Bằng trắc trong thơ bảy chữ chế lan viên

77 4.9K 1
Bằng trắc trong thơ bảy chữ chế lan viên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trần Thị Thanh Hà bằng trắc trong thơ bảy chữ chế lan viên Khoá luận tốt nghiệp Chuyên ngành: Ngôn Ngữ Vinh - 2007 ------------ 1 Trờng Đại học Vinh Khoa: Ngữ Văn ------ ------ bằng trắc trong thơ bảy chữ chế lan viên Khoá luận tốt nghiệp Chuyên ngành: Ngôn Ngữ Ngời hớng dẫn: TS. Nguyễn Hoài Nguyên Sinh viên Thực hiện: Trần Thị Thanh Hà Lớp: 43E 4 - Ngữ Văn Vinh - 2007 ------------ 2 Lời cảm ơn Để hoàn thành khóa luận này tôi xin chân thành cảm ơn Thầy giáo: Nguyễn Hoài Nguyên đã hớng dẫn, giúp đỡ tôi tận tình trong quá trình thu thập tài liệu và hoàn thành khóa luận. Nhân đây, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy, cô giáo trong tổ ngôn ngữ, khoa Ngữ văn, thầy cô giáo trong trờng Đại học Vinh trong nhiều năm qua đã truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức quí báu. Vinh, ngày 10 tháng 05 năm 2007 Sinh viên thực hiện Trần Thị Thanh Hà 3 Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu 1.1. Thơ ca là hiện tợng độc đáo của văn học ở cơ chế vận hành bộ máy ngôn ngữ của nó. Thơ là một thể loại có hình thức tổ chức ngôn ngữ đặc biệt. Khi nghiên cứu ngôn ngữ thơ, ta cần chú ý đến tính nhạc của nó. Thơ Việt Nam có đựơc nhạc tính chủ yếu là nhờ vào ba thứ điệu sau: trớc hết là thanh điệu sau đó là vần điệu và nhịp điệu. Khi nghiên cứu sự tác động của bất kì nhân tố nào trong ba nhân tố trên, về nguyên tắc, ta phải tạm thời trừu tợng đi vai trò của hai nhân tố còn lại. Trong ba yếu tố cơ bản tạo nên nhạc điệu cho thơ thì yếu tố thanh điệu đóng vai trò quan trọng nhất. Về mặt ngữ âm, bài thơ chứa đựng mặt thuần nhất và mặt dị biệt của âm luật thể loại trên ba yếu tố cấu thành nhạc điệu. Xét về mặt thuần nhất trong nhạc điệu, ta thấy thanh điệu bài thơ cơ bản tuân thủ tính cách luật của thể loại. Luật Thơ Mới thất ngôn, trớc hết và chủ yếu cũng là luật phối thanh tiếng bằng, tiếng trắc, xét riêng từng câu thơ, trong một khổ thơ hoặc cả toàn bộ bài thơ. 1.2. Phong trào Thơ Mới đã đem lại những biến đổi có tính chất nhảy vọt trong thơ ca. Thơ Mới là trào lu mở đầu sự thay đổi ngôn ngữ thơ trong giai đoạn 1932 - 1945, và là một hiện tợng rất mới của ngôn ngữ văn học Việt Nam thế kỷ XX. Phát huy tích cực những biểu hiện có tính truyền thống của thơ ca Việt Nam, đồng thời tiếp thu một cách sáng tạo những hình thức thơ ca nớc ngoài, phong trào Thơ Mới đã đem đến một tiếng nói mới cho nền thơ ca Việt Nam. Nhờ có các hình thức diễn đạt mới, các nhà thơ đã thoát khỏi khuôn khổ ngôn ngữ chật hẹp của những câu thơ cũ, đồng thời cũng vợt qua những quy luật nghiêm ngặt về vần luật và niêm luật trớc đây. Thơ Mới còn đợc hiểu là lối thơ không theo qui định của lối thơ cũ, chỉ u tiên cho vần và điệu, không bị gò bó về số câu, số chữ và niêm luật. Thơ Mới đã đột phá về ngôn ngữ theo hớng tự do 4 hóa và hiện đại hoá và đã thu đợc những thành tự đặc sắc. Sự đổi mới về hình thức biểu hiện của thơ mới thể hiện khá nổi bật cách ngắt nhịp, gieo vần, cách bố trí thanh điệu bằng trắc. Điều đó thể hiện rõ nhất ở thơ mới bảy chữ. Trong Thi nhân Việt Nam , Hoài Thanh có nhận định riêng về thể thất ngôn (và ngũ ngôn) nh sau: Thất ngôn và ngũ ngôn rất thịnh () thất ngôn và ngũ ngôn bây giờ lại do luật Đờng giãn và nới ra, cho nên êm tai hơn. Cũng có lẽ vì nó a vần bằng hơn vần trắc. Sự đúc kết ấy của Hoài Thanh đã là một sự gợi ý rất hay cho những tìm kiếm về luật thơ mới, đặc biệt là luật bằng trắc. 1.3. Thơ mới bảy chữ có nhiều bài thực mẫu mực, tài hoa. Trong 168 bài đợc tuyển chọn vào Thi nhân Việt Nam , tính ra có tới 68 bài thơ bảy chữ (so với 41 bài thơ tám chữ và 25 bài thơ lục bát). Nếu chọn ra những bài thơ hay nhất của các nhà Thơ Mới thì phần nhiều các nhà thơ đợc chọn và số đông các bài thơ đợc chọn vẫn là những bài thất ngôn có chia khổ nh: Xuân Diệu với Nguyệt Cầm , Đây mùa thu tới ; Hàn Mạc Tử với Đây thôn Vĩ Dạ , Mùa xuân chín; Chế Lan Viên: Thu ; Nguyễn Bính: M a xuân; Tế Hanh với Vu vơ; Thâm Tâm với Tống biệt hành Khóa luận chọn đối tợng khảo sát là bằng trắc thơ bảy chữ Chế Lan Viên bởi lẽ: Chế Lan Viên là một gơng mặt khá nổi bật trong phong trào Thơ Mới. Thơ Chế Lan Viên là một hiện tợng khá đặc biệt, ở đó có sự hòa quyện giữa truyền thống và hiện đại, giữa kế thừa và cách tân, giữa sự nhuần nhuyễn đằm thắm và những trăn trở sáng tạo. Nhạc điệu mà cụ thể là cách tổ chức thanh điệu bằng trắc trong thơ Chế Lan Viên nói chung, trong thơ bảy chữ nói riêng có nhiều độc đáo sáng tạo, có những cách tân khá thành công. 5 Đây chính là lý do khiến chúng tôi mạnh dạn tìm hiểu một khía cạnh trong hình thức biểu hiện thơ Chế Lan Viên: Bằng trắc trong thơ bảy chữ Chế Lan Viên làm đề tài khóa luận tốt nghiệp Đại học. 1.3. Mục đích nghiên cứu của đề tài là thông qua việc khảo sát bằng trắc trong các bài thơ mới bảy chữ của Chế Lan Viên xác định các khuôn bằng trắc phổ biến và những biểu hiện về sự cách tân, sáng tạo của Chế Lan Viên ở hình thức biểu hiện, về ngôn ngữ, về nhạc điệu trong thơ mới bảy chữ. 2. Lịch sử vấn đề Lâu nay, trong các bài viết về ngôn ngữ thơ, các nhà nghiên cứu có nhắc đến việc tổ chức thanh điệu trong thơ nhng cha có tác giả nào đặt vấn đề nghiên cứu nh một đối tợng độc lập. Gần đây, việc nghiên cứu cách tổ chức bằng trắc trong thơ một cách có hệ thống đã đợc đặt ra trong một số khóa luận tốt nghiệp Đại học. Chẳng hạn: Bằng trắc trong thơ lục bát Tố Hữu của Nguyễn Thị Đào, ĐHV 2005; Bằng trắc trong thơ bảy chữ Xuân Diệu của Nguyễn Thị Thu, ĐHV 2006; Luật phối thanh trong lục bát Truyện Kiều của Nguyễn Thị Nhung, ĐHV 2005. Trờng hợp thơ bảy chữ của Chế Lan Viên, cho đến nay, đã có một số khóa luận tốt nghiệp Đại học nghiên cứu nh ở phần nhịp điệu, chẳng hạn: Nhịp điệu trong thơ mới bảy chữ của Chế Lan Viên của Lê Thị Ngân, ĐHV 2006. Còn luật bằng trắc trong thơ bảy chữ Chế Lan Viên cha đợc nghiên cứu một cách có hệ thống. Chính điều đó đã khiến chúng tôi mạnh dạn khảo sát cách phân bố bằng trắc trong thơ bảy chữ Chế Lan Viên một cách có hệ thống và với t cách là một đối tợng độc lập. 3. Đối tợng và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Đối tợng nghiên cứu Đối tợng nghiên cứu của khóa luận là cách tổ chức bằng trắc trong thơ mới bảy chữ của Chế Lan Viên. 6 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Chúng tôi đặt ra cho khóa luận phải giải quyết những vấn đề sau đây: - Khảo sát thơ Chế Lan Viên, xác định số lợng các bài thơ bảy chữ, từ đó tiến hành xác lập các khuôn bằng trắc trong câu thơ, khổ thơ, bài thơ. - Chỉ ra những sự kế thừa và cách tân về cách tổ chức bằng trắc trong thơ mới bảy chữ của Chế Lan Viên theo khuynh hớng tự do hóa. Khảo sát thanh điệu trong quan hệ với vần, điệu, nhịp điệu trong thơ mới bảy chữ của Chế Lan Viên để làm sáng tỏ tính nhạc trong thơ bảy chữ của ông. - So sánh đối chiếu với thời đại, với các tác giả khác để đánh giá chung về vai trò của thanh điệu trong việc biểu hiện ngữ nghĩa và việc cảm thụ thi ca. 4. Nguồn t liệu và phơng pháp nghiên cứu 4.1. Nguồn t liệu 4.1.1. Toàn bộ sáng tác thơ của Chế Lan Viên từ 1937 - 1988 do tác giả Vũ Thị Thờng (2002) su tầm và biên soạn gồm 15 tập thơ, 918 bài thơ bao gồm các thể loại: - Thơ tự do: 548 bài, chiếm 59,7%. - Thơ 8 chữ: 94 bài, chiếm 10,2%. - Thơ 7 chữ: 96 bài, chiếm 10,5%. - Thơ lục bát: 20 bài, chiếm 2,18%. - Thơ 6 chữ: 18 bài, chiếm 1,96%. - Thơ 5 chữ: 136 bài, chiếm 14,8%. - Thơ 4 chữ: 6 bài, chiếm 0,065%. 4.1.2. Thể thơ mới bảy chữ là t liệu mà khóa luận khảo sát đợc rút ra từ các tập thơ sau đây. - Điêu tàn (1937): 4 bài (Đọc sách, Thu, Xuân, Mơ trăng) - Sau Điêu tàn (1937 - 1947): 5 bài (Hoàng hôn, Chết giữa mùa Xuân, Rừng Xuân, Mai đã, Lại thấy thời gian). 7 - ánh sáng và phù sa (1955 - 1960): 20 bài: (Đêm ra trận, Th mùa nớc lũ, Cách chia, Lại nhà, Cánh hoa nhỏ, Nhớ Việt Bắc, Lơng mới, Mẹ, Xem ảnh, Trông th, Cờ đỏ mọc trên quê mẹ, Gốc nhãn cao, Điện và Trăng, Tặng Antokonsky, Chớ hái hoa trong bệnh viện, Xóm cũ, Tra, Tiếng chim, Ôi chị hằng Nga cô gái Nga, Tiếng Ngô thuốc độc.) - Hoa ngày thờng - Chim báo bão (1961 - 1967): 2 bài: (Không ai có thể cứu chúng mày, Cây dẫn em về). - Đối thoại mới (1967 - 1973): 17 bài: (Chơi chữ về ngõ Tạm Thơng, Hoàng Thảo hoa vàng, Tranh ngựa, Im bớt màu hoa, Mây của em, Chim ấy rau này, Chim biếc Vĩnh Linh, Đọc bất khuất , Nhánh đào yêu, Hồng trận địa, Tặng thơ, Liễu cũng chờ em, Trở về Quảng Bá, Xuân vĩnh viễn, Vừa thấy môi hoa, Búp lộc vừng, Nội dung và hình thức). - Hoa trớc lăng Ngời (1954 - 1976): 0 bài. - Hái theo mùa (1973 - 1977): 4 bài: (Vẫn cánh mai ấy, Hoa gạo son, Thỏ thẻ hòa bình, Tập qua hàng). - Hoa trên đá I (1977 - 1984): 13 bài: (Bóng cọ, Hoa táo, Cành đào Nguyễn Huệ, Sen Huế, Trở lại An Nhơn, Tứ tuyệt, Chị Ba, Mồ mẹ, Mùa đậu quả, Nhảy sạp vùng than, Nghe hết câu chèo, Hải đăng, Vàm Cỏ Tây). - Ta gửi cho mình (1980 - 1985): 4 bài: (Mẹ dân dã, Tiếng trẻ tha, Đờng lên biên giới, Vũng Tàu nhớ và quên). - Hoa trên đá II: 4 bài: (Chị T, Viên tĩnh viên, Hoa giấy, Hoa chạc chìu). - Di cảo thơ I: 8 bài: (Chèo tiễn biệt, Đi trốn đi tìm, Nhớ tuổi thơ, chị và em, Cảnh điền viên, Cửa Việt, Về thăm xứ Huế, Đột ngột cây chiều). - Di cảo thơ II: 3 bài: (Lên gác, Không có mùa xuân, Hoa trắng). - Di cảo thơ III: 2 bài: (Vợt bể, Vờn quê). 