Phát triển cho vay cá nhân tại Tổng công ty tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam
Trang 1DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
PVFC Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt NamNHNN Ngân hàng Nhà nước
NHTM Ngân hàng thương mại
CIC Trung tâm thông tin tín dụng NHNNCTCG Chứng từ có giá
TCTD Tổ chức tín dụngCBNV Cán bộ nhân viên
Trang 2DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Các bảng biểu
Bảng 2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy của PVFC
Bảng 2.2 Kết quả kinh doanh của PVFC từ 2004-2007Bảng 2.3 Tình hình dư nợ của PVFC
Bảng 2.4 Tỷ trọng cho vay cá nhân trong tổng dư nợ cho vay tại PVFCBảng 2.5 Cơ cấu dư nợ cho vay cá nhân theo tài sản đảm bảo
Bảng 2.6 Cơ cấu cho vay cá nhân theo mục đích vay vốn tại PVFCBảng 2.7 Lợi nhuận thu được từ cho vay và cho vay cá nhân
Bảng 2.8 Tỷ lệ nợ quá hạn trong cho vay tiêu dùng của PVFCBảng 3.1 Dự kiến hoạt động cho vay cá nhân năm 2009 – 2010
Các biểu đồ
Biểu 2.1 Tổng dư nợ cho vay của PVFC 2006-2008
Biểu 2.2 Cơ cấu dư nợ cho vay cá nhân theo tài sản đảm bảoBiểu 2.3 Cơ cấu cho vay cá nhân theo mục đích vay năm 2007Biểu 2.4 Doanh thu và lợi nhuận cho vay cá nhân qua các năm
Biểu 2.5 Tỷ trọng cho vay cá nhân trong tổng dư nợ cho vay tại PVFCBiểu 3.1 Tỷ trọng hạn mức cho vay cá nhân 2009 của các chi nhánh
Trang 3Lời nói đầu
Trong những năm qua, nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triểnvà hội nhập với thế giới Việc hội nhập với nền kinh tế thế giới và khu vựccủa Việt Nam đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, khuyến khích cácnhà đầu tư trong và ngoài nước tìm kiếm các lĩnh vực đầu tư hiệu quả,trong đó có mô hình hoạt động của công ty tài chính Bên cạnh đó, nhiềutập đoàn, tổng công ty và doanh nghiệp lớn của Việt Nam đã không ngừngphát triển, do vậy cần có riêng công ty tài chính để phục vụ nhu cầu và đápứng nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như tạo công cụ tài chínhlớn để đầu tư ra ngoài tổng công ty, tập đoàn Công ty tài chính khôngnhững đã đóng góp một phần không nhỏ vào sự tăng trưởng kinh tế mạnhmẽ của Việt Nam trong những năm qua mà còn giúp cải thiện đáng kể đờisống của người dân Trong đó, Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khíViệt Nam, một đơn vị thành viên trong Tập đoàn Dầu khí quốc gia là mộttrong những công ty tài chính đầu tiên của Việt Nam Tuy là một doanhnghiệp non trẻ trong lĩnh vực ngân hàng – tài chính nhưng Công ty đãchứng tỏ được tiềm lực kinh tế cũng như uy tín lớn trên thị trường
Có thể nói, chưa bao giờ thị trường cho vay cá nhân lại sôi động nhưhiện nay với sự tham gia của hàng loạt các ngân hàng thương mại và côngty tài chính, cả trong nước và ngoài nước Họ liên tục đưa ra những sảnphẩm mới, đồng thời tăng cường tiện ích cho các sản phẩm hiện có để lôikéo khách hàng Khách hàng đang trở thành những “thượng đế” thực thụ.Hầu như mọi nhu cầu của khách hàng đều được đáp ứng một cách nhanhchóng và thuận tiện nhất Người dân ngày càng có thêm nhiều cơ hội để cảithiện chất lượng cuộc sống của mình.
Trang 4PVFC là một trong những công ty tài chính đầu tiên tại Việt Namcung cấp các hình thức cho vay cá nhân, tuy nhiên PVFC chưa chú trọngphát triển hoạt động này Hơn nữa trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt nhưhiện nay, PVFC muốn trở thành một trong những tổ chức tín dụng hàngđầu trong lĩnh vực cho vay cá nhân thì việc phát triển hoạt động này mộtcách an toàn và hiệu quả là giải pháp tốt nhất Nhận thức được điểu đó,đồng thời mong muốn tìm hiểu về thực trạng hoạt động này tại Tổng côngty tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam cũng như khả năng phát triển của nó
trong tương lai, em đã lựa chọn đề tài “Phát triển cho vay cá nhân tại
Tổng công ty tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam” làm đề tài chuyên đề
Chương 3 : Giải pháp phát triển cho vay cá nhân tại tổng công tyTài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam
Trang 5Chương 1 : Cơ sở lý luận về cho vay cá nhân tại công ty tài chính
1.1 Hoạt động cho vay của công ty tài chính
1.1.1 Khái quát về công ty tài chính
Sự ra đời và phát triển của Công ty Tài chính gắn liền với sự pháttriển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, sự tiến bộ của khoa học côngnghệ và các nhu cầu đa dạng của con người về các dịch vụ tài chính.Những năm đầu thế kỷ XX, các trung gian tài chính phi Ngân hàng trongđó có các Công ty Tài chính, được hình thành trên cơ sở chuyên môn hóamột số hoạt động của Ngân hàng thương mại và tạo nên sự đa dạng hóa cáctổ chức tài chính trong nền kinh tế thị trường Cho đến thập kỷ 70 có baloại hình Công ty Tài chính hoạt động phổ biến là : Công ty Tài chính tiêudùng, Công ty Tài chính bán hàng và Công ty Tài chính kinh doanh.
Từ thập kỷ 80 trở lại đây, các Công ty Tài chính không ngừng thựchiện đa dạng hóa hoạt động kinh doanh trên nhiều lĩnh vực như thuê mua,đầu tư tài chính, phát hành và kinh doanh chứng khoán…đồng thời thựchiện sáp nhập, thôn tính lẫn nhau để tạo thành các Công ty Tài chính cóquy mô hoạt động lớn, nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh Ở Việt Nam, đến năm 1998, nền kinh tế thị trường bắt đầu được hìnhthành, nhu cầu vốn trong nền kinh tế đòi hỏi ngày một cao vì thế bên cạnhsự phát triển của các Ngân hàng thương mại thì có sự xuất hiện của cácCông ty Tài chính Theo khoản 3 Điều 20 Luật các tổ chức tín dụng banhành ngày 26/12/1997 thì các Công ty Tài chính là các loại hình tổ chức tíndụng phi Ngân hàng được thực hiện một số hoạt động Ngân hàng như lànội dung kinh doanh thường xuyên, nhưng không nhận tiền gửi không kỳhạn, không làm dịch vụ thanh toán.
Theo Nghị định 79/CP của Chính phủ ban hành ngày 4/10/2002 về tổchức và hoạt động của các Công ty Tài chính, công ty tài chính được hiểu
Trang 6là loại hình tổ chức tín dụng phi Ngân hàng với chức năng là sử dụng vốncủa công ty để cho vay, đầu tư, cung ứng các dịch vụ tư vấn về tài chính,tiền tệ và thực hiện một số dịch vụ khác theo quy định của pháp luật, nhưngkhông được làm các dịch vụ thanh toán, không được nhận tiền gửi dướimột năm Công ty Tài chính được thành lập và hoạt động tại Việt Namdưới các hình thức sau:
Công ty Tài chính Nhà nước: là Công ty Tài chính do Nhà nước đầutư vốn, thành lập và tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh.
Công ty Tài chính cổ phần: là Công ty Tài chính do các tổ chức và cánhân cùng góp vốn theo quy định của pháp luật, được thành lập dướihình thức Công ty cổ phần.
Công ty Tài chính trực thuộc của tổ chức tín dụng: là Công ty Tài chính
thành lập bằng vốn của một hoặc của nhiều tổ chức tín dụng nướcngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.
1.1.2 Họat động cho vay của công ty tài chính
Trang 7dụng vào mục đích và trong một khoảng thời gian nhất định theo thoảthuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.”
1.1.2.2 Các hình thức phân loại cho vay
Căn cứ theo thời hạn cho vay : cho vay được chia làm 3 loại baogồm cho vay ngắn hạn, cho vay trung hạn và cho vay dài hạn.
- Cho vay ngắn hạn : là các khoản vay có thời hạn đến 12 tháng vàđược sử dụng để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động của các doanhnghiệp hay các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân.
- Cho vay trung hạn là các khoản vay có thời hạn từ 12 tháng đến 60tháng và chủ yếu được sử dụng để đầu tư vào tài sản cố định, cải tiếnthiết bị công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng các dự áncó qui mô nhỏ và thời gian thu hồi vốn nhanh.
- Cho vay dài hạn là các khoản vay có thời hạn từ 60 tháng trở lên vàđược sử dụng để đáp ứng các nhu cầu dài hạn như xây dựng nhà ở,xây dựng các xí nghiệp mới và đầu tư vào các dự án có qui mô lớn. Căn cứ theo hình thức bảo đảm tiền vay
- Cho vay có tài sản bảo đảm : là hình thức mà khoản vay của kháchhàng được bảo đảm bằng tài sản, cầm cố, thế chấp.Giá trị tài sản bảođảm là cơ sở để công ty tài chính xác định số tiền vay.
- Cho vay không có tài sản bảo đảm : là hình thức cho vay mà công tytài chính dựa trên uy tín và khả năng tài chính của khách hàng khôngyêu cầu khách hàng phải cầm cố hay thế chấp tài sản.
Căn cứ theo mục đích cho vay
- Cho vay kinh doanh bất động sản : bao gồm các khoản cho vay xâydựng ngắn hạn và giải phóng mặt bằng cũng như các khoản cho vaydài hạn tài trợ cho việc mua đất canh tác, nhà, trung tâm thương mại - Cho vay nông nghiệp : là cho vay nhằm hỗ trợ nông dân trong hoạt
động gieo trồng thu hoạch, bảo quản sản phẩm và để trang trải các chiphí như phân bón, thuốc trừ sâu, giống cây trồng, thức ăn gia súc.
Trang 8- Cho vay công nghiệp và thương mại : là loại cho vay ngắn hạn để bổsung vốn lưu động cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp,thương mại, dịch vụ.
- Cho vay đối với các tổ chức tài chính : bao gồm các khoản cho vaydành cho ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty tài chính và các tổ
chức tài chính khác
- Cho vay cá nhân : là loại cho vay để đáp ứng nhu cầu của người dânnhư mua sắm các vật dụng đắt tiền và các khoản vay để trang trải cácchi phí thông thường của đời sống hoặc nhu cầu kinh doanh, đầu tư.Căn cứ vào nguồn gốc của khoản vay : gồm 2 loại
- Cho vay trực tiếp : là hình thức cho vay trong đó tổ chức tín dụngcấp vốn trực tiếp cho người có nhu cầu,đồng thời người đi vay trựctiếp hoàn trả nợ vay cho tổ chức.
Cho vay gián tiếp : là khoản cho vay được thực hiện thông qua việcmua lại các khế ước hoặc chứng từ nợ đã phát sinh và còn trong thờihạn thanh toán Mô hình cho vay gián tiếp được thực hiện như sau:
Công ty tài chính
Khách hàng nhận vốn vay
Người thanh toán nợ
Trang 91.2 Cho vay cá nhân của công ty tài chính
1.2.1 Khái niệm cho vay cá nhân
Cơ sở cho vay cá nhân
Như chúng ta đã biết, cách đây 20-25 năm, khái niệm về cho vay cánhân còn khá mới đối với các tổ chức tín dụng Việt Nam cũng như với cáctầng lớp dân cư Nhưng chỉ trong một vài năm gần đây, hoạt động cho vaycá nhân đã trở thành mục tiêu của nhiều tổ chức tín dụng
Cho vay cá nhân được bắt đầu từ yêu cầu đẩy mạnh tiêu thụ hànghóa của các hộ gia đình kinh doanh nhỏ và nhu cầu tiêu dùng của cá nhâncũng gia tăng mạnh mẽ như nhu cầu về nhà, xe, đồ gỗ sang trọng hay nhucầu du lịch Điều này làm cho nhu cầu vay của mỗi cá nhân tăng lên và làđiều kiện thuận lợi cho hoạt động cho vay cá nhân phát triển.
Hơn nữa, cho vay cá nhân cũng chính là cách để các công ty tàichính mở rộng hướng hoạt động của mình, tận dụng tối đa nguồn tiền tíchluỹ được Nhiều hãng lớn hiện nay khi thiếu vốn đã không tìm đến công tytài chính để vay tiền mà họ tự tài trợ chủ yếu thông qua phát hành cổ phiếuvà trái phiếu Mặt khác, hiện nay, công ty tài chính đang gặp phải sự cạnhtranh khốc liệt từ phía các tổ chức tài chính khác cũng như các ngân hàngthương mại trong cho vay làm cho thị phần cho vay các doanh nghiệp củacông ty bị giảm sút, buộc các công ty phải mở rộng sang thị trường cho vaycá nhân, hướng tới người dân như là một khách hàng tiềm năng.
Bên cạnh đó, một số tầng lớp người dân có thu nhập khá hoặc caovà tương đối ổn định xuất hiện Điều này tạo điều kiện cho họ đi vay đểnâng cao mức sống, tăng khả năng được đào tạo,…giúp họ có nhiều cơ hộitìm kiếm các công việc có mức thu nhập cao hơn
Khái niệm
Cho vay cá nhân là việc công ty tài chính chuyển tiền cho kháchhàng là cá nhân với cam kết khách hàng phải hoàn trả cả gốc và lãi đúnghạn theo hợp đồng vay.
Trang 10Đây là hình thức tài trợ cho mục đích chi tiêu của cá nhân và hộ giađình Các khoản cho vay cá nhân là nguồn tài chính quan trọng giúp ngườidân có thể trang trải các nhu cầu trong cuộc sống như nhà ở, phương tiện đilại, tiện nghi sinh hoạt, học tập, du lịch, y tế,…trước khi họ có đủ khả năngvề tài chính để hưởng thụ Như vậy, nhờ các khoản cho vay cá nhân màkhách hàng thỏa mãn được các nhu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống.
1.2.2 Đặc điểm cho vay cá nhân
Cho vay cá nhân có 8 đặc điểm chính
Thứ nhất là đối tượng của khoản cho vay
Mỗi sản phẩm dịch vụ mà công ty tài chính đưa ra đều xác định chomình một đối tượng khách hàng cần hướng tới để có thể phục vụ tốt nhấtcho nhu cầu của khách hàng Tương tự, đối tượng vay của các khoản chovay cá nhân là các cá nhân và hộ gia đình Họ đi vay để đáp ứng nhu cầutiêu dùng, mua sắm của bản thân và gia đình, có thể là mua nhà, ô tô, đồnội thất, hoặc đi du học, đi du lịch và cũng có thể họ đi vay phục vụ choviệc kinh doanh.
Thứ hai là nhu cầu vay của khách hàng thường phụ thuộc vào chu kỳnền kinh tế
Nhu cầu vay của khách hàng không chỉ phụ thuộc vào tình hình tàichính của họ mà còn phụ thuộc vào tình hình kinh tế trong những giai đoạncụ thể Trong thời kỳ nền kinh tế phát triển, người dân cảm thấy lạc quanvề tương lai và đặc biệt là về thu nhập được nâng cao của họ, vì vậy, họmuốn tăng mức hưởng thụ của mình Ngược lại, khi nền kinh tế rơi vào suythoái, khủng hoảng, rất nhiều cá nhân và hộ gia đình cảm thấy không tintưởng, đặc biệt là khi thất nghiệp gia tăng và họ sẽ hạn chế chi tiêu Vì thếcho vay cá nhân sẽ giảm sút.
Thứ ba là lãi suất và thời hạn trả nợ của cho vay cá nhân
Các khoản cho vay cá nhân phục vụ nhu cầu chi tiêu và kinh doanhcủa cá nhân và hộ gia đình trong xã hội Các cá nhân và hộ gia đình này có
Trang 11thu nhập không cao để bỏ tiền ra mua hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùngcủa họ Do đó, khi đến các công ty tài chính xin vay, họ quan tâm đến lãisuất vay vốn, phản ánh số tiền mà họ phải trả hàng tháng Lãi suất cao làmgiảm thu nhập khả dụng và khả năng chi tiêu của họ Bên cạnh đó, cũngchính vì nguồn trả nợ lấy từ thu nhập nên khách hàng cũng quan tâm đếnkỳ hạn trả nợ Chỉ khi nào khách hàng có thu nhập thì lúc đó họ mới có tiềnđể trả lãi cho ngân hàng Thường thì kỳ hạn trả nợ là hàng tháng theo lươngtháng của khách hàng Tuy nhiên, cũng có những khách hàng tiến hànhhoạt động sản xuất kinh doanh một số mặt hàng nào đó mà kỳ thu tiền củahọ có thể là quý Khi đó, ngân hàng và các công ty tài chính cần chú ý điềuchỉnh kỳ hạn trả nợ cho phù hợp.
Thứ tư là giá trị mỗi khoản vay không lớn nhưng số lượng lại nhiều
Đối tượng của cho vay cá nhân là các cá nhân và hộ gia đình Họ vayđể phục vụ nhu cầu tiêu dùng và hoạt động kinh doanh nhỏ nên việc chovay phụ thuộc lớn vào thu nhập Vì vậy, quy mô số tiền vay của nhữngngười này là không nhiều Một số khoản cho vay bất động sản có thể có quimô lớn hơn, lên đến vài tỷ đồng, song nếu so với các khoản cho vay kinhdoanh khác thì chúng vẫn còn nhỏ hơn Một lý do nữa là do yêu cầu hạnchế rủi ro của các công ty tài chính, không cho vay nhiều đối với kháchhàng là cá nhân, đặc biệt là các khoản cho vay không có tài sản đảm bảo,nên các khoản vay cá nhân thường có quy mô không lớn Tuy nhiên, sốlượng của các khoản vay lại nhiều do nhu cầu tiêu dùng của người dân lớnvà ngày càng gia tăng Hiện nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, thunhập cũng như trình độ dân trí đã và đang tăng lên đáng kể, thúc đẩy pháttriển nhu cầu vay để cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống và mứchưởng thụ.
Thứ năm là chi phí của khoản cho vay cá nhân cao
Lý do là bởi mỗi khoản cho vay trên một khách hàng thông thườnglà nhỏ mà các công ty tài chính vẫn phải tốn nhiều thời gian và nhân lực để
Trang 12điều tra, thu thập các thông tin về chủ thể vay tiền, tình hình sức khoẻ, đạođức Hơn nữa, việc quản lý các khoản cho vay tiêu dùng với giá trị nhỏnhững số lượng lớn cũng là một vấn đề khó khăn đối với các công ty tàichính Do chi phí cho vay cao nên lãi suất áp dụng trong cho vay cá nhânthường cao hơn lãi suất cho vay thương mại.
Thứ sáu là cho vay cá nhân có độ rủi ro cao
Các khoản cho vay cá nhân là những khoản cho vay mang lại nhiềurủi ro cho công ty tài chính Thứ nhất, lãi suất áp dụng đối với cho vay cánhân là lãi suất ít thay đổi trong khi những khoản cho vay kinh doanh hiệnnay thường áp dụng lãi suất thay đổi theo điều kiện thị trường Chính vìvậy, một khi có sự tăng lên trong lãi suất huy động vốn thì công ty tài chínhsẽ gặp rủi ro lãi suất trong cho vay cá nhân Thứ hai, nguồn trả nợ củakhách hàng cho khoản vay cá nhân phụ thuộc vào thu nhập của họ nên nếukhách hàng bị ốm, chết hoặc mất việc thì công ty tài chính sẽ rất khó thuđược nợ.
Thứ bảy là cho vay cá nhân đem lại khả năng sinh lời cao
Do chi phí và rủi ro của khoản cho vay cá nhân là lớn nên hầu hếtcác công ty tài chính thường áp dụng lãi suất cao cho khoản vay cá nhân.Vì vậy, cho vay cá nhân luôn được các công ty tài chính đánh giá là khoảnmục có khả năng sinh lời cao.
Thứ tám là hầu hết các khoản cho vay cá nhân là trung và dài hạn
Có thể thấy rằng, cho vay cá nhân phục vụ chủ yếu cho nhu cầu tiêudùng của các cá nhân và hộ gia đình như: mua, xây dựng, sửa chữa nhà,mua sắm vật dụng gia đình, đi du lịch, đi học Việc trả nợ các khoản vay cánhân này phụ thuộc vào tình hình tài chính của khách hàng, đó là mức thunhập ổn định (chủ yếu là tiền lương) Hàng tháng khách hàng còn phảitrang trải cuộc sống nên số tiền mà họ dành dụm để trả nợ không nhiều.Vìvậy, người vay cần một khoảng thời gian đáng kể mới có thể hoàn trả đầyđủ cả gốc và lãi của khoản vay Chẳng hạn, có những khoản vay mua sắm
Trang 13đồ nội thất có thời hạn từ 12-24 tháng, và những khoản vay mua nhà, thờihạn lên đến 15 năm.
1.3 Phát triển cho vay cá nhân của công ty tài chính
1.3.1 Khái niệm
Phát triển cho vay cá nhân là các biện pháp và hoạt động của công tytài chính nhằm gia tăng quy mô, khối lượng và số lượng các khoản cho vaycá nhân.Cho vay cá nhân sẽ tăng lên về doanh số cho vay cũng như tỷ lệcho vay so với tổng doanh số cho vay của công ty.
Công ty tài chính sẽ phát triển cả về chất và về lượng của hoạt độngcho vay cá nhân, phát triển hoạt động cho vay cá nhân tới nhiều tầng lớpdân cư trên cả nước Trước tiên là nâng cao doanh số cho vay và số lượngcác khoản cho vay cá nhân Tiếp đó, công ty nâng cao chất lượng phục vụkhách hàng khi rút ngắn thời gian cho vay xuống, giảm bớt các thủ tục chovay để khách hàng thuận tiện hơn, đưa ra nhiều gói dịch vụ mới nhằm đápứng nhu cầu vay của người dân.
1.3.2 Các chỉ tiêu phản ánh phát triển cho vay cá nhân của công ty tài chính
1.3.2.1 Các chỉ tiêu phản ánh về lượng
Số lượng các hình thức cho vay cá nhân
Khi xem xét về mức độ phát triển cho vay cá nhân của công ty, yếutố đầu tiên được đánh giá chính là số lượng các hình thức cho vay mà côngty cung cấp Số lượng các loại hình nhiều cho thấy mức độ tâp trung mởrộng hoạt động đó của công ty càng lớn Vì vậy, khi công ty chú trọng tớiviệc phát triển hoạt động cho vay cá nhân thì các hình thức cho vay cá nhâncủa công ty sẽ có sự đa dạng hơn.
Số lượng khách hàng vay
Để đánh giá mức độ phát triển cho vay cá nhân của công ty, bêncạnh việc đánh giá số lượng các loại hình cho vay mà công ty cung cấp, sốlượng khách hàng vay cũng là một yếu tố quan trọng Nếu một công ty cósố lượng các loại hình cho vay cá nhân phong phú nhưng số lượng khách
Trang 14hàng vay ít thì công ty đó chưa được coi là phát triển trong hoạt động này.Vì thế, công ty muốn phát triển hoạt động này thì cần phải quan tâm pháttriển số lượng khách hàng.
Doanh thu từ hoạt động cho vay
Doanh thu cho vay là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh cho sự tăngtrưởng về số lượng của hoạt động cho vay Doanh thu là số tiền công ty thuđược từ hoạt động cho vay.
Sự tăng trưởng tuyệt đối về doanh thu được xác định bằng hiệu sốgiữa doanh thu hoạt động cho vay cá nhân năm nay so với doanh thu hoạtđộng cho vay cá nhân năm trước Sự tăng trưởng tương đối về doanh thuđược xác định bằng tỷ lệ phần trăm giữa sự tăng trưởng tuyệt đối về doanhthu với doanh thu hoạt động cho vay cá nhân năm trước.
