Khái quát về hoạt động kinh doanh của Sài Gòn Công Thương chi nhánh Cần

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH Sài Gòn công thương chi nhánh Cần Thơ (Trang 30)

nhánh Cần Thơ 3 năm qua:

BẢNG 3.1: TÌNH HÌNH THU NHẬP - CHI PHÍ QUA 3 NĂM

ĐVT: Triệu đồng CHỈ TIÊU 2005 2006 2007 CHÊNH LỆCH 2006/2005 CHÊNH LỆCH 2007/2006 Số tiền % Số tiền % TỔNG THU NHẬP 27.422 32.555 42.848 5.133 18,72 10.293 31,62 TỔNG CHI PHÍ 23.768 28.128 32.819 4.360 18,34 4.691 16,68 LỢI NHUẬN 3.654 4.427 10.029 773 21,15 5.602 126,54

Nguồn: Phòng kinh doanh

HÌNH 3.1. SO SÁNH TÌNH HÌNH THU NHẬP, CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN QUA 3 NĂM

HÌNH 3.1. BIỂU ĐỒ SO SÁNH TÌNH HÌNH THU NHẬP, CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN QUA 3 NĂM

27422 23768 3654 32555 28128 4427 42848 32819 10029 0 10000 20000 30000 40000 50000

TỔNG THU NHẬP TỔNG CHI PHÍ LỢI NHUẬN

CHỈ TIÊU T R IỆ U Đ N G 2005 2006 2007

Qua bảng 3.1 và Biểu đồ 3.1, Ta thấy tổng thu nhập của năm 2006 tăng so với năm 2005 là 5.133 triệu đồng trong khi tổng chi phí tăng là 4.360 triệu đồng (tăng gần như cùng tốc độ, khoảng 18%) cho nên lợi nhuận trước thuế chỉ tăng với tốc độ 21,15%. Điều này không khó lý giải vì trong năm 2006 ở tại Cần Thơ có rất nhiều chi nhánh Ngân hàng, cụ thể số TCTD tăng 27,5%, số Điểm giao dịch tăng 53,5% mở thêm ở Cần Thơ (Nguồn: NHNN Chi nhánh Cần Thơ) đã làm cho tình hình cạnh tranh trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết, nên việc Ngân hàng không thực hiện được hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao, bên cạnh là việc phải trích lập dự phòng cho một món nợ xấu với số tiền lớn (mặc dù khách hàng chỉ gặp tình trạng khó khăn là do khách quan và có thành ý trả nợ nhưng ngân hàng vẫn lựa chọn giải pháp an toàn là đưa qua nợ xấu trước) nên đã làm giảm lợi nhuận đáng

kể, vì SGCT Ngân hàng Chi nhánh Cần Thơ theo đuổi thị phần cho vay bán buôn nhiều năm nay, cho nên hạn mức cho vay trên 1 khách hàng thường rất cao, chỉ cần vướng một món nợ xấu thì kể như lợi nhuận mang về do tăng dư nợ mới trong năm cũng không bù lại được lợi nhuận dùng để trích lập dự phòng cho món nợ xấu đó. Ngược lại, trong năm 2007, Ngân hàng đã đạt được hiệu quả rất khả quan. Cụ thể: lợi nhuận tăng 5.602 triệu đồng (126,54%) so với năm 2006, điều này có thể nhận thấy rõ qua sự tăng của thu nhập với tốc độ gần gấp đôi so với chi phí, điều này là do:

Trong năm 2007, ngân hàng có chiến lược phân loại khách hàng (tìm được khách hàng tốt, thu hồi được nợ xấu), tiếp thị thêm khách hàng, giữ vững được thị phần (sau một thời gian dài một lượng khách hàng lớn đã bị lôi kéo sang các chi nhánh mới mở đã tạo ra một lỗ hổng lớn về dư nợ tín dụng);

Bên cạnh đó, ngân hàng đạt tốc độ tăng trưởng tín dụng cao do nỗ lực tiếp thị của Ban giám đốc và Phòng kinh doanh;

Đồng thời, huy động vốn của ngân hàng cũng tăng trưởng với tốc độ cao tăng đến 50% so với năm 2006, nhờ đó ngân hàng đã huy động được nguồn vốn tại chỗ, giảm tỷ trọng vốn điều hoà từ hội sở (đây là nguồn vốn có chi phí cao lại luôn có xu hướng tăng lãi suất trước vòng quay tín dụng tại chi nhánh. Chẳng hạn: một hợp đồng tín dụng có thời hạn đáo hạn là 6 tháng với lãi suất là 1,05% với nguồn vốn vay từ hội sở với lãi suất là 0,85% nhưng khi chưa đáo hạn hợp đồng này thì lãi suất cho vay của hội sở đã tăng trước đó một tháng lên là 1,00%, tức là chi nhánh đã chịu một khoản lỗ lãi suất rõ ràng (vì từ khoảng chênh lệch là 1,05%-0,85% = 0,2% ngân hàng còn phải chi trả thêm chi phí khác chứ không phải hưởng trọn vẹn 0.2% này mà khi biên độ chênh lệch chỉ là 0,05% thì chắc chắn ngân hàng sẽ bị lỗ).

Cuối cùng, do chiến lược kinh doanh đúng đắn của Ban giám đốc là luôn chú trọng an toàn và hiệu quả hoạt động tín dụng nói riêng, hoạt động kinh doanh nói chung lên trên việc tăng về quy mô cũng như tăng về số lượng, điều này đã được đáp lại là nợ xấu trên tổng dư nợ luôn ở mức thấp, điều này có tác động trực tiếp đến việc tăng trưởng tín dụng cũng như tăng trưởng lợi nhuận cao ở năm 2007.

Tóm lại, ta có thể khái quát tình hình hoạt động kinh doanh qua 3 năm từ 2005 đến 2007 tại Ngân hàng Sài Gòn Công Thương Chi nhánh Cần Thơ như sau: Ngân hàng liên tục kinh doanh có lãi qua 3 năm, lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước, mức lợi nhuận bình quân đạt 6.037 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân của lợi nhuận là 73,9% là do tốc độ tăng trưởng bình quân của thu nhập (25,2% ) cao hơn tốc độ tăng bình quân của chi phí (17,5%). Đồng thời, ta cũng rút ra được có 3 yếu tố chính tác động trực tiếp đến việc tăng giảm lợi nhuận qua 3 năm là: Tốc độ tăng trưởng tín dụng; Lãi suất điều hoà từ hội sở; Nợ xấu phát sinh trong kỳ kinh doanh.

CHƯƠNG 4:

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH CẦN THƠ 4.1. Phân tích tổng quát về thu nhập

Phân tích hoạt động cho vay

Như chúng ta biết, hoạt động cho vay là nghiệp vụ kinh doanh mang về lợi nhuận chủ yếu hàng năm cho ngân hàng (trên 90% thu nhập), cho nên ta cần phân tích kỹ hơn về nghiệp vụ này trước khi đi vào phân tích thu nhập. Từ 2 bảng dư nợ theo ngành và dư nợ theo thời gian cùng với biểu đồ thể hiện dư nợ theo thời gian qua 3 năm cho ta thấy:

HÌNH 4.1. BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN CƠ CẤU DƯ NỢ THEO THỜI GIAN

44.26 15.92 39.82 67.11 12.28 20.61 85.35 5.07 9.58 0% 20% 40% 60% 80% 100% TỶ TRỌNG 2005 2006 2007 NĂM

HÌNH 4.1. BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN CƠ CẤU DƯ NỢ THEO THỜI GIAN

Cho vay uỷ thác Cho vay trung dài hạn Cho vay ngắn hạn

BẢNG 4.1. TÌNH HÌNH DƯ NỢ CHO VAY THEO NGÀNH QUA 3 NĂM

ĐVT: Triệu đồng

CHỈ TIÊU 2005 2006 2007 SO SÁNH 2006/2005 SO SÁNH 2007/2006

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền tăng (%)Tốc độ Số tiền tăng (%)Tốc độ Số tiền tăng (%)Tốc độ

Tổng dư nợ 223.191 100 255.830 100 405.225 100 32.639 14,62 149.395 58,40 Nông nghiệp 9.339 4,18 11.869 4,64 19.045 4,70 2.530 27,09 7.176 60,46 Công nghiệp chế biến 46.648 20,90 72.453 28,32 113.460 28,00 25.805 55,32 41.007 56,60 Thuỷ sản 29.207 13,09 35.727 13,97 48.628 12,00 6.520 22,32 12.901 36,11 Thương nghiệp 20.392 9,14 38.708 15,13 74.840 18,47 18.316 89,82 36.132 93,35 Các ngành khác 117.605 52,69 97.073 37,94 149.252 36,83 -20.532 -17,46 52.179 53,75 Nguồn: Phòng kinh doanh

BẢNG 4.2. TÌNH HÌNH DƯ NỢ CHO VAY THEO THỜI GIAN QUA 3 NĂM

Nguồn: Phòng kinh doanh

ĐVT: Triệu đồng

Các chỉ tiêu 2005 2006 2007 CHÊNH LỆCH 2006/2005 CHÊNH LỆCH 2007/2006

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tốc độ tăng (%) Số tiền Tốc độ tăng (%) Tổng dư nợ cho vay 223.191 100 255.830 100 405.225 100 32.639 14,62 149.395 58,40

Cho vay ngắn hạn 98.785 44,26 171.683 67,11 345.868 85,35 72.898 73,79 174.185 101,46

Cho vay trung dài hạn 35.523 15,92 31.425 12,28 20.541 5,07 -4.098 -11,54 -10.884 -34,63 Cho vay uỷ thác 88.883 39,82 52.722 20,61 38.816 9,58 -36.161 -40,68 -13.906 -26,38

Thứ nhất, Bảng dư nợ theo thời gian (Bảng 4.2) cho ta thấy được ngân hàng đã có sự chuyển dịch nguồn vốn cho vay một cách rõ rệt qua 3 năm, cụ thể Ngân hàng chủ động chuyển từ cho vay trung dài hạn sang cho vay ngắn hạn, điều này thể hiện rõ qua việc tỷ trọng của nợ ngắn hạn trong tổng dư nợ qua các năm đều tăng lên với tốc độ khá cao: nợ ngắn hạn chiếm 44,26% ở năm 2005, 67,11% ở năm 2006 và tăng lên đến 85,35% ở năm 2007, điều này có thể xuất phát từ các nguyên nhân sau:

Nhu cầu vay hay sử dụng vốn vay của khách hàng thay đổi: nếu như trước đây, khách hàng là những doanh nghiệp mới tham gia vào thị trường, vốn chủ sở hữu còn ít, nên chủ yếu kinh doanh dựa vào vốn vay. Đến nay, sau một thời gian kinh doanh có hiệu quả, các doanh nghiệp này đã tích luỹ được vốn chủ sở hữu ở mức khá, nên giảm bớt tỷ trọng vốn vay ngân hàng, mà chỉ vay ngân hàng trong ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu vốn theo thời vụ, thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu…

Thị phần khách hàng của ngân hàng có sự thay đổi: Dựa vào bảng Dư nợ theo ngành qua 3 năm, ta dễ nhận thấy có sự thay đổi về cơ cấu dư nợ theo ngành, cụ thể là sự tăng lên của dư nợ cho vay 2 ngành Thương nghiệp và Công nghiệp chế biến. Rõ ràng, chúng ta đều biết các doanh nghiệp kinh doanh thương mại dịch vụ thường thì chỉ sử dụng vốn ngắn hạn để quay vòng tiền hàng nhập kho, xuất kho nên dĩ nhiên họ chỉ thường có nhu cầu vay ngắn hạn; Còn ngành công nghiệp chế biến thì có thể như nhận định phía trên, qua thời gian hoạt động các doanh nghiệp này đã tích luỹ được vốn cao, nên chỉ có nhu cầu vay vốn ngắn hạn để thực hiện các hợp đồng xuất nhập khẩu, còn nguồn vốn dài hạn thì dựa vào vốn chủ sở hữu hoặc chuyển sang vay tiền nguồn khác, vì theo như Ban lãnh đạo Ngân hàng thì lãi suất cho vay trung dài hạn của SGCT là tương đối cao hơn các ngân hàng khác trên địa bàn.