4.2 Phơng pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi dùng các phơng pháp nghiên cứu sau đây: 8 - Dùng phơng pháp thống kê phân loại để xác định các bài thơ bảy chữ, xác lập các khuôn thanh trong thơ bảy chữ của Chế Lan Viên. - Dùng phơng pháp phân tích và miêu tả để chỉ ra luật phối thanh và những đột phá về ngôn ngữ theo khuynh hớng tự do hóa. - Dùng phơng pháp đối chiếu để xác định những nét độc đáo, cách tân của thơ bảy chữ Chế Lan Viên với các nhà thơ hiện đại khác và so với thơ cách luật truyền thống. 5. Đóng góp của khóa luận - Từ góc độ ngôn ngữ học, khóa luận đã tập trung làm sáng tỏ luật phối thanh trong thơ bảy chữ của Chế Lan Viên, một trong ba yếu tố (cùng với vần điệu và nhịp) tạo nên tính nhạc cho thơ. - Chỉ ra những sự kế thừa,sự sáng tạo và cách tân của Chế Lan Viên xét ở mặt hình thức biểu hiện thơ, góp phần chứng tỏ Chế Lan Viên là nhà thơ khá đặc biệt trong các nhà thơ hiện đại. 6. Bố cục của khóa luận Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung khóa luận triển khai thành ba chơng: Ch ơng 1 : Giới thuyết xung quanh đề tài Ch ơng 2: Cách tổ chức bằng trắc trong thơ bảy chữ Chế Lan Viên Ch ơmg 3 : Nhạc điệu trong thơ bảy chữ Chế Lan Viên 9 Chơng 1 Giới thuyết xung quanh đề tài 1. Vài nét về đời và thơ Chế Lan Viên 1.1. Nhà thơ Chế Lan Viên (1920 - 1989) Chế Lan Viên tên thật là Phan Ngọc Hoan, sinh ngày 23 tháng 10 năm 1920 trong một gia đình viên chức nghèo ở Cam Lộ, Quảng Trị. Năm 1927, gia đình chuyển vào An Nhơn, Bình Định. Năm 12, 13 tuổi, Chế Lan Viên đã làm thơ. Ông làm thơ rất sớm, thời kỳ sống và đi học ở huyện lị An Nhơn. Ông có thơ, truyện ngắn đăng trên các báo Tiếng trẻ , Khuyến học , Phong hóa từ những năm 1935 - 1936. Cùng với Hàn Mặc Tử, Yến Lan, Quách Tấn thành lập nhóm thơ Bình Định nổi tiếng và tạo một dấu ấn độc đáo cho thơ mới đơng thời. Khi tập thơ Điêu tàn - là một tập thơ rất nổi tiếng và có giá trị lớn ra đời năm 1937, ông mới 17 tuổi và đang là học sinh năm thứ ba trờng trung học Quy Nhơn. Ngay trừ bấy giờ, d luận đã đặc biệt chú ý đến nhà thơ tài năng và đặc sắc này. Năm 1939, Chế Lan Viên ra học tại Hà Nội, sau đó ông vào Sài Gòn làm báo, ra Thanh Hóa, quay về Huế dạy học. Năm 1942, ông hoàn thành và cho ra đời tập Vàng sao và sau đó viết tập bút ký triết luận Gai lửa . Ông tham gia Cách mạng tháng Tám trong Quy Nhơn, rồi sau đó ra Huế tham gia đoàn xây dựng cùng với Hoài Thanh, Lu Trọng L, Đào Duy Anh viết bài cho các báo Quyết thắng của Việt Minh Trung bộ. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, ông hoạt động văn nghệ và báo chí ở liên khu bốn và chiến trờng Bình Trị Thiên. Tháng 7 năm 1949, ông đ- ợc kết nạp vào Đảng. Những bài thơ đợc sáng tác trong thời kỳ kháng chiến đợc tập hợp lại trong tập thơ Gửi các anh (1955), thể hiện sự chuyển biến quan trọng trong t trởng và hồn thơ Chế Lan Viên. 10 . chẳng hạn: Nhịp điệu trong thơ mới bảy chữ của Chế Lan Viên của Lê Thị Ngân, ĐHV 2006. Còn luật bằng trắc trong thơ bảy chữ Chế Lan Viên cha đợc nghiên. quanh đề tài Ch ơng 2: Cách tổ chức bằng trắc trong thơ bảy chữ Chế Lan Viên Ch ơmg 3 : Nhạc điệu trong thơ bảy chữ Chế Lan Viên 9 Chơng 1 Giới thuyết xung