Doanh số cho vay
Doanh số cho vay được tính bằng cách cộng dồn các khoản cho vaytrong một kỳ kế toán, đó là tổng số tiền mà công ty đã cho vay trong kỳ.Chỉ tiêu này phản ánh lượng vốn mà công ty đã giải ngân cho các cá nhân.Nó thể hiện xu hướng hoạt động cho vay của doanh nghiệp mở rộng haythu hẹp Tuy nhiên, con số này chỉ phản ánh chủ yếu về mặt lượng tronghoạt động cho vay của công ty Nếu doanh số cho vay năm sau cao hơnnăm trước thì hoạt động cho vay của công ty được phát triển hơn.
Sự tăng trưởng doanh số cho vay tuyệt đối được tính bằng hiệu sốgiữa doanh số cho vay của công ty trong năm nay với doanh số cho vay củacông ty trong năm trước Chỉ tiêu này cho biết sự tăng trưởng về lượngtrong doanh số cho vay là bao nhiêu Sự tăng trưởng doanh số cho vaytương đối được tính bằng tỷ lệ phấn trăm giữa sự tăng trưởng doanh số chovay tuyệt đối với doanh số cho vay trong năm trước Chỉ tiêu này cho biếttốc độ tăng trưởng của doanh số cho vay hàng năm.
Trang 15Doanh số thu nợ
Doanh số thu nợ được tính bằng cách cộng dồn các khoản thu nợtrong một kỳ kế toán Chỉ tiêu này phản ánh lượng vốn mà công ty tàichính cho cá nhân vay đã được đòi lại bao nhiêu.
Sự tăng trưởng doanh số thu nợ bao gồm sự tăng trưởng tuyệt đối vàsự tăng trưởng tương đối Sự tăng trưởng doanh số thu nợ tuyệt đối đượctính bằng hiệu doanh số thu nợ năm nay và doanh số thu nợ năm trước Sựtăng trưởng doanh số thu nợ tương đối được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữasự tăng trưởng doanh số thu nợ tuyệt đối với doanh số thu nợ năm trước
Dư nợ cho vay
Dư nợ cho vay phản ánh số tiền mà khách hàng đang nợ tại một thờiđiểm nhất định Dư nợ cho vay được xác định dựa trên số tiền đang chovay cuối kỳ trên bảng cân đối kế toán của công ty.
Sự tăng trưởng dư nợ cho vay cũng được tính tương tự như sự tăngtrưởng của doanh số thu nợ bao gồm sự tăng trưởng tuyệt đối và sự tăngtrưởng tương đối Sự tăng trưởng tuyệt đối được tính bằng cách lấy số dưnợ cho vay cuối kỳ trừ đi số dư nợ cho vay đầu kỳ Sự tăng trưởng dư nợcho vay tương đối được xác định bằng cách lấy tỷ lệ phần trăm của tăngtrưởng dư nợ cho vay tuyệt đối với mức dư nợ cho vay đầu kỳ của ngân hàng.
Nhóm chỉ tiêu về tăng trưởng dư nợ cho vay cho thấy khả năng củacông ty trong việc đáp ứng nhu cầu vốn vay của khách hàng, khả năng cạnhtranh thu hút khách hàng của công ty.
1.3.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh về chấtLợi nhuận cho vay
Lợi nhuận cho vay là sự chênh lệch giữa doanh thu hoạt động chovay với chi phí của hoạt động này Sự tăng trưởng về lợi nhuận cho biếtchất lượng trong hoạt động cho vay.
Sự tăng trưởng tuyệt đối về lợi nhuận được xác định bằng hiệu sốgiữa lợi nhuận hoạt động cho vay cá nhân năm nay với lợi nhuận hoạt động
Trang 16cho vay cá nhân năm trước Sự tăng trưởng tương đối về lợi nhuận đượcxác định bằng tỷ lệ phần trăm giữa sự tăng trưởng tuyệt đối về lợi nhuậnvới lợi nhuận hoạt động cho vay cá nhân năm trước.
Tỷ lệ nợ quá hạn
Nợ quá hạn là khoản nợ đến hạn trả mà khách hàng không có khảnăng trả nợ, nó phản ánh khối lượn vốn mà công ty có nguy cơ gặp rủi rokhông thu hồi được Tỷ lệ nợ quá hạn là tỷ số giữa nợ quá hạn với tổng dưnợ của công ty tính đến thời điểm xác định.
Đây là chỉ tiêu phản ánh thực trạng và chất lượng của các khoản chovay cá nhân Chỉ tiêu này lớn cho thấy sự không hiệu quả trong hoạt độngcho vay cá nhân của công ty tài chính Còn nếu giá trị của chỉ tiêu này nhỏ,tức là hoạt động cho vay cá nhân của công ty đang được vận hành rất tốt.
Tỷ trọng cho vay cá nhân trong tổng dư nợ cho vay
Chỉ tiêu này cho chúng ta thấy được các khoản cho vay cá nhânchiếm bao nhiều phần trăm trong tổng số cho vay của công ty Chỉ tiêu nàylớn có nghĩa là công ty có thế mạnh trong hoạt động cho vay cá nhân Đồngthời, nó còn thể hiện rằng đối tượng khách hàng mà công ty đang hướng tớilà các cá nhân và hộ gia đình Ngược lại, nếu chỉ tiêu này nhỏ thì nó chothấy rằng tiềm lực trong cho vay cá nhân của ngân hàng là thấp, hoặc cóthể các khoản cho vay cá nhân không nằm trong chính sách cho vay củacông ty Tại những công ty như vậy, có thể đối tượng khách hàng mà họhướng tới là những người đến vay nhằm mục đích kinh doanh.
Tỷ trọng về lợi nhuận cho vay cá nhân trong tổng lợi nhuận cho vay
Nhìn vào chỉ tiêu này, chúng ta thấy được kết quả kinh doanh củahoạt động cho vay cá nhân mà công ty đang triển khai Nếu chỉ tiêu này lớnvà đang tăng lên một cách ổn định thì tức là cho vay tiêu dùng hiện là mộthoạt động trọng tâm của công ty, đồng thời kết quả do hoạt động này đemlại là rất khả quan Các cá nhân và hộ gia đình là những đối tượng khách
Trang 17hàng quan trọng mà công ty đang hướng tới Còn nếu chỉ tiêu này thấp, cónghĩa là công ty không chú trọng nhiều đến hoạt động cho vay cá nhân.
1.4 Nhân tố ảnh hưởng tới cho vay cá nhân
1.4.1 Nhân tố chủ quan
1.4.1.1 Chính sách cho vay cá nhân
Cho vay cá nhân là một lĩnh vực khá mới đối với các công ty tàichính Mặc dù đây là một thị trường tiềm năng nhưng nó lại chứa đựngnhiều rủi ro Vì vậy mỗi công ty tài chính đều xây dựng một chính sách chovay cá nhân sao cho phù hợp với chính sách, định hướng phát triển chungcủa công ty trong từng thời kỳ Việc thiết lập chính sách cho vay là một cơsở mà một công ty tài chính có thể dựa vào để đảm bảo rằng các khoản chovay thỏa mãn những tiêu chuẩn điều kiện do cấp lãnh đạo đặt ra Như vậy,chính sách cho vay của công ty tài chính được hiểu một cách đơn giản làmột tuyên bố về tiêu chuẩn đối với danh mục cho vay của công ty Mộtchính sách cho vay rõ ràng sẽ mang lại nhiều lợi thế và thuận lợi cho côngty Một chính sách cho vay được quy định thông thoáng sẽ khuyến khíchhoạt động cho vay cá nhân phát triển Ngược lại chính sách được quy địnhquá khắt khe thì sẽ không khuyến khích người dân vay vốn để phục vụ mụctiêu cá nhân riêng.
Chính sách cho vay cá nhân có ảnh hưởng quan trọng tới định hướnghoạt động cho vay cá nhân của công ty tài chính.Nếu chính sách này đượcđưa ra một cách hợp lý, có định hướng phát triển lâu dài thì công ty sẽ từngbước xây dựng để phát triển hoạt động cho vay cá nhân.Nhưng nếu công tykhông chú trọng phát triển mảng hoạt động cho vay này thì những chínhsách mà công ty đưa ra sẽ không tập trung vào hoạt động cho vay cá nhân,không hướng tới việc phát triển hoạt động này.
1.4.1.2 Năng lực của đội ngũ nhân viên
Nhân viên công ty là người trực tiếp thực hiện các dịch vụ của côngty tài chính Vì vậy đội ngũ nhân viên đóng một vai trò quan trọng và lànhững người quyết định chất lượng các dịch vụ của công ty Khi một khách
Trang 18hàng đến giao dịch tại công ty tài chính thì nhân viên công ty là ngườihướng dẫn họ và giúp họ hiểu rõ dịch vụ mà họ đang cần sử dụng Cán bộlà người đại diện cho công ty, quyết định tới hình ảnh của công ty khikhách hàng lần đầu đến giao dịch, sử dụng dịch vụ Vì vậy yêu cầu đối vớicác cán bộ là phải năng động, nhiệt tình, trung thực và luôn làm hài lòngkhách hàng Điều nãy sẽ giúp cho khách hàng cảm thấy thoải mái khi đếnvới ngân hàng, giúp hoạt động cho vay có hiệu quả hơn Nâng cao năng lựccủa đội ngũ cán bộ sẽ giúp công ty tài chính giảm thiểu các rủi ro tronghoạt động cho vay.
Đã có rất nhiều công ty tài chính xảy ra tổn thất khi trình độ năng lựccủa cán bộ nhân viên yếu, đạo đức không tốt Do vậy, năng lực cán bộ nhânviên là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến việc phát triểnhoạt động cho vay, đặc biệt là với cho vay cá nhân.
1.4.1.3 Quy trình và thủ tục cho vay
Quy trình và thủ tục cho vay bao gồm các bước và yêu cầu kháchhàng phải đáp ứng để được xem xét cho vay, thời gian và cách thức màcông ty tài chính giải quyết các khoản vay đó.
Đây là yếu tố tác động trực tiếp tới hoạt động cho vay cá nhân, nóquyết định đến việc công ty tài chính có thu hút được nhiều hợp đồng chovay không Bởi vì, nếu quy trình và thủ tục cho vay quá phức tạp, rườm ràqua nhiều bước, làm mất quá nhiều thời gian dẫn đến khách hàng sẽ cảmthấy bất tiện, nản lòng và không hài lòng Tuy nhiên nếu quy trình và thủtục quá lỏng lẻo, sơ sài, nhất là trong quá trình kiểm tra, thẩm định để tiếnhành cho vay khiến cho công ty không thể nắm đầy đủ thông tin về kháchhàng, dẫn tới công ty sẽ gặp rủi ro mất vốn cũng như khả năng không hoàntrả vốn vay không đúng hạn Chính vì vậy, công ty tài chính phải xây dựngđược cho mình một quy trình và thủ tục cho vay gọn nhẹ linh hoạt nhưngphải chặt chẽ sao cho khách hàng cảm thấy thoải mái trong suốt quá trình
Trang 19sử dụng dịch vụ tại công ty đồng thời công ty không bỏ lỡ đi cơ hội kinhdoanh của mình và hạn chế những rủi ro đáng tiếc.
1.4.1.4 Hoạt động marketing
Trong nền kinh tế thị trường, quảng cáo và tiếp thị được coi là cómột vị trí quan trọng trong việc kinh doanh Các sản phẩm dịch vụ củacông ty tài chính cũng vậy Trong tình hình hiện nay khi ngày càng nhiềungân hàng và công ty tài chính mới được thành lập, các ngân hàng nướcngoài cũng sắp gia nhập thị trường, hoạt động marketing càng trở nên cầnthiết hơn bao giờ hết Marketing không chỉ đơn giản là quảng cáo Nó làtổng hợp của tất cả các hoạt động nhằm hướng sự chú ý của người tiêudùng tới sản phẩm của công ty, bao gồm cả hoạt động quảng cáo, tiếp thị,khuyến mãi, lẫn nghiên cứu, phân tích, phân đoạn thị trường Công ty tàichính phải hiểu sản phẩm cho vay cá nhân của họ hướng đến ai, và vớinhững đối tượng như vậy, họ cần phải làm gì để hấp dẫn được họ Mộtchiến lược marketing hợp lý sẽ giúp tăng sức cạnh tranh của công ty, đưahình ảnh của côngn ty đến với người dân và thu hút khách hàng về chocông ty Các công ty tài chính không chỉ quảng cáo về mình cũng như cácsản phẩm của mình trên các tờ rơi, áp phích, các phương tiện thông tin đạichúng, mà họ cần phải quảng cáo trên chính chất lượng sản phẩm của họ.Họ phải làm sao cho khách hàng đến với công ty cảm thấy những gì họthấy trên ti vi, báo đài, tờ rơi, áp phích là đúng sự thật Có như vậy, kháchhàng mới quay lại và gắn bó với công ty Bên cạnh đó, những tiện ích,khuyến mãi cũng như những dịch vụ chăm sóc khách hàng có tác độngquan trọng tới quyết định đến quyết định xin vay của khách hàng.
1.4.1.5 Hệ thống công nghệ thông tin của công ty tài chính
Trước kia, khi mà công nghệ thông tin chưa phát triển thì quá trìnhthu thập và xử lý thông tin rất chậm chạp và khách hàng khi giao dịch gặpnhiều thủ tục rườm rà, mất nhiều thời gian Tuy nhiên, ngày nay cùng vớiquá trình toàn cầu hóa đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ là sự phát triển
Trang 20không ngừng của công nghệ thông tin.Vì thế việc áp dụng công nghệ thôngtin và các ngành kinh tế nói chung và ngành tài chính nói riêng đang diễnra ngày một nhanh chóng và rộng khắp Công nghệ hiện đại sẽ giúp chocông ty tài chính tiết kiệm được chi phí, thời gian, công sức của cán bộ chovay, quy trình nghiệp vụ được tiến hành một cách nhanh chóng, tạo tâm lýthoải mái cho khách hàng từ đó giúp cho công ty nâng cạo hiệu quả hoạtđộng kinh doanh, tập trung vào việc phát triển và mở rộng thị trường manglại lợi thế cạnh tranh Do đó, một hệ thống công nghệ thông tin hiện đại vàthích hợp là không thể thiếu với các công ty tài chính trong thời buổi hiệnnay Nó giúp các nhà quản lý thực hiện tốt hơn công việc của mình và giúpcông ty tài chính thoả mãn đầy đủ hơn các nhu cầu của khách hàng.
1.4.2 Nhân tố khách quan
1.4.2.1 Môi trường kinh tế, văn hóa, xã hội
Môi trường kinh tế có tác động đến sự phát triển của hoạt động chovay cá nhân Nó phục thuộc vào chu kỳ của nền kinh tế.Khi nền kinh tếtăng trưởng và phát triển thì nhu cầu của mỗi cá nhân cũng tăng lên vì thếđây là cơ hội tốt cho công ty tài chính phát triển cho vay cá nhân.Ngược lạikhi nên kinh tế trì trệ gây mất lòng tin nghiêm trọng của người dân thì họcó xu hướng tích lũy, tiết kiệm hơn do đó làm ảnh hưởng tới hoatạ độngcho vay của công ty.
Môi trường văn hóa xã hội cũng tác động đáng kể đến cho vay cánhân Môi trường văn hóa xã hội thể hiện ở các tập quán xã hội, tâm lý tiêudùng giữa các vùng và vă hóa cộng đồng, trình độ dân trí…Những ngườicó thu nhập cao và học vấn cao thường có xu hướng tiêu dùng nhiều.Ngườidân sống ở khu vực thành thị cũng có thói quen tiêu dùng nhiều cho cuộcsống hiện tại của họ.Vì vậy đây là những yếu tố thúc đẩy sự phát triển chovay cá nhân.
Trang 211.4.2.2 Môi trường pháp lý
Tất cả các hoạt động trong xã hội cũng như các cá nhân hay tổ chứcđều chịu sự chi phối của hệ thống pháp luật.Đặc biệt là lĩnh vực kinh doanhngân hàng – tài chính là một trong những ngành kinh doanh luôn được đặtdưới một hệ thống quy định chặt chẽ.Bởi vì ngân hàng – tài chính là lĩnhvực nhạy cảm là mạch máu của nền kinh tế Khủng hoảng trong hoạt độngngân hàng tài chính sẽ gây ra sự suy giảm trầm trọng và có tác động tớitoàn bộ nền kinh tế Hoạt động ngân hàng tài chính luôn được đặt dưới sựkiểm soát của Ngân hàng Nhà nước và chịu sự chi phối bởi các qui địnhcũng như các chính sách mà ngân hàng nhà nước ban hành cũng như chịusự chi phối của Luật các tổ chức tín dụng và các cơ quan cấp cao.
Một khuôn khổ pháp luật được tạo ra giúp cho hoạt động cho vaydiễn ra suôn sẻ an toàn và hiệu quả Chính vì thế môi trường pháp lý ổnđịnh sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển của hoạt động cho vay cá nhân.
1.4.2.3 Nhân tố thuộc về khách hàng
Việc phát triển cho vay cá nhân phụ thuộc rất lớn vào nhu cầu cũngnhư trình độ dân trí của người dân.Trong cơ chế thị trường hiện nay thìnguyên tắc hàng đầu là có cầu thì mới có cung, do đó chỉ khi cầu tăng thìcung mới có cơ hội phát triển được.Vì thế nhu cầu vay của mỗi cá nhân làmột nhân tố quan trọng thúc đẩy cho hoạt động cho vay cá nhân Đối tượngvay cá nhân là rất đa dạng Họ là những cá nhân và hộ gia đình có nhu cầuchi tiêu phong phú, từ thiết yếu đến cao cấp Ngày trước, khi cuộc sống củacon người còn gặp nhiều khó khăn thì nhu cầu của mọi người chỉ đơn giảnlà ăn no, mặc ấm Khi chất lượng cuộc sống được nâng cao hơn, nhu cầucủa người dân không chỉ dừng lại ở ngày ba bữa cơm nữa mà họ muốnđược ăn ngon, mặc đẹp, muốn được tiêu dùng những hàng hoá cao cấp hơn(đồ sang trọng, đi du lịch,…) Hay nói cách khác, nhu cầu của con ngườiphụ thuộc vào từng giai đoạn cụ thể Vấn đề ở đây là phải phát hiện đượcnhững nhu cầu đó một cách nhanh chóng để đáp ứng kịp thời nhu cầu của
Trang 22con người Như vậy, nhu cầu của khách hàng là căn cứ để các ngân hàng vàcông ty tài chính xây dựng chính sách cho vay cá nhân của mình một cáchhợp lý.
Bên cạnh đó, trình độ dân trí của khách hàng cũng có ảnh hưởng đếnviệc phát triển cho vay Trước kia khi trình độ của dân cư còn hạn chế thìkhi cần vốn để giải quyết một việc gì đó thì người dân ít khi nghĩ đến việcvay vốn bởi vì họ nghĩ để có thể vay được tiền của tổ chức tín dung phảilàm thủ tục phức tạp và tốn nhiều thời gian Tuy nhiên, hiện nay, khi ngườidân có trình độ cao, họ không còn cảm giác ngại ngùng khi đến một tổchức tín dụng vay Hơn nữa, khi nhận thức của người dân ngày càng cao,họ thường có xu hướng là muốn nâng cao đời sống, hưởng thụ nhiều tiệnnghi cuộc sống hơn Muốn nâng cao mức hưởng thụ trong cuộc sống hàngngày thì họ phải đi vay Vì thế đây là một trong những điều kiện tốt để pháttriển cho vay cá nhân.
Năng lực tài chính của khách hàng cũng là một nhân tố có ảnh hưởngđến hoạt động kinh doanh của công ty nói chung và hoạt động cho vay cánhân nói riêng Nó thường phụ thuộc vào thu nhập của khách hàng Chínhvì vậy, các công ty tài chính cần hiểu rõ từng nhu cầu của mỗi cá nhân vàkhả năng tài chính của họ để tiến hành phân đoạn thị trường một cách hiệuquả, từ đó đưa ra chính sách phát triển hoạt động cho vay cá nhân một cáchhợp lý.
Trang 23Chương 2 : Thực trạng phát triển cho vay cá nhân tạitổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt nam
Ngày 1/10/2000 Công ty Tài chính dầu khí chính thức đặt trụ sở hoạtđộng đầu tiên tại 34B Hàn Thuyên – Hà Nội Công ty bắt đầu hoạt động từngày 01 tháng 12 năm 2000 theo Giấy phép hoạt động số 12/GP-NHNNngày 25/10/2000 của NHNN Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định456/2000/QĐ-NHNN ngày 25/10/ 2000 của Thống đốc NHNN và Giấychứng nhận đăng ký kinh doanh số 113108 ngày 23/8/2000 do Sở kế hoạchvà Đầu tư Hà Nội cấp.
Năm 2002, PVFC khai trương hoạt động phòng giao dịch chứngkhoán BSC – PVFC và khai trương website Công ty tại địa chỉ:
Năm 2003, thực hiện chủ trương xây dựng Tập đoàn Dầu khí ViệtNam thành Tập đoàn Công nghiệp – Thương mại – Tài chính Dầu khí vớikhả năng tài chính mạnh, công ty đã phát hành thành công Trái phiếu Dầukhí huy động được 300 tỷ đồng.Trong năm này, PVFC đã khai trương họatđộng Chi nhánh Công ty tại thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày 5/5/2004, công ty ra mắt Hội đồng quản trị đầu tiên của Côngty Tài chính Dầu khí đồng thời nhận chứng chỉ Hệ thống quản lý chấtlượng phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001:2000 do tổ chức SGS (Thụy Sỹ) cấp.
Trang 24Cuối năm 2004, công ty đã thu xếp được 5.000 tỷ đồng vốn cho các dự áncủa Petro Vietnam.
Năm 2005, công ty tăng vốn điều lệ lên 300 tỷ đồng, tổng cộng có 7Phòng giao dịch và 2 chi nhánh đã đi vào hoạt động.Tổng tài sản đạt 6.828tỷ đồng.
Năm 2007, PVFC chính thức tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng,đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong quá trình hoạt động và phát triển củacông ty Trong năm 2007, PVFC nhận được nhiều giải thưởng như“Thương hiệu mạnh Việt Nam”, “Cúp vàng thương hiệu và Nhãn hiệu2007” và nhiều giải thưởng khác.
Theo quyết định số 3002/QĐ-DKVN ngày 22/8/2007 của Tập đoànDầu khí Quốc gia Việt Nam về việc phê duyệt phương án và chuyển Côngty tài chính Dầu khí thành Tổng Công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việtnam và Quyết định số 731/QĐ-DKVN ngày 28/1/2008 về việc sửa đổikhoản 1, khoản 4 Điều 1 Quyết định 3002 ngày 22/08/2007 của Tập đoànDầu khí Quốc gia Việt Nam, Công ty tài chính Dầu khí đã thực hiện cổphần hóa và đến thời điểm này đã hoàn tất các thủ tục đăng ký kinh doanhtheo các nội dung sau:
Tên Tiếng Việt : Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam.Tên viết tắt là PVFC.
Vốn điều lệ: 5.000.000.000.000 đồng ( Năm ngàn tỷ đồng chẵn),tương ứng 500.000.000 cổ phần, mệnh giá một cổ phần là 10.000 đồng,trong đó : Nhà nước nắm giữ 78%, số cổ phần bán ưu đãi cho CBNV là0,07%,số cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài là 10% và sốcổ phần bán đấu giá là 11,93%.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của PVFC
PVFC là một công ty có quy mô lớn với vốn điều lệ 5000 tỷ đồng,trên 1000 lao động nên mô hình cơ cấu bộ máy mà PVFC lựa chọn là môhình cơ cấu bộ máy hỗn hợp.
Trang 25Mô hình trực tuyến chức năng với cấp quản trị cao nhất là Hội đồngQuản trị (HĐQT), Ban Tổng Giám đốc (BTGĐ), trưởng các đơn vị trựcthuộc BTGĐ, trưởng các phòng, ban chức năng thuộc các đơn vị trực thuộcTổng Công ty (TCT), các chi nhánh và văn phòng đại diện Với các phòngban chức năng như phòng Kế toán, Phòng Hành chính quản trị, Phòng Tổchức nhân sự và tiền lương, phòng Kế hoạch, phòng Kiểm tra kiểm soátđộc lập, phòng Thẩm định độc lập, phòng Thị trường và phát triển sảnphẩm.
Mô hình cũng kết hợp với cơ cấu bộ phận theo sản xuất như hìnhthành các ban ở khối kinh doanh như ban Đầu tư, ban Thu xếp vốn và tíndụng doanh nghiệp, ban Dịch vụ tài chính doanh nghiệp, ban Quản lý dòngtiền.Mô hình cũng kết cấu theo địa dư như thành lập các chi nhánh và cácvăn phòng đại diện tại nhiều tỉnh, thành nhằm phát triển khách hàng cáctỉnh thành trên cả nước.
Các công ty thành viên của PVFC: Công ty Cổ phần Đầu tư và Tưvấn Tài chính Dầu khí với vốn điều lệ: 500 tỷ đồng, PVFC góp 49% vốnđiều lệ; Công ty Cổ phần Bất động sản Tài chính Dầu khí, vốn điều lệ: 500tỷ đồng PVFC góp 49% vốn điều lệ; Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ đầu tưTài chính Dầu khí, vốn điều lệ: 100 tỷ đồng.PVFC góp 11% vốn điều lệ.
Trang 26HộI ĐồNG QUảN TRị
BAN TổNG GIáM ĐốC
BAN KIểM SOáT
kIểM TOáN NộI Bộ
kHốI QUảN Lý
văn phòngphòng hcqtphòng tcns&tlphòng kế toánphòng ktksnbphòng kế hoạchphòng thị tr ờng và phát
triển sản phẩm
phòng đt cơ bảnphòng đtnâng caophòng tổng hợpphòng lập trình &
ptpmphòng tích hợp vàpt hệ thống mạngphòng tt hỗ trợ
điều hànhphòng tt truyền
phòng quản lý tíndụngphòng quản lý
đầu t phòng tổng hợp
phân tíchban
&đ.t
kHốI KINH DOANH
PHòNG KHáCHpHòNG KHáCH
PHòNG ĐầU TƯCHứNG Từ Có GIáPHòNG ĐầU TƯ DƯ
pHòNG MUA BáNVà SáT NHậPDOANH NGHIệPpHòNG QL Và KDCáC SảN PHẩM DầU
PHòNG TổNGHợP PHÂN TíCH
banđầut
PHòNG TXV Và TíNDụNG Dự áNPHòNG TíN DụNG
DOANH NGHIệPPHòNG TổNG HợP
PHÂN TíCH
PHòNG KHáCHPHòNG DịCH Vụ TàICHíNH TRONG NƯớCPHòNG DịCH Vụ TàICHíNH quốc tế
phòng nguốn vốnphòng kinh doanh
tiền tệphòng điều hànhhoạt động dòng
CáC CHI NHáNH - PGD,VPDD
chi nhánhtp.hcm
chi nhánhthăng longPGDTT
chi nhánhsài gòn
chi nhánhhải phòngPGD
chi nhánhcần thơ
chi nhánhnam địnhPGD
chi nhánhvũng tàuPGDTTvũng tàu
chi nhánhđà nẵng
PGDTTláng hạ
CáC CÔNG TYLIÊN KếT
công ty cpquản lý quỹ tcdk
công ty cp
công ty cp bđstcdk việt nam
công ty cptruyền thông tcdk
Bảng 2.1 Cơ cấu tổ chức bộ mỏy của PVFC
Trang 272.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của PVFC giai đoạn 2004-2008
Dưới đây là bảng tính hình kinh doanh của PVFC
Bảng 2.2 : Kết quả kinh doanh của PVFC từ 2004-2007
Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2004-2007
Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh của PVFC trong 4 năm qua,tình hình kinh doanh của PVFC tăng mạnh qua các năm.Bảng số liệu trênphản ánh quy mô và tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh cả về kết quả hoạtđộng sản xuất kinh doanh, quy mô về vốn, tài sản, lợi nhuận và doanh thutăng nhanh Năm 2007, đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc của PVFC về cảdoanh thu và lợi nhuận.Hầu hết các hoạt động kinh doanh của PVFC đềucó mức tăng trưởng cao, trong đó, thu từ lãi tiền gửi tăng 143%, thu từ hoạtđộng tín dụng tăng 180%, đặc biệt thu từ hoạt động kinh doanh chứngkhoán đã tăng từ 44,8 tỷ năm 2006 lên 665,8 tỷ năm 2007 kéo theo lợinhuận từ hoạt động này tăng 881,4%, trở thành hoạt động có lãi thứ hai củaPVFC trong năm 2007 sau hoạt động tín dụng Nguyên nhân là do PVFCđã tăng vốn điều lệ thêm 2.000 tỷ trong năm 2007 và tăng cường các nguồnvốn huy động từ hoạt động tín dụng.
Nhưng tới năm 2008, hoạt động của PVFC cũng giống như các đơnvị khác trong lĩnh vực tài chính gặp rất nhiều khó khăn do tác động củacuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu Tuy nhiên, PVFC đã đạt được kết quảđáng phấn khởi : doanh thu đạt 4.468 tỷ đồng, trong đó, hoạt động tín dụnglà điểm sáng nhất, với tỷ trọng 46% tổng doanh thu; hoạt động liên ngânhàng 27%; hoạt động đầu tư 13%; hoạt động khác 14% đồng thời bảo toànnguồn vốn; quỹ dự phòng đạt trên 2.143 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế trên
Trang 288,5 tỷ đồng Cũng trong năm 2008, tổng tài sản của PVEC là 45.073 tỷđồng.
2.2 Thực trạng cho vay cá nhân của PVFC
2.2.1 Thực trạng cho vay tại PVFC
Cho vay là một trong những hoạt động chính của công ty, nó đem lạinguồn lợi nhuận khổng lồ cho PVFC trong nhiều năm nhưng đi kèm vớinó là rủi ro cao do môi trường pháp lý chưa ổn định, tính chất khách hàngphức tạp, môi trường kinh tế còn nhiều biến động.Do nhận thức được vaitrò quan trọng của công tác cho vay nên phòng tín dụng (tín dụng doanhnghiệp và tín dụng cá nhân) được coi là bộ phận mũi ngọn và quan trọngnhất của công ty Đối tượng khách hàng tín dụng theo định hướng củaPVFC là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dầu khí, năng lượng,khoáng sản, du lịch cao cấp, bất động sản, đầu tư kinh doanh khu đô thịmới cao cấp, văn phòng cho thuê, tài chính, tín dụng, chứng khoán, tiền tệvà bảo hiểm Đối với các khách hàng cá nhân, PVFC chủ yếu cung cấpdịch vụ tín dụng cho cán bộ công nhân viên của các đơn vị trong ngành vàcác đơn vị ký thỏa thuận hợp tác với Công ty.
Trang 29Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh các năm
Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy rõ ràng hoạt động cho vay tănglên mạnh mẽ qua các năm Năm 2007 với con số gần 9.957 tỷ đồng đã đưatổng dư nợ cho vay của PVFC tăng 112% so với năm 2006 Đến năm 2008thì tổng dư nợ cho vay của công ty đã tăng gần 4 lần so với năm 2006
Biểu 2.1 : Tổng dư nợ cho vay của PVFC 2006-2008
020004000600080001000012000140001600018000
Trang 30nhất trong năm 2006 nhưng sau đó giảm dần qua các năm và đến năm 2008hình thức này chỉ bằng 66% so với năm 2006 Tuy nhiên cho vay, ứngtrước cho các tổ chức kinh tế, cá nhân và cho vay từ nguồn vốn ủy thác thìtăng một cách rõ rệt Năm 2008, hai hình thức này đều gấp 5-6 lần so vớinăm 2006 Hình thức cho vay và ứng trước cho các tổ chức kinh tế, cá nhânqua các năm vẫn là hính thức chiếm tỷ trọng trong tổng dư nợ cho vaynhiều nhất Dư nợ của hình thức cho vay này tăng dần qua các năm và đếnnăm 2008 thì chiếm trên 85% tổng dư nợ cho vay của PVFC Điều nàychứng tỏ hình thức này đã, đang và sẽ chiếm vị trí quan trọng trong hoạtđộng của PVFC.
