Các chỉ số đánh giá:

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH Sài Gòn công thương chi nhánh Cần Thơ (Trang 65 - 72)

BẢNG 4.16. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ

CHỈ TIÊU ĐƠN VỊ 2005 2006 2007

1.Thu hoạt động ròng triệu đồng 5.168 7.138 9.678 2.Thu từ lãi ròng triệu đồng 6.686 9.464 12.277 3.Thu ngoài lãi ròng triệu đồng (1.519) (2.326) (2.600) 4.Tổng thu nhập lãi triệu đồng 21.045 29.423 36.604 5.Tổng tài sản sinh lời triệu đồng 220.980 254.875 402.591 6.Tổng chi phí trả lãi triệu đồng 14.109 19.960 24.327 7.Tổng nguồn vốn trả lãi triệu đồng 224.717 249.662 396.598 8.Tổng tài sản triệu đồng 228.977 257.866 405.905 9.Vốn chủ sở hữu (Lợi nhuận) triệu đồng 3.653 6.958 7.229

10.Thu hoạt động ròng/Tổng tài sản % 2,26 2,77 2,38

11.Thu từ lãi ròng/Tổng tài sản % 2,92 3,67 3,02

12.Thu ngoài lãi ròng/Tổng tài sản % -0,66 -0,90 -0,64

13.Chênh lệch lãi suất bình quân % 3,24 3,55 2,96

14.Tổng tài sản sinh lời/Tổng tài sản % 96,51 98,84 99,18

Nguồn: Phòng kinh doanh

Chỉ số thu hoạt động ròng/ tổng tài sản:

Chỉ số này là tổng của hai chỉ số Thu từ lãi ròng/Tổng tài sản và Chỉ số Thu ngoài lãi ròng/Tổng tài sản. Việc tách chỉ số này thành 2 bộ phận không đơn thuần mang ý nghĩa số học, mà nó có tác dụng giúp nhà quản trị ngân hàng nhìn rõ được 2 bộ phận chính tạo ra thu nhập - đó là thu từ lãi và thu ngoài lãi- đã tác động đến chỉ số như thế nào, cũng như tác động của việc tạo ra thu nhập từ tài sản. Chỉ số Thu từ lãi ròng/ tổng tài sản đạt 2,92% (2005) tăng lên thành 3,67% (2006) chứng tỏ mức chênh lệch thu từ lãi với chi phí trả lãi trong năm 2006 cao hơn trong năm 2005, hay trong năm 2006 ngân hàng có danh mục tài sản có khả năng sinh lời cao hơn trong khi huy động được nguồn vốn với chi phí thấp hơn. Đến năm 2007, Chỉ số thu từ lãi ròng trên tổng tài sản lại giảm xuống còn 3,02% (vẫn cao hơn năm 2005) điều này chứng tỏ mức sinh lời từ lãi của ngân hàng tuy có thấp hơn năm 2006 nhưng vẫn cao hơn năm 2005. Xét Chỉ số Thu ngoài lãi ròng/ tổng tài sản: chỉ số này đều âm qua các năm là bình thường vì đối với ngân hàng các chi phí phát sinh ngoài lãi như chi trả lương, chi sửa chữa, khấu hao tài sản, chi dự phòng tín dụng…luôn cao hơn các nguồn thu ngoài lãi như thu từ phí và dịch vụ, thu từ thanh lý tài sản,… Chỉ số này không nhằm đánh giá trực tiếp hoạt động ngoài lãi

nào (nghĩa là không có chuyện âm bao nhiêu là tốt hay lớn hơn 0 mới tốt) là có hiệu quả, hoạt động nào là kém hiệu quả, mà chỉ giúp nhà quản trị có thể kiểm soát được chênh lệch giữa thu ngoài lãi và chi phí ngoài lãi từ đó có biện pháp để nâng cao thu nhập ngoài lãi, hạn chế bớt các chi phí ngoài lãi tăng quá mức không cần thiết.

Chỉ số chênh lệch lãi suất bình quân:

Chỉ số này đạt 3,15% ở năm 2005 và tăng lên 3,59% (2006) và giảm còn 2,97% (2007). Điều này chứng tỏ các vấn đề sau: môi trường cạnh tranh, biên độ sinh lời, lãi suất, hiệu quả hoạt động cho vay, huy động vốn có nhiều biến động qua 3 năm. Thu nhập từ hoạt động chính của ngân hàng (cho vay và huy động vốn) có suất sinh lời khá ổn định qua 3 năm, tuy nhiên xét về từng năm riêng biệt thì năm 2006 có mức sinh lời cao nhất, điều này nghe qua tưởng là mâu thuẫn với các chỉ số tính ở trên nhưng thật ra nó càng khẳng định hơn những điều vừa phân tích. Thật vậy, trong năm 2006 do “chạy đua” để tăng dư nợ do sự cạnh tranh từ các ngân hàng khác mới mở trên địa bàn dẫn đến tốc độ tăng trưởng tín dụng cao, do đó về lý thuyết thu nhập từ lãi sẽ cao, cho nên chênh lệch lãi suất bình quân trong năm sẽ cao, tuy nhiên do vướng nợ xấu cũng nhiều hơn, cho nên cuối cùng thu nhập từ lãi cao nhưng cũng phải trích lập dự phòng tín dụng cao, kết quả là thu nhập từ lãi đạt cao nhưng hiệu quả cuối cùng (lợi nhuận) lại không cao.

Đây là chỉ tiêu quan trọng thể hiện vai trò trung gian tài chính của Ngân hàng thương mại, nó là thước đo biên độ lợi nhuận bình quân của ngân hàng khi cấn trừ giữa đầu vào và đầu ra thông qua Lãi suất bình quân đầu vào và lãi suất bình quân đầu ra. Hơn thế nữa, nó đóng vai trò đo lường hiệu quả hoạt động của ngân hàng trong quá trình huy động vốn và cho vay, đo lường độ cạnh tranh trong môi trường cạnh tranh của các ngân hàng: khi sự cạnh tranh tăng lên sẽ thu hẹp mức độ chênh lệch lãi suất bình quân, buộc các nhà quản trị phải tìm các nguồn thu khác để bù đắp như tăng thu từ dịch vụ, tăng thu thông qua tạo ra và thu hút khách hàng sử dụng sản phẩm mới.

Chỉ số tổng tài sản sinh lời/ tổng tài sản:

Chỉ số này tăng đều qua các năm, cụ thể tăng từ 96,31% năm 2005 lên 98,47% ở năm 2006, và tiếp tục tăng lên 99,08% vào năm 2007. Về nguyên tắc, Chỉ số Tổng tài sản sinh lời/Tổng tài sản càng cao thì càng tốt vì nó thể hiện rằng trong danh mục đầu tư của Ngân hàng chứa đựng nhiều khoản mục tài sản có độ sinh lời cao, các tài sản ít hoặc không sinh lời ở mức thấp nhất. Tuy nhiên, khi chỉ số này đạt quá cao thì cũng chứng tỏ ngân hàng có tiềm ẩn rủi ro vì như ta biết tài sản có độ sinh lời càng cao thì giá trị của nó càng biến động mạnh và dẫn đến rủi ro của nó cũng cao, từ đó dẫn đến rủi ro về mất vốn, rủi ro thanh khoản của Ngân hàng. Mặc dù vậy, nhưng do SGCT Cần Thơ là Ngân hàng chi nhánh nên vấn đề này không phải là quan trọng, vấn đề an toàn thanh khoản thì thường do Ngân hàng Hội sở đảm nhận cho toàn hệ thống; mà vấn đề cốt lõi ngân hàng cần quan tâm là đồng vốn phải được đầu tư hợp lý trên cơ sở vừa đạt tính an toàn vừa mang tính hiệu quả cao, như vậy Ngân hàng mới có thể hoàn thành kế hoạch trên giao cho cũng như đạt tốc độ tăng trưởng như chiến lược đề ra đầu năm. Nhìn vào Bảng phân tích tài sản của Ngân hàng bên dưới, ta dễ nhận thấy mặc dù Ngân hàng đạt tỷ lệ tài sản sinh lời trên tổng tài sản cao và quy mô tài sản không ngừng được mở rộng qua các năm nhưng vấn đề lại là Ngân hàng không có nhiều mảng hoạt động, ngân hàng vẫn chỉ tập trung chủ yếu vốn kinh doanh ở nghiệp vụ cho vay (mặc dù cho vay là khoản mục sinh lời cao nhất nhưng nếu chỉ tập trung vào một vài hoạt động chính như vậy, ngân hàng sẽ rất dễ gặp rủi ro thị trường khi ngày càng có nhiều ngân hàng hoạt động trên địa bàn thì vấn đề bị cạnh tranh về thị phần tín dụng cũng như dẫn đến phải chia sẻ thị phần là điều tất yếu), đây là điểm hạn chế khá lớn của ngân hàng. Khi được hỏi về vấn đề này, thì Giám đốc Ngân hàng cho rằng: Vì hoạt động từ lâu ở địa bàn Thành phố Cần Thơ (từ năm 1998) nên Ngân hàng đã có thị phần ổn định về cho vay bán buôn đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp thương mại, xuất nhập khẩu; nếu bây giờ Ngân hàng muốn chuyển sang bán lẻ thì Ngân hàng phải hạn chế bớt nguồn vốn cho vay bán buôn, điều này dẫn đến phải chấp nhận mất một vài khách hàng đối tác lâu năm của Ngân hàng, hơn nữa việc tiếp thị khách hàng để cho vay bán lẻ là khó vì hiện thị phần này gần như đã có quá nhiều ngân hàng đanh cạnh tranh quyết liệt với nhau và nhu cầu của người dân trên địa bàn cũng gần như bão hoà (dĩ

nhiên nhu cầu vay vốn để mua sắm của dân cư là vô hạn nhưng những thành phần dân cư có thu nhập và điều kiện đủ để vay nợ và trả được nợ như công chức, nhân viên các công ty cổ phần, công ty liên doanh là có hạn), bên cạnh, một khó khăn nữa là khách hàng bán lẻ thường là các cá nhân nên việc cho vay sẽ gặp một số hạn chế như:

Tốn rất nhiều thời gian cho việc lập hồ sơ, theo dõi hồ sơ, thu nợ ( hàng trăm món vay thường là vài chục đến tối đa 200,300 triệu bán lẻ mới bù lại được dư nợ cho một món vay bán buôn). Hơn nữa, ở Việt Nam, pháp luật quy định Ngân hàng và khách hàng khi có giao dịch tín dụng có đảm bảo bằng tài sản chỉ được sử dụng hợp đồng thế chấp công bằng (Ngân hàng chỉ giữ bằng khoán, giấy chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng tài sản đem đi thế chấp của khách hàng tại ngân hàng), chứ không sử dụng hợp đồng thế chấp pháp lý (Khách hàng chuyển nhượng quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản thế chấp sang cho Ngân hàng ngay khi ký hợp đồng thế chấp, khi khách hàng hoàn trả đúng hạn món vay thì Ngân hàng sẽ chuyển nhượng lại các quyền ban đầu cho khách hàng), mà với hình thức thế chấp công bằng này thì Ngân hàng sẽ gặp rất nhiều nhiêu khê trong công tác xử lý tài sản của khách hàng khi họ không thực hiện đúng nghĩa vụ cam kết trong hợp đồng tín dụng.

Vì món vay quá nhỏ nên việc thẩm định khách hàng sẽ lỏng lẻo: điều này một phần là do sự chủ quan của cán bộ tín dụng một phần là do thực tế khách quan- một món vay bán buôn thì không phải lúc nào cũng có để mà đi thẩm định, mà khi thẩm định phải có ít nhất 2 nhân viên đi thẩm định, qua 3 khâu xét duyệt (tổ trưởng- trưởng/phó phòng- Giám đốc -Tổng giám đốc ( nếu hạn mức phán quyết tín dụng trên 7 tỷ), trong khi nếu chuyển sang cho vay bán lẻ thì không thể tiếp tục quy trình thẩm định như vậy được, mà phải “thả lỏng” bằng việc phân quyền, phân công- lúc đó một cán bộ sẽ quản lý rất nhiều hồ sơ mà khi đó việc có sai xót, lơ là trong thẩm định là hệ quả tất yếu.

Nếu khách hàng không trả nợ thì Ngân hàng cũng rất khó thưa kiện ra toà vì số tiền quá nhỏ, việc này lại làm Ngân hàng mất nhiều thời gian mà Toà có khi không thụ lý. Hơn nữa, do Luật pháp quy định không rõ ràng, người thủ trưởng cơ quan có quyền ký bảo lãnh cho nhân viên vay tiền, nhưng không hề có trách nhiệm gì với việc trả tiền (trách nhiệm pháp lý lẫn trách nhiệm xã hội) của

người được bảo lãnh vay cho nên nhiều vị cứ “ký bừa”, dẫn đến có nhiều người (đặc biệt là nhân viên cơ quan nhà nước) vay tiền cùng lúc ở nhiều Ngân hàng nên dẫn đến không thể trả nợ là điều hiển nhiên. Ngoài ra, vấn đề đáng lưu ý hơn nữa là Lãi suất cho vay tiêu dùng thường là rất cao, mà nếu lãi quá hạn sẽ còn nhân thêm với 150%, mà điều này sẽ dẫn đến vi phạm Điều 476 mục Hợp đồng vay tài sản trong Luật dân sự [Nội dung: Lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng] trong khi điều này lại hoàn toàn phù hợp với Luật Ngân hàng Nhà Nước và Luật các tổ chức tín dụng; do đó khi có kiện ra toà nếu khách hàng nắm được điều này thì Ngân hàng coi như mất một khoản tiền lãi rất lớn.

Khách hàng chủ yếu là vay để tiêu dùng, không có quan hệ thanh toán nhiều với ngân hàng nên ngân hàng không thể tận dụng thêm nguồn vốn nhàn rỗi hay thu thêm từ các dịch vụ khác, trái lại khách hàng bán buôn thường là doanh nghiệp nên có phát sinh thêm rất nhiều dịch vụ khác với ngân hàng như: khi có vốn lưu động nhàn rỗi hoặc lợi nhuận chưa đưa vào tái sản xuất thì họ thường gửi tiền vào ngân hàng; khi thanh toán xuất nhập khẩu doanh nghiệp sẽ phát sinh các hợp đồng mua bán ngoại tệ với ngân hàng, hợp đồng hoán đổi lãi suất; nguồn thu từ các phí vận chuyển tiền đến nơi giao dịch, phí chuyển tiền ra nước ngoài, phí bảo lãnh LC, phí thu từ việc trả lương qua tài khoản ATM hộ doanh nghiệp…

Tuy nhiên, Ngân hàng cũng thừa nhận là đang tìm ra hướng đi mới cho các năm tiếp theo vì không thể chỉ dựa vào hoạt động cho vay bán buôn mãi trong xu thế phát triển các dịch vụ ngân hàng bán lẻ như hiện nay, hơn nữa thị trường tài chính - ngân hàng Việt Nam đã và đang hội nhập ngày càng sâu rộng với thị trường tài chính quốc tế cũng như tình hình cạnh tranh căng thẳng trên địa bàn Thành phố Cần Thơ như hiện nay, nhưng vấn đề này cần phải được nghiên cứu, bàn bạc một cách thận trọng và đòi hỏi phải thay đổi theo lộ trình chứ không thể thực hiện tức thời được. Vì để tìm ra hướng đi mới, thay thế cho phương châm kinh doanh lâu nay thì đòi hỏi phải thay đổi nhiều việc trong đó có việc thay đổi thói quen làm việc, tư duy, khả năng tiếp thị của nhân viên,… của toàn bộ cán bộ Chi nhánh, quan trọng hơn nữa là chấp nhận việc từ bỏ một mảng thị phần trong tay để tham gia nắm bắt một thị phần mới lạ là điều không dễ chịu.

Tóm lại, việc mở rộng danh mục các tài sản sinh lời nói chung, chuyển một phần nguồn vốn từ cho vay bán buôn sang cho vay bán lẻ nói riêng để nhằm hạn chế việc phụ thuộc quá nhiều vào một nhóm khách hàng, một mảng kinh doanh là điều nhất định phải làm trong việc đề ra chiến lược, kế hoạch kinh doanh trong ngắn hạn cũng như dài hạn ở các năm tiếp theo của Ngân hàng. Điều này đòi hỏi phải có sự đồng lòng, sáng tạo, cần cù lao động hết mức của toàn thể anh chị em chi nhánh, cũng như sự lãnh đạo sáng suốt của Ban Giám đốc chi nhánh.

Tổng tài sản trên tổng vốn chủ sở hữu: chỉ số này không tính được do vốn chủ sở hữu của ngân hàng chính là các quỹ và lợi nhuận hàng năm, không đúng với bản chất của Vốn chủ sở hữu thật sự để áp dụng tính theo công thức.

Điểm hoà vốn:

Chỉ số này khá ổn định qua các năm, cụ thể Điểm hoà vốn đạt 28,88% năm 2005, 27,94% năm 2006 và đạt 27,07% trong năm 2007. Ta nhận thấy chỉ số này đạt thấp nhất ở năm 2007, điều này chứng tỏ trong điều kiện không thay đổi về chi phí và lãi suất cho vay, ngân hàng chỉ cần hoạt động ở 27,07% so với thực tế cũng đủ trang trải toàn bộ chi phí kinh doanh. Đó là kết quả của quá trình kiểm soát chặt chẽ, hiệu quả định phí và biến phí. Về lĩnh vực tín dụng, với mức thu nhập chung như hiện nay, ngân hàng chỉ cần cung cấp 109.707 triệu đồng cho nền kinh tế là đủ hoà vốn kinh doanh, phần tín dụng vượt (295.518 triệu đồng ) đã mang lại khoản lợi nhuận lớn cho ngân hàng trong năm 2007. Đồng thời, bên cạnh việc giảm điểm hoà vốn thì ngân hàng còn đạt được thàng công là giảm tỷ số nợ quá hạn trên tổng dư nợ tăng từ 1,94% (2005) xuống 0,31% (2006) và xuống chỉ còn 0,02% ở năm 2007, tuy tỷ lệ này còn thấp hơn tỷ lệ quy định của ngân hàng nhà nước quy định là 5% nhưng ngân hàng cũng nhận định là điều này chưa hẳn đã giữ vững được lâu dài vì đa số khách hàng trong năm 2007 là khách hàng mới, góp phần tăng hơn 1/3 tổng dư nợ, nên ngân hàng cũng còn chưa tin tưởng lắm về tình hình tài chính của những khách hàng (dù tài sản đảm bảo của họ cho món vay thì có giá trị lớn hơn nhiều so với món vay) vì phương châm kinh doanh lâu nay của ngân hàng là coi trọng việc phân tích dự án đầu tư tư hay phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng hơn là tài sản đảm bảo của họ, và đặc biệt là ngân hàng có chiến lược “né” cho vay đối với các doanh nghiệp nhà nước hoặc doanh nghiệp thuộc diện có quan

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH Sài Gòn công thương chi nhánh Cần Thơ (Trang 65 - 72)