Ngày đăng: 18/12/2013, 10:30

Hình ảnh liên quan

Ta có thể miêu tả sự phối điệu này qua bảng sau: - Bằng trắc trong thơ bảy chữ chế lan viên

a.

có thể miêu tả sự phối điệu này qua bảng sau: Xem tại trang 21 của tài liệu.
Nhìn vào bảng trên ta thấy số câu thơ đợc phân bố thanh điệu theo truyền thống sẽ là 524 câu, chiếm gần 89,8%, còn lại 60 câu, chiếm gần 10,3% thể hiện sự sáng tạo cách tân của Chế Lan Viên - Bằng trắc trong thơ bảy chữ chế lan viên

h.

ìn vào bảng trên ta thấy số câu thơ đợc phân bố thanh điệu theo truyền thống sẽ là 524 câu, chiếm gần 89,8%, còn lại 60 câu, chiếm gần 10,3% thể hiện sự sáng tạo cách tân của Chế Lan Viên Xem tại trang 34 của tài liệu.
Từ bảng trên chúng ta thấy thơ bảy chữ của Chế Lan Viên có ba loại khổ thơ. Có bốn loại câu/một khổ, năm câu/một khổ và sáu câu/một khổ - Bằng trắc trong thơ bảy chữ chế lan viên

b.

ảng trên chúng ta thấy thơ bảy chữ của Chế Lan Viên có ba loại khổ thơ. Có bốn loại câu/một khổ, năm câu/một khổ và sáu câu/một khổ Xem tại trang 52 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan