Thực trạng về việc sử dụng câu hỏi TNKQ trong kiểm tra đánh giá

Một phần của tài liệu Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng câu hỏi trắc nghiệm khách quan thể hiện qua nội dung phương pháp tọa độ trong không gian (hình học 12 ban cơ bản) luận văn thạc sĩ toán học (Trang 47 - 50)

Trước năm 1975, ở miền Nam đã sử dụng TN để đánh giá KQHT của HS một cách tương đối rộng rãi trong ôn tập và thi cử các môn học như Tiếng Anh, Hóa học, Vật lý,... Năm 1974, đã thi tú tài toàn phần bằng TNKQ dạng câu hỏi có nhiều lựa chọn. Đã có nhiều quyển sách được xuất bản dành riêng cho GV để hướng dẫn việc sử dụng TNKQ như [11], [28],...

Từ năm 1994, Bộ GD&ĐT cũng bắt đầu quan tâm đến vấn đề nghiên cứu và sử dụng TNKQ trong việc đánh giá kiểm tra, thi cử.

Tuy nhiên, tình hình phổ biến trong các nhà trường phổ thông hiện nay là:

- Việc đánh giá chủ yếu là sử dụng các bài kiểm tra dưới hình thức tự luận để đánh giá KQHT của HS. Việc sử dụng dưới hình thức này cùng với những bất cập trong quản lý, chỉ đạo là một nguyên nhân dẫn đến “bệnh thành tích” trong ngành giáo dục. Vì thế, trong các năm qua, ngành giáo dục đã đề ra chủ trương “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”.

- Công tác kiểm tra, thi cử và đánh giá còn nhiều bất cập, không đồng đều, vẫn còn phụ thuộc khá nhiều vào ý chủ quan của người chấm và mang nặng tính hình thức, …

- Mặt khác, đa số GV khi chấm bài thường chỉ cho điểm số chứ chưa phê nhận xét, chỉ ra cho HS những mặt mạnh, mặt yếu và những kiến thức cần phải tự rèn luyện thêm. Như vậy, theo lý luận về quá trình đánh giá thì thực chất GV mới chỉ dùng ở khâu lượng giá mà chưa thực hiện đánh giá.

Trong việc đổi mới chương trình, nội dung SGK cũng như cách kiểm tra, đánh giá KQHT của HS như hiện nay thì đòi hỏi cấp thiết phải có sự đổi mới đồng bộ cho phù

hợp với giai đoạn lịch sử mới, phù hợp với sự phát triển của xã hội. Những năm gần đây, trong các kỳ thi tốt nghiệp THPT và Đại học, Cao đẳng đối với các môn như: Hóa học, Vật lý, Sinh học, Tiếng Anh thì Bộ GD&ĐT đã quy định các thí sinh thi với hình thức TNKQ hoàn toàn vì những lợi thế sau đây:

- Đề kiểm tra (thi) phủ kín nội dung cơ bản của môn học hoặc chương học. - Có kết quả nhanh.

- Thí sinh có thể tự chấm điểm một cách chính xác sau khi thi, dựa vào đáp án mà Bộ GD&ĐT công bố.

- Chống học tủ, dạy tủ, gian lận của HS.

- Việc đánh giá KQHT của HS không bị ảnh hưởng nhiều bởi chủ quan của người chấm.

- Các nhà quản lý giáo dục có kết quả đánh giá trình độ nhận thức của HS ở một khối lớp, một trường, một huyện hay một tỉnh với thời gian ngắn.

Trước yêu cầu đổi mới giáo dục, trong đó có đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá HS, Bộ GD&ĐT cũng đã triển khai Dự án về “Đổi mới kiểm tra đánh giá trong dạy học”. Hiện nay, đã có một số trường phổ thông nói chung và trên địa bàn tỉnh Long An nói riêng đã sử dụng TNKQ để kiểm tra, đánh giá KQHT của HS trong quá trình dạy học hoặc trong các kỳ kiểm tra, thi học kỳ vì đây có thể coi như là bước thử nghiệm để các HS, đặc biệt là HS khối 12 làm quen với kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh Đại học, Cao đẳng hằng năm.

Để hỗ trợ cho đổi mới chương trình, SGK, PPDH thì không thể không đổi mới việc kiểm tra đánh giá KQHT của HS. Vì thế, Bộ GD&ĐT đã đề ra cho các trường THPT thực hiện một số giải pháp nhằm cải tiến quy chế về kiểm tra và thi cử ở các cấp học theo định hướng:

- Đánh giá toàn diện, nghiêm túc, công bằng, phân loại tích cực, kịp thời. Phối hợp giữa đánh giá thường xuyên và định kỳ, giữa đánh giá của GV và tự đánh giá của HS, giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng.

- Sử dụng nhiều phương tiện và nhiều công cụ đánh giá khác nhau nhằm giảm dần những căng thẳng, những bất cập và tiêu cực trong kiểm tra, thi cử.

- Xoá bỏ tư tưởng “thành tích” trong đánh giá.

- Xây dựng ngân hàng đề kiểm tra theo quy trình khoa học và theo trình độ chuẩn của chương trình để tiến tới có thể kiểm tra lớn ở từng vùng hoặc cả nước.

Kết luận chương 1

Chương 1 đã trình bày một số vấn đề cơ bản thuộc cơ sở lý luận và thực tiễn về kiểm tra, đánh giá trong dạy học; trong đó chú trọng nghiên cứu việc đổi mới kiểm tra đánh giá KQHT của HS với hình thức sử dụng câu hỏi TNKQ. Những kết quả nghiên cứu này tương đối chặt chẽ, đầy đủ, khoa học và mang tính thực tiễn. Vận dụng những lý luận đó cùng với thực tiễn dạy học đã giúp chúng tôi trình bày việc kiểm tra đánh giá KQHT bằng câu hỏi TNKQ trong môn Hình học 12 qua chương III “Phương pháp tọa độ trong không gian” một cách dễ dàng hơn và có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc triển khai. Tuy còn nhiều việc phải làm, nhưng có thể thấy rằng: Nghiên cứu và vận dụng hình thức TNKQ áp dụng trong dạy học môn Toán ở trường phổ thông là cần thiết, có tác dụng tốt trong công tác kiểm tra đánh giá KQHT của HS, phát huy hết những ưu điểm của TNKQ, góp phần đổi mới PPDH và kiểm tra đánh giá.

Chương 2

KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH BẰNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN THỂ HIỆN QUA NỘI DUNG

PHƯƠNG PHÁP TỌA ĐỘ TRONG KHÔNG GIAN

Chương trình Hình học 12 - Ban cơ bản gồm có ba chương: - Chương 1: Khối đa diện

- Chương 2: Mặt nón, mặt trụ, mặt cầu.

- Chương 3: Phương pháp tọa độ trong không gian

Trong khuôn khổ của luận văn này, chúng tôi tập trung vào việc kiểm tra kiến thức trong chương “Phương pháp tọa độ trong không gian” nhằm đánh giá KQHT của HS với hình thức câu hỏi TNKQ. Chương này gồm 3 bài được dạy trong 17 tiết trong đó có 2 tiết dùng để ôn tập. Cụ thể là:

- Bài 1: Hệ trục tọa độ trong không gian (4 tiết). - Bài 2: Phương trình mặt phẳng (5 tiết).

- Bài 3: Phương trình đường thẳng trong không gian (6 tiết). Trong mỗi bài, chúng tôi trình bày theo các trình tự sau: - Xác định nội dung cơ bản của bài học.

- Xác định mục tiêu dạy học. - Xác định mức độ HS cần đạt.

- Xây dựng các câu hỏi TNKQ dùng để kiểm tra đánh giá KQHT của HS.

Một phần của tài liệu Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng câu hỏi trắc nghiệm khách quan thể hiện qua nội dung phương pháp tọa độ trong không gian (hình học 12 ban cơ bản) luận văn thạc sĩ toán học (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w