Phân tích môi trường kinh doanh thông qua mô hình SWOT:

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH Sài Gòn công thương chi nhánh Cần Thơ (Trang 72)

Sau khi phân tích các chỉ số về thu nhập, chi phí, lợi nhuận đã cho ta thấy được bức tranh sinh động và toàn diện về hoạt động kinh doanh của SGCT Ngân hàng chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm. Dựa vào kết quả phân tích trên cộng với việc phỏng vấn Ban giám đốc và các Trưởng phòng chủ chốt trong Ngân hàng, em xin đưa ra bảng phân tích SWOT về Ngân hàng như sau:

ĐIỂM MẠNH

Có thị phần ổn định, có nhiều khách hàng chiến lược đã gắn bó với Ngân hàng từ những ngày đầu mới thành lập

Có đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, ham học hỏi, tinh thần trách nhiệm cao, phong cách phục vụ nhiệt tình, chuyên nghiệp

Có đội ngũ cán bộ chủ chốt đều là Đảng viên lâu năm nên có đạo đức nghề nghiệp cao, không vì lợi ích mà cho vay khách hàng xấu, hoặc vì thành tích mà cho vay “bừa” để đạt dư nợ cao

Có chiến lược kinh doanh hiệu quả: tập trung nguồn vốn cho vay bán buôn,

ĐIỂM YẾU

Các sản phẩm kinh doanh còn đơn giản, thiếu sự phong phú và đa dạng.

Thu nhập của ngân hàng chủ yếu được tạo ra từ một số nghiệp vụ truyền thống như cho vay, bảo lãnh, mua bán ngoại tệ,.. Ngân hàng còn chưa có sự phát triển về dịch vụ hiện đại nhiều (mặc dù Hội sở thì đã cho phép Giám đốc toàn quyền phát triển các nghiệp vụ mới nếu thấy thị trường có nhu cầu trên cơ sở tự cân đối thu chi)

Trong lĩnh vực cho vay, Ngân hàng phụ thuộc quá nhiều vào một số khách hàng lớn, được biết trong năm 2007

thăm dò thị phần bán lẻ chứ không vội vàng cho vay tràn lan để không thu hồi vốn được như một số chi nhánh khác.

Hạn mức phán quyết tín dụng của Giám đốc được Ban tổng giám đốc cho phép là 7 tỷ, cao hơn so với các chi nhánh ngân hàng cổ phần khác cùng đóng trên địa bàn (thường hạn mức chỉ dao động từ 1 đến 3 tỷ), điều này là lợi thế rất lớn vì khi khách hàng lớn có nhu cầu vay vốn nhiều thì Giám đốc có quyền phán quyết ngay, không tốn thời gian lập hồ sơ trình cho Ban tổng giám đốc đợi được xét duyệt, đáp ứng nhanh nhu cầu đưa vốn vào sản xuất hoặc mua sắm dây chuyền sản xuất mới.

Chi nhánh không bị áp lực về doanh số cho vay, tổng dư nợ, tổng vốn huy động cũng như các chỉ tiêu khác ở mỗi năm; điều này góp phần làm giảm áp lực công việc cho cán bộ nhân viên chi nhánh rất nhiều. Ví dụ: Nếu năm 2007, Hội sở giao kế hoạch cho Chi nhánh mà không đạt được trọn vẹn thì nếu so với các chi nhánh khác cùng hệ thống, xét thấy không thấp hơn nhiều, thì cùng lắm chi nhánh chỉ bị cắt thưởng lương tháng 13 (còn tiền thưởng tết, thưởng vào ngày lễ lớn như 30/4, Quốc khánh…vẫn được hưởng), chứ không như các chi nhánh khác: Giám đốc và phòng kinh doanh đều hưởng lương theo doanh số

Ngân hàng có khoảng 700 khách hàng vay mới lẫn vay lại, trong đó thì có khoảng vài chục khách hàng đã chiếm tỷ trọng lớn trên tổng dư nợ cho vay (có một số khách hàng lâu năm có tổng số tiền vay lên đến hơn 100 tỷ đồng hàng năm) - điều này tiềm ẩn nguy cơ rất lớn là nếu một trong những khách hàng này bỏ qua ngân hàng khác thì việc tìm kiếm khách hàng mới để thay thế cho khoảng “trống” về dư nợ này là rất khó.

Hoạt động marketing của ngân hàng còn ít sôi nổi, quy mô tiếp thị còn nhỏ lẻ, đơn điệu. Tuy đã có mặt ở Cần Thơ từ năm 1998 nhưng có nhiều khách hàng vẫn còn nhằm tưởng ngân hàng với Ngân hàng Công thương hay Ngân hàng TMCP Sài Gòn.

