.
3.3. Kết quả thực nghiệm sư phạm
3.3.1. Thống kê kết quả khảo sát lấy ý kiến HS
Chúng tôi thống kê các câu hỏi đạt tỷ lệ như sau trong số 42 học sinh lớp 12A1:
STT Câu hỏi Kết quả (%)
1 Việc kiểm tra với câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong bài học có giúp các em nắm bài tốt hơn không ?
100 Có
0 Không 2 Các câu hỏi trắc nghiệm khách quan có vừa sức với
các em không ?
92,9 Có
7,1 Không 3 Em có thích phương pháp dạy học có kết hợp câu hỏi
trắc nghiệm khách quan hay không ?
100 Có
0 Không
4
Em có thể biên soạn được câu hỏi trắc nghiệm khách quan tương tự dùng để kiểm tra đánh giá được hay không ?
47,6 Có
52,4 Không
Kết quả cho thấy:
Hầu hết các em đều cho rằng các câu hỏi TNKQ là vừa sức với các em, giúp các em nắm bài tốt hơn, làm cho các em hứng thú học tập hơn, gần 50% HS tin rằng có thể ra được câu hỏi TNKQ tương tự.
Kết quả này phần nào minh họa được tính hiệu quả của đề tài “Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng câu hỏi trắc nghiệm khách quan thể hiện qua nội dung phương pháp tọa độ trong không gian – Hình học lớp 12, Ban cơ bản” có tương tác dùng trong quá trình giảng dạy để kiểm tra đánh giá mức độ tiếp thu bài học của HS sau mỗi bài học, giúp HS củng cố, khắc sâu các khái niệm, định nghĩa, định lý, hệ quả, công
thức,… đã học cũng như tránh được các sai sót trong quá trình giải toán, hiểu sâu và hiểu chắc kiến thức.
3.3.2. Thiết lập ma trận đề kiểm tra 15 phút:
Chúng tôi sử dụng đề 4 đã nêu trong chương 2 của luận văn này để tiến hành thực nghiệm. Đề kiểm tra 15 phút này có tỷ lệ 40% lý thuyết và 60% bài tập và chỉ yêu cầu ở các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng để giải các bài tập đơn giản. Tỷ lệ giữa các mức độ thể hiện rõ trong bảng ma trận.
Trước khi cho HS kiểm tra, GV tiến hành biên soạn đề kiểm tra. Khi biên soạn đề, GV cần thiết kế ma trận đề. Sau đây là ma trận đề kiểm tra 15 phút của chương “Phương pháp tọa độ trong không gian”:
Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
TN TL TN TL TN TL
Tìm tọa độ của điểm
Câu 1,
2,0 1,0
Tìm tọa độ của vectơ
Câu 2 1,0 1,0 Tìm tâm và bán kính mặt cầu Câu 3 1,0 1,0 Xác định vectơ pháp tuyến của mặt phẳng, vectơ chỉ phương của đường thẳng Câu 5, Câu 10 2,0 2,0 Phương trình mặt phẳng Câu 7 1,0 Câu 6 1,0 2,0
Vị trí tương đối giữa hai mặt phẳng Câu 8 1,0 1,0 Tính khoảng cách từ một điểm đến một mặt phẳng. Câu 9 1,0 1,0 Viết phương trình đường thẳng trong Câu 4
không gian 1,0 1,0
Tổng điểm 4,0 3,0 3,0 10,0
3.3.3. Đề kiểm tra 15 phút chương “ Phương pháp tọa độ trong không gian”
Đề gồm 10 câu hỏi trắc nghiệm khách quan. Câu 1:
Trong không gian Oxyz, cho ba điểm M(3; -4; 7), N(-5; 3; -2) và P(1; 2; -3). Tọa độ của điểm Q sao cho MNPQ là hình bình hành là:
A. Q(9; -5; 6) B. Q(-7; 9; -12) C. Q(7; -9; 12) D. Q(9; 10; 5) Câu 2:
Trong không gian Oxyz, cho hai điểm P(1;0;-2) và điểm Q(-3;4;1). Tọa độ của vectơ PQuuur là:
A. (4; -4; 3) B. (-2; 4; -1) C. (-4; 4; 3) D. (-4; 4; -1) Câu 3:
Tâm và bán kính của mặt cầu: 2x2 + 2y2 + 2z2 - 4x - 8y + 12z – 4 = 0là: A. Tâm I(- 2; - 4; 6), bán kính R=2 15
B. Tâm I(2; 4; -6), bán kính R= 2 15
C. Tâm I(-1; -2; 3), bán kính R=4
D. Tâm I(1; 2; - 3), bán kính R=4
Câu 4:
Phương trình của mặt cầu có tâm I(3; -2;1) và đi qua điểm M(2; -1; -3) là: A. (x - 3)2 + (y +2)2 + (z -1)2 = 14 B. (x + 3)2 + (y -2)2 + (z + 1)2 = 18 C. (x - 3)2 + (y +2)2 + (z - 1)2 = 18 D. (x - 3)2 + (y +2)2 + (z - 1)2 = 3 2 Câu 5:
Mặt phẳng có phương trình: 2x – 5z + 3 = 0 có vectơ pháp tuyến là: . (2; 5;3) . (2; 5;0) . (2;0; 5) . (2;5;3) A n B n C n D n = − = − = − = r r r r Câu 6:
Trong không gian Oxyz, cho ba điểm M(2; 0; 0), N(0; -4; 0) và P(0; 0; 3). Phương trình của mặt phẳng (MNP) là: . 6 3 4 12 0 . 6 3 4 12 0 . 6 3 4 0 . 6 3 4 12 0 A x y z B x y z C x y z D x y z − − − = − + + − = − − + = − + − = Câu 7:
Trong không gian Oxyz, phương trình 2x + 5y – 7 = 0 là phương trình của: A. Mặt phẳng B. Đường thẳng
C. Đường tròn D. Mặt cầu. Câu 8:
Cho hai mặt phẳng ( )α : 2x−3y+ − =5z 11 0 ( )β : 6x−9y+15z−33 0=
Hai mặt phẳng trên ở vị trí nào trong các vị trí sau ?
A. Song song B. Cắt nhau
C. Trùng nhau D. Vuông góc nhau Câu 9: Khoảng cách từ điểm M(-2; 3; -1) đến mặt phẳng( )α : 3x−4z− =3 0là: A. -1 B. 1 C. 2 5 − D. 2 5 Câu 10:
Đường thẳng có phương trình 1 6 5
2 1 3
x− = y+ = z−
− thì có vectơ chỉ phương là:
. ( 1;6; 5) . (1; 6;5) . ( 2;1;3) . ( 2;1; 0) A a B a C a D a = − − = − = − = − r r r r
3.3.4. Đáp án của đề kiểm tra
1-A 2-C 3-D 4-B 5-C 6-D 7-A 8-D 9-B 10-C
3.3.5. Những ý định sư phạm của đề kiểm tra:
- Kiểm tra ở ba mức độ của quá trình nhận thức: nhận biết, thông hiểu, vận dụng theo tỷ lệ điểm 4: 3: 3
- Để chấm bài, chúng tôi yêu cầu HS dùng bút chì tô kín vào các phương án lựa chọn trong Phiếu trả lời trắc nghiệm và chấm điểm bằng cách đục lỗ:
PHIẾU TRẢ LỜI TRẮC NGHIỆM
Họ và tên học sinh: ………. Lớp: 12A ………
Câu hỏi Phương án chọn 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
3.3.6. Thống kê kết quả bài kiểm tra
Sau khi chấm bài, chúng tôi tiến hành thống kê kết quả điểm số của HS ở hai lớp tổ chức thực nghiệm như sau:
Điểm 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Số bài Lớp 12A1 0 0 0 2 5 5 10 9 4 3 4 A B C D A B C D A B C D A B C D A B C D A B C D A B C D A B C D A B C D A B C D
Lớp 12A2 0 0 0 6 9 8 5 6 6 4 0
3.3.7. Phân tích số liệu
- Chúng tôi sử dụng công thức sau để tính các tham số thống kê, từ đó làm cơ sở để phân tích kết quả các bài kiểm tra.
+ Giá trị trung bình: 1 1 2 2 ... k k x m x m x m X n + + + = hay ( )2 1 1 i k i i i X x m x X n = = ∑ − với n m= 1+m2 + +... mk + Độ lệch chuẩn: ( )2 1 k i i i m x X s n = − = ∑
+ Độ biến thiên của các bài kiểm tra so với điểm trung bình : T s (%)
X = Lớp 12A1 Điểm (xi) 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tần số (mi) 0 0 0 2 5 5 10 9 4 3 4 Tần suất (%) i m n ÷ 0 0 0 4,8 11,9 11,9 23,8 21,4 9,5 7,2 9,5 Các tham số thống X s T 6,5 1,88 29%
Xếp loại Yếu, kém Trung bình Khá, giỏi 7/42≈16,7% 15/42≈35,7% 20/42≈47,6%
* Phân tích kết quả:
Nhìn vào bảng tổng hợp điểm và bảng tổng hợp các tham số thống kê của lớp 12A1, ta thấy:
- Điểm trung bình: X =6,5
- Điểm các bài làm của HS phân phối xung quanh điểm trung bình là: 1,88 - Độ biến thiên của các bài kiểm tra so với điểm trung bình là: 28,9%
- Các bài kiểm tra phần lớn đạt điểm từ trung bình trở lên, trong đó điểm khá - giỏi có tỷ lệ cao (47,6%) và điểm số trải rộng trong khoảng từ 3 đến 10 điểm.
Lớp 12A2 Điểm (xi) 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tần số (mi) 0 0 0 6 9 8 5 6 6 4 0 Tần suất (%) i m n ÷ 0 0 0 13,6 20,5 18,2 11,4 13,6 13,6 9,1 0 Các tham số thống X s T 5,68 1,9 33%
Xếp loại Yếu, kém Trung bình Khá, giỏi
15/44≈34,1% 13/44≈29,5% 16/44≈36,4%
* Phân tích kết quả:
Nhìn vào bảng tổng hợp điểm và bảng tổng hợp các tham số thống kê của lớp 12A2, ta thấy:
- Điểm trung bình: X =5,68
- Điểm các bài làm của HS phân phối xung quanh điểm trung bình là: 1,9 - Độ biến thiên của các bài kiểm tra so với điểm trung bình là: 33%
- Các bài kiểm tra có tỷ lệ yếu - kém nhiều hơn và tỷ lệ khá - giỏi thấp hơn so với lớp 12A1
* Biểu đồ xếp loại điểm kiểm tra ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng (đơn vị tính: %)
* Phân tích các tham số đặc trưng của bài kiểm tra TNKQ: - Sắp xếp các bài kiểm tra thành ba loại:
+ Loại 1: Gồm 28% bài có điểm ở mức cao nhất + Loại 2: Gồm 44% bài có điểm ở mức trung bình + Loại 3: Gồm 28% bài có điểm ở mức thấp
- Lập bảng thống kê cách chọn câu trả lời ở mỗi câu hỏi ở HS
- Tính độ khó và độ phân biệt của từng câu hỏi theo các công thức sau:
Tổng số HS trả lời đúng câu hỏi + Độ khó: p =
Tổng số HS trả lời câu hỏi
Tỷ lệ (%)
+ Độ phân biệt: K1 K2
E
n
− =
trong đó: K1: là số HS trả lời đúng của nhóm cao.
K2 : là số HS trả lời đúng của nhóm thấp. n : là số HS trong mỗi nhóm.
Bảng phân loại độ khó, độ phân biệt của 10 câu hỏi TNKQ
Câu hỏi Tổng số HS (86 HS) Tổng số HS chọn Độ khó Độ Nhóm điểm cao chọn đúng Nhóm điểm trung bình chọn đúng Nhóm điểm thấp chọn đúng 1 20 19 7 46 0,53 0,54 2 24 27 16 67 0,78 0,33 3 19 27 9 55 0,64 0,42 4 19 23 8 50 0,58 0,46 5 24 23 13 60 0,7 0,46 6 20 22 7 49 0,57 0,54 7 22 18 12 52 0,6 0,42 8 24 23 9 56 0,65 0,63 9 20 18 7 45 0,52 0,54 10 16 14 1 31 0,36 0,63
Căn cứ vào cách tính độ khó, độ phân biệt của Dương Thiệu Tống, Nguyễn Phụng Hoàng, chúng tôi có bảng xếp loại các câu hỏi TNKQ trong đề kiểm tra 15 phút đã cho khảo sát HS như sau:
Bảng xếp loại các câu hỏi TNKQ trong đề kiểm tra
Xếp loại Độ khó Độ phân biệt Câu hỏi
số Khó Trung bình Dễ Tốt
Trung
bình Kém 1,3,4,6,7,8,9,10 2,5 1,3,4,5,6,7,8,9,10 2
Kết quả cho thấy: Đề kiểm tra đảm bảo được độ khó và độ phân biệt như đã trình bày trong phần lý luận. Tuy nhiên, còn 2 câu thuộc độ dễ và 1 câu có độ phân biệt trung bình. Trong quá trình thực nghiệm và rút kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cố gắng sửa chữa và
làm hoàn thiện hơn những câu hỏi có độ dễ, độ phân biệt chưa tốt để phương pháp kiểm tra đánh giá bằng câu hỏi TNKQ phát huy hiệu quả hơn nữa.
Từ việc phân tích, thông kê kết quả kiểm tra ở trên, cho thấy:
- Đối với lớp thực nghiệm làm quen với kiểm tra bằng câu hỏi TNKQ trong các giờ học và giờ kiểm tra (lớp 12A1) thì kết quả bài kiểm tra cao hơn và số lượng HS đạt điểm khá, giỏi tương đối cao. Đặc biệt, số lượng HS trả lời đúng các câu hỏi của cả hai lớp đạt 74,4% HS đạt điểm từ 5 đểm trở lên. Điều đó chứng tỏ các kết quả đúng trong bài kiểm tra bằng câu hỏi TNKQ không phải là sự đoán mò hay lựa chọn ngẫu nhiên mà là do HS có tư duy lôgic đúng đắn, nắn được kiến thức, kỹ năng trong chương trình đã học.
Phương pháp kiểm tra bằng câu hỏi TNKQ có khả năng thực thi nếu GV vận dụng phương pháp này đúng kĩ thuật, đồng thời giúp GV có sự thay đổi về phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá thường xuyên để điều chỉnh phương pháp dạy và HS có sự thay đổi phương pháp học để đáp ứng được yêu cầu kiểm tra bằng TNKQ.
Kết luận chương 3
Thông qua quá trình thực nghiệm và từ kết quả bài kiểm tra của HS cho thấy:
- Việc kiểm tra với câu hỏi TNKQ về PPTĐ trong không gian là có thể thực thi được.
- Việc đưa các câu hỏi TNKQ vào trong bài giảng làm cho các em học sôi nổi, hứng khởi hơn, tập trung suy nghĩ các kiến thức được học, hiểu thấu đáo các vấn đề GV truyền đạt, đồng thời tạo không khí thoải mái cho HS, cho nên có thể thực hiện được ở trưởng phổ thông.
- Phương pháp kiểm tra, đánh giá bằng TNKQ giúp HS có tư duy tốt, tăng khả năng phán đoán vấn đề, nắm chắc kiến thức và rèn luyện được sự linh hoạt trong tư duy của HS.
- Phương pháp kiểm tra đánh giá bằng TNKQ góp phần vào việc đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá KQHT của HS nhằm đổi mới PPDH.
