1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh trung học phổ thông, thông qua dạy học môn giáo dục công dân lớp 10 qua khảo sát một số trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện củ chi

97 1,4K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 550 KB

Nội dung

Hoàng Trung, Tạp chí Triết học, số 5, 1998; "Vấn đề khai thác các giá trị truyềnthống vì mục tiêu phát triển" của Nguyễn Trọng Chuẩn, Tạp chí Triết học, số 2, 1998; "Giáo dục đạo đức đối

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH - -

LÊ HỒNG CÚC

GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG, THÔNG QUA DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10 (QUA KHẢO SÁT MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CỦ CHI - TP

HỒ CHÍ MINH)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 8/2012

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

- -LÊ HỒNG CÚC

GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG, THÔNG QUA DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10

(QUA KHẢO SÁT MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CỦ CHI- TP HỒ

CHÍ MINH)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn chính

trị

Mã số: 60.14.01.11

Người hướng dẫn khoa học: TS LÊ ĐÌNH LỤC

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn thạc sĩ, ngoài sự nổ lực cố gắng của bản thân, tôi

đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của nhiều Thầy, Cô trong và ngoài nhà trường Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS LêĐình Lục - Người đã trực tiếp hướng dẫn, động viên và giúp đỡ tôi hoàn thànhluận văn

Nhân đây, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các thầy cô trongkhoa Giáo dục Chính trị, Trường Đại học Vinh và Trường THPT Phú Hòa,Huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh, đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong quátrình học tập, nghiên cứu

Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người thân tronggia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn động viên giúp đỡ tôi trong suốt thờigian qua

Trang 4

B NỘI DUNG

TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG CHO HỌC SINH THPT HIỆN

NAY……….08

1.1 Vai trò của việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh THPT………08

1.2 Yêu cầu của việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh THPT thông qua dạy học môn GDCD lớp 10……… 23

1.3 Thực trạng việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống ở các trường THPT trên địa bàn huyện Củ Chi……….29

Chương 2: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM MỘT SỐ BÀI GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG CHO HỌC SINH THPT THÔNG QUA DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10 (TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG THPT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CỦ CHI - TP HỒ CHÍ MINH)……….40

2.1 Chuẩn bị thực nghiệm……… 40

2.2 Nội dung thực nghiệm……… 45

2.3 Kết quả thực nghiệm……….55

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰNÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG CHO HỌC SINH THPT Ở CỦ CHI HIỆN

NAY………60

3.1 Phương hướng chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh các trường THPT ở Củ Chi hiện nay thông qua day hoc môn GDCD……….60

Trang 5

3.2 Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh THPT ở huyện Củ Chi hiện

nay………72

C KẾT LUẬN……….88

D DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 91

Trang 6

NHỮNG CỤM TỪ VIẾT TẮT

-**** -ĐCSVN Đảng Cộng sản Việt NamTHPT trung học phổ thôngXH xã hộiGĐ gia đìnhHS học sinhBCHTW Ban Chấp hành Trung ươngGDCD giáo dục công dânXHCN xã hội chủ nghĩaTP.HCM thành phố Hồ Chí Minh

Trang 7

A MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Nhân loại đang sống trong những năm đầu của thế kỷ 21, thế kỷ của sự bùng

nổ về thông tin khoa học và kỹ thuật hiện đại, tiên tiến nhất từ trước đến nay Nhữngthành tựu mà nhân loại đã đạt được trong những năm gần đây làm thay đổi cuộc sốngcủa nhiều dân tộc trên thế giới

Việt Nam là một quốc gia thuộc các nước đang phát triển về mặt kinh tế, lạitrải qua nhiều cuộc chiến tranh kéo dài Song, dưới tác động của cuộc cách mạngkhoa học - công nghệ hiện đại, Việt Nam cũng đang từng ngày từng giờ thay đổi diệnmạo của mình

Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng ta chủ trươngphát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa Sau gần 20 nămđổi mới, đất nước ta đã thu được những thành tựu đáng tự hào Về cơ bản, chúng ta đãthoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội và đã có sự tăng trưởng về kinh tế,phá được thế bao vây cấm vận, mở rộng quan hệ đối ngoại, tình hình kinh tế chính trị

cơ bản là ổn định, quốc phòng an ninh được tăng cường, thế và lực ngày càng đượccủng cố và phát triển

Kinh tế thị trường đã đem lại cho ta những điều "kỳ diệu" trong sự phát triểnkinh tế - xã hội, tuy nhiên nó cũng là mảnh đất màu mỡ nảy sinh lối sống ích kỷ, vụlợi, những thói hư tật xấu, những tệ nạn xã hội đã và đang từng ngày, từng giờ làmbăng hoại những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, phá vỡ nhiều nét đẹp củavăn hóa truyền thống Mặt trái của cơ chế thị trường đã tạo ra một bộ phận không nhỏlớp người trong xã hội nói chung, một bộ phận thanh niên, học sinh nói riêng có lốisống chạy theo đồng tiền, buông thả, quay lưng với văn hóa, với truyền thống dân tộc

Trang 8

Từ thực tế đó, Đảng ta đặt ra yêu cầu phải gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộđạo đức và công bằng xã hội, vừa phát triển kinh tế thị trường, đồng thời phải bảotồn và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.Tại Hội nghị Trung ương lần thứ tư khóa VII, nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười đãkhẳng định: Phát triển tách khỏi cội nguồn dân tộc thì nhất định sẽ lâm vào nguy cơtha hóa Đi vào kinh tế thị trường, hiện đại hóa đất nước mà xa rời những giá trịtruyền thống sẽ làm mất đi bản sắc dân tộc, đánh mất bản thân mình, trở thành cáibóng mờ của người khác, của dân tộc khác.

Nghị quyết 09 của Bộ Chính trị về "Một số định hướng lớn trong công tác tưtưởng hiện nay" tiếp tục khẳng định: Sự phát triển của một dân tộc phải vươn tới cáimới tạo ra cái mới, nhưng lại không thể tách rời khỏi cội nguồn Phát triển phải dựatrên cội nguồn, bằng cách phát huy cội nguồn, trở về cội nguồn, giữ được cội nguồn.Cội nguồn đó của mỗi dân tộc là văn hóa (cốt lõi là những giá trị luân lý đạo đức)

Thực tiễn chứng tỏ rằng, tương lai của mỗi dân tộc phụ thuộc một phần rất lớnvào thế hệ trẻ nói chung, sinh viên và học sinh nói riêng Liệu chúng ta có thể giữvững định hướng xã hội chủ nghĩa khi thế hệ trẻ bị phai nhạt lý tưởng, thiếu ý thức giữgìn những giá trị truyền thống dân tộc? Trong những điều kiện mới của đất nước, chúng

ta đã chuẩn bị "hành trang" gì cho họ? Điều tiên quyết và không thể thiếu đó là "truyềnthống dân tộc", những truyền thống đáng tự hào của lịch sử mấy nghìn năm dựngnước và giữ nước đã giúp chúng ta "hội nhập" mà không bị "hòa tan", phát triển màkhông bị "mất gốc", trọng truyền thống mà không bảo thủ, tất cả những điều đó đã vàđang giúp cho thế hệ trẻ nâng cao hơn nữa bản lĩnh của mình, đứng vững trước mọithử thách khắc nghiệt của cuộc sống hiện đại

Với ý nghĩa đó, vấn đề giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc là vấn đềhết sức cấp bách trong giai đoạn hiện nay Đó cũng là lý do để tác giả của luận văn

chọn: "Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh THPT thông qua dạy

Trang 9

học môn Giáo dục công dân lớp 10 (qua khảo sát một số trường THPT trên địa bàn huyện Củ Chi- TP Hồ Chí Minh)" làm đề tài nghiên cứu.

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Xung quanh vấn đề đạo đức truyền thống những năm gần đây đã có nhiềucông trình nghiên cứu ở dưới các góc độ khác nhau, một số bài viết đã đề cập đến

khía cạnh này hay khía cạnh khác của vấn đề, cụ thể như: "Giá trị tinh thần truyền

thống Việt Nam" do Trần Văn Giàu chủ biên, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1980;

"Biện chứng của truyền thống" của Hà Văn Tấn, Tạp chí Cộng sản, số 3-1981; "Về

truyền thống dân tộc" của Trần Quốc Vượng, Tạp chí Cộng sản, số 3-1981; "Cái truyền thống và cái hiện đại trong sự nghiệp xây dựng con người mới ở nước ta" của

Đỗ Huy, Tạp chí Thông tin Khoa học xã hội, số 5-1986; "Giữ gìn và phát huy bản sắc

văn hóa dân tộc, một nhu cầu phát triển của xã hội hiện đại" của Lương Quỳnh Khuê,

Tạp chí Triết học, số 4-1992; "Tìm hiểu định hướng giá trị của thanh niên Việt Nam

trong điều kiện kinh tế thị trường" do Thái Duy Tuyên chủ biên, Hà Nội, 1994; "Giá trị - định hướng giá trị nhân cách và giáo dục giá trị" do Nguyễn Quang Uẩn chủ

biên, 1995; "Đặc điểm lối sống sinh viên hiện nay và những phương hướng, biện pháp

giáo dục lối sống cho sinh viên", Đề tài nghiên cứu khoa học, mã số B94-38-32 do

Mạc Văn Trang chủ biên (Viện nghiên cứu phát triển giáo dục - Bộ Giáo dục và Đào

tạo), 1995; "Sự biến đổi định hướng giá trị của thanh niên Việt Nam trong điều kiện

kinh tế thị trường" của Thái Duy Tuyên, Tạp chí Triết học, số 5-1995; "Quan hệ kinh

tế và đạo đức trong việc định hướng các giá trị đạo đức hiện nay" của Nguyễn Thế

Kiệt, Tạp chí Triết học, 6-1996; "Sự tác động hai mặt của cơ chế thị trường đối với

đạo đức người cán bộ quản lý" của Nguyễn Tĩnh Gia, Tạp chí Nghiên cứu lý luận,

2-1997; "Định hướng xã hội chủ nghĩa về các quan hệ đạo đức trong cơ chế thị trường ở

nước ta hiện nay" của Đỗ Huy, Tạp chí Triết học, số 5, 1998; "Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và vấn đề giáo dục, rèn luyện đạo đức trong nền kinh tế thị trường" của

Trang 10

Hoàng Trung, Tạp chí Triết học, số 5, 1998; "Vấn đề khai thác các giá trị truyền

thống vì mục tiêu phát triển" của Nguyễn Trọng Chuẩn, Tạp chí Triết học, số 2, 1998;

"Giáo dục đạo đức đối với sự hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam

trong giai đoạn hiện nay", Luận án tiến sĩ Triết học của Trần Sĩ Phán, 1999; "Vì sao Hồ Chí Minh lại đặc biệt chú trọng đến vấn đề đạo đức?" của Hoàng Trung, Tạp chí Triết

học, số 4, 2000; "Tình cảm đạo đức và giáo dục tình cảm đạo đức trong điều kiện hiện

nay" của Nguyễn Văn Phúc, Tạp chí Triết học, số 6, 2000; "Kế thừa và đổi mới các giá trị đạo đức truyền thống trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay", Luận án tiến sĩ Triết học của Nguyễn Văn Lý, 2000; "Giá trị đạo đức và sự biểu hiện của nó trong đời sống xã hội" của Mai Xuân Lợi, Tạp chí Triết học, số 3,