Khả năng huy động vốn của ngân hàng còn yếu, nguồn vốn huy động được hàng năm còn quá thấp so với nhu cầu vốn kinh doanh.

Lãi suất cho vay trung dài hạn của Ngân hàng còn cao hơn so với một số Ngân hàng khác trên địa bàn, chính điều này cũng gây khó cho việc phát triển tín dụng trung dài hạn của ngân hàng nói chung, tín dụng tiêu dùng nói riêng (Lãi suất này là do hội sở quy định, Ban giám đốc đã nhiều lần kiến nghị thay đổi lên trên nhưng vẫn còn chưa được

(huy động vốn lẫn cho vay) nếu không đạt được theo từng tháng thì sẽ bị trừ thẳng trên lương, nếu qua một quý liên tiếp không đạt chỉ tiêu thì Giám đốc và Trưởng phòng kinh doanh sẽ bị kỷ luật cho đến buộc thôi chức, hoặc đỡ khắt khe hơn có chi nhánh chỉ xét vào cuối năm, nếu không đạt sẽ cắt toàn bộ tiền thưởng theo lương của năm sau

Cuối cùng, tuy là ngân hàng TMCP nhưng tổ chức sở hữu vốn cổ phần trên 50% cũng như giữ quyền điều hành Ngân hàng là Đảng uỷ TPHCM, nên Ban lãnh đạo cao nhất của Ngân hàng luôn rất thận trọng và có trách nhiệm cao trong công việc, Ban lãnh đạo luôn chỉ đạo các Giám đốc trong các kỳ họp là không được cạnh tranh bằng những biện pháp thiếu lành mạnh, sai quy chế ngành…để chạy theo doanh số và lợi nhuận; đây cũng là một trong những thuận lợi giúp cho các Giám đốc và cán bộ chi nhánh yên tâm làm việc và tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo từ bên trên.

chấp thuận). Bên cạnh, khó khăn khác nữa là việc huy động vốn trung dài hạn gặp khó khăn cũng ảnh hưởng lớn đến việc cho vay trung dài hạn cũng như cho vay tiêu dùng (đa số cho vay tiêu dùng mua nhà, mua ô tô đều phải từ 5 năm trở lên) của ngân hàng

Tuổi lao động bình quân của chi nhánh tương đối cao, điều này ít nhiều làm giảm tính năng động, sáng tạo, linh hoạt trong công việc, cũng như tăng chi phí hoạt động như thực hiện tập huấn các nghiệp vụ mới cũng như công nghệ mới cho nhân viên.

Lương bình quân của chi nhánh ở mức trung bình, nên vẫn còn kém một số chi nhánh khác trên địa bàn, chính vì lẽ này mà trong năm 2006 và năm 2007 đã có một bộ phận cán bộ trẻ, năng động bỏ qua các chi nhánh Ngân hàng khác vì bị thu hút về lương.

Nhiều điểm trong quy chế của hệ thống nói chung, cách thức quản lý của các phòng ban thuộc hội sở chính đã tỏ ra không còn phù hợp với quy trình nghiệp vụ, quy trình cho vay như: quy trình thực hiện bảo lãnh LC, quy trình và thời gian xét duyệt một món vay lớn; trình độ nghiệp vụ của các phòng ban; …dẫn đến gây khó khăn cho hoạt động của các chi nhánh.

CƠ HỘI

Cần Thơ đã là thành phố trực thuộc trung ương, tiềm năng phát triển kinh tế xã hội còn rất lớn, đặc biệt trong năm 2008 Cần Thơ sẽ đồng loạt có Sân bay Trà Nóc, Cảng Cái Cui, Cầu Cần Thơ đi vào hoạt động, điều này sẽ thúc đẩy sự phát triến của Cần Thơ nói riêng, cả vùng ĐBSCL nói chung, mà hệ thống ngân hàng là trung gian tài chính chủ yếu cung cấp vốn cho nền kinh tế, nên muốn phát triển kinh tế thì phải phát triển thị trường tài chính- ngân hàng.

Số lượng các Ngân hàng đặt chân xuống thành phố Cần Thơ ngày càng nhiều, điều này tuy làm cho môi trường cạnh tranh trở nên sôi động hơn bao giờ hết nhưng chính điều này sẽ thúc đẩy các Ngân hàng không ngừng tự cải tiến hoạt động kinh doanh của mình, đa dạng hoá hoạt động …muốn làm được điều này thì không chỉ dựa vào tiềm lực vốn mà phải nâng cao trình độ nghiệp vụ, công nghệ, năng lực điều hành quản trị…những điều này sẽ là động lực phát triển cho những ngân hàng kinh doanh hiệu quả, đào thải những ngân hàng kinh doanh không lành mạnh, kém hiệu quả.

Các ngành như du lịch, khách sạn, giải trí, dịch vụ, thương mại.. .phát triển

THÁCH THỨC

Mặc dù là một trong là trung tâm kinh tế- chính trị- xã hội-khoa học- kỹ thuật của cả vùng ĐBSCL, là vựa lúa lớn nhất cả nước, đóng góp hàng năm trên 50% kim ngạch xuất khẩu nông sản của cả nước; nhưng Cần Thơ vẫn là vùng trũng về giáo dục, trình độ dân trí đứng thấp nhất nhì trong 7 vùng cả nước, cho nên nói chung trình độ dân trí của người dân còn thấp, còn xa lạ với các dịch vụ sản phẩm hiện đại, đặc biệt là các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng.

Quy mô của các doanh nghiệp ở vùng ĐBSCL còn nhỏ, trình độ quản lý yếu, khả năng cạnh tranh chưa cao, và đặc biệt quy mô vốn tự có còn nhỏ yếu; chủ yếu kinh doanh dựa vào kinh nghiệm…cho nên rủi ro về tài chính của doanh nghiệp là khá cao

Yếu tố giá cả những năm gần đây luôn có xu hướng biến động phức tạp nên người dân e ngại gửi tiền vào Ngân hàng vì cho rằng lãi suất chưa thoả mãn nhu cầu sinh lời của họ; hơn nữa sự ra đời của nhiều chi nhánh công ty bảo hiểm trên địa bàn (mà các công ty này có mạng lưới tiếp thị rất mạnh, từng nhân viên đến từng nhà) nên người dân có thu nhập ổn định và tương đối thì đa phần chọn mua bảo hiểm, còn các tiểu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

dẫn đến nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng hiện đại của du khách cả trong và ngoài nước, giữa các doanh nghiệp với nhau ngày càng tăng cao…tạo thị phần và cơ hội để các ngân hàng mạnh dạn phát triển các dịch vụ mới, giảm sự phụ thuộc quá nhiều vào mảng tín dụng như hiện nay.

thương, doanh nghiệp thì chọn giải pháp đầu tư vào vàng, ngoại tệ, bất động sản, cho vay bạc góp…

Việt Nam gia nhập WTO nên buộc phải mở cửa lĩnh vực Tài chính- Ngân hàng, mà Cần Thơ ngày càng phát triển thì cũng đến lúc các Ngân hàng 100% vốn nước ngoài hoặc Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài xâm nhập thị trường Cần Thơ, điều này sẽ gây ra sự cạnh tranh ngày càng căng thẳng, khó khăn cho các ngân hàng trong nước bởi họ hơn hẳn ta về năng lực quản trị, trình độ và sự chuyên nghiệp của đội ngũ nhân viên, công nghệ, đặc biệt là sự phong phú và đa dạng về các sản phẩm và dịch vụ.

Với tình hình phát triển nóng về ngân hàng như hiện nay: hết ngành nghề, tập đoàn này tới tập đoàn khác đua nhau mở ngân hàng như hiện nay, thì vấn đề cạnh tranh, “chiêu dụ” nhân sự lẫn nhau diễn ra phức tạp như hiện nay là điều gây khó khăn cho sự ổn định về tâm lý của cả người sử dụng lao động và người lao động ở các ngân hàng nói riêng, tình hình quản trị, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của các ngân hàng nói chung là vô cùng khó khăn.

CHƯƠNG 5

CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH CẦN THƠ 5.1 Hạn chế và nguyên nhân:

5.1.1. Hạn chế:

Về huy động vốn: Tỷ trọng vốn huy động trên tổng nguồn vốn kinh doanh còn thấp qua các năm, điều này ngân hàng phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn điều chuyển từ hội sở chính, từ đó gây khó khăn trực tiếp trong việc hoạch định nguồn vốn nói chung, tính toán chi phí trả lãi; gián tiếp ảnh hưởng đến chiến lược đầu tư, cho vay cũng như cân đối thu chi trong kỳ kinh doanh (vì lãi/ lỗ do chênh lệch thu/ chi từ lãi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận hàng năm).

Về sử dụng vốn: Ngân hàng chủ yếu chỉ tập trung vốn kinh doanh trong lĩnh vực cho vay, dù biết đây là mảng kinh doanh truyền thống và có tỷ suất sinh lời cao nhưng việc chỉ tập trung vào một mảng hoạt động thì ngân hàng sẽ rất dễ bị tác động bất lợi từ yếu tố thị trường, cũng như sự chia sẻ thị phần với các ngân hàng khác trên địa bàn. Hơn nữa, ngân hàng lại theo đuổi chiến lược cho vay bán buôn nên các yếu tố về rủi ro thị phần, rủi ro trên một khách hàng là rất lớn. Trong 3 năm trở lại đây, ngân hàng đã có cố gắng trong việc tăng tỷ trọng thu nhập ngoài lãi trên tổng thu nhập nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào thu nhập từ lãi (tức thu từ lĩnh vực tín dụng) đây là hướng đi đúng, cần tiếp tục phát huy hơn nữa để sao cho tiến đến tỷ lệ thu nhập ngoài lãi chiếm từ 15% đến 30% trong tổng thu nhập. Riêng về cho vay, thì ngân hàng cũng đang dần từng bước lập kế hoạch để xâm nhập thị trường cho vay bán lẻ cũng như cho vay tiêu dùng trên địa bàn Cần Thơ trong giai đoạn đầu, rồi sau đó tiến đến các tỉnh lân cận; tuy nhiên việc triển khai vẫn còn rất chậm. Về lĩnh vực dịch vụ, ngân hàng là một trong những ngân hàng đầu tiên ở Cần Thơ lắp đặt máy ATM, máy POS, tuy nhiên do thiếu các hoạt động tiếp thị đúng mức cũng như kịp thời nên đây cũng là mảng thị phần ngân hàng chưa tận dụng tốt dẫn đến bị các chi nhánh ngân hàng khác qua mặt về quy mô, doanh số cũng như lợi nhuận trong lĩnh vực này. Về lĩnh vực kinh doanh ngoại tệ, hoạt động của ngân hàng về nghiệp vụ này còn khá khiêm tốn về doanh thu: hoạt động chủ yếu chỉ xoay quanh việc mua bán ngoại tệ với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, mua bán ngoại tệ với người có thân nhân gửi kiều hối về,…thiếu các dịch vụ hiện

đại thông qua các công cụ phái sinh như option, forward, swap …điều này một phần là do yếu tố khách quan là trình độ doanh nghiệp ở ĐBSCL còn thấp nên họ không “mặn mà” gì với các dịch vụ mới này, cũng như chủ quan là do ngân hàng chưa chú trọng nhiều đến mảng kinh doanh này. Đây là hạn chế lớn vì kinh doanh các dịch vụ này vừa mang lại lợi nhuận cao vừa an toàn cho ngân hàng.

Về chiến lược kinh doanh: Ngân hàng có chiến lược kinh doanh đúng là chú trọng đến an toàn và hiệu quả hơn là số lượng và quy mô thể hiện rõ qua việc nợ quá hạn trên tổng dư nợ của ngân hàng qua 3 năm đều rất thấp so với tỷ lệ an toàn do NHNN quy định là dưới 5%, mặc dù trong năm 2005 Ngân hàng có vướng một khoản nợ xấu lớn nhưng Ban giám đốc đã kịp thời xử lý đúng quy định và cũng đã thu hồi lại toàn bộ khoản nợ xấu này. Song, tiềm ẩn về rủi ro tín dụng là điều luôn song hành với hoạt động cho vay của ngân hàng, ngân hàng phải chủ động hoàn thiện quy trình thẩm định, cũng như nâng cao hơn nữa trình độ tác nghiệp của cán bộ tín dụng. Tuy nhiên, việc ngân hàng chỉ tập trung vốn cho vay ngắn hạn và cho vay bán buôn là một điểm hạn chế tiềm năng phát triển nói chung, tăng trưởng lợi nhuận nói riêng, vì nếu ngân hàng có chiến lược phù hợp và năng động hơn, huy động vốn với chi phí rẻ hơn thì không những vẫn có thể giữ được thị phần cho vay bán buôn mà còn phát triển được thị phần cho vay bán lẻ đang khá sôi động trên địa bàn. Riêng về định hướng cho vay trung dài hạn, tập trung vốn cho vay ngắn hạn nhằm hạn chế rủi ro về lãi suất, rủi ro thị trường là hướng đi đúng nhưng chỉ đúng trong giai đoạn hiện nay, vì sau này khi nền kinh tế vĩ mô đạt được tính bền vững rồi thì nên tăng tỷ trọng cho vay trung dài hạn trên tổng dư nợ để thu được lợi nhuận cao hơn.

Về chi phí: Ngân hàng có sự điều tiết tương đối tốt trong chi phí, tuy nhiên ngân hàng vẫn còn bị động về chi phí trả lãi do phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn vay từ Hội sở chính. Nếu như đối với chi phí ngoài lãi chỉ kiềm giữ tăng ở mức độ đều đặn qua các năm; Đối với chi phí trả lãi thì có tăng cao trong năm 2007, nhưng đây là nguồn chi phí để đeo đuổi việc tăng thu nhập nên có thể tạm chấp

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH Sài Gòn công thương chi nhánh Cần Thơ (Trang 72)