Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH Sài Gòn công thương chi nhánh Cần Thơ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINHDOANH CỦA NGÂN HÀNG SÀI GÒN CÔNG
THƯƠNG CHI NHÁNH CẦN THƠ
MSSV: 4043495Lớp Tài chính 2 - K30MS lớp: KT0421A2
NĂM 2008
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ đề tài nghiên cứu khoa học nào.
Sinh viên thực hiện
NGÔ UẤT VỸ
Trang 3LỜI CẢM TẠ
Sau thời gian thực tập tại ngân hàng Sài Gòn Công Thương Chi nhánh CầnThơ, em đã được sự hướng dẫn tận tình của các cô chú, anh chị trong ngân hàng,đã tạo điều kiện cho em tiếp xúc thực tế Quá trình này đã giúp cho em rất nhiềunhững điều bổ ích, bổ sung những kiến thức mà thầy cô đã truyền đạt cho em tạitrường.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc đã nhận em vào chi nhánh thựctập, cảm ơn tất cả các cô chú anh chị trong ngân hàng Sài Gòn Công Thương Chinhánh Cần Thơ đã tạo những điều kiện thuận lợi cho em tiếp xúc, làm quen vớinhững kiến thức thực tế, và giúp em trong việc nghiên cứu, tìm hiểu đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong Khoa Kinh tế - QTKD TrườngĐại học Cần Thơ đã truyền đạt cho em những kiến thức vô cùng quý giá, làm nềntảng nhận thức trong việc tiếp xúc thực tiễn và hành trang trong làm việc sau nàycủa em Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn cô TỐNG YÊN ĐAN đã tận tìnhhướng dẫn cho em hoàn thành tốt đề tài này.
Sau cùng em xin chúc quý thầy cô được dồi dào sức khỏe, luôn đóng góptích cực cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo Kính chúc toàn thể cán bộ công nhânviên trong ngân hàng Sài Gòn Công Thương Chi nhánh Cần Thơ lời chúc tốt đẹpnhất.
Trân trọng kính chào! Sinh viên thực hiện
NGÔ UẤT VỸ
Trang 4MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: i
GIỚI THIỆU 1
1.1 Sự cần thiết của đề tài: 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu 2
1.4 Phương pháp nghiên cứu 2
1.5 Lược khảo tài liệu: 3
CHƯƠNG 2: 4
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
2.1 Các chỉ số đo lường hiệu quả hoạt động: 4
2.2 Các mô hình về khả năng sinh lời 8
CHƯƠNG 3: 13
GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH CẦN THƠ 13
3.1 Khái quát về Ngân hàng Sài Gòn Công Thương 13
3.2 Vài nét về Sài Gòn Công Thương Ngân hàng Chi nhánh Cần Thơ: 15
3.3 Một số quy định chung trong cho vay 17
3.4 Khái quát về hoạt động kinh doanh của Sài Gòn Công Thương chi nhánh Cần Thơ 3 năm qua: 20
CHƯƠNG 4: 23
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH CẦN THƠ 23
4.1 Phân tích tổng quát về thu nhập 23
4.2 Phân tích tổng quát về chi phí: 37
4.3 Phân tích tình hình lợi nhuận: 49
5.1.2 Nguyên nhân của các hạn chế trên: 70
5.2 Các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Sài Gòn Công Thương Chi nhánh Cần Thơ 73
5.3 Nhận xét về tính phù hợp của các giải pháp trên: 80
CHƯƠNG 6: 89
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 89
6.1 Kết luận: 89
6.2 Kiến nghị 91
Trang 5DANH MỤC BẢNG
BẢNG 3.1 TÌNH HÌNH THU NHẬP, CHI PHÍ QUA 3 NĂM 20
BẢNG 4.1 TÌNH HÌNH DƯ NỢ CHO VAY 24
THEO NGÀNH QUA 3 NĂMBẢNG 4.2 TÌNH HÌNH DƯ NỢ CHO VAY 24
THEO THỜI GIAN QUA 3 NĂM BẢNG 4.3 PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG 27
QUA 3 NĂMBẢNG 4.4 CƠ CẤU CÁC KHOẢN MỤC THU NHẬP 31
TRONG TỔNG THU NHẬPBẢNG 4.5 CƠ CẤU THU NHẬP TỪ LÃI VÀ THU NHẬP 31
NGOÀI LÃI TRONG TỔNG THU NHẬPBẢNG 4.6 CƠ CẤU CÁC KHOẢN THU NHẬP NGOÀI LÃI 34
TRONG TỔNG THU NGOÀI LÃIBẢNG 4.7 LÃI SUẤT BÌNH QUÂN ĐẦU RA 34
BẢNG 4.8 TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHỈ TIÊU VỀ 35
KINH DOANH NGOẠI HỐIBẢNG 4.9 TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN QUA 3 NĂM 39
BẢNG 4.10 CƠ CẤU CÁC KHOẢN CHI PHÍ TRONG TỔNG CHI PHÍ 39
BẢNG 4.11 CƠ CẤU CHI PHÍ NGOÀI LÃI VÀ CHI PHÍ TRẢ LÃI 43
BẢNG 4.12 CƠ CẤU CÁC KHOẢN MỤC CHI PHÍ TRONG 43
CHI PHÍ NGOÀI LÃIBẢNG 4.13 LÃI SUẤT BÌNH QUÂN ĐẦU VÀO 44
BẢNG 4.14 TÌNH HÌNH DƯ NỢ CHO VAY QUA 3 NĂM 44
BẢNG 4.15 CÁC CHỈ TIÊU VỀ LỢI NHUẬN 49
BẢNG 4.16 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ 55
Trang 6BIỂU ĐỒ 4.4 SO SÁNH CÁC LOẠI NGUỒN VỐN 38TRONG TỔNG NGUỒN VỐN
BIỂU ĐỒ 4.5 SO SÁNH TỶ TRỌNG CHI PHÍ NGOÀI LÃI 42 VÀ CHI PHÍ TRẢ LÃI QUA 3 NĂM
BIỂU ĐỒ 4.6 SO SÁNH TỶ TRỌNG CÁC NGUỒN 42THU NGOÀI LÃI TRONG TỔNG THỂ QUA 3 NĂM
BIỂU ĐỒ 4.7 SO SÁNH LÃI SUẤT BÌNH QUÂN ĐẦU VÀO 48 VÀ LÃI SUẤT BÌNH QUÂN ĐẦU RA
Trang 7DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
SGCT: Sài Gòn Công ThươngNHTM: ngân hàng thương mạiNHCP: ngân hàng cổ phần
NHTMCP: ngân hàng thương mại cổ phầnHTNH: hệ thống ngân hàng
NHNN: ngân hàng nhà nướcBCĐKT: bảng cân đối kế toán BCTC: báo cáo tài chínhNA: không có số liệuTCTD: tổ chức tín dụng
TTCK: thị trường chứng khoánĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long
Trang 8TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN VĂN
Sự kiện Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mạithế giới (WTO) đã mở ra cho nền kinh tế những cơ hội lớn cũng như những tháchthức không nhỏ, đứng trước môi trường cạnh tranh mới này, vấn đề phải thườngxuyên đánh giá và phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là vấn đề quan trọnghàng đầu với các ngân hàng thương mại Việt Nam, bởi vì chỉ có như vậy thì lãnhđạo ngân hàng mới biết rõ được thực lực của ngân hàng mình từ đó mà đề rachiến lược kinh doanh phù hợp với môi trường cạnh tranh mới vừa đảm bảo tốcđộ tăng trưởng ổn định vừa đạt tính an toàn và ổn định trong kinh doanh Do đó,Ngân hàng Sài Gòn Công Thương chi nhánh Cần Thơ cũng không ngoại lệ.
