đức chocán bộ Đảng viên, coi đây là phương thức lãnh đạo cốt yếu

Kết quả đạt được trong quá trình xây dựng và trưởng thành Đảng đã tạo đượcmột đội ngũ cán bộ có đủ năng lực, bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đứctrong sáng, có lối sống lành mạnh, năng động thích ứng với cơ chế mới, tích cựcchăm lo sự nghiệp chung đưa nước ta ngày một phát triển bền vững về cả mặt anninh, chính trị, kiểm tra-xã hội được bè bạn khắp nơi kính phục

Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một bộ phận cán bộ Đảng viên( kể cả những cán

bộ Đảng viên có trình độ, kiến thức cao đã có biểu hiện suy thái về đạo đức, ý thức

tổ chức kỷ luật kém, năng lực quản lý điều hành thấp, tham vọng cá nhân, bè phái,cục bộ địa phương, gây mất đoàn kết nội bộ chạy theo lối sống thực dụng gây ảnhhưởng không nhỏ đến uy tín, thanh danh của Đảng

Trong xã hội ta đang diễn ra cuộc đấu tranh giữa hai lối sống: Lối sống có lýtưởng lành mạnh, trung thực, sống bằng lao động của chính mình, có ý thức tôn

Trang 2

trọng và bảo vệ của công , chăm lo lợi ích của tập thể, của nhà nước với lối sốngthực dụng, dối trá, ích kỷ, ăn bám, chạy theo đồng tiền Đến nay tình trạng đó đãđang diễn ra ngay trong Đảng Từ chỗ chỉ có “một bộ phận “ thì nay đang diễn ra ở

“một bộ phận không nhỏ” trong đó có cả Đảng viên có chức có quyền

Nhà trường XHCN là nơi chăm lo bồi dưỡng thế hệ Cách mạng cho đời sau,Đảng cần phải chăm lo, giáo dục đạo đức Cách mạng cho họ, đào tạo họ thànhnhững người thừa kế xây dựng CNXH vừa “hồng” vừa “chuyên”

Nhưng nhà trường không ảnh hưởng nếu tồn tại trong một xã hội mà vấn đềđạo đức bị suy thái Là một Đảng viên làm công tác giáo dục tôi luôn trăn trở về vấn

đề trên, nên tôi tập trung tìm hiểu nghiên cứu tìm cơ sở lý luận để tận dụng vào thực

tế tốt hơn

2 Tình hình nghiên cứu đạo đức Cách mạng của Hồ Chí Minh.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức là một bộ phận lớn trong triết lý sống vàhành động của Hồ Chí Minh Giáo sư Trần Văn Giàu cho rằng: “ Trong hàng ngũlãnh tụ Cách mạng thế giới trong thế kỷ XX, Cụ Hồ là người nhấn mạnh nhiều đếnđạo đức”

Đã có rất nhiều cuộc hội thảo kể cả trong và ngoài nước bàn về tư tưởng HồChí Minh trong đó có tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức Tổ chức giáo dục, khoahọc, văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) phong tặng Hồ Chí Minh là danhnhân văn hóa kiệt xuất trong đó hàm chứa cả văn hóa đạo đức

Với một tư tưởng phong phú hàm chứa một phạm trù to lớn như vậy thực tế

ở địa phương phần lớn cán bộ Đảng viên chưa có điều kiện để đi đâu nghiên cứu,hoặc nếu có thì vẫn chung chung, chưa thực sự đặt vấn đề cụ thể, bố trí thời gian đểcán bộ Đảng viên và nhân dân có điều kiện học tập nghiên cứu thấm nhuần đạo đứccủa Người Nên bản thân tôi rất tâm đắc với đề tài này mong góp phần nhỏ bé vàoviệc vận dụng lý luận để giáo dục cán bộ Đảng viên ở địa phương

3 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Để hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương, tập trung xây dựng vàphát triển kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội nâng cao đời sống vật chất và tinhthần cho nhân dân, góp phần giữ vững an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội, đòi

Trang 3

hỏi mỗi cán bộ Đảng viên trong toàn Đảng bộ phải có bản lĩnh chính trị vững vàng,

có phẩm chất đạo đức trong sáng, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có ý thức tổchức kỷ luật cao chấp hành tốt các chủ trương đường lối của Đảng và pháp luật củaNhà nước, có mối quan hệ mật thiết với nhân dân, được nhân dân tin tưởng

Nhằm nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ Đảng viên và nhân dân, thấmnhuần tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh đáp ứng được nhu cầu nhiệm vụ Cách mạng

trong giai đoạn hiện nay nên tôi chọn đề tài “ VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ

MINH VỀ ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG VÀO VIỆC NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC ĐỐI VỚI CÁN BỘ ĐẢNG VIÊN” để làm khóa luận tốt nghiệp lớp trung cấp lý

luận Quế Sơn khóa học 2004-2006

4 Phương pháp nghiên cứu đề tài

Vận dụng kiến thức đã học ở trường, kết hợp tham khảo tư liệu, dùng lý luậnkhoa học biện chứng di vật lịch sử để chứng minh đạo đức cách mạng của Hồ ChíMinh Kết hợp thực tiễn trên cơ sở khảo sát thực trạng đạo đức Cách mạng cán bộĐảng viên ở đơn vị theo quan điểm khách quan, lịch sử cụ thể thông qua điều dưluận xã hội và phương pháp xã hội học để đánh giá đạo đức Cách mạng của cán bộĐảng viên ở đơn vị

5 Giới hạn của đề tài

Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là đề tài rất rộng, nội dung đa dạng phongphú nhưng khả năng nhận thức và tư duy của bản thân có hạn, dựa trên những kiếnthức cơ bản mà bản thân đã học được để xây dựng khóa luận này Trong quá trìnhnghiên cứu soạn thảo sẽ không tránh khỏi những thiếu sót hạn chế Rất kính mongđược sự quan tâm góp ý xây dựng của thầy cô giáo, nhất là thầy giáo thạc sĩ NguyễnVăn Hưng để bản thân hoàn thành nhiệm vụ

NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI BAO GỒM:

 PHẦN MỞ ĐẦU

 PHẦN I : Lý luận chung về tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh

 PHẦN II : Thực trạng về đạo đức Cách mạng của cán bộ Đảng viên thuộcĐảng bộ xã Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay

Trang 4

 PHẦN III : Phương hướng, biện pháp nâng cao phẩm chất đạo đức Cáchmạng của người cán bộ Đảng viên nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới

 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

Trang 5

PHẦN I :

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG

I Khái quát chung

1 Các khái niệm liên quan

a Đạo đức

Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội bao gồm những nguyên tắc và chuẩnmực xã hội, nhờ đó mà con người tự giác điều chỉnh hành vi cho phù hợp với lợiích, hạnh phúc của mình và sự tiến bộ xã hội trong mỗi quan hệ người và người, conngười với tự nhiên

b Đạo đức cách mạng

Khách quan mà nói, mãi cho đến nay, chưa có một tài liệu nào trình bày cụthể, đầy đủ với tư cách là một khái niệm về đạo đức cách mạng Chính chủ tịch HồChí Minh cũng chưa một lần bàn về khái niệm này Tuy nhiên với cụm từ “đạo đứccách mạng” hay ‘đạo đức mới” chúng ta có thể hiểu nó dưới những góc độ sau :

Xét dưới góc độ giai cấp, đạo đức cách mạng là đạo đức của giai cấp côngnhân, nó góp phần đảm bảo cho giai cấp công nhân ở mỗi quốc gia dân tộc và trêntoàn thế giới có đủ tư cách đảm nhận sứ mệnh lịch sử lãnh đạo cuộc đấu tranh đánh

đổ chủ nghĩa tư bản, xây dựng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản Đây là mộtloại đạo đức mới mẽ, hoàn toàn khác xa với đạo đức cũ, đạo đức của giai cấp bóclột

Xét dưới góc độ thể chế chính trị, đạo đức cách mạng là một đạo đức thuộcphạm trù đạo đức cộng sản chủ nghĩa Dẫu rằng với trình độ phát triển của nước tahiện nay, tính chất cộng sản chủ nghĩa của đạo đức còn ở mức độ thấp, nhưngkhông vì thế mà nó không thể hiện ít nhiều đặc trưng chung của đạo đức mới, đạođức cách mạng

Khi nói tới đạo đức cộng sản – thức đạo đức được hình thành từng bướctrong quá trình cách mạng XHCN và xây dựng CNXH V.I Lênin đã viết “Cơ sởcủa đạo đức cộng sản là cuộc đấu tranh để củng cố và hoàn thành công cuộc gópphần đoàn kết tất cả những người lao động chung quanh giai cấp vô sản đang sángtạo ra xã hội mới”

Trang 6

2 Vai trò của đạo đức cách mạng

Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần quí giá của toàn Đảng,toàn dân Tài sản đó đã và đang biến thành sức mạnh vật chất soi đường chỉ lối cho

cả dân tộc đi lên Mỗi thắng lợi của cách mạng Việt Nam đều có vai trò hết sức tolớn của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh có truyền thống từ những đạo đức tốt đẹpcủa dân tộc Việt Nam và tinh hoa đạo đức văn minh nhân loại

Vai trò của đạo đức cách mạng có tầm quan trọng đặc biệt đối với cán bộ,Đảng viên và đối với công tác cán bộ Theo Hồ Chí Minh đạo đức cách mạng là cáigốc của cán bộ và Đảng viên Tiêu chuẩn đầu tiên của người cán bộ, Đảng viên làđạo đức cách mạng, có sức mạnh mới gánh nặng và đi được xa, người cách mạngphải có đạo đức cách mạng thì mới hoàn thành nhiệm vụ Đạo đức cách mạng tạonên sức mạnh cho cán bộ, Đảng viên Người ví “Sông phải có nguồn mới có nước,không có nguồn thì sông cạn, cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo, người cáchmạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo đượcnhân dân”

Vai trò to lớn của đạo đức cách mạng được Người ghi ngay trong tác phẩm

”Đường cách mệnh” một tác phẩm chuẩn bị mọi mặt về tư tương, chính trị, tổ chứccho việc thành lập Đảng cho cách mạng ở Việt Nam, vấn đề Người quan tâm đề cậpđầu tiên là tư tưởng của một người cách mệnh Theo chủ tịch Hồ Chí Minh tư cáchmột người cách mệnh được thể hiện ba mặt cơ bản: đối với bản thân, đối với người

và đối với công việc Trước hết đối với bản thân, tự mình phải : Cần – kiệm – liêm– chính – chí công vô tư, giữ chủ nghĩa cho vững Đối với người, với từng người thìkhoan thứ, có lòng bày vẽ cho người Với đoàn thể thì nghiêm túc mà không táobạo Đối với công việc phải xem xét hoàn cảnh kỹ càng, quyết đoán, dũng cảm,phục tùng toàn thể

Đây chính là những vấn đề cơ bản của đạo đức mới, đạo đức của người cộngsản lần đầu tiên được đề cập ở Việt Nam Người cách mệnh đó phải là những người

có đức- tài – trí – dũng Đó là con người một lòng một dạ vì Đảng, vì dân, vì lýtưởng cách mạng Đó là con người có tổ chức, gắn bó với tổ chức, với đoàn thểđồng thời biết phát huy năng lực cá nhân Tư cách người cách mệnh khác hẳn vớichủ nghĩa anh hùng cá nhân, đặt mình lên trên tổ chức, đề cao cái “tôi” Đạo đức

Trang 7

của người anh hùng cách mạng được đề cập trong tác phẩm phù hợp với truyềnthống đạo đức của dân tộc ta, đáp ứng yêu cầu cách mạng và cũng rất đúng vớinguyên tắc của chủ nghĩa Mác – Lênin và đạo đức người cách mạng.

Như vậy, ngay từ đầu và xuyên suốt cuộc đời cách mạng của mình, Chủ tịch

Hồ Chí Minh thường xuyên quan tâm tới việc giáo dục rèn luyện đạo đức của ngườiĐảng viên cộng sản “Vì muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho loài người làmột công việc to tát mà mình không có đạo đức, không có căn bản, tự mình đã hủhóa xấu xa thì không làm nổi việc gì” Làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xãhội mới thì sự nghiệp rất vẻ vang, nhưng đó cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề, mộtcuộc đấu tranh rất phức tạp, lâu dài, gian khổ Đòi hỏi người cách mạng phải có đạođức cách mạng làm nền tảng mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang

II Những đặc trưng của đạo đức cách mạng của Hồ Chí Minh

1 Tính thống nhất

a Thống nhất giữa đạo đức và hiệu quả công việc

Theo Hồ Chí Minh thì hiệu quả công việc là thước đo của đạo đức cáchmạng, đạo đức cách mạng được thể hiện bằng những hành động thiết thực và hiệuquả công việc, nói đi đôi với làm, nói ít làm nhiều, làm việc có hiệu quả thì đó mới

là người có đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh cũng nhắc nhở cán bộ, Đảng viênquyết tâm không chỉ ở hội trường, ở lời nói mà còn phải thể hiện trong công việchàng ngày của cán bộ, Đảng viên Hồ Chí Minh từng dạy: Học mãi, học nhiềunhưng không phải học chỉ để biết mà để vận dụng tri thức vào thực tiễn phong phúđầy biến động của dân tộc và làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dânchủ văn minh Học để cải tạo thế giới “ Học để hành”, “Biết lý luận mà không thựchành thì cũng vô ích”

Hồ Chí Minh dạy rằng trăm bài tuyên truyền không bằng một việc làm cụthể Vấn đề là hiệu quả cuối cùng thông qua hành động và việc làm cụ thể Muốnthế, trong quá trình giáo dục phải găn học với hành Hồ Chí Minh phê phán việchuấn luyện cán bộ còn hữu danh vô thực, chỉ làm cốt nhiều mà không thiết thực, chiđáo Cái ‘thực” trong giáo dục mà Hồ Chí Minh mong muốn chính là: “Học để sữa

Trang 8

chữa tư tưởng”, “Học để tu dưỡng đạo đức cách mạng”, “ Học để tin tưởng”, “Học

để hành”

Đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh không tách rời, không đối lập với chủnghĩa xã hội, hạnh phúc của nhân dân Ngược lại, không có sự thành công của sựnghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng cuộc kiến thiết đất nước lên chủnghĩa xã hội mà không có con người xã hội chủ nghĩa với đạo đức cách mạng chânchính Vì vậy mà mong muốn của chủ tịch Hồ Chí Minh là đào tạo những thànhviên có đạo đức cách mạng để sản xuất cuộc sống mới, đem lại hạnh phúc thực sựcho nhân dân

b Thống nhất giữa đức và tài

Hồ Chí Minh chỉ rõ hai tiêu chuẩn cần có trong cấu trúc nhân cách người cán

bộ cách mạng là vừa có đạo đức vừa có tài, trong đó đạo đức là gốc Hồ Chí Minhkhẳng định: “ Nếu không có đạo đức cách mạng thì tài cũng vô dụng”, người cáchmạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng mới hoàn thành được nhiệm vụ vẻvang Người khẳng định : ”Đức là gốc” Nhưng Người cũng chỉ rõ: ” Nếu có đức

mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, nếu có đức thôi mà không có tài thì nhưông bụt ngồi trong chùa” Muốn có tài trước hết phải có kiến thức, phải ra sức họctập Hồ Chí Minh chỉ huấn : “ Học hỏi là một việc suốt đời, còn sống thì phải học,còn phải hoạt động cách mạng”

Tính thống nhất giữa đức và tài trong tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ dừnglại ở đức tính con người, không chỉ hiền lành mà còn thể hiện năng lực con ngườinhất định, người cán bộ có tài mà thiếu đức thường gây ra những tác hại không nhỏ;ngược lại, người cán bộ có đức mà thiếu tài thì không thể hoàn thành nhiệm vụđược giao Trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, con người không thể không có tríthức để nắm vững được những tiến bộ khoa học kỹ thuật Vì vậy đòi hỏi mọi ngườikhông ngừng tu dưỡng rèn luyện đạo đức cách mạng và không ngừng nâng caotrình độ cách mạng và không ngừng nâng cao trình độ mọi mặt, trước hết là học tập

lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin để nâng cao trình độ giác ngộ chính trị đồng thời vậndụng vào quá trình hoạt động thực tiễn

c Tính thống nhất giữa đạo đức cách mạng với cuộc sống đời thường, giữu việc lớn và việc nhỏ, giữa việc chung và việc riêng.

Trang 9

Đạo đức cách mạng đã xóa bỏ những chuẩn mực phong kiến vốn có tróibuộc nhân dân lao động vào những lễ giáo hủ tục, phục vụ cho chế độ đẳng cấp nôdịch của xã hội phong kiến Đạo đức cách mạng của Hồ Chí Minh cũng hoàn toànđối lập với đạo đức cá nhân chủ nghĩa, ích kỷ cực đoan của giai cấp tư sản, nó cũng

xa lạ với đạo đức của người tiểu tư sản, kìm hãm con người trong những ích kỷriêng tư, cục bộ hẹp hòi cũng như trong vòng gia trưởng nhỏ bé Nó cũng xa lạ vớiđạo đức tôn giáo ru ngủ con người tu thân, khắc kỷ cam chịu số phận để hướng vàocuộc sống tốt đẹp nơi thiêng đàng

Ngược lại tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức cách mạng nhằm giảiquyết những vấn đề ích nước lợi dân Đạo đức cách mạng của Người chú trọng từviệc lớn đến việc nhỏ, từ việc chung đến việc riêng Người có đạo đức cách mạng làphải biết đặt lợi ích của dân tộc, của nhân dân lên trên hết, nhưng đồng thời phảisống chan hòa, sống đời thường với nhân dân để nắm rõ tâm tư nguyện vọng củanhân dân Người nói : “ Gia đình to và gia đình nhỏ thì người có đạo đức cách mạngphải chọn gia đình to nhưng đồng thời phải quan tâm đến gia đình nhỏ”

Khi nói về công việc chung và công việc riêng Bác nói rằng không nên xemnhẹ lợi ích cá nhân bởi vì mỗi người đều có cái riêng của mình Nếu lợi ích cá nhânkhông trái với lợi ích chung của tập thể thì không phải là xấu Công việc chung củatập thể đảm bảo lợi ích đầy đủ nhất thì lợi ích cá nhân cũng được thỏa mãn Ở HồChí Minh việc riêng của Người và việc chung của cách mạng đã hòa thành một, đó

là hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, phục vụ tổ quốc

2 Tính toàn diện

Đạo đức Hồ Chí Minh được đặt ra và xem xét trên tất cả các mặt, các đốitượng, các giai cấp, các tầng lớp, trong tất cả các mọi lĩnh vực của đời sống xã hội,mọi mặt hoạt động của con người một cách khách quan, toàn diện Vì vậy, ở Hồ ChíMinh ta nhận thấy sự thống nhất giữa đạo đức và chính trị, giữa lời nói và việc làm,giữa đạo đức cách mạng và đạo đức đời thường, giữa truyền thống đạo đức tốt đẹpcủa dân tộc và tinh hoa đạo đức nhân loại Cho nên tư tưởng đạo đức của Người vừađậm đà truyền thống nhân ái, yêu thương con người da diết, vừa mang tính cáchmạng triệt để mạnh mẽ kiên cường, chống lại mọi kẻ thù từ phong kiến đến đế quốc

Trang 10

thực dân; chống lại sự nghèo nàn lạc hậu, cái xấu, cái sai nhằm hướng tới cái ích,chân, thiện, mỹ.

Người động viên mọi tầng lớp tham gia mọi việc, người lớn làm việc lớn,người nhỏ làm việc nhỏ Hồ Chí Minh luôn luôn giáo dục đạo đức cách mạng chotất cả mọi người, nhất là cán bộ lãnh đạo, Đảng viên Người đặc biệt quan tâm đếnthế hệ trẻ, thanh thiếu niên và nhi đồng Vì vậy trong di chúc Bác đã căn dặn Đảng

ta : Bồi dưỡng thế hệ trẻ cho đời sau là một việc làm rất quan trọng và rất cần thiết,

và : Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức chủ nghĩa Mác – Lênin, đào tạo họthành những người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”

3 Những chuẩn mực đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh

a Trung với nước, hiếu với dân

Về quan niệm đạo đức thì mối quan hệ giữa người với đất nước mình, vớinhân dân, dân tộc mình là mối quan hệ lớn nhất Về phẩm chất đạo đức thì trung vớinước, hiếu với dân là phẩm chất bao trùm nhất, quan trọng nhất và chi phối cácphẩm chất khác Tư tưởng trung với nước, hiếu với dân của Bác không những kếthừa giá trị chủ nghĩa yêu nước truyền thống của dân tộc mà còn vượt qua hạn chếcủa truyền thống đó Trung với nước là trung thành với sự nghiệp dựng nước và giữnước, với con đường đi lên của đất nước Nước ở đây là nước của dân còn dân lại làchủ nhân của đất nước

Hiếu với dân không chỉ dừng lại ở chủ nghĩa thương dân với tính chất lànhững đối tượng cần phải “dạy dỗ, chăn dắt, ban ơn”, mà vấn đề là phải gần dân,gắn bó với dân, lấy dân làm gốc, phải nắm vững dân tình, hiểu rõ dân tâm, phảithường xuyên quan tâm tới việc cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí để nhân dân sửdụng quyền làm chủ, xứng đáng là người làm chủ

Thời trước quan là phụ mẫu của nhân, nay là cán bộ, Đảng viên là người đầy

tớ trung thành của nhân dân Bác viết : “ Đảng ta vĩ đại vì ngoài lợi của giai cấp,của nhân dân , của dân tộc, Đảng ta không có lợi ích nào khác”, hoặc ‘ bao nhiêuquyền hạn đều ở nơi dân” tình cảm đó bắt nguồn từ cuộc sống giản dị gần gũi vớinhân dân lao động bị áp bức

Trung với nước, hiếu với dân ở Hồ Chí Minh biểu hiện ở việc tìm đường cứunước, suốt cả cuộc đời lo cho sự nghiệp cách mạng, hết lòng, hết sức phục vụ cho

Trang 11

nhân dân, cho tổ quốc Người viết: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc làlàm cho đất nước ta được hoàn toàn độc lập, dân tộc ta hoàn toàn được tự do, đồngbào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”.

b Yêu thương con người

Tình yêu thương đó trước hết dành cho người cùng khổ, những người laođộng bị áp bức bóc lột Tình yêu thương đó đã được thể hiện qua ham muốn tột bậccủa Người là nước được độc lập, dân được tự do, mọi người ai cũng hạnh phúc Nếukhông có tình yêu thương con người như vậy thì không thể nói đến cách mạng, càngkhông thể nói đến chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản

TÌnh yêu thương con người của Bác còn thể hiện đối với những người có sailầm khuyết điểm nhưng đã nhận rõ khuyết điểm sai lầm và cố gắng sữa chữa, kể cảnhững người lầm đường lạc lối ngay cả với kẻ thù đã bị thương, bị bắt

Trước lúc vĩnh biệt chúng ta Người căn dặn Đảng ‘ phải có tình đồng chíyêu thương lẫn nhau” Đây chính là điều nhắc nhở cán bộ, Đảng viên phải luôn luônchú ý đến phẩm chất yêu thương con người

c Cần – kiệm – liêm – chính – chí công vô tư

Về yêu cầu đối với người cán bộ, Đảng viên phải là người có khả năng hoànthành nhiệm vụ Cán bộ, Đảng viên không những phải có giá trị, có dũng, có mưu

mà còn phải là người cần – kiệm – liêm – chính – chí công vô tư; phải biết “lo trướcthiên hạ, vui sau mọi người” Đó là những người có tài, có đức,phải “hồng thắmchuyên sâu”

Phẩm chất cần – kiệm – liêm – chính – chí công vô tư đòi hỏi mỗi người phảilấy chính mình để tự điều chỉnh Chính vì vậy, đây là vấn đề rất phức tạp, nói dễ,làm khó Và trong cuộc sống vẫn thường hay vi phạm vì nó động chạm đến lợi íchvật chất cụ thể để đưa con người đến những hành vi vô đạo đức

Cần là siêng năng chăm chỉ lao động, công tác để nâng cao năng suất, chất

lượng và hiệu quả trong công việc Người phê phán: Ai lười biếng là có tộivới đồng bào, với tổ quốc

Kiệm là tiết kiệm thì giờ, tiền bạc, của cải không xa xỉ, lãng phí Kiệm để

tích lũy thêm vốn đầu tư để mở rộng sản xuất Cần mà không kiệm như gióvào nhà trống Kiệm mà không cần thì không tăng thêm, không phát triển

Trang 12

Tuy nhiên, Bác nhắc nhở thêm, kiệm không có nghĩa là bủn xỉn, việc gì đúngchỉ tiêu mà có lợi và phát triển thì phải chi tiêu.

Liêm là tâm hồn trong sáng, giữ gìn của công, không tham lam, không hối

lộ, không nhận hối lộ Liêm trở thành thước đo tính người của mỗi người HồChí Minh nhắc nhở cán bộ các cơ quan, các đoàn thể cấp cao thì quyền to,cấp thấp thì quyền nhỏ Dù to hay nhỏ, các quyền mà thiếu lương tâm thì códịp đục khoét, có dịp ăn của đút Bác xử rất nghiêm đối với tội bất liêm Bácnói : Một dân tộc biết cần, biết kiệm, biết liêm thì dân tộc đó giàu về vậtchất, mạnh về tinh thần, là một dân tộc văn minh, tiến bộ Cần – kiệm – liêmthì trở thành con người chính trực

Chính là thẳng thắn, quang minh, chính đại, trong sáng Việc gì có lợi cho

dân tộc thì dù khó mấy cũng phải làm Chính được biểu hiện và giải quyếttrong ba mối quan hệ: với mình, với người, với việc Với chính mình thì phảichính trước thì mới giúp được người khác chính Thượng bất chính, hạ tấtloạn Đối với người có cùng mục tiêu lý tưởng thì phải yêu thương, kínhtrọng giúp đỡ Đối với việc phải đặt lợi ích tập thể, từ bỏ chủ nghĩa cá nhân

Chí công vô tư là việc ích nước lợi nhà, hết lòng hết sức phục vụ cho nhân

dân, phục vụ Tổ quốc, không ham địa vị và công danh phú quí Có chí công

vô tư thì lòng dạ mới trong trẻo, đầu óc sáng suốt Chí công vô tư là nêu caochủ nghĩa tập thể, từ bỏ chủ nghĩa cá nhân

Nói về chủ nghĩa cá nhân, Hồ Chí Minh chỉ rõ: trong công cuộc xây dựngchủ nghĩa xã hội, kẻ địch gồm có ba loại : chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa đế quốc là

kẻ địch rất nguy hiểm, thói quen cố hữu là kẻ địch to, nó ngấm ngầm ngăn trở cáchmạng tiến bộ, loại địch thứ ba là chủ nghĩa cá nhân đang ẩn nấp trong mỗi chúng ta

Nó là đồng minh của hai kẻ thù kia

Trong bài “ Nâng cao đạo đức cách mạng quét sạch chủ nghĩa cá nhân”.Người cũng chỉ ra: “có một số ít cán bộ, Đảng viên mà đạo đức còn thấp kém, họmang nặng chủ nghĩa cá nhân, việc gì cũng nghĩ cũng nghĩ tới lợi ích riêng củamình là trước hết”, họ không lo “mình vì mọi người” mà chỉ muốn “mọi người vìmình” Vì vậy phải quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng.Trong sự nghiệp công nhân xã hội chủ nghĩa “chủ nghĩa cá nhân là một trở lực lớn

Trang 13

trong việc xây dựng chủ nghĩa xã hội Cho nên thắng lợi của chủ nghĩa xã hộikhông thể tách rời thắng lợi của việc đấu tranh từ bỏ chủ nghĩa cá nhân”.

Mặt khác, Hồ Chí Minh cho rằng chủ nghĩa cá nhân không phải là “ giày xéolên lợi ích cá nhân” bởi vì mỗi người đều có lợi ích riêng của bản thân và gia đình.Nếu những lợi ích của cá nhân không trái với lợi ích tập thể thì không xấu Trongchế độ xã hội chủ nghĩa thì mỗi người là một bộ phận của tập thể, giữ mỗi vị trí nhấtđịnh và đóng góp một phần lao động cho mỗi xã hội Lợi ích chung của tập thểđược đảm bảo thì lợi ích riêng của cá nhân mới có điều kiện thỏa mãn

d Tinh thần quốc tế trong sáng – thủy chung

Đó là tinh thần quốc tế vô sản cao cả mà Bác Hồ đã nêu lên: “ Quan sơnmuôn dặm một nhà, bốn phương vô sản là anh em” Đó là tinh thần đoàn kết cácdân tộc bị áp bức với nhân dân lao động các nước Người có đạo đức cách mạngphải biết kết hợp lợi ích dân tộc với lợi ích quốc tế, coi lợi ích của dân tộc khác nhưlợi ích của dân tộc mình Tinh thần quốc tế vô sản gắn liền với tinh thần yêu nước.Nếu tinh thần yêu nước không chân chính và tinh thần quốc tế không trong sáng thì

có thể dẫn đến chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, sô vanh nước lớn, kỳ thị chủng tộc, sắctộc

3 Nguyên tắc rèn luyện đạo đức cách mạng

Theo Người, một tấm gương sáng có giá trị hơn tăm bài diến văn tuyêntruyền, có lẽ vì thế mà Chủ tịch Hồ Chí Minh rất chú trọng nêu gương về đạo đức

Từ ngày Bác ra đi tìm đường cứu nước đến khi trở thành lãnh tụ cách mạng ViệtNam, Người tự thân rèn luyện trong lao động, trong học tập và vược qua nhiều khókhăn nguy hiểm để giữ vững khí tiết người cộng sản Càng giữ chức vụ trọng tráchcao càng phải tự rèn luyện Người luôn nhắc nhở cán bộ, Đảng viên phải ra sức họctập về chính trị, văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ, trau dồi phẩm chất đạo đức cáchmạng, giáo dục đạo lý làm người

Đạo đức cách mạng không phải từ trên trời rơi xuống mà muốn có đạo đứccách mạng đòi hỏi tất cả mọi người phải đều phải tự giáo dục, phải bền bỉ rèn luyệnsuốt đời theo gương cần – kiệm – liêm – chính – chí công vô tư Đạo đức cáchmạng trong mỗi người luôn luôn biến đổi nếu không tự rèn luyện thì người hôm qua

Trang 14

có đạo đức cách mạng thì hôm nay không nhất thiết giữ được nếu như lòng dạnkhông trong sáng rơi vào chủ nghĩa cá nhân.

Muốn xây dựng đạo đức cách mạng thì phải nêu gương tốt, cán bộ, Đảngviên phải nêu gương đạo đức cách mạng cho nhân dân, cán bộ cấp trên phải nêugương đạo đức cách mạng cho cán bộ cấp dưới

Để phấn đấu rèn luyện và nêu gương tốt, người cán bộ, Đảng viên phải đềcao tinh thần tự phê bình và phê bình nghiêm túc Đây là một nguyên tắc cảu tổchức Đảng và Đảng viên Về mục đích của sự phê bình, Hồ Chí Minh cho rằng, conngười ai cũng có khuyết điểm chỉ khác nhau ở chỗ nặng hay nhẹ, ở trạng thái biểuhiện mà thôi Người đời không phải thần thánh nên không ai tránh khỏi khuyếtđiểm, vấn đề là phải cố gắng sửa chữa sai lầm khuyết điểm như thế nào Mỗi conngười đều có cái thiện và cái chính sách ở trong lòng, ta phải làm sao cho phần tửtốt ở mỗi con người này nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị bị mất dần đi, đó làthái độ của người cách mạng Như vậy thang thuốc hay nhất là phê bình và tự phêbình

Mục đích phê bình cốt để giúp nhau sửa chữa, giúp nhau tiến bộ Cốt để sửađổi cách làm việc sao cho tốt hơn, đúng hơn Cốt đoàn kết thống nhất nội bộ Mỗicán bộ, Đảng viên hàng ngày phải kiểm điểm, tự phê bình, tự sửa chữa Làm đượcnhư vậy thì trong Đảng sẽ không có bệnh, Đảng sẽ khỏe vô cùng Trong phê bình và

tự phê bình phải thẳng thắn, trung thực, khách quan, có lòng nhân ái

Cuối cùng, mỗi cán bộ, Đảng viên phải kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân,chủ nghĩa cơ hội giáo điều và những hành vi phi đạo đức trong xã hội Nó là kẻ thùcủa đạo đức cách mạng, vì vậy đối với từng người, trước hết phải đánh thẳng lòng

tà kẻ thù trong mình Với người khác và với việc thì phải phê phán đấu tranh, loại

bỏ những hiện tượng phi đạo đức đó Nhưng phải thấy rằng là nhằm xây dựngchống đi liền với xây và lấy xây làm chính, lấy gương người tốt việc tốt hằng ngày