2001; "Lý tưởng đạo đức và việc giáo dục lý tưởng đạo đức cho thanh niên trong điều

kiện hiện nay" của Đoàn Văn Khiêm, Tạp chí Triết học, số 2, 2001; "Kết hợp chặt chẽ giáo dục lý luận với xây dựng đạo đức mới của người cán bộ lãnh đạo quản lý" của

Nguyễn Ngọc Long, Tạp chí Lý luận chính trị, số 4, 2001; "Giá trị đạo đức truyền

thống Việt Nam và cái phổ biến toàn nhân loại của đạo đức trong nền kinh tế thị trường" của Trần Nguyên Việt, Tạp chí Triết học, số 5, 2002; "Kế thừa tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay" của Lê Sĩ Thắng,

Tạp chí Triết học, số 5, 2002; "Một số biểu hiện của sự biến đổi giá trị đạo đức trong

nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay và giải pháp khắc phục" của Nguyễn Đình

Tường, Tạp chí Triết học, số 6, 2002; "Khoa học công nghệ và đạo đức trong điều

kiện kinh tế thị trường" của Nguyễn Đình Hòa, Tạp chí Triết học, số 6, 2002; "Từ "cái thiện" truyền thống đến "cái thiện" trong cơ chế thị trường ở Việt Nam hiện nay" của

Nguyễn Hùng Hậu, Tạp chí Triết học, số 8, 2002; "Quan hệ biện chứng giữa truyền

thống và hiện đại trong giáo dục đạo đức cho thanh niên Việt Nam hiện nay", Luận

án tiến sĩ Triết học của Lê Thị Hoài Thanh, 2002; "Tiêu chuẩn đạo đức của người cán

bộ lãnh đạo chính trị hiện nay" của Trần Văn Phòng, Tạp chí Lý luận chính trị, số 5,

2003 v.v

Trang 11

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu, bài viết trên đều có ý nghĩa to lớn đốivới việc kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống hiện nay ở nước ta.Tuy nhiên, những công trình này chưa đề cập một cách trực tiếp đến việc giáo dục giátrị đạo đức truyền thống dân tộc cho học sinh THPT trong giai đoạn công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước.

3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

3.1 Mục đích của luận văn

Trên cơ sở phân tích thực trạng giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho họcsinh các trường THPT trên địa bàn huyện Củ Chi và nguyên nhân của nó, luận văn đềxuất phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục giátrị đạo đức truyền thống cho học sinh THPT nước ta nói chung, huyện Củ Chi nóiriêng trong giai đoạn hiện nay

3.2 Nhiệm vụ của luận văn

Để đạt được mục đích trên, luận văn sẽ giải quyết các nhiệm vụ sau:

- Hệ thống hóa những giá trị đạo đức truyền thống, từ đó xác định tầm quantrọng và yêu cầu của việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh THPTViệt Nam trong giai đoạn hiện nay

- Phân tích thực trạng việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học THPT ởhuyện Củ Chi hiện nay và nguyên nhân của nó

- Đề xuất phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quảgiáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh THPT trong giai đoạn hiện nay(qua khảo sát các trường trên địa bàn huyện Củ Chi)

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Trang 12

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là giáo dục giá trị đạo đức truyền thống chohọc sinh THPT thông qua dạy học môn giáo dục công dân lớp 10 (Qua khảo sát một

số trường trên địa bàn huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh)

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung điều tra, phân tích tình hình giáo dục giá trị đạo đức truyềnthống cho học sinh THPT thông qua dạy học môn giáo dục công dân lớp 10 (Quakhảo sát một số trường trên địa bàn huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh)

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở lý luận

Tác giả hực hiện luận văn này dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vậtbiện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm củaĐảng Cộng sản Việt Nam về đạo đức và giá trị đạo đức truyền thống Ngoài ra, tác giảluận văn còn kế thừa các thành tựu của các công trình nghiên cứu đã được công bố cóliên quan đến đề tài

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Tác giả luận văn sử dụng phương pháp biện chứng, phương pháp lịch sử lôgíc, phân tích và tổng hợp, quy nạp và diễn dịch, điều tra xã hội học nhằm thựchiện mục đích và nhiệm vụ mà đề tài đặt ra

-6 Giả thuyết khoa học

- Góp phần làm sáng tỏ tầm quan trọng và yêu cầu của việc giáo dục nhữnggiá trị đạo đức truyền thống cho học sinh THPT nước ta trong giai đoạn hiện nay

- Trên cơ sở khái quát thực trạng công tác giáo dục giá trị đạo đức truyềnthống cho học sinh các trường THPT ở huyện Củ Chi, bước đầu đề xuất những giảipháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho

Trang 13

học sinh THPT trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa.

- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên

cứu, giảng dạy và học tập phần "Công dân với đạo đức" ở các trường THPT

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nộidung của luận văn gồm 3 chương, 8 tiết

Chương 1: TẦM QUAN TRỌNG VÀ YÊU CẦU CỦA VIỆC GIÁO DỤC GIÁ TRỊĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG CHO HỌC SINH THPT HIỆN NAY

Chương 2: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM MỘT SỐ BÀI GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG CHO HỌC SINH THPT THÔNG QUA DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10 (TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG THPT TRÊN ĐỊA BÀNHUYỆN CỦ CHI - TP HỒ CHÍ MINH)

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰMNÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG CHOHỌC SINH THPT Ở CỦ CHI HIỆN NAY

Trang 14

B NỘI DUNGChương 1: TẦM QUAN TRỌNG VÀ YÊU CẦU CỦA VIỆC GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HIỆN NAY

1.1 Vai trò của việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh trung học phổ thông

1.1.1 Giá trị đạo đức truyền thống

Giá trị đạo đức là một bộ phận trong hệ giá trị tinh thần của đời sống xã hội

và được con người lựa chọn, nhằm điều chỉnh và đánh giá hành vi ứng xử giữa conngười với con người, con người với xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cánhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội Giá trị đạo đức biến đổi theo

sự biến đổi của đời sống xã hội

Về khái niệm truyền thống, trong lịch sử đã từng tồn tại nhiều quan điểm khác

nhau

“Truyền thống” có nguồn gốc từ tiếng Latinh là traditio - sự chuyển giao, lưutruyền lại, nhường lại, phân phát - đó là các giá trị tinh hoa văn hóa được lưu truyền

từ những thế hệ trước và nó được gìn giữ ở các xã hội, giai cấp hay nhóm xã hội nhất

định Trong cuốn Giá trị truyền thống trước những thách thức của toàn cầu hóa có

đoạn viết: “Từ đây, cái được gọi là truyền thống chỉ khi nào nó trở thành một bộ phậnthiết yếu của cuộc sống chúng ta và chỉ khi nào nó bảo tồn cuộc sống chúng ta và chỉkhi nào nó có khả năng phát triển cuộc sống của chúng ta” [4; 23]

Theo GS Trần Văn Giàu, “Truyền thống là những đức tính hay những thói tụckéo dài nhiều thế hệ, nhiều thời kì lịch sử có nhiều tác dụng, tác dụng đó có thể tíchcực, cũng có thể tiêu cực”; “Truyền thống có cái tốt, cái xấu, tốt như truyền thốngcưỡi ngựa cầm gươm, xuống ngựa cầm bút của các tướng sĩ Việt Nam, xấu như mêđồng bóng như gió thiển cận trong lũy tre làng”.[18; 60] Hồ Chí Minh cũng từng dạy:

Trang 15

“Khôi phục vốn cổ thì chỉ nên khôi phục cái gì tốt, còn cái gì không tốt thì nên loạidần ra”.

Truyền thống của một cộng đồng dân tộc bao gồm những đức tính, thói quen,những phong tục tập quán xã hội của các thế hệ nối tiếp nhau, nó mang các đặc trưng:cộng đồng, bình ổn, lưu truyền “Nói đến truyền thống là nói đến phức hợp những tưtưởng, tình cảm, tập quán, thói quen, những phong tục, lối sống, cách ứng xử, ý chí của một cộng đồng người đã hình thành trong lịch sử, đã trở nên ổn định và đượctruyền từ thế hệ này sang thế hệ khác” [3; 16-19]

Như vậy, những giá trị truyền thống tốt đẹp được lưu truyền từ đời này qua đời

khác là một bộ phận thiết yếu của đời sống con người Nó góp phần duy trì, bảo vệ vàphát triển cuộc sống của chúng ta

Giá trị đạo đức truyền thống là một thành tố cấu thành của hệ giá trị tinh thần

của dân tộc Việt Nam, nó là nhân lõi, là sức sống bên trong của dân tộc Giá trị đạođức truyền thống dân tộc là sự kết tinh toàn bộ tinh hoa của dân tộc được xác định lànhững chuẩn mực, những khuôn mẫu lý tưởng, những quy tắc ứng xử giữa con ngườivới con người, giữa con người với tự nhiên Đặc điểm cơ bản của truyền thống nóichung, giá trị đạo đức truyền thống nói riêng là sự kế thừa

Nói đến giá trị truyền thống của một cộng đồng dân tộc, chính là nói đếntruyền thống tốt đẹp của cộng đồng dân tộc đó Nó chính là những giá trị bình ổn, tốtđẹp, có thể lưu truyền từ đời này qua đời khác, là những cái cần được giữ gìn, pháthuy và phát triển cho phù hợp với xã hội hiện tại

Trong hệ giá trị tinh thần của dân tộc Việt Nam, giá trị đạo đức truyền thống

là một bộ phận thiết yếu, nổi lên hàng đầu, tạo nên cốt lõi của hệ giá trị tinh thần đó.Chính vì vậy, khi nói đến những giá trị đạo đức truyền thống dân tộc ta là nói đếnnhững phẩm chất tốt đẹp, quý báu đã được hình thành và bảo tồn trong suốt chiều dàilịch sử của dân tộc Việt Nam Giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc ta được côđúc, được thử thách và tái tạo qua nhiều thế hệ khác nhau, theo những bước thăng

Trang 16

trầm của lịch sử, nó chứa đựng một tiềm năng hết sức to lớn và bền vững, nó chính làsức mạnh vốn có của dân tộc Việt Nam, giúp cho dân tộc Việt Nam tồn tại và pháttriển Giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc ta do chính cộng đồng người Việt Namtạo lập trong quá trình dựng nước và giữ nước, với tất cả những điều kiện lịch sử đặcthù riêng vốn có, đã tạo nên một bản sắc hết sức độc đáo.

Chúng ta luôn tự hào là dân tộc ta có lịch sử hàng nghìn năm dựng nước vàgiữ nước Trong quá trình đó, con người việt Nam tuy đã phải trải qua biết bao nhiêubiến cố nhưng vẫn giữ được nét đẹp truyền thống cho dân tộc mình Và nét đẹp truyềnthống đó được kết tinh trong hình ảnh một con người, một danh nhân văn hoá thếgiới, vị cha già của dân tộc Việt Nam - lãnh tụ Hồ Chí Minh Trong suốt cuộc đờimình, Bác Hồ luôn nêu một tấm gương sáng trong việc nâng niu, gìn giữ những gì màcha ông ta để lại, Người đã từng nói: “Nhân dân ta sẵn có truyền thống tốt đẹp là laođộng cần cù, sinh hoạt giản dị, lại có tinh thần yêu nước nồng nàn Chúng ta cần pháthuy truyền thống và tinh thần ấy” Trân trọng những gì của cha ông nhưng không phải

là khư khư giữ lại mọi di sản tư tưởng lỗi thời, Bác Hồ luôn biết “gạn đục khơi trong,gạt bỏ mọi nhân tố tiêu cực của quá khứ để giữ lại và phát huy nhưng tinh hoa củadân tộc và nhân loại trong mọi lĩnh vực của đời sống” Vì vậy mà những tư tưởng đạođức của Người đã gắn liền với thực tiễn chiến đấu, lao động, tu dưỡng và học tập củanhân dân ta, trở thành nền tảng đạo đức của xã hội Và ngày nay, đạo đức của Người

là di sản vô cùng quý báu, đã và đang là động lực tinh thần cho toàn Đảng, toàn dântrong sự nghiệp đổi mới nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội côngbằng, văn minh

1.1.2 Những giá trị đạo đức truyền thống cần giáo dục cho học sinh THPT

Những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam được hình thành và

phát triển qua mấy ngàn năm lao động sáng tạo cần cù, chiến đấu kiên cường của dântộc Việt Nam là nước có điều kiện tự nhiên mưa nắng thất thường do nằm ở khu vựcgió mùa, chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc và đông nam, thường xuyên phải chịu

Trang 17

cảnh lũ lụt, hạn hán Chính những đặc điểm tự nhiên này ảnh hưởng đến sự hìnhthành giá trị dân tộc Việt Nam, tạo nên sự gắn bó cần cù trong lao động, yêu thươngđùm bọc lẫn nhau Bên cạnh đó, do có nhiều tài nguyên thiên nhiên và là đầu mốigiao thông của nhiều nước nên Việt Nam luôn là mục tiêu xâm lược của các đế quốchùng mạnh Vì lẽ đó, để tồn tại và phát triển, người dân Việt Nam phải tập hợp lạithành một khối đoàn kết, đấu tranh chống giặc ngoại xâm

Ngoài những giá trị cốt lõi “tự thân” đó, giá trị đạo đức truyền thống của ViệtNam còn được bồi đắp, bổ sung qua sự giao lưu và tiếp thu văn hóa nhân loại, đặcbiệt là từ các nền văn hóa lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, với cốt lõi là đạo Nho, đạoPhật và Đạo giáo Đây là những “đạo” đã xâm nhập vào Việt Nam từ rất sớm

Đạo Nho được truyền bá vào nước ta từ rất lâu đời Đạo Nho là một họcthuyết chính trị - đạo đức - xã hội (mà Khổng Tử là người khởi xướng) lấy đức làmtrọng, là công cụ để quản lý xã hội của giai cấp thống trị Trung Quốc với rất nhiềugiáo lý phù hợp với Việt Nam Đạo Nho nhanh chóng được giai cấp thống trị ViệtNam tiếp nhận và sử dụng như công cụ để quản lý xã hội Những nội dung của đạo

Nho như: nhân, lễ, chính danh, tam cương, ngũ thường đã ăn sâu vào đời sống

người Việt Nam Mặc dù có những quan niệm tiêu cực như trọng nam khinh nữ, xemnhẹ lao động chân tay, song đạo Nho đã có nhiều tác động tích cực tới nhân cáchcon người Việt Nam

Đạo giáo của Lão Tử cũng góp phần làm phong phú thêm truyền thống dântộc, nó góp phần làm mạnh mẽ thêm tinh thần đoàn kết, thân ái, gắn bó và tinh thầnchống áp bức bóc lột của vua chúa Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố tích cực, Đạogiáo cũng có yếu tố tiêu cực là mê tín dị đoan

Với tư tưởng từ bi hỉ xả, đạo Phật của nền văn hóa Ấn Độ đã dễ dàng thâmnhập vào Việt Nam từ rất sớm Phật giáo cho rằng có một thế giới vĩnh hằng đó là cõi

“niết bàn”, Phật giáo khuyến khích con người sống ở hiền gặp lành, tích đức để cóđược cuộc sống tốt đẹp trong thế giới mai sau Đương nhiên, tư tưởng này vừa có mặt

Trang 18

tích cực vừa có mặt tiêu cực, nhưng ít nhiều nó cũng ảnh hưởng truyền thống vốn cócủa dân tộc ta, làm sâu thêm truyền thống nhân ái yêu thương con người của dân tộcViệt Nam Chính đặc điểm hình thành và phát triển của xã hội Việt Nam đã làm chogiá trị đạo đức được bồi đắp thường xuyên trong suốt chiều dài lịch sử Cùng với thờigian, các giá trị này ngày càng ổn định và được lưu truyền từ đời này sang đời khác,trở thành cội nguồn sức mạnh của con người Việt Nam.

Văn hóa Việt Nam không chỉ giao lưu văn hóa phương Đông mà còn có sựgiao lưu văn hóa phương Tây, đặc biệt là văn hóa Pháp Khi trào lưu văn hóa tôn giáo

du nhập vào Việt Nam đã được Việt Nam tiếp nhận có chọn lọc, kế thừa để hìnhthành những nét đặc trưng riêng của mình để góp phần làm giàu thêm giá trị đạo đứccủa dân tộc

Cho đến nay, văn hóa Việt Nam tuy có nhiều thay đổi trên nhiều phương diệnnhưng vẫn giữ được cốt cách, bản sắc văn hóa riêng của mình, hội nhập mà khônghòa tan, không đánh mất mình và vẫn giữ được những giá trị đạo đức truyền thống tốtđẹp quý báu của dân tộc Đặc điểm của nền văn hóa Việt Nam hiện nay, theo quan

điểm của Đảng ta, đó là nền văn hóa“tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển

toàn diện, thống nhất trong đa dạng” [11; 75- 76] Đây là nền văn hóa của thời kì đất

nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội Nền văn hóa này chính là nền văn hóa của cơ chếthị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Nền văn hóa này cùng với nền kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa tạo thành một chỉnh thể hữu cơ của một thể chếkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Trong nghị quyết "Về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến

đậm đà bản sắc dân tộc", Đảng đã đã chỉ rõ những thành tố cơ bản tạo nên bản sắc

dân tộc của văn hóa Việt Nam như sau:

“ Bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam bao gồm những giá trị bền vững,những tinh hoa được vun đắp nên qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước vàgiữ nước Đó là lòng yêu nước nồng nàn; lòng tự tôn, tự cường dân tộc; tinh thần

Trang 19

cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - tổ quốc; lòng nhân ái khoan dung,trọng nghĩa tình đạo lý; đức tính cần cù sáng tạo trong lao động; là đức hy sinh caothượng tất cả vì độc lập dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân; là sự tế nhị trong cư xử,tính giản dị trong lối sống” [ 8; 10-11].

Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội Đảng lầnthứ IX cũng đã xác định: “Văn hóa trở thành nhân tố thúc đẩy con người tự hoàn thiệnnhân cách, kế thừa truyền thống cách mạng của dân tộc, phát huy tinh thần yêu nước,

ý chí tự lực tự cường, xây dựng và bảo vệ tổ quốc”

Xung quanh việc xác định các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc Việt Nam, đã

có rất nhiều quan điểm của các học giả, các nhà khoa học bàn về vấn đề này

Theo giáo sư Vũ Khiêu, truyền thống đạo đức dân tộc bao gồm: “Lòng yêunước, truyền thống đoàn kết, lao động cần cù và sáng tạo, tinh thần nhân đạo, trong đóyêu nước là bậc thang cao nhất trong hệ giá trị đạo đức”[27; 74 – 86]

Giáo sư Trần Văn Giàu cho rằng giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc ViệtNam bao gồm : yêu nước, cần cù, sáng tạo, lạc quan, thương người, vị nghĩa [xem:18; 108] Còn trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước, các giá trị đạo đức thường

đề cập đến và được coi là những giá trị nổi bật

Nghị quyết 09 của Bộ Chính trị về một số định hướng lớn trong công tác tưtưởng hiện nay chỉ rõ: “Những giá trị văn hóa truyền thống vững bền của dân tộc ViệtNam là lòng yêu nước nồng nàn, ý thức cộng đồng sâu sắc, đạo lý”, “thương ngườinhư thể thương thân”, đức tính cần cù, vượt khó sáng tạo trong lao động” [11; 19]

Nhìn chung từ các quan điểm của các nhà khoa học cũng như của Đảng ta đềukhẳng định dân tộc ta có một di sản giá trị đạo đức vô cùng phong phú, trong đó điểnhình là tinh thần yêu nước, lòng thương người, tinh thần đoàn kết, lao động cần cùsáng tạo, tiết kiệm …

Mỗi một dân tộc trên thế giới đều có tình cảm yêu quê hương đất nước Nhưngđối với dân tộc Việt Nam, tinh thần yêu nước là thứ tình cảm thiêng liêng xuất phát từ

Trang 20

tình cảm gắn bó keo sơn Yêu nước là đặt lợi ích của Tổ quốc lên trên hết, luôn chăm

lo xây dựng và bảo vệ đất nước, ý thức giữ gìn và phát triển bản sắc dân tộc

Tinh thần yêu nước bắt nguồn từ những cảm bình dị nhất, đơn sơ của mỗingười Tình cảm đó, trước hết là sự quan tâm đến những người thân trong gia đìnhông, bà, cha mẹ, vợ chồng, anh chị em, con cái, bà con hàng xóm… sau đó phát triểnthành tình yêu Tổ quốc Tình yêu đất nước không phải là tình cảm bẩm sinh mà là sảnphẩm của sự phát triển lịch sử gắn liền với một đất nước nhất định

Lịch sử dân tộc Việt Nam gắn liền với lịch sử chống giặc ngoại xâm Vì vậy,yêu nước trước hết là tinh thần chiến đấu chống giặc ngoại xâm của dân tộc Dù ởhoàn cảnh nào, nhân dân Việt Nam vẫn luôn kiên cường bất khuất “thà hy sinh tất cảchứ không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” Già trẻ gái trai nhất trí đểđứng lên chống giặc “giặc tới nhà đàn bà cũng đánh” Chính vì vậy mà hơn ngàn nămBắc thuộc, ông cha ta vẫn bám trụ, bám làng, giữ đất, gắn bó với mồ mả ông bà tổtiên, nơi chôn nhau, cắt rốn của mình, kiên quyết đấu tranh chống giặc ngoại xâm,khởi nghĩa để giành độc lập cho dân tộc Không có dân tộc nào trên thế giới lại phảichịu nhiều cuộc chiến tranh như vậy và với kẻ thù mạnh hơn rất nhiều như dân tộcViệt Nam Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Namkhông hề giảm sút mà nó luôn được hun đúc, cháy bỏng trong lòng người dân Việt

Tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam thể hiện từ thời Vua Hùng dựngnước cho đến cuộc kháng chiến chống Mỹ Với hơn 1000 năm Bắc thuộc từ khởinghĩa Hai Bà Trưng đến cuộc khởi nghĩa của Ngô Quyền (938) đã đánh tan quân NamHán mở ra thời kỳ mới cho lịch sử dân tộc Từ 938 đến 1789, dân tộc ta liên tiếp đánhtan quân xâm lược Tống, Nguyên, Minh, Thanh,… Từ cuối thế kỷ XIX đến 1975,nhân dân ta lại đánh thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ Đúng như Bác Hồ đã từngkhẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước Đó là truyền thống quí báu củadân tộc ta Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần đó trở nên sôi

Trang 21

nổi, nó kết thành làn sóng vô cùng mạnh mẽ, nó bước qua mọi sự nguy hiểm, khókhăn, nó nhấn chìm cả lũ bán nước và cướp nước.”

