1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển kết cấu hạ tầng ở xã nghi thái huyện nghi lộc nghệ an trong quá trình đô thị hóa thực trạng và giải pháp luận văn tốt nghiệp đại học

41 722 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 226,5 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ NGUYỄN THỊ MAI THƯƠNG PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG NGHI THÁIHUYỆN NGHI LỘCNGHỆ AN TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HOÁ: THỰC TRẠNG GIẢI PHÁP KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH SƯ PHẠM GDCT Người hướng dẫn khoa học : TS. Đinh Trung Thành Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Mai Thương Lớp : 48A GDCT Vinh - 2011 1 MỞ ĐẦU Lý do lựa chọn đề tài Trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng hội chủ nghĩa, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam có nhiều thuận lợi, đồng thời cũng đứng trước nhiều khó khăn thách thức to lớn. Trong đó, sự thiếu hụt lạc hậu về kết cấu hạ tầng là một trong những khó khăn cơ bản cản trở sự phát triển của nền kinh tế đất nước nói chung cũng như của nhiều ngành, nhiều vùng nhiều địa phương trong nước. Nghi Thái là một địa phương thuộc vùng nông thôn lân cận thành phố Vinh, là chịu nhiều tác động của quá trình đô thị hóa cũng là vùng có nhiều mối liên hệ trực tiếp với thành phố Vinh. Từ khi Tp.Vinh được quy hoạch thành phố loại I, với vai trò là trung tâm kinh tế, văn hoá, hội Bắc Trung Bộ đã kéo theo sự phát triển của các vùng phụ cận trong đó Nghi Thái. Để đáp ứng được những yêu cầu về sự phát triển trong bối cảnh mới, trong giai đoạn phát triển nhanh của quá trình đô thị hoá, Nghi Thái đã nhanh chóng mạnh dạn có những bước đi nhằm phát triển kết cấu hạ tầng cơ sở kết cấu hạ tầng nông thôn mới. Trong thời gian qua, diện mạo kết cấu hạ tầng Nghi Thái đã có nhiều thay đổi, từ các công trình hạ tầng kinh tế đến các công trình hạ tầng hội. Chính nhờ vậy kinh tế - hội của đã có nhiều bước phát triển đáng kể, chất lượng cuộc sống của người dân được nâng lên một bước rõ rệt. Nhằm làm rõ thực trạng phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - hội Nghi Thái trong những năm qua cũng như để có cơ sở đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - hội của địa phương trong quá trình đô thị hoá đang diễn ra mạnh mẽ, chúng tôi chọn vấn đề "Phát 2 triển kết cấu hạ tầng Nghi Thái, huyện Nghi Lộc, Nghệ An trong quá trình đô thị hoá: Thực trạng giải pháp" làm đề tài khoá luận tốt nghiệp. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài khoá luận Nghiên cứu lý luận về phát triển kết cấu hạ tầng, vai trò của nó đối với sự phát triển kinh tế hội của một quốc gia là đề tài của nhiều nhà nghiên cứu, nhiều luận văn khoa học cả nước ngoài cũng như Việt Nam. Đặc biệt là có nhiều bài viết về quá trình phát triển kết cấu hạ tầng nhiều tỉnh trong nước . - "Giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế địa phương bằng tín dụng Nhà nước", Nguyễn Thanh Nuôi (1996), Luận án tiến sỹ, Trường Đại học Tài chính- kế toán, Nội. - "Đô thị hoá chính sách phát triển đô thị trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá Việt Nam", Trần Ngọc Hiên, Trần Văn Chử (1998), Nxb chính trị quốc gia, Nội. - "Phát triển nông nghiệp nông thôn trong giai đoạn công nghiệp hoá hiện đại hoá Việt Nam", Nguyễn Văn Bình, Chu Tiến Quang (1999), Nxb Nông nghiệp Nội. - "Thu hút sử dụng vốn nước ngoài trong xây dựng kết cấu hạ tầng của ngành giao thông vận tải Việt Nam", Bùi Nguyên Khánh (2001), Luận án Tiến sỹ, Trường Đại học Ngoại Thương. - "Xây dựng hạ tầng cơ sở nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Việt nam", GS,TS. Đỗ Hoài Nam; PGS,TS. Lê Cao Đoàn (đồng chủ biên). NXB Khoa học hội, Nội, 2001. - "Cơ chế chính sách phát triển giao thông nông thôn trong chiến lược hiện đại hoá nông thôn", Ngọc Hiền, Tạp chí giao thông vận tải, Số 4 - 2001. - "Hoàn thiện cơ chế quản lý đối với đầu tư xây dựng giao thông nông thôn", Bùi Minh Tuấn (2001), Tạp chí Quản lý Nhà nước, số 7 -2001. 3 - "Thành tựu định hướng đầu tư phát triển giao thông nông thôn Việt Nam", Lê Ngọc Hoàn, Tạp chí GTVT Số 4/2002. - "Khai thác quản lý vốn đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị Việt Nam", Phan Lan Tú (2002), Luận án Tiến sỹ, Học viện tài chính. - "Về định hướng chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước ta", Tống Quốc Đạt - Tạp chí Kinh tế Dự báo, số 4/2005. - "Chiến lược cơ sở hạ tầng - Những vấn đề liên ngành", Báo cáo của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, 2006. - "Phát triển cơ sở hạ tầng: Tạo bước đột phá trong xóa đói giảm nghèo", Nông Văn Lập, báo Dân tộc & Phát triển - Số 57/2009. - "Thu hút sử dụng ODA vào phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế Việt Nam- TS. Phạm Thị Túy", Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, 2009. - "Những trở ngại về cơ sở hạ tầng của Việt Nam", Nguyễn Xuân Thành, tài liệu đối thoại chính sách UNDP Việt Nam ngày 02-06-2010, báo cáo nghiên cứu đối thoại chính sách. - "Phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - bước đột phá của Đảng bộ Vĩnh Long", Đặng Thị Ngọc Thịnh, Tạp chí Cộng sản Số 3 (219) năm 2011. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đây đều tập trung vào phân tích một hoặc nhiều khía cạnh từ những vấn đề về lý luận cơ bản, vai trò, yếu tố tác động, sự cần thiết phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật trên phạm vi cả nước hoặc một số vùng, khu vực kinh tế của đất nước đề xuấtcác giải pháp phát triển trong thời gian tới. Còn về phát triển kết cấu hạ tầng từng địa phương cụ thể đặc biệt trong quá trình đô thị hoá Nghi Thái, huyện Nghi Lộc, Nghệ An thì chưa có công trình nào đề cập đến. 4 3. Mục đích nhiệm vụ của đề tài - Mục đích: làm rõ tình hình phát triển kết cấu hạ tầng tại Nghi Thái, Nghi Lộc trong quá trình đô thị hóa từ đó đề xuất một số giải pháp cho xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng địa phương trong thời gian tới. - Nhiệm vụ: + Khái quát một số vấn đề lý luận về kết cấu hạ tầng, phát triển kết cấu hạ tầng trong quá trình đô thị hóa. + Làm rõ thực trạng phát triển kết cấu hạ tầng Nghi Thái trong thời gian gần đây, hiệu quả, khó khăn. + Đề xuất phương hướng, giải pháp cho quá trình phát triển kết cấu hạ tầng Nghi Thái trong thời gian tới nhằm đáp ứng yêu cầu của quá trình đô thị hóa. 4. Đối tượng phạm vi nghiên cứu - Đối tượng: phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - hội. - Phạm vi: địa bàn Nghi Thái, huyện Nghi Lộc trong giai đoạn 2004- 2010. 5. Phương pháp nghiên cứu Khóa luận trình bày trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, những quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam về phát triển kinh tế - hội. Để làm rõ những vấn đề lý luận thực tiễn, phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong khóa luận: phương pháp nghiên cứu kinh tế chính trị Mác- Lênin, phương pháp với phân tích, tổng hợp, phương pháp điều tra, phương pháp quy nạp, diễn dịch… 6. Ý nghĩa lý luận thực tiễn 5 - Đề tài góp phần làm rõ vai trò của phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế- hội trong quá trình phát triển kinh tế, hội của một địa phương vùng ven thành phố Vinh trong quá trình đô thị hoá. - Đề tài có thể làm cơ sở cho việc đề xuất, quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội địa phương trong giai đoạn hiện nay. 7. Cấu trúc khoá luận Ngoài các phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, khóa luận gồm hai chương: Chương 1: Sự cần thiết phát triển kết cấu hạ tầng đố với sự phát triển kinh tế- hội. Chương 2: Phát triển kết cấu hạ tầng Nghi Thái trong quá trình đô thị hóa: Thực trạng giải pháp. 6 NỘI DUNG Chương 1: SỰ CẦN THIẾT PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA 1.1 Lý luận chung về kết cấu hạ tầng kinh tế- hội 1.1.1 Khái niệm kết cấu hạ tầng Hiểu một cách khái quát, kết cấu hạ tầng là một bộ phận đặc thù của cơ sở vật chất kỹ thuật trong nền kinh tế quốc dân có chức năng, nhiệm vụ cơ bản là đảm bảo những điều kiện chung cần thiết cho quá trình sản xuất tái sản xuất mở rộng được diễn ra bình thường liên tục. Kết cấu hạ tầng cũng được định nghĩa là tổng thể các cơ sở vật chất, kỹ thuật, kiến trúc đóng vai trò nền tảng cho các hoạt động kinh tế hội được diễn ra một cách bình thường. Toàn bộ kết cấu hạ tầng có thể phân chia thành nhiều kiểu khác nhau dựa trên các tiêu chí khác nhau, cụ thể như: - Nếu căn cứ theo lĩnh vực kinh tế - hội thì kết cấu hạ tầng được phân chia thành: kết cấu hạ tầng phục vụ kinh tế, kết cấu hạ tầng phục vụ hoạt động hội, kết cấu hạ tầng phục vụ an ninh quốc phòng. Tuy nhiên trên thực tế, ít có loại kết cấu hạ tầng nào chỉ phục vụ kinh tế mà không phục vụ hoạt động hội ngược lại. - Nếu căn cứ theo sự phân nghành của nền kinh tế quốc dân thì kết cấu hạ tầng có thể được phân chia thành: kết cấu hạ tầng trong nông nghiệp, trong công nghiệp, trong giao thông vận tải, xậy dựng, hoạt động tài chính, ngân hàng, y tế, giáo dục, văn hóa hội… - Nếu căn cứ theo khu vực dân cư, vùng lãnh thổ, thì kết cấu hạ tầng có thể được phân chia thành: kết cấu hạ tầng đô thị, kết cấu hạ tầng nông thôn, kết cấu hạ tầng kinh tế biển (ở những nước có kinh tế biển, nhất là kinh tế 7 biển lớn như nước ta), kết cấu hạ tầng đồng bằng, trung du, miền núi, vùng trọng điểm công nghiệp, các thành phố lớn… Kết cấu hạ tầng mỗi lĩnh vực, mỗi khu vực bao gồm những công trình đặc trưng cho hoạt động của tùng lĩnh vực, mỗi ngành, khu vực những công trình liên quan đảm bảo cho hoạt động đồng bộ của toàn thể hệ thống. Trong nhiều công trình nghiên cứu về kết cấu hạ tầng, kết cấu hạ tầng được phân chia thành hai loại cơ bản gồm: kết cấu hạ tầng kinh tế kết cấu hạ tầng hội. 1.1.2. Các bộ phận cấu thành của kết cấu hạ tầng kinh tế - hội 1.1.2.1. Kết cấu hạ tầng kinh tế Kết cấu hạ tầng kinh tế là hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ cho các hoạt động kinh tế, nhằm mụch đích thúc đẩy các hoạt động kinh tế được diễn ra thông suốt thuận lợi. Các bộ phận cấu thành của kết cấu hạ tầng kinh tế bao gồm: - Các công trình hạ tầng kỹ thuật như: năng lượng (điện, than, dầu khí), bưu chính viễn thông phục vụ sản xuất đời sống. - Các công trình giao thông vận tải (đường bộ, đường sắt, đường biển, đường sông, đường hàng không, đường