1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận tâm lý học giao lưu văn hóa và vấn đề giáo dục các giá trị văn hóa truyền thống việt nam cho học viên các trường sĩ quan quân đội

25 32 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 172,5 KB

Nội dung

Vấn đề văn hóa và giải quyết vấn đề văn hóa luôn có vị trí quan trọng trong đời sống chính trị xã hội của mỗi quốc gia. Nó ảnh hưởng đến sự lưu giữ, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong bối cảnh giao lưu hợp tác quốc tế sâu rộng hiện nay. Là lĩnh vực rộng lớn nếu được quan tâm và giải quyết tốt sẽ làm cho đất nước ổn định và phát triển.

Trang 1

MỞ ĐẦU

Vấn đề văn hóa và giải quyết vấn đề văn hóa luôn có vị trí quan trọngtrong đời sống chính trị - xã hội của mỗi quốc gia Nó ảnh hưởng đến sự lưugiữ, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong bối cảnhgiao lưu hợp tác quốc tế sâu rộng hiện nay Là lĩnh vực rộng lớn nếu đượcquan tâm và giải quyết tốt sẽ làm cho đất nước ổn định và phát triển

Văn hóa được hiểu là toàn bộ những giá trị vật chất, tinh thần do conngười sáng tạo ra nhằm thỏa mãn nhu cầu cuộc sống Song, chính văn hóa lạitham gia vào việc tạo nên con người, duy trì sự bền vững và trật tự xã hội.Nền văn hóa Việt Nam được hình thành qua quá trình lao động sáng tạo, cùngvới ý chí đấu tranh kiên cường, nhân dân ta đã xây đắp nên một nền văn hóakết tinh sức mạnh và in đậm dấu ấn bản sắc dân tộc, thể hiện sức sống mãnhliệt và sự trường tồn của dân tộc Việt Nam Nhờ nền tảng và sức mạnh củavăn hóa dân tộc, mặc dù trải qua bao thăng trầm của lịch sử, dân tộc ViệtNam vẫn giữ vững và phát huy bản sắc của mình, đã vượt qua bao khó khăn,gian khổ, làm nên những chiến công hiển hách, tô thắm thêm những trang sửhào hùng của dân tộc, đưa dân tộc Việt Nam sánh vai cùng các cường quốcnăm châu trong sự nghiệp xây dựng đất nước, đấu tranh chống kẻ thù xâmlược, bảo vệ nền độc lập tự do của dân tộc

Đảng ta đã xác định: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc

dân tộc vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội”.Ngày nay, trong điều kiện khoa học và công nghệ trên thế giới phát triển mạnh

mẽ, toàn cầu hóa kinh tế trở thành xu thế khách quan Việc mở rộng giao lưuquốc tế là cơ hội để chúng ta tiếp thu tinh hoa văn hóa, những thành tựu trí tuệcủa nhân loại, nhưng đồng thời cũng đặt ra những thách thức lớn trong việc giữgìn bản sắc văn hóa dân tộc, đặc biệt là việc giáo dục, giữ gìn các giá trị văn hóatruyền thống trong giới trẻ, trong đó có lực lượng học viên ở các trường sĩ quanquân đội Do đặc điểm tâm lý lứa tuổi, học viên học viên ở các trường sĩ quan

Trang 2

quân đội có nhiều nét tâm lý tương đồng với lứa tuổi thanh niên, rất nhạy cảmvới cái mới, chịu ảnh hưởng to lớn của những tác động từ bên ngoài, từ mặttrái của nên kinh tế thị trường, của những cám dỗ từ những giá trị văn hóa đingược với giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Việt Nam Vì vậy, việc giáodục giá trị văn hóa truyền thống dân tộc cho học viên ở các trường sĩ quanquân đội trong quá trình tiếp giao với các nền văn hóa, là vấn đề rất cấp thiết,giúp họ nhận ra giá trị đích thực và sức sống lâu bền của các giá trị văn hóatruyền thống Các giá trị đó, được lớp lớp thế hệ ông cha ta hun đúc từ xưa đếnnay, không chỉ là bản sắc, cội nguồn, sức mạnh nội sinh, mà còn là động lựccho sự phát triển của dân tộc ta lên một tầm cao mới