Sau khi phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Sài Gòn Công Thươngchi nhánh Cần Thơ qua 3 năm 2005, 2006 và 2007, ta rút ra được một số kết luậnsau về Ngân hàng:
Điểm mạnh của ngân hàng là Ban Giám Đốc có chiến lược kinh doanhđúng đắn, dựa vào yếu tố ổn định, an toàn và bền vững để phát triển chứ khôngchạy đua theo tốc độ tăng trưởng, cũng như luôn coi trọng yếu tố chất lượng tíndụng hơn là yếu tố quy mô, tốc độ tăng doanh số tín dụng hàng năm Chính nhờchiến lược kinh doanh đúng hướng này mà đã mang lại lợi nhuận cao cũng nhưtốc độ tăng trưởng lợi nhuận cao, hạn chế được những yếu tố cạnh tranh khônglành mạnh trên thị trường địa bàn thành phố Cần Thơ 3 năm trở lại đây, cũng nhưgiữ tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ luôn rất thấp, chất lượng và thị phần tín dụngngày càng được nâng cao và mở rộng Điểm mạnh khác là ngân hàng luôn cómột đội ngũ khách hàng trung thành, truyền thống gắn bó với ngân hàng, đây vừalà một thị phần tín dụng ổn định vừa là một kênh thông tin hữu ích cung cấp chongân hàng nguồn khách hàng mới cũng như những biến động về thị trường trongvùng sớm nhất, cũng như những doanh nghiệp có tình hình tài chính không lànhmạnh Điểm mạnh kế tiếp là ngân hàng luôn kinh doanh có lợi nhuận qua 3 nămtrở lại đây, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận bình quân qua 3 năm là khá cao Điểmmạnh cuối cùng là Ban Giám Đốc và Phòng Kinh doanh của ngân hàng luôn chútrọng nghiên cứu và dự đoán trước về diễn biến của môi trường cạnh tranh trênđịa bàn cũng như những biến động trên nền kinh tế vĩ mô, từ đó mà ngân hàng
Trang 9luôn có biện pháp kịp thời và hiệu quả trong việc hạn chế những rủi ro do thayđổi môi trường kinh doanh gây ra.
Tuy nhiên, ngân hàng cũng có những hạn chế nhất định như là: yếu trongkhâu huy động vốn tại chỗ, dẫn đến nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng bị phụthuộc lớn từ nguồn vốn điều chuyển từ hội sở, chính điều này gây khó khăn chongân hàng trong việc kiểm soát tốc độ tăng của chi phí trả lãi bởi nguồn vốn vaytừ hội sở luôn có chi phí cao hơn vốn huy động tại chỗ, dẫn đến hạn chế luôntrong kiểm soát tổng chi phí, từ đó ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của lợinhuận qua các năm Điều này càng được khẳng định qua các kết quả tính toáncác chỉ số đánh giá lợi nhuận qua các năm: cụ thể các chỉ số này luôn biến độngkhông ổn định qua các năm và cũng không theo một xu hướng tăng hay giảm cụthể, điều này chứng tỏ rằng lợi nhuận của ngân hàng nói riêng cũng như tốc độtăng trưởng nói chung của ngân hàng còn bị hạn chế bởi các yếu tố nội tại cũngnhư yếu tố cạnh tranh bên ngoài đang diễn biến phức tạp Điểm hạn chế tiếp theocủa ngân hàng là khâu marketing: hoạt động tiếp thị, quảng cáo của ngân hàngcòn diễn ra đơn giản và lẻ tẻ, thiếu các chương trình quảng cáo, tiếp thị rầm rộtrên địa bàn, trên các phương tiện thông tin đại chúng nên hiệu quả tiếp thị đạtđược không cao Hạn chế cuối cùng là ngân hàng thiếu một quy trình đào tạo vàtuyển dụng ngân viên tại chỗ mang tính chuyên nghiệp và khoa học, dẫn đếnluôn thiếu và bị động về tình trạng thiếu nhân sự khi có hàng loạt nhân viên điqua ngân hàng khác.
Bố cục bài luận văn gồm có các phần sau: Phần giới thiệu chung, Phầnphương pháp luận và phương pháp nghiên cứu, Phần giới thiệu khái quát vềNgân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương chi nhánh Cần Thơ, Phần phân tíchthực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm 2005 - 2007,Phần các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng, Phần kết luậnvà kiến nghị.
Trang 10CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU1.1 Sự cần thiết của đề tài:
Sự kiện Việt Nam chính thức được trở thành thành viên của WTO đã tạora cho nền kinh tế những cơ hội phát triển lớn, đồng thời cũng mang đến nhữngthách thức cạnh tranh không nhỏ Và kinh doanh ngân hàng cũng không nằmngoài quy luật đó, để có thể tiến nhanh và tiến vững vào thị trường quốc tế thìhiệu quả hoạt động của các ngân hàng Việt Nam là vấn đề đáng quan tâm hàngđầu Để có thể tồn tại và phát triển trong môi trường ngày càng có nhiều đối thủcạnh tranh thì vấn đề đặt ra là: các ngân hàng thương mại phải thường xuyêncủng cố để thích nghi và phát triển không ngừng về quy mô và hiệu quả hoạtđộng Bởi vì, đối với lĩnh vực kinh doanh đặc biệt này, một ngân hàng kinhdoanh không hiệu quả để dẫn đến phá sản thì sẽ gây ảnh hưởng dây chuyền đếncả hệ thống ngân hàng.
Trong quá trình hoạt động, các ngân hàng ngày nay đang phải chịu nhữngsức ép rất lớn: một mặt phải đáp ứng các mục tiêu cổ đông, nhân viên, người gửitiền và các khách hàng vay vốn; mặt khác lại phải đảm bảo yêu cầu của các nhàlập pháp về sự lành mạnh của danh mục cho vay, đầu tư cũng như của chính sáchhoạt động mà ngân hàng đề ra Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triểncủa tổ chức ngân hàng, sự cạnh tranh của các khoản cho vay truyền thống củangân hàng cũng gia tăng một cách mạnh mẽ Các ngân hàng buộc phải thườngxuyên đánh giá lại chính sách đầu tư, quan hệ giữa thu nhập và rủi ro trong môitrường cạnh tranh mới này.
Về bản chất, ngân hàng thương mại cũng đơn giản chỉ là một tập đoànkinh doanh được tổ chức vì mục tiêu tối đa hoá giá trị của cổ đông với mức rủi rocó thể chấp nhận được Sự gia tăng đột ngột về các vụ phá sản của ngân hàngtrên toàn thế giới gần đây cho thấy rõ rằng mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận với mứcrủi ro có thể chấp nhận là không dễ gì đạt được Việc theo đuổi mục tiêu này đòihỏi ngân hàng phải không ngừng tìm kiếm những cơ hội mới nhằm thúc đẩy sựtăng trưởng, nâng cao hiệu quả hoạt động, hiệu quả kế hoạch hóa và hiệu quảkiểm soát.
Trang 11Rõ ràng hiệu quả hoạt động là mục tiêu quan trọng đối với các ngân hàngvà Ngân hàng Sài Gòn Công Thương cũng không ngoại lệ bởi vì mức thu nhậphợp lí giúp bảo toàn vốn, tối thiểu các rủi ro, cung cấp cơ sở cho sự sống còn vàtăng trưởng trong tương lai của ngân hàng.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
So sánh kết quả phân tích qua 3 năm 2005, 2006 và 2007.
Từ thực trạng phân tích đưa ra giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt độngcủa ngân hàng.
1.3 Phạm vi nghiên cứu
Không gian: các báo cáo tài chính của Ngân hàng Sài Gòn Công Thươngchi nhánh Cần Thơ.
Thời gian: Số liệu được thu thập trong các năm 2005, 2006 và 2007.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu: nguồn số liệu thu thập từ các Báo cáo tàichính tại Ngân hàng, thông qua phỏng vấn Ban giám đốc và Phòng kinh doanh,tìm hiểu thêm từ các tạp chí kin0h tế và từ internet.
Phương pháp phân tích: Phương pháp so sánh, Sơ đồ Dupont, phươngpháp thống kê mô tả và phương pháp khác.
Trang 121.5 Lược khảo tài liệu:
Các BÁO CÁO TỔNG KẾT HOẠT ĐỘNG KINH DOANH của các năm2005, 2006, 2007 tại Ngân hàng Sài Gòn Công Thương Chi nhánh Cần Thơ.
Nội dung Báo cáo gồm có các phần: Tình hình hoạt động kinh doanhtrong năm (bao gồm Tình hình thực hiện kế hoạch đầu năm, Báo cáo thu nhập-chi phí, Tình hình cơ cấu nguồn vốn, Tình hình dư nợ cho vay); Ưu điểm và hạnchế của hoạt động chi nhánh trong năm; Đánh giá về hiệu quả làm việc của cácphòng ban; Kiến nghị với Ban Tổng giám đốc.
Luận văn tốt nghiệp của Võ Thị Quế Trâm “PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNGTÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNHCẦN THƠ TRONG 3 NĂM 2004- 2006”
Nội dung: Tác giả phân tích tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàngqua 3 năm thông qua việc phân tích cơ cấu tín dụng theo ngành nghề, theo thờigian và đánh giá hiệu quả tín dụng thông qua các chỉ số như hệ số thu nợ, vòngquay tín dụng, tỷ lệ dư nợ trên nguồn vốn huy động, nợ quá hạn trên tổng dư nợ.Trong đó: em tham khảo phần đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh, báo cáothu nhập chi phí qua 3 năm, tình hình dư nợ, tình hình nguồn vốn qua 3 năm.
