Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Tư vấn Dịch vụ Công nghệ Tài nguyên – Môi trường
Trang 1MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC BẢNG BIỂU 6
LỜI MỞ ĐẦU 7
Chương I: 9
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP VÀ KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN DỊCH VỤ CÔNG NGHỆ TÀI NGUYÊN – MÔI TRƯỜNG 9
I MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 9
1 Hiệu quả kinh doanh 9
1.1 Khái niệm hiệu quả kinh doanh 9
1.2 Phân loại hiệu quả kinh doanh 11
1.2.1 Hiệu quả cá biệt và hiệu quả xã hội 11
1.2.2 Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả so sánh 11
1.2.3 Hiệu quả từng nhân tố và hiệu quả tổng hợp 12
2 Sự cần thiết phải đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 12
3 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh 14
3.1 Chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh doanh của doanh nghiệp 14
3.1.1 Tổng lợi nhuận thu được trong kỳ 14
3.1.2 Tình hình thanh toán với Ngân sách Nhà nước 15
3.2 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 15
3.2.1 Hiệu quả sử dụng vốn cố định 15
3.2.2 Hiệu suất sử dụng vốn lưu động 16
3.3 Các chỉ tiêu mức doanh lợi 16
3.3.1 Mức doanh lợi trên doanh số bán 16
3.3.2 Mức doanh lợi trên vốn kinh doanh 17
3.4 Năng suất lao động bình quân của một lao động 17
3.5 Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp 18
Trang 23.5.1 Hệ số thanh toán nhanh 18
3.5.2 Hiệu suất sử dụng TSLĐ 18
4 Các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.18 II KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN DỊCH VỤ CÔNG NGHỆ TÀI NGUYÊN – MÔI TRƯỜNG 21
1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Tư vấn Dịch vụ Công nghệ Tài nguyên – Môi trường 21
1.1 Sơ lược về Công ty Cổ phần Tư vấn dịch vụ Công nghệ Tài nguyên –Môi trường 23
1.2 Tư cách pháp nhân 24
1.3 Phạm vi hoạt động 24
1.4 Mục tiêu hoạt động 24
2 Cơ cấu bộ máy tổ chức và nhân sự của công ty TECOS 24
2.1 Sơ đồ bộ máy quản lý 24
2.2 Chức năng nhiệm vụ từng phòng ban 25
2.2.1 Đại hội đồng cổ đông 25
2.2.2 Hội đồng quản trị 26
2.2.3 Ban kiểm soát 26
2.2.4 Tổng giám đốc 27
2.2.5 Giám đốc phụ trách các lĩnh vực 27
2.2.6 Các phòng ban trực thuộc 28
2.3 Công tác quản lý các phòng ban chức năng 31
3 Chính sách tiền lương 32
3.1 Đối tượng áp dụng và nguyên tắc trả lương 32
3.1.1 Đối tượng áp dụng 32
3.1.2 Đối tượng không áp dụng 32
3.1.3 Nguyên tăc phân phối 32
3.2 Phương án phân phối quỹ lương 33
3.2.1 Nguyên tắc xác định quỹ lương 33
3.2.2 Đối tượng hưởng lương theo các loại hình lương 33
3.2.3 Xác định biên lao động 34
3.2.4 Quy định sử dụng quỹ lương 34
Trang 3Chương II 34
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN DỊCH VỤ CÔNG NGHỆ TÀI NGUYÊN - MÔI TRƯỜNG I ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN DỊCH VỤ CÔNG NGHỆ TÀI NGUYÊN – MÔI TRƯỜNG 34
1 Đặc điểm về sản phẩm của Công ty 35
2 Các khách hàng truyền thống của Công ty 36
3 Nhà cung cấp 37
4 Lĩnh vực kinh doanh 37
II CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY 38
1 Các yếu tố thuộc mội trường bên ngoài 38
1.1 Khách hàng 38
1.2 Môi trường văn hóa xã hội 39
1.3 Môi trường chính trị, pháp luật 40
1.4 Môi trường công nghệ 42
2 Các yếu tố thuộc môi trường bên trong 44
2.1 Tiềm lực tài chính 44
2.2 Tiềm lực con người 46
2.3 Trình độ tổ chức, quản lý 47
2.4 Sản phẩm, lĩnh vực kinh doanh 48
2.5 Cơ sở vật chất kỹ thuật 49
2.6 Hệ thống thông tin của doanh nghiệp 50
III THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 50
1 Công tác cổ phần hóa 51
2 Hoạt động sản xuất kinh doanh 52
3 Kinh doanh máy thiết bị 52
4 Tư vấn Công nghệ 53
5 Tư vấn dịch vụ và Tư vấn dự án 54
6 Kiểm định, bảo hành, sửa chữa thiết bị 55
7 Công tác phát hành Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất 55
Trang 48 Doanh thu và lợi nhuận của Công ty trong thời gian qua 56
8.1 Doanh thu 56
8.2 Phân tích lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh 58
IV ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN DỊCH VỤ CÔNG NGHỆ TÀI NGUYÊN – MÔI TRƯỜNG 60
1 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty 60
1.1 Chỉ tiêu mức doanh lợi 60
1.1.1 Mức doanh lợi trên doanh số (doanh thu) và chi phí kinh doanh 60
1.1.2 Phân tích sức sinh lợi theo vốn kinh doanh, vốn lưu động vốn cố định, vốn chủ sở hữu 62
1.2 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 64
1.2.1 Phân tích cơ cấu vốn kinh doanh 64
1.2.2 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 65
1.3 Hiệu quả sử dụng lao động của Công ty 68
1.4 Phân tích khả năng thanh toán của Công ty 70
2 Ý nghĩa thực tiễn của việc đánh giá hiệu quả kinh doanh của Công ty 71
Chương III 74
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ CÔNG NGHỆ TÀI NGUYÊN – MÔI TRƯỜNG I PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI 75
1 Mục tiêu phát triển sau cổ phần hóa 75
2 Kế hoạch sản xuất kinh doanh 76
3 Kế hoạch huy động vốn đầu tư 76
4 Tổ chức lao động và nhân sự 76
II MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY 77
1 Tăng cường công tác ngiên cứu thị trường 77
2 Đổi mới cơ cấu tổ chức quản lý ở Công ty 79
Trang 53 Nâng cao trình độ cán bộ và nhân viên kinh doanh 81
4 Xây dựng chính sách giảm chi phí kinh doanh hợp lý 82
5 Đảm bảo kế hoạch tài chính trong năm 84
6 Tiến hành đa dạng hóa trong kinh doanh 85
7 Xây dựng các chiến lược Marketing quảng cáo, xúc tiến bán hàng .86
8 Giải pháp tăng doanh thu và lợi nhuận 87
III MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC 89
1 Đổi mới cơ chế tài chính về quản lý vốn của Nhà nước đối với Doanh nghiệp thương mại Nhà nước nói chung và đối với Công ty nói riêng 89
2 Hoàn thiện chính sách ưu đãi với người lao động 90
3 Cần có chính sách thông thoáng trong mối quan hệ giữa Nhà nước và Công ty 91
KẾT LUẬN 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
LỜI CAM ĐOAN 94
Trang 6DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Tổng kết hoạt động kinh doanh trong 3 năm 2005, 2006, 2007 của
Công ty TECOS 57
Bảng 2: Bảng phân tích lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Tư vấn Dịch vụ Công nghệ Tài nguyên – Môi trường 59
Bảng3 : Mức doanh lợi trên doanh số (doanh thu) và chi phí kinh doanh 61
Bảng 4: Bảng phân tích sức sinh lợi theo vốn kinh doan, vốn lưu động, vốn cố định, vốn chủ sở hữu 63
Bảng 5: Bảng phân tích cơ cấu vốn kinh doanh 65
Bảng 6: Hiệu quả sử dụng vốn cố định 66
Bảng 7: Bảng phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động 67
Bảng 8: Tốc độ chu chuyển của vốn lưu động 68
Bảng 9: Năng suất lao động bình quân và khả năng sinh lợi của lao động 69
Bảng 10: Khả năng thanh toán của Công ty 70
Trang 7LỜI MỞ ĐẦU
Lĩnh vực Công nghệ Tài nguyên và Môi trường đã và đang được Nhànước quan tâm để mở rộng các lĩnh vực kinh doanh cho các Doanh nghiệpNhà nước Lĩnh vực này cũng đem lại một nguồn Ngân sách cho Nhà nướcgóp phần không nhỏ trong việc nâng cao trình độ Công nghệ cho các địaphương, các tỉnh, thành phố bằng việc cung cấp máy móc thiết bị chuyênngành địa chính với công nghệ tiên tiến được nhập khẩu trực tiếp từ cáchãng nổi tiếng trên thế giới, hay tổ chức đào tạo cho các cán bộ địa phươnghọc tập nâng cao trình độ chuyên môn
Các công ty hoạt động trong lĩnh vực này không nhiều mà chủ yếu làcác Doanh nghiệp Nhà nước và Công ty Cổ phần tư vấn Dịch vụ Côngnghệ Tài nguyên – Môi trường là một trong các Công ty hoạt động tronglĩnh vực đó
Được thành lập từ năm 1990 cho đến nay đã trải qua những thay đổilớn về cải cách phương thức kinh doanh từ Doanh nghiệp Nhà nước sangCông ty cổ phần có vốn góp của Nhà nước Công ty đã từng bước lớnmạnh khẳng định vị thế của mình trong ngành đồng thời không ngừng mởrộng các hướng phát triển kinh doanh nhằm mang lại lợi nhuận cao hơnnữa
Nâng cao hiệu quả kinh doanh là mối quan tâm hàng đầu của mọi nễnsản xuất xã hội và của mọi doanh nghiệp Muốn làm được điều đó mỗidoanh nghiệp phải biết hiện nay mình đang ở vị trí nào trên thị trường, khảnăng đáp ứng nhu cầu của khách hàng ra sao, phương hướng phát triển củamình có phù hợp với xu thế phát triển của thế giới hay không? Để trả lờinhững câu hỏi đó bản thân mỗi doanh nghiệp phải luôn đánh giá hiệu quảkinh doanh của mình qua từng thời kỳ, từ đó thấy được những thành tựu đãđạt được, những gì còn thiếu sót và có biện pháp khắc phục cho kỳ sau.Chính vì sự cần thiết của việc đánh giá hiệu quả kinh doanh như vậy
Trang 8nên em đã chọn đề tài Chuyên đề thực tập tốt nghiệp là:
“Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của
Công ty Cổ phần Tư vấn Dịch vụ Công nghệ Tài nguyên – Môi trường”
Đối tượng ngiên cứu của đề tài: Lý luận và thực tiễn hiệu quả hoạt
động kinh doanh của Công ty Cổ phần Tư vấn Dịch vụ Công nghệ Tàinguyên – Môi trường
Phạm vi ngiên cứu: Công ty Cổ phần Tư vấn Dịch vụ Công nghệ Tài
nguyên – Môi trường
Mục đích ngiên cứu: Thông qua quá trình thực tập tại Công ty Cổ
phần Tư vấn Dịch vụ Công nghệ Tài nguyên – Môi trường tìm hiểu đượchoạt động kinh doanh của Công ty hiên nay Đồng thời sử dụng các kiếnthức đã được học đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổphần Tư vấn Dịch vụ Công nghệ Tài nguyên – Môi trường sau quá trình cổphần hóa để thấy được sự đúng đắn của các Chính sách đổi mới cơ chế đốivới các Doanh nghiệp Nhà nước
Kết cấu của đề tài bao gồm:
Chương I: Một số vấn đề về đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh
và khái quát về Công ty Cổ phần Tư vấn Dịch vụ Công nghệ Tài nguyên –Môi trường
Chương II: Thực trạng hoạt đông kinh doanh và hiệu quả hoạt động
kinh doanh của Công ty Cổ phần Tư vấn Dịch vụ Công nghệ Tài nguyên –Môi trường
Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
kinh doanh của Công ty Cổ phần Tư vấn Dịch vụ Công nghệ Tài nguyên –Môi trường
Trang 9Chương I:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP VÀ KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN DỊCH VỤ CÔNG NGHỆ TÀI NGUYÊN – MÔI TRƯỜNG
I MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1 Hiệu quả kinh doanh
1.1 Khái niệm hiệu quả kinh doanh
Hiệu quả là những chỉ tiêu chất lượng phản ánh kết quả thu được sosánh với chi phí bỏ ra để thực hiện hoạt động kinh doanh thương mại Haynói cách khác hiệu quả là những chỉ tiêu phản ánh đầu ra của quá trìnhkinh doanh trong quan hệ so sánh với các yếu tố đầu vào
Trong thực tiễn hiện nay, sự cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt đểtồn tại và phát triển buộc các doanh nghiệp phải tính toán sao cho đạt đượclợi nhuận tối đa dựa trên chi phí tối thiểu để có hiệu quả kinh doanh nhưmong muốn Hiện nay, vấn đề về hiệu quả kinh doanh có rất nhiều quanđiểm khác nhau
Adam Smith đã định nghĩa rằng:“ Hiệu quả kinh doanh là hiệu quả
đạt được trong hoạt động kinh tế, là doanh thu tiêu thu hàng hóa” Quan
điểm trên là quan điểm sơ khai về hiệu quả hoạt động kinh doanh, theo đódoanh thu tiêu thụ hàng hóa được coi là chỉ tiêu quyết định đến hiệu quảkinh doanh của một doanh nghiệp Thực tế đã cho thấy đây là một quanniệm đã không còn phù hợp, bởi lẽ đi liền với doanh thu là chi phí Doanhthu có cao đến đâu nếu như chi phí xấp xỉ bằng hoặc cao hơn thì cũngkhông có lợi nhuận và không có hiệu quả kinh doanh
Trang 10Quan điểm thứ hai nêu lên rằng: “ Hiệu quả kinh doanh là một phạmtrù
kinh tế, nó phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sẵn có của doanhnghiệp để hoạt động sản xuất kinh doanh đạt kết quả cao nhất với chi phíthấp nhất có thể, hiệu quả phải gắn liền với việc thực hiên những mục tiêucủa doanh nghiệp” Và điều này được khái quát thành công thức sau;
Mục tiêu hoàn thành
Hiệu quả kinh doanh (H) =
Nguồn lực được sử dụng một cách tối ưu
Ta nhận thấy với quan điểm này hiệu quả kinh doanh không chỉ tínhđơn thuần từ chi phí và kết quả thu được, mà được tính dựa trên việc hoànthành mục tiêu của doanh nghiệp so với nguồn lực được sử dụng một cáchtốt nhất
Tóm lại, có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh doanh
nhưng ta có thể có nhận định chung nhất đó là: “Hiệu quả kinh doanh là
một phạm trù kinh tế phản ánh lợi ích thu được từ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên cơ sở so sánh lợi ích thu được với chi phí
bỏ ra trong suốt quá trình kinh doanh của doanh nghiệp”.
1.2 Phân loại hiệu quả kinh doanh
Có rất nhiều cách phân loại hiệu quả kinh doanh khác nhau Tùytheo mục đích nhiên cứu và sử dụng mà người ta có thể phân loại hiệuquả theo những tiêu thức khác nhau Về cơ bản, hiệu quả kinh doanhđược phân loại theo những tiêu thức sau:
1.2.1 Hiệu quả cá biệt và hiệu quả xã hội
Hiệu quả cá biệt là hiệu quả kinh tế thu được từ hoạt động kinhdoanh của từng doanh nghiệp trong toàn bộ nền kinh tế, hiệu quả cá biệtbiểu hiện thông qua lợi nhuân thu được trong hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp, đồng thời phản ánh quá trình hoạt động của doanh nghiệptrong một chu kỳ kinh doanh
Trang 11Hiệu quả xã hội hay là hiệu quả kinh tế quốc dân là hiệu quả mangtính chất tổng hợp được xem xét trên góc độ toàn bộ nền kinh tế Hiệuquả xã hội phản ánh sự đóng góp của doanh nghiệp cho nền kinh tế thôngqua việc tăng nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước, nâng cao mức sốngcủa người lao động…
Hiệu quả cá biệt và hiệu quả xã hội có mối quan hệ tương trợ, ảnhhưởng lẫn nhau Mỗi doanh nghiệp khi bắt đầu đi vào hoạt động đều phảituân theo những quy đình của Nhà nước và toàn bộ nền kinh tế Chính vìvậy, muốn đạt được hiệu quả kinh doanh cao, nhất thiết phải hoạt động vìmục tiêu chung của xã hội hay phải đặt mình trong hiệu quả xã hội Mặtkhác, một nền kinh tế phát triển toàn diện, xã hội được đảm bảo là tổnghợp các hiệu quả cá biệt của các doanh nghiệp đang hoạt động trong cơchế Nhà nước
1.2.2 Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả so sánh
Hiệu quả tuyệt đối là hiệu quả được tính toán một cách cụ thế chotừng phương án kinh doanh bằng cách xác định mức lợi ích thu được vớilượng chi phí bỏ ra khi tiến hành hoạt động kinh doanh Hiệu quả tuyệtđối được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu như: thời gian hoàn vốn, tỷ suấtlợi nhuận…
Hiệu quả so sánh là hiệu quả được xác định bằng cách so sánh cácchỉ tiêu hiệu quả tuyệt đối của các phương án kinh doanh Hay hiệu quả
so sánh là mức chênh lệch về doanh thu, chi phí, lợi nhuận của cácphương án kinh doanh Mối quan hệ giữa hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả
so sánh vừa là độc lập vừa mang tính phụ thuộc, đều là căn cứ để doanhnghiệp có thể lựa chọn được phương án kinh doanh tối ưu
1.2.3 Hiệu quả từng nhân tố và hiệu quả tổng hợp
Hiệu quả từng nhân tố được phản ánh thông qua trình độ sử dụngtừng nguồn lực của doanh nghiệp Các nhân tố đó là: lao động, vốn, trình
độ công nghệ, trình độ quản lý…
Trang 12Hiệu quả tổng hợp là hiệu quả đánh giá toàn bộ khả năng kết hợp cácnguồn lực của doanh nghiệp nhằm hoàn thành một mục tiêu chung
Quá trình sản xuất kinh doanh là quá trình bao gồm nhiều yếu tốtham gia, mỗi yếu tố lại tạo ra một hiệu quả khác nhau Nếu như khôngtổng hợp lại sẽ không phản ánh được kết quả cuối cùng của một chu kỳkinh doanh Do vậy, hiệu quả tổng hợp chỉ có thể đạt được mức cao nhấtkhi sử dụng triệt để hiệu quả của từng nhân tố
2 Sự cần thiết phải đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Kinh tế thị trường là cách thức tổ chức nền kinh tế - xã hội, trong đócác quan hệ kinh tế của cá nhân, các doanh nghiệp đều biểu hiện qua muabán hàng hóa, dịch vụ trên thị trường và thái độ cư xử của mọi thànhviên, chủ thể kinh tế là hướng vào việc tìm kiếm lợi ích của chính mìnhtheo sự dẫn dắt của giá cả thị trường DNTMNN hoạt động trong cơ chếthị trường luôn tuân theo những quy luật và chịu sự chi phối của thịtrường sẽ gặp không ít khó khăn Chính vì vậy, muốn tồn tại và phát triểnđược các doanh nghiệp nói chung và DNTMNN nói riêng cần phải nângcao hiệu quả kinh doanh của mình Như vậy, vai trò của hiệu quả kinhdoanh có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với bất cứ chủ thể nào hoạtđộng trong nền kinh tế Vai trò đó được thể hiện như sau:
Thứ nhất, Hiệu quả kinh doanh là cơ sở đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Mục tiêu đầu tiên của một doanh nghiệp đó là bảo đảm được sự tồntại của mình trên thị trường, có tồn tại được thì doanh nghiệp mới có thể
đi đến các mục tiêu cao hơn Muốn tồn tại được nhất thiết mọi hoạt độngcủa doanh nghiệp phải đem lại hiệu quả hay cụ thể hơn là đem lại lợinhuận để duy trì sự tồn tại Lợi nhuận được tính bằng chênh lệch củadoanh thu và chi phí, nều như chi phí quá cao vượt qua doanh thu thìdoanh nghiệp đang đứng trước nguy cơ thất bại lớn Và nếu như doanh
Trang 13thu lớn hơn chi phí thì doanh nghiệp có thể yên tâm về sự tồn tại củamình Tuy nhiên đó chưa phải là cái đích mà các doanh nghiệp hướng tới.Bài toán đặt ra cho các doanh nghiệp là cần tìm ra các giải pháp, cácphương án tối ưu nhằm không những tồn tại được mà còn phải phát triểnngày càng lớn mạnh Có được phương án tốt chỉ là điều kiện cần, khảnăng sử dụng các nguồn lực phục vụ cho mục tiêu đặt ra, năng lực củalãnh đạo, của nhân viên… nhằm mở rộng quy mô doanh nghiệp là nhữngđiều kiện đủ giúp doanh nghiệp khẳng định được vị trí của mình trên thịtrường Qua đây ta thấy được vai trò của hiệu quả kinh doanh trong sựtồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Thứ hai, Hiệu quả kinh doanh là nhân tố thúc đẩy sự cạnh tranh và góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Sự cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường ngày càng trở nên gay gắtbuộc các doanh nghiệp luôn phải thay đổi để đáp ứng tốt nhất yêu cầu củathị trường Cạnh tranh giúp cho các doanh nghiệp tìm ra các phương thứckinh doanh sao cho phù hợp với điều kiện hiện tại, đồng thời mang lạiđược lợi nhuân cao nhất Bên cạnh đó các doanh nghiệp không ngừngnâng cao chất lượng của các dịch vụ, nhằm tạo được uy tín, sự tin tưởngcủa khách hàng, người mang lại thu nhập cho doanh nghiệp Qua đó, sẽtạo nên sự tiến bộ chung trong toàn bộ nền kinh tế và cho đất nước
Thứ ba, Hiệu quả kinh doanh là cơ sở để doanh nghiệp có thể nâng cao đời sống của người lao động.
Người lao động là người trực tiếp tạo ra sản phẩm vật chất, và phivật chất cho doanh nghiệp, bên cạnh đó họ còn là một nguồn lực khôngthể thiếu và đóng vai trò quan trọng trong sự tồn tại của tổ chức Tạo điềukiện cho người lao động phát huy hết khả năng của mình doanh nghiệp sẽ
có được sự thành công trên thương trường nhờ nâng cao được hiệu quảkinh doanh Và khi đã nâng cao được hiệu quả kinh doanh thì đời sốngcủa người lao động cũng được nâng cao nhờ các chế độ tiền lương, tiền
Trang 14thưởng của công ty Và ngược lại, khi hoạt động của doanh nghiệp khôngđạt được như mong muốn, lợi nhuận của doanh nghiệp bằng không haythậm chí âm thì dù có muốn doanh nghiệp cũng không thể nâng cao đờisống của người lao động.
Thứ tư, Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp sẽ góp phần phát triển nền kinh tế xã hôi.
Doanh nghiệp là tế bào của một nền kinh tế nên mọi động thái của
nó đều ảnh hưởng tới sự phát triển của nền kinh tế, doanh nghiệp hoạtđộng không mang lại hiệu quả sẽ góp phần tăng tỷ lệ thất nghiệp, đờisống xã hội không được đảm bảo, dẫn đến kìm hãm tốc độ tăng trưởngcủa nền kinh tế Mặt khác, khi doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, sẽ đónggóp không nhỏ vào Ngân sách Nhà nước, tạo công ăn việc làm cho ngườilao động, nâng cao vị thế của bản thân doanh nghiệp và của cả đất nước
3 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh.
3.1 Chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
3.1.1 Tổng lợi nhuận thu được trong kỳ
LN = DT – CP Trong đó:
LN – Tổng lợi nhuận thu được trong kỳ
DT – Doanh thu của doanh nghiệp
CP – Chi phí bỏ ra trong quá trình hoạt động kinh doanh (baogồm cả chi phí mua hàng – giá vốn hàng bán)
“ Lợi nhuận của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của bộ phậnsản phẩm thặng dư do người lao động tạo ra trong quá trình hoạt động sảnxuất kinh doanh” ( Trích: Kinh tế và quản lý ngành Thương mại dịch vụ,trang 374, Giáo sư, Tiến sĩ Đặng Đình Đào, Nhà xuất bản Thống kê)
Lợi nhuận là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh hiệu quả hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp trong kỳ, là nguồn gốc của tái sản xuất mở rộng
Trang 15kinh doanh và là đòn bẩy kinh tế quan trọng có tác dụng khuyến khíchngười lao động nâng cao hiệu quả kinh doanh trên cơ sở của chính sáchphân phối hợp lý và đúng đắn.
3.1.2 Tình hình thanh toán với Ngân sách Nhà nước
Số tiền đã nộp vào Ngân sách Nhà nước
Tỷ lệ %
thanh toán với =
Ngân sách Nhà nước Tổng số tiền phải nộp vào Ngân sách Nhà nướcChỉ tiêu này thể hiện doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ đối vớiNgân sách Nhà nước về các khoản phải nộp như: thuế tiêu thụ đặc biệt,thuế thu nhập doanh nghiệp và các khoản phải nộp khác
3.2 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
3.2.2 Hiệu suất sử dụng vốn lưu động
- Phân tích tốc độ chu chuyển của vốn lưu động
Tổng doanh thu thuần
* Số vòng quay của =
VLĐ Vốn lưu động bình quân
Chỉ tiêu phản ánh chất lượng tổng hợp, hiệu quả chung của doanhnghiệp trong việc quản lý và sử dụng vốn lưu động bình quân Nói lênrằng trong kỳ phân tích vốn lưu động của doanh nghiệp quay được baonhiêu lần Hoặc cứ một đồng vốn lưu động bình quân dùng vào sản xuấtkinh doanh trong kỳ, tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần về bánhàng và cung cấp dịch vụ
Trang 16
Thời gian của kỳ ngiên cứu
* Thời gian của =
một vòng chu chuyển Số vòng quay của VLĐ
Chỉ tiêu phản ánh độ dài vòng quay của vốn lưu động, tức là số ngàycần thiết để vốn lưu động có thể quay được một vòng Chỉ tiêu này càngthấp, số ngày của một vòng quay vốn lưu động càng ít, hiệu quả sử dụngvốn lưu động càng cao
3.3 Các chỉ tiêu mức doanh lợi
3.3.1 Mức doanh lợi trên doanh số bán
P’1= DSP x 100%
Trong đó:
P’1 – Mức doanh lợi của doanh nghiệp trong kỳ
P – Lợi nhuận doanh nghiệp thực hiện được trong kỳ
DS – Doanh số bán thực hiện của doanh nghiệp trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết một đồng doanh số bán thực hiện mang lại baonhiêu đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp trong kỳ Qua đó giúp cho doanhnghiệp định hướng được mặt hàng kinh doanh, thị trường mà doanhnghiệp cần tập trung để thu được lợi nhuân cao nhất
3.3.2 Mức doanh lợi trên vốn kinh doanh
P’2 – Mức doanh lợi của vồn kinh doanh trong kỳ (%)
VKD – Tổng vốn kinh doanh trong kỳ
Chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh củadoanh nghiệp trong kỳ Một đồng vốn kinh doanh mang lại bao nhiêuđồng lợi nhuận cho doanh nghiệp
Trang 173.3.3 Mức doanh lợi trên chi phí kinh doanh
P’3 – Mức doanh lợi của chi phí kinh doanh trong kỳ (%)
Cfkd – Tổng chi phí kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ.Chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả sử dụng chi phí kinh doanh củadoanh nghiệp trong kỳ Một đồng chi phí kinh doanh mang lại bao nhiêuđồng lợi nhuận cho doanh nghiệp
3.4 Năng suất lao động bình quân của một lao động
Năng suất lao động bình quân của một lao động
W = LĐDTbq hoặc W = LĐTNbq
W – Năng suất lao động bình quân của một lao động trong kỳ
DT – Doanh thu (doanh số bán) thực hiện trong kỳ
TN – Tổng thu nhập hoạt động kinh doanh của doanh nghiệpLĐbq – Tổng số lao động bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này cho thấy trung bình một lao động của doanh nghiệpthực hiện được bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ hoặc bao nhiêu thunhập trong kỳ
3.5 Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp
3.5.1 Hệ số thanh toán nhanh
Trang 18lớn hơn 1 phản ánh tình hình thanh toán của doanh nghiệp tương đối khảquan Doanh nghiệp có thể đáp ứng được yêu cầu thanh toán nhanh.Ngược lại, nếu tỷ lệ này nhỏ hơn 1 và ngày càng nhỏ hơn 1, thì tình hìnhthanh toán của doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn
4 Các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Chuyển sang cơ chế thị trường các doanh nghiệp hoạt động trongmôi trường cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt Do đó các doanhnghiệp luôn phải tìm ra các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh củadoanh nghiệp
* Các giải pháp tăng doanh thu của doanh nghiệp: tạo điều kiện chodoanh nghiệp tăng lợi nhuận, tăng sức sản xuất của các yếu tố đầu vào.Khi doanh thu tăng và chi phí được giữ nguyên thì lợi nhuận của doanhnghiệp sẽ tăng Ta có thể sử dụng các biện pháp nhằm tăng doanh số bánhàng như xây dựng các chiến dịch quảng cáo hợp lý thu hút khách hàngđến với doanh nghiệp Hay đào tạo đội ngũ nhân viên bán hàng năngđộng, sáng tạo, có khả năng lôi kéo khách hàng mua sản phẩm của doanhnghiệp
- Tăng doanh thu bằng cách sử dụng nhiều phương thức, hình thứckinh doanh phong phú như: bán buôn, bán qua kho, cửa hàng qua mạng,
Trang 19qua đại lý, các hình thức kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu kinh doanh nộiđịa, dịch vụ, kinh doanh trong lĩnh vực tài chính…
- Xây dựng phương án kinh doanh với khối lượng và chất lượng, kếtcấu hàng hóa hợp lý, có giá bán hợp lý và tổ chức thực hiện tốt các
phương án đó để có đủ lực lượng hàng hóa phù hợp cung ứng tốt cho nhucầu của thị trường
- Nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, đảm bảo yêu cầu kỹthuật của sản phẩm bằng cách trang bị máy móc công nghệ tiên tiến, hiệnđại, nắm bắt kịp thời yêu cầu kỹ thuật của từng thị trường, đặc biệt là thịtrường nước ngoài để đáp ứng, nâng cao trình độ tổ chức quản lý, taynghề của công nhân…nhằm tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, đẩy mạnhbán ra trên các thị trường
- Không ngừng nâng cao sức mạnh uy tín của doanh nghiệp trên thịtrường, có chứng chỉ quốc tế cần thiết như ISO, SA8000, HACCP, GMP
để tăng sức cạnh tranh, có điều kiện đứng vững và phát triển trên thịtrường trong mọi điều kiện
Bên cạnh các biện pháp tăng doanh thu doanh nghiệp phải đảm bảosao cho chi phí là nhỏ nhất, tránh tình trạng lãng phí các nguồn lực Sửdụng các chính sách tiết kiệm nguồn nguyên liệu đầu vào đối với các cơ
sở sản xuất, tận dụng các phế thải hay nguyên vật liệu thừa ngiên cứu chếtạo các sản phẩm bổ xung từ các nguyên vật liệu đó Đối với doanhnghiệp thương mại, việc tăng cường công tác tổ chức quản lý kinh doanh,tìm hiểu thị hiếu, nhu cầu người tiêu dùng nhằm kinh doanh những hànghóa thị trường cần, với giá cả hợp lý nhưng vẫn đảm bảo mức lãi hợp lýcho doanh nghiệp, cần đặt thành vấn đề trọng yếu Từ đó yêu cầu quản lýchi phí lưu thông hàng hóa đòi hỏi phấn đấu hạ thấp một cách tích cực,hợp lý, để mức chi phí nhất định có thể đảm bảo mức lưu chuyển hànghóa bán ra nhiều, đạt doanh thu cao
Trang 20- Giảm chi phí giá vốn đối với doanh nghiệp sản xuất là giảm chi phínguyên vật liệu, chi phí tiền lương trực tiếp sản xuất, giảm chi phí sảnxuất chung, đối với doanh nghiệp thương mại dịch vụ xuất nhập khẩu làgiảm chi phí mua hàng bằng cách mua hàng với giá hợp lý, giảm các chiphí trong quá trình mua hàng.
- Giảm các chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp như chi phí giaonhận vận tải, bảo hiểm, dự trữ, bảo quản hàng hóa, chi phí hao hụt hànghóa, chi phí tiền lương cho người bán hàng và quản lý, chi phí làm cácthủ tục trong mua bán, các chi phí cho dịch vụ mua ngoài bằng tiền khác
- Phân tích kỹ các nhân tố bên trong và bên ngoài, sự biến động,từng tình huống trên thị trường để xác định kịp thời những cơ hội và rủi
ro nhằm có biện pháp tận dụng những cơ hội vàng trên thị trường và khácphục rủi ro trong kinh doanh
Trang 21- Quản lý đồng vốn chặt chẽ, nâng cao trình độ sử dụng cơ sở vậtchất kỹ thuật, có nghệ thuật sử dụng đồng vốn để tăng doanh thu, lợinhuận, tăng hiệu quả sử dụng đồng vốn ở doanh nghiệp.
II KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN DỊCH VỤ CÔNG NGHỆ TÀI NGUYÊN – MÔI TRƯỜNG
1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Tư vấn Dịch vụ Công nghệ Tài nguyên – Môi trường
Năm 1990, Công ty thành lập và lấy tên là Công ty Kỹ thuật -Trắcđịa Bản đồ trực thuộc Cục Đo đạc và Bản đồ Nhà nước, do một số nhàkhoa học đề suất Sự ra đời của công ty như một tất yếu trong bối cảnhngành Đo đạc và Bản đồ bắt đầu thực hiện hiện đại hóa công nghệ,chuyển từ hệ mô phỏng tương tự (analog) sang hệ tín hiệu số (digital) trên
cơ sở phát triển công nghệ đo đạc từ vệ tinh và công nghệ thông tin xử lý
số liệu
Năm 1991, Công ty đổi tên thành Công ty Xuất nhập nhẩu Trắc địaBản đồ (IMEGECA) trực thuộc Cục Đo đạc và Bản đồ với chức năngnhập khẩu trang thiết bị công nghệ cao, xuất khẩu sản phẩm bản đồ vàchuyển giao công nghệ Hoạt động của công ty là một yếu tố mới tronghoạt động kinh tế tri thức ở giai đoạn phôi thai, tạo nên động lực chủ yếuthúc đẩy quá trình phát triển công nghê Đo đạc -Bản đồ kỹ thuật số ở ViệtNam Đến năm 1994, các công nghệ chủ yếu cần thay đổi trong lĩnh vực
đo đạc – bản đồ đã được công ty phát triển bằng cơ chế thị trường, cụ thể:công nghệ định vị toàn cầu bằng vệ tinh phục vụ xác định các điểm tọa
độ, công nghệ chụp ảnh hàng không – vệ tinh, công nghệ thành lập bản
đồ số, công nghệ hệ thống thông tin địa lý phục vụ quản lý Trong thờigian này, Công ty đã thiết lập được một mạng lưới cung cấp các loại bản
đồ Việt Nam ra thị trường quốc tế
Trang 22Năm 1994, Công ty tiếp nhận Công ty Thiết bị Đo đạc-Bản đồ do sựthành lập Tổng cục Địa chính trên cơ sở sáp nhập và tổ chức lại Cục Đođạc Bản đồ Nhà nước và Tổng cục quản lý ruộng đất trên Nghị định củaChính phủ Sự tiếp nhận này làm phát triển các chức năng sản xuất cácthiết bị đo đạc truyền thống nhưng nghiệp vụ ngoại thương về công nghệthông tin vẫn được chú trọng nhất Lúc này Công ty đã có hơn 70 laođộng và tiếp tục thực hiện quá trình hiện đại hóa công nghệ của ngành địachính với địa bàn rộng hơn bao gồm 61 cơ sở địa chính tỉnh thành trong
cả nước
Năm 1998, do sự phê chuẩn phương án sản xuất tổng thể Doanhnghiệp Nhà nước thuộc Tổng cục Địa chính, Công ty tiếp nhân thêm bộphận kinh doanh vật tư., trung tâm dịch vụ tư vấn thuộc Công ty Địachính, sáp nhập và đổi tên là Công ty Xuất nhập khẩu và Tư vấn dịch vụ
Đo đạc Bản đồ, có thêm chức năng thực hiện các dịch vụ công nghệ kể cảđào tạo nâng cao tư vấn giải pháp công nghệ, tư vấn dự án, tư vấn phápluật và quy hoạch đất đai, sản xuất sản phẩm thông tin Sau lần sáp nhậpnày tổng lao động của Công ty đã lên tới hơn 80 người (nay là 110người)
Năm 2004, để phù hợp với xu hướng kinh tế thị trường một lần nữaCông ty đã đổi tên là Công ty Tư vấn Dịch vụ phát triển công nghệ Tàinguyên -Môi trường, nhằm đưa công tác Tư vấn dịch vụ và công nghệphát triển mạnh hơn phù hợp với cơ chế thị trường
Năm 2006, Công ty chuyển đổi sang hoạt động theo mô hình công ty
cổ phần căn cứ theo Quyết định số 2635/QĐ-BTNMT ngày 06 tháng 12năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phê duyệtphương án và chuyển Công ty Tư vấn dịch vụ và phát triển công nghệ tàinguyên – môi trường thành Công ty cổ phần Tư vấn dịc vụ Công nghệ tàinguyên – môi trường, chính thức hoạt động từ ngày 12 tháng 05 năm
2006 Với tổng số lao động trong Công ty là 185 người
Trang 231.1 Sơ lược về Công ty Cổ phần Tư vấn dịch vụ Công nghệ Tài nguyên –Môi trường.
_ Tên công ty cổ phần: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN DỊCH VỤ
CÔNG NGHỆ TÀI NGUYÊN –MÔI TRƯỜNG.
_ Tên giao dịch Quốc tế:
JOIN STOCK COMPANY OF CONSULTANCY SERVICE AND TECHNOLOGY DEVELOPMENT FOR NATURAL RESOURCES AND ENVIROMENT.
_ Tên viết tắt: TECOS
_ Trụ sở làm việc:
* Trụ sở chính: 81 Nguyễn Chí Thanh, quận Đống Đa, TP Hà Nội Điện thoại: 84- 4 - 8354724 Fax: 84 - 4 - 8356872
Webside: www.tecos.com.vn
* 106 Phố Chùa Láng, quận Đống Đa, TP Hà Nội
Điện thoại: 84 - 4 - 7752462 Fax: 84 - 4 – 7753104
* 28 Nguyễn Văn Trỗi, phường 17, quận Phú Nhuận, TP Hồ ChíMinh
Điện thoại: 84 - 4 – 8478701 Fax: 84 - 4 – 8478700
Công ty cổ phần Tư vấn dịch vụ Công nghệ Tài nguyên –Môi trường
có tư cách pháp nhân kể từ ngày đăng ký kinh doanh
Thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập
Trang 24Có tài khoản ngoại tệ tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và tàikhoản tiền Việt Nam tại các Ngân hàng trong nước.
1.3 Phạm vi hoạt động
Công ty được quyền tiến hành tất cả các hoạt động kinh doanh nhưquy định trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và phù hợp với quyđịnh của pháp luật Đồng thời có quyền thực hiện các biện pháp thích hợp
để đạt được các mục tiêu kinh doanh của công ty
1.4 Mục tiêu hoạt động
Mục tiêu hoạt động của Công ty là không ngừng phát triển trong cáclĩnh vực hoạt động sản xuất –kinh doanh –dịch vụ của Công ty
- Nhằm mục đích tối đa hóa lợi nhuận cho các cổ đông
- Cải thiện điều kiện làm việc và nâng cao thu nhập cho người laođộng
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước và phát triểncông ty ngày càng lớn mạnh
2 Cơ cấu bộ máy tổ chức và nhân sự của công ty TECOS
2.1 Sơ đồ bộ máy quản lý
Phòng
tư vấn dịch vụ
Phòng dịch vụ
Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị Tổng giám đốc Phó tổng giám đốc
Ban kiểm soát
Phòng chức năng Phòng kinh doanh
Phòng kinh doanh máy thiết bị
Phòng sửa chữa kiểm định
TB TN- MT
Phòng dịch vụ địa chính
Phòng kinh doanh tổng hợp
Phòng khai thác
&quản
lý dự án
Trang 25Tổng số CBCNV: 185 người (kể cả cộng tác viên) trong đó
2.2 Chức năng nhiệm vụ từng phòng ban
2.2.1 Đại hội đồng cổ đông
Đại hội đông cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơquan quyết định cao nhất của công ty
Đại hội đồng cổ đông có quyền quyết định cổ phần và tổng số cổphần được quyền chào bán của từng loại; quyết định mức cổ tức hàngnăm của từng loại cổ phần;
Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thànhviên Ban kiểm soát;
Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; thông qua báo cáo tàichính hàng năm;
Thông qua định hướng phát triển của công ty, quyết định bán số tàisản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ
kế toán của công ty
2.2.2 Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhândanh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợicủa công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổđông
Quyết định chiến lược phát triển của Công ty
Trang 26Quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần đượcquyền chào bán của từng loại; quyết định huy động thêm vốn theo hìnhthức khác;
Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ;thông qua hợp đồng mua, bán, vay, cho vay, và hợp đồng khác có giá trịbằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kể toán củacông ty hoặc tỷ lệ khác nhỏ hơn được quy định tại điều lệ Công ty
Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty, quyếtđịnh thành lập công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc gópvốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác;
2.2.3 Ban kiểm soát
Hội đồng quản trị thành lập Ban kiểm soát để giúp Hội đồng quản trịkiểm tra, giám sát tính hợp pháp, chính xác và trung thực trong quản lý,điều hành hoạt động kinh doanh, trong ghi chép sổ kế toán, báo cáo tàichính và việc chấp hành Điều lệ công ty, nghị quyết, quyết định của Hộiđồng quản trị
Ban kiểm soát thực hiện nhiệm vụ do Hội đồng quản trị giao, báocáo và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị
Ban kiểm soát gồm Trưởng ban là thành viên Hội đồng quản trị vàmột số thành viên khác do Hội đồng quản trị quyết định Tổ chức Côngđoàn trong công ty cử một đại diện đủ tiên chuẩn và điều kiện tham giathành viên Ban kiểm soát
2.2.4 Tổng giám đốc
Bà Nguyễn Bích Tuyên – Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổnggiám đốc Công ty – phụ trách các hoạt động chung của Công ty
Tổng Giám đốc là người điều hành hoạt động hàng ngày của công ty
và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền
và nhiệm vụ được giao
Xây dựng kế hoạch hàng năm của công ty, phương án huy động
Trang 27vốn, dự án đầu tư, phương án liên doanh, đề án tổ chức quản lý, quy chếquản lý nội bộ của công ty, quy hoạch đào tạo lao động, phương án phốihợp kinh doanh giữa cá công ty thành viên (nếu có) hoặc với các công tykhác trình Hội đồng quản trị
Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư củacông ty Kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội
bộ công ty Quyết định các giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị vàcông nghê; điều hành hoạt động của Công ty nhằm thực hiện các nghịquyết và quyết định của Hội đồng quản trị
Xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật, tiêu chuẩn sản phẩm, đơngiá tiền lương phù hợp với các quy định Nhà nước trình Hội đồng quảntrị phê duyệt, kiểm tra các đơn vị thuộc công ty thực hiện các định mức,tiêu chuẩn, đơn giá quy định trong nội bộ công ty
2.2.5 Giám đốc phụ trách các lĩnh vực
- Ông Lê Hoàng Long: Giám đốc Quản trị kinh doanh, có tráchnhiệm thường trực điều phối, giám sát các hoạt động của công ty Phụtrách trực tiếp các phòng: Phòng Tổ chức – Hành chính, phòng Kế hoạch– Tài vụ, phòng Kinh doanh máy thiết bị, phòng Sửa chữa và kiểm địnhthiết bị Tài nguyên – môi trường, phòng kinh doanh tổng hợp
- Ông Nghiêm Văn Trọng: Giám đốc Quy hoạch Đo đạc, phụ tráchlĩnh vực Quy hoạch và Đo đạc địa chính, trực tiếp phụ trách phòng Quyhoạch Đo đạc
- Bà Trần Thị Kim Dung: Giám đốc Tài Chính, phụ trách giám sáttài chính toàn công ty, tư vấn trực tiếp cho Tổng Giám đốc Phụ tráchphòng Kế hoạch – Tài vụ
- Ông Trần Như Trung: Giám đốc Dự án, phụ trách các công việcliên quan đến các dự án Tài nguyên – Môi trường Ngoài ra, chịu tráchnhiệm thẩm định tính khả thi về mặt Kỹ thuật đối với các hợp đồng, dự
án Công ty tham gia Phụ trách trực tiếp phòng Tư vấn dự án Tài nguyên
Trang 28– Môi trường.