2.2.2 Thực trạng cho vay cá nhân của PVFC
2.2.2.1 Các loại hình cho vay đối với cá nhân của PVFC
Cho vay trả góp đảm bảo bằng lương là việc Công ty tài chính Dầukhí cho vay đối với khách hàng có bảo đảm trả nợ hàng tháng bằng lươngcủa khách hàng vay vốn Thời hạn đối với cho vay trả góp đảm bảo bằnglương tối đa không quá 60 tháng và không vượt quá thời gian làm việc cònlại được ghi trên hợp đồng lao động của khách hàng vay vốn tại đơn vịcông tác Mức cho vay đối với loại hình cho vay này thì phù hợp với nhucầu vay vốn và khả năng trả nợ của khách hàng nhưng phải đảm bảo số tiềntrả nợ góp cố định hàng tháng (bao gồm tiền gốc và lãi ) để tính mức chovay không vượt quá 70% tiền lương bình quân hàng tháng của khách hàng vayvốn Đối với các trường hợp đặc biệt khác do Giám đốc công ty quyết định
Cho vay thế chấp tài sản là việc Công ty tài chính Dầu khí cho vayđối với khách hàng có bảo đảm bằng tài sản của chính khách hàng hoặc bảolãnh bằng tài sản của bên thứ 3 Mức cho vay phù hợp với nhu cầu vay vốnvà khả năng trả nợ của khách hàng nhưng tối đa không vượt quá tỷ lệ sovới giá trị tài sản đảm bảo theo Hướng dẫn định giá tài sản đảm bảo tiềnvay là quyền sử dụng đất và các tài sản gắn liền với đất của PVFC Thờihạn cho vay của hình thức này tối đa không quá 60 tháng.
Trang 31Cho vay cầm cố chứng từ có giá là việc công ty tài chính Dầu khícho vay đối với khách hàng có bảo đảm bằng chứng từ có giá của chínhkhách hàng vay vốn hoặc bảo lãnh bằng chứng từ có giá của bên thứ 3 Đốivới chứng từ có giá không phải là cổ phiếu và vốn ủy thác đầu tư có chỉđịnh mục đích cho PVFC thì : Số tiền vay + lãi vay (dự kiến) < số tiền gốcvà lãi phát sinh của chứng từ có giá Trường hợp chứng từ có giá có mệnhgiá ghi bằng ngoại tệ, tỷ giá ngoại tệ được quy đổi để tính toành mức chovay = 90% tỷ giá mua vào ngoại tệ do Ngân hàng mà PVFC làm đại lý thuđổi ngoại tệ công bố Thời hạn cho vay của hình thức này tối đa bằng thờigian còn lại trên các CTCG Đối với chứng từ có giá là cổ phiếu và vốn ủythác đầu tư có chỉ định mục đích cho PVFC thì số tiền cho vay tối đa bằng70% mệnh giá CTCG hoặc giá trị hợp đồng ủy thác đầu tư Thời hạn chovay của hình thức này tối đa không quá 60 tháng Các trường hợp đặc biếtkhác do Giám đốc công ty quyết định.
2.2.2.2 Quy trình thực hiện cho vay cá nhân
Bước 1: Tìm hiểu và hướng dẫn khách hàng làm thủ tục vay vốn
Khách hàng có nhu cầu vay vốn đến xin vay vốn.Nếu khách hàng đủđiều kiện vay vốn, cán bộ tín dụng tư vấn cho khách hàng các loạihình cho vay, phương pháp tính lãi, thu nợ và hướng dẫn khách hànghoàn thiện hồ sơ.
Cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ và kê khai vào danh mục hồ sơ chovay để theo dõi và xử lý hồ sơ.
Bước 2: Thẩm định tài sản bảo đảm
Cán bộ tín dụng trực tiếp thẩm định hồ sơ soạn công văn trìnhTrưởng Phòng dịch vụ và tín dụng cá nhân ký gửi Phòng Dịch vụ tàichính để cử một cán bộ thuộc tổ thẩm định tham gia tổ định giá.
Sau khi nhận được công văn trả lời của Phòng dịch vụ tài chính, cánbộ tín dụng trình trưởng phòng dịch vụ và tín dụng cá nhân để vửmột chuyên viên khác của phòng tham gia định giá.
Trang 32 Khi đã thống nhất đủ các thành viên tham gia tổ thẩm định, cán bộtín dụng chủ động sắp xếp thời gian với các thành viên trong tổ vàkhách hàng để tiến hành định giá tài sản bảo đảm
định, ký tờ trình và trình cấp có thẩm quyền xem xét
Bước 5: Xem xét và quyết định cho vay
Trên cơ sở tờ trình của đơn vị cho vay và tổ thẩm định, trưởng phòngdịch vụ và tín dụng cá nhân xem xét và quyết định cho vay haykhông.
Bước 6: Tiến hành thủ tục ký hợp đồng bảo đảm tiền vayBước 7 : Ký kết hợp đồng tín dụng - Giải ngân
2.2.2.3 Thực trạng cho vay cá nhân của PVFC
Hoạt động cho vay cá nhân tại PVFC vẫn chưa phải là một hoạt độngđược quan tâm phát triển tuy nhiên vẫn có thể thấy được sự tăng trưởng củahoạt động này qua bảng số liệu sau :
Bảng 2.4 : Tỷ trọng cho vay cá nhân trong tổng dư nợ cho vay tạiPVFC
Đơn vị : tỷ đồng
Trang 33Tổng dư nợ cho vay 4.696 9.957 16.243
Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Qua bảng số liệu trên ta thấy dư nợ của cho vay cá nhân tăng mạnhqua các năm.Đáng chú ý nhất là năm 2007, dư nợ cho vay cá nhân tăng191,3% so với năm 2006 Lý do của sự tăng trưởng này là do Việt Nam saumột năm trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thếgiới, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng cao, xuất khẩu tăng nhanh, thu hútđầu tư nước ngoài đạt mức kỷ lục, đời sống của người dân ngày càng đượccải thiện và nhu cầu ngày càng tăng Bên cạnh đó năm 2007 cũng là nămmà thị trường chứng khoán Việt Nam tăng mạnh nhất và thị trường bấtđộng sản không còn ảm đạm như năm 2006 nữa Chính vì thế, hoạt độngcho vay cá nhân của PVFC cũng phát triển Sang đến năm 2008, nền kinhtế bị suy giảm nên người dân thắt chặt chi tiêu hơn Tuy nhiên dư nợ chovay cá nhân tại PVFC vẫn tăng nhẹ, tăng 52,85% so với năm 2007.
Nếu xét cơ cấu dư nợ cho vay cá nhân theo tài sản đảm bảo bao gồm3 hình thức cho vay : cho vay trả góp đảm bảo bằng lương, cho vay cầm cốCTCG, cho vay thế chấp bằng tài sản.
Bảng 2.5 Cơ cấu dư nợ cho vay cá nhân theo tài sản đảm bảo
Trang 34Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Biểu 2.2 Cơ cấu dư nợ cho vay cá nhân theo tài sản đảm bảo
Cho vay trả góp đảm bảo bằng lươngCho vay cầm cố CTCGCho vay thế chấp bằng tài sản
Nhìn chung, dư nợ của các hình thức cho vay đều có sự gia tăngtương đối qua các năm song tỷ trọng của chúng trong tổng dư nợ cho vaycá nhân thay đổi không đáng kể, dư nợ cho vay trả góp đảm bảo bằnglương vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất Tuy nhiên, cơ cấu dư nợ cũng bắt đầucó xu hướng chuyển dịch, cho vay cầm cố CTCG ngày càng chiếm tỷtrọng nhiều hơn trong tổng dư nợ Năm 2007 là năm mà các hình thức chovay tăng mạnh nhất trong khi đó năm 2008 thì nhu cầu cá nhân có giảm sútbởi vì nền kình tế gặp khó khăn nên người dân có xu hướng cắt giảm chitiêu Vì thế cho vay cá nhân có tăng trường trong năm 2008 nhưng gặp khókhăn hơn 2007 Cho vay trả góp đảm bảo bằng lương tăng 178% so với
Trang 35năm 2006, đến năm 2