1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ viễn thông thái bình dương

93 517 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 918 KB

Nội dung

Các quan điểm về hiệu quả kinh doanh Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụngcác yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệpnhằm thu

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Kinh tế thị trường là việc tổ chức nền kinh tế xã hội dựa trên cơ sở mộtnền sản xuất hàng hoá Thị trường luôn mở ra các cơ hội kinh doanh mới chocác doanh nghiệp, nhưng đồng thời cũng chứa đựng những mối nguy cơ đedoạ Để có thể đứng vững trước quy luật cạnh tranh khắc nghiệt của cơ chế thịtrường đòi hỏi các doanh nghiệp luôn phải vận động, tìm tòi hướng đi cho phùhợp Cùng với sự cạnh tranh gay gắt, mỗi doanh nghiệp muốn phát triển phảiluôn nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí, nâng cao uy tín và thươnghiệu cho mình Do vậy, đạt được hiệu quả hoạt động kinh doanh và nâng caohiệu quả hoạt động kinh doanh luôn là vấn đề quan tâm của doanh nghiệp vàtrở thành nhân tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệptrong kinh tế thị trường

Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù có ý nghĩa rất quan trọng trong mọinền kinh tế là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp Đánh giá hiệu quả kinh doanhchính là quá trình so sánh giữa chi phí bỏ ra và kết quả thu về với mục đích đãđược đặt ra Do đó, việc nghiên cứu và xem xét về vấn đề nâng cao hiệu quảkinh doanh là một tất yếu đối với mỗi doanh nghiệp trong quá trình hoạt độngkinh doanh hiện nay Việc nâng cao hiệu quả kinh doanh đang là một bài toánrất khó, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần phải quan tâm đến Đây là một vần đề

có ý nghĩa quan trọng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, cácdoanh nghiệp cần phải có độ nhạy bén, linh hoạt trong quá trình hoạt độngkinh doanh của mình

Trong quá trình thực tập tại công ty cổ phần dịch vụ viễn thông TháiBình Dương, tôi nhận thấy công ty còn tồn tại một số khó khăn trong hoạtđộng kinh doanh Vì vậy, được sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tâm của ban

Trang 2

lãnh đạo cũng như toàn thể cán bộ công nhân viên của công ty tôi đã nghiên

cứu và hoàn thành đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ viễn thông Thái Bình Dương” Với

mục đích áp dụng lý thuyết vào thực tiễn để nâng cao nhận thức, đồng thờicung cấp một số thông tin cho ban lãnh đạo để điều chỉnh và nâng cao hiệuquả hoạt động kinh doanh của công ty mình

Thực ra đây là một vấn đề có nội dung rất rộng, vì vậy trong đề tài nàytôi chỉ đi vào thực trạng nâng cao hiệu quả kinh doanh ở công ty và đưa ramột số giải pháp, kiến nghị để nâng cao hiệu quả kinh doanh cho công ty.Nội dung đề tài bao gồm ba phần:

Chương 1: Lý luận chung về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng hiệu quả kinh doanh ở công ty cổ phần dịch vụ viễn thông Thái Bình Dương.

Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ viễn thông Thái Bình Dương.

2 Mục đích nghiên cứu

Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh và các nhân tố tạo thuận lợi,khó khăn đối với việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty Và đề xuấtnhững giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổphần dịch vụ viễn thông Thái Bình Dương

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Đề tài này chỉ được nghiên cứu trong phạm vidoanh nghiệp Cụ thể là nghiên cứu dựa trên cơ sở số liệu và hoạt động thực

tế của công ty cổ phần dịch vụ viễn thông Thái Bình Dương

Phạm vi nghiên cứu: Các loại hình kinh doanh của công ty, hoạt độngtại thị trường Hà Tĩnh

Trang 3

4 Phương pháp nghiên cứu

Phân tích số liệu dựa trên việc so sánh kết quả từng thời kỳ, giai đoạn rồi

đi tới kết luận Xác định những thành tựu, hạn chế và những yếu tố tác độngtới kết quả hoạt động của công ty và đề ra biện pháp giải quyết nhằm nângcao hiệu quả kinh doanh cho công ty

Trang 4

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH

CỦA DOANH NGHIỆP

1.1 Quan điểm về hiệu quả kinh doanh và vai trò của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh đối với doanh nghiệp

1.1.1 Các quan điểm về hiệu quả kinh doanh

Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụngcác yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệpnhằm thu được kết quả cao nhất với một chi phí thấp nhất Hiệu quả kinhdoanh không chỉ là thước đo trình độ tổ chức quản lý kinh doanh mà hiệu quảkinh doanh là vấn đề sống còn đối với mỗi doanh nghiệp

Hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh doanh Tuỳtheo từng lĩnh vực nghiên cứu mà người ta đưa ra các quan điểm khác nhau

về hiệu quả kinh doanh Dưới đây là một số quan điểm về hiệu quả kinhdoanh

Nhà kinh tế học người Anh, Adam Simth, cho rằng: “Hiệu quả là kết quảđạt được trong hoạt động kinh tế, doanh thu tiêu thụ hàng hoá” Theo quanđiểm này của Adam Simth đã đồng nhất hiệu quả với chỉ tiêu phản ánh kếtquả sản xuất kinh doanh Hạn chế của quan điểm này là kết quả sản xuất kinhdoanh có thể tăng lên do chi phí sản xuất tăng hay do mở rộng sử dụng cácnguồn lực sản xuất Nếu ở cùng một kết quả sản xuất kinh doanh có hai mứcchi phí khác nhau thì theo quan điểm này cũng có hiệu quả Quan điểm nàychỉ đúng khi kết quả sản xuất kinh doanh tăng với tốc độ nhanh hơn tốc độtăng của chi phí đầu vào của sản xuất

Quan điểm thứ hai cho rằng: “Hiệu quả kinh doanh là quan hệ tỉ lệ giữaphần tăng thêm của phần kết quả và phần tăng thêm của chi phí” Quan điểm

Trang 5

này đã xác định hiệu quả trên cơ sở so sánh tương đối giữa kết quả đạt đượcvới phần chi phí bỏ ra để có được kết quả đó Nhưng xét trên quan điểm triếthọc Mác-lênin thì sự vật hiện tượng đều có quan hệ ràng buộc có tác độngqua lại lẫn nhau chứ không tồn tại một cách riêng lẻ Hơn nữa sản xuất kinhdoanh là một quá trình tăng thêm có sự liên hệ mật thiết với các yếu tố có sẵn.Chúng trực tiếp hoặc gián tiếp tác động làm kết quả sản xuất thay đổi Hạnchế của quan điểm này là nó chỉ xem xét hiệu quả trên cơ sở so sánh phầntăng thêm của kết quả và phần tăng thêm của chi phí, và nó không xem xétđến phần chi phí và phần kết quả ban đầu Do đó theo quan điểm này chỉ đánhgiá được hiệu quả của phần kết quả sản xuất kinh doanh mà không đánh giáđược toàn bộ hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Quan điểm thứ ba cho rằng: “Hiệu quả kinh doanh được đo bằng hiệu sốgiữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó” Quan điểmnày có ưu điểm là phản ánh được mối quan hệ bản chất của hiệu quả kinh tế

Nó gắn được kết quả với toàn bộ chi phí, coi hiệu quả là sự phản ánh trình độ

sử dụng yếu tố sản xuất kinh doanh Tuy nhiên quan điểm này chưa phản ánhđược tương quan về lượng và chất giữa kết quả và chi phí Để phản ánh trình

độ sử dụng nguồn lực chúng ta phải cố định một trong hai yếu tố hoặc kết quảđầu ra hoặc chi phí bỏ ra, nhưng trên thực tế thì các yếu tố này không ở trạngthái tĩnh mà luôn biến đổi và vận động

Quan điểm thứ tư cho rằng: “Hiệu quả kinh doanh là mức độ thoả mãnyêu cầu quy luật cơ bản của chủ nghĩa xã hội, cho rằng quỹ tiêu dùng với tưcách là chỉ tiêu đại diện cho mức sống của mọi người trong doanh nghiệp”.Quan điểm này có ưu điểm là bám sát mục tiêu tiêu tinh thần của nhân dân.Nhưng khó khăn ở đây là phương tiện đó nói chung và mức sống nói riêng làrất đa dạng và phong phú, nhiều hình nhiều vẻ phản ánh trong các chỉ tiêumức độ thoả mãn nhu cầu hay mức độ nâng cao đời sống nhân dân

Trang 6

Quan điểm thứ năm cho rằng: “Hiệu quả kinh doanh là chỉ tiêu kinh tế

-xã hội tổng hợp để lựa chọn các phương án hoặc quyết định trong quá trìnhhoạt động thực tiễn ở mọi lĩnh vực kinh doanh và tại mọi thời điểm Bất kỳcác quyết định cần đạt được phương án tốt nhất trong điều kiện cho phép, giảipháp thực hiện có tính cân nhắc, tính toán chính xác phù hợp với sự tất yếucủa quy luật khách quan trong từng điệu kiện cụ thể”

Theo quan điểm này hiệu quả ở đây hiểu trên một số nội dung sau:

+ Hiệu quả là kết quả hoạt động thực tiễn của con người

+ Biểu hiện của kết quả hoạt động thực tiễn của con người

+ Kết quả tốt nhất trong điều kiện hiện có

Để làm sáng tỏ bản chất và đi đến một khái niệm hiệu quả kinh doanhhoàn chỉnh chúng ta phải xuất phát từ luận điểm của triết học Mác - Lênin vànhững luận điểm của triết học hệ thống

Hiệu quả kinh doanh, chủ yếu được thẩm định bởi thị trường, là tiêuchuẩn xác định phương hướng hoạt động của doanh nghiệp

Như vậy hiệu quả kinh doanh phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực(bao gồm nhân lực, vật lực và tài lực) vào hoạt động sản xuất kinh doanh để

có được kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất

Từ khái niệm này có thể đưa ra công thức chung để đánh giá hiệu quảkinh doanh là:

H = K/C

Trong đó:

H: Hiệu quả kinh doanh

K: Kết quả đạt được

C: Hao phí nguồn lực cần thiết gắn với kết quả đó

Kết quả đầu ra có thể đo bằng các chỉ tiêu như: giá trị tổng sản lượng,doanh thu thuần, lợi nhuận còn yếu tố đầu vào bao gồm: Lao động, đốitượng lao động, vốn chủ sở hữu, vốn vay

Trang 7

Công thức này phản ánh mức sinh lời của các yếu tố đầu vào được tínhcho tổng số và riêng cho các giá trị gia tăng Công thức này cho biết cứ mộtđơn vị đầu vào được sử dụng thì cho ra bao nhiêu kết quả đầu ra.

1.1.2 Bản chất, đặc điểm và cách phân loại hiệu quả kinh doanh

1.1.2.1 Bản chất của hiệu quả kinh doanh

Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng cácnguồn lực, phản ánh mặt chất lượng của quá trình kinh doanh, phức tạp vàkhó tính toán bởi cả phạm trù kết quả và hao phí nguồn lực gắn với một thời

kỳ cụ thể nào đó đều khó xác định một cách chính xác

- Mặt định lượng: Hiệu quả kinh doanh trong việc thực hiện nhiệm vụ

kinh tế - xã hội biểu hiện mối quan hệ tương quan giữa kết quả thu về và chiphí bỏ ra Người ta chỉ thu được kết quả kinh tế khi mà kết quả thu về lớn hơnchi phí bỏ ra, chênh lệch càng lớn thì hiệu quả càng cao Ngược lại, khi kếtquả kinh doanh thu về không chênh lệch với chi phí bỏ ra hoặc thấp hơn chiphí bỏ ra thì hiệu quả doanh nghiệp có được là kém, có thể dẫn tới nguy cơđẩy doanh nghiệp vào tình trạng khủng hoảng hoặc phá sản nếu không cóbiện pháp cải thiện kịp thời

- Mặt định tính: Hiệu quả kinh doanh phản ánh sự cố gắng nỗ lực, trình

độ quản lý của mỗi khâu mỗi cấp trong hệ thống và sự gắn bó trong việc giảiquyết những yêu cầu và mục tiêu chính trị - xã hội Trường hợp cần phải địnhtính thành mức độ quan trọng hoặc vai trò của nhiệm vụ, công tác trong quátrình định tính thành mức độ quan trọng hoặc vai trò nhiệm vụ, công tác trongquá trình sản xuất

Ta thấy hai mặt định lượng và định tính của phạm trù hiệu quả kinhdoanh có quan hệ chặt chẽ với nhau Việc thực hiện các mục tiêu định lượngcũng nhằm đạt được mục tiêu chính trị - xã hội đồng thời đạt được mục tiêu

Trang 8

về định tính Chính vì vậy, bản chất của hiệu quả kinh doanh chính là nângcao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội hợp lý Chính sựkhan hiếm nguồn lực và việc sử dụng chúng có tính chất cạnh tranh nhằmthoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của xã hội đã đặt ra yêu cầu phải khai thác,tận dụng triệt để và tiết kiệm nguồn lực Ngoài ra, để đạt được mục tiêu kinhdoanh, các doanh nghiệp buộc phải coi trọng điều kiện hiện có của mình, pháthuy năng lực, hiệu năng của các yếu tố sản xuất và tiết kiệm chi phí.

1.1.2.2 Đặc điểm của phạm trù hiệu quả kinh doanh

Hiệu quả kinh doanh là phạm trù phức tạp, khó đánh giá, sở dĩ như vậy là

vì ở khái niệm này cho ta thấy hiệu quả kinh doanh được xác định bởi mốitương quan giữa hai đại lượng này đều khó xác định

Về kết quả, chúng ta ít xác định được chính xác kết quả mà doanh nghiệpthu được Ví dụ như kết quả thu được của hoạt động kinh doanh chịu ảnhhưởng của thuớc giá trị đồng tiền, với những thay đổi trên thị trường của nó

Về chi phí cũng vậy việc xác định đại lượng này không dễ dàng Vì chiphí cũng chịu ảnh hưởng của đồng tiền, hơn thế nữa có thể một chi phí bỏ ranhưng nó liên quan đến nhiều quá trình trong hoạt động kinh doanh thì việc

bổ sung chi phí cho từng đối tượng chỉ là tương đối, và có khi không phải chỉ

là chi phí trực tiếp mang lại kết quả cho doanh nghiệp mà còn rất nhiều chiphí gián tiếp như: Giáo dục, cải tạo môi trường, sức khoẻ có tác động khôngnhỏ đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, các chi phí đó rất khó tính toántrong quá trình xem xét hiệu quả kinh tế

1.1.2.3 Phân loại của hiệu quả kinh doanh

Trong công tác quản lý, phạm trù hiệu quả kinh doanh được biểu hiệntrước các dạng khác nhau Mỗi dạng có những đặc trưng và ý nghĩa cụ thểhiệu quả theo hướng nào đó Việc phân chia hiệu quả kinh doanh theo các tiêu

Trang 9

thức khác nhau có tác dụng thiết thực cho công tác quản lý kinh doanh Nó là

cơ sở để xác định các chỉ tiêu và định mức hiệu quả kinh doanh để từ đó cóbiện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

- Hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế quốc dân.

Hiệu quả tài chính còn gọi là hiệu quả sản xuất kinh doanh hay hiệu quảdoanh nghiệp là hiệu quả xem xét trong phạm vi doanh nghiệp Hiệu quả tàichính phản ánh mối quan hệ lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp nhận được và chiphí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được lợi ích kinh tế đó Hiệu quả tàichính là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư Biểuhiện chung của hiệu quả doanh nghiệp là lợi nhuận mà mỗi doanh nghiệp đạtđược Tiêu chuẩn cơ bản của hiệu quả này là lợi nhuận cao nhất và ổn định.Hiệu quả kinh tế quốc dân hay còn gọi là hiệu quả kinh tế - xã hội tổnghợp xét trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế Hiệu quả kinh tế quốc dân màdoanh nghiệp mang lại cho nền kinh tế quốc dân là sự đóng góp của doanhnghiệp vào phát triển xã hội, tích luỹ ngoại tệ, tăng thu ngân sách, giải quyếtviệc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người lao động

Hiệu quả tài chính là mối quan tâm của các doanh nghiệp hoặc các nhàđầu tư Hiệu quả kinh tế quốc dân là mối quan tâm của toàn xã hội mà đạidiện là Nhà nước Hiệu quả tài chính được xem xét theo quan điểm doanhnghiệp, hiệu quả kinh tế quốc dân xem xét theo quan điểm trên toàn xã hội.Quan hệ giữa hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế quốc dân là mối quan hệgiữa lợi ích bộ phận với lợi ích tổng thể, giữa lợi ích cá nhân với lợi ích tậpthể và lợi ích toàn xã hội Đó là quan hệ thống nhất có mâu thuẫn Trong quản

lý kinh doanh không những cần tính hiệu quả tài chính của doanh nghiệp màcòn phải tính đến hiệu quả kinh tế - xã hội của doanh nghiệp đem lại cho nềnkinh tế quốc dân Hiệu quả kinh tế quốc dân chỉ đạt được trên cơ sở hoạt động

có hiệu quả của các doanh nghiệp trong nền kinh tế Các doanh nghiệp phải

Trang 10

qua tâm đến hiệu quả kinh tế - xã hội đó chính là tiền đề cho doanh nghiệpkinh doanh có hiệu quả Để doanh nghiệp quan tâm đến hiệu quả kinh tế - xãhội Nhà nước phải có chính sách đảm bảo kết hợp hài hoà lợi ích xã hội vớilợi ích doanh nghiệp và lợi ích cá nhân.

- Hiệu quả chi phí xã hội

Hoạt động của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng gắn với môi trường và thịtrường kinh doanh của nó Doanh nghiệp nào cũng căn cứ vào thị trường đểgiải quyết vấn đề then chốt: sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? sản xuấtcho ai?

Mỗi doanh nghiệp đều tiến hành sản xuất kinh doanh của mình trongđiều kiện cụ thể về tài nguyên, trình độ trang thiết bị kỹ thuật, trình độ tổ chứcquản lý lao động quản lý kinh doanh Họ đưa ra thị trường sản phẩm với chiphí cá biệt nhất định và người nào cũng muốn tiêu thụ hàng hoá của mình vớigiá cao nhất Tuy vậy khi đưa hàng hoá của mình ra thị trường, họ chỉ có thểbán sản phẩm của mình theo giá thị trường nếu chất lượng sản phẩm của họ làtương đương Bởi vì thị trường chấp nhận mức hao phí xã hội cần thiết trungbình để sản xuất ra một đơn vị hàng hoá Quy luật giá trị đặt tất cả các doanhnghiệp với một mức chi phí khác nhau trên cùng một mặt trao đổi, thông quamức giá thị trường

Suy cho cùng chi phí bỏ ra là chi phí xã hội, nhưng tại mỗi doanh nghiệpchúng ta cần đánh giá hiệu quả kinh doanh, thì hao phí lao động xã hội thểhiện dưới dạng cụ thể:

+ Giá thành sản xuất

+ Chi phí sản xuất

Bản thân mỗi loại chi phí lại được phân chia chi tiết hơn Đánh giá hiệuquả kinh doanh không thể không đánh giá tổng hợp các chi phí trên đây vàcần thiết đánh giá hiệu quả của từng loại chi phí

- Hiệu quả tương đối và hiệu quả tuyệt đối.

Trang 11

Hiệu quả tương đối và hiệu quả tuyệt đối là hai hình thức biểu hiện mốiquan hệ giữa kết quả và chi phí Trong đó hiệu quả tuyệt đối được đo bằnghiệu số giữa kết quả và chi phí Hiệu quả tương đối được đo bằng tỷ lệ giữakết quả và chi phí.

Trong công tác quản lý kinh doanh việc xác định hiệu quả nhằm mục tiêu

- Hiệu quả trước mắt và lâu dài

Căn cứ vào lợi ích nhận được trong khoảng thời gian dài hay ngắn màngười ta đưa ra xem xét đánh giá hiệu quả trước mắt và hiệu quả lâu dài Lợiích trong hiệu quả trước mắt là hiệu quả xem xét trong thời gian ngắn Hiệuquả lâu dài là hiệu quả được xem xét đánh giá trong một khoảng thời gian dài.Doanh nghiệp cần phải xem xét thực hiện các hoạt động kinh doanh sao cho

nó mang lại lợi ích trước mắt cũng như lợi ich lâu dài cho doanh nghiệp Phảikết hợp hài hoà lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài, không được chỉ vì lợi íchtrước mắt mà làm thiệt hại đến lợi ích lâu dài của doanh nghiệp

1.1.3 Vai trò của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh đối với doanh nghiệp

Trang 12

1.1.3.1 Hiệu quả kinh doanh là mục tiêu của quản trị doanh nghiệp

Mục tiêu bao trùm và lâu dài của mọi doanh nghiệp là tạo ra lợi nhuận,tối ưu hoá lợi nhuận trên cơ sở nguồn lực sẵn có Để đạt được mục tiêu nàydoanh nghiệp phải sử dụng nhiều phương pháp khác nhau Trong đó hiệu quảkinh doanh là một trong những mục đích mà nhà quản lý kinh tế kinh doanhmuốn vươn tới và đạt tới Việc xem xét, đánh giá tính toán hiệu quả kinhdoanh không chỉ cho biết sử dụng các nguồn lực vào các hoạt động kinhdoanh ở mức độ nào mà còn cho phép nhà quản trị phân tích tìm ra nhân tố đểđưa các biện pháp quản trị kinh doanh thích hợp trên cả hai phương diện: tăngkết quả và giảm chi phí sản xuất kinh doanh, nhằm nâng cao hiệu quả kinhdoanh Bản chất của hiệu quả kinh doanhh chỉ rõ trình độ sử dụng nguồn lựcvào kinh doanh: trình độ sử dụng nguồn lực kinh doanh càng cao, các doanhnghiệp các doanh nghiệp càng có khả năng tạo ra kết quả cao trong cũng mộtnguồn lực đầu vào Do đó trên phương diện lý luận và thực tiễn phạm trù hiệuquả kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng trong việc so sánh đánh giá phântích kinh tế nhằm tìm ra một giải pháp tối ưu nhất đưa ra phương pháp đúngđắn nhất để đạt được mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận Như vậy, hiệu quả kinhdoanh không những là mục tiêu mục đích của các nhà kinh tế, kinh doanh màcòn là một phạm trù để phân tích đánh giá trình độ sử dụng các yếu tố đầu vàonói trên

1.1.3.2 Vai trò của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh đối với doanh nghiệp

Kinh doanh cái gì? Kinh doanh như thế nào? Kinh doanh cho ai? Chi phíbao nhiêu? Câu hỏi này sẽ không thành vấn đề nếu nguồn lực đầu vào của sảnxuất kinh doanh là không hạn chế; người ta sẽ không cần nghĩ tới vấn đề sửdụng tiết kiệm và hiệu quả các nguồn lực đầu vào nếu nguồn lực là vô hạn:không có giới hạn của sự phát triển các nhu cầu – hàng hoá dịch vụ cung cấp

Trang 13

cho con người càng nhiều, càng phong phú, càng có chất lượng càng cao càngtốt Do vậy, của cải càng khan hiếm lại càng khan hiếm hơn theo cả nghĩatuyệt đối và nghĩa tương đối của nó Khan hiếm nguồn lực đòi hỏi con ngườiphải nghĩ đến việc lựa chọn kinh tế Chúng ta biết rằng lúc đầu dân cư còn ít

mà của cải trên trái đất còn phong phú, chưa bị cạn kiệt vì khái thác và sửdụng: lúc đó con người chỉ chú ý phát triển theo chiều rộng Điều kiện đủ choviệc lựa chọn kinh tế là cùng với sự phát triển nhân loại thì càng ngày người

ta càng tìm ra nhiều phương pháp sản xuất kinh doanh Vì vậy, cho phép cùngmột nguồn lực đầu vào nhất định người ta làm nhiều công việc khác Điềunày cho phép các doanh nghiệp có khả năng lựa chọn kinh tế: lựa chọn kinh tếtối ưu Sự lựa chọn này sẽ mạng lại cho doanh nghiệp hiệu quả kinh doanhcao nhất, thu được nhiều lợi ích nhất Giai đoạn phát triển theo chiều rộngnhường chỗ phát triển theo chiều sâu: sự phát triển theo chiều sâu nhờ vàonâng cao hiệu quả kinh doanh

Như vậy nâng cao hiệu quả kinh doanh là nâng cao khả năng sử dụng cácnguồn lực có sẵn của doanh nghiệp để đạt được sự lựa chọn tối ưu Trongđiều kiện khan hiếm nguồn lực thì việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là điềukiện sống còn đặt ra đối với doanh nghiệp trong quá trình tiến hành hoạt độngkinh doanh

Tuy nhiên, sự lựa chọn kinh tế của các doanh nghiệp trong cơ chế thịtrường không đặt ra cho mọi cấp xí nghiệp mọi quyết định kinh tế sản xuất cáigì? sản xuất như thế nào? sản xuất cho ai? đều được giải quyết ở trung tâmduy nhất Các đơn vị kinh doanh cơ sở tiến hành các hoạt động của mình theo

sự chỉ đạo từ một trung tâm vì vậy mục tiêu cao nhất của các đơn vị này làhoàn thành kế hoạch Nhà nước giao Do hạn chế nhất định của cơ chế kếhoạch tập trung cho nên không những các đơn vị kinh tế sơ sở quan tâm đến

Trang 14

hiệu quả kinh tế của mình mà trong nhiều trường hợp các đơn vị kinh tế hoànthành kế hoạch bằng mọi giá.

Hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường, môi trường cạnh tranhgay gắt, nâng cao hiệu quả kinh doanh là điều kiện tồn tại của doanh nghiệp.Trong cơ chế thị trường việc giải quyết vấn đề: sản xuất cái gì? sản xuấtnhư thế nào? sản xuất cho ai? được dựa trên cơ sở quan hệ - cung cầu, giá cảthị trường, cạnh tranh và hợp tác Các doanh nghiệp phải tự đặt ra quyết địnhkinh doanh của mình, tự hạch toán lỗ lãi, lãi nhiều hưởng nhiều lãi ít hưởng ít,không có lãi sẽ đi đến phá sản doanh nghiệp Do đó mục tiêu lợi nhuận trởthành một trong những mục tiêu quan trọng nhất, mạng tính sống còn củadoanh nghiệp

Mặt khác trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp phải cạnh tranh

để tồn tại và phát triển Môi trường cạnh tranh càng gay gắt, trong cuộc cạnhtranh đó có những doanh nghiệp vẫn đứng vững và phát triển, bên cạnh đókhông ít doanhh nghiệp bị thua lỗ, giải thể, phá sản Để đứng vững trên thịtrường các doanh nghiệp luôn phải chú ý tìm mọi cách giảm chi phí sản xuấtkinh doanh, nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thị trường nhằm tối đahoá lợi nhuận Các doanh nghiệp được lợi nhuận càng cao càng tốt Như vậy,

để đạt được hiệu quả kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh luôn là vấn

đề quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp và trở thành vấn đề sống còn đểdoanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển

1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Nâng cao hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp là yêu cầu quantrọng và là mục tiêu hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của các doanhnghiệp Chính vì vậy nâng cao hiệu quả kinh doanh chính là việc nâng caohiệu quả của tất cả các hoạt động trong quá trình kinh doanh Hoạt động kinh

Trang 15

doanh của doanh nghiệp chịu sự tác động của rất nhiều các nhân tố khác nhau.

Để đạt được hiệu quả nâng cao đòi phải có các quyết định chiến lược và quyếtsách đúng trong quá trình lựa chọn các cơ hội hấp dẫn cũng như tổ chức, quản

lý và điều khiển hoạt động kinh doanh cần phải nghiên cứu một cách toàndiện và hệ thống các yếu tố ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả kinhdoanh

Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh có thể được chia thànhhai nhóm đó là nhóm các nhân tố ảnh hưởng bên ngoài doanh nghiệp và nhómcác nhân tố ảnh hưởng bên trong doanh nghiệp Mục tiêu của quá trình nghiêncứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh nhằm mục đích lựa chọncác phương án kinh doanh phù hợp Tuy nhiên việc nghiên cứu các nhân tốảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh cần phải được thực hiện liên tục trongsuốt quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên thị trường

1.2.1 Nhóm các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài

1.2.1.1 Các nhân tố thuộc môi trường vi mô

Trang 16

phát triển của doanh nghiệp Việc xuất hiện càng nhiều đối thủ cạnh tranh thìviệc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp sẽ càng khó khăn và sẽ

bị giảm một cách tương đối

 Thị trường

Nhân tố thị trường ở đây bao gồm cả thị trường đầu vào và đầu ra củadoanh nghiệp Nó là yếu tố quyết định quá trình tái sản xuất mở rộng củadoanh nghiệp Đối với thị trường đầu vào: cung cấp các yếu tố cho quá trìnhsản xuất như nguyên liệu, máy móc thiết bị Cho nên nó có tác động trực tiếpđến giá thành sản phẩm, tính liên tục và hiệu quả của quá trình sản xuất Cònđối với thị trường đầu ra quyết định doanh thu của doanh nghiệp trên cơ sởchấp nhận hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp, thị trường đầu ra sẽ quyếtđịnh tốc độ tiêu thụ, tạo vòng quay vốn nhanh hay chậm từ đó tác động đếnhiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

 Tập quán dân cư và mức độ thu nhập bình quân dân cư

Đây là nhân tố quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh Nóquyết định cần phải nắm bắt và nghiên cứu làm sao phù hợp với sức mua, thóiquen tiêu dùng, mức thu nhập bình quân của tầng lớp dân cư Những yếu tốnày tác động một cách gián tiếp lên quá trình sản xuất cũng như công tácMarketing và cuối cùng là hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

 Mối quan hệ và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường

Đây chính là tiềm lực vô hình của doanh nghiệp trong hoạt động kinhdoanh của mình, nó tác động rất lớn tới sự thành bại của nâng cao hiệu quảkinh doanh Sự tác động này là sự tác động phi lượng hoá bởi vì chúng takhông thể tính toán, định lượng được Một hình ảnh, uy tín tốt về doanhnghiệp liên quan đến hàng hoá, dịch vụ chất lượng sản phẩm, giá cả là cơ sởtạo ra sự quan tâm của khách hàng đến sản phẩm của doanh nghiệp mặt khácgiúp cho doanh nghiệp một ưu thế lớn trong việc hình thành nguồn vốn, hay

Trang 17

mối quan hệ với bạn hàng Với mối quan hệ rộng sẽ tạo cho doanh nghiệpnhiều cơ hội, nhiều đầu mối và từ đó doanh nghiệp lựa chọn những cơ hội,phương án kinh doanh tốt nhất cho mình.

Ngoài ra môi trường kinh doanh còn có các nhân tố khác như hàng hoáthay thế, hàng hoá phụ thuộc doanh nghiệp, môi trường cạnh tranh nó tácđộng trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh củadoanh nghiệp Vì vậy, doanh nghiệp cũng cần phải quan tâm đến nó để cónhững cơ hội phương án kinh doanh tốt nhất

1.2.1.2 Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô

Nhân tố môi trường tự nhiên

Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố như thời tiết, khí hậu, tàinguyên thiên nhiên, vị trí địa lý

 Nhân tố thời tiết, khí hậu, mùa vụ

Các nhân tố này ảnh hưởng rất lớn đến quy trình công nghệ, tiến độ thựchiện kinh doanh của các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp các mặthàng mang tính chất mùa vụ như; nông, lâm, thuỷ sản, đồ may mặc Vớinhững điều kiện thời tiết, khí hậu mùa vụ nhất định thì doanh nghiệp phải cóchính sách cụ thể phù hợp với điều kiện đó Và như vậy khi các yếu tố nàykhông ổn định sẽ làm cho chính sách hoạt động kinh doanh của doanh nghiệpthay đổi và chính là nhân tố đầu tiên làm mất ổn định hoạt động kinh doanhảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

 Nhân tố môi trường tài nguyên thiên nhiên

Nhân tố này chủ yếu ảnh hưởng đến các doanh nghiệp trong lĩnh vựckhai thác tài nguyên thiên nhiên Một khu vực có nhiều tài nguyên thiênnhiên, với trữ lượng lớn và có chất lượng tốt sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinhdoanh của doanh nghiệp khai thác Ngoài ra, các doanh nghiệp sản xuất nằm

Trang 18

trong khu vực này mà có nhu cầu đến loại tài nguyên, nguyên vật liệu nàycũng ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

 Nhân tố vị trí địa lý

Đây là nhân tố không chỉ tác động đến công tác nâng cao hiệu quả kinhdoanh của doanh nghiệp mà còn tác động đến các mặt khác trong hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp như: Giao dịch, vận chuyển, sản xuất các nhân

tố này tác động đến hiệu quả kinh doanh thông qua sự tác động lên các chi phítương ứng

Nhân tố môi trường chính trị - pháp luật

Các yếu tố thuộc môi trường chính trị - pháp luật chi phối mạnh mẽ hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp Sự ổn định chính trị được xác định là mộttrong những tiền đề quan trọng cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Sự thay đổi của môi trường chính trị có thể ảnh hưởng có lợi cho một nhómdoanh nghiệp này nhưng lại kìm hãm sự phát triển nhóm doanh nghiệp kháchoặc ngược lại Hệ thống pháp luật hoàn thiện, không thiên vị là một trongnhững tiền đề ngoài kinh tế của kinh doanh Mức độ hoàn thiện, sự thay đổi

và thực thi pháp luật trong nền kinh tế có ảnh hưởng lớn đến việc hoạch định

và tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp Môi trườngnày có tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Bởi vìmôi trường pháp luật ảnh hưởng đến mặt hàng sản xuất, ngành nghề, phươngthức kinh doanh của doanh nghiệp Không những thế nó còn tác động đếnchi phí của doanh nghiệp cũng như là chi phí lưu thông, chi phí vận chuyển,mức độ về thuế đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu còn

bị ảnh hưởng bởi chính sách thương mại quốc tế, hạn nghạch do Nhà nướcgiao cho, luật bảo hộ cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh.Tóm lại môi trường chính trị - luật pháp có ảnh hưởng rất lớn đến việc nângcao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bằng cách tác động đến hoạt độngcủa doanh nghiệp thông qua hệ thống công cụ luật pháp, công cụ vĩ mô

Trang 19

Các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng

Các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng như hệ thống đường giao thông, hệ thốngthông tin liên lạc, điện, nước, đều là những nhân tố tác động mạnh mẽ đếnhiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Doanh nghiệp kinh doanh ở khu vực

có hệ thống giao thông thuận lợi, điện nước đầy đủ, dân cư đông đúc và cótrình độ dân trí cao sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất, tăngtốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu, giảm chi phí kinh doanh, và do đónâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Ngược lại, ở nhiều vùngnông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo có cơ sở hạ tầng yếu kém, khôngthuận lợi cho mọi hoạt động với hiệu quả kinh doanh không cao Thậm chí cónhiều vùng sản phẩm làm ra mặc dù rất có giá trị nhưng không có hệ thống giaothông thuận lợi vẫn không thể tiêu thụ được dẫn đến hiệu quả kinh doanh thấp.Trình độ dân trí tác động rất lớn đến chất lượng của lực lượng lao động

xã hội nên tác động trực tiếp đến nguồn nhân lực của mỗi doanh nghiệp Chấtlượng đội ngũ lao động lại là nhân tố bên trong ảnh hưởng quyết định đếnhiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

1.2.2 Các nhân tố bên trong

Các nhân tố chủ quan trong doanh nghiệp chính là thể hiện tiềm lực củamột doanh nghiệp Cơ hội, chiến lược kinh doanh và hiệu quả kinh doanh củadoanh nghiệp luôn phụ thuộc chặt chẽ vào các yếu tố phản ánh tiềm lực củamột doanh nghiệp cụ thể Tiềm lực của một doanh nghiệp không phải là bấtbiến có thể phát triển mạnh mẽ lên hay yếu đi, có thể thay đổi toàn bộ hay bộphận Chính vì vậy trong quá trình kinh doanh các doanh nghiệp luôn phảichú ý tới các nhân tố này nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanhnghiệp hơn nữa

1.2.2.1 Nhân tố vốn

Trang 20

Đây là một nhân tố tổng hợp phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp thôngqua khối lượng vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh, khảnăng phân phối, đầu tư có hiệu quả các ngồn vốn, khả năng quản lý có hiệuquả các ngồn vốn kinh doanh.

Yếu tố vốn là yếu tố chủ chốt quyết định quy mô của doanh nghiệp vàquy mô có cơ hội và có thể khai thác Nó phản ánh sự phát triển của doanhnghiệp và là sự đánh giá về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong kinhdoanh

1.2.2.2 Nhân tố con người

Trong sản xuất kinh doanh con người là yếu tố quan trọng hàng đầu đểđảm bảo thành công Máy móc dù tối tân đến đâu cũng do con người chế tạo

ra, dù hiện đại đến đâu cũng phải phù hợp với trình độ tổ chức, trình độ kỷthuật, trình độ sử dung máy móc của người lao động Lực lượng lao động cóthể sáng tạo ra công nghệ, kỹ thuật mới và đưa chúng vào sử dụng tạo ra tiềmnăng mới với kiểu dáng phù hợp với cầu của người tiêu dùng, làm cho sảnphẩm của doanh nghiệp có thể bán được tạo cơ sở để nâng cao hiệu quả kinhdoanh Lực lượng lao động tác động trực tiếp đến năng suất lao động, trình độ

sử dụng các nguồn lực khác nên tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanhcủa doanh nghiệp

1.2.2.3 Nhân tố trình độ kỷ thuật công nghệ

Trình độ kỷ thuật, công nghệ tiên tiến cho phép doanh nghiệp chủ độngnâng cao chất lượng hàng hoá, năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm.Các yếu tố này tác động hầu hết đến các mặt về sản phẩm như: đặc điểm vềsản phẩm, sức cạnh tranh của sản phẩm Nhờ vậy doanh nghiệp có thể tăngkhả năng cạnh tranh của mình, tăng vòng quay vốn lưu động, tăng lợi nhuậnđảm bảo cho quá trình tái sản xuất mở rộng của doanh nghiệp Ngược lại với

Trang 21

trình độ công nghệ thấp thì không những giảm khả năng cạnh tranh của doanhnghiệp mà còn giảm lợi nhuận, kìm hãm sự phát triển Nói tóm lại, nhân tốtrình độ kỷ thuật công nghệ cho phép doanh nghiệp nâng cao năng suất chấtlượng và hạ giá thành sản phẩm nhờ đó mà tăng khả năng cạnh tranh, tăngvòng quay của vốn, tăng lợi nhuận từ đó tăng hiệu quả kinh doanh.

