Nguyên nhân của các hạn chế trên:

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH Sài Gòn công thương chi nhánh Cần Thơ (Trang 79 - 82)

Dựa vào THỬ THÁCH và ĐIỂM YẾU trong bảng phân tích SWOT ở chương 4, ta sẽ dễ thấy được các nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan của các hạn chế vừa nêu trên:

Khách quan:

Do trình độ dân trí của người dân nói chung, trình độ của bộ phận không nhỏ doanh nghiệp nói riêng còn thấp, cho nên họ còn xa lạ với các dịch vụ ngân

hàng, đặc biệt là các nghiệp vụ có liên quan đến công nghệ thông tin, công nghệ hiện đại nên gây khó khăn cho ngân hàng trong việc phát triển các sản phẩm mới, hiện đại ở vùng ĐBSCL.

Do Luật lẫn các văn bản dưới luật còn chồng chéo với nhau, ví như đã đề cập ở trên về việc mâu thuẫn trong thoả thuận lãi suất cho vay giữa Luật TCTD và Luật NHNN với Luật Dân sự, và còn nhiều văn bản pháp luật khác có sự chồng chéo thậm chí mâu thuẫn nhau. Hơn nữa, quy trình tố tụng nhập nhằn cũng như sự chậm chạp trong thi hành án đã làm các ngân hàng nản lòng trong các vụ kiện tụng, tranh chấp về quyền định đoạt, quyền phát mại tài sản đảm bảo khi khách hàng không có khả năng trả nợ cho ngân hàng. Chính điều này làm cho ngân hàng rất ngại phát triển thị trường cho vay bán lẻ, cũng như cho vay tiêu dùng vì đối với các khách hàng của mảng thị phần này đi vay với món tiền nhỏ, ngân hàng không đủ kiên nhẫn cũng như nhân lực, chi phí theo đuổi các vụ kiện này nếu có xảy ra rủi ro khách hàng không trả được nợ.

Sự cạnh tranh trên địa bàn ngày càng khốc liệt những năm gần đây, kèm theo đó là sự “chung sống” của quá nhiều TCTD trên cùng một địa bàn như thành phố Cần Thơ buộc phải chia sẽ thị phần tín dụng lẫn thị phần huy động vốn quá nhỏ, cộng với yếu tố thiếu nhân sự ngân hàng (đặc biệt nhân sự cấp trung và cấp cao) trong 2 năm trở đây dẫn đến sự tranh giành cả về nhân sự giữa các ngân hàng trên địa bàn diễn ra từng ngày.

Sự biến động giá cả liên tục cũng như diễn biến tăng giảm phức tạp của đồng USD, vàng, chỉ số VN-Index… khiến nhiều người lo ngại khi gửi tiền vào ngân hàng vì sợ đồng tiền nội tệ mất giá, hoặc mất đi cơ hội đầu tư vào thị trường khác có tỷ suất sinh lợi cao hơn là gửi tiền vào ngân hàng, hoặc cũng do nhu cầu tiêu dùng của người dân ngày càng tăng dẫn đến nhu cầu vay tiền mua sắm hơn là gửi tiền vào ngân hàng… Chính những điều này đã tác động làm khó khăn cho công tác huy động vốn tại chỗ, cộng với việc tốc độ tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng tăng quá nhanh trong năm 2007 có tác dụng như giọt nước làm tràn ly: đẩy cầu vốn vượt xa nguồn cung, hệ quả là các ngân hàng phải tìm cách thu hút nguồn vốn về phía ngân hàng bằng mọi cách như khuyến mãi, trúng thưởng, nâng lãi suất huy động trung dài hạn, rồi ngắn hạn lên cao…kết quả cuối cùng là nâng

lãi suất thị trường bao gồm cả lãi suất huy động, lãi suất cho vay, lãi suất liên ngân hàng lên mức cao nhất từ trước đây.

Chủ quan:

Hội sở chính: Một số điều trong quy chế hệ thống, trong phương pháp quản lý đã không còn phù hợp với thực tế cạnh tranh và môi trường kinh doanh mới của các chi nhánh; còn xem nhẹ nguyện vọng cũng như đề xuất của các Giám đốc chi nhánh; tập trung quá nhiều nghiệp vụ, quyền và hạn mức phán quyết ở các Phòng ban Hội sở chính. Chính vì lẽ này, nhiều ngân hàng chi nhánh đã không hào hứng lắm trong đề xuất kiến nghị cũng như ý tưởng kinh doanh mới trong quá trình đóng góp vào xây dựng kế hoạch, chiến lược kinh doanh của năm.

Chi nhánh:

Điểm hạn chế lớn nhất là khâu marketing: ngân hàng vẫn còn sử dụng những phương pháp tiếp thị cũ và đơn lẻ như phát tờ rơi, treo poster, băng rôn… hoặc tiếp thị trực tiếp với các khách hàng lớn để tìm được khách hàng mới là những người quen, bạn hàng của những khách hàng này, những cách tiếp thị này vừa có hiệu suất thấp vừa tiềm ẩn rủi ro. Điều này tất yếu dẫn đến hiệu quả đạt được thấp ảnh hưởng trực tiếp lên việc gây dựng uy tín, thị phần trên địa bàn.

Điểm hạn chế tiếp theo là khâu huy động vốn, mặc dù lượng vốn huy động có tăng trưởng trong những năm qua nhưng chỉ chiếm bình quân 18% tổng nguồn vốn là còn quá thấp.

Một hạn chế khác là đội ngũ nhân viên: đa phần các nhân viên cấp phó phòng trở lên đều đã có tuổi cộng thêm một đội ngũ nhân viên không nhỏ có thâm niên lao động, điều này ít nhiều gây khó khăn trong huấn luyện nghiệp vụ mới - hiện đại, giảm tính năng động sáng tạo trong công việc; cộng với việc thường xuyên phải đào tạo mới cho nhân viên thâm niên và đào tạo lại với nhân viên mới vào (về các quy định mới, các quy chế, nghiệp vụ mới) góp phần tăng chi phí hoạt động của chi nhánh.

Hạn chế cuối cùng là các sản phẩm kinh doanh còn đơn giản, thiếu sự phong phú và đa dạng. Thu nhập của ngân hàng chủ yếu được tạo ra từ một số nghiệp vụ truyền thống như cho vay, bảo lãnh, mua bán ngoại tệ,… riêng trong

lĩnh vực cho vay, Ngân hàng phụ thuộc quá nhiều vào một số khách hàng lớn. Ngân hàng còn chậm trong việc triển khai và phát triển về dịch vụ hiện đại trên địa bàn, đặc biệt là các dịch vụ trọn gói và sự nhắm đến khách hàng mục tiêu là chưa rõ ràng.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH Sài Gòn công thương chi nhánh Cần Thơ (Trang 79 - 82)