Kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh trung học phổ thông, thông qua dạy học môn giáo dục công dân lớp 10 qua khảo sát một số trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện củ chi (Trang 58)

2.3.1. Kết quả thực nghiệm lần thứ nhất : Bảng thống kê tỷ lệ lớp thực nghiệm Đối tượng Lớp Số lượng HS Giỏi Khá TB Yếu Kém SL TL % SL TL % SL TL % SL TL % SL TL % Thực nghiệm 10A1 42 31 9 2 Đối chứng 10A2 40 20 15 4 1 BIỂU ĐỒ.

Nhận xét kết quả thực nghiệm lần thứ nhất:

Qua lần thực nghiệm thứ nhất, tỷ lệ học sinh giỏi ở lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng.

Ở lớp thực nghiệm tỷ lệ học sinh giỏi nhiều hơn và không có học sinh yếu kém. Ở lớp đối chứng tỷ lệ học sinh giỏi ít hơn và có 1 học sinh yếu

Kết quả trên cho thấy hiệu quả giảng dạy của giáo dục đạo đức và phân biệt sự khác biệt giữa đạo đức và pháp luật để các em điều chỉnh hành vi trong cuộc sống qua những ví dụ cụ thể mà giáo viên đã minh họa trong tiết dạy, . . .

Hiệu quả cho thấy rõ ít đầu tư về nội dung và phương pháp học sinh thực hành ít, ít liên hệ thực tế thì hiệu quả không cao và mục đích mà giáo viên muốn đạt đến rất khó

Qua 2 tiết dạy lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Học sinh lớp thực nghiệm học sôi nổi hơn, hứng thú hơn và khắc sâu kiến thức để điều chỉnh hành vi của mình trong cuộc sống, trong giao tiếp.

2.3.2. Kết quả thực nghiệm lần thứ hai :

Để kiểm chứng kết quả lần nữa, giáo viên sử dụng giáo án thực nghiệm ban đầu dạy 2 lớp cuối của khối 10 (lớp 10A6, 10A7) lớp thực nghiệm là lớp 10A7, lớp đối chứng là 10A6 vì hai lớp này trình độ tương đương nhau (không có học sinh giỏi và học sinh khá học kỳ 1, chủ yếu là học sinh trung bình,yếu và kém)

Bảng thống kê tỷ lệ thực nghiệm lần thứ hai :

Đối tượng Lớp Số lượng HS Giỏi Khá TB Yếu Kém SL TL % SL TL % SL TL % SL TL % SL TL % Thực nghiệm 10A7 39 2 7 20 10 Đối chứng 10A6 38 2 6 17 13 BIỂU ĐỒ

Nhận xét kết quả thực nghiệm lần thứ hai:

Qua lần thực nghiệm thứ hai: đối với lớp 10A6 và 10A7 (2 lớp này không có học sinh giỏi và khá, chỉ có học sinh trung bình, yếu và kém). Nhưng kết quả cho thấy lần thực nghiệm thứ hai ở lớp thực nghiệm vẫn cao hơn lớp đối chứng.

Kết quả trên một lần nữa khẳng định giả thuyết của thực nghiệm đã được chứng minh.

2.3.3. Phân tích, so sánh kết quả thực nghiệm

Kết quả 2 lần thực nghiệm được tiến hành các bước giống nhau giữa lớp đối chứng và lớp thực nghiệm. Lần thực nghiệm thứ nhất đối với lớp thực nghiệm tỉ lệ học sinh khá, giỏi cao hơn lớp đối chứng. Và để chứng minh kết quả đó một lần nữa, giáo viên tiến hành trên 2 lớp cuối của khối ( không có học sinh giỏi, khá chỉ có học sinh trung bình và yếu, kém) thì kết quả thực nghiệm lần thứ 2 đối với lớp thực nghiệm vẩn cao hơn lớp đối chứng.

Sau 2 lần thưc nghiệm kết quả cho thấy rằng sự khác biệt về kết quả học tập và sự thay đổi nhận thức của các em trong mối quan hệ gia đình và xã hội. điều này cho thấy vai trò của người giáo viên khá quan trọng từ khâu chuẩn bị nội dung cho đến kế hoạch giảng dạy trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.

Kết luận chương 2

Thực nghiệm sư phạm là phương pháp thu thập thông tin về sự thay đổi số lượng và chất lượng trong nhận thức và hành vi của học sinh do tác giáo viên nghiên cứu tác động đến, qua đó nhằm kiểm tra, đối chiếu với giả thuyết đặt ra, từ đó đưa ra những lý thuyết mới.

Sau khi xác định kế hoạch thực nhiệm, xây dựng công cụ thực nghiệm (lớp thực nhiệm và lớp đối chứng), giáo viên thực hiện nội dung thực nghiệm, và kết quả thực nghiệm phù hợp với giả thuyết thực nghiệm đã đặt ra.

Qua quá trình thực nghiệm sư phạm giáo viên thấy rằng môn GDCD lớp 10 về nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh rất ít ( gồm 2 bài) trong khi đó vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh hiện nay rất cần thiết. Trong khi đó học sinh chỉ có thể có thái độ và ý thức đúng đắn khi các em thấy được tầm quan trọng của đạo đức và pháp luật trong cuộc sống. Do vậy, để giáo dục đức cho các em không chỉ riêng nhà trường mà cần kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội.

Ch

ương 3 : PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG CHO HỌC SINH THPT Ở CỦ CHI HIỆN NAY.

3.1. Những phương hướng chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh các trường THPT ở Củ Chi hiện nay thông qua dạy học môn GDCD

3.1.1. Quán triệt quan điểm của Đảng, đổi mới nhận thức đối với việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh

Đảng ta luôn luôn xác định: con người là vốn quý nhất, chăm lo cho hạnh phúc của con người là mục tiêu phấn đấu cao nhất của chế độ ta. Để đạt được mục tiêu đó, cùng với việc không ngừng nâng cao đời sống vật chất cho nhân dân, Đảng và Nhà nước ta hết sức coi trọng việc xây dựng nền tảng tinh thần vững chắc của chế độ xã hội mới. Thực tiễn chứng tỏ rằng, giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần có mối quan hệ biện chứng với nhau. Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển phải gắn với cội nguồn, với việc kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống và bản sắc dân tộc, nếu không sẽ lâm vào nguy cơ tha hóa, đánh mất bản thân mình.

Chiến lược phát huy nhân tố và nguồn lực con người trong sự nghiệp đổi mới đất nước, Đảng ta coi thanh niên - trong đó có học sinh - giữ vị trí trung tâm, lực lượng có ý nghĩa quyết định đối với tương lai và vận mệnh của nước nhà. “Con người là trung tâm của chiến lược phát triền, đồng thời là chủ thể của phát triển. Tôn trọng và bảo vệ quyền con người, gắn quyền con người với quyền và lợi ích của dân tộc, đất nước và quyền làm chủ của nhân dân” [10; 76].

Mục tiêu đào tạo của các trường là hình thành, phát triển ở học sinh những phẩm chất và năng lực công dân, đào tạo những người lao động tự chủ, có ý chí tiến thủ, giàu lòng nhân ái, sống lành mạnh, có óc sáng tạo, có trình độ và nắm vững những kiến thức cơ bản, đồng thời tiếp cận những thành tựu mới về văn hóa, khoa học, công nghệ, quản lý của thế giới ngày nay, vừa hiểu biết sâu sắc về quê hương, đất nước, về truyền thống và bản sắc của dân tộc; có sức khỏe, có khả năng đóng góp hữu hiệu vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tinh thần đó được khẳng định tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (tháng 4/2001) của Đảng: “Bồi dưỡng thế hệ trẻ tinh thần yêu nước, yêu quê hương, gia đình và tự tôn dân tộc, lý tưởng xã hội chủ nghĩa, lòng nhân ái, ý thức tôn trọng pháp luật, tinh thần hiếu học, chí tiến thủ lập nghiệp. Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng đạo đức, lối sống cho học sinh, không cam chịu nghèo hèn quyết tâm vươn lên trong cuộc sống” [10; 78].

Trong lĩnh vực giáo dục, nhiều năm qua ta đều nói chất lượng học tập của học sinh THPT hiện giờ đang giảm sút, các nhà giáo đang tìm tòi cách cải tiến chất lượng sách giáo khoa, nâng cao chất lượng giáo viên, cải tiến chế độ thi cử, hy vọng thông qua đó nâng cao chất lượng giáo dục. Điều đó là cần thiết, nhưng theo chúng tôi, cái gốc của giáo dục vẫn là vấn đề lý tưởng của học sinh, đặc biệt là lý tưởng đạo đức. Nếu lý tưởng đúng, sôi sục thì với điều kiện học tập nhiều thuận lợi như hiện nay, chúng ta hoàn toàn có thể đào tạo được những thế hệ học sinh coa nhân cách phát triển toàn diện, hài hòa. Chất lượng sa sút thực ra trước hết xuất phát từ vấn đề chí hướng chưa sáng tỏ trong các em. Phải đặt trở lại vấn đề giáo dục lý tưởng cho các em. Nếu các em quyết tâm học vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh đem lại niềm vui cho xã hội và gia đình thì các em sẽ học giỏi. Bằng không dù đưa cho các em một chương trình tốt nhất thì các em vẫn không đủ tâm hồn và ý chí để tiếp nhận một chương trình do người lớn chuẩn bị. Giáo dục lý tưởng cách mạng, nuôi dưỡng cho các em một lẽ sống cao đẹp vẫn là điều trước tiên khi bàn về nâng cao chất lượng giáo dục. Khi bàn về phát triển giáo dục ở Trung Quốc, Đặng

Tiểu Bình đã từng phát biểu: “Phải tìm mọi cách để giải quyết tốt vấn đề giáo dục, cho dù ở các mặt khác phải nhẫn nại một chút, thậm chí hy sinh một chút về tốc độ, kế hoạch lớn trăm năm phải lấy giáo dục làm gốc”, và “Giáo dục phải phục vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội, xây dựng chủ nghĩa xã hội phải dựa vào giáo dục”. [20; 54- 55].

Đảng ta coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bối dưỡng nhân tài. Giáo dục đào tạo chính là cơ sở để phát huy nguồn lực con người, mặt bằng dân trí có cao thì mới có khả năng lựa chọn đào tạo được một đội ngũ lao động lành nghề, những cán bộ khoa học có trình độ tay nghề cao. Đảng xác định nhiệm vụ và mục đích cơ bản của giáo dục Việt Nam là: Xây dựng những con người thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức và kỷ luật; có sức khỏe, là những người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội. “ Phát triển nhiều mặt của cá nhân một cách hoài hòa, cân đối, toàn vẹn, đầy đủ và độc đáo: Thể chất, Trí tuệ, Tâm hồn, Tình cảm, Ý chí. Các mặt này phải tạo nên lối sống và hành động theo những giá trị tốt đẹp của xã hội, phát triển đa dạng các chức năng và vai trò của cá nhân trong đời sống, giao tiếp của xã hội công nghiệp hóa, hiện đại hóa”.[20; 58-59]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngoài việc trang bị cho học sinh THPT những kiến thức về khoa học và công nghệ, Đảng và Nhà nước ta còn chú trọng giáo dục lý tưởng đạo đức cách mạng cho học sinh, để họ trở thành những con người vừa "hồng", vừa "chuyên", vừa có đức, vừa có tài, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao nguồn nhân lực trong sự nghiệp công

nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Văn kiện Hội nghị lần thứ V Ban Chấp hành Trung ương( khóa VIII) đã chỉ rõ: "Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh được vận dụng và phát triển sáng tạo ngày càng tỏ rõ giá trị vững bền làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng và của cách mạng nước ta, nhân tố hàng đầu bảo đảm cho đời sống tinh thần xã hội phát triển đúng hướng".[ 8; 42].

Với ý nghĩa đó, việc tăng cường giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, nội dung nhân văn và bản sắc văn hóa dân tộc..., đẩy mạnh giáo dục pháp luật, đạo đức, lối sống cho học sinh THPT là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng và cấp thiết, góp phần to lớn trong việc thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu phát triển giáo dục ở ta hiện nay là: thực hiện giáo dục toàn diện đức dục, trí dục, thể dục, mỹ dục. Nghị quyết "Về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiến tiến đậm đà bản sắc dân tộc" của Đảng ta đã khẳng định: "Tư tưởng, đạo đức, lối sống là những lĩnh vực then chốt của văn hóa" , và đặt ra cho ngành giáo dục và đào tạo nhiệm vụ phải coi trọng giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh. Bản sắc đó bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp nên qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng, lòng nhân ái, khoan dung trọng nghĩa tình đạo lý. Đó là đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động, giản dị trong lối sống, tế nhị trong ứng xử...

- Có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có ý chí vươn lên đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, đoàn kết với thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân chủ và tiến bộ xã hội.

- Có ý thức tập thể, đoàn kết phấn đấu vì lợi ích chung.

- Có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm, trung thực, nhân nghĩa, tôn trọng kỷ cương phép nước, quy ước của cộng đồng, có ý thức bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái.

- Lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, có kỹ thuật, sáng tạo, năng suất cao vì lợi ích của bản thân, gia đình, tập thể và xã hội.

- Thường xuyên học tập, nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên môn, trình độ thẩm mỹ và thể lực.

Quán triệt quan điểm của Đảng, đổi mới nhận thức và hành động đối với việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho học sinh THPT là một trong những phương hướng hết sức cơ bản trong giai đoạn hiện nay.

3.1.2. Kết hợp chặt chẽ giữa truyền thống với hiện đại trong giáo dục giá trị đạo đức truyền thống

Lịch sử nhân loại cho thấy, bất cứ dân tộc nào biết kết hợp chặt chẽ các giá trị truyền thống với các giá trị hiện đại, biết chắt lọc những tinh hoa văn hóa của nhân loại, với việc sử dụng những giá trị vốn có để làm giàu thêm những giá trị của mình, làm cho nó phù hợp với tình hình thực tiễn thì dân tộc đó sẽ đứng vững, sẽ phát triển trước mọi thử thách khắc nghiệt của cuộc sống.

Truyền thống là cái được kế thừa, trở thành một bộ phận cần thiết đối với cuộc sống. Truyền thống và hiện đại luôn có mối quan hệ biện chứng với nhau: truyền thống là tiền đề, là nền tảng của hiện đại, và hiện đại là sự kế thừa, sự nối tiếp của truyền thống. Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam được hình thành qua bao thăng trầm của lịch sử nước nhà. Trải qua bao đời, bao thế hệ, những truyền thống quý báu ấy đã ăn sâu vào tiềm thức mỗi con người Việt Nam và nó được bồi đắp lên mãi mãi, nó trở thành sức mạnh nội sinh của dân tộc Việt Nam, chiến thắng biết bao nhiêu kẻ thù xâm lược.

Dân tộc Việt Nam đã có bề dày lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Đó là lịch sử vừa hào hùng vừa có đau thương, mất mát. Quá trình đó đã rèn luyện, đào tạo nên những thế hệ người Việt Nam kế tiếp nhau với tinh thần yêu nước

quật cường, đã làm cho đất nước không ngừng phát triển bền vững, với những giá trị truyền thống dân tộc hết sức quý báu, những truyền thống ấy không ngừng được giữ

Một phần của tài liệu Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh trung học phổ thông, thông qua dạy học môn giáo dục công dân lớp 10 qua khảo sát một số trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện củ chi (Trang 58)