Nhận xét về tính phù hợp của các giải pháp trên:

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH Sài Gòn công thương chi nhánh Cần Thơ (Trang 89)

Về lý thuyết:

Các chỉ số đo lường hiệu quả hoạt động vừa tính ở phần phân tích chỉ áp dụng cho ngân hàng hội sở, nên việc tính các chỉ số này cho các chi nhánh rồi nhận xét là có phần khập khiễng, ví như chỉ số ROE, đòn bẩy tài chính (Vốn tự có trên tổng nguồn vốn) là rất quan trọng nhưng lại không tính được. Hơn nữa, hiệu quả hoạt động của ngân hàng là còn nằm trong khung do chiến lược kinh doanh, mục tiêu kinh doanh của hội sở, quy chế quyết định và tất nhiên là khác nhau ở mỗi hệ thống, từ đó mà chiến lược của từng ngân hàng chi nhánh là khác nhau, nên các chỉ số để đo lường hiệu quả chỉ mang tính tham khảo là chính chứ khó mà vận dụng như một công cụ để phân tích, hoạch định chiến lược kinh doanh ở các chi nhánh như trong lý thuyết đã trình bày;

Bên cạnh, vấn đề khác nữa là hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của mỗi ngân hàng là khác nhau. Ví như Sài Gòn Công Thương ngân hàng là mức độ hoàn thành kế hoạch, chất lượng tín dụng; còn các ngân hàng khác, đặc biệt là các ngân hàng mới thành lập hoặc từ ngân hàng nông thôn mới chuyển lên ngân hàng đô thị thì mục tiêu của họ là giành thị phần, tăng doanh số cho vay, tăng huy động vốn, mở rộng chi nhánh, quảng cáo rầm rộ để thông báo “sự có mặt” của mình trên một địa bàn hoặc cả nước cho nên vấn đề rủi ro kinh doanh, chất lượng hoạt động kinh doanh còn bị xem nhẹ, mà trong hoạt động kinh doanh ngân hàng mà xem nhẹ rủi ro là điều vô cùng nguy hiểm, vì nếu chỉ cần một sự đổ vỡ của một ngân hàng thì sẽ kéo theo sự đổ vỡ toàn hệ thống.

Về thực tiễn

Nền kinh tế vĩ mô những tháng cuối năm 2007 và đầu năm 2008 đã có nhiều biến động bất lợi cho sự tăng trưởng kinh tế nói chung, môi trường kinh doanh của các ngành nghề trong nền kinh tế nói riêng, trong đó có hoạt động kinh doanh của các ngân hàng cũng không ngoại lệ. Đầu tiên là việc tăng giá các mặt

hàng chủ chốt như xăng dầu, gạo, nông sản, vật liệu xây dựng, các mặt hàng lương thực thực phẩm…dẫn đến hệ quả là chỉ số giá tiêu dùng trong quý cuối của năm 2007 và quý đầu của năm 2008 tăng cao, điều này đồng nghĩa với lạm phát cũng tăng cao, cụ thể là 12,6% ở năm 2007 trong khi năm 2006 chỉ ở mức 6,6% [Nguồn: Thời báo kinh tế Sài Gòn tháng 1/2008]. Từ đó, để kiềm chế lạm phát, Chính phủ cùng với sự tư vấn của Ngân hàng Nhà Nước và Bộ tài chính đã thực hiện nhiều chính sách mới, trong đó nổi bật và có ý nghĩa quan trọng hơn cả là chính sách thắt chặt tiền tệ, mà đối tượng chịu sự điều tiết trực tiếp của các chính sách này chính là các ngân hàng thương mại. Trước khi đi vào tìm hiểu các giải pháp kiềm chế lạm phát của Chính phủ thì ta cùng phân tích tình hình diễn biến của thị trường tiền tệ Việt Nam ở giai đoạn 2007 và quý đầu năm 2008 như sau:

Thứ nhất, năm 2007 là năm hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) có tốc độ tăng trưởng rất lớn về tài sản có, dư nợ tín dụng, huy động vốn và nguồn vốn chủ sở hữu. So với GDP, tổng tài sản có đạt mức 150%, tổng dư nợ đạt 85%. So với cuối năm 2006, tính đến cuối tháng 11/2007, tổng tài sản có của hệ thống các TCTD tăng trưởng khoảng 44%, tổng dư nợ cho vay nền kinh tế và tổng vốn huy động tăng khoảng 41-42%, đặc biệt nguồn vốn chủ sở hữu tăng trên 50%, chủ yếu là vốn điều lệ. Vốn điều lệ của các TCTD nhà nước tăng 57%; con số này là hơn 70% đối với các TCTD cổ phần. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ khoảng 2%. Hầu hết các tổ chức tín dụng kinh doanh có lãi, đặc biệt là khối các NHTMCP đạt mức chênh lệch thu chi lớn. Tuy nhiên, việc tài sản có, tín dụng và huy động vốn của các TCTD đạt tốc độ tăng trưởng rất cao, đặc biệt là các NHTM mới chuyển đổi từ NHTMCP nông thôn sang NHTMCP đô thị trong điều kiện mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng cao, rủi ro tiềm ẩn lớn, trình độ công nghệ và năng lực quản trị điều hành của các TCTD chưa được cải thiện một cách tương xứng với tốc độ mở rộng quy mô hoạt động. Đáng lưu ý, năm 2007 có tới gần 50 TCTD có tốc độ tăng trưởng tín dụng trên 50% và gần 30 TCTD có tốc độ tăng trưởng tín dụng trên 100%. Các TCTD tăng trưởng tín dụng quá nhanh và có dấu hiệu nới lỏng kiểm soát tăng trưởng tín dụng của các TCTD, đặc biệt trong lĩnh vực tín dụng bán lẻ, cho vay tiêu dùng. Có NHTM đã cho vay tiêu dùng không cần tài sản đảm bảo lên đến 200- 300 triệu đồng hay cho vay tín chấp tiêu dùng với mức gấp 5 lần thu nhập với thời hạn dài (có thể lên đến 20 năm). Tăng trưởng tín

dụng nhanh trong năm 2007 được kích thích bởi cả bên cung và cầu về vốn: Nguồn vốn cho vay dồi dào, các TCTD tăng vốn điều lệ, huy động được khối lượng vốn lớn từ nền kinh tế, mở rộng mạng lưới chi nhánh; nhu cầu vốn vay của nền kinh tế tăng mạnh. Chất lượng tăng trưởng tín dụng vẫn trong tầm kiểm soát song khối lượng nợ xấu tiếp tục gia tăng, cao nhất là khối TCTD nước ngoài và liên doanh (hơn gấp đôi), sau đó đến các công ty tài chính (gần 100%), khối TCTD cồ phần (36%). Vi phạm các quy định, quy trình, thủ tục cấp tín dụng vẫn xảy ra một cách phổ biến ở nhiều TCTD. Nhiều TCTD chưa có khả năng quản trị rủi ro danh mục tín dụng, đánh giá hợp lý ngành nghề kinh doanh và rủi ro khách hàng. Nửa cuối năm 2007, một số TCTD có xu hướng tập trung mở rộng cho vay đầu tư, kinh doanh bất động sản trong khi thị trường nhà đất đã xuất hiện dấu hiệu “nóng”, chưa lành mạnh do một phần yếu tố đầu cơ. Điều này khiến cho rủi ro tiềm ẩn đằng sau kết quả tăng trưởng ngoạn mục của năm 2007 là lớn và trở thành thách thức đối với các TCTD và cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng trong năm 2008. [Nguồn: Nguyễn Hữu Nghĩa, Hệ thống ngân hàng Việt Nam tiếp tục vững bước tiến vào năm 2008, Tạp chí Ngân hàng số 2+3 ra tháng 2/2008]

Lãi suất tăng cao và liên tục: cụ thể từ đầu năm 2007 đến đầu tháng 3 năm 2008 lãi suất huy động đã thay đổi theo hướng tăng đến 9 lần, riêng trong khoảng từ tháng 1 đến đầu tháng 3 năm 2008 thì lãi suất đã thay đổi đến 7 lần, đây là lần đầu tiên lãi suất huy động tăng nhanh và tăng cao như vậy trong những năm trở lại đây, điều này đã thể hiện sự bất ổn trên thị trường tiền tệ. [Nguồn: Bảng tình hình lãi suất huy động tại Sài Gòn Công Thương ngân hàng từ 02/02/2007 đến 04/03/2008]

Tác động của lạm phát và chính sách tỷ giá cứng nhắc: Từ cuối năm 2007 do tác động của lạm phát, nhiều mặt hàng thiết yếu trong đời sống lẫn trong sản xuất đã tăng giá liên tục làm tăng nhanh chi phí đầu vào cho các doanh nghiệp ở mỗi lĩnh vực, đặc biệt nếu xét ở đồng bằng sông Cửu Long là mặt hàng phân bón và con giống tăng cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng nông thuỷ hải sản; trong khi giá thành sản xuất tăng cao và nhanh thì giá bán ra không thể tăng với cùng tốc độ và biên độ như vậy (vì như vậy sẽ mất yếu tố cạnh tranh về giá cũng như tâm lý người tiêu dùng nếu tăng giá quá cao họ sẽ chuyển sang sử dụng sản phẩm khác), điều đó dẫn đến nhiều bà con nông dân lẫn

doanh nghiệp đều bị lỗ nặng dù được mùa- được giá, hệ quả là có nhiều người chuyển hướng trồng trọt, kinh doanh, còn doanh nghiệp thì chuyển ngành nghề hoặc chuyển hướng kinh doanh, chỉ những doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh thì mới tiếp tục duy trì được hoạt động ở mức hoà vốn hoặc lời ít. Cũng do yếu tố lạm phát, nên tốc độ trượt giá nhanh hơn tốc độ tăng của lợi nhuận, doanh số cho nên lợi nhuận thật của nhiều doanh nghiệp sẽ không như số liệu mà các báo cáo của họ đưa ra, mà ngân hàng căn cứ vào kết quả kinh doanh này để cho vay với lãi suất lại cao hơn lúc trước thì dẫn đến khả năng vướng nợ xấu rất dễ dàng. Bên cạnh yếu tố lạm phát, là do chính sách điều chỉnh tỷ giá của Việt Nam còn chưa phù hợp với nền kinh tế thị trường, cộng với việc trong năm 2007, trên thị trường Việt Nam có hiện tượng dư thừa ngoại tệ, hai điều này dẫn đến đầu năm 2008 có hiện tượng ngoại tệ mà chủ yếu là USD giảm giá mạnh so với VND, điều này đã ảnh hưởng bất lợi đến các doanh nghiệp xuất khẩu của ta, hơn thế nữa các ngân hàng ngừng mua vào ngoại tệ mà chỉ bán ra làm cho doanh nghiệp xuất khẩu không thể chuyển đổi ngoại tệ thu về đưa vào tái sản xuất kinh doanh được, tất cả những điều này ảnh hưởng trên cả nước nhưng đáng chú ý là các doanh nghiệp ở ĐBSCL vì đa số các doanh nghiệp ở đây đều kinh doanh trong lĩnh vực chế biến và xuất khẩu, vốn tự có còn yếu nên trước tình hình đó việc thiếu vốn kinh doanh là tất yếu xảy đến. [Nguồn: Trần Ngọc Thơ, Hồ Quốc Tuấn (2/2008). Thực thi chính sách tiền tệ chống lạm phát: cần thêm những gì?, Thời báo kinh tế Sài Gòn ra tháng 2/2008; Hồ Quốc Tuấn, (1/2008), Hiệu quả chống lạm phát của chính sách tiền tệ, Thời báo kinh tế Sài Gòn.]

Khủng hoảng thị trường cho vay cầm cố dưới tiêu chuẩn ở Mỹ không ít thì nhiều đã tác động đến mọi nền kinh tế, trong đó có nền kinh tế của Việt Nam. Hơn thế nữa, thị trường bất động sản Việt Nam đã nóng dần lên trong năm 2007 và giá cả nhà đất tăng vọt ở các thành phố lớn như TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ ở giai đoạn cuối 2007 đầu năm 2008, điều này dĩ nhiên kéo theo việc dư nợ cho vay bất động sản của các Ngân hàng thương mại cũng tăng nhanh theo, biểu hiện này rất giống với thị trường nhà đất tại Mỹ trước cơn khủng hoảng; điều này gây lo ngại cho nhiều chuyên gia kinh tế cũng như những nhà quản lý ở Việt Nam, và kết quả của việc này là việc Ngân hàng nhà nước yêu cầu các Ngân hàng thương mại giảm ngay tỷ lệ cho vay bất động sản xuống mức thấp nhất, sẵn sàng thu hồi

ngay hoặc chuyển sang nợ quá hạn đối với các khoản cho vay chưa đáo hạn để tránh tình trạng “vỡ bong bóng bất động sản” như ở Mỹ.[Nguyễn Ngọc Bình, (1/2008). Khủng hoảng tài chính trên thị trường cho vay cầm cố dưới tiêu chuẩn và bài học cho các ngân hàng Việt Nam, Tạp Chí Ngân hàng số 1 ra tháng 1/2008]

Trước đó, với việc phát triển quá nóng của thị trường chứng khoán trong năm 2007, kèm theo dấu hiệu không ổn định cũng như có sự lũng đoạn trên thị trường. Tuy nhiên, nhiều ngân hàng vẫn tăng nhanh dư nợ cho vay kinh doanh chứng khoán hoặc cho vay cầm cố bằng chứng khoán một cách ào ạt, bỏ qua mọi rủi ro mà các chuyên gia cảnh báo, trước những diễn biến phức tạp đó, Ngân hàng nhà nước đã ban hành lần lượt các văn bản sau: Ngày 25/8/2006, NHNN đã có văn bản số 7318/NHNN- CSTT đưa ra một số biện pháp chỉ đạo các TCTD trong việc cho vay mua cổ phiếu. Tiếp theo, ngày 28/5/2007, NHNN đã ban hành chỉ thị 03/2007/CT-NHNN (hiệu lực từ ngày 1/7/2007) yêu cầu các TCTD phải khống chế dư nợ cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư kinh doanh chứng khoán ở mức dưới 3% tổng dư nợ. Chính nhờ ban hành kịp thời các văn bản này mà các ngân hàng đã kịp rút chân ra khỏi thị trường chứng khoán trước khi thị trường chứng khoán xuống dốc trầm trọng trong những tháng cuối năm 2007 và đầu năm 2008. [Nguồn: Nguyễn Hữu Nghĩa, Hệ thống ngân hàng Việt Nam tiếp tục vững bước tiến vào năm 2008, Tạp chí Ngân hàng số 2+3 ra tháng 2/2008]

Sau khi đã tìm hiểu về những biến động bất lợi của thị trường trong năm 2007 và những tháng đầu năm 2008, ta sẽ đi tìm hiểu những giải pháp “ thắt chặt tiền tệ” sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận, tốc độ tăng trưởng, hiệu quả hoạt động của các NHTM trong năm 2008 (đây chỉ là những giải pháp mà theo em có tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các NHTM, còn toàn bộ các giải pháp thì ở phần phụ lục)

Các biện pháp do NHNN thực hiện:

Về tỷ lệ dự trữ bắt buộc, trước mắt duy trì tỷ lệ dự trữ bắt buộc như hiện nay (11%); giám sát chặt chẽ và dự báo xu hướng biến động tổng phương tiện thanh toán và tín dụng để xem xét, điều chỉnh tỷ lệ và cơ chế dự trữ bắt buộc ở mức thích hợp.

Tiếp tục thực hiện biện pháp bán tín phiếu NHNN vào ngày 17/3/2008 như đã công bố. Trong trường hợp NHTM gặp khó khăn về nguồn vốn, NHNN sẽ xem xét lùi thời gian cụ thể đối với từng NHTM.

Điều hành các mức lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu và lãi suất cơ bản phù hợp với chính sách lãi suất thực dương và yêu cầu kiểm soát chặt chẽ tiền tệ. Trong thời gian trước mắt, ổn định các mức lãi suất như hiện nay (lãi suất cơ bản 8,75%/năm, lãi suất tái cấp vốn 7,5%/năm, lãi suất chiết khấu 6%/năm), điều hành linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ để ổn định mặt bằng lãi suất huy động và cho vay theo hướng giảm dần, phù hợp với tình hình cung – cầu vốn trên thị trường.

Rà soát để chỉnh sửa, bổ sung các cơ chế về tín dụng, cho vay đầu tư và kinh doanh bất động sản, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng, cho vay đối với nông nghiệp, nông thôn để kiểm soát chặt chẽ các hoạt động tín dụng và tổng phương tiện thanh toán ngay từ đầu năm theo mục tiêu tăng trưởng tối đa 30%, nâng cao chất lượng tín dụng, khuyến khích các TCTD mở rộng tín dụng có hiệu quả đối với nông nghiệp, nông thôn.

Các biện pháp Chính phủ yêu cầu các NHTM thực hiện:

Xây dựng, điều chỉnh kế hoạch kinh doanh năm 2008 cho phù hợp với mục tiêu, chủ trương và biện pháp của Nhà nước về các biện pháp kiềm chế lạm phát và xu hướng, điều kiện phát triển của nền kinh tế, thị trường tiền tệ trong nước và quốc tế.

Điều chỉnh kịp thời quy mô, cơ cấu và tốc độ tăng trưởng tín dụng phù hợp với khả năng huy động vốn, kiểm soát rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng; tiếp tục mở rộng có hiệu quả đối với các nhu cầu vay vốn có khả năng hoàn trả nợ; trong đó, chú trọng mở rộng tín dụng đối với nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ sản xuất. Kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2008 tối đa là 30% theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Thực hiện cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán theo quy định tại Quyết định số 03/2008/QĐ-NHNN ngày 01 tháng 02 năm 2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Qua các biện pháp trên, ta dễ dàng nhận ra được tác động trọn gói của các giải pháp này lên hoạt động của các NHTM trong năm 2008 là: Các ngân hàng phải điều chỉnh hạn chế cho vay mới thậm chí là thu hẹp dư nợ cho vay để tập trung tiền mua tín phiếu bắt buộc (theo Quyết định 346/QĐ-NHNN về việc phát hành tín phiếu NHNN bằng tiền đồng dưới hình thức bắt buộc đối với các tổ chức

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH Sài Gòn công thương chi nhánh Cần Thơ (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w