Chủ nghĩa yêu nước của dân tộc Việt Nam được hình thành, được thử thách vàđược khẳng định qua bao thăng trầm của lịch sử, nó đã được bổ sung và phát triển quatừng thời kỳ, nó là một trong những giá trị truyền thống cao quý và bền vững nhất củadân tộc ta Ngày nay, truyền thống yêu nước của nhân dân Việt Nam thể hiện trongxây dựng đất nước, trước hết là chăm lo xây dựng đất nước về mọi mặt kinh tế, chínhtrị, văn hóa Thể hiện ở sự nhất trí, tin tưởng vào đường lối đổi mới của Đảng, vàokhả năng, sức mạnh tự lực tự cường của mình trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiệnđại hóa, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Có thể nói rằng, dưới thời đại

Hồ Chí Minh, truyền thống yêu nước được phát huy lên tầm cao mới thành lý tưởng:

sống, chiến đấu, lao động, học tập vì độc lập dân tộc, vì chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân

Truyền thống nhân ái - yêu thương con người có nguồn gốc sâu xa trong sinhhoạt làng xã nông thôn, trong lao động sản xuất chung lưng, đấu cật khi chống thiêntai và giữ gìn đất nước Tấm lòng nhân nghĩa và triết lí sống của dân tộc Việt Nam, đó

là: “thương người như thể thương thân”, tình làng nghĩa xóm tối lửa tắt đèn có nhau,

hết lòng vì mọi người, đùm bọc, giúp đỡ nhau trong hoạn nạn khó khăn không mộtchút tính toán so đo hơn thiệt

Trong suốt chiều dài lịch sử, con người Việt Nam luôn gắn tình yêu quê hươngđất nước với lòng nhân ái yêu thương con người, sẵn sàng xả thân vì đất nước Vớilịch sử mấy ngàn năm luôn phải đối điện với nguy cơ bị xâm lược và đồng hoá, hơn aihết, chúng ta hiểu rõ quyền sống của mình là không thể tách rời với vận mệnh tổ quốc

và dân tộc

Lòng nhân ái, nhân nghĩa của người Việt Nam còn thể hiện ở lòng vị tha caothượng, không cố chấp đối với những kẻ lầm đường lạc lối nhưng biết lập công chuộctội, trở về với chính nghĩa Chính tư tưởng “lấy nhân nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí

Trang 22

nhân để thay cường bạo” trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi là sự thể hiện đỉnhcao của lòng nhân ái đó Người Việt Nam lấy tình yêu thương làm cách xử thế ở đời,đối với kẻ thù thậm chí còn mở đường hiếu sinh khi thua trận Vua Quang Trung saukhi đánh bại quân Thanh còn cấp lương thảo và phương tiện cho đám tàn quân vềnước

Hồ Chủ Tịch là hiện thân của lòng nhân ái, nhân nghĩa Xuất phát từ lòngthương yêu con người - người lao động, yêu quê hương đất nước, Bác đã bôn ba tìmđường cứu nước, giải phóng dân tộc Cả cuộc đời mình, Bác hy sinh cho độc lập dântộc và hạnh phúc của nhân dân Đúng như nhà thơ Tố Hữu viết: “Bác ơi tim Bác mênhmông thế, ôm cả non sông mọi kiếp người” Lòng nhân ái của Người đã trở thành sứcmạnh, có tác dụng cảm hóa hàng vạn con người lầm đường lạc lối, theo kẻ thù chốnglại nhân dân Bác xem họ như là những đứa con “lạc bầy” cần được cưu mang Bácnói: “Giống như bàn tay cũng có ngón dài ngón ngắn, nhưng ngắn dài đều hợp lại nơibàn tay Trong mấy chục triệu người, có người thế này, người thế khác, nhưng tất cảđều là dòng dõi tổ tiên ta, đều là người Việt Nam, nên cần phải khoan dung đại lượng”.Lồng nhân ái bao la đó của Bác đã thấm sâu vào chủ trương đường lối, chính sách củaĐảng và Nhà nước ta Hàng năm, Đảng và Nhà nước thường có những đợt giảm áncho hàng trăm phạm nhân cải tạo tốt

Lòng nhân ái của người Việt Nam cũng là lòng yêu chuộng hòa bình và tìnhhữu nghị giữa các dân tộc Trong quan hệ với các nước láng giềng, nhân dân ta baogiờ cũng trọng tình hòa hiếu, cố gắng tránh xảy ra những xung đột Truyền thống đóđược thể hiện trong đường lối đối ngoại của Đảng: “Việt Nam muốn làm bạn với tất

cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”

Trong đường lối đối nội, Đảng ta đã khơi dậy các phong trào “uống nước nhớnguồn”, “đền ơn đáp nghĩa”, chăm sóc bà Mẹ Việt Nam anh hùng, các gia đìnhthương binh liệt sĩ, giúp đỡ những người già cả neo đơn không nơi nương tựa Phátđộng phong trào xóa đói giảm nghèo, trợ giúp các dân tộc vùng sâu vùng xa, rút ngắn

Trang 23

khoảng cách thành thị - nông thôn, miền xuôi - miền ngược Đại hội đại biểu toànquốc lần thứ V Đảng ta đã khẳng định: Người Việt Nam vốn có lòng yêu nước thiếttha, có tinh thần dân chủ, bình đẳng trong quan hệ giữa người với người “Thươngnước - thương nhà, thương người - thương mình” là truyền thống đậm đà bản sắc củanhân dân ta Nhờ có tinh thần yêu nước và dân chủ ấy mà trong suốt mấy ngàn nămlịch sử, dân tộc ta đã làm nên nhiều chiến công oanh liệt Từ ngày có Đảng, dưới ngọn

cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, truyền thống yêu nước và dân chủ của nhândân ta được nâng lên một trình độ mới và phát huy mạnh mẽ hơn bao giờ hết

Truyền thống nhân nghĩa, nhân ái là một trong những truyền thống tốt đẹp củadân tộc ta Nó là cái gốc của đạo đức, truyền thống này chính là nguồn gốc sâu xanhất, bền chặt nhất của chủ nghĩa nhân đạo cộng sản

Truyền thống cần cù, tiết kiệm, thông minh, sáng tạo trong lao động cũng

là một giá trị đạo đức có từ lâu đời của dân tộc Việt Nam Nó hình thành và phát triểntrong điều kiện tự nhiên hết sức khắc nghiệt ngay từ khi dựng nước Trải qua biết baothế hệ , nhờ được phát huy, dân tộc Việt Nam đã tạo ra nhiều giá trị vật chất lẫn giá trịtinh thần vượt qua bao khó khăn để xây dựng và phát triển đất nước

Về tự nhiên: đất nước liên tục xảy ra bão, lũ lụt, hạn hán, về mặt xã hội:đất nước luôn bị chiến tranh kéo dài Nhưng suốt trong quá trình lịch sử nhân dân taluôn bám đất bám làng, vừa sản xuất vừa đấu tranh chống giặc ngoại xâm, sống tronghoàn cảnh gian khổ như vậy, nhưng nhờ đức tình cần cù tiết kiệm mà nhân dân tavượt qua mọi khó khăn thử thách để dân tộc phát triển mạnh mẽ

Người Việt luôn nhắc nhở với nhau rằng “ năng nhặt chặt bị”, “ kiến thalâu đầy tổ” và luôn phê phán thói “ ăn không ngồi rồi” Với họ, lao động cần cù luôngắn với tiết kiệm bởi lẽ “ buôn tàu buôn bè không bằng ăn dè hà tiện” Ông cha tacũng nhắc nhở các con cháu rằng “ được mùa chớ phụ ngô khoai, đến khi thất bát lấy

ai bạn cùng” Hồ Chí Minh nêu rõ “ cần, kiệm, liêm, chính, nếu thiếu một đức tính thì

Trang 24

không làm người” Người cho rằng cần, kiệm, liêm, chính là thước đo văn minh củamột dân tộc, là cốt lõi của đạo đức xã hội

Ngày nay, cần cù sáng tạo được biểu hiện rõ trong lao động sản xuất,trong khoa học kĩ thuật, xây dựng và bảo vệ tổ quốc Cần cù, sáng tạo còn thể hiệnqua việc thi đua trên mọi lĩnh vực, ở mọi cơ quan, trường học, xí nghiệp … Đặc biệttrong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá cần đòi hỏi hơn nữa ở thế hệ trẻ tình yêulao động và ý thức học tập, phấn đấu vì lợi ích chung của xã hội

Truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo.