Tuy số tiết thực nghiệm không nhiều, số lượng HS được làm bài kiểm tra và số câu hỏi thực nghiệm còn khiêm tốn nhưng bước đầu đã kiểm chứng tính khả thi, tính hiệu
quả của việc kiểm tra đánh giá với phương pháp TNKQ với các câu hỏi đã được biên soạn. Qua đó, giả thuyết khoa học nêu ra đã được kiểm nghiệm.
KẾT LUẬN
Luận văn đã đạt được những kết quả chủ yếu sau đây:
1. Góp phần làm sáng tỏ khái niệm kiểm tra, đánh giá KQHT của HS bằng câu hỏi TNKQ.
2. Đề xuất việc kiểm tra đánh giá KQHT của HS bằng câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn với ba mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng; vận dụng những kỹ thuật xây dựng đề kiểm tra bằng câu hỏi TNKQ với việc thiết lập ma trận đề khi GV tiến hành kiểm tra viết; biên soạn một hệ thống gồm 63 câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn, cùng với 2 đề kiểm tra 45 phút, 2 đề kiểm tra 15 phút có sử dụng câu hỏi TNKQ dùng để kiểm tra phần Phương pháp tọa độ trong không gian. Qua đó, giúp GV đánh giá KQHT của HS trong một chương của môn Hình học 12, làm cơ sở để điều chỉnh phương pháp dạy của bản thân và phương pháp học của HS sao cho đạt hiệu quả nhất.
3. Kết quả thực nghiệm sư phạm đã phần nào minh họa được tính khả thi và hiệu quả của đề tài “Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng câu hỏi trắc nghiệm khách quan thể hiện qua nội dung phương pháp tọa độ trong không gian (Hình học 12 - Ban cơ bản)”.
Với những ưu thế của TNKQ so với phương pháp tự luận, chúng tôi hy vọng rằng việc kiểm tra với phương pháp TNKQ sẽ được áp dụng rộng rãi vào việc kiểm tra đánh giá KQHT của HS trong các trường THPT, góp phần đổi mới PPDH, phương pháp kiểm tra đánh giá. Hệ thống các câu hỏi TNKQ và các đề kiểm tra mà chúng tôi biên soạn có thể dùng cho các đồng nghiệp nghiên cứu, sử dụng trong quá trình giảng dạy, kiểm tra và dành cho HS tham khảo để học tập.
Với 63 câu hỏi cụ thể ở ba mức độ nhận thức: nhận biết (16 câu), thông hiểu (14 câu), vận dụng (33 câu trong đó có 4 câu ở mức vận dụng sáng tạo), cùng với 4 đề kiểm tra (2 đề kiểm tra 15 phút và 2 đề kiểm tra 45 phút), luận văn này đã góp thêm một viên gạch trên con đường nghiên cứu về kiểm tra đánh giá bằng câu hỏi TNKQ cho môn Toán nói chung và cho phần Phương pháp tọa độ trong không gian của Hình học 12 - Ban cơ bản nói riêng nhằm nâng cao chất luợng dạy - học.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Phan Lưu Biên (2003), 500 câu hỏi trắc nghiệm tổng hợp môn Toán, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[2]. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chương trình phát triển giáo dục trung học (2011), Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên về biên soạn đề kiểm tra, xây dựng thư viện câu hỏi và bài tập môn Toán cấp trung học phổ thông, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[3]. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Dự án Phát triển Giáo dục THCS II (2006), Tài liệu đánh giá cho các lớp tập huấn của Dự án Phát triển THCS II, Hà Nội.
[4]. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (2006), Kỷ yếu hội thảo khoa học - Đổi mới phương pháp dạy học và phương pháp đánh giá đối với giáo dục phổ thông, Cao đẳng và Đại học Sư phạm, Hà Nội.
[5]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2003), Những cơ sở của kỹ thuật trắc nghiệm, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[6]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục Trung học phổ thông, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[7]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1996), Trắc nghiệm và đo lường cơ bản trong giáo dục,
NXB Giáo dục, Hà Nội.