ống), các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông- lâm- ngư nghiệp… - Các công trình cơ bản phục vụ cho quá trình sản xuất, trao đổi như: nhà máy, công xưởng, kho bãi, vườn trồng, bến cảng, sân bay . Kết cấu hạ tầng kinh tế là bộ phận quan trọng trong hệ thống kinh tế, là động lực thúc đẩy đảm bảo cho nền kinh tế phát triển nhanh, ổn định, bền vững. 1.1.2.2. Kết cấu hạ tầng hội 8 Kết cấu hạ tầng hội là hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ cho những nhu cầu của hội như: nhu cầu sinh hoạt, vui chơi giải trí, học tập, nghiên cứu phát triển của con người. Các bộ phận cấu thành của kết cấu hạ tầng hội bao gồm: nhà ở, các cơ sở khoa học, trường học, bệnh viện, các công trình văn hóa, thể thao, trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí… các trang thiết bị đồng bộ với chúng. Đây là điều kiện thiết yếu để phục vụ, nâng cao mức sống của cộng đồng dân cư, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực phù hợp với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Như vậy kết cấu hạ tầng hội là tập hợp các công trình dân sinh hội một số ngành có tính chất dịch vụ hội; sản phẩm do chúng tạo ra thể hiện dưới hình thức dịch vụ thường mang tính chất công cộng, liên hệ với sự phát triển con người cả về thể chất lẫn tinh thần. 1.1.2 Đô thị hoá mối quan hệ giũa quá trình đô thị hoá với phát triển kết cấu hạ tầng Đô thị hoá là sự mở rộng của đô thị tính theo tỷ lệ phần trăm giữa số dân đô thị hay diện tích đô thị trên tổng số dân hay diện tích của một vùng hay khu vực. Nó cũng có thể tính theo tỷ lệ gia tăng của hai yếu tố đó theo thời gian. Nếu tính theo cách đầu thì nó còn được gọi là mức độ đô thị hóa; còn theo cách thứ hai, nó có tên là tốc độ đô thị hóa (Wikipedia www.chinhphu.vn). Sự phát triển của quá trình đô thị hoá đặt ra nhiều yêu cầu bức thiết đối với những địa phương phụ cận đặc biệt là về cơ sở hạ tầng. Chính bởi vậy mà trong giai đoạn hiện nay, phát triển kết cấu hạ tầng đi trước một bước tiếp tục là yêu cầu bức thiết đối với cả nước. Sự phát triển của quá trình đô thị hoá đã có nhiều tác động đến sự thay đổi, phát triển kết cấu hạ tầng các vùng lân cận thành phố, những vùng chịu tác động trực tiếp của đô thị hoá. Trên thực tế, cùng với quá trình đô thị hóa là 9 quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành cấu kinh tế vùng của nông thôn ven đô sang đô thị, góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế. Quá trình đô thị hóa ngoại thành làm cho tài nguyên đất, tài nguyên nước được quy hoạch, quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả cho phát triển kinh tế, văn hóa, hội, tạo thành những nét mới nông thôn. Về kinh tế, đô thị hoá gắn với công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã trực tiếp góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần tỷ trọng giá trị nông, lâm, thuỷ sản trong tổng thu nhập quốc dân trong nước (GDP) tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ trong GDP. Đối với nông nghiệp, cơ cấu nội ngành chuyển dịch theo hướng phát triển các cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao hơn.Và để đạt được những mục tiêu đó, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế đã được các địa phương vùng ngoại thành đầu tư phát triển trước một bước. Vì vậy mà hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn dần phát triển, đáp ứng ngày càng tốt hơn những yêu cầu đặt ra của quá trình phát triển