Hiếu học là truyền thống quý báu của người Việt Nam Động cơ học đểlàm người là nguyên nhân sâu xa và cơ bản nhất, chủ yếu nhất tạo nên sự hiếu học,

“tôn sư trọng đạo” của dân tộc ta Người Việt Nam ngay từ thuở ấu thơ đã được sốngtrong lời ru của mẹ : “Qua sông phải bắc cầu kiều, muốn con hay chữ phải yêu lấythầy” Truyền thống hiếu học, “tôn sư trọng đạo” còn bắt nguồn từ nhận thức sâu xacoi tri thức là động lực cho sự phát triển xã hội Từ xưa, ông cha ta đã biết chăm sóc,bồi dưỡng và phát triển nhân tài cho đất nước Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) làtrường đại học quốc lập đầu tiên ở Việt Nam được thành lập để đào tạo nhân tài.Trong bia tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, hiệu Đại Bảo thứ ba năm 1442 ở Văn Miếu (HàNội) có ghi: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí vững thì thế nước mạnh

và thịnh, nguyên khí kém thì thế nước yếu và suy” Trong thực tế lịch sử các triều đại,các đấng “thánh đế, minh quân” không ai không chăm lo việc gây dựng nhân tài, bồiđắp nguyên khí

Hồ Chí Minh - vị anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới đã luôndành cho công tác giáo dục sự quan tâm và chú trọng đặc biệt Sau khi Cách mạngtháng Tám thành công, nước nhà mới dành được độc lập, khi vận mệnh đất nước đangnhư ngàn cân treo sợi tóc, Đảng và Bác Hồ đã chủ trương đồng thời chống cả ba thứgiặc: giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm Trong đó chống giặc dốt cũng rất quan

Trang 25

trọng cấp bách như chống giặc đói để nhân dân ấm no và chống giặc ngoại xâm bảo

vệ đất nước Bác còn cảnh báo: “ Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”

Cũng từ sự hiếu học và nhân nghĩa, nghề thầy giáo thời nào cũng được tôntrọng Ông cha ta có câu “nhất tự vi sư bán tự vi sư” (Một chữ cũng là thầy, nửa chữcũng là thầy ), “ không thầy đố mày làm nên” Một triết lí của người Việt Nam là câyphải có gốc, sông phải có nguồn, muốn trở thành một con người đúng nghĩa phải cóthầy Nhớ công ơn thầy là đạo lý, vừa là nét đẹp của truyền thống uống nước nhớnguồn …

Những nhà giáo xuất chúng như Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Nguyễn BỉnhKhiêm đã trở thành tấm gương về tài trí, khí phách văn hoá của một dân tộc hiếu học,giàu truyền thống tôn sư trọng đạo

Hiện nay, ngọn lửa truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam lại tiếp tụcđược thắp sáng trong tất cả mọi người dân yêu nước, nhất là thế hệ trẻ Họ đang ngàyđêm rèn đức luyện tài vì ngày mai tươi sáng, vì sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đạihóa đất nước Trong các đường lối, chủ trương và chính sách lãnh đạo, điều hành đấtnước, Đảng và Nhà nước cũng luôn thể hiện sự ưu tiên lớn cho giáo dục Hội nghị lầnthứ II Ban chấp hành trung ương (khóa VIII) của Đảng đã nhấn mạnh: “Khâu thenchốt để thực hiện chiến lược phát triển giáo dục là phải đặc biệt chăm lo đào tạo, bồidưỡng đội ngũ giáo viên cũng như cán bộ quản lý giáo dục cả về mặt chính trị, tưtưởng, đạo đức, năng lực chuyên môn nghiệp vụ Ưu tiên xây dựng các trường sưphạm, phát huy truyền thống “tôn sư trọng đạo”, sử dụng giáo viên đúng năng lực, đãingộ theo tài năng và cống hiến với tinh thần ưu đãi tôn vinh nghề dạy học” [7; 13] Trong những năm qua, chúng ta đã xây dựng được đội ngũ giáo viên và cán bộquản lý có phẩm chất đạo đức, năng lực chính trị và chuyên môn nghiệp vụ cao Độingũ này cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồidưỡng nhân tài”, góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hộichủ nghĩa

Trang 26

Hòa vào dòng chảy chủ nghĩa yêu nước và trở thành biểu tượng của chủ nghĩa

yêu nước, tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam cũng là một giá trị truyền thống

bất tử Đây là nhân tố tinh thần đóng vai trò động lực thúc đẩy quá trình phát triển củalịch sử dân tộc

Tinh thần đoàn kết của người Việt Nam trở thành một truyền thống khởi nguồn

từ truyền thuyết về hai chữ “đồng bào” Truyền thuyết này phản ánh nhu cầu và mongước của người xưa về sự gắn bó của những con người có chung dòng giống với nhau.Tinh thần đoàn kết trước tiên được thể hiện trong gia đình, trong họ hàng, dòng tộc,trong cộng đồng làng xã và lớn hơn nữa là cộng đồng các dân tộc Việt Nam Tronggia đình, truyền thống này được biểu hiện qua câu châm ngôn “thuận vợ thuận chồngtát bể đông cũng cạn”; trong tình làng nghĩa xóm được thể hiện qua câu ca dao “bàcon xa không bằng láng giềng gần”, “tối lửa tắt đèn có nhau”

Thấy rõ vai trò của yếu tố đoàn kết, ông cha ta luôn có ý thức chống “chínhsách chia rẽ” của các thế lực bên ngoài và xu hướng cát cứ của các thế lực phongkiến Từ chính sách “dùng người Việt đánh người Việt” của bọn thực dân phong kiếnphương Bắc đến chính sách “chia để trị” của thực dân Pháp, của đế quốc Mỹ lần lượt

bị thất bại trước tinh thần đoàn kết của nhân dân ta

Ý thức cộng đồng, tinh thần đoàn kết trở thành điểm tựa vững chắc, là độnglực mạnh mẽ cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, cũng như trong sự nghiệp cách mạng

xã hội chủ nghĩa

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xây dựng khối đại đoàn kết của dân tộc Việt Namdựa trên nền tảng liên minh công - nông - trí thức Người đã hợp với sức mạnh củathời đại tạo thành sức mạnh tổng hợp để đưa cách mạng Việt Nam giành thắng lợi tolớn Người đã khẳng định: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thànhcông, đại thành công” Ngọn cờ tư tưởng đại đoàn kết của Bác Hồ chính là sức mạnh

để dân tộc ta hội nhập và phát triển, mở rộng và nâng khối đại đoàn kết lên một tầm

Trang 27

cao Người là tấm gương sáng chói trong việc kế thừa và phát huy các giá trị truyềnthống quý báu của dân tộc.

Trong thời đại ngày nay đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế trở thành nhân tốcủa sự ổn định, động lực của sự phát triển, xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết,khối đại đoàn kết dân tộc và quốc tế trên lập trường giai cấp vô sản là định hướng giátrị và lý tưởng sống cho thế hệ trẻ

1.1.3 Ý nghĩa của việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh THPT

Giá trị đạo đức truyền thống, như đã biết, là toàn bộ những tư tưởng, tình cảm,tập quán, thói quen đạo đức được truyền từ đời này sang đời khác và được mọi người

tự nguyện noi theo

Theo quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam thì giáo dục giá trị đạo đứctruyền thống cho học sinh THPT là làm cho các em nhận thức được rằng mình làngười biết “yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, yêu chủ nghĩa xã hội, sống có nghĩa có tình,

có ý chí ham học hỏi, vượt khó, vươn lên trên cơ sở nền tảng đạo đức truyền thốngcủa dân tộc đó là lòng yêu nước, tính tự tôn dân tộc, hiếu học, cần cù, chịu thương,chịu khó, thương người,…” [12; 76 - 77] Nói tóm lại, giáo dục giá trị đạo đức truyềnthống cho học sinh THPT ngày nay là để các em luôn giữ được bản sắc văn hóa dântộc Việt Nam gắn với thời đại, có nghĩa là theo nguyên tắc: Hòa nhập chứ không hòatan, đổi màu chứ không đổi chất

Với ý nghĩa đó, việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh nóichung và học sinh THPT nói riêng có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc phát triển

và hình thành nhân cách cho học sinh hiện nay

Tuy nhiên, việc giáo dục các giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh trong bốicảnh hiện tại là một việc không hề đơn giản bởi vì nền văn hóa của ta hiện nay có sựđan xen hết sức phức tạp của các yếu tố văn hóa quá khứ và hiện tại, vừa có cái tốtvừa có cái xấu, cái tích cực lẫn cái cái lạc hậu.Thực tế hiện nay có không ít học sinhTHPT sớm chạy theo lối sống hưởng thụ vật chất thực dụng, thậm chí có những học

Trang 28

sinh sẵn sàng làm những việc phạm pháp hoặc có những hành vi trái đạo lý để thỏamãn nhu cầu vật chất tầm thường của mình.

Thực tế trên thêm một lần khẳng định tính cấp bách của việc giáo dục các giá trịđạo đức tốt đẹp cho học sinh nhằm đưa các em ra khỏi những cạm bẫy của lối sốngthực dụng, đồng thời đặt ra một yêu cầu to lớn là làm sao xây dựng được một hệthống những nội dung, cách thức và biện pháp hữu hiệu để cùng với các hình thứcgiáo dục khác đào tạo các em trở thành những công dân tốt, những chủ nhân tương laicủa đất nước có đủ cả tài năng lẫn nhân cách đạo đức

1.2 Yêu cầu của việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh THPT thông qua dạy học môn GDCD lớp 10

1.2.1 Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh phải gắn với đặc điểm tâm - sinh lý lứa tuổi của học sinh

Tâm lí học lứa tuổi định nghĩa tuổi thanh niên là giai đoạn phát triển bắt đầu từ

sự phát dục và kết thúc vào lúc bước vào tuổi trưởng thành [23; 3] Giai đoạn nàychia làm hai thời kì:

- Thời kì từ 15 đến 18 tuổi, được gọi là tuổi đầu thanh niên (thanh niên học sinh)

- Thời kì từ 18 đến 25 tuổi, được gọi là thanh niên trưởng thành

Trong luận văn này, chúng tôi chỉ đi sâu vào giai đoạn tuổi thanh niên học sinh(15 đến 18 tuổi)

Lứa tuổi thanh niên là thời kì hoàn thiện sự phát triển thể chất của con người vềphương diện cấu tạo và chức năng Đây là thời kì thể lực sung mãn nhất trong cả đờingười: “Tuổi mười bảy bẻ gãy sừng trâu” So với thiếu niên, sự gia tăng về chiều cao

và cân nặng của thanh niên đều chậm lại Các em gái trưởng thành đầy đủ vào khoảng17-18 tuổi, còn các em trai trưởng thành chậm hơn - vào khoảng 18- 20 tuổi

Trang 29

Là chủ nhân của tương lai, lứa tuổi này có những ưu điểm là hăng hái, giàu tinhthần xung phong, nhạy cảm với cái mới, cái tiến bộ, dễ thích nghi hoàn cảnh và muốnthể hiện chính mình trước tập thể và bạn bè.

