Phân bố bằng trắc trong bài thơ

Một phần của tài liệu Bằng trắc trong thơ bảy chữ chế lan viên (Trang 59 - 62)

2. Phân bố bằng trắc trong thơ bảy chữ Chế Lan Viên

2.3.Phân bố bằng trắc trong bài thơ

2.3.1 Mô tả

Nếu phân loại bài thơ bảy chữ của Chế Lan Viên theo số lợng khổ thơ chúng ta sẽ thấy gồm tám loại bài, trong đó có bài gồm một khổ, hai khổ, ba khổ,… có bài gồm mời một khổ. Khảo sát “Tuyển tập Nguyễn Bính” có 37 bài thơ bảy chữ (trên tổng 84 bài) nếu phân loại bài thơ thì có 13 loại bài thơ, khảo sát thơ bảy chữ Xuân Diệu có 17 loại bài thơ.

Ngoài sự phong phú về loại bài thơ chia theo khổ thơ, thơ bảy chữ Chế Lan Viên còn khá đa dạng nếu phân loại bài thơ theo số lợng câu thơ trong khổ thơ: bốn câu, năm câu, sáu câu…

Nh vậy về mặt định lợng, thơ bảy chữ Chế Lan Viên có sự phá cách so với thơ truyền thống. ở đây, do khuôn khổ khoá luận tốt nghiệp Đại học, chúng tôi

chỉ khảo sát phân bố bằng trắc trong những bài thơ bảy chữ chia khổ, mỗi khổ thơ chỉ gồm bốn câu.

Loại bài thơ chia khổ, mỗi khổ gồm bốn câu có 82 bài trên tổng số 86 bài, chiếm tỷ lệ gần bằng 95,3%. Khảo sát cách phân bố bằng trắc trong từng bài thơ loại này, chúng tôi nhận thấy có 55 bài thơ trên tổng số 82 bài thơ khảo sát chiếm 67,1% là phân bố bằng trắc theo trờng hợp ba (TH 3) tức là câu một đối lập thanh điệu với câu hai, câu ba đối lập thanh điệu với câu bốn trong toàn bài. Đây là cách phân bố thanh điệu theo luật bằng trắc truyền thống mà Chế Lan Viên kế thừa.

Chẳng hạn:

- Bài: 1 khổ (4 câu/1 khổ)

(102) “Trăng xuống ngang đầu bóng cọ khuya b T b B t T b

Kịch tan sơng lạnh ớt sàn tre t B b T t B b

Gà xa đâu gáy chừng trăng lặn b B b T b B t

Lá cọ cùng em đốt đuốc về”. t T b B t T b (Bóng cọ, trang 12).

- Bài: 2 khổ (4 câu / 1 khổ)

(103) “Nghe hết câu chèo đã, đợc không b T b B t T b

Vội gì trăm núi với ngàn sông t B b T t B b

Lặng đi một phút cho câu hát t B t T b b B t

Cùng với màu mây thấm tận lòng. b T b B t T b

Đánh giặc mời năm vẫn nhớ ngày t T b B t T b

Điệu chèo đa tiễn dới hàng cây b B b T t B b

Nhớ sao màu áo, màu hoa ấy t B b T b B t

Sau mỗi lời ca lại nhíu mày”. b T b B t T b (Nghe hát câu chèo, trang 60)

Có 37 bài thơ, chiếm tỷ lệ 32,9% phân bố bằng trắc không theo các khuôn truyền thống (4 khuôn) mà có sự kết hợp mà có sự xen kẽ giữa các trờng hợp một (hai câu đầu đối lập bằng trắc, hai câu cuối thì không), trờng hợp hai (hai câu cuối đối lập bằng trắc còn hai câu đầu thì không) và trờng hợp bốn (cả bốn câu trong khổ thơ không có sự đối lập bằng trắc) hoặc TH 1, TH 2, TH 4 xen kẽ với TH3.

Chẳng hạn cách bố trí từ thanh điệu trong bài thơ “Vàm Cỏ Tây”

(104) “Từ biệt bên bờ Vàm Cỏ Đông b T b T b T b

Phải đâu chỉ nhớ đất anh hùng? t B t B t B t

Nhớ ngời em gái vô danh ấy t B b T b B t

Từ đấy tên sông gắn với lòng b T b T b T b

Sông Hồng, Sông Mã với sông Thơng b B b T t B b

Đất nớc đau lòng chẳng nhớ thơng? t T b B t T b

Không dng bỗng nhớ sông Vàm Cỏ b B t T b B t

Chảy xiết lòng ta giữa chiến trờng t T b B t T b (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mời năm xa cách tính bao ngày b B b T t B b

Sông có vơi không nhớ cứ đầy b T b B t T b

Chiến thắng anh về Vàm Cỏ lại t T b B b T t

Không phải Đông mà Vàm Cỏ Tây b T b B b T b

Vàm Cỏ Tây cũng chính em thôi b T b T t B b

Gặp gỡ mờng vui lẫn khóc cời t T b B t T b

Với đất Long An, Đồng Tháp cũ t T b B b T t

Mà lòng thơng nhớ chảy làm đôi”. b B b T t B b

2.3.2. Nhận xét

2.3.2.1. Bài thơ bảy chữ của Chế Lan Viên có thể hiểu là nhiều khổ (hai khổ, ba khổ, bốn khổ, năm khổ… mời một khổ) nhng chủ yếu là bài thơ một khổ.

Mỗi khổ thơ trong bài đều có âm hởng của tứ tuyệt Đờng luật; mỗi khổ thơ lại chỉ là một đoạn nội dung của bài thơ. Có thể nói, Chế Lan Viên một mặt tiếp thu các nguyên tắc của thơ truyền thống (thơ luật) nhng đồng thời cũng tạo ra những bài thơ bảy chữ có cấu trúc mở - cấu trúc vừa phi thất ngôn bát cú Đờng luật vừa phi trờng thiên. Điều đó thể hiện khá rõ trong việc phân bố thanh điệu trong bài thơ.

Phép biến hoá thanh điệu tự do ở ba vị trí “nhất, tam, ngũ” cũng là một cách làm thay đổi cấu trúc bằng trắc của khổ thơ trong bài thơ, làm cho tỷ lệ tiếng bằng, tiếng trắc không còn nh truyền thống nữa. Thông thờng, theo đờng luật, trong bốn câu thất ngôn, số lợng tiếng bằng, tiếng trắc là nh nhau đều khi không có ngoại lệ “nhất, tam, ngũ”.Thế nhng, trong các bài thơ bảy chữ của Chế Lan Viên, số lợng các thanh bằng, trắc có khi nghiêng hẳn sang thanh bằng, có khi nghiêng hẳn sang thanh trắc. Chẳng hạn trong bài “Bóng cọ :

(105) “Trăng xuống ngang đầu bóng cọ khuya Kịch tan sơng lạnh ớt sàn tre

Gà xa đâu gáy, chừng trăng lặn Lá cọ cùng em đốt đuốc về”.

(Bóng cọ, trang 12).

Bài thơ nghiêng hẳn sang thanh bằng với tỷ lệ 16 thanh bằng/12 thanh trắc nghe êm tai hơn, xuôi theo dòng cảm xúc có vẻ bình lặng nhẹ nhàng của bài thơ.

Một phần của tài liệu Bằng trắc trong thơ bảy chữ chế lan viên (Trang 59 - 62)