Ngân hàng nhận thấy được hạn chế của mình là lãi suất cho vay trung dài hạn cao hơn so với các ngân hàng khác cùng đóng trên địa bàn (tại thời điểm năm 2005- 2006), hơn nữa nguồn vốn ngân hàng cho vay chủ yếu dựa vào hơn 50% là vốn điều chuyển từ hội sở chính - mà nguồn vốn này luôn có chi phí cao mà thời gian sử dụng là “ngắn” ( bởi vì lãi suất thay đổi liên tục, chỉ cần thị trường

liên ngân hàng hoặc thị trường cho vay thành phố Hồ Chí Minh vừa nhích lên thì lãi suất điều hoà đã tăng ngay, trong khi đó ở các chi nhánh không thể tăng ngay theo vì nguồn vốn đã cho vay chưa kịp đáo hạn và vì các chi nhánh trên địa bàn có lợi thế về vốn huy động tại chỗ cũng không tăng (thật ra họ chỉ cầm cự thêm một thời gian ngắn để chiêu dụ khách hàng của ngân hàng khác, đến khi khách hàng mới đến ký kết xong hợp đồng tín dụng thì họ lập tức áp dụng ngay khung lãi suất mới thì khách hàng mới “hối không kịp”) nên nếu tăng thì ngân hàng sẽ bị mất khách hàng ngay.

Vì thế, Ngân hàng đã chủ động tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn, giảm tỷ trọng cho vay trung dài hạn; việc này sẽ có tác dụng là thứ nhất giảm thiểu rủi ro về kỳ hạn, rủi ro về lãi suất (môi trường kinh tế vĩ mô hiện nay tuy đã tăng trưởng ổn định hơn nhiều so với các năm trước đây nhưng vẫn còn tiềm ẩn nhiều yếu tố chưa bền vững cũng như chứa đựng nhiều rủi ro mang tính hệ thống lẫn phi hệ thống, cho nên trong hoạt động kinh doanh dài hạn (đầu tư xây dựng nhà xưởng, khách sạn…) của nhiều ngành nghề trong nền kinh tế cũng vì thế có nhiều rủi ro hơn trong ngắn hạn); tác dụng thứ hai là ngân hàng sẽ có thể tăng số vòng quay vốn tín dụng tính trên một năm cao hơn, từ đó tăng số hợp đồng cho vay trong một năm, điều này sẽ góp phần quan trọng trong việc tăng thu nhập từ hoạt động cho vay, cũng như giảm chi phí trả lãi; và tác dụng cuối cùng là giảm áp lực về huy động vốn nói chung, chi phí huy động vốn nói riêng vì đa số vốn huy động của chi nhánh là vốn ngắn hạn nên không thể cho vay trung dài hạn nhiều được, còn nếu dựa vào vốn điều chuyển thì vừa gánh chịu chi phí trả lãi cao, vừa khó cạnh tranh với ngân hàng cổ phần khác trên địa bàn (vì theo như Trưởng phòng kinh doanh của SGCT cho biết: “Thật ra lãi suất cho vay trung dài hạn của Chi nhánh cao là cao hơn ở năm đầu tiên, còn các năm sau thì cũng tương đương với mặt bằng chung, nhưng vì các doanh nghiệp đã vay vốn trung dài hạn thì thường vay với số tiền lớn, dù lãi suất chỉ cao hơn 0,05% thì tính ra tiền lãi họ cũng sẽ thiệt rất nhiều nên việc họ chuyển sang ngân hàng khác vay tiền là bình thường, đó là còn chưa kể các ngân hàng quốc doanh còn cho vay thấp hơn rất nhiều.”).