1.2.2.4 Nhân tố quản trị doanh nghiệp

Nhân tố này đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp Quản trị doanh nghiệp chú trọng đến việc xác địnhcho doanh nghiệp một hướng đi đúng đắn trong một môi trường kinh doanhngày càng biến động Chất lượng của chiến lược kinh doanh là nhân tố đầutiên và quan trọng nhất quyết định sự thành công hay thất bại của một doanhnghiệp Đội ngũ các nhà quản trị đặc biệt là các nhà quản trị cao cấp lãnh đạodoanh nghiệp bằng phẩm chất và tài năng của mình có vai trò quan trọng bậcnhất, ảnh hưởng có tính chất quyết định đến sự thành đạt của một doanhnghiệp Kết quả và hiệu quả hoạt động của quản trị doanh nghiệp đều phụthuộc rất lớn vào trình độ chuyên môn của đội ngũ các nhà quản trị cũng như

cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp, việc xác định chức năng, nhiệm

vụ, quyền hạn của từng bộ phận, cá nhân và thiết lập các mối quan hệ giữacác bộ phận trong cơ cấu tổ chức đó

1.2.2.5 Hệ thống trao đổi và xử lý thông tin

Thông tin được coi là một hàng hoá, là đối tượng kinh doanh và nền kinh

tế thị trường hiện nay được coi là nền kinh tế thông tin hoá Để đạt đượcthành công khi kinh doanh trong điều kiện cạnh tranh quốc tế ngày càng gaygắt, các doanh nghiệp cần nhiều thông tin chính xác về cung cầu thị trườnghàng hoá, về công nghệ kỷ thuật, về người mua, về các đối thủ cạnh tranh.Ngoài ra, doanh nghiệp còn rất cần đến các thông tin về kinh nghiệm thành

Trang 22

công hay thất bại của các doanh nghiệp khác ở trong nước và quốc tế, cần biếtcác thông tin về các thay đổi trong chính sách kinh tế của Nhà nước và cácnước khác có liên quan.

Trong kinh doanh biết mình, biết người và nhất là hiểu rõ được các đốithủ cạnh tranh thì mới có đối sách giành thắng lợi trong cạnh tranh, có chínhsách phát triển mối quan hệ hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau Kinh nghiệm thành côngcủa nhiều doanh nghiệp nắm được các thông tin cần thiết và biết xử lý hiệuquả cao Những thông tin chính xác được cung cấp kịp thời sẽ là cơ sở vữngchắc để doanh nghiệp xác định phương hướng kinh doanh, xây dựng chiếnlược kinh doanh dài hạn

1.3 Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

1.3.1 Các quan điểm cơ bản trong đánh giá hiệu quả kinh doanh

Trong thực tiễn không phải ai cũng hiểu biết và quan niệm giống nhau vềhiệu quả kinh doanh và chính điều này đã làm triệt tiêu những cố gắng, nỗ lựccủa họ mặc dù ai cũng muốn làm tăng hiệu quả kinh doanh Như vậy khi đềcập đến hiệu quả kinh doanh chúng ta phải xem xét một cách toàn diện cả vềmặt thời gian và không gian trong mối quan hệ với hiệu quả chung của toàn

bộ nền kinh tế quốc dân, hiệu quả đó bao gồm cả hiệu quả kinh tế và hiệu quả

xã hội

 Về mặt thời gian

Sự toàn diện của hiệu quả đạt được trong từng giai đoạn không nhữnglàm giảm hiệu quả khi xét trong thời kỳ dài, hoặc hiệu quả của chu kỳ sảnxuất trước không được làm hạ thấp hiệu quả chu kỳ sau Trong thực tế không

ít những trường hợp chỉ thấy lợi ích trước mắt, thiếu xem xét toàn diện và lâudài những phạm vi này dễ xảy ra trong việc nhập về một số máy móc thiết bị

cũ lạc hậu hoặc xuất ồ ạt các loại tài nguyên thiên nhiên Việc giảm mộtcách tuỳ tiện, thiếu cân nhắc toàn diện và lâu dài các chi phí cải tạo môi

Trang 23

trường tự nhiên, đảm bảo cân bằng sinh thái, bảo dưỡng và hiện đại hoá, nângcao toàn diện trình độ chất lượng người lao động Nhờ đó làm mối tươngquan thu chi giảm đi và cho rằng như thế nào là có “hiệu quả” không thể coi

là hiệu quả chính đáng và toàn diện được

 Về mặt không gian

Có hiệu quả kinh tế hay không còn tuỳ thuộc vào chỗ hiệu quả của hoạtđộng kinh tế cụ thể nào đó, có ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả kinh tếcủa cả hệ thống mà nó liên quan tức là giữa các ngành kinh tế với các ngànhkinh tế khác, giữa từng bộ phận với toàn bộ hệ thống, giữa hiệu quả kinh tếvới việc thực hiện các nhiệm vụ ngoài kinh tế

Như vậy, với nỗ lực được tính từ giải pháp kinh tế - tổ chức - kỹ thuậtnào đó dự định áp dụng vào thực tiễn đều phải được đặt vào sự xem xét toàndiện Khi hiệu quả ấy không làm ảnh hưởng đến hiệu quả chung của nền kinh

tế quốc dân thì mới được coi là hiệu quả kinh tế

Trong bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào khi đánh giá hiệu quảcủa hoạt động ấy không chỉ dừng lại ở việc đánh giá chất lượng của kết quả

Trang 24

ấy Có như vậy thì hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh mới được đánh giámột cách toàn diện hơn.

Cụ thể khi đánh giá hiệu quả kinh doanh chúng ta cần quán triệt một sốquan điểm trong việc đánh giá hiệu quả kinh doanh

Thứ nhất: Bảo đảm sự kết hợp hài hoà các loại lợi ích xã hội, lợi ích tập

thể, lợi ích người lao động, lợi ích trước mắt, lợi ích lâu dài Quan điểm nàyđòi hỏi việc nâng cao hiệu quả kinh doanh phải xuất phát từ việc thoả mãnmột cách chính đáng nhu cầu của các chủ thể trong mối quan hệ mắt xích phụthuộc lẫn nhau Trong đó quan trọng nhất là xác định được hạt nhân của việcnâng cao hiệu quả kinh doanh đã từ đó thoả mãn lợi ích của chủ thể này tạođộng lực, điều kiện để thoả mãn lợi ích của chủ thể tiếp theo và cứ như thếcho đến đối tượng và mục đích cuối cùng Nói tóm lại theo quan điểm này thìquy trình thoả mãn lợi ích giữa các chủ thể phải đảm bảo từ thấp đến cao Từ

đó mới có thể điều chỉnh kết hợp một cách hài hoà giữa lợi ích các chủ thể

Thứ hai: là đảm bảo tính toàn diện và hệ thống trong việc nâng cao hiệu

quả kinh doanh Theo quan điểm này thì việc nâng cao hiệu quả kinh doanhphải là sự kết hợp hài hoà giữa hiệu quả kinh tế của các bộ phận trong doanhnghiệp với hiệu quả toàn doanh nghiệp Chúng ta không vì hiệu quả chung màlàm mất hiệu quả bộ phận Và ngược lại, và cũng không vì hiệu quả kinhdoanh bộ phận mà làm mất hiệu quả kinh doanh chung của toàn doanhnghiệp Xem xét quan điểm này trên lĩnh vực rộng hơn thì quan điểm này đòihỏi việc nâng cao hiệu quả kinh doanh phải xuất phát từ việc đảm bảo yêu cầunâng cao hiệu quả của nền sản xuất hàng hoá, của ngành, của địa phương của

cơ sở Trong từng đơn vị cơ sở khi xem xét đầy đủ các mối quan hệ tác độngqua lại của các tổ chức, các lĩnh vực trong một hệ thống theo một mục tiêu đãxác định

Trang 25

Thứ ba: là phải đảm bảo tính thực tiễn cho việc nâng cao hiệu quả kinh

doanh Quan điểm này đòi hỏi khi đánh giá và xác định biện pháp nâng caohiệu quả kinh doanh phải xuất phát từ đặc điểm, điều kiện kinh tế - xã hội củangành, của địa phương và của doanh nghiệp trong từng thời kỳ

Thứ tư: là đảm bảo thống nhất giữa nhiệm vụ chính trị, xã hội với nhiệm

vụ kinh tế trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh Trước hết ta phải nhậnthấy rằng sự ổn định của một quốc gia là một nhân tố quan trọng trong việcnâng cao hiệu quả kinh doanh Trong khi đó chính sự ổn định đó lại đượcquyết định bởi mức độ thoả mãn lợi ích của quốc gia Do vậy, theo quan điểmnày đòi hỏi việc nâng cao hiệu quả kinh doanh phải được xuất phát từ mụctiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước Cụ thể là, nó được thểhiện ở việc thực hiện các chỉ tiêu pháp lệnh hoặc đơn hàng của nhà nước giaocho doanh nghiệp hoặc các hợp đồng kinh tế mà doanh nghiệp ký kết với Nhànước Bởi vì đó là nhu cầu điều kiện đã đảm bảo sự phát triển cân đối của nềnkinh tế quốc dân