kinh tế. Nhìn từ bình diện văn hoá - hội, làn sóng đô thị hoá đã kéo theo sự phát triển kết cấu hạ tầng văn hoá hội các vùng nông thôn lân cận thành phố. Hệ thống kết cấu hạ tầng hội phát triển mạnh mẽ phục vụ những nhu cầu ngày càng cao của người dân về văn hoá, giáo dục, y tế, vui chơi giải trí . Từ đó, diện mạo nông thôn đời sống tinh thần của cư dân nông thôn ngày càng phong phú, đa dạng hơn. Cùng với xu hướng chung của toàn hội, là một địa phương lân cận thành phố Vinh, Nghi Thái đã chịu sự tác động mạnh mẽ của quá trình đô thị hoá lan từ thành phố Vinh. Vì vậy mà trong thời gian gần đây, diện mạo hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - hội Nghi Thái đã có nhiều chuyển biến tích cực, đáp ứng kịp thời những yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế - hội địa phương dưới sự tác động của quá trình đô thị hoá. 10

Ngày đăng: 19/12/2013, 14:02

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Cổng thông tin điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính Trị guốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đạihội đại biểu toàn quốc lần thứ XI
Tác giả: Cổng thông tin điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính Trị guốc gia Hà Nội
Năm: 2011
2. Đảng bộ xó Nghi Thỏi, Bỏo cỏo tổng kết Đại hội Đảng bộ khoá 28 nhiệm kỳ (2010 2015) – Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết Đại hội Đảng bộ khoá 28nhiệm kỳ (2010 2015)
7. GS,TS. Đỗ Hoài Nam; PGS, TS. Lê Cao Đoàn (2001), Xây dựng hạ tầng cơ sở nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt nam - NXB Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng hạtầng cơ sở nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việtnam
Tác giả: GS,TS. Đỗ Hoài Nam; PGS, TS. Lê Cao Đoàn
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 2001
8. TS. Phạm Thị Túy (2009), Thu hút và sử dụng ODA vào phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thu hút và sử dụng ODA vào phát triển kếtcấu hạ tầng kinh tế ở Việt Nam
Tác giả: TS. Phạm Thị Túy
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật
Năm: 2009
9. Từ điển kinh tế - chính trị, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển kinh tế - chính trị
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội
868.546.000 817.956.465 481.510.000 318.458.465 17.988.000Đã QT:đã có cơ chế hỗtrợ 2Công trình ĐGTNT tuyến TTâm xã - Tỉnh lộ 535 Khác
466.655.422 422.373.407 400.000.000 11.784.507 10.588.900 Khác
3. Đảng Cộng Sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII. NXB sự thật, Hà Nội Khác
4. Đảng Cộng Sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VIII, NXB Chính trị quốc gia HN Khác
5. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Khác
6. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X. Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội Khác
10. UBND xã Nghi Thái (2008), Báo cáo tổng kết thực hiện kế hoạch Nhà nước năm 2008. Phương hướng nhiệm vụ kế hoạch Nhà nước năm 2009 Khác
11. UBND xã Nghi Thái (2009), Báo cáo tổng kết thực hiện kế hoạch Nhà nước năm 2009. Phương hướng nhiệm vụ kế hoạch Nhà nước năm 2010 Khác
12. UBND xã Nghi Thái (2010), Báo cáo tổng kết thực hiện kế hoạch Nhà nước năm 2010. Phương hướng nhiệm vụ kế hoạch Nhà nước năm 2011 Khác
13. UBND xã Nghi Thái (2010), Báo cáo tổng kết Đại hội thi đua yêu nước 5 năm 2006 - 2010 Khác
14. www.http://Chinhphunuoc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w