Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng câu hỏi trắc nghiệm khách quan thể hiện qua nội dung phương pháp tọa độ trong không gian (hình học 12 ban cơ bản) luận văn thạc sĩ toán học

126 2K 4
Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng câu hỏi trắc nghiệm khách quan thể hiện qua nội dung phương pháp tọa độ trong không gian (hình học 12   ban cơ bản) luận văn thạc sĩ toán học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN TRẦN MỸ TÂN KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH BẰNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN THỂ HIỆN QUA NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP TỌA ĐỘ TRONG KHÔNG GIAN (Hình học 12 - Ban bản) LUẬN VĂN THẠC GIÁO DỤC HỌC 1 Nghệ An, 2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN TRẦN MỸ TÂN KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH BẰNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN THỂ HIỆN QUA NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP TỌA ĐỘ TRONG KHÔNG GIAN (Hình học 12 - Ban bản) LUẬN VĂN THẠC GIÁO DỤC HỌC Chuyên ngành: Lý luậnPhương pháp dạy học bộ môn Toán Mã số: 60.14.10 Người hướng dẫn khoa học: GVCC. TS. Lê Hiển Dương 2 Nghệ An, 2012 3 4 MỤC LỤC Nội dung Trang MỞ ĐẦU…………………………………………….…….…… .………. 1 Chương 1: SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN…………………………… 5 1.1. Một số vấn đề về đánh giá trong dạy học Toán……………………………. 5 1.2. Một số vấn đề về kiểm tra trong dạy học………………………………… . 11 1.3. Các phương pháp kiểm tra, đánh giá KQHT trong dạy học……………… 14 1.4. Định hướng đổi mới kiểm tra đánh giá…………………………………… 15 1.5. Kiểm tra đánh giá bằng câu hỏi TNKQ……………………………………. 15 1.6. Phương pháp xây dựng hệ thống câu hỏi TNKQ………………………… 32 1.7. Hệ thống mục tiêu chủ đề “Phương pháp tọa độ trong không gian”…… . 36 1.8. Thiết kế ma trận hai chiều………………………………………………… 40 1.9. Thực trạng về việc sử dụng câu hỏi TNKQ trong kiểm tra đánh giá KQHT của HS ở các trường THPT 41 Kết luận chương 1……………………………………………………………… 43 Chương 2: KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH BẰNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN THUỘC PHẦN PHƯƠNG PHÁP TỌA ĐỘ TRONG KHÔNG GIAN………………………… 44 2.1. Kiểm tra đánh giá bằng câu hỏi TNKQ trong bài “Hệ tọa độ trong không gian”……………………………………………………………………………… 44 2.2. Kiểm tra đánh giá bằng câu hỏi TNKQ trong bài “Phương trình mặt phẳng”……………………………………………………………………………. . 58 2.3. Kiểm tra đánh giá bằng câu hỏi TNKQ trong bài “Phương trình của đường thẳng trong không gian”………………………………………………… 73 2.4. Biên soạn một số đề kiểm tra trong chương “Phương pháp tọa độ trong không gian”………………………………………………………………………. 89 Kết luận chương 2……………………………………………………………… 102 Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM………………………………………. 103 3.1. Mục đích thực nghiệm………….…………………………………………… 103 3.2. Nội dung tổ chức thực nghiệm……………………………………………… 103 3.3. Kết quả thực nghiệm sư phạm……………………………………………… 106 Kết luận chương 3……………………………………………………………… 115 5 KẾT LUẬN………………………………………………………………………. 117 TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………… 118 6 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã đề ra nhiệm vụ phát triển giáo dục như sau: “Thực hiện phương châm “giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nghiên cứu khoa học, lý luận gắn với thực tiễn, học đi đôi với hành, nhà trường gắn liền với gia đình và xã hội” v.v…”. Đây cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh phổ thông. Luật Giáo dục năm 2005, điều 28.2, đã ghi rõ: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải pháp huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú cho học sinh.” Trước khi đổi mới giáo dục thì PPDH ở nước ta những nhược điểm như sau: - Thầy thuyết trình tràn lan. - Kiến thức được truyền dưới dạng sẵn, ít yếu tố tìm tòi, phát hiện. - Thầy áp đặt, trò thụ động. - Thiên về dạy, yếu về học, thiếu hoạt động tự giác, tích cực, sáng tạo của người học. - Không kiểm soát được việc học. Để đạt được mục tiêu đã đặt ra, ngành Giáo dục và Đào tạo đang ra sức thực hiện công cuộc đổi mới giáo dục ở mọi cấp học, đổi mới đồng bộ cả nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức và kiểm tra đánh giá. Đặc biệt chú trọng việc đổi mới kiểm tra, đánh giá. Phương hướng đổi mới kiểm tra đánh giákết hợp giữa phương thức kiểm tra truyền thống (hình thức tự luận) với kiểm tra bằng TN. Do những ưu điểm của phương pháp TN như tính khách quan, tính bao quát, tính chuẩn mực và tính kinh tế nên nếu như các bộ đề với hệ thống câu hỏi được chuẩn bị chu đáo, cẩn thận thì hình 2 thức thi, kiểm tra bằng phương pháp TNKQ sẽ phát huy nhiều tác dụng tích cực, góp phần thực hiện định hướng đổi mới PPDH và kiểm tra đánh giá. Hiện nay rất nhiều sách tham khảo môn Toán viết về câu hỏi TNKQ, chẳng hạn của các tác giả như: Phan Lưu Biên, Hà Thị Đức, Nguyễn Mộng Hy, Nguyễn Sinh Nguyên,… nhưng để phù hợp với thực tế dạy học thì mỗi GV cần biết tự biên soạn đề với câu hỏi TNKQ để sử dụng trong kiểm tra đánh giá theo cách riêng của mỗi người, thể biên soạn theo từng nội dung bài học hoặc từng vấn đề trọng tâm. Tuy rằng trong các kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh Đại học, Cao đẳng thì môn Toán thi với hình thức tự luận hoàn toàn bởi vì môn Toán là một môn học rèn luyện khả năng tư duy, sự suy luận lôgic và cả trí thông minh cho HS và việc đánh giá trình độ Toán học của HS thể hiện qua cách trình bày lời giải của các em nhưng việc tổ chức kiểm tra đánh giá bằng câu hỏi TNKQ sẽ góp phần đổi mới PPDH nhằm theo dõi quá trình học tập của HS, đưa ra các giải pháp kịp thời điều chỉnh phương pháp dạy của thầy, phương pháp học của trò, giúp HS tiến bộ và đạt được mục tiêu giáo dục; góp phần củng cố, đào sâu, hệ thống hóa kiến thức của HS và tác dụng giáo dục HS về tinh thần trách nhiệm, thói quen đào sâu suy nghĩ, ý thức vươn lên trong học tập và thái độ làm việc nghiêm túc, trung thực. Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã chọn đề tài “Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng câu hỏi trắc nghiệm khách quan thể hiện qua nội dung phương pháp tọa độ trong không gian (Hình học 12 - Ban bản)”. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu biên soạn hệ thống câu hỏi TNKQ và đề kiểm tra sử dụng câu hỏi TNKQ về PPTĐ trong không gian nhằm góp phần hỗ trợ cho việc dạy - học cũng như kiểm tra đánh giá KQHT môn Toán của HS. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu sở lý luận và thực tiễn của việc kiểm tra đánh giá nói chung và kiểm tra đánh giá bằng câu hỏi TNKQ nói riêng, nghiên cứu chương trình nội dung PPTĐ trong không gian. 3 - Trình bày cụ thể việc kiểm tra đánh giá KQHT của HS bằng câu hỏi TNKQ thuộc phần PPTĐ trong không gian. - Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá tính khả thi, tính hiện thực và tính hiệu quả của đề tài. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu. Nghiên cứu chủ đề PPTĐ trong không gian thuộc chương III của SGK môn Hình học 12Ban bản, quan tâm đến nội dung kiến thức và chương trình của chương này. Nghiên cứu xây dựng hệ thống câu hỏi TNKQ và đề kiểm tra một cách hoàn chỉnh để dùng trong kiểm tra đánh giá KQHT của HS. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu kiểm tra đánh giá KQHT của HS bằng câu hỏi TNKQ về PPTĐ trong không gian phần Hình học 12 - Ban bản. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận - Nghiên cứu các tài liệu về chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước trong công tác giáo dục, Luật Giáo dục và các tài liệu về giáo dục học, tâm lý học, lý luận dạy học môn Toán. - Nghiên cứu các báo, tạp chí, SGK, sách tham khảo, sách bồi dưỡng GV về thực hiện đổi mới chương trình nội dung môn Toán cấp THPT. - Nghiên cứu các công trình Toán học đã công bố liên quan trực tiếp đến đề tài. 5.2. Phương pháp chuyên gia - Gặp gỡ, trao đổi với các chuyên gia trong lĩnh vực mà bàn thân nghiên cứu, từ đó những định hướng cho việc nghiên cứu đề tài. - Trao đổi trực tiếp với các GV dạy học môn Toán lớp 12 về hệ thống câu hỏi TNKQ và các đề kiểm tra đã biên soạn nhằm làm sở chỉnh sửa và hoàn thiện bộ câu hỏi TNKQ và bộ đề kiểm tra. 5.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 4 Sử dụng một phần hệ thống câu hỏi đã biên soạn để dạy trong một số tiết học và sử dụng một đề kiểm tra 15 phút với phương pháp TNKQ hoàn toàn để kiểm tra một chương thuộc nội dung PPTĐ trong không gian tại một lớp thực nghiệm và một lớp đối chứng ở trường THPT. Sau đó, đánh giá kết quả thực tiễn thông qua phiếu lấy ý kiến HS, kết quả quan sát trên lớp thực nghiệm và bài kiểm tra. Đây là phương pháp quan trọng để đánh giá tính đúng đắn của giả thuyết khoa học và mức đạt được mục đích của đề tài. 6. Giả thuyết khoa học Dựa vào sở lý luận và thực tiễn, đồng thời căn cứ vào mục tiêu, chương trình môn Toán ở trường phổ thông hiện nay để thể tổ chức kiểm tra bằng câu hỏi TNKQ về PPTĐ trong không gian và nếu vận dụng tốt thì sẽ góp phần đổi mới PPDH một cách hiệu quả. 7. Những đóng góp của luận văn - Góp phần hoàn thiện sở lý luận của việc sử dụng câu hỏi TNKQ trong dạy họctrong kiểm tra đánh giá KQHT môn Toán của HS ở trường THPT. - Xây dựng được việc kiểm tra với câu hỏi TNKQ về PPTĐ trong không gian. 8. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm ba chương: Chương 1: sở lý luận và thực tiễn. Chương 2: Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng câu hỏi trắc nghiệm khách quan thể hiện qua nội dung Phương pháp tọa độ trong không gian. Chương 3: Thực nghiệm sư phạm. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng 38 tài liệu tham khảo . tài Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng câu hỏi trắc nghiệm khách quan thể hiện qua nội dung phương pháp tọa độ trong không gian (Hình học. ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN TRẦN MỸ TÂN KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH BẰNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN THỂ HIỆN QUA NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP TỌA ĐỘ

Ngày đăng: 17/12/2013, 22:19

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan