.
3.2. Nội dung tổ chức thực nghiệm
3.2.1. Nội dung thực nghiệm
- Chúng tôi sử dụng một phần câu hỏi đã biên soạn ở chương 2 của luận văn để thiết kế đề kiểm tra với phương pháp TNKQ. Đó là các câu hỏi TNKQ về hệ tọa độ trong không gian, pt của mặt cầu, pt của mp, pt của đt trong không gian.
- Tổ chức cho GV và HS làm quen việc kiểm tra với phương pháp TNKQ:
+) Đối với GV: Kiểm tra với phương pháp TNKQ được xem như là cách làm đổi mới trong kiểm tra đánh giá hiện nay. Do đó, để phương pháp kiểm tra đánh giá bằng TNKQ được sử dụng hiệu quả trong quá trình dạy học thì người GV phải được tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ về kỹ thuật kiểm tra TN và trang bị cho họ cơ sở lý luận về kiểm tra TN, bao gồm các nội dung sau:
i) Xác định rõ mục đích, yêu cầu kiểm tra.
ii) Xác định nguyên tắc xây dựng hệ thống câu hỏi, biên soạn câu hỏi, kiểm tra mức độ chính xác của câu hỏi bằng đáp án chi tiết cho các câu. Nếu cho HS tham khảo thì có thể ghi lời giải cùng với sự phân tích cụ thể để học sinh hiểu rõ lý do chọn đáp án.
iii) Cách tổ hợp các câu hỏi thành bộ đề.
iv) Xác định cách thức kiểm tra vá đánh giá đáp ứng được mục đích, yêu cầu kiểm tra.
v) Tập huấn cho GV cách sử dụng, khai thác phần mềm Mcmix (ngoài phần mềm này, còn có các phần mềm trộn câu hỏi TNKQ như: Quiz Maker, AMtp, ExamGen, EmpTest, Trac nghiem, Testor, TestProLite).
+) Đối với HS: Theo chúng tôi, hiện nay kết quả bài kiểm tra bằng câu hỏi TNKQ phản ánh đúng thực chất trình độ của HS. Mặc dù hiện nay các môn như Vật lý, Hóa học, Sinh học và Ngọai ngữ của lớp 12 đều kiểm tra, thi với phương pháp TNKQ và HS đã làm quen với cách kiểm tra bằng TNKQ. Nhưng mỗi môn học có những đặc trưng riêng trong cách làm bài. Vì thế, trước khi kiểm tra 15 phút, kiểm tra 45 phút bằng phương pháp TNKQ thì GV cần luyện tập cho HS làm quen với cách trình bày và khả năng suy nghĩ độc lập. Giáo viên có thể tổ chức luyện tập cho HS bằng các hình thức sau:
i) Dùng hình thức TN kết quả trong quá trình giảng bài mới hoặc phần củng cố kiến thức sau mỗi bài.
ii) Dùng hình thức TNKQ vấn đáp đầu giờ học, GV có thể sử dụng hình thức TNKQ với những câu hỏi TNKQ đơn giản.
iii) Trong quá trình ôn tập hết chương, ôn tập tổng kết học kỳ, ôn tập cuối năm, GV cần chuẩn bị hệ thống câu hỏi TNKQ để kiểm tra và cho HS làm bài TNKQ thử.
3.2.2. Tổ chức thực nghiệm
* Chọn lớp thực nghiệm: Chúng tôi chọn hai lớp 12A1 gồm 42 HS và 12A2 gồm 44 HS của trường THPT Tân Trụ 2 – tỉnh Long An để tổ chức thực nghiệm: lớp 12A1 làm lớp thực nghiệm và lớp 12A2 làm lớp đối chứng. GV dạy lớp thực nghiệm là cô Nguyễn Thị Thu Thủy và GV dạy lớp đối chứng là thầy Đặng Quốc Cường.
Trong quá trình dạy lớp thực nghiệm, cô Nguyễn Thị Thu Thủy có kết hợp kiểm tra bằng câu hỏi TNKQ mà chúng tôi đã biên soạn. Tùy theo nội dung bài học ở mỗi tiết dạy và thời lượng cho mỗi bài kiểm tra mà GV này chọn câu hỏi TNKQ với các mức độ để kiểm tra việc học tập của HS, đồng thời cũng để các em được làm quen với việc trả lời các câu TN toán.
- GV dạy thực nghiệm cho rằng việc cài đặt các câu hỏi TNKQ trong quá trình dạy học làm cho không khí học tập thoải mái và vui vẻ hơn, giảm bớt phần nào sự căng thẳng trong giờ học môn Toán thường khô khan, khó hiểu, giúp HS nắm vững kiến thức hơn. Nhận xét này phù hợp với những gì mà chúng tôi đã quan sát trên lớp thực nghiệm.
* Số tiết dạy thực nghiệm 10 tiết.
Sau các tiết dạy thực nghiệm, chúng tôi cùng GV dạy thực nghiệm có tham khảo ý kiến HS theo mẫu dưới đây, sau đó thống kê các ý kiến đó:
PHIẾU LẤY Ý KIẾN HỌC SINH
Các em vui lòng cho giáo viên biết các thông tin sau:
Họ và tên: ……….……… Lớp: 12A1
STT Câu hỏi
Chọn câu trả lời (Khoanh tròn vào phương án lựa chọn) 1 Việc kiểm tra với câu hỏi trắc nghiệm khách quan
trong bài học có giúp các em nắm bài tốt hơn không ?
A Có
B Không 2 Các câu hỏi trắc nghiệm khách quan có vừa sức với
các em không ?
A Có
B Không 3 Em có thích phương pháp dạy học có kết hợp câu hỏi
trắc nghiệm khách quan hay không ?
A Có
B Không
4
Em có thể biên soạn được câu hỏi trắc nghiệm khách quan tương tự dùng để kiểm tra đánh giá được hay không ?
A Có
B Không
Cuối thời gian thực nghiệm. chúng tôi cho HS làm một bài kiểm tra 15 phút vào giờ ôn tập chương “Phương pháp tọa độ trong không gian”.
Để soạn đề kiểm tra này chúng tôi sử dụng phần mềm Mcmix phiên bản 1.10 được Th.s Võ Tấn Quân và kỹ sư Nguyễn Vũ Hoàng Anh nghiên cứu và phát triển để trộn các câu hỏi TNKQ, các phương án trả lời nhằm tránh trường hợp các HS có thể trao đổi với nhau trong quá trình làm bài. Đây là phần mềm được đánh giá hay và đã được Bộ GD&ĐT chọn để sử dụng trong các kỳ thi quốc gia.
Sau khi kiểm tra, chúng tôi cùng GV dạy Toán của lớp chấm điểm và thông báo kết quả, nhận xét, rút kinh nghiệm cho HS.
* Thời gian thực nghiệm:
Thực nghiệm được tiến hành đồng thời lồng ghép vào bài giảng theo phân phối chương trình môn Toán lớp 12 của Bộ GD&ĐT năm học 2011-2012 đối với chương “Phương pháp tọa độ trong không gian”