Thứ năm: là đánh giá hiệu quả kinh doanh phải căn cứ vào cả mặt hiện

vật lẫn giá trị của hàng hoá Theo quan điểm này đòi hỏi việc tính toán vàđánh giá hiệu quả phải đồng thời chú trọng cả hai mặt hiện vật và giá trị Ởđây mặt hiện vật thể hiện số lượng sản phẩm và chất lượng sản phẩm, còn mặtgiá trị là biểu hiện bằng tiền của hàng hoá, của kết quả chi phí bỏ ra Như vậy,cắn cứ vào kết quả cuối cùng cả về mặt hiện vật và mặt giá trị là một đòi hỏitất yếu trong quá trình đánh giá hiệu quả kinh doanh trong nền kinh tế thịtrường

1.3.2 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Khi xem xét hiệu quả kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, cần phải dựavào một hệ thống các tiêu chuẩn, các doanh nghiệp phải coi các tiêu chuẩn là

Trang 26

mục tiêu phấn đấu Có thể hiểu tiêu chuẩn hiệu quả là giới hạn, là mốc xácđịnh ranh giới có hay không có hiệu quả Nếu theo phương pháp so sánh toànngành có thể lấy giá trị bình quân đạt được của ngành làm tiêu chuẩn hiệuquả Nếu không có số liệu của toàn ngành thì so sánh với các chỉ tiêu của nămtrước Cũng có thể nói rằng, các doanh nghiệp có đạt được các chỉ tiêu nàymới có thể đạt được các chỉ tiêu về kinh tế Hệ thống các chỉ tiêu đánh giáhiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm:

1.3.2.1 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tổng hợp

Nhóm chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả kinh doanh của toàn bộ hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp Đây là các chỉ tiêu phản ánh chính xác tìnhhình doanh nghiệp nên thường được dùng so sánh giữa các doanh nghiệp vớinhau

- Chỉ tiêu doanh thu trên một đồng chi phí

Chỉ tiêu doanh thu

trên một đồng chi phí =

Doanh thu thuầnTổng chi phí sản xuất và tiêu thụ trong kỳChỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí sản xuất và tiêu thụ trong kỳ tạo

ra bao nhiêu đồng doanh thu Chỉ tiêu này cao khi tổng chi phí thấp, do vậy

nó có ý nghĩa khuyến khích các doanh nghiệp tìm ra các biện pháp giảm chiphí để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh

- Chỉ tiêu doanh thu trên một đồng vốn sản xuất (sức sản xuất của vốn)

Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanhnghiệp: Một đồng vốn kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu Do đó,

nó có ý nghĩa khuyến khích các doanh nghiệp trong việc quản lý vốn chặtchẽ, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả đồng vốn kinh doanh

Sức sản xuất

Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ

Tổng vốn kinh doanh

Trang 27

- Chỉ tiêu doanh lợi vốn kinh doanh

Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanhnghiệp Chỉ tiêu này có ý nghĩa khuyến khích doanh nghiệp tăng doanh thu,giảm chi phí hoặc tốc độ tăng doanh thu phải lớn hơn tốc độ tăng của chi phí

1.3.2.2 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào cơ bản

 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động

- Chỉ tiêu năng suất lao động

Chỉ tiêu năng suất

Tổng giá trị sản xuất tạo ra trong kỳTổng số lao động bình quân trong kỳChỉ tiêu này cho biết một lao động sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng giá trịsản xuất

- Chỉ tiêu kết quả sản xuất trên một đồng chi phí tiền lương

Chỉ tiêu kết quả sản xuất

kinh doanh trên một đồng

chi phí tiền lương

=

Doanh thu tiêu thụ sản phẩm

trong kỳTổng chi phí tiền lương trong kỳChỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí tiền lương trong kỳ tạo ra đượcbao nhiêu đồng doanh thu

- Chỉ tiêu lợi nhuận bình quân một lao động

Chỉ tiêu lợi nhuận bình

quân tính cho một lao động =

Lợi nhuận trong kỳTổng số lao động bình quân

trong kỳChỉ tiêu này cho biết bình quân một lao động trong kỳ tạo ra được baonhiêu đồng lợi nhuận

Trang 28

Hệ số sử dụng

lao động =

Tổng lao động được sử dụngTổng lao động hiện cóChỉ tiêu này cho biết trình độ sử dụng lao động của doanh nghiệp

 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định

- Sức sinh lời của vốn cố định

Sức sinh lời

của vốn cố định =

Lợi nhuận trong kỳVốn cố định bình quân trong kỳChỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định trong kỳ sẽ tạo ra được baonhiêu đồng lợi nhuận

 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả vốn lưu động

- Sức sản xuất của vốn lưu động

Sức sản xuất của

vốn lưu động =

Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳVốn lưu động bình quân trong kỳChỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động trong kỳ sẽ tạo ra đượcbao nhiêu đồng lợi nhuận

- Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động

Hệ số đảm nhiệm

vốn lưu động =

Vốn lưu động bình quân trong kỳ

Doanh thu thuầnChỉ tiêu này cho biết cần bao nhiêu đồng vốn lưu động đảm nhiệm để tạo

Trang 29

- Thời gian của một vòng quay

Thời gian của một

Thời gian của kỳ phân tích

Số vòng quay vốn lưu độngChỉ tiêu này cho biết số ngày để vốn lưu động quay được một vòng Thờigian này càng ngắn thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao và ngược lại

1.3.2.3 Nhóm chỉ tiêu xét về mặt hiệu quả kinh tế - xã hội

Do yêu cầu của sự phát triển bền vững trong nền kinh tế quốc dân Cácdoanh nghiệp ngoài việc hoạt động kinh doanh phải đạt hiệu quả nhằm tồn tại

và phát triển còn phải đạt được hiệu quả về mặt chính trị xã hội Nhóm chỉtiêu xét về mặt hiệu quả kinh tế - xã hội bao gồm các chỉ tiêu sau:

Tăng thu ngân sách

Một doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải

có nhiệm vụ nộp ngân sách Nhà nước dưới hình thức là các loại thuế như thuếdoanh thu, thuế lợi tức, thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt Nhà nước

sẽ sử dụng những khoản thu này để cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân

và lĩnh vực phi sản xuất, góp phần phân phối lại thu nhập quốc dân

Tạo thêm công ăn, việc làm cho người lao động

Nước ta cũng giống như các nước đang phát triển, hầu hết là các nướcnghèo tình trạng kém về kỹ thuật sản xuất và nạn thất nghiệp còn phổ biến

Để tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động và nhanh chóng thoátkhỏi đói nghèo lạc hậu đòi hỏi doanh nghiệp phải tự tìm tòi đưa ra các biệnpháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, mở rộng quy mô sản xuất, tạocông ăn việc làm cho người lao động

Nâng cao đời sống người lao động

Ngoài việc tạo công ăn việc làm cho người lao động đòi hỏi các doanhnghiệp làm ăn phải có hiệu quả để góp phần nâng cao mức sống của người laođộng Xét trên phương diện kinh tế, việc nâng cao mức sống của người dân

Trang 30

được thể hiện qua chỉ tiêu như gia tăng thu nhập bình quân trên đầu người, giatăng đầu tư xã hội, mức tăng trưởng phúc lợi xã hội

Tái phân phối lợi tức xã hội

Sự phát triển không đồng đều về mặt kinh tế - xã hội giữa các vùng, cáclãnh thổ trong cùng một nước yêu cầu phải có sự phân phối lợi tức xã hộinhằm giảm sự chênh lệch về mặt kinh tế giữa các vùng Theo quan điểm củacác nhà kinh tế hiện nay, hiệu quả kinh tế xã hội còn thể hiện qua các chỉ tiêu:Bảo vệ nguồn lợi môi trường, hạn chế gây ô nhiễm môi trường, chuyển dịch

cơ cấu kinh tế

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH

CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ VIỄN THÔNG

THÁI BÌNH DƯƠNG2.1 Tổng quan về công ty cổ phần dịch vụ viễn thông Thái Bình Dương

Trang 31

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần dịch vụ viễn thông Thái Bình Dương

2.1.1.1 Lịch sử hình thành

Công ty cổ phần dịch vụ viễn thông Thái Bình Dương được thành lậptheo luật doanh nghiệp của Việt Nam Công ty đuợc thành lập vào ngày26/01/2007 với tên gọi là công ty cổ phần dịch vụ viễn thông Thái BìnhDương

Trụ sở chính của công ty: 46 Hà Huy Tập - Phường Hà Huy Tập - ThànhPhố Hà Tĩnh

Giấy phép đăng ký kinh doanh số 2803000352 do Sở Kế Hoạch và Đầu

Tư tĩnh Hà Tĩnh cấp

Công ty cổ phần dịch vụ viễn thông Thái Bình Dương là một công tyhoạt động trong lĩnh vực viễn thông với ngành nghề kinh doanh chính là thucước điện thoại cho mạng Mobifone, buôn bán điện thoại và các loại sim thẻ,ngoài ra công ty còn mở rộng kinh doanh thêm lĩnh vực tổ chức hội nghị, sựkiện Là một đơn vị kinh tế độc lập, có con dấu riêng, được mở tài khoản tạingân hàng, được đăng ký kinh doanh theo quy định

Đến bây giờ công ty đã thành lập được 5 bộ phận, phòng ban tuy còn làmột doanh nghiệp non trẻ mới thành lập, hoạt động trong điều kiện còn gặpnhiều khó khăn nhưng công ty đã từng bước khắc phục Đó là nhờ sự cố gắng

nổ lực của ban giám đốc cũng như đội ngũ nhân viên không ngừng nâng caotrình độ, học hỏi và tích luỹ kinh nghiệm để xây dựng công ty ngày càngvững mạnh

Nguồn vốn ban đầu của công ty là 1.000.000.000 đồng trong đó:

 Vốn cố định: 650.000.000

 Vốn lưu động: 350.000.000

Theo nguồn vốn:

Trang 32

Với khẩu hiệu “chữ tín” là sức mạnh công ty cổ phần dịch vụ viễn thôngThái Bình Dương đang vượt qua những khó khăn chung trong nền kinh tế thịtrường để phát triển, không những giữ vững thị trường trong tỉnh mà còn tăngcường mở rộng thị trường ra các tỉnh lân cận.