Từ những vấn đề trên, tác giả lựa chọn nghiên cứu vấn đề: “Giao lưu văn

hóa và vấn đề giáo dục các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam cho học viên các

trường sĩ quan quân đội trong quá trình giao lưu văn hóa hiện nay” làm chủ đề

tiểu luận

Trang 3

NỘI DUNG

1 Những vấn đề chung về văn hóa và giao lưu văn hóa

1.1 Một số vấn đề chung về văn hóa và bản sắc văn hóa

Khi nói đến văn văn hóa là chúng ta đang bàn về một vấn đề rộng lớn,nhiều khía cạnh khác nhau của đời sống xã hội Văn hóa được hiểu là sảnphẩm do con người sáng tạo ra, ra đời cùng với sự xuất hiện của xã hội loàingười Chính vì vậy, phải khẳng định khái niệm văn hóa đã tồn tại rất lâutrong lịch sử và có nhiều cách tiếp cận khác nhau, tùy theo góc độ nghiên cứu

và phương pháp tiếp cận

Những nhà văn hóa đại diện cho hơn 100 nước tại Hội nghị quốc tế doUNESCO tổ chức từ ngày 26 tháng 07 đến ngày 06 tháng 08 năm 1992 ởMêxicô, đã ước tính có đến hơn 200 định nghĩa về văn hóa; cuối cùng trong

tuyên bố chung định nghĩa sau đây được họ chấp nhận: "Trong ý nghĩa rộng nhất, văn hóa hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội; văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, nhưng hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng Văn hóa đem lại cho con người khả năng suy xét về bản thân Chính văn hóa làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lý tính, có óc phê phán và dấn thân một cách đạo lý Chính nhờ văn hóa mà chúng

ta xét đoán được những giá trị và thực thi những sự lựa chọn Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình, là một phương án chưa hoàn thành đặt ra để

Trang 4

xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những công trình vượt trội lên bản thân"

Theo nghĩa hẹp, văn hóa được UNESCO quan niệm: văn hóa là một tổngthể những hệ thống biểu cảm (ký hiệu) chi phối cách ứng xử và giao tiếp trongmột cộng đồng, khiến cộng đồng ấy có đặc thù so với các cộng đồng khác Cóthể nhấn mạnh: Văn hóa bao gồm hệ thống những giá trị để đánh giá một sựviệc, một hiện tượng (đẹp hay xấu, đạo đức hay vô luân, phải hay trái, đúng haysai,…) theo cộng đồng ấy

Một số nhà nghiên cứu văn hóa khác cho rằng: "Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình" Với định nghĩa này, họ đã chỉ ra

bốn đặc trưng quan trọng nhất của văn hóa - đó là tính hệ thống, tính giá trị,tính lịch sử và tính nhân sinh

Nhà nghiên cứu văn hóa của Việt Nam Phan Ngọc lại cho rằng: "Văn hoá

là một quan hệ Nó là mối quan hệ giữa thế giới biểu tượng với thế giới thực tại Quan hệ ấy biểu hiện thành một kiểu lựa chọn riêng của một tộc người, một cá nhân so với một tộc người khác, một cá nhân khác Nét khu biệt các kiểu lựa chọn làm cho chúng khác nhau, tạo thành những nền văn hóa khác nhau là độ khúc xạ Tất cả mọi cái mà một tộc người tiếp thu hay sáng tạo đều có một độ khúc xạ riêng có mặt ở mọi lĩnh vực và rất khác độ khúc xạ ở một tộc người khác".

Trang 5

Dưới góc độ tiếp cận tâm lý học, các nhà Tâm lý học văn hóa đã đưa

ra định nghĩa: Văn hóa là phức hợp tâm lý chỉnh thể được hình thành và

phát triển cao độ trong hoạt động của cá nhân, phản ánh dấu ấn của một cộng đồng và là một nhân tố quan trọng bậc nhất của sự phát triển toàn

diện nhân cách con người

Từ những nội dung ở trên có thể khái quát: “Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra được tích lũy trong quá trình hoạt động thực tiễn”.