Trang 13Chỉ số thu nhập lãi cận biên (Thu nhập lãi ròng)
Thu lãi từ các khoản cho vay và đầu tư chứngkhoán
- Chi phí trả lãi cho tiền gửi và nợ khácChỉ số thu nhập lãi cận biên =
Tổng tài sản
Chỉ số này đo lường mức chênh lệch giữa thu nhập từ lãi và chi phí trã lãimà ngân hàng có thể đạt được thông qua hoạt động kiểm soát chặt chẽ tài sảnsinh lời và theo đuổi các nguồn vốn có chi phí thấp nhất
Trang 14Chỉ số thu nhập ngoài lãi cận biên (Thu nhập ngoài lãi ròng)
Thu ngoài lãi – chi phí ngoài lãiChỉ số thu nhập ngoài lãi cận biên =
Tổng tài sản
Chỉ số này đo lường mức chênh lệch giữa nguồn thu ngoài lãi, chủ yếu lànguồn thu phí từ các dịch vụ với các chi phí ngoài lãi mà ngân hàng phải chịu(gồm tiền lương, chi phí sửa chữa, bảo hành thiết bị và chi phí tổn thất tín dụng).Đối với hầu hết các ngân hàng, chênh lệch ngoài lãi thường là âm bởi chi phíngoài lãi nhìn chung vượt quá thu từ phí, mặc dù tỉ lệ thu từ phí trong tổng cácnguồn thu của ngân hàng đã tăng rất nhanh trong những năm gần đây.
Chỉ số thu nhập hoạt động cận biên (Chỉ số thu nhập hoạt động ròng)
Tổng thu từ hoạt động – Tổng chi phí hoạt độngChỉ số thu nhập hoạt động cận biên =
Tổng tài sản
Ba chỉ số trên là các thước đo tính hiệu quả cũng như khả năng sinh lời.Chúng chỉ ra năng lực của hội đồng quản trị và nhân viên ngân hàng trong việcduy trì sự tăng trưởng của các nguồn thu (chủ yếu là thu từ các khoản cho vay,đầu tư và phí dịch vụ) so với mức tăng của chi phí (chủ yếu là chi phí trả lãi chotiền gửi, những khoản vay trên thị trường tiền tệ, tiền lương nhân viên và phúclợi).
Thu nhập cân biên trước những giao dịch đặc biệt (NRST)
Thu nhập sau thuế
+ Lãi (lỗ) từ hoạt động kinhdoanh chứngkhoán
+ Các khoản bất thường khác Thu nhập cận biên trước những =
giao dịch đặc biệt (NRST) Tổng tài sản
Chỉ số này đo lường thu nhập của ngân hàng từ những nguồn ổn định baogồm cả thu nhập từ khoản cho vay, đầu tư và thu phí từ việc bán các dịch vụ tàichính, so với tổng nguồn vốn của ngân hàng Các khoản mục bất thường như tiền
Trang 15lời từ việc bán các tài sản, thiết bị hay những khoản lãi và lỗ từ kinh doanh chứngkhoán, thường không được các nhà phân tích tài chính tính tới trong việc đolường khả năng sinh lời của ngân hàng.
Thu nhập trên cổ phiếu (EPS)
Thu nhập sau thuếThu nhập trên cổ phiếu (EPS) =
Tổng số cổ phiếu thường hiện hành
EPS đo lường trực tiếp thu nhập của những người sở hữu ngân hàng tứccác cổ đông tính trên mỗi cổ phiếu hiện đang lưu hành.
Giống như tất cả các chỉ số tài chính khác, mỗi chỉ số đo lường khả năngsinh lời thường có những biến động lớn qua các năm và phụ thuộc vào từng thịtrường khác nhau Một biện pháp đo lường hiệu quả chỉ tiêu thu nhập truyền
thống khác mà các nhà quản lí sử dụng để điều hành ngân hàng là chênh lệch lãi
suất bình quân (hay chênh lệch lãi suất đầu vào – đầu ra), được tính như sau:
Thu từ lãi Tổng chi phí trả lãi
Chênh lệch lãi suất = (1) - (2)bình quân Tồng tài sản sinh lời Tổng nguồn vốn phải trả lãi
Trong đó, (1) là Lãi suất bình quân đầu ra; (2) là Lãi suất bình quân đầu vào
Chênh lệch lãi suất bình quân đo lường hiệu quả đối với hoạt động trunggian của ngân hàng trong quá trình huy động vốn và cho vay, đồng thời nó cũngđo lường cường độ cạnh tranh trong thị trường của ngân hàng Sự cạnh tranh gaygắt có xu hướng thu hẹp mức chênh lệch lãi suất bình quân Nếu các nhân tố kháckhông đối chênh lệch lãi suất bình quân của ngân hàng sẽ giảm khi sự cạnh tranhtăng lên, buộc hội đồng quản trị phải cố gắng tìm ra những biện pháp (như thuphí từ các dịch vụ mới) bù đắp mức chênh lệch mức chênh lệnh lãi suất bị mất.
Một thước đo khả năng sinh lời khác là chỉ số hiệu suất sử dụng tài sản
cố định bằng tổng thu nhập hoạt động chia cho tổng tài sản Chỉ số này có thể
được chia thành hai phần quan trọng, phần thứ nhất là mức thu lãi bình quân trêntài sản và mức thu ngoài lãi bình quân trên tài sản Bộ phận thứ hai chủ yếu gồmthu phí từ các dịch vụ (như từ các tài khoản tiền gởi tiết kiệm hay các dịch vụ tínthác) Điều này được thể hiện như sau:
Trang 16Tổng thu từ hoạt động Thu nhập lãi Thu nhập ngoài lãi = +
Tổng tài sản Tổng tài sản Tổng tài sản
Khi cạnh tranh trên thị trường tín dụng gia tăng và các khoản cho vay kémchất lượng ngày càng nhiều thì một số lớn các ngân hàng đã chú trọng vào việctăng nguồn thu ngoài lãi Những khoản phí này cũng có tổng nguồn thu, giúptăng thu nhập ròng cho cổ đông của ngân hàng Ngày nay các nhà quản lý ngânhàng cũng đang nỗ lực hạn chế tỉ trọng tài sản không sinh lời (bao gồm tiền mặt,tài sản cố định và tài sản vô hình) trong tổng tài sản Một thước đo phản ánh tầmquan trọng tương đối giữa tài sản không sinh lời và những tài sản khác (như các
khoản cho vay và đầu tư chứng khoán) được sử dụng một cách chậm rãi là chỉ số
tài sản sinh lời:
Các khoản cho vay + Các khoản cho thuê Tổng tài sản sinh lời + Đầu tư chứng khoánChỉ số tài sản sinh lời = =
Tổng tài sản Tổng tài sản
Tổng tài sản - tài sản không sinh lời =
Công thức:
Tổng định phíThu nhập hoà vốn =
1 - Tổng biến phíTổng thu nhập
Trang 18Thu nhập hoà vốn
Điểm hoà vốn (%) = x 100% Tổng thu nhập
Dư nợ hoà vốn = dư nợ thực tế x Điểm hoà vốn
Ý nghĩa chỉ số: Chỉ số dư nợ hoà vốn giúp nhà quản trị xác định lượng tíndụng cần cung cấp cho thị trường ở mức hoà vốn kinh doanh Trong trường hợpngân hàng cung cấp nhiều loại sản phẩm dịch vụ cho khách hàng, chỉ số thunhập hoà vốn sẽ cung cấp cho nhà quản trị số doanh thu cần thiết để bù đắp cáckhoản chi phí ở mức không lỗ, không lời.
Tổng dư nợ trên nguồn vốn huy động (%, lần)
Chỉ số này xác định hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động Nó giúpnhà quản trị so sánh khả năng cho vay của ngân hàng với nguồn vốn huy động.Chỉ số này luôn nhỏ hơn 1 khi tính cho Ngân hàng Hội sở, nhưng có thể lớn hơn1 nếu tính cho các chi nhánh.
Tổng dư nợ trên tổng tài sản (%)
Đây là chỉ số tính toán hiệu quả tín dụng của một đồng tài sản Ngoài ra,chỉ số này còn giúp nhà quản trị xác định quy mô hoạt động kinh doanh của ngânhàng.
Nợ quá hạn trên tổng dư nợ (%)
Chỉ số này đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng ngân hàng Nhữngngân hàng có chỉ số này thấp cũng có nghĩa là chất lượng tín dụng của ngân hàngcao Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì chỉ số này ở mứcdưới 5% là tốt.
