Yêu cầu của việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh

Một phần của tài liệu Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh trung học phổ thông, thông qua dạy học môn giáo dục công dân lớp 10 qua khảo sát một số trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện củ chi (Trang 28 - 44)

qua dạy học môn GDCD lớp 10

1.2.1. Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh phải gắn với đặc điểm tâm - sinh lý lứa tuổi của học sinh

Tâm lí học lứa tuổi định nghĩa tuổi thanh niên là giai đoạn phát triển bắt đầu từ sự phát dục và kết thúc vào lúc bước vào tuổi trưởng thành. [23; 3]. Giai đoạn này chia làm hai thời kì:

- Thời kì từ 15 đến 18 tuổi, được gọi là tuổi đầu thanh niên (thanh niên học sinh) - Thời kì từ 18 đến 25 tuổi, được gọi là thanh niên trưởng thành.

Trong luận văn này, chúng tôi chỉ đi sâu vào giai đoạn tuổi thanh niên học sinh (15 đến 18 tuổi).

Lứa tuổi thanh niên là thời kì hoàn thiện sự phát triển thể chất của con người về phương diện cấu tạo và chức năng. Đây là thời kì thể lực sung mãn nhất trong cả đời người: “Tuổi mười bảy bẻ gãy sừng trâu”. So với thiếu niên, sự gia tăng về chiều cao và cân nặng của thanh niên đều chậm lại. Các em gái trưởng thành đầy đủ vào khoảng 17-18 tuổi, còn các em trai trưởng thành chậm hơn - vào khoảng 18- 20 tuổi.

Là chủ nhân của tương lai, lứa tuổi này có những ưu điểm là hăng hái, giàu tinh thần xung phong, nhạy cảm với cái mới, cái tiến bộ, dễ thích nghi hoàn cảnh và muốn thể hiện chính mình trước tập thể và bạn bè.

Thuộc vào thời kì đạt đến sự trưởng thành về mặt thể chất nhưng ở lứa tuổi học sinh THPT, sự phát triển về nhân cách và trí tuệ vẫn còn kém nhiều so với người lớn nên các em vẫn phải phụ thuộc vào người lớn, người lớn phải quyết định nội dung hoạt động của các em. Vậy nên vai trò của cha mẹ, thầy cô là rất quan trọng đối với các em về sự phát triển nhân cách và trí tuệ.

Ở giai đoạn hiện tại, do được sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đất nước ổn định và đang phát triển nên các em được đảm bảo các điều kiện cơ bản cho sự phát triển thể chất và trí tuệ. Nhờ vậy, khả năng phân tích suy luận và phán đoán của các em được nâng cao, tư duy của các em chặt chẽ và có hệ thống hơn. Tính chủ định của các em được phát triển mạnh ở tất cả các hình thức của quá trình nhận thức, sự quan sát trở nên có mục đích, có hệ thống hơn và toàn diện hơn, suy nghĩ có tính logic, ở lứa tuổi này các em đã bộc lộ khả năng tư duy lý luận, độc lập sáng tạo. Bước đầu tiếp xúc với tri thức chính trị và lý luận xã hội, các em đã thể hiện được khả năng thực hiện các thao tác tư duy và phân tích mối quan hệ nhân quả trong xã hội tương đối chặt chẽ và chính xác.

Trong học tập, học sinh THPT – đặc biệt là học sinh cuối cấp, đã biết xác định cho mình một lĩnh vực tri thức cụ thể nào đó làm hành trang để chuẩn bị bước vào tương lai. Nhược điểm ở đây là hầu hết các em chỉ thích học những môn mà các em tự cho là quan trọng, gắn liền với khuynh hướng nghề nghiệp sau này của bản thân(chủ yếu là các môn thuộc khoa học tự nhiên, kỹ thuật), còn các môn như văn, sử, địa, giáo dục công dân… nhiều em học chủ yếu theo kiểu đối phó. Thái độ này gây ra nhiều khó khăn cho việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống, vì vậy vai trò của cha mẹ, thầy cô giáo hay người lớn nói chung là phải luôn quan tâm tới việc định hướng, uốn nắn những tư tưởng và hành vi lệch lạc nói trên của các em, cả trong học tập cũng như ngoài xã hội.

Chúng ta biết rằng nhân cách không phải là cái bẩm sinh, nhân cách cũng không phải là quá trình bộc lộ dần các thuộc tính và bản năng sinh học ở con người.

Sự hình thành và phát triển nhân cách là do sự ảnh hưởng môi trường xã hội: “ Quá trình hình thành nhân cách là quá trình con người giao tiếp với các thành viên trong cộng đồng, sinh hoạt, giao tiếp giáo dục của cộng đồng. [22; 59-65].

Nhân cách là tổ hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm lý các nhân, biểu hiện bản sắc và giá trị xã hội của con người. Vậy nên, để trở thành chủ thể có nhân cách, con người cần tham dự vào các hoạt động xã hội. Quá trình hình thành và phát triển nhân cách là quá trình con người nắm lấy kinh nghiệm đời sống xã hội. Ở mỗi giai đoạn lịch sử, kinh nghiệm xã hội thể hiện trình độ làm chủ của con người đối với lực lượng tự nhiên và xã hội. Sự phát triển và hình thành nhân cách có thể đi đến sự hoàn thiện, hướng tới sự phù hợp với hoàn cảnh và môi trường trong đó nó tồn tại .

1.2.2. Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh hiện nay phải gắn với yêu cầu phát triển đất nước

Nhân loại đã bước vào thế kỷ XXI, thế kỷ của sự bùng nổ thông tin. Tương lai của mỗi dân tộc phụ thuộc một phần rất lớn vào thế hệ trẻ, trong đó có học sinh THPT- những trí thức tương lai, những chủ nhân mai sau của đất nước. Cuộc sống luôn luôn chứng tỏ rằng, trí tuệ là nguồn tài nguyên quý giá của mỗi quốc gia, dân tộc, một phần tài nguyên đó đang nằm trong mỗi một học sinh THPT. Việc phát huy năng lực sáng tạo của học sinh THPT, khơi dậy tiềm năng trí tuệ to lớn ở họ có ý nghĩ vô cùng to quan trọng đối với tương lai dân tộc.

Để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực có trình độ cao, phù hợp với cơ cấu kinh tế - xã hội của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao năng lực cạnh tranh và hợp tác bình đẳng trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới, đòi hỏi chúng ta một mặt phải tạo mọi điều kiện để học sinh THPT phát huy hết tài năng sẵn có của mình, mặt khác phải tăng cường có hiệu quả công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, xây dựng nhân sinh quan tiến bộ, phát huy những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc vì sự phồn vinh của Tổ quốc và hạnh phúc của bản thân. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết phải có con người xã hội chủ

nghĩa”. Giáo dục cho học sinh THPT lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tư duy sáng tạo và năng lực thực hành giỏi, có chí học tập, rèn luyện để lập thân, lập nghiệp, vững vàng tiếp bước các thế hệ đi trước, góp phần đưa đất nước đến hưng thịnh. Văn kiên Đại hội IX của Đảng cũng khẳng định: “Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 – 2010, chiến lược đào tạo nguồn nhân lực là khâu đột phá và phải đi trước một bước, tập trung vào chỉ đạo thực hiện mục tiêu nâng số lượng lao động đào tạo lên 30% rồi 40% ... tổng số lao động. Tất cả những việc này phải bảo đảm chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của thị trường lao động đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa”.[9; 75- 85].

Đảng ta luôn xác định sự nghiệp đổi mới đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội có thành công hay không, đất nước trong thế kỷ XXI có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không chủ yếu là do thế hệ trẻ hiện nay quyết định, trong đó học sinh, sinh viên là lực lượng có vai trò quan trọng. Chính vì vậy, học sinh THPT là bộ phận trí tuệ và ưu tú trong thanh niên, là nơi kết tinh nhiều tài năng sáng tạo, là nguồn lao động có học vấn cao, có chuyên môn sâu ngày càng được xã hội quan tâm và coi trọng.

Trong điều kiện hiện nay, con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, nếu tầng lớp thanh niên nói chung, học sinh THPT nói riêng, được giáo dục tốt thì sẽ đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Học sinh hiện nay có nhiều điều kiện thuận lợi nên nhìn chung có trình độ học vấn, hiểu biết rộng, nhiều tài năng trẻ xuất hiện trong học sinh. Điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước hiện tại cũng tạo cho học sinh nhiều cơ hội để phát triển, họ có thể nắm bắt những cái mới, tiếp thu trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến. Đây sẽ là nguồn nhân lực có trình độ cao phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Đứng trước yêu cầu ngày càng cao của chất lượng nguồn lao động phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, từ nhận thức đúng đắn về rèn luyện phẩm chất đạo đức, vai trò của học vấn, kiến thức chuyên môn, khả năng thực hành, kỹ năng công tác nên đại bộ phận học sinh chủ động tích cực học tập, tham gia nghiên cứu khoa học, sáng tạo, nỗ lực rèn luyện. Ngoài việc học tập những chuyên ngành chính, nhiều học sinh còn phấn đấu học thêm ngoại ngữ, tin học và các môn bổ trợ khác... Đa số học sinh có lối sống lành mạnh, đạo đức trong sáng, giữ được bản sắc văn hóa dân tộc, đoàn kết, tương thân tương ái, không để kẻ xấu lợi dụng, kích động gây mất ổn định chính trị, xã hội.

Cùng với việc khuyến khích sự tiếp nhận những tác động tích cực từ bên ngoài, chúng ta phải giúp học sinh THPT hạn chế những những ảnh hưởng tiêu cực và những hiện tượng lệch lạc trong định hướng các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc như: bệnh sùng ngoại, bài xích nội, phủ nhận những truyền thống vốn có tốt đẹp của dân tộc. Từ đó dẫn đến xem thường giá trị dân tộc, xem thường lợi ích người khác, lợi ích cộng đồng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Theo Bác, trong giáo dục phải chú ý đào tạo thế hệ trẻ thành những người vừa "hồng" vừa "chuyên" (có cả đức lẫn tài): “Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng cần chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa hồng, vừa chuyên”. [31; 510].

"Hồng" là biết sống vì mọi người, vì tương lai của gia đình và đất nước, vì lý tưởng cộng sản chủ nghĩa. "Chuyên" là có trình độ chuyên môn giỏi, nắm vững được những tri thức khoa học tiên tiến... Có nghĩa là tài phải đi đôi với đức, vì đạo đức là nền tảng của nhân cách, chúng ta phải giáo dục cho sinh viên ý thức được rằng, sau khi ra trường nếu có giữ chức vụ gì, ở cương vị nào cũng cần phải có đạo đức, nhất là

trong kinh doanh, nếu không có cái tâm cái đức mà chỉ có tài không thì sẽ khó thành công. Có đức mà không có tài thì không có đủ năng lực để điều hành công việc, có tài mà không có đức dẫn tới hỏng việc, có hại cho cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: có tài mà không có đức ví như một anh kinh tế tài chính rất giỏi nhưng lại đi đến thụt két thì chẳng những không làm được gì cho lợi ích xã hội, mà còn có hại cho xã hội nữa. Có đức mà không có tài ví như ông bụt không làm hại gì, nhưng cũng không có lợi gì cho loài người. [31; 172]. Trong cơ chế thị trường rất cần có đạo đức, chữ tâm, chữ tín được đề cao, “làm giàu chính đáng”, “cạnh tranh lành mạnh”, giàu sang phải hợp với đạo lý... Có như vậy giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho học sinh THPT mới đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

1.2.3. Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh cần chống thái độ bảo thủ

Để giáo dục tốt giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh chúng ta phải có thái độ khách quan trong sự kế thừa. Những tiền đề của cái mới được hình thành từ trong lòng cái cũ; sự ra đời và phát triển của cái mới là quá trình lọc bỏ, kế thừa, giữ lại những nhân tố hợp lý của cái cũ và phát triển, bổ sung hoàn thiện để tạo ra cái mới - cái tiến bộ, tích cực, ưu việt hơn. Với ý nghĩa đó, kế thừa không có nghĩa là lấy “nguyên xi” toàn bộ cái cũ mà không chọn lọc, không loại trừ những yếu tố gây trở ngại cho sự hình thành cái mới. Kế thừa những mặt tích cực của cái cũ, phát triển cái cũ trong hoàn cảnh lịch sử mới là đòi hỏi mang tính khách quan. Những tư tưởng phủ định sạch trơn hay thái độ bảo thủ đối với giáo dục mà không chú ý đến tính lịch sử - cụ thể... đều xa lạ với tính kế thừa của phủ định biện chứng, chỉ mang lại những mất mát, tổn thất cho cuộc sống mà thôi.

Kế thừa và đổi mới các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc đòi hỏi phải là sự tiếp cận có chọn lọc các giá trị nhân văn mà loài người tiến bộ đang hướng tới. Để học sinh THPT phân biệt được đâu là cái mới, cái lạ, đâu là những giá trị cần được bổ sung và phát triển… là một việc làm hết sức cần thiết, tránh thái độ bảo thủ trong giáo

dục những giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho học sinh THPT. Trên thực tế có rất nhiều quan niệm mang tính chất siêu hình cho rằng, tất cả những gì là giá trị truyền thống của dân tộc đều là vĩnh hằng, bất biến; mọi giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc đã có từ trước thế nào nay vẫn cứ để như vậy, không cần bổ sung, không cần phát triển trong thời đại ngày nay. Tuy nhiên, cuộc sống luôn vận động và biến đổi từng ngày từng giờ, do vậy những giá trị truyền thống của dân tộc ngoài phần nhân lõi bất biến thì phần phát triển cũng cần được bổ sung cho phù hợp với nhu cầu thực tiễn. Chẳng hạn, truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam ngày nay đã được bổ sung và phát triển trên một hình thức mới, phù hợp với yêu cầu hiện đại. Trước kia yêu nước là lấy độc lập dân tộc làm giới hạn cao nhất cho mình, còn ngày nay yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội, gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội. Yêu nước đối với học sinh THPT ngày nay là phải học thật giỏi để có đủ điều kiện góp phần xây dựng đất nước và bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Nếu ông cha ta trước đây đã rửa được nỗi nhục mất nước, thì ngày nay chúng ta phải đưa đất nước thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu, vươn lên tiến kịp các nước tiến tiến trên thế giới và các nước trong khu vực; lấy công nghiệp hóa, hiện đại hóa làm nhiệm vụ trọng tâm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nỗ lực phấn đấu thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh. Yêu nước ngày nay còn phải biết “ khép lại quá khứ, hướng tới tương lai”, bắt tay giao lưu với tất cả các nước trên thế giới để tiếp thu những tinh hoa văn hóa của nhân loại, để làm phong phú thêm những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

1.3. Thực trạng việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống ở các trường THPT trên địa bàn huyện Củ Chi

1.3.1. Những thành tựu của việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống

Củ Chi là huyện ngoại thành của TP. Hồ Chí Minh, với vị trí địa lý thuận lợi có tiềm năng lớn về đất đai, lao động. Nhân dân có truyền thống yêu nước, tinh thần

Một phần của tài liệu Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh trung học phổ thông, thông qua dạy học môn giáo dục công dân lớp 10 qua khảo sát một số trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện củ chi (Trang 28 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w