để giáo dục lẫn nhau Đây là một cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng conngười mới Việt Nam xã hội chủ nghĩa

Trang 15

III Việc học tập, nghiên cứu đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh

Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII tại Đại hộiđại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã viết: “ Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệthống quan điểm toàn diện sâu sắc về những vấn đề cơ bản của Cách mạng ViệtNam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vàođiều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống của dântộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại…”

Tư tưởng Hồ Chí Minh có vị trí quan trọng trong đời sống chính trị của toànĐảng, toàn dân và cách mạng Việt Nam Ngày nay khi sự nghiệp đổi mới ở nước ta

đi vào chiều sâu, những biến chuyển trên thế giới ngày càng to lớn và phức tạp,những vấn đề mới đặc ra trong đời sống xã hội ngày càng nhiều, đòi hỏi phải làmsáng tỏ, tìm lời giải đáp, thì việc nghiên cứu học tập, bảo vệ vận dụng phát triển Tưtưởng đạo đức Hồ Chí Minh vào thực tế cuộc sống, trở thành nhiệm vụ quan trọngcấp bách trong công tác chính trị, tư tưởng, lý luận của toàn Đảng toàn dân ta

Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh bắt nguồn từ truyền thống đạo đức của dântộc Việt Nam, đã được hình thành trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc ta, đồngthời kế thừa tư tưởng đạo đức phương Đông, những tinh hoa đạo đức của nhân loạiđặc biệt là những tinh hoa, giá trị đạo đức của Mác, Ăngghen, Lênin đã để lại

Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh đặc biệt được mở rộng trong lĩnh vực đạođức của cán bộ Đảng viên khi Đảng đã trở thành Đảng cầm quyền Bác nói: ”Đảng

ta là một Đảng cầm quyền, mỗi Đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạođức cách mạng, thật sự cần – kiệm – liêm – chính – chí công vô tư Phải giữ gìnĐảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, người đầy tớ thật trungthành của nhân dân “

Điều căn dặn tâm huyết ấy của Người mãi mãi có ý nghĩa đối với việc tudưỡng rèn luyện đạo đức của cán bộ Đảng viên đối với công tác xây dựng Đảng

Trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh những phẩm chất đạo đức được nêu ra

là phù hợp với từng đối tượng, đáp ứng được nhu cầu của nhiệm vụ cách mạngtrong từng thời kỳ nhất định Từ đó Người đã khái quát chung thành những phẩmchất cơ bản nhất của con người Việt Nam trong thời đại mới Nói cách khác đó lànhững chuẩn mực chung nhất của nền đạo đức mới, đạo đức cách mạng Việt Nam

Trang 16

IV Kinh nghiệm về nghiên cứu và học tập vận dụng tư tưởng Hồ

Chí Minh

Từ những năm 20 của thế kỷ XX cùng với chủ nghĩa Mác – Lênin tư tưởng

Hồ Chí Minh đã đi vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam HồChí Minh và tư tưởng của Người đã đóng vai trò quyết định trong việc thống nhấtcác tổ chức cộng sản Việt Nam Trong sự nghiệp xây dựng Công nghiệp hóa – hiệnđại hóa đất nước có nhiều vấn đề mới xuất hiện thì việc học tập vận dụng bảo vệ vàphát triển tư tưởng đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh càng trở nên cấp bách hơn baogiờ hết trong hành trang của mỗi cán bộ, Đảng viên và của mỗi người dân ViệtNam

Đi vào thế kỷ XXI thì không thể thiếu tư tưởng Hồ Chí Minh nhất là tưtưởng đạo đức cách mạng sự nghiệp đổi mới vận dụng sáng tạo tư tưởng đó là điềukiện đưa đến mô hình xã hội chủ nghĩa với nhiều khuyết tật và thiếu sót

Tại hội thảo khoa học quốc tế chủ nghĩa xã hội hướng tới thế kỷ XXI tổ chức

ở Cu Ba vào tháng 10 năm 1997 các nhà khoa học của nhiều Đảng cách mạng đã cóchung nhận định bi kịch xã hội chủ nghĩa dẫn đến sai lệch bản chất xã hội chủ nghĩa

Sinh thời Hồ Chí Minh luôn đòi hỏi mỗi người phải thực hiện tốt phươngchâm : Lời nói đi đôi với việc làm Lý luận liên hệ với thực tiễn, hiện nay và hơnlúc nào hết công cuộc đổi mới ở mỗi người Việt Nam cần có sự thống nhất gắn chặtgiữa nghiên cứu với thấm nhuần hành động theo tư tưởng Hồ Chí Minh thực hiệnđòi hỏi đó sẽ đưa Việt Nam đến mục tiêu dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng,dân chủ, văn minh vững bước đi lên xã hội chủ nghĩa

Ngày đăng: 22/01/2016, 19:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w