2.2 Các mô hình về khả năng sinh lời.
Để đánh giá tình hình hoạt động của ngân hàng, người ta thường sử dụngcác đẳng thức thể hiện mối quan hệ giữa các chỉ số sinh lời Ví dụ, hai chỉ sốquan trọng nhất là ROE và ROA liên hệ rất chặt chẽ với nhau Cả hai có cùng tửsố là thu nhập sau thuế Vì thế, hai chỉ số ngày co mối liên hệ trực tiếp với nhaunhư sau:
Trang 19
Tổng tài sảnROE = ROA x
Tổng vốn chủ sở hữuNói cách khác:
Thu nhập sau thuế Thu nhập sau thuế X Tổng tài sản (1) =Tổng vốn chủ hữu sở hữu Tổng tài sản Tổng vốn chủ sở hữu
- Thuế thu nhập Tổng tài sản
ROE = x (2) Tổng tài sản Tổng vốn chủ sở hữu
Mối quan hệ trong công thức (1) và (2) cho thấy thu nhập của một ngânhàng rất nhạy cảm với phương thức tài trợ tài sản - sử dụng nhiều nợ hơn (gồmcả tiền gửi) hoặc nhiều vốn chủ sở hữu hơn Thậm chí một ngân hàng có ROAthấp có thể đạt được ROE khá cao thông qua việc sử dụng nhiều nợ (đòn bẩy tàichính) và sử dụng tối thiểu vốn chủ sở hữu.
Trang 20
Một công thức về khả năng sinh lời hữu ích khác tập trung vào ROE là:
Thu nhập sau thuế Tổng thu từ hoạt động Tổng tài sảnROE = x x
Tổng thu từ hoạt động Tổng tài sản Tổng vốn chủ sởhữu
ROE = Chỉ số sinh lời hoạt động x Chỉ số hiệu quả sử dụng tài sản x Tỉ trọng vốn chủ sở hữuTrong đó:
Chỉ số thu nhập ròng/ Tổng thu từ hoạt động (PM) cũng phụ thuộc vào mức độ kiểm soát và định hướng cho quản lý Chỉ số này nhắc nhở chúng ta rằngcác ngân hàng có thể tăng thu nhập của ngân hàng và thu nhập của cổ đông bằngviệc tăng cường kiểm soát chi phí và tối đa hoá các nguồn thu.
Trang 21Sơ đồ 2.1 Các nhân tố quyết định thu nhập trên vốn cổ phần của ngân hàng (ROE)
ROE của cổ đông ngân hàng (Thu nhập sau thuế/Vốn chủ sở hữu)
Thu nhập trên tổng tài sản của ngân hàng, phương pháp đo lường tính hiệu quả hoạt động tổng thể (ROA)Tỉ trọng vốn chủ sở hữu hay việc sử dụng đòn bẩy tài chính để tăng thu nhập ròng cho cổ đông (Tổng tài sản/Vốn chủ sở hữu
Tỷ lệ sinh lời hoạt động (Thu nhập sau thuế/Tổng thu từ hoạt động)
Hiệu quả sử dụng tài sản là một thước đo hiệu quả quản lí Ttổng thu từ hoạt động/Tổng tài sản)
Quyết định của hội đồng quản trị về cấu trúc vốn- Các nguồn vốn nên được sử dụng
- Tỷ lệ cổ tứctrả cho cổ đông
Quyết định của hội đồng quản trị về:
- Cấu trúc vốn hoạt động và vốn đầu tư
- Ngân hàng nên phất triển ở quy mô nào
- Kiểm soát chi phí hoạt độngĐánh giá các dịch vụ
- Làm thế nào để tối thiếu khoản mục thuếcủa ngân hàng
Trang 22Bảng 2.1 cho ta thấy rằng Chỉ số sinh lời hoạt động (PM) của ngành ngânhàng tăng lên khi nguồn thu (đặc biệt thu ngoài lãi) tăng nhanh hơn đáng kể sovới chi phí hoạt động Trong những năm gần đây, tỷ trọng vốn chủ sở hữu gảmdo vố chủ sở hữu tăng nhanh hơn tài sản Điều này bắt nguồn từ việc các nhà lậppháp gia tăng áp lực đòi hỏi hệ thống ngân hàng phải sử dụng vốn chủ sở hữunhiều hơn để tài trợ cho danh mục tài sản và để bảo vệ những người gởi tiền Sứcép mang tính pháp lí này đã làm giảm tỷ trọng vốn chủ sở hữu nhưng hầu nhưkhông làm tổn hại tới khả năng sinh lời.
Thay đổi công thức (1), ta có một mô hình hữu ích cho việc phán đoán cácvấn đề trong 4 lĩnh vực quản lí của ngân hàng.
Thu nhập trước thuế và lãi (lỗ) từ Thu nhập sau thuế kinh doanh chứng khoánROE = x
Thu nhập trước thuế và lãi (lỗ) từ Tổng thu từ hoạt động kinh doanh chứng khoán
Tổng thu từ hoạt động Tổng tài sản x x
Tổng tài sản Tổng vốn chủ sở hữu Hiệu quả Hiệu quả Hiệu quả sử Tỷ trọng ROE = quản lí x kiểm soát x dụng tài x vốn chủ sở thuế chi phí sản hữu Trong trường hợp này ta chỉ đơn giản tách tỷ lệ sinh lợi hoạt động củangân hàng (thu nhập sau thuế/Tổng thu từ hoạt động) thành 2 phần: (1) tỷ số hiệuquả quản lí thuế, phản ánh việc sử dụng khoản mục lãi (lỗ) từ mua bán chứngkhoán của ngân hàng và các công cụ quản lí thuế khác (như việc mua trái phiếuđô thị miễn thuế) để tối thiểu hoá lượng thuế phải trả; và (2) tỷ số giữa thu nhậptrước thuế và lãi (lỗ) từ kinh doanh chứng khoán trên tổng nguồn thu, một chỉ sốnói lên giá trị còn lại sau khi tổng chi phí đã được trừ khỏi các khoản thu – mộtbiện pháp đo lường tính hiệu quả trong hoạt động và trong việc kiểm soát chi phí.
Trang 23CHƯƠNG 3:
GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒNCÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH CẦN THƠ
3.1 Khái quát về Ngân hàng Sài Gòn Công Thương
Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Công Thương có tên giao dịch quốctế: Saigonbank for industry and trade, tên gọi tắt: Saigonbank, là Ngân Hàngthương Mại Cổ Phần Việt Nam đầu tiên được thành lập trong hệ thống NgânHàng Cổ Phần tại Việt Nam hiện nay, ra đời ngày 16 tháng 10 năm 1987, trướckhi có Luật Công Ty và Pháp lệnh Ngân Hàng với vốn điều lệ ban đầu là 650triệu đồng và thời gian họat động là 50 năm Sau 20 năm thành lập, Ngân HàngTMCP Sài Gòn Công Thương đã tăng vốn điều lệ từ 650 triệu đồng lên 1.020 tỷđồng theo tiến độ:
Năm 2004, SGCTNH tăng vốn điều lệ lên 303,500 tỷ đồng
Năm 2005, SGCTNH tăng vốn điều lệ lên 400 tỷ đồng
Năm 2006, SGCTNH tăng vốn điều lệ lên 689,255tỷ đồng
Năm 2007, SGCTNH tăng vốn điều lệ lên 1.020tỷ đồng
Nhờ vốn điều lệ tăng trưởng qua từng năm Ngân Hàng TMCP Sài GònCông Thương đã thúc đẩy tăng trưởng nghiệp vụ, phát triển mạng lưới hoạtđộng, kết quả kinh doanh liên tục có lời, cổ đông nhận cổ tức khá cao từ đồngvốn đầu tư ban đầu
Tính đến 31/12/2007, Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Công Thương có quanhệ đại lý với 661 ngân hàng và chi nhánh tại 63 quốc gia và vùng lãnh thổ trênkhắp thế giới Hiện nay Saigonbank là đại lý thanh toán thẻ Visa, Master Card,JCB, CUP… và là đại lý chuyển tiền kiều hối Moneygram
Trong 3 năm gần đây, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương(Saigonbank) có tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 40%/năm, vốn huy động vàcho vay đều có tốc độ tăng trưởng trên 40%/năm, kết quả kinh doanh từ khithành lập (1987) đến nay đều liên tục có lãi, hàng năm đều chia cổ tức cho cổđông và luôn vượt kế hoạch lợi nhuận đề ra Đến tháng 9/2006, tổng nguồn vốncủa Ngân hàng đạt gần 6.000 tỷ đồng, vốn điều lệ đạt 615,896 tỷ đồng; vốn huyđộng gần 5.000 tỷ đồng, đạt 103% kế hoạch 2006; dư nợ cho vay 4.500 tỷ đồng,
Trang 24đạt 97% kế hoạch 2006; lợi nhuận 124 tỷ đồng, đạt 95% kế hoạch lợi nhuận năm2006 Ngoài ra, Ngân hàng đang tiến hành việc đổi mới hệ thống công nghệ ngânhàng để phát triển thêm các dịch vụ mới như: Ngân hàng điện tử, InternetBanking, Home Banking… và thực hiện việc quản lý trực tuyến các nghiệp vụngân hàng theo chuẩn mực quốc tế.