2.1.2 Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh

Theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 280300352 do Sở Kế Hoạch vàĐầu Tư Tỉnh Hà Tĩnh cấp, ngành nghề kinh doanh của công ty bao gồm:

 Thu cước Mobifone:

Thực hiện các dịch vụ của Mobifone bao gồm:

Trang 33

 Đấu nối các thuê bao trả sau, trả trước.

 Thay sim, thay đổi thông tin, tiếp nhận và xử lý thông tin liên quanđến dịch vụ Mobifone của khách hàng

 Lĩnh vực bán hàng bao gồm:

 Buôn bán điện thoại, thiết bị điện thoại

 Buôn bán các loại sim thẻ của Mobifone

2.1.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty

Giám đốc

Phòng Bộ phận Phòng tài Phòng tổ Bộ phận

Trang 34

(Nguồn – phòng tổ chức) 2.1.3.2 Chức năng của các bộ phận, phòng ban

Cơ cấu các đơn vị trong công ty chia làm 5 bộ phận chức năng:

 Phòng tài chính, kế toán

Quản lý toàn bộ tài sản, tổ chức sử dụng vốn và nguồn vốn kinh doanhcủa công ty Thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà Nước phân phối thunhập tích luỹ tính toán theo dõi hoạt động kinh doanh của công ty Kiểm tra

và viết hoá đơn thanh toán để giao cho nhân viên các bộ phận thực hiện theoyêu cầu thanh toán

Trang 35

Là phòng nghiệp vụ có chức năng quản lý kinh tế tài chính và tổ chứcthực hiện công tác hạch toán Phòng tài chính, kế toán gồm 3 thành viên, thựchiện các nhiệm vụ sau:

 Là đầu mối giải quyết các nhiệm vụ liên quan đến công tác tài chính, kếtoán của công ty

 Trên cơ sở kế hoạch kinh doanh của công ty, thực hiện các biện phápđảm bảo cân bằng thu chi, ổn định nguồn tài chính cho các đơn vị theo quychế của công ty

 Tham mưu giúp giám đốc giải quyết việc cấp kinh phí cho các đơn vịtheo quy chế của công ty

 Phân phối lại quỹ từ lợi nhuận, lập kế hoạch sử dụng quỹ đó một cáchhợp lý

 Có kế hoạch kiểm tra tài chính định kỳ hoặc theo dõi các đơn vị theođúng chức năng phân phối

 Tổng hợp chương trình kế hoạch của công ty, xây dựng chương trình

kế hoạch công tác hàng quý, tháng, tuần của lãnh đạo

 Truyền đạt các quyết định quản lý của lãnh đạo, theo dõi triển khai thựchiện các quyết định, tổng hợp tình hình hoạt động của các đơn vị để báo cáolãnh đạo, đề xuất các biện pháp phục vụ sự chỉ đạo điều hành của lãnh đạo

 Thực hiện công tác văn thư, lưu trữ tài liệu theo quy định hiện hành.Đồng thời theo dõi, đôn đốc thực hiện các văn bản ở bộ phận chức năng trongcông ty

 Lập danh sách mua bảo hiểm y tế cho cán bộ công nhân viên chức năngtheo quy định Quản lý, cấp phát thẻ bảo hiểm y tế và giải quyết nhữngvướng mắc của cán bộ công nhân viên chức khi khám chữa bệnh bằng thẻbảo hiểm y tế

 Phòng tổ chức

Trang 36

Tổ chức mua sắm phương tiện việc làm, văn phòng phẩm phục vụ choquá trình làm việc của các bộ phận:

 Tổng hợp truyền đạt các quyết định giám đốc cho các phòng ban

 Chuẩn bị thông báo các cuộc họp cho cán bộ trong công ty

 Chuẩn bị tiếp khách và liên hệ xe đi lại cho các đoàn khách

 Phục vụ lễ tân, thực hiện giao dịch trong và ngoài công ty

Ngoài ra phòng tổ chức còn chịu trách nhiệm giao dịch phục vụ tiếp nhận

xử lý các yêu cầu, khiếu nại của khách hàng

 Phòng kinh doanh

Là phòng có trách nhiệm thực hiện mọi hoạt động kinh doanh của công

ty Phòng kinh doanh phải khai thác và mở rộng tìm kiếm khách hàng trongTỉnh cũng như ngoài Tỉnh để tham mưu cho giám đốc ký kết các hợp đồngkinh tế

 Bộ phận Marketing

Chịu trách nhiệm liên hệ, quảng cáo, cung cấp các thông tin cần thiết vềlĩnh vực tổ chức sự kiện cho khách hàng Thu thập, xử lý thông tin, quản lýthông tin, bởi bất kỳ một hoạt động nào của công ty cũng cần phải có thôngtin Thông tin là căn cứ để ban lãnh đạo ra quyết định kịp thời, chính xác Đâycũng chính là bộ phận cung cấp thông tin sau khi đã được thu thập, phân tích

và xử lý chuyển tới các bộ phận trong công ty

Trang 37

Nhân tố con người là yếu tố quyết định trong hoạt động sản xuất kinhdoanh, do đó công ty đã xác định lao động là yếu tố hàng đầu của quá trìnhkinh doanh Nếu đảm bảo được số lượng, chất lượng lao động sẽ mang lạihiệu quả cao vì yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động, hệ số

sử dụng lao động

Lao động của công ty được đào tạo cơ bản từ các trường Đại học, CaoĐẳng, Trung cấp chuyên nghiệp Tuỳ theo từng bộ phận trong doanh nghiệp,công ty sẽ bố trí thích hợp cho từng vị trí, đảm bảo sự thông suốt trong quátrình hoạt động kinh doanh

Hiện nay công ty có tổng số là 35 người so với năm 2007 là 27 ngườinhư vậy công ty đã có sự mở rộng về quy mô lao động

Bảng 2.1 Cơ cấu nguồn nhân lực của công ty

Đơn vị: Người

sốlượng

tỷ lệ

%

sốlượng

tỷ lệ

%

sốlượng tỷ lệ %

Trang 38

II Cơ cấu lao động

Trang 39

Mặt khác công ty lại có đội ngũ lao động trẻ có trình độ, năng động, sángtạo làm việc nhiệt tình, say mê, hăng hái, ham học hỏi Ban lãnh đạo luônquan tâm và tạo điều kiện tốt cho các nhân viên phát huy trí tuệ và năng lựccủa bản thân Do đó, đây là yếu tố rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quảkinh doanh của công ty.

Tuy nhiên do chủ yếu là lao động trẻ, kinh nghiệm còn ít chưa có sự cọxát nhiều Nên công ty cần nỗ lực hơn nữa tạo môi trường thuận lợi để ngườilao động phát huy hết khả năng, kinh nghiệm của mình, và ngày càng nângcao năng lực, trình độ góp phần thúc đẩy hiệu quả kinh doanh

2.1.4.2 Đặc điểm về cơ sở vật chất

Để phục vụ tốt hơn trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp Mỗi công ty, doanh nghiệp phải có những bước đi đúng đắn phải lựachọn cho mình một quy trình phù hợp, tiếp cận những tiến bộ mới để nâng caochất lượng, hiệu quả

Hiện nay công ty có địa điểm kinh doanh rất thuận lợi đặt ngay trung tâmThành Phố nơi tập trung dân cư đông đúc, giao thông thuận lợi rất thuận tiệntrong việc kinh doanh, buôn bán giao dịch

Bên cạnh đó công ty có hệ thống thiết bị văn phòng mới, hiện đại rấtthuận lợi trong việc trao đổi thông tin

2.1.4.3 Đặc điểm về tài chính

Do nguồn vốn kinh doanh của công ty chủ yếu là vốn chủ sở hữu nêncông ty rất chủ động trong việc huy động cũng như sử dụng vốn của mình.Mặt khác, nguồn vốn kinh doanh của công ty chủ yếu tập trung vào lĩnhvực bán hàng do vậy việc quay vòng vốn là khá linh động

2.1.4.4 Đặc điểm về thị trường

Hà Tĩnh là Tỉnh có nền kinh tế đang trên đà phát triển, trong những năm

2010 có nhiều khu kinh tế ra đời và phát triển như: Khu kinh tế Cảng Vũng

Trang 40

Áng, mỏ sắt Thạch Khê điều này thuận lợi trong lĩnh vực tổ chức sự kiệncủa công ty Nền kinh tế phát triển kéo theo đó là đời sống của người dânđược nâng cao, nhu cầu của người dân tăng lên trong tất cả các mặt trong đómột nhu cầu không kém phần quan trọng là dịch vụ viễn thông Mặt khác HàTĩnh là Tỉnh có dân cư tập trung đông đúc đời sống của người dân khôngngừng được nâng cao, nhu cầu thị hiếu của họ không ngừng được mở rộng tạothuận lợi trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh cho công ty.

Hiện nay doanh nghiệp đang phấn đấu cung cấp các dịch vụ thuận tiệntạo uy tín, chiếm được lòng tin của khách hàng, góp phần nâng cao hiệu quảkinh doanh cho mình

Công ty là đại lý thu cước cấp I cho mạng Mobifone và là công ty đầutiên tại Hà Tĩnh đứng ra tổ chức các hội nghị, sự kiện trong toàn tỉnh nên đãchiếm được số lượng lớn khách hàng trên địa bàn tỉnh

Nét mới trong hoạt động kinh doanh là đã tạo ra những cơ hội mới, giúpcông ty không ngừng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng và mởrộng quy mô kinh doanh của mình

Đối thủ cạnh tranh xuất hiện ngày càng nhiều nên việc nâng cao uy tín,giá cả chất lượng, các dịch vụ chăm sóc khách hàng và thương hiệu cho mình

là một vấn đề hết sức cấp bách buộc công ty cần phải quan tâm Bên cạnh đódoanh nghiệp cần phải tìm hiểu và nắm bắt kịp thời thông tin liên quan đếnkhách hàng như: sở thích, thị hiếu để có biện pháp đáp ứng nhanh chóng và

có kết quả

2.1.5 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty

Dưới sự lãnh đạo đúng đắn nhạy bén, sáng tạo của ban lãnh đạo công ty

và sự nỗ lực hết mình của toàn bộ cán bộ công nhân viên Công ty cổ phầndịch vụ viễn thông Thái Bình Dương đã đạt một số thành tựu đáng ghi nhận

Bảng 2.2 Một số kết quả kinh doanh trong những năm (2007 - 2009)

Ngày đăng: 18/12/2013, 19:59

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. GS.TS Nguyễn Thành Độ, TS Nguyễn Ngọc Huyền (2004), Giáo trình quản trị doanh nghiệp, NXB Lao động – Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình quản trị doanh nghiệp
Tác giả: GS.TS Nguyễn Thành Độ, TS Nguyễn Ngọc Huyền
Nhà XB: NXB Lao động – Xã hội
Năm: 2004
2. PGS. PTS Phạm Thị Gái (2000), Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh
Tác giả: PGS. PTS Phạm Thị Gái
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2000
3. PGS. TS Ngô Kim Thanh, PGS.TS Lê Văn Tâm (2008), Giáo trình quản trị doanh nghiệp, NXB Đại học kinh tế Quốc Dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình quản trị doanh nghiệp
Tác giả: PGS. TS Ngô Kim Thanh, PGS.TS Lê Văn Tâm
Nhà XB: NXB Đại học kinh tế Quốc Dân
Năm: 2008
4. GS. TS Trần Minh Đạo (2006), Giáo trình Marketing căn bản, NXB Đại học kinh tế Quốc Dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Marketing căn bản
Tác giả: GS. TS Trần Minh Đạo
Nhà XB: NXB Đại học kinh tế Quốc Dân
Năm: 2006
5. GS.TS Đỗ Hoàng Toàn (1994), Những vấn đề cơ bản của quản trị doanh nghiệp, NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề cơ bản của quản trị doanh nghiệp
Tác giả: GS.TS Đỗ Hoàng Toàn
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 1994
6. Đặng Đình Đào (1998), Kinh tế thương mại và dịch vụ, NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế thương mại và dịch vụ
Tác giả: Đặng Đình Đào
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 1998
7. Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ viễn thông Thái Bình Dương năm 2007, 2008, 2009 Khác
8. Một số tài liệu kinh tế kỹ thuật của công ty cổ phần dịch vụ viễn thông Thái Bình Dương.9. Một số trang web Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

2.1.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty Sơ đồ 2.1. - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ viễn thông thái bình dương
2.1.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty Sơ đồ 2.1 (Trang 33)
Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy tình hình lao động của công ty cổ phần dịch vụ viễn thông Thái Bình Dương có sự tăng lên rõ rệt, cụ thể: - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ viễn thông thái bình dương
a vào bảng số liệu trên ta thấy tình hình lao động của công ty cổ phần dịch vụ viễn thông Thái Bình Dương có sự tăng lên rõ rệt, cụ thể: (Trang 38)
Bảng 2.2. Một số kết quả kinh doanh trong những năm (2007- 2009) - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ viễn thông thái bình dương
Bảng 2.2. Một số kết quả kinh doanh trong những năm (2007- 2009) (Trang 41)
Bảng 2.2. Một số kết quả kinh doanh trong những năm (2007 - 2009)                                         Đơn vị: Nghìn đồng - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ viễn thông thái bình dương
Bảng 2.2. Một số kết quả kinh doanh trong những năm (2007 - 2009) Đơn vị: Nghìn đồng (Trang 41)
Qua bảng số liệu trên ta thấy năm 2008, năm 2009 công ty đã thực hiện vượt mức chỉ tiêu doanh thu so với năm kế hoạch, cụ thể: - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ viễn thông thái bình dương
ua bảng số liệu trên ta thấy năm 2008, năm 2009 công ty đã thực hiện vượt mức chỉ tiêu doanh thu so với năm kế hoạch, cụ thể: (Trang 43)
hình thức giá trị của tài sản máy móc, thiết bị. Được dùng trong hoạt động kinh doanh thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp. - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ viễn thông thái bình dương
hình th ức giá trị của tài sản máy móc, thiết bị. Được dùng trong hoạt động kinh doanh thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp (Trang 51)
Bảng 2.6. Tốc độ tăng giảm nguồn vốn qua các năm - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ viễn thông thái bình dương
Bảng 2.6. Tốc độ tăng giảm nguồn vốn qua các năm (Trang 51)
Hình thức giá trị của tài sản máy móc, thiết bị. Được dùng trong hoạt động  kinh doanh thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp. - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ viễn thông thái bình dương
Hình th ức giá trị của tài sản máy móc, thiết bị. Được dùng trong hoạt động kinh doanh thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp (Trang 51)
Bảng 2.6. Tốc độ tăng giảm nguồn vốn qua các năm - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ viễn thông thái bình dương
Bảng 2.6. Tốc độ tăng giảm nguồn vốn qua các năm (Trang 51)
Bảng 2.10. Năng suất lao động - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ viễn thông thái bình dương
Bảng 2.10. Năng suất lao động (Trang 56)
Bảng 2.10. Năng suất lao động - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ viễn thông thái bình dương
Bảng 2.10. Năng suất lao động (Trang 56)
Bảng 2.12. Tốc độ tăng giảm mức sinh lời của lao động - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ viễn thông thái bình dương
Bảng 2.12. Tốc độ tăng giảm mức sinh lời của lao động (Trang 58)
Bảng 2.12. Tốc độ tăng giảm mức sinh lời của lao động - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ viễn thông thái bình dương
Bảng 2.12. Tốc độ tăng giảm mức sinh lời của lao động (Trang 58)
Tình hình trên cho thấy năm 2008 so với năm 2007 mức sinh lời của một lao động của công ty giảm xuống 120 nghìn đồng - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ viễn thông thái bình dương
nh hình trên cho thấy năm 2008 so với năm 2007 mức sinh lời của một lao động của công ty giảm xuống 120 nghìn đồng (Trang 59)
Bảng 2.14. Số vòng quay vốn cố định - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ viễn thông thái bình dương
Bảng 2.14. Số vòng quay vốn cố định (Trang 60)
Bảng 2.15. Chỉ tiêu mức sinh lời của một đồng vốn lưu động - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ viễn thông thái bình dương
Bảng 2.15. Chỉ tiêu mức sinh lời của một đồng vốn lưu động (Trang 61)
Qua bảng trên ta thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động có sự thay đổi trong các năm, cụ thể: năm 2008 giảm 24,32%, năm 2009 lại tăng lên 60,71%. - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ viễn thông thái bình dương
ua bảng trên ta thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động có sự thay đổi trong các năm, cụ thể: năm 2008 giảm 24,32%, năm 2009 lại tăng lên 60,71% (Trang 62)
Bảng 2.16. Số vòng quay vốn lưu động - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ viễn thông thái bình dương
Bảng 2.16. Số vòng quay vốn lưu động (Trang 62)
Qua bảng trên ta thấy tổng nguồn vốn tăng đều qua các năm: Tổng nguồn vốn tăng đều qua các năm điều đó chứng tỏ đồng vốn được sử dụng có hiệu  quả - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ viễn thông thái bình dương
ua bảng trên ta thấy tổng nguồn vốn tăng đều qua các năm: Tổng nguồn vốn tăng đều qua các năm điều đó chứng tỏ đồng vốn được sử dụng có hiệu quả (Trang 65)
Bảng 2.18. Doanh thu kế hoạch, thực tế qua các năm                                         Đơn vị: Nghìn đồng - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ viễn thông thái bình dương
Bảng 2.18. Doanh thu kế hoạch, thực tế qua các năm Đơn vị: Nghìn đồng (Trang 65)
Bảng 2.19. Bảng thu nhập bình quân (2007- 2009) - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ viễn thông thái bình dương
Bảng 2.19. Bảng thu nhập bình quân (2007- 2009) (Trang 66)
Qua bảng trên ta thấy, tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu luôn được hoàn thành trừ năm 2009 - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ viễn thông thái bình dương
ua bảng trên ta thấy, tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu luôn được hoàn thành trừ năm 2009 (Trang 66)
Bảng 2.19. Bảng thu nhập bình quân (2007- 2009) - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ viễn thông thái bình dương
Bảng 2.19. Bảng thu nhập bình quân (2007- 2009) (Trang 66)
Bảng 2.16. Số vòng quay vốn lưu động 62 Bảng 2.17. Một số kết quả kinh doanh trong những năm (2007 – 2009) 65 Bảng 2.18 - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ viễn thông thái bình dương
Bảng 2.16. Số vòng quay vốn lưu động 62 Bảng 2.17. Một số kết quả kinh doanh trong những năm (2007 – 2009) 65 Bảng 2.18 (Trang 99)
Bảng 2.16. Số vòng quay vốn lưu động 62 Bảng 2.17. Một số kết quả kinh doanh trong những năm (2007 – 2009) 65 Bảng 2.18 - Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ viễn thông thái bình dương
Bảng 2.16. Số vòng quay vốn lưu động 62 Bảng 2.17. Một số kết quả kinh doanh trong những năm (2007 – 2009) 65 Bảng 2.18 (Trang 99)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w