Thứ hai, qua các chỉ số nhằm đánh giá khái quát hoạt động tín dụng của ngân hàng được tính bên dưới, ta nhận thấy:

BẢNG 4.3. PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG QUA 3 NĂM

CHỈ TIÊU ĐƠN VỊ 2005 2006 2007

1.Tổng dư nợ (bình quân) triệu đồng 215.997 239.511 305.528 2.Tổng nguồn vốn huy động triệu đồng 44.537 48.775 73.034

3.Tổng tài sản triệu đồng 228.977 257.866 405.905

4. Nợ quá hạn (bình quân) triệu đồng 2.560,5 2.563 443,5 5. Tổng dư nợ/ Tổng nguồn vốn

huy động lần 5 5 4

6.Tổng dư nợ/ Tổng tài sản % 94,33 92,88 75,27

7. Nợ quá hạn/Tổng dư nợ % 1,19 1,07 0,15

Nguồn: Phòng kinh doanh

Chỉ số tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng ổn định trong 2 năm 2005 và 2006, tuy nhiên giảm vào năm 2007; điều này chứng tỏ có hai khả năng sau: Một là, trong năm 2007 ngân hàng huy động được nguồn vốn dồi dào hơn, cung cấp được thêm nguồn vốn kinh doanh, tuy nhiên tỷ lệ này là vẫn còn cao, chứng tỏ ngân hàng vẫn còn phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn điều hoà từ Hội sở chính; còn cách lý giải thứ hai là ngân hàng bị giảm thị phần cho vay trong năm 2007 nhưng xem ra không hợp lý lắm vì trong năm 2007 Ngân hàng đạt dư nợ tăng cao về số lượng tuyệt đối lẫn tốc độ tăng trưởng tín dụng so với 2 năm trước.

Chỉ số tổng dư nợ trên tổng tài sản giảm qua các năm, đặc biệt ở năm 2007 chỉ đạt 75,25% thấp hơn nhiều so với năm 2006 (92,88%) và năm 2005 (94,33%), điều này chứng tỏ trong năm 2007 trong 1 đồng tài sản thì chỉ có 0.7525 đồng là đem đi cho vay, còn lại là thuộc các lĩnh vực đầu tư khác (chứ điều này không có nghĩa là tài sản thu về từ hoạt động kinh doanh bị giảm sút về số lượng hay hoạt động cho vay bị thu hẹp), đồng thời có thể lý giải là do trong năm 2007 ngân hàng đã mở rộng danh mục tài sản sinh lời của mình, thay vì tập trung cho vay như các năm thì nay ngân hàng đã tăng tỷ trọng các khoản mục khác lên như đầu tư chứng khoán, kinh doanh ngoại tệ, các dịch vụ mới như thẻ thanh toán,…và các tài sản sinh lời này đã đem về lợi nhuận cao cho ngân hàng trong năm. Đây là

hướng đi đúng, Ngân hàng nên tiếp tục củng cố và phát huy trong các năm tiếp theo để hướng đến chiến lược kinh doanh hiện đại (tăng tỷ trọng thu từ phí và dịch vụ, giảm tỷ trọng thu từ cho vay).

Chỉ số nợ quá hạn trên tổng dư nợ càng khẳng định thêm hiệu quả hoạt động kinh doanh nói chung, hiệu quả hoạt động tín dụng nói riêng của ngân hàng trong các năm qua. Cụ thể: chỉ số này giảm dần qua các năm từ 1,19% (2005) xuống 1,07% (2006) và chỉ ở mức 0,15% ở năm 2007, đây là thành quả rất đáng khích lệ của chi nhánh, thể hiện nỗ lực không mệt mỏi trong việc điều hành của Ban Giám Đốc cùng với sự tư vấn và hỗ trợ của Phòng kinh doanh bởi vì trong điều kiện cạnh tranh về thị phần cho vay khốc liệt như hiện nay, để vừa giữ vững và mở rộng thị phần vừa giữ cho nợ xấu ở mức thấp như vậy là điều không phải Ngân hàng nào cũng làm được. Điều này có được là do kinh nghiệm, trách nhiệm cũng như uy tín của ngân hàng qua hơn 10 năm hoạt động mà có được.

Tóm lại, qua một vài chỉ tiêu cơ bản để đánh giá khái quát chất lượng tín

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH Sài Gòn công thương chi nhánh Cần Thơ (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w