Cấu trúc của văn hóa có 3 lớp: Lớp thứ nhất là các sản phẩm bề ngoài: đó là những gì có thể quan sát được như: ngôn ngữ, nghệ thuật, ăn ở,

kiến trúc các định kiến hầu hết đều xuất phát từ cấp độ biểu tượng vànhững gì quan sát được

Lớp thứ hai là hành vi ứng xử: Văn hóa là sự chỉ dẫn cho hành động

của cá nhân Nền văn hóa này phân biệt với nền văn hóa khác bằng nhữnggiải pháp riêng mà nó lựa chọn để giải quyết các vấn đề khác nhau

Lớp thứ ba là giá trị và chuẩn mực.

Giá trị là tính có ý nghĩa, tính tích cực tốt đẹp, đáng quý, có ích của các

đối tượng với các chủ thể Giá trị là sự thể hiện có tính định hướng mối quan

hệ giữa chủ thể đánh giá và đối tượng của việc đánh giá Là động cơ, mụcđích hoạt động, là động lực cho sự phát triển con người Quy định lối sống,cách sống của cá nhân, quy định sự phát triển văn hóa của cá nhân đó

Chuẩn mực là cảm nhận chung của một nhóm về cái gì là đúng, cái gì

là sai, là quy tắc tường minh hoặc hàm ẩn nhằm xác định thái độ và kiểu hành

vi phù hợp trong một xã hội hay một nhóm

Trang 6

Trong bất cứ nền văn hóa nào cũng có một hệ thống các định hướng giátrị thống trị hay được ưu tiên hơn, trong đó các giá trị văn hóa truyền thống cóvai trò hết sức quan trọng trong việc tạo lập nên tính đặc thù khác biệt hay nóicách khác đó chính là bản sắc văn hóa của một dân tộc.

* Quan niệm về bản sắc văn hóa

Văn hóa của mỗi quốc gia dân tộc trên thế giới đều có những sắc tháiriêng, những sắc thái riêng này được giữ gìn từ thế hệ này sang thế hệ khác ta

có thể gọi là giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc đó Vậy, bản sắc văn hóađược hiểu là sắc thái gốc, là những đường nét, màu sắc riêng biệt không thểtrộn lẫn của một nền văn hóa Bản sắc làm nên cốt lõi vững chắc giúp chonền văn hóa luôn giữ được tính duy nhất, tính nhất quán trong quá trình pháttriển Mỗi cá nhân với tư cách là một chủ thể sáng tạo văn hóa luôn thốngnhất cái riêng của bản thân mình và cái chung của dân tộc và nhân loại Dovậy, bản sắc văn hóa luôn chứa đựng cả tính nhân loại, cả tính khu vực và tínhtộc người

Bản sắc văn hoá được ví như tấm chứng minh thư, thẻ căn cước của mộtnền văn hoá Do đó, bản sắc văn hoá có vai trò cực kỳ quan trọng đối với sựtồn tại và phát triển của đất nước Với vai trò là “bệ đỡ”, bản sắc văn hoá dântộc đã giúp cho dân tộc Việt Nam đứng vững suốt hàng chục thế kỷ trước sự nôdịch cũng như âm mưu đồng hoá của ngoại bang Và chính sự du nhập của vănhoá ngoại bang đã tạo nên cốt cách, diện mạo không thể bị tiêu diệt của vănhoá và con người Việt Nam

Bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam là tổng hòa các thuộc tính cơ

bản, các mối liên hệ bản chất với những sắc thái riêng tạo thành những đặctrưng cơ bản của nền văn hóa Việt Nam Bản sắc văn hóa chính là chứngminh thư để nhận dạng, phân biệt nền văn hóa này với nền văn hóa khác, giữa

các cộng đồng văn hóa khác nhau Bản sắc văn hóa Việt Nam được nhân dân

Trang 7

ta vun trồng, xây đắp qua các thế hệ, tạo thành cốt cách riêng trong lịch sửdân tộc Bản sắc đó có sự khác biệt với bản sắc của các quốc gia trên thế giới

về văn hiến, lãnh thổ và phong tục tập quán

Bản sắc văn hóa là tinh hoa của văn hóa, là tổng hợp những truyền thốngquý báu của dân tộc, nó là cái cốt lõi, là bộ khung, là giá đỡ toàn bộ nền văn hóa

Những yếu tố cơ bản cấu thành nên bản sắc của văn hóa Việt Nam đó là: “Lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân – gia đình – làng xã – Tổ quốc; lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý; đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động; sự tinh tế trong ứng

xử, tính giản dị trong lối sống” Bên cạnh đó, bản sắc văn hóa việt Nam còn

được thể hiện trong các lĩnh vực như kiến trúc, hội họa, văn chương, âm nhạc,…

Nghiên cứu bản sắc văn hóa Việt Nam, thấy rõ giá trị của nền văn hóaViệt Nam để bảo vệ, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng vàphát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, làm cơ sở

để giáo dục, lưu giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộccho thế hệ trẻ

1.2 Quan niệm về giao lưu văn hóa

Quá trình giao lưu, hợp tác giữa các quốc gia dân tộc được thể hiện trênnhiều lĩnh vực kinh tế, giáo dục, quốc phòng, y tế,… trong đó tất yếu có vấn đềgiao lưu văn hóa Giao lưu văn hóa là thuật ngữ được sử dụng khá rộng rãi trongcác ngành khoa học xã hội như khảo cổ học, dân tộc học, xã hội học, văn hóa học

và tâm lý học,… tức là những ngành khoa học có đối tượng nghiên cứu là conngười và xã hội, nhân văn Chúng ta có thể hiểu, giao lưu văn hóa là sự vận độngthường xuyên của xã hội, gắn bó với tiến hóa xã hội nhưng cũng gắn bó với sựphát triển của văn hóa, là sự vận động thường xuyên của văn hóa

Giao lưu văn hóa vừa là kết quả của trao đổi, vừa chính là bản thân sựtrao đổi Có hiểu như vậy mới thấy hết tầm quan trọng của giao lưu văn hóa

Trang 8

trong lịch sử nhân loại, bởi vì sản xuất, trao đổi là một động lực thúc đẩy sựphát triển của lịch sử Nói cách khác, giao lưu văn hóa là sự tiếp nhận văn hóa

từ bên ngoài bởi chủ thể Quá trình đó đặt mỗi dân tộc nói chung, mỗi conngười nói riêng phải xử lý tốt mối quan hệ biện chứng giữa yếu tố nội sinh vàyếu tố ngoại sinh

Hai yếu tố này luôn có khả năng chuyển hóa cho nhau và rất khó tách biệttrong một thực thể văn hóa Có yếu tố giai đoạn này là yếu tố ngoại sinh nhưngđến giai đoạn sau, những tính chất của yếu tố ngoại sinh đó không còn hoặc nhạtdần đến nỗi người ta tưởng rằng đó là yếu tố nội sinh Hơn nữa, kết quả của sựtương tác giữa hai yếu tố này thường diễn ra theo hai trạng thái: một là, yếu tốngoại sinh lấn át, triệt tiêu yếu tố nội sinh; hai là, có sự cộng hưởng lẫn nhau,yếu tố ngoại sinh dần dần trở thành yếu tố nội sinh hoặc bị phai nhạt thuộc tínhcăn bản của yếu tố ngoại sinh

Xét ở phương diện thái độ của chủ thể, sự tiếp nhận các yếu tố ngoạisinh cũng có hai dạng thể hiện: tự nguyện tiếp nhận và bị cưỡng bức tiếpnhận Mức độ tiếp nhận trong giao lưu văn hóa cũng khác nhau: có sự tiếpnhận đơn thuần và sự tiếp nhận có sáng tạo Sự tiếp nhận đơn thuần khi nhìn

ở ý nghĩa tương đối là phổ biến trong mọi cá nhân Trong khi đó, sự tiếp nhận

có sáng tạo lại là sự tiếp nhận có kiểm soát của lý trí và sự tiếp nhận có sángtạo cũng có ba mức: thứ nhất là không tiếp nhận toàn bộ mà chỉ chọn lọc lấynhững giá trị thích hợp cho mình; thứ hai là tiếp nhận cả hệ thống nhưng đã có sựsắp xếp lại theo quan niệm giá trị của chủ thể; thứ ba là mô phỏng và biến thể một

số thành tựu của văn hóa dân tộc khác bởi chủ thể

Như vậy, mối quan hệ biện chứng giữa yếu tố nội sinh và yếu tố ngoạisinh, đặt ra đòi hỏi với chính chủ thể tiếp nhận là nội lực của chính nó, haynói cách khác là bản sắc và truyền thống văn hóa của chủ thể tiếp nhận

Dưới góc nhìn của Tâm lý học văn hóa, bản sắc, giá trị và truyền thốngkhông phải là yếu tố nhất thành bất biến Sự vận động của mỗi nền văn hóa

Trang 9

trong không gian và thời gian luôn luôn là sự vận động của các yếu tố bất biến

và khả biến, giữa cái cố hữu và cái cách tân Cái khả biến phát triển đến mức

độ nào đó sẽ làm thay đổi chính thực thể văn hóa đó, như quy luật lượng chất.Ngày nay, giao lưu văn hóa là quy luật phát triển của văn hóa, quy luật tất yếucủa đời sống, là nhu cầu tự nhiên của con người hiện tại

2 Giao lưu của văn hóa Việt Nam và vấn đề giáo dục các giá trị văn hóa truyền thống cho học viên các trường sĩ quan quân đội trong quá trình giao lưu văn hóa hiện nay

2.1 Giao lưu văn hóa là một quá trình tất yếu

Quá trình giao lưu, hợp tác giữa các quốc gia dân tộc được thể hiện trênnhiều lĩnh vực kinh tế, giáo dục, quốc phòng, y tế,… trong đó tất yếu có vấn đề giaolưu văn hóa Giao lưu văn hóa là quy luật tồn tại và phát triển của mọi nền văn hóa

và mọi xã hội từ xưa đến nay Mỗi quốc gia, dân tộc trong quá trình hình thành, tồntại và phát triển đều sản sinh ra một nền văn hóa kết tinh những giá trị vật chất vàtinh thần của quốc gia, dân tộc đó Mỗi nền văn hóa đi qua nhiều chặng đường lịch

sử, được bồi đắp thêm những giá trị mới Văn hóa không thể tự nó vận động đi lên

mà phải có sự hỗ trợ của các yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội, … và có sự giao lưuvới các quốc gia, dân tộc khác

Thực chất của việc giao lưu văn hóa chính là sự tác động qua lại biệnchứng giữa các yếu tố nội sinh và ngoại sinh của quá trình phát triển Trong

đó, các yếu tố nội sinh, mà trung tâm là con người, giữ vai trò chủ thể, có ýnghĩa quyết định trong việc định hướng mối quan hệ của chúng với các yếu tốngoại sinh Ngược lại, các yếu tố ngoại sinh cũng ảnh hưởng mạnh mẽ dướidạng kích thích hoặc kìm hãm sự phát triển của các yếu tố nội sinh

Lịch sử các nền văn minh của nhân loại cho thấy: không có nền vănhóa nào, dù lớn và có ảnh hưởng sâu rộng đến đâu, mà có thể liên tục pháttriển trong một địa bàn khép kín, biệt lập, tách rời sự tiếp xúc với các nền vănhóa khác

Trang 10

Trong thời đại ngày nay, nhất là những thập kỷ sau chiến tranh thế giới thứhai, có nhiều nước mới giành được độc lập ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ La Tinh

đã hy vọng vào con đường hiện đại hóa theo mô hình của các nước Âu – Mỹ Theoquan điểm đó, có nghĩa là hiện đại hóa được đồng nhất với phương Tây hóa Kếtquả là sự xâm nhập ồ ạt những chuẩn mực và hệ giá trị từ bên ngoài vào các nướcnói trên, làm cho những chuẩn mực và giá trị văn hóa truyền thống bị biến dạng vàbiến chất Chính sự đứt đoạn về văn hóa nội sinh đã khiến cho các nước đó khôngnhững không đạt được mục tiêu hiện đại hóa mà còn lâm vào rối loạn và suy thoái.Cho đến nay, nhiều nhà khoa học trên thế giới đã phải thừa nhận sự thất bại của lýthuyết phát triển ngoại sinh, do một số học giả phương Tây đề xướng trước đây

Đối với một xã hội và một nền văn hóa, sự phát triển trước hết là sự tự thânvận động của các yếu tố nội sinh Nhưng phát triển nội sinh không tách rời ảnhhưởng của các yếu tố ngoại sinh Không có sự trao đổi hoặc sự trao đổi bị đứt đoạn,thì cả văn hóa và xã hội của một cộng đồng đều có thể rơi vào trì trệ, suy thoái.Nhưng nếu nhân danh sự trao đổi để tiếp nhận vô điều kiện các yếu tố ngoại sinhđến mức từ bỏ các giá trị nội sinh, thì khó tránh khỏi bị mất gốc về văn hóa và điđến bị đồng hóa về văn hóa, thậm chí bị “diệt gốc” về văn hóa Với ý nghĩa đó, chonên có thể nói rằng, mất nước còn có thể giành lại được, nhưng nếu để mất bản sắcvăn hóa dân tộc thì sẽ mất tất cả

Chính vì vậy, trong quá trình giao lưu văn hóa, điều cốt lõi là làm sao giảiquyết đúng mối quan hệ biện chứng giữa các yếu tố nội sinh và ngoại sinh của quátrình phát triển Cách giải quyết đó, cho phép một xã hội, một nền văn hóa biến đổi

mà không mất đi tính độc đáo và bản sắc riêng của mình, vừa biết tiếp nhận nhữngyếu tố mới từ bên ngoài, mà không để bị tha hóa, biến chất, mất đi bản sắc văn hóacủa dân tộc

2.2 Quá trình giao lưu của văn hóa Việt Nam

Nền văn hóa Việt Nam được hình thành cùng với lịch sử đoàn kết,đấu tranh dựng nước và giữa nước Chính vì vậy, văn hóa Việt Nam được

Trang 11

tiếp thu, lĩnh hội và chịu ảnh hưởng từ nhiều nền văn hóa khác nhau trên thếgiới Song quá trình đó văn hóa Việt Nam không bị mất đi những giá trịtruyền thống cốt lõi, mà chúng ta chỉ tiếp thu một cách chọn lọc, quá trình này

ta có thể gọi là giao lưu văn hóa Giao lưu văn hoá là sự tiếp nhận văn hoá củanước ngoài bởi một dân tộc chủ thể nói chung và mỗi con người nói riêng vớicác mức độ khác nhau Giao lưu văn hoá là nội dung, là đặc trưng, đồng thời

là một trong những quy luật phát triển của văn hoá Nền văn hóa Việt Namthống nhất và đậm đà bản sắc dân tộc là vì tính chất mở và khả năng giao lưu,tiếp biến văn hóa của nó rất rộng

Xét về vị trí địa lí, Việt Nam nằm trên đường giao lưu từ Bắc xuốngNam, từ Tây sang Đông Đồng thời, Việt Nam nằm trong khu vực tiếp xúccủa hai nền văn hóa, văn minh cổ xưa nhất của châu Á đó là: Trung Hoa và

Ấn Độ Nằm ở giao điểm của các luồng văn hóa Do đó, trong quá trình pháttriển lịch sử xã hội, Việt Nam luôn luôn có sự giao lưu và tiếp biến văn hóarộng rãi trong khu vực Đông Nam Á, Trung Hoa, Ấn Độ và phương Tây.Trong quá trình giao lưu văn hóa có cả sự chủ động tiếp nhận, vay mượn, khaihóa, đồng hóa văn hóa Tuy nhiên, nét chủ đạo trong quá trình giao lưu củavăn hoá Việt Nam là tiếp nhận một cách chủ động và có sáng tạo những thànhtựu văn hóa nước ngoài, đồng thời đồng hoá những thành tựu văn hoá đó chophù hợp với môi trường, truyền thống văn hóa, khẳng định tính độc lập, tựchủ của quốc gia, dân tộc và bản sắc văn hóa Việt Nam

Nhiều nghiên cứu cả trong và ngoài nước, khi tìm hiểu văn hóa Việt Namđều đặt ra một câu hỏi lớn: Vì sao Việt Nam, từ rất xa xưa đã nằm giữa hai nền vănhóa, văn minh cổ xưa rực rỡ thuộc hai quốc gia lớn đó là Trung Hoa và Ấn Độ,trong đó còn phải trải qua hơn một nghìn năm Bắc thuộc Sau này còn bị phươngTây xâm chiếm và thống trị trên một thế kỷ, nhưng Việt Nam không bị đồng hóa,

mà trái lại vẫn bảo tồn và phát huy được bản sắc văn hóa riêng của mình?

Trang 12

Điều đó chỉ có thể được giải thích rằng, ngay từ trong quá trình dựngnước và giữ nước, cha ông ta đã hun đúc, xây dựng được một hệ thống các giátrị văn hóa truyền thống đặc trưng mà không có bất kỳ sự tác động nào có thểlàm thay đổi được Trong đó, hệ giá trị tinh thần cốt lõi chính là lòng yêu nướcnồng nàn, ý thức cộng đồng sâu sắc, đạo lý “thương người như thể thươngthân”, tinh thần đoàn kết, đức tính cần cù, thiết thực, linh hoạt, sáng tạo tronglao động sản xuất, tổ chức cuộc sống, xây dựng và bảo vệ đất nước Chính cácgiá trị văn hóa truyền thống đó là “bộ lọc” và là hệ quy chiếu để ông cha chúng

ta lựa chọn, tiếp thu những giá trị mới qua những lần giao lưu, tiếp xúc văn hóavới bên ngoài

Tuy nhiên, hiện nay hoàn cảnh lịch sử của giao lưu văn hóa đã thay đổi

về nhiều phương diện: thứ nhất, sự phát triển của khoa học kỹ thuật và côngnghệ, đặc biệt là sự bùng nổ của công nghệ thông tin khiến cho văn hóa vàcác sản phẩm văn hóa càng đa dạng, phong phú Nói cách khác, giao lưu vănhóa ở thời đại tin học là hình thức giao lưu sản phẩm văn hóa mà trước kiachưa từng có, phương tiện giao lưu văn hóa cũng phong phú, đa dạng Thứhai, công cuộc đổi mới và mở cửa hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay, làmcho việc giao lưu văn hóa là hoàn toàn tự nguyện, chủ động, không hề bị ápđặt hay cưỡng bức

Như vậy, trong quá trình giao lưu với các nền văn hóa khác, dù bị áp đặt hay

tự nguyện, văn hóa Việt Nam không những vẫn giữ nguyên được bản sắc của mình,

mà còn trở nên phong phú, đa dạng, nhờ biết tiếp thu và cải biến những tinh hoavăn hóa của nhân loại thành những giá trị đặc trưng của chính mình, đáp ứng vớiyêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc qua các giai đoạn lịch sử, đồng

thời cũng phù hợp với hệ giá trị cốt lõi của văn hóa dân tộc Nhờ vậy, “dân tộc ta vẫn giữ được độc lập mà không hề biệt lập, học hỏi bên ngoài mà không sao chép, hội nhập với thế giới mà không bị hòa tan”.

Ngày đăng: 14/07/2021, 21:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w