- Ông Phạm Văn Dũng: Giám đốc Dịch vụ địa chính, phụ tráchmảng công việc liên quan đến phát hành biểu mẫu, hồ sơ địa chính Trựctiếp quản lý hoạt động phòng Dịch vụ địa chính
- Ông Đoàn Châu Giang: Giám đốc Công nghệ, phụ trách các hoạtđộng tư vấn kinh doanh thiết bị công nghệ, hợp tác quốc tế Trực tiếpquản lý hoạt động phòng Công nghệ thiết bị Tài nguyên – Môi trường
2.2.6 Các phòng ban trực thuộc
Phòng Tổ chức – hành chính:
Trưởng phòng: Nguyễn Thanh Sơn
Phó trưởng phòng: Ngô Thị Kim Lan
Bao gồm có 12 người
Chức năng, nhiệm vụ: Tổ chức, xây dựng các báo cáo kết quảhoạt động kinh doanh, đồng thời đề ra phướng hướng hoạt động cho cácnăm tiếp theo Bên cạnh đó hỗ trợ cho ban Giám đốc và các thành viênhội đồng quản trị về tình hình hoạt động của công ty
Phòng Kế hoạch – tài vụ
Trưởng phòng: Bùi Thị Thủy
Phó trưởng phòng: Lê Thu Hương
Bao gồm 9 người
Chức năng, nhiệm vụ: Tổng kết các hoạt động thu chi trong Công
ty Xây dựng các báo cáo tài chính, bảng lương cho người lao động hoạtđộng trong công ty Nguyên tắc phân phối lương dựa theo năng suất, chấtlượng lao động, hiệu quả công việc của từng bộ phận
Phòng Công nghệ thiết bị Tài nguyên – Môi trường
Giám đốc công nghệ: Đoàn Châu Giang
Phó trưởng phòng: Đinh Văn Hùng
Phó trưởng phòng: Đào Xuân Vương
Bao gồm 17 người
Trang 29 Chức năng, nhiệm vụ: Tư vấn kinh doanh thiệt bị công nghệ, hợptác quốc tế.
Phòng Quy hoạch và Đo đạc
Giám đốc Quy hoạch Đo đạc: Nghiêm Văn Trọng
Phó trưởng phòng: Nguyễn Hải Sơn
Phó trưởng phòng: Phạm Quang Trung
Phó trưởng phòng: Hoàng Mạnh Quân
Bao gồm 28 người
Chức năng, nhiệm vụ: Thực hiện dịch vụ đo đạc, lập bản đồ, điềutra, khảo sát, phân hạng về đất đai và tài nguyên Các dịch vụ định giá tàisản, dịch vụ quan trắc môi trường, thẩm định chất lượng các sản phẩmthuộc lĩnh vực tài nguyên môi trường
Phòng Dịch vụ địa chính
Giám đốc Dịch vụ địa chính: Phạm Văn Dũng
Phó trưởng phòng: Mại Văn Thạnh
Phòng Tư vấn dự án Tài nguyên – Môi trường
Trưởng phòng: Nguyễn Anh Quân
Phó trưởng phòng: Hoàng Hồng Huệ
Bao gồm 9 người
Chức năng, nhiệm vụ: Tư vấn lập dự án, tư vấn đo đạc lập quyhoach kế hoạch thuộc lĩnh vực quản lý, sử dụng tài nguyên và môitrường, bảo vệ môi trường
Phòng Kinh doanh máy thiết bị
Trưởng phòng: Trần Tuấn Kiệt
Trang 30Phó trưởng phòng: Nghiêm Xuân Dương
Bao gồm 6 người
Chức năng nhiệm vụ: Xuất, nhập khẩu trực tiếp và cung cấp côngnghệ thiết bị, vật tư kỹ thuật và sản phẩm thông tin chuyên nghành đo đạcbản đồ, địa chất, môi trường, khí tượng thủy văn
Phòng Bảo dưỡng kiểm định thiết bị tài nguyên môi trường
ty cung cấp
Phòng Kinh doanh tổng hợp
Trưởng phòng: Nguyễn Quốc Ái
Phó trưởng phòng: Nguyễn Kim Lăng
Bao gồm 10 người
Chức năng, nhiệm vụ: Hỗ trợ hoạt động các phòng ban khác,đồng thời xây dựng kế hoạch cụ thể mở rộng mạng lưới kinh doanh.Ngoài ra Công ty còn có đội ngũ cộng tác viên làm việc trong cáclĩnh vực khác nhau theo chế độ bán thời gian hoặc theo các dự án, côngtrình là 50 người
2.3 Công tác quản lý các phòng ban chức năng
Công tác tổ chức – hành chính đã có nhiều chuyển biến, trong thời gianngắn đã sớm ổn định bộ máy tổ chức và bố trí nhân sự đảm bảo sự hoạtđộng của Công ty được tiếp tục Mọi người lao động đều bố trí việc làm ổnđịnh, việc tuyển dụng lao động theo quy chế nên lựa chọn được lao độngphù hợp với từng lĩnh vực, có chất lượng cao Trong năm 2006 Công ty đãhoàn thiện và ban hành hàng loạt những quy định, nội quy, quy chế phục vụ
Trang 31cho công tác quản lý như đã ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồngquản trị, Ban kiểm soát và Ban điều hành; Quy chế làm việc của Công ty,Quy định về chế độ công tác phí, Quy chế quản lý tài chính… và đã thựchiện nghiêm túc theo quy định.