Thuộc vào thời kì đạt đến sự trưởng thành về mặt thể chất nhưng ở lứa tuổi họcsinh THPT, sự phát triển về nhân cách và trí tuệ vẫn còn kém nhiều so với người lớnnên các em vẫn phải phụ thuộc vào người lớn, người lớn phải quyết định nội dunghoạt động của các em Vậy nên vai trò của cha mẹ, thầy cô là rất quan trọng đối vớicác em về sự phát triển nhân cách và trí tuệ

Ở giai đoạn hiện tại, do được sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đất nước ổnđịnh và đang phát triển nên các em được đảm bảo các điều kiện cơ bản cho sự pháttriển thể chất và trí tuệ Nhờ vậy, khả năng phân tích suy luận và phán đoán của các

em được nâng cao, tư duy của các em chặt chẽ và có hệ thống hơn Tính chủ định củacác em được phát triển mạnh ở tất cả các hình thức của quá trình nhận thức, sự quansát trở nên có mục đích, có hệ thống hơn và toàn diện hơn, suy nghĩ có tính logic, ởlứa tuổi này các em đã bộc lộ khả năng tư duy lý luận, độc lập sáng tạo Bước đầu tiếpxúc với tri thức chính trị và lý luận xã hội, các em đã thể hiện được khả năng thựchiện các thao tác tư duy và phân tích mối quan hệ nhân quả trong xã hội tương đốichặt chẽ và chính xác

Trong học tập, học sinh THPT – đặc biệt là học sinh cuối cấp, đã biết xác địnhcho mình một lĩnh vực tri thức cụ thể nào đó làm hành trang để chuẩn bị bước vàotương lai Nhược điểm ở đây là hầu hết các em chỉ thích học những môn mà các em tựcho là quan trọng, gắn liền với khuynh hướng nghề nghiệp sau này của bản thân(chủyếu là các môn thuộc khoa học tự nhiên, kỹ thuật), còn các môn như văn, sử, địa, giáodục công dân… nhiều em học chủ yếu theo kiểu đối phó Thái độ này gây ra nhiềukhó khăn cho việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống, vì vậy vai trò của cha mẹ,thầy cô giáo hay người lớn nói chung là phải luôn quan tâm tới việc định hướng, uốn

Trang 30

nắn những tư tưởng và hành vi lệch lạc nói trên của các em, cả trong học tập cũng nhưngoài xã hội

Chúng ta biết rằng nhân cách không phải là cái bẩm sinh, nhân cách cũngkhông phải là quá trình bộc lộ dần các thuộc tính và bản năng sinh học ở con người

Sự hình thành và phát triển nhân cách là do sự ảnh hưởng môi trường xã hội: “ Quátrình hình thành nhân cách là quá trình con người giao tiếp với các thành viên trongcộng đồng, sinh hoạt, giao tiếp giáo dục của cộng đồng [22; 59-65]

Nhân cách là tổ hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm lý các nhân, biểuhiện bản sắc và giá trị xã hội của con người Vậy nên, để trở thành chủ thể có nhâncách, con người cần tham dự vào các hoạt động xã hội Quá trình hình thành và pháttriển nhân cách là quá trình con người nắm lấy kinh nghiệm đời sống xã hội Ở mỗigiai đoạn lịch sử, kinh nghiệm xã hội thể hiện trình độ làm chủ của con người đối vớilực lượng tự nhiên và xã hội Sự phát triển và hình thành nhân cách có thể đi đến sựhoàn thiện, hướng tới sự phù hợp với hoàn cảnh và môi trường trong đó nó tồn tại

1.2.2 Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh hiện nay phải gắn với yêu cầu phát triển đất nước

Nhân loại đã bước vào thế kỷ XXI, thế kỷ của sự bùng nổ thông tin Tương laicủa mỗi dân tộc phụ thuộc một phần rất lớn vào thế hệ trẻ, trong đó có học sinhTHPT- những trí thức tương lai, những chủ nhân mai sau của đất nước Cuộc sốngluôn luôn chứng tỏ rằng, trí tuệ là nguồn tài nguyên quý giá của mỗi quốc gia, dântộc, một phần tài nguyên đó đang nằm trong mỗi một học sinh THPT Việc phát huynăng lực sáng tạo của học sinh THPT, khơi dậy tiềm năng trí tuệ to lớn ở họ có ý nghĩ

vô cùng to quan trọng đối với tương lai dân tộc

Để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực có trình độ cao, phù hợp với cơ cấu kinh

tế - xã hội của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao năng lực cạnh tranh vàhợp tác bình đẳng trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới, đòi hỏi chúng ta một mặtphải tạo mọi điều kiện để học sinh THPT phát huy hết tài năng sẵn có của mình, mặt

Trang 31

khác phải tăng cường có hiệu quả công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, xây dựngnhân sinh quan tiến bộ, phát huy những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dântộc vì sự phồn vinh của Tổ quốc và hạnh phúc của bản thân Chủ tịch Hồ Chí Minh đãnói: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết phải có con người xã hội chủnghĩa” Giáo dục cho học sinh THPT lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, có bảnlĩnh chính trị vững vàng, có tư duy sáng tạo và năng lực thực hành giỏi, có chí họctập, rèn luyện để lập thân, lập nghiệp, vững vàng tiếp bước các thế hệ đi trước, gópphần đưa đất nước đến hưng thịnh Văn kiên Đại hội IX của Đảng cũng khẳng định: “Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 –

2010, chiến lược đào tạo nguồn nhân lực là khâu đột phá và phải đi trước một bước,tập trung vào chỉ đạo thực hiện mục tiêu nâng số lượng lao động đào tạo lên 30% rồi40% tổng số lao động Tất cả những việc này phải bảo đảm chất lượng nguồn nhânlực đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của thị trường lao động đi vào công nghiệp hóa,hiện đại hóa”.[9; 75- 85]

Đảng ta luôn xác định sự nghiệp đổi mới đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội

có thành công hay không, đất nước trong thế kỷ XXI có vị trí xứng đáng trong cộngđồng thế giới hay không chủ yếu là do thế hệ trẻ hiện nay quyết định, trong đó họcsinh, sinh viên là lực lượng có vai trò quan trọng Chính vì vậy, học sinh THPT là bộphận trí tuệ và ưu tú trong thanh niên, là nơi kết tinh nhiều tài năng sáng tạo, là nguồnlao động có học vấn cao, có chuyên môn sâu ngày càng được xã hội quan tâm và coitrọng

Trong điều kiện hiện nay, con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sựphát triển kinh tế - xã hội Do đó, nếu tầng lớp thanh niên nói chung, học sinh THPTnói riêng, được giáo dục tốt thì sẽ đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệphóa, hiện đại hóa đất nước

Học sinh hiện nay có nhiều điều kiện thuận lợi nên nhìn chung có trình độ họcvấn, hiểu biết rộng, nhiều tài năng trẻ xuất hiện trong học sinh Điều kiện kinh tế - xã

Trang 32

hội của đất nước hiện tại cũng tạo cho học sinh nhiều cơ hội để phát triển, họ có thểnắm bắt những cái mới, tiếp thu trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến Đây sẽ là nguồnnhân lực có trình độ cao phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước.

Đứng trước yêu cầu ngày càng cao của chất lượng nguồn lao động phục vụ sựnghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, từ nhận thức đúng đắn về rèn luyệnphẩm chất đạo đức, vai trò của học vấn, kiến thức chuyên môn, khả năng thực hành,

kỹ năng công tác nên đại bộ phận học sinh chủ động tích cực học tập, tham gia nghiêncứu khoa học, sáng tạo, nỗ lực rèn luyện Ngoài việc học tập những chuyên ngànhchính, nhiều học sinh còn phấn đấu học thêm ngoại ngữ, tin học và các môn bổ trợkhác Đa số học sinh có lối sống lành mạnh, đạo đức trong sáng, giữ được bản sắcvăn hóa dân tộc, đoàn kết, tương thân tương ái, không để kẻ xấu lợi dụng, kích độnggây mất ổn định chính trị, xã hội

Cùng với việc khuyến khích sự tiếp nhận những tác động tích cực từ bênngoài, chúng ta phải giúp học sinh THPT hạn chế những những ảnh hưởng tiêu cực vànhững hiện tượng lệch lạc trong định hướng các giá trị đạo đức truyền thống dân tộcnhư: bệnh sùng ngoại, bài xích nội, phủ nhận những truyền thống vốn có tốt đẹp củadân tộc Từ đó dẫn đến xem thường giá trị dân tộc, xem thường lợi ích người khác, lợiích cộng đồng

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vìlợi ích trăm năm thì phải trồng người” Theo Bác, trong giáo dục phải chú ý đào tạothế hệ trẻ thành những người vừa "hồng" vừa "chuyên" (có cả đức lẫn tài): “Đoànviên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngạikhó khăn, có chí tiến thủ Đảng cần chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đàotạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa hồng, vừa chuyên”.[31; 510]

Trang 33

"Hồng" là biết sống vì mọi người, vì tương lai của gia đình và đất nước, vì lýtưởng cộng sản chủ nghĩa "Chuyên" là có trình độ chuyên môn giỏi, nắm vững đượcnhững tri thức khoa học tiên tiến Có nghĩa là tài phải đi đôi với đức, vì đạo đức lànền tảng của nhân cách, chúng ta phải giáo dục cho sinh viên ý thức được rằng, saukhi ra trường nếu có giữ chức vụ gì, ở cương vị nào cũng cần phải có đạo đức, nhất làtrong kinh doanh, nếu không có cái tâm cái đức mà chỉ có tài không thì sẽ khó thànhcông Có đức mà không có tài thì không có đủ năng lực để điều hành công việc, có tài

mà không có đức dẫn tới hỏng việc, có hại cho cách mạng Chủ tịch Hồ Chí Minh chorằng: có tài mà không có đức ví như một anh kinh tế tài chính rất giỏi nhưng lại đi đếnthụt két thì chẳng những không làm được gì cho lợi ích xã hội, mà còn có hại cho xãhội nữa Có đức mà không có tài ví như ông bụt không làm hại gì, nhưng cũng không

có lợi gì cho loài người [31; 172] Trong cơ chế thị trường rất cần có đạo đức, chữtâm, chữ tín được đề cao, “làm giàu chính đáng”, “cạnh tranh lành mạnh”, giàu sangphải hợp với đạo lý Có như vậy giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc chohọc sinh THPT mới đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đạihóa

1.2.3 Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh cần chống thái độ bảo thủ

Để giáo dục tốt giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh chúng ta phải cóthái độ khách quan trong sự kế thừa Những tiền đề của cái mới được hình thành từtrong lòng cái cũ; sự ra đời và phát triển của cái mới là quá trình lọc bỏ, kế thừa, giữlại những nhân tố hợp lý của cái cũ và phát triển, bổ sung hoàn thiện để tạo ra cái mới -cái tiến bộ, tích cực, ưu việt hơn Với ý nghĩa đó, kế thừa không có nghĩa là lấy “nguyênxi” toàn bộ cái cũ mà không chọn lọc, không loại trừ những yếu tố gây trở ngại cho sựhình thành cái mới Kế thừa những mặt tích cực của cái cũ, phát triển cái cũ trong hoàncảnh lịch sử mới là đòi hỏi mang tính khách quan Những tư tưởng phủ định sạch trơnhay thái độ bảo thủ đối với giáo dục mà không chú ý đến tính lịch sử - cụ thể đều xa lạ

Trang 34

với tính kế thừa của phủ định biện chứng, chỉ mang lại những mất mát, tổn thất chocuộc sống mà thôi.

Kế thừa và đổi mới các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc đòi hỏi phải là sựtiếp cận có chọn lọc các giá trị nhân văn mà loài người tiến bộ đang hướng tới Đểhọc sinh THPT phân biệt được đâu là cái mới, cái lạ, đâu là những giá trị cần được bổsung và phát triển… là một việc làm hết sức cần thiết, tránh thái độ bảo thủ trong giáodục những giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho học sinh THPT Trên thực tế córất nhiều quan niệm mang tính chất siêu hình cho rằng, tất cả những gì là giá trịtruyền thống của dân tộc đều là vĩnh hằng, bất biến; mọi giá trị đạo đức truyền thốngcủa dân tộc đã có từ trước thế nào nay vẫn cứ để như vậy, không cần bổ sung, khôngcần phát triển trong thời đại ngày nay Tuy nhiên, cuộc sống luôn vận động và biếnđổi từng ngày từng giờ, do vậy những giá trị truyền thống của dân tộc ngoài phầnnhân lõi bất biến thì phần phát triển cũng cần được bổ sung cho phù hợp với nhu cầuthực tiễn Chẳng hạn, truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam ngày nay đã được

bổ sung và phát triển trên một hình thức mới, phù hợp với yêu cầu hiện đại Trước kiayêu nước là lấy độc lập dân tộc làm giới hạn cao nhất cho mình, còn ngày nay yêunước là yêu chủ nghĩa xã hội, gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội Yêu nước đốivới học sinh THPT ngày nay là phải học thật giỏi để có đủ điều kiện góp phần xâydựng đất nước và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Nếu ông cha ta trước đây đã rửa đượcnỗi nhục mất nước, thì ngày nay chúng ta phải đưa đất nước thoát khỏi đói nghèo, lạchậu, vươn lên tiến kịp các nước tiến tiến trên thế giới và các nước trong khu vực; lấycông nghiệp hóa, hiện đại hóa làm nhiệm vụ trọng tâm của thời kỳ quá độ lên chủnghĩa xã hội, nỗ lực phấn đấu thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội côngbằng dân chủ văn minh Yêu nước ngày nay còn phải biết “ khép lại quá khứ, hướngtới tương lai”, bắt tay giao lưu với tất cả các nước trên thế giới để tiếp thu những tinhhoa văn hóa của nhân loại, để làm phong phú thêm những truyền thống tốt đẹp củadân tộc

Trang 35

1.3 Thực trạng việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống ở các trường THPT trên địa bàn huyện Củ Chi

1.3.1 Những thành tựu của việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống

Củ Chi là huyện ngoại thành của TP Hồ Chí Minh, với vị trí địa lý thuận lợi cótiềm năng lớn về đất đai, lao động Nhân dân có truyền thống yêu nước, tinh thầnđoàn kết, lao động cần cù sáng tạo, là địa bàn được Thành phố quy hoạch và triểnkhai nhiều dự án lớn, chuyển trung tâm phát triển nông nghiệp, công nghiệp về CủChi, từ đó mở ra khả năng phát triển nhanh chóng… Đó là những thuận lợi của huyện

Tuy nhiên, Củ Chi cũng đã và đang gặp rất nhiều khó khăn trước tốc độ đô thịhóa nhanh, tình trạng dân nhập cư cao làm cho tình hình an ninh – trật tự và các tệnạn xã hội diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cưc đến công tác giáo dục của huyện

mà đặc biệt là ở các trường THPT

Theo đánh giá của Đảng bộ huyện, công tác giáo dục và đào tạo thời gian qua

đã có sự có chuyển biến tích cực, chất lượng dạy và học từng bước nâng lên Tronggiai đoạn 2010 – 2015, ngành giáo dục Củ Chi phấn đấu đạt hiệu suất đào tạo bậctrung học phổ thông 65%, hạn chế thấp nhất học sinh lưu ban, nghỉ, bỏ học Tiếp tụcgiữ vững và duy trì kết quả đạt được chống mù chữ và phổ cập bậc trung học; phấn

đấu 2015 xây dựng 45/90 trường đạt chuẩn quốc gia [14; 10].

Huyện Củ Chi hiện có 07 trường THPT và 01 trường Thiếu Sinh Quân

Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống là một trong những nội dung cơ bản củagiáo dục ở bậc THPT nói riêng, giáo dục phổ thông nói chung Đảng và Nhà nước tarất quan tâm đến vấn đề giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho toàn dân,đặc biệt là đối với học sinh THPT - một tầng lớp trí thức trẻ trong tương lai của đấtnước Điều đó đã tạo rất nhiều thuận lợi cho việc giáo dục đạo đức truyền thống dântộc cho học sinh THPT Trong xã hội, không khí dân chủ được tăng lên, những tưtưởng cũ kỹ giáo điều đã dần được loại bỏ, thay vào đó là một chân trời nhận thức

Trang 36

rộng lớn cho thế hệ trẻ Chính sách mở cửa và sự tràn ngập các kênh thông tin cùngvới chính sách kinh tế thị trường, khuyến khích mọi người hăng hái vươn lên thi đualàm giàu bằng lao động chân chính, tạo nên môi trường kinh tế - xã hội cho phép tuổitrẻ có thể vươn lên để khẳng định mình.

Trong tất cả các kỳ đại hội, Đảng ta luôn luôn quan tâm đến việc giáo dục truyềnthống dân tộc cho thế hệ trẻ, xem đó là nhiệm vụ chiến lược có tính chất sống còn củađất nước Tại Hội nghị Trung ương V (khóa VIII), Đảng ta khẳng định:

“Đội ngũ trí thức Việt Nam giàu lòng yêu nước, đại bộ phận xuất thân từ nhândân lao động, là tinh hoa của nền văn hóa nước nhà được Đảng, Nhà nước và nhân dântôn trọng, tạo mọi điều kiện để cho anh chị em phát huy trí tuệ, tài năng phục vụ Tổquốc, phục vụ nhân dân và chủ nghĩa xã hội, giữa vai trò cực kỳ quan trọng trong sựnghiệp xây dựng và phát triển văn hóa”.[8; 12]

Những thành tựu mà chúng ta thu được trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa chính

là chỗ: Nhiều nét mới trong giá trị văn hóa và chuẩn mực đạo đức từng bước đượchình thành Tính năng động và tính tích cực công dân được phát huy, sở trường và nănglực cá nhân được khuyến khích Không khí dân chủ trong xã hội tăng lên Thế hệ trẻtiếp thụ nhanh những kiến thức mới và có ý chí vươn lên lập thân, lập nghiệp, xây dựng

và bảo vệ Tổ quốc Tại Đại hội IX, Đảng ta tiếp tục khẳng định: "Về giáo dục và đàotạo: tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương phápdạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục; thực hiện "chuẩn hóa,hiện đại hóa, xã hội hóa" Phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của họcsinh, sinh viên, đề cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn và tay nghề” [10; 35]

Quán triệt tinh thần đó, các trường THPT ở huyện Củ Chi đã triển khai công tácnày một cách tích cực

Phương thức được các trường lựa chọn phổ biến nhất, đó là lồng ghép giáo dụcđạo đức truyền thống vào các môn xã hội, đặc biệt là môn Giáo dục công dân, thông

Trang 37

qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp như sinh hoạt chủ nhiệm, sinh hoạt dưới cờ; thamgia các hoạt động về Nguồn, đền ơn đáp nghĩa như viếng nghĩa trang liệt sĩ, thamquan thực tế ở Địa đạo Bến Dược, Bến Đình, chăm sóc Mẹ Việt Nam anh hùng…Ngoài ra, vào một số ngày lễ lớn trong năm, nhiều trường còn kết hợp với phòng Vănhóa thông tin huyện tổ chức trưng bày những hình ảnh truyền thống của quê hương

Củ Chi Tổ chức Đoàn của các trường cũng đặt công tác giáo dục đạo đức truyềnthống cho đoàn viên, thanh niên thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm của cácchương trình hoạt động của mình

Các trường THPT cũng định kì tổ chức cho học sinh tham quan các bảo tàngnhư: Bảo tàng phụ nữ nam bộ, Bảo tàng thành phố, Bảo tàng tội ác chiến tranh, Địađạo Củ Chi, Dinh Thống Nhất Qua các buổi ngoại khóa, thông qua kể chuyện củacác cô, chú hướng dẫn viên của bảo tàng, các hình ảnh sinh động của hiện vật, môhình các bảo tàng đã để lại dấu ấn sâu sắc với các em học sinh Mục tiêu của côngviệc này được xác định rất cụ thể, đó là:

Giáo dục lịch sử truyền thống dựng nước, giữ nước: thăm Bảo tàng lịch sửthành phố Hồ Chí Minh (Thảo cầm viên - Quận 1)

Giáo dục lòng kính yêu Bác Hồ, hiểu biết quá trình chọn con đường cứu nước,giải phóng dân tộc của Bác Hồ “Bảo tàng Hồ Chí Minh” (khu lưu niệm Bến nhà Rồng

- Quận 4)

Giáo dục truyền thống đấu tranh bảo vệ và xây dựng thành phố : thăm Bảo tàngthành phố Hồ Chí Minh - Quận 1

Giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ nói chung, cho tầng lớp học sinh THPT nói

riêng để xây dựng con người mới XHCN phát triển toàn diện, đáp ứng sự nghiệp côngnghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước là một vấn đề vừa mang tính cấp thiết và vừa cótính lâu dài Trong hệ thống giáo dục nhà trường - gia đình - xã hội thì nhà trườngđóng vai trò hết sức quan trọng trong giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức truyềnthống nói riêng, bởi nhà trường có những điều kiện thuận lợi căn bản mà các môi

Trang 38

trường giáo dục khác không có Vì vậy, các trường cần phải sớm khắc phục nhữnghạn chế, yếu kém để phát huy tối đa những lợi thế của mình nhằm góp phần đắc lựctrong việc tạo ra một thế hệ tương lai có nhân cách phát triển toàn diện, hài hòa trí –đức – thể - mỹ

Thực tiễn cho thấy, hiện nay, cùng với những thành tựu to lớn trong công cuộcđổi mới mà đất nước ta đã đạt trong những năm qua, đặc biệt là 5 năm gần đây, độingũ thanh niên học sinh THPT, những người chủ nhân tương lai của đất nước, đã có

sự trưởng thành đáng kể cả về chất và lượng Hệ thống các trường (công lập, dân lập)ngày càng nhiều và đã có những bước phát triển mạnh mẽ về quy mô, đa dạng hóa cácloại hình đào tạo khiến cho cơ hội học tập và phát triển của học sinh ngày càng lớn

Công tác giáo dục các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho học sinh THPTtrong giai đoạn hiện nay có sự đóng góp của nhiều chủ thể giáo dục Nhà trường, giađình và các cơ quan, các tổ chức đoàn thể đã có những phương pháp, mô hình giáodục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc mang lại hiệu quả cao Những phong tràonhư "Tuổi trẻ giữ nước" do Trung ương Đoàn phát động đã được các đoàn trường trênđịa bàn huyện triển khai rộng khắp và được sự hưởng ứng nhiệt tình của đoàn viên,thanh niên học sinh Qua đó, nhiều học sinh, thanh niên đã ra sức phấn đấu và vươnlên để lập thân, lập nghiệp Những hoạt động giáo dục, tuyên truyền về những giá trịđạo đức truyền thống của dân tộc, truyền thống cách mạng của Đảng của Đoàn đượctriển khai và đã đem lại hiệu quả, đó là các hoạt động như: Tìm hiểu về truyền thống, vềnguồn, gặp mặt truyền thống Bên cạnh đó còn có những phong trào hành động củathanh niên mang ý nghĩa giáo dục đạo lý truyền thống sâu sắc như: giúp đỡ và chămsóc các bà mẹ Việt Nam anh hùng, các gia đình có công với cách mạng gặp cảnh neođơn, những người già cả ốm đau không nơi nương tựa, các phong trào đền ơn đápnghĩa, hiến máu nhân đạo, ngày chủ nhật xanh thể hiện truyền thống uống nước nhớnguồn, một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam

Trang 39

Giáo dục và rèn luyện cho học sinh THPT học tập, nghiên cứu khoa học côngnghệ và phát triển tài năng, tích cực rèn luyện thể lực, xây dựng đời sống văn hóa tinhthần phong phú, lành mạnh, học sinh THPT tham gia xây dựng môi trường giáo dục,tích cực phòng chống tệ nạn xã hội, học sinh THPT chung sức cùng cộng đồng Nhìnchung, thanh niên, học sinh đã tin tưởng, ủng hộ và hăng hái tham gia vào sự nghiệpđổi mới của đất nước, họ đã biến niềm tin ấy vào chính hoạt động thực tiễn của mình,mong muốn được cống hiến đóng góp hết sức mình vào sự nghiệp cách mạng của đấtnước Trong mỗi học sinh THPT, lòng yêu nước, lòng tự tôn dân tộc, ý chí quyết tâmđẩy lùi đói nghèo, lạc hậu, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,văn minh tiến bộ cũng được nâng cao hơn Trong điều kiện mở cửa của đất nước nhưhiện nay, được giao lưu với nhiều luồng văn hóa, nghệ thuật từ bên ngoài, nhưng đa

số học sinh vẫn giữ gìn được lối sống giản dị lành mạnh, không để kẻ xấu kích độnglợi dụng gây mất ổn định chính trị - xã hội Đó chính là những thành công, những ưuđiểm của công tác giáo dục nói chung, công tác giáo dục đạo đức truyền thống chohọc sinh THPT nói riêng trong những năm qua

1.3.2 Những hạn chế của việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống

Văn kiện Hội nghị lần thứ V Ban chấp hành Trung ương khóa VIII đã khái

quát về thực trạng những yếu kém trong đời sống văn hóa tinh thần và đạo đức lốisống của xã hội ta trong thời gian qua như sau:

“ Tệ sùng bái nước ngoài, coi thường những giá trị văn hóa dân tộc, chạy theo lốisống thực dụng, cá nhân vị kỷ đang gây hại đến thuần phong mỹ tục của dân tộc Không

ít trường hợp vì đồng tiền mà chà đạp lên tình nghĩa gia đình, quan hệ thầy trò, đồng chí,đồng nghiệp Buôn lậu và tham nhũng phát triển Ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hộikhác gia tăng Nạn mê tín dị đoan khá phổ biến Nhiều hủ tục cũ, nhiều tệ nạn mới lantràn, nhất là trong việc cưới, việc tang, lễ hội Nhiều biểu hiện tiêu cực trong lĩnh vựcgiáo dục, đào tạo làm cho xã hội lo lắng như sự suy thoái đạo lý trong quan hệ thầy

Trang 40

trò, bè bạn, môi trường sư phạm xuống cấp; lối sống thiếu lý tưởng, hoài bão, ăn chơi,nghiện ma túy ở một bộ phận học sinh thanh niên, việc coi nhẹ giáo dục đạo đức,thẩm mỹ và các bộ môn chính trị, khoa học xã hội và nhân văn”.[8; 46-47].

Một nguyên nhân căn bản của thực trạng trên, chính là sự yếu kém của côngtác giáo dục đạo đức, lối sống của toàn bộ hệ thống giáo dục nước ta, trong đó cótrách nhiệm không nhỏ của các trường THPT

Xem xét và đánh giá một cách toàn diện, trong những năm đổi mới vừa quangoài những thành tích đã đạt được, công tác giáo dục truyền thống cho học sinhTHPT ở Củ Chi vẫn còn nhiều những hạn chế, thiếu sót Cụ thể:

Thứ nhất, cũng như cả nước nói chung, ngành giáo dục ở Củ Chi đã không

nhận thấy, không lường hết được những tác động tiêu cực từ mặt trái của nền kinh tếthị trường và xu thế mở rộng giao lưu, hội nhập quốc tế đến sự phát triển đạo đức nên

từ giáo viên cho đến các nhà quản lý chưa thấy hết tính cấp thiết, tầm quan trọng củacông tác giáo dục các giá trị truyền thống Đây là lý do khiến cho một số nội dungchương trình giáo dục văn hóa, đạo đức, nhất là nội dung giáo dục truyền thống dân tộccòn bị coi nhẹ

Thứ hai, một số trường chưa quan tâm đến việc đào tạo, bồi dưỡng, phát triển

đội ngũ giáo viên giáo dục công dân khiến cho đội ngũ này vừa thiếu về số lượng vừayếu về năng lực, trình độ Đồng lương thấp, số tiết dạy lại ít khiến cho giáo viên môn

Giáo dục công dân do phải bươn chải để tồn tại nên đã không thể toàn tâm, toàn ý

với công việc của mình; thậm chí có một số giáo viên còn có biểu hiện suy thoái vềđạo đức lối sống, gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc giáo dục, rèn luyện phẩm chấtđạo đức của học sinh

Phương pháp giáo dục đạo đức truyền thống cho học sinh THPT ở Củ chicũng còn mang nặng tính thuyết giáo, giảng giải một chiều, áp đặt, chưa coi "học sinh

là trung tâm, giáo viên là chủ đạo" của quá trình giáo dục Hầu hết các trường cũng

Ngày đăng: 18/12/2013, 20:04

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Lê Thị Tuyết Ba (2010), Ý thức đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, Nxb, Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ý thức đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường hiệnnay
Tác giả: Lê Thị Tuyết Ba
Năm: 2010
[3]. Nguyễn Trọng Chuẩn (1998), Vấn đề khai thác các giá trị truyền thống vì mục tiêu phát triển, Tạp chí Triết học, số 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề khai thác các giá trị truyền thống vì mục tiêuphát triển
Tác giả: Nguyễn Trọng Chuẩn
Năm: 1998
[4]. Nguyển Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Huyên (đồng chủ biên, 2002), Giá trị truyền thống trước những thách thức của toàn cầu hóa, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giá trị truyềnthống trước những thách thức của toàn cầu hóa
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
[5]. Nguyễn Thị Bích Hồng (2012), Tội phạm từ trong gia đình, Báo Phụ nữ, số 53 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tội phạm từ trong gia đình
Tác giả: Nguyễn Thị Bích Hồng
Năm: 2012
[6]. Dương Tự Đàm ( 2008), Tuổi trẻ Việt Nam với chủ nghĩa yêu nước trong lịch sử dân tộc, Nxb, Thanh niên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuổi trẻ Việt Nam với chủ nghĩa yêu nước trong lịch sửdân tộc
[7]. Đảng Cộng Sản Việt Nam (1996). Văn kiện hội nghị lần thứ II Ban chấp hành trung ương (khóa VIII), Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện hội nghị lần thứ II Ban chấp hànhtrung ương (khóa VIII)
Tác giả: Đảng Cộng Sản Việt Nam
Năm: 1996
[8]. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Nghị quyết Hội nghị lần thứ Năm Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII), Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết Hội nghị lần thứ Năm Ban chấphành Trung ương Đảng (khóa VIII)
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 1998
[9]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ 6 BCHTW (khóa IX), Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ 6 BCHTW (khóa IX)
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 2002
[10]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứIX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 2001
[11]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Nghị quyết của Bộ chính trị về một số định hướng lớn trong công tác tư tưởng hiện nay, Nxb, Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết của Bộ chính trị về một số địnhhướng lớn trong công tác tư tưởng hiện nay
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 2004
[12]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb, Chính trị quốc gia, Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 2011
[15]. Phùng Khắc Đăng (2006), Giáo dục chủ nghĩa yêu nước, xây dựng ý chí quyết thắng cho quân và dân ta hiện nay, Nxb, Quân đội nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục chủ nghĩa yêu nước, xây dựng ý chí quyếtthắng cho quân và dân ta hiện nay
Tác giả: Phùng Khắc Đăng
Năm: 2006
[16]. Phạm Văn Đồng (1959), Chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa xã hội, Nxb, Sự thật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa xã hội
Tác giả: Phạm Văn Đồng
Năm: 1959
[17]. Trần Văn Giàu (1980), Giá trị tinh thần truyền thống Việt Nam, Nxb, Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giá trị tinh thần truyền thống Việt Nam
Tác giả: Trần Văn Giàu
Năm: 1980
[18]. Trần Văn Giàu (1993), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb, Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam
Tác giả: Trần Văn Giàu
Năm: 1993
[19]. Nguyễn Hồng Hà (2001), Văn hóa truyền thống dân tộc với việc giáo dục thế hệ trẻ, Nxb, Viện văn hóa - Văn hóa thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa truyền thống dân tộc với việc giáo dục thế hệtrẻ
Tác giả: Nguyễn Hồng Hà
Năm: 2001
[20]. Phạm Minh Hạc (2001), Về phát triển toàn diện con người trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb, Chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về phát triển toàn diện con người trong thời kì côngnghiệp hóa, hiện đại hóa
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Năm: 2001
[22]. Cao Thu Hằng (2007), Vai trò của giá trị đạo đức truyền thống trong sự hình thành và phát triển nhân cách,Tạp chí Triết học, số 12, tr. 59-65 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò của giá trị đạo đức truyền thống trong sự hìnhthành và phát triển nhân cách
Tác giả: Cao Thu Hằng
Năm: 2007
[23]. Đặng Xuân Hoài, Petrovski A.V (1982),Tâm lý học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm, tập I, II. Nxb, Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học lứa tuổi và tâm lí học sưphạm
Tác giả: Đặng Xuân Hoài, Petrovski A.V
Năm: 1982
[24]. Đỗ Huy (1986), Cái truyền thống và cái hiện đại trong sự nghiệp xây dựng con người mới ở nước ta, Tạp chí Thông tin Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cái truyền thống và cái hiện đại trong sự nghiệp xây dựng conngười mới ở nước ta
Tác giả: Đỗ Huy
Năm: 1986

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

3. Đài phát thanh  - Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh trung học phổ thông, thông qua dạy học môn giáo dục công dân lớp 10 qua khảo sát một số trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện củ chi
3. Đài phát thanh  (Trang 45)
4. Truyền hình  - Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh trung học phổ thông, thông qua dạy học môn giáo dục công dân lớp 10 qua khảo sát một số trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện củ chi
4. Truyền hình  (Trang 45)
- Phong trào thi đua còn mang tính hình thức  - Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh trung học phổ thông, thông qua dạy học môn giáo dục công dân lớp 10 qua khảo sát một số trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện củ chi
hong trào thi đua còn mang tính hình thức  (Trang 46)
Bảng thống kê tỷ lệ lớp thực nghiệm Đối tượngLớpSố - Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh trung học phổ thông, thông qua dạy học môn giáo dục công dân lớp 10 qua khảo sát một số trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện củ chi
Bảng th ống kê tỷ lệ lớp thực nghiệm Đối tượngLớpSố (Trang 58)
Bảng thống kê tỷ lệ lớp thực nghiệm Đối tượng Lớp Số - Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh trung học phổ thông, thông qua dạy học môn giáo dục công dân lớp 10 qua khảo sát một số trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện củ chi
Bảng th ống kê tỷ lệ lớp thực nghiệm Đối tượng Lớp Số (Trang 58)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w