Giải pháp khác:

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH Sài Gòn công thương chi nhánh Cần Thơ (Trang 87 - 89)

5.2.6.1. Marketing. Tìm kiếm khách hàng.

Muốn đẩy mạnh phát triển tín dụng bán lẻ và tín dụng tiêu dùng, vấn đề chính yếu là phải có khách hàng và thu hút được khách hàng. Việc này đòi hỏi phải có nhân viên chuyên trách tại Ngân hàng để nghiên cứu tình hình kinh tế xã hội nói chung, mức sống của người dân nói riêng tại thành phố Cần Thơ và các tỉnh lân cận, đồng thời “đi sâu” vào các xí nghiệp, công ty, khu chế xuất,…để thu thập các thông tin chính xác và hữu ích về các cá nhân thuộc tầng lớp có thu nhập cao và ổn định,…. để nắm bắt được nhu cầu và khả năng tài chính của các thành phần dân cư, doanh nghiệp có nhu cầu mua sắm phục vụ sản xuất hoặc tiêu dùng. Từ đó, Ngân hàng sẽ liên kết với các công ty kinh doanh bất động sản, đại lý cung ứng ô tô,… trên địa bàn để cung ứng tín dụng cho khách hàng thực sự đủ điều kiện và có nhu cầu vay vốn để tiêu dùng (mua nhà, quyền sử dụng đất, ô tô…) hoặc mua sắm phương tiện đi lại giao tiếp, văn phòng của doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Thu hút khách hàng.

Khi đã xác định được các cá nhân, doanh nghiệp cần hỗ trợ tín dụng, đó chính là lúc Ngân hàng cần phải cho khách hàng thấy được các chính sách lợi ích của Ngân hàng đối với tổ chức cần vốn so với các Ngân hàng khác nhằm thu hút khách hàng. Có các giải pháp sau:

Lãi suất là công cụ nhạy cảm nhất, bởi vì khi khách hàng vay vốn điều trước tiên họ quan tâm chính tiền lãi họ phải trả do đó cần có chính sách lãi suất phù hợp vừa thu hút được khách hàng vừa tạo ra lợi nhuận cho Ngân hàng.

Khi thu hút khách hàng sẽ phải cạnh tranh khách hàng với các Ngân hàng khác do đó muốn cạnh tranh tốt đòi hỏi Ngân hàng không ngừng nâng cao

năng suất lao động, cải tiến kỹ thuật nghiệp vụ, hoàn thiện hệ thống thanh tra, kiểm soát và đổi mới công nghệ ngân hàng tạo điều kiện phục vụ tốt hơn cho khách hàng.

5.2.6.2. Đào tạo nhân viên.

Hệ thống ngân hàng phát triển với số lượng ngày càng tăng, vấn đề cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt trên mọi phương diện, trong đó đặc biệt gay gắt trong thời gian gần đây là vấn đề cạnh tranh về nguồn nhân lực ngân hàng nói chung, nguồn nhân lực có trình độ cao nói riêng. Vì vậy, để có thể đứng vững và lớn mạnh đòi hỏi mỗi ngân hàng phải xây dựng và đào tạo tại chỗ một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, có năng lực, sáng tạo trong công việc để đáp ứng được đủ và kịp thời nhu cầu nhân lực cũng như những yêu cầu mới trong công việc mà môi trường kinh doanh mới đặt ra. Để thực hiện điều này đòi hỏi:

Xây dựng văn hoá doanh nghiệp để mỗi nhân viên gắn bó mật thiết hơn với ngân hàng vì niềm tin, vì tự hào mình là thành viên của một tổ chức kinh doanh lành mạnh, có hiệu quả chứ không phải vì tiền lương; từ đó họ sẽ cống hiến nhiều hơn cho ngân hàng, sáng tạo hơn, có trách nhiệm hơn trong công việc và phục vụ khách hàng ngày một chuyên nghiệp hơn.

Đào tạo và đào tạo lại trình độ của nhân viên ngân hàng, đặc biệt là truyền đạt kinh nghiệm cho nhân viên mới vào nghề.

Ngoài chuyên môn nghiệp vụ ngân hàng, cần bổ sung thêm kiến thức về các lĩnh vực kinh doanh khác để phục vụ công tác thẩm định khách hàng trước khi quyết định cho vay vốn.

Tạo cơ hội cho nhân viên tiếp xúc, trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp trong và ngoài đơn vị công tác.

Tạo cơ hội để họ phát huy hết khả năng tiềm ẩn của mình thông qua việc bổ sung các hình thức kiểm tra IQ, EQ trong các cuộc thi tuyển dụng, đào tạo nhân viên mới.

Cuối cùng, cần nâng cao nhận thức về đạo đức nghề nghiệp cho nhân viên để họ nhận thức nhiều hơn nữa về điều này và đây chính là biện pháp hữu hiệu nhất để thu hút khách hàng cũng như hạn chế rủi ro tác nghiệp.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH Sài Gòn công thương chi nhánh Cần Thơ (Trang 87 - 89)