Công tác tài chính được đánh giá có nhiều tích cực, thực hiện khẩntrương, chính xác trung thực đã góp phần cho công tác cổ phần hóa đạtkết quả tốt như xác định lại giá trị doanh nghiệp trước khi chuyển sang cổphần hóa, thực hiện quyết toán trước khi Công ty chuyển sang hoạt độngtheo mô hình mới (thời điểm 12/05/2006) và thực hiện quyết toán báo cáokết quả tài chính đến 31/12/2006 Công tác tài chính đã thực hiện đảmbảo đúng quy định của Nhà nước, phản ánh thông tin tài chính đượcchính xác, trung thực nên công tác cổ phần hóa được tiến hành nhanh,đảm bảo đúng tiến độ Kết quả kinh doanh cuối năm được báo cáo kếtquả kịp thời góp phần tích cực vào điều hành hoạt động của Hội đồngquản trị và Ban lãnh đạo Công ty
Hiện nay, Công ty đã khẳng định được vụ thế và thương hiệuTECOS cả trong và ngoài nước Công ty luôn luôn đáp ứng nhu cầu củakhách hàng một cách nhanh nhất, chất lượng nhất, cung ứng các loại hànghóa có chất lượng cao với công nghệ tiên tiến, đóng góp đáng kể vào sựnghiệp hiện đại hóa ngành Đo đạc bản đồ, quản lý đất đai nói riêng, cũngnhư sự nghiệp Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung
Có được kết quả trên, hàng năm Công ty đã đầu tư vào đổi mới trangthiết bị công nghệ, điều kiện làm việc của cán bộ công nhân viên Công tythường xuyên gửi cán bộ có năng lực đi đào tạo công nghệ mới, hợp tácngiên cứu với các nhà sản xuất trong và ngoài nước để phát triển côngnghệ và cũng là bước đầu tư ban đầu cho định hướng phát triển các sảnphẩm kinh tế tri thức
Ngoài ra, để phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc
tế, Công ty tổ chức thường xuyên và mời các giáo viên có trình độ về đàotạo và bồi dưỡng tiếng Anh cho cán bộ công nhân viên từ sơ cấp đếnnâng cao
Trang 32Bên cạnh đó phải kể đến sự chỉ đạo sáng suốt của Ban lãnh đạoCông ty, của sự kết hợp chặt chẽ giữa Chi bộ Đảng, Công đoàn, Đoànthanh niên, Hội cựu chiến binh và trên hết là sự nỗ lực phấn đấu của toànthể hơn 185 cán bộ công nhân viên toàn Công ty và các cộng tác viên.
3 Chính sách tiền lương
3.1 Đối tượng áp dụng và nguyên tắc trả lương
3.1.1 Đối tượng áp dụng
- Ban lãnh đạo Công ty
- Các đơn vị trực thuộc và toàn thể lao động trong Công ty
3.1.2 Đối tượng không áp dụng
- Đối với lao động thử việc: tùy thuộc vào tính chất công việc Giámđốc Công ty quyết định mức lương thử việc
- Những người nghỉ việc do ốm đau trong thời gian dài được hưởnglương cơ bản hoặc trợ cấp lương trong thời gian nhất định do Lãnh đạoCông ty quyết định (theo đúng quy định của luật lao động)
3.1.3 Nguyên tăc phân phối
Nguyên tắc phân phối tiền lương trong Công ty là phân phối theo kếtquả lao động
Việc quy định trả lương trong từng bộ phận, cá nhân người lao độngchủ yếu dựa trên quy tắc năng suất, chất lượng lao động, hiệu quả côngviệc của từng bộ phận, từng người lao động
Chống phân phối bình quân, ngoài ra có xem xét đến các yếu tốkhách quan tác động đến kết quả lao động có quan tâm đến điều tiết thunhập giữa các bộ phận, cá nhân theo hướng khuyến khích phát huy nănglực của người lao động, trước mắt và lâu dài phù hợp với điều kiện và khảnăng của Công ty
3.2 Phương án phân phối quỹ lương
3.2.1 Nguyên tắc xác định quỹ lương
Xác định nguồn hình thành quỹ lương
+ Từ sản xuất kinh doanh dịch vụ
+ Quỹ tiền lương dự phòng từ năm trước chuyển sang
Trang 33Nguyên tắc xác định quỹ lương của Công ty
- Quỹ tiền lương kế hoạch năm: Xác định trên cơ sở doanh thu kếhoạch năm Quỹ lương kế hoạch năm được đăng ký với Cục Thuế
- Quỹ tiền lương thực hiện quý: Xác định trên cơ sở chỉ tiêu lợinhuận thực hiện trong quý
- Quỹ tiền lương thực hiện năm: Ban lãnh đạo Công ty phê duyệt lạivào đầu năm sau trên cơ sở quỹ tiền kế hoạch năm đối chiếu với mức độhoàn thành chỉ tiêu lợi nhuận đã đặt ra trong năm
Công thức tính quỹ lương Công ty
Qt = 1001 K x D
Trong đó: Qt: Quỹ lương
D: Doanh thuK: Tỷ suất chi phí tiền lương trên 100đ doanh thu
3.2.2 Đối tượng hưởng lương theo các loại hình lương
- Lương khoán gọn: Áp dụng đối với người lao động làm công việcxác định cụ thể trong Công ty Người lao động này được Công ty ký hợpđồng khoán gọn để thực hiện công việc vụ thể ghi trong hợp đồng laođộng Mức lương khoán đã được xác định cố định trong hợp đồng laođộng, không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của Công ty, vì vậy khôngđược hưởng các khoản có tính chất tiền lương khác trong Công ty (ngoạitrừ chế độ bảo hiểm theo quy định Nhà nước)
- Lương sản xuất kinh doanh: Áp dụng đối với người lao động làmcông tác chuyên môn, nghiệp vụ trong Công ty và đã ký hợp đồng laođộng dài hạn hoặc không thời hạn Mức lương này phụ thuộc vào kết quảhoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Trang 34- 10% Quỹ lương chi trả cho cộng tác viên làm thêm giờ, lươngkhoán gọn, khen thưởng đối với người lao động có năng suất, chất lượngcao có thành tích trong công tác, điều tiết cuối năm.
- 1% Quỹ trợ cấp khó khăn đột xuất
- 4% dành cho Quỹ lương dự phòng năm sau
- 85% Quỹ lương chi trả trực tiếp cho cán bộ công nhân viên côngty
Chương II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN DỊCH VỤ CÔNG NGHỆ TÀI NGUYÊN - MÔI TRƯỜNG
I .ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN DỊCH VỤ CÔNG NGHỆ TÀI NGUYÊN – MÔI TRƯỜNG
Công ty Cổ phần Tư vấn Dịch vụ Công nghệ Tài nguyên – Môitrường là một trong những công ty thực hiện thành công chủ trương Cổphần hóa các doanh nghiệp Nhà nước Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhànước là một trong những biện pháp để thực hiện chủ trương sắp xếp và tổchức lại doanh nghiệp Nhà nước, nhằm thiết lập các quan hệ sản xuất phùhợp với nền kinh tế nhiều thành phần, đẩy mạnh sự cạnh tranh và liên kếtgiữa các thành phần kinh tế, phát triển kinh tế hàng hóa, tập trung nguồnlực Nhà nước để phát triển cơ sở hạ tầng và các ngành kinh tế mũi nhọn,phát triển kinh tế tập thể, hạn chế tập trung tư bản tư nhân và thúc đẩyquá trình xã hội hóa công tác quản lý sản xuất Do vậy Công ty đã nhanhchóng hoàn thành công tác cổ phần hóa để tiếp tục sản xuất kinh doanhtheo môi trường mới nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh cao
Trang 351 Đặc điểm về sản phẩm của Công ty.
Công ty Cổ phần Tư vấn Dịch vụ Công nghệ Tài nguyên – Môitrường là một trong những Doanh nghiệp thương mại Nhà nước hoạtđộng trong lĩnh vực công nghệ tài nguyên – môi trường luôn đi đầu về sự
đa dạng của sản phẩm, cũng như sự đảm bảo về chất lượng sản phẩm.Các sản phẩm của Công ty bao gồm:
+ Máy toàn đạc đo không gương SERIES 030R (Reflectoriess totalsations series 030R)
+ Máy toàn đạc đo không gương SERIES 130R (Reflectoriess totalsations series 130R)
+ Máy toàn đạc đo không gương SERIES 30R (Reflectoriess totalsations series 30R)
+ Máy toàn đạc đo không gương SERIES 30RK (Reflectoriess totalsations series 30RK)
+ Máy toàn đạc điện tử SERIES 10 (Total stations series 10)
+ Gương và gương giấy (Prism)
+ Kinh vĩ điện tử (Electronic theodolite)
+ Kinh vĩ quan cơ (Opical theodolite)
TM1A
+ Thủy chuẩn điện tử (Digital level)
+ Máy thủy chuẩn (Auto level)
+ Máy laser trong xây dựng thủy chuẩn laser LP30A-LP31A
+ Máy chiếu đứng LV1
+ Thiết bị laser dóng hướng đường hầm SLB 110
+ Thiết bị laser xác lập độ dốc đường hầm GRADELIGHT 2500+ Hệ thống GPS đo định vị chính xác cao
+ Hệ thống định vị tự hành
+ Máy thu GPS hai tần tích hợp gồm cả ANTENNA và máy thu
Trang 362 Các khách hàng truyền thống của Công ty
- Sở tài nguyên và môi trường các tỉnh trong cả nước như: Lai Châu,Hòa Bình, Quảng Bình, Bắc Ninh
- Các Trung tâm kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường của các tỉnh
- Công ty TNHH CAVICO Xây dựng
- Các trường chuyên ngành đo đạc địa chính
- Công ty Khai thác khoáng sản Tây Nguyên
- Công ty đo đạc ảnh địa hình
- Công ty cổ phần phát triển công nghệ trắc địa
- Các văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất các tỉnh Thái Nguyên,Quảng Trị…
- Công ty China State Construction Engineering Corporation(CSCEC)
- ODOM GRAPHIC (USA)
Đây là các hãng sản xuất và cung cấp các thiết bị đo đạc, phần mềmphục vụ cho công tác đo đạc và thành lập Bản đồ nổi tiếng trên thế giới
Trang 37Các sản phẩm của họ được đảm bảo về chất lượng đồng thời cũng đượcđảm bảo về công nghệ Chính vì vậy tạo điều kiện tốt cho việc nâng cao
uy tín của Công ty
Ngoài ra, Công ty còn có quan hệ thương mại với hàng chục hãngsản xuất và cung cấp thiết bị phục vụ cho công tác điều tra, quan trắc môitrường, khí tượng thủy văn
- Xuất nhập khẩu trực tiếp và cung cấp công nghệ thiết bị, vật tư
kỹ thuật và sản phẩm thông tin chuyên ngành đo đạc bản đồ, địa chất,môi trường, khí tượng thủy văn;
- Sản xuất, lắp ráp, sửa chữa, bảo dưỡng, kiểm định thiết bị, vật tư
kỹ thuật và đào tạo chuyển giao công nghệ, hỗ trợ khách hàng thuộcphạm vi các loại công nghệ, thiết bị, vật tư kỹ thuật do Công ty cung cấp;
- In và các dịch vụ liên quan đến in và phát hành giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất và các loại hồ sơ, biểu mẫu, sổ sách phục vụ quản lýđất đai, phục vụ quản lý các tài nguyên khác và quản lý môi trường (Theomẫu Nhà nước quy định)
Trang 38II CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
1 Các yếu tố thuộc mội trường bên ngoài
Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài là các yếu tố khách quan màdoanh nghiệp không thể kiểm soát được Vì vậy nó tác động trực tiếp tớimọi hoạt động của doanh nghiệp, doanh nghiệp không thể điều kiển được
nó mà chỉ tạo ra khả năng thích ứng một cách tốt nhất xu hướng vận độngcủa nó Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển trên thị trường thì doanhnghiệp cần thích nghi với môi trường kinh doanh luôn biến động Môitrường kinh doanh một mặt tạo ra những cơ hội thuận lợi cho doanhnghiệp nếu biết nắm bắt lấy Mặt khác, môi trường kinh doanh luôn chứađựng nguy cơ, rủi ro nếu doanh nghiệp không đủ khả năng thích ứng
1.1 Khách hàng
Đây là yếu tố luôn bao quanh doanh nghiệp và khách hàng, có ảnhhưởng lớn đến sự hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Khách hàngchủ yếu của Công ty Cổ phần Tư vấn Dịch vụ Công nghệ Tài nguyên –Môi trường là những tổ chức, những công ty hoạt động trong lĩnh vực xâydựng cơ bản, lĩnh vực địa chất Hay nói khái quát hơn khách hàng củacông ty là người tiêu thụ trung gian, họ thực hiện hành vi mua hàng đểthỏa mãn nhu cầu của tổ chức (doanh nghiệp, cơ quan …) chứ khôngnhằm thỏa mãn nhu cầu cá nhân Do vậy tiêu chuẩn và cách thức đánhgiá, lựa chọn hàng hóa, của họ đòi hỏi cao hơn với khách hàng là cá nhân.Mặt khác số lượng khách hàng ít hơn rất nhiều so với người tiêu thụ cuốicùng nhưng khối lượng và giá trị mua của mỗi khách hàng thường rất lớn.Tổng mức hàng hóa lưu chuyển qua người tiêu thụ trung gian thườngchiếm tỷ trọng rất lớn trên tổng mức hàng hóa lưu chuyển trên thị trường
Trang 39Khi giao dịch có thể phải bỏ ra chi phí lớn thậm chí độ mạo hiểm cao đểđạt được những thương vụ tốt Và một đặc điểm quan trọng đó là họ luôn
có hiểu biết tốt về nhu cầu thực của họ, về thị trường và nguồn cung ứnghàng hóa trên thị trường (các nhà cung cấp) Quyết định mua hàng đượcthực hiện theo một quá trình có “khả năng kiểm soát” và định hướng.Điều này yêu cầu tính linh hoạt và chính xác kế hoạch bán hàng củangười cung cấp khi tham gia và thị trường Mặt khác sản phẩm của Công
ty là sản phẩm chuyên ngành nên số lượng khách cũng hạn chế điều nàymột hạn chế dành cho Công ty
1.2 Môi trường văn hóa xã hội
Các yếu tố văn hóa xã hội cơ bản mà doanh nghiệp cần lưu ý khingiên cứu là:
+ Số lượng các tổ chức sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp trên thịtrường và xu hướng phát triển của nó
+ Quy mô của các tổ chức mà doanh nghiệp đang hướng tới và xuhướng vận động
+ Mức độ tăng trưởng và khả năng tái đầu tư (tích tụ tư bản) hoặckết hợp đầu tư (tập trung tư bản) của các tổ chức cùng xu hướng vậnđộng
+ Lĩnh vực hoạt động và phạm vi hoạt động của các tổ chức
Lĩnh vực công nghệ đo đạc và thiết lập bản đồ là lĩnh vực với sảnphẩm đặc trưng không phải doanh nghiệp nào cũng có khả năng kinhdoanh, và không phải tổ chức nào cũng cần sản phẩm mà doanh nghiệpcung cấp Trước đây khi Nhà nước còn quản lý và rót kinh phí cho mỗi
dự án, hay đưa khách hàng cho doanh nghiệp thì có thể nói Công ty Cổphần Tư vấn Dịch vụ Công nghệ Tài nguyên – Môi trường là một công tyđộc quyền trong lĩnh vực này Sau khi cổ phần hóa doanh nghiệp tự mìnhtìm khách hàng sẽ là một khó khăn lớn đòi hỏi Công ty phải huy độngnguồn nhân lực một cách tối ưu Một mặt, giữ được những khách hàng
Trang 40truyền thống có quan hệ lâu dài với Công ty Mặt khác, phải tìm đượclượng khách hàng mới đảm bảo thu nhập cho người lao động Điều này,yêu cầu doanh nghiệp cần phải có chính sách ngiên cứu thị trường, nhucầu khách hàng một cách cụ thế để có thể lựa chọn khách hàng một cáchchính xác.
Lĩnh vực bất động sản hiện nay đang là một vấn đề nóng, giá đấtngày càng lên giá, mỗi mét đất là một tài sản quý giá của người dân Điềunày tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đo đạc
có thể phát huy hết khả năng của mình trong việc định giá, đo đạc diệntích đất đai, xác định nguồn gốc, chất đất Ngày càng có nhiều doanhnghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ đo đạc địa chính Và điều nàycũng tạo ra cơ hội lớn cho Công ty Cổ phần Tư vấn Dịch vụ Công nghệTài nguyên – Môi trường khi cung cấp cho các doanh nghiệp đó nhữngmáy móc thiết bị có chất lượng tốt, độ chính xác cao mà không tốn côngsức trong khi thực hiện công tác đo đạc, định giá
1.3 Môi trường chính trị, pháp luật
Mọi doanh nghiệp muốn tồn tại thì phải hoạt động trong môi trườngchính trị và pháp luật của một đất nước, các yếu tố thuộc môi trường nàytác động mạnh mẽ đến việc hình thành cơ hội thương mại, và khả năngthực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp Môi trường chính trị có ổn địnhcác doanh nghiệp sẽ tin tưởng hơn vào tương lai và mạnh dạn đầu tư cơ
sở vật chất, mở rộng quy mô, nâng cao được sức sản xuất Từ đó gópphần nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội Sự thay đổi về chính tri có thể là
cơ hội cho doanh nghiệp này nhưng lại là thách thức cho doanh nghiệpkhác Nền chính trị không ổn định khiến cho niềm tin của doanh nghiệp
bị lung lay, dẫn đến tình trạng bi quan vào tương lai, nền kinh tế sẽ bị kìmhãm khả năng phát triển Pháp luật của đất nước có hoàn thiện thì khi córủi ro xảy ra các doanh nghiệp sẽ đảm bảo được quyền lợi của mình,không dẫn tới tình trạng mất phương hương trong kinh doanh