Dựa trên những thành tựu đạt được trong thời gian qua và theo chủ trươngniêm yết cổ phiếu Saigonbank của Đại hội đồng Cổ đông, ngày 02/10/2006,Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (Saigonbank) đã thỏa thuận các điềukhoản hợp đồng với Công ty chứng khoán Ngân hàng Ngoại Thương để tư vấnniêm yết cổ phiếu Saigonbank sau khi xét đáp ứng đủ các điều kiện niêm yết theoquy định của UBCKNN Như vậy, sau Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín(Sacombank) và Á Châu (ACB), Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương(Saigonbank) là Ngân hàng thứ 3 tiến hành các thủ tục xin niêm yết cổ phiếu trênthị trường chứng khoán Việt Nam.
Sau 20 năm hoạt động, ngoài việc đưa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cóchất lượng, phù hợp với nhu cầu khách hàng, mở rộng mạng lưới hoạt động…với đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, SGCTNH còn quantâm và mở rộng các hoạt động đến các đối tượng khách hàng là các cá nhân,công ty liên doanh, doanh nghiệp nước ngoài … hoạt động trong các khu chếxuất, khu công nghiệp, hỗ trợ sự phát triển các ngành nghề nông, lâm, ngưnghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các ngành nghề truyền thống tại các địa phươngtrong cả nước.
Trong thời gian tới, theo xu thế phát triển - hội nhập của hệ thống NH Thươngmại Việt Nam vào nền kinh tế khu vực và thế giới, Ngân Hàng TMCP Sài GònCông Thương sẽ liên tục đổi mới hoạt động: cung ứng thêm nhiều sản phẩm dịchvụ, thay đổi phong cách phục vụ, ưu đãi các khách hàng giao dịch thường xuyên,mở rộng mạng lưới hoạt động, hướng tới phục vụ khách hàng bằng những sảnphẩm dịch vụ Ngân hàng hiện đại với chất lượng tốt nhất dựa trên nền tảng côngnghệ ngân hàng tiên tiến … nhằm thực hiện thành công mục tiêu là một trongnhững Ngân hàng TMCP lớn mạnh hàng đầu trong hệ thống NHTMCP.
Trang 253.2 Vài nét về Sài Gòn Công Thương Ngân hàng Chi nhánh Cần Thơ:
Ngày 15 tháng 4 năm 1998 Sài Gòn Công Thương Ngân Hàng đã chínhthức khai trương và đi vào hoạt động chi nhánh Cần Thơ tại địa chỉ số 11 Lý TựTrọng Cần Thơ là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, khoa học kỹ thuậtcủa vùng đồng bằng sông Cửu Long, một thị trường hứa hẹn phát triển trongtương lai Việc mở chi nhánh Cần Thơ giúp NHTMCP Sài Gòn Công Thươngphát triển thị phần ra các tỉnh có tiềm năng kinh tế Là chi nhánh thứ năm trongmạng lưới chi nhánh của Sài Gòn Công Thương Ngân hàng, sự ra đời của chinhánh Cần Thơ đánh dấu sự có mặt của Sài Gòn Công Thương Ngân Hàng tạikhu vực đồng bằng sông Cửu Long
Trụ sở đặt tại vị trí thuận lợi trên đường Lý Tự Trọng, chi nhánh Cần Thơcung cấp đến khách hàng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đa dạng như: nhận cácloại tiền gửi, tiền tiết kiệm, bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ của các cá nhân vatổ chức kinh tế với lãi suất linh hoạt và hấp dẫn- tiền gửi của khách hàng đượcbảo hiểm theo quy định của Ngân Hàng Nhà Nước Thực hiện cho vay ngắn hạn,trung hạn, dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ không phân biệt thành phần kinh tế trêntất cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, thương mại, tiêu dùng, xây dựng… tàitrợ thanh toán xuất nhập khẩu, chuyển tiền trong nước, dịch vụ kiều hối MoneyGram, phát hành thẻ đa năng… và các dịch vụ ngân hàng khác.
Với mạng lưới công nghệ hiện đại, luôn được đổi mới, cập nhật và nângcao, NHTMCP Sài Gòn Công Thương Chi nhánh Cần Thơ đã có mối quan hệthanh toán với tất cả các ngân hàng trong và ngoài hệ thống trên toàn quốc.Ngoài ra chi nhánh Cần Thơ còn tham gia thanh toán với các đại lý thanh toánquốc tế trên thế giới của SGCTNH.
Với những nỗ lực không ngừng, NHTMCP Sài Gòn Công Thương Chinhánh Cần Thơ sẽ tiếp tục thực hiện chiến lược tăng trưởng lâu dài bằng việcđầu tư công nghệ, nâng cao trình độ đội ngũ nhân viên, nhằm đưa ra những sảnphẩm dịch vụ tối ưu nhất đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Trang 263.2.1 Cơ cấu tổ chức :
3.2.2.Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận:
Ban Giám Đốc: * Giám Đốc:
Điều hành mọi hoạt động của ngân hàng theo chức năng, nhiệm vụ, phạmvi hoạt động của đơn vị
Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận và nhận thông tin phản hồitừ các phòng ban
Có quyền quyết định chính thức cho một khoản vay
Có quyền quyết định về tổ chức: bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷluật hay nâng lương các cán bộ, nhân viên trong đơn vị
* Phó Giám Đốc: Có trách nhiệm hỗ trợ cùng giám đốc trong việc tổ chứcđiều hành mọi hoạt động chung của toàn chi nhánh.
* Phòng kinh doanh:
Nghiên cứu tình hình kinh tế xã hội trong địa bàn hoạt động, lập và thựchiện kế hoạch, dự án khai thác nguồn vốn Tìm khách hàng mới và giữ quan hệvới khách hàng truyền thống.
Thẩm định các phương án, dự án đầu tư Quản lý, theo dõi các tài sản thếchấp Tổ chức kiểm tra, đôn đốc thu hồi các khoản nợ đến hạn và đề xuất cácbiện pháp xử lý nợ quá hạn Thực hiện công tác phòng ngừa rủi ro.
Lập các báo cáo thống kê về nghiệp vụ tín dụng và báo cáo các nghiệp vụtheo chế độ quy định.
Ban Giám Đốc
Phòng kinh
doanh Phòng kế toán Phòng ngân quỹ Phòng kiểm soát nội bộ Tổ hành chánh
Trang 27* Phòng kế toán:
Thực hiện ghi chép, tính toán qua các số liệu, thực hiện các nghiệp vụ cóliên quan đến quá trình thanh toán như: thu chi theo yêu cầu của khách hàng, tiếnhành mở tài khoản cho khách hàng, hạch toán chuyển khoản giữa ngân hàng vớikhách hàng, giữa khách hàng với nhau…
Thu thập các số liệu phát sinh, lên cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn hàngngày để trình lên lãnh đạo.
3.3 Một số quy định chung trong cho vay
3.3.1 Đối tượng cho vay
Các pháp nhân là doanh nghiệp Nhà nước, hợp tác xã, công ty trách nhiệmhữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh.
Trang 283.3.2 Thể loại cho vay:
Cho vay ngắn hạn: Là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng.Chủ yếu cho vay bổ sung vốn lưu động phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanhcủa tổ chức kinh tế và cho vay phục vụ nhu cầu mua sắm, sinh hoạt cá nhân.
Cho vay trung hạn: Là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12 thángđến 60 tháng, cho vay để mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật,mở rộng và xây dựng các công trình nhỏ có thời hạn thu hồi vốn nhanh.
Cho vay dài hạn: Là các khoản vay có thời hạn cho vay trên 60 tháng trởlên, được sử dụng để cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuấtcó quy mô lớn.
3.3.3 Phương thức cho vay:
Cho vay từng lần: Mỗi lần vay vốn khách hàng và ngân hàng thực hiệnthủ tục vay vốn cần thiết và ký hợp đồng tín dụng.
Cho vay theo hạn mức tín dụng: Ngân hàng và khách hàng xác định, thoảthuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoản thời gian nhất định.
Cho vay theo dự án đầu tư: Ngân hàng cho khách hàng vay vốn để thựchiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tưphục vụ cuộc sống.
Cho vay hợp vốn: Ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác cùng cho vayđối với một dự án vay vốn hoặc phương án vay vốn của khách hàng, trong đó cómột tổ chức tín dụng làm đầu mối dàn xếp, phối hợp với các tổ chức tín dụngkhác.
Cho vay theo hạn mức dự phòng: Ngân hàng cam kết đảm bảo sẵn sàngcho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định Ngân hàngvà khách hàng thoả thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng dự phòng, mứcphí trả cho hạn mức tín dụng dự phòng.
Cho vay theo hạn mức thấu chi:Ngân hàng thoả thuận bằng văn bản thoảthuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trong tài khoản thanh toán của kháchhàng phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về hoạt độngthanh toán qua các tổ chức cung ứng về dịch vụ thanh toán.
Trang 29Các phương thức cho vay khác mà pháp luật không cấm, phù hợp với điềukiện hoạt động kinh doanh của Ngân hàng và khách hàng.
3.3.4 Quy trình cho vay:
Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ xin vay vốnThẩm định các điều kiện vay vốn của khách hàng
Xem xét khả năng nguồn vốn, điều kiện thanh toán và lãi suất cho vay củachi nhánh
Lập tờ trình thẩm định cho vayTái thẩm định khoản vayTrình duyệt khoản vay
Ký kết hợp đồng tín dụng, số vốn vay, hợp đồng đảm bảo tiền vay, giaonhận giấy tờ và tài sản đảm bảo
Giải ngân
Kiểm tra, giám sát khoản vay
Thu nợ lãi, gốc và xử lý những phát sinh
Thanh lý hợp đồng tín dụng và hợp đồng đảm bảo tiền vayGiải chấp tài sản đảm bảo
Lưu giữ hồ sơ tín dụng và hồ sơ đảm bảo tiền vay
Trang 303.4 Khái quát về hoạt động kinh doanh của Sài Gòn Công Thương chi nhánh Cần Thơ 3 năm qua:
BẢNG 3.1: TÌNH HÌNH THU NHẬP - CHI PHÍ QUA 3 NĂM
ĐVT: Triệu đồng
CHỈ TIÊU200520062007CHÊNH LỆCH2006/2005
CHÊNH LỆCH2007/2006
Số tiền%Số tiền%
TỔNG THU NHẬP 27.422 32.555 42.848 5.133 18,72 10.293 31,62
TỔNG CHI PHÍ 23.768 28.128 32.819 4.360 18,34 4.691 16,68
Nguồn: Phòng kinh doanh
HÌNH 3.1 SO SÁNH TÌNH HÌNH THU NHẬP, CHI PHÍ VÀ LỢINHUẬN QUA 3 NĂM
HÌNH 3.1 BIỂU ĐỒ SO SÁNH TÌNH HÌNH THU NHẬP, CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN QUA 3 NĂM
TỔNG THU NHẬPTỔNG CHI PHÍLỢI NHUẬN
Qua bảng 3.1 và Biểu đồ 3.1, Ta thấy tổng thu nhập của năm 2006 tăng sovới năm 2005 là 5.133 triệu đồng trong khi tổng chi phí tăng là 4.360 triệu đồng(tăng gần như cùng tốc độ, khoảng 18%) cho nên lợi nhuận trước thuế chỉ tăngvới tốc độ 21,15% Điều này không khó lý giải vì trong năm 2006 ở tại Cần Thơcó rất nhiều chi nhánh Ngân hàng, cụ thể số TCTD tăng 27,5%, số Điểm giaodịch tăng 53,5% mở thêm ở Cần Thơ (Nguồn: NHNN Chi nhánh Cần Thơ) đãlàm cho tình hình cạnh tranh trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết, nên việc Ngânhàng không thực hiện được hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao, bên cạnh làviệc phải trích lập dự phòng cho một món nợ xấu với số tiền lớn (mặc dù kháchhàng chỉ gặp tình trạng khó khăn là do khách quan và có thành ý trả nợ nhưngngân hàng vẫn lựa chọn giải pháp an toàn là đưa qua nợ xấu trước) nên đã làm
Trang 31giảm lợi nhuận đáng kể, vì SGCT Ngân hàng Chi nhánh Cần Thơ theo đuổi thịphần cho vay bán buôn nhiều năm nay, cho nên hạn mức cho vay trên 1 kháchhàng thường rất cao, chỉ cần vướng một món nợ xấu thì kể như lợi nhuận mangvề do tăng dư nợ mới trong năm cũng không bù lại được lợi nhuận dùng để tríchlập dự phòng cho món nợ xấu đó Ngược lại, trong năm 2007, Ngân hàng đã đạtđược hiệu quả rất khả quan Cụ thể: lợi nhuận tăng 5.602 triệu đồng (126,54%)so với năm 2006, điều này có thể nhận thấy rõ qua sự tăng của thu nhập với tốcđộ gần gấp đôi so với chi phí, điều này là do:
Trong năm 2007, ngân hàng có chiến lược phân loại khách hàng (tìmđược khách hàng tốt, thu hồi được nợ xấu), tiếp thị thêm khách hàng, giữ vữngđược thị phần (sau một thời gian dài một lượng khách hàng lớn đã bị lôi kéo sangcác chi nhánh mới mở đã tạo ra một lỗ hổng lớn về dư nợ tín dụng);
Bên cạnh đó, ngân hàng đạt tốc độ tăng trưởng tín dụng cao do nỗ lựctiếp thị của Ban giám đốc và Phòng kinh doanh;
Đồng thời, huy động vốn của ngân hàng cũng tăng trưởng với tốc độcao tăng đến 50% so với năm 2006, nhờ đó ngân hàng đã huy động được nguồnvốn tại chỗ, giảm tỷ trọng vốn điều hoà từ hội sở (đây là nguồn vốn có chi phícao lại luôn có xu hướng tăng lãi suất trước vòng quay tín dụng tại chi nhánh.Chẳng hạn: một hợp đồng tín dụng có thời hạn đáo hạn là 6 tháng với lãi suất là1,05% với nguồn vốn vay từ hội sở với lãi suất là 0,85% nhưng khi chưa đáo hạnhợp đồng này thì lãi suất cho vay của hội sở đã tăng trước đó một tháng lên là1,00%, tức là chi nhánh đã chịu một khoản lỗ lãi suất rõ ràng (vì từ khoảng chênhlệch là 1,05%-0,85% = 0,2% ngân hàng còn phải chi trả thêm chi phí khác chứkhông phải hưởng trọn vẹn 0.2% này mà khi biên độ chênh lệch chỉ là 0,05% thìchắc chắn ngân hàng sẽ bị lỗ)
Cuối cùng, do chiến lược kinh doanh đúng đắn của Ban giám đốc làluôn chú trọng an toàn và hiệu quả hoạt động tín dụng nói riêng, hoạt động kinhdoanh nói chung lên trên việc tăng về quy mô cũng như tăng về số lượng, điềunày đã được đáp lại là nợ xấu trên tổng dư nợ luôn ở mức thấp, điều này có tácđộng trực tiếp đến việc tăng trưởng tín dụng cũng như tăng trưởng lợi nhuận caoở năm 2007.
Trang 32Tóm lại, ta có thể khái quát tình hình hoạt động kinh doanh qua 3 năm từ2005 đến 2007 tại Ngân hàng Sài Gòn Công Thương Chi nhánh Cần Thơ nhưsau: Ngân hàng liên tục kinh doanh có lãi qua 3 năm, lợi nhuận năm sau cao hơnnăm trước, mức lợi nhuận bình quân đạt 6.037 triệu đồng, tốc độ tăng trưởngbình quân của lợi nhuận là 73,9% là do tốc độ tăng trưởng bình quân của thunhập (25,2% ) cao hơn tốc độ tăng bình quân của chi phí (17,5%) Đồng thời, tacũng rút ra được có 3 yếu tố chính tác động trực tiếp đến việc tăng giảm lợinhuận qua 3 năm là: Tốc độ tăng trưởng tín dụng; Lãi suất điều hoà từ hội sở; Nợxấu phát sinh trong kỳ kinh doanh.
Trang 33CHƯƠNG 4:
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂNHÀNG SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH CẦN THƠ4.1 Phân tích tổng quát về thu nhập
Phân tích hoạt động cho vay
Như chúng ta biết, hoạt động cho vay là nghiệp vụ kinh doanh mang vềlợi nhuận chủ yếu hàng năm cho ngân hàng (trên 90% thu nhập), cho nên ta cầnphân tích kỹ hơn về nghiệp vụ này trước khi đi vào phân tích thu nhập Từ 2bảng dư nợ theo ngành và dư nợ theo thời gian cùng với biểu đồ thể hiện dư nợtheo thời gian qua 3 năm cho ta thấy:
HÌNH 4.1 BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN CƠ CẤU DƯ NỢ THEO THỜI GIAN
0%20%40%60%80%100%
Trang 34BẢNG 4.1 TÌNH HÌNH DƯ NỢ CHO VAY THEO NGÀNH QUA 3 NĂM
BẢNG 4.2 TÌNH HÌNH DƯ NỢ CHO VAY THEO THỜI GIAN QUA 3 NĂM
ĐVT: Triệu đồng
Các chỉ tiêu200520062007CHÊNH LỆCH2006/2005CHÊNH LỆCH2007/2006
Số tiền trọngTỷ(%)
Số tiền trọngTỷ(%)
Số tiền trọngTỷ(%)
Số tiền Tốc độtăng(%)
Số tiền Tốc độtăng(%)Tổng dư nợ cho vay 223.191 100 255.830 100 405.225 100 32.639 14,62 149.395 58,40
Cho vay ngắn hạn98.78544,26 171.68367,11 345.86885,3572.89873,79 174.185101,46
Cho vay trung dài hạn 35.523 15,92 31.425 12,28 20.541 5,07 -4.098 -11,54 -10.884 -34,63Cho vay uỷ thác 88.883 39,82 52.722 20,61 38.816 9,58 -36.161 -40,68 -13.906 -26,38Nguồn: Phòng kinh doanh
Trang 35Thứ nhất, Bảng dư nợ theo thời gian (Bảng 4.2) cho ta thấy được ngânhàng đã có sự chuyển dịch nguồn vốn cho vay một cách rõ rệt qua 3 năm, cụ thểNgân hàng chủ động chuyển từ cho vay trung dài hạn sang cho vay ngắn hạn,điều này thể hiện rõ qua việc tỷ trọng của nợ ngắn hạn trong tổng dư nợ qua cácnăm đều tăng lên với tốc độ khá cao: nợ ngắn hạn chiếm 44,26% ở năm 2005,67,11% ở năm 2006 và tăng lên đến 85,35% ở năm 2007, điều này có thể xuấtphát từ các nguyên nhân sau:
Nhu cầu vay hay sử dụng vốn vay của khách hàng thay đổi: nếu nhưtrước đây, khách hàng là những doanh nghiệp mới tham gia vào thị trường, vốnchủ sở hữu còn ít, nên chủ yếu kinh doanh dựa vào vốn vay Đến nay, sau mộtthời gian kinh doanh có hiệu quả, các doanh nghiệp này đã tích luỹ được vốn chủsở hữu ở mức khá, nên giảm bớt tỷ trọng vốn vay ngân hàng, mà chỉ vay ngânhàng trong ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu vốn theo thời vụ, thực hiện hợp đồngxuất nhập khẩu…
Thị phần khách hàng của ngân hàng có sự thay đổi: Dựa vào bảng Dưnợ theo ngành qua 3 năm, ta dễ nhận thấy có sự thay đổi về cơ cấu dư nợ theongành, cụ thể là sự tăng lên của dư nợ cho vay 2 ngành Thương nghiệp và Côngnghiệp chế biến Rõ ràng, chúng ta đều biết các doanh nghiệp kinh doanh thươngmại dịch vụ thường thì chỉ sử dụng vốn ngắn hạn để quay vòng tiền hàng nhậpkho, xuất kho nên dĩ nhiên họ chỉ thường có nhu cầu vay ngắn hạn; Còn ngànhcông nghiệp chế biến thì có thể như nhận định phía trên, qua thời gian hoạt độngcác doanh nghiệp này đã tích luỹ được vốn cao, nên chỉ có nhu cầu vay vốn ngắnhạn để thực hiện các hợp đồng xuất nhập khẩu, còn nguồn vốn dài hạn thì dựavào vốn chủ sở hữu hoặc chuyển sang vay tiền nguồn khác, vì theo như Ban lãnhđạo Ngân hàng thì lãi suất cho vay trung dài hạn của SGCT là tương đối cao hơncác ngân hàng khác trên địa bàn.
Ngân hàng nhận thấy được hạn chế của mình là lãi suất cho vay trungdài hạn cao hơn so với các ngân hàng khác cùng đóng trên địa bàn (tại thời điểmnăm 2005- 2006), hơn nữa nguồn vốn ngân hàng cho vay chủ yếu dựa vào hơn50% là vốn điều chuyển từ hội sở chính - mà nguồn vốn này luôn có chi phí caomà thời gian sử dụng là “ngắn” ( bởi vì lãi suất thay đổi liên tục, chỉ cần thị
Trang 36trường liên ngân hàng hoặc thị trường cho vay thành phố Hồ Chí Minh vừa nhíchlên thì lãi suất điều hoà đã tăng ngay, trong khi đó ở các chi nhánh không thểtăng ngay theo vì nguồn vốn đã cho vay chưa kịp đáo hạn và vì các chi nhánhtrên địa bàn có lợi thế về vốn huy động tại chỗ cũng không tăng (thật ra họ chỉcầm cự thêm một thời gian ngắn để chiêu dụ khách hàng của ngân hàng khác,đến khi khách hàng mới đến ký kết xong hợp đồng tín dụng thì họ lập tức ápdụng ngay khung lãi suất mới thì khách hàng mới “hối không kịp”) nên nếu tăngthì ngân hàng sẽ bị mất khách hàng ngay
Vì thế, Ngân hàng đã chủ động tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn, giảmtỷ trọng cho vay trung dài hạn; việc này sẽ có tác dụng là thứ nhất giảm thiểu rủiro về kỳ hạn, rủi ro về lãi suất (môi trường kinh tế vĩ mô hiện nay tuy đã tăngtrưởng ổn định hơn nhiều so với các năm trước đây nhưng vẫn còn tiềm ẩn nhiềuyếu tố chưa bền vững cũng như chứa đựng nhiều rủi ro mang tính hệ thống lẫnphi hệ thống, cho nên trong hoạt động kinh doanh dài hạn (đầu tư xây dựng nhàxưởng, khách sạn…) của nhiều ngành nghề trong nền kinh tế cũng vì thế cónhiều rủi ro hơn trong ngắn hạn); tác dụng thứ hai là ngân hàng sẽ có thể tăng sốvòng quay vốn tín dụng tính trên một năm cao hơn, từ đó tăng số hợp đồng chovay trong một năm, điều này sẽ góp phần quan trọng trong việc tăng thu nhập từhoạt động cho vay, cũng như giảm chi phí trả lãi; và tác dụng cuối cùng là giảmáp lực về huy động vốn nói chung, chi phí huy động vốn nói riêng vì đa số vốnhuy động của chi nhánh là vốn ngắn hạn nên không thể cho vay trung dài hạnnhiều được, còn nếu dựa vào vốn điều chuyển thì vừa gánh chịu chi phí trả lãicao, vừa khó cạnh tranh với ngân hàng cổ phần khác trên địa bàn (vì theo nhưTrưởng phòng kinh doanh của SGCT cho biết: “Thật ra lãi suất cho vay trung dàihạn của Chi nhánh cao là cao hơn ở năm đầu tiên, còn các năm sau thì cũngtương đương với mặt bằng chung, nhưng vì các doanh nghiệp đã vay vốn trungdài hạn thì thường vay với số tiền lớn, dù lãi suất chỉ cao hơn 0,05% thì tính ratiền lãi họ cũng sẽ thiệt rất nhiều nên việc họ chuyển sang ngân hàng khác vaytiền là bình thường, đó là còn chưa kể các ngân hàng quốc doanh còn cho vaythấp hơn rất nhiều.”).
Thứ hai, qua các chỉ số nhằm đánh giá khái quát hoạt động tín dụng củangân hàng được tính bên dưới, ta nhận thấy:
Trang 37BẢNG 4.3 PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG QUA 3 NĂM
Nguồn: Phòng kinh doanh
Chỉ số tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng ổnđịnh trong 2 năm 2005 và 2006, tuy nhiên giảm vào năm 2007; điều này chứngtỏ có hai khả năng sau: Một là, trong năm 2007 ngân hàng huy động được nguồnvốn dồi dào hơn, cung cấp được thêm nguồn vốn kinh doanh, tuy nhiên tỷ lệ nàylà vẫn còn cao, chứng tỏ ngân hàng vẫn còn phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn điềuhoà từ Hội sở chính; còn cách lý giải thứ hai là ngân hàng bị giảm thị phần chovay trong năm 2007 nhưng xem ra không hợp lý lắm vì trong năm 2007 Ngânhàng đạt dư nợ tăng cao về số lượng tuyệt đối lẫn tốc độ tăng trưởng tín dụng sovới 2 năm trước.
Chỉ số tổng dư nợ trên tổng tài sản giảm qua các năm, đặc biệt ở năm2007 chỉ đạt 75,25% thấp hơn nhiều so với năm 2006 (92,88%) và năm 2005(94,33%), điều này chứng tỏ trong năm 2007 trong 1 đồng tài sản thì chỉ có0.7525 đồng là đem đi cho vay, còn lại là thuộc các lĩnh vực đầu tư khác (chứđiều này không có nghĩa là tài sản thu về từ hoạt động kinh doanh bị giảm sút vềsố lượng hay hoạt động cho vay bị thu hẹp), đồng thời có thể lý giải là do trongnăm 2007 ngân hàng đã mở rộng danh mục tài sản sinh lời của mình, thay vì tậptrung cho vay như các năm thì nay ngân hàng đã tăng tỷ trọng các khoản mụckhác lên như đầu tư chứng khoán, kinh doanh ngoại tệ, các dịch vụ mới như thẻthanh toán,…và các tài sản sinh lời này đã đem về lợi nhuận cao cho ngân hàng
Trang 38trong năm Đây là hướng đi đúng, Ngân hàng nên tiếp tục củng cố và phát huytrong các năm tiếp theo để hướng đến chiến lược kinh doanh hiện đại (tăng tỷtrọng thu từ phí và dịch vụ, giảm tỷ trọng thu từ cho vay)
Chỉ số nợ quá hạn trên tổng dư nợ càng khẳng định thêm hiệu quả hoạtđộng kinh doanh nói chung, hiệu quả hoạt động tín dụng nói riêng của ngân hàngtrong các năm qua Cụ thể: chỉ số này giảm dần qua các năm từ 1,19% (2005)xuống 1,07% (2006) và chỉ ở mức 0,15% ở năm 2007, đây là thành quả rất đángkhích lệ của chi nhánh, thể hiện nỗ lực không mệt mỏi trong việc điều hành củaBan Giám Đốc cùng với sự tư vấn và hỗ trợ của Phòng kinh doanh bởi vì trongđiều kiện cạnh tranh về thị phần cho vay khốc liệt như hiện nay, để vừa giữ vữngvà mở rộng thị phần vừa giữ cho nợ xấu ở mức thấp như vậy là điều không phảiNgân hàng nào cũng làm được Điều này có được là do kinh nghiệm, trách nhiệmcũng như uy tín của ngân hàng qua hơn 10 năm hoạt động mà có được.
Tóm lại, qua một vài chỉ tiêu cơ bản để đánh giá khái quát chất lượng tíndụng của SGCT ngân hàng Chi nhánh Cần Thơ qua các năm, ta thấy được tìnhhình hoạt động tín dụng của Ngân hàng qua các năm ổn định, đạt tốc độ tăngtrưởng khá, tăng về số lượng lẫn chất lượng Điều này, chứng tỏ Ngân hàng đãtạo được thế đứng vững vàng cho mình về thị phần, khẳng định uy thế của mìnhtrên địa bàn Cần Thơ và các tỉnh lân cận, mức độ am hiểu khách hàng (tâm lý,năng lực, tài chính) của Giám đốc và các cán bộ tín dụng Ngân hàng ngày càngsâu sát, cũng như khả năng thích ứng với môi trường cạnh tranh mới.
Trang 39Phân tích tình hình thu nhập
Từ bảng 4.4, ta thấy tổng thu nhập năm 2006 của Ngân hàng SGCT tăng18,58% là do thu nhập từ lãi tăng 17,79% và thu nhập ngoài lãi tăng 78,21%, tathấy mặc dù tăng với tốc độ cao nhưng thu nhập ngoài lãi không góp phần mấyvào việc tăng tổng thu nhập bởi do trong cơ cấu thu nhập của ngân hàng trong 2năm 2005- 2006 có đến 98% thu nhập từ lãi tức thu nhập chủ yếu từ hoạt độngcho vay, đây là việc tương đối dễ hiểu vì đa số các Ngân hàng ở Việt Nam nóichung, các Ngân hàng chi nhánh nói riêng thì tỷ trọng thu nhập ngoài lãi bao giờcũng rất thấp so với thu nhập lãi; tuy nhiên ở SGCT Chi nhánh Cần Thơ thì tỷ lệnày là quá thấp, điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tốc độ tăng trưởng cũngnhư hướng đi sắp tới của Ngân hàng, khi mà “miếng bánh” tín dụng tại Cần Thơđang ngày càng bị chia nhỏ cho nhiều ngân hàng Mặc dù vậy, trong năm 2007ngân hàng đã có bước tiến rõ rệt về thu nhập, cụ thể cơ cấu thu nhập đã thay đổitừ việc thu nhập ngoài lãi chỉ chiếm từ 1% - 2% ở các năm trước lên thành 3.18%trong năm 2007, mặt khác tốc độ tăng của thu nhập ngoài lãi cũng tăng nhanhhơn tốc độ thu nhập từ lãi, như ta thấy tốc độ tăng thu ngoài lãi là 113,17% trongkhi tốc độ tăng của thu từ lãi là 30.02%, chính điều này đã làm tổng thu nhậptrong năm 2007 tăng cao hơn mọi năm 31,65%( cao gần gấp đôi năm 2006) tứctăng về số tuyệt đối là 10.276 triệu đồng (khoảng 39% tổng thu nhập năm 2005và 34% tổng thu nhập năm 2006), đây là con số thu nhập rất khả quan vượt 30%kế hoạch do Hội sở giao cho chi nhánh đầu năm [Nguồn: Báo cáo tổng kết tìnhhình hoạt động kinh doanh năm 2007 tại SGCT chi nhánh Cần Thơ] , thể hiện rõmột năm kinh doanh đầy hiệu quả, nỗ lực hết mình của toàn thể cán bộ nhân viênNgân hàng Được biết, kết quả kinh doanh đầy ấn tượng này là kết quả của mộtchiến lược kinh doanh hiệu quả, sáng tạo của Ngân hàng, mà cụ thể là chiến lượccủa Ban Giám Đốc và sự phối hợp nhịp nhàng của các Phòng ban Nội dung củachiến lược này bao gồm nhiều biện pháp phối hợp với nhau nhưng có thể tómgọn trong hai câu “tự thay đổi mình ” và “ tiếng lành đồn xa” “Tự thay đổimình” tức là phải chấp nhận sự thật là sẽ bị mất nhân viên lâu năm, có năng lựccũng như mất một lượng khách hàng do sự “lôi kéo” của các Chi nhánh Ngânhàng khác mới thành lập tại địa bàn; để rồi từ đó tăng cường đào tạo, tuyển dụngnhân viên mới để có thể thay thế kịp thời các lỗ hổng về nhân sự cũng như không
Trang 40làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh; đồng thời cũng không tiếp tục nhânnhượng bằng các chính sách ưu đãi đối với các khách hàng đe dọa qua ngân hàngkhác vay, mà chủ động giải quyết cho họ đi nếu họ đã không còn thành ý hợptác, ngược lại Ngân hàng chủ động tiếp thị các khách hàng mới (thông qua nguồntin đáng tin cậy và sự thẩm định kỹ lưỡng) ở các vùng lân cận như Hậu Giang,Sóc Trăng, Vĩnh Long để bù đắp lượng khách hàng bị mất Còn “ tiếng lành đồnxa” tức là nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ tín dụng cụ thể là đạo đức nghềnghiệp, năng lực hiểu biết pháp luật, năng lực thẩm định, năng lực quản lý vàtheo dõi một hồ sơ tín dụng, năng lực tiếp thị… từ đó nâng cao chất lượng tíndụng, chủ động phân loại và tiến tới loại bỏ dần những khách hàng có hiệu quảhoạt động kinh doanh kém (dù họ vẫn có cách đảo nợ để trả lãi đúng hạn), bêncạnh là việc tối thiểu hóa thời gian thẩm định và thiết lập một hồ sơ tín dụng vớinguyên tắc nhanh chóng nhưng vẫn đúng trình tự quy chế nghiệp vụ và chấtlượng thẩm định để phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn Quả thật, nhờ hướngđi này mà trong năm 2007, khách hàng tìm tới với Sài Gòn Công Thương Chinhánh Cần Thơ rất nhiều dẫn đến dư nợ tín dụng đạt 405.225 triệu đồng tăng đến58,40% so với năm 2006, trong đó chỉ có 88 triệu đồng là nợ quá hạn chiếm0,02% tổng dư nợ (thấp nhất trong 3 năm gần đây) Tuy nhiên, theo Ban giámđốc nhận định thì “Kết quả này quả là đáng mừng nhưng cũng chưa khẳng địnhđược là sẽ giữ bền vững, vì với tình hình cạnh tranh khốc liệt như hiện nay vàtình hình lạm phát từ đầu năm 2008 này đã ảnh hưởng xấu đến hầu hết các ngànhnghề kinh doanh nên chắc Ngân hàng sẽ khó mà hoàn thành được nhiệm vụ củahội sở giao là tăng 30% lợi nhuận trước thuế của năm 2008 so với năm 2007 (tứctăng từ 10.000 triệu đồng lên 13.000 triệu đồng) vì một điều chắc chắn là dư nợtín dụng sẽ giảm trong năm 2008 này khi mà nhiều biện pháp để thực hiện chínhsách thắt chặt tiền tệ đã được Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ đã liên tục tungra nhằm kiềm chế cơn bão giá và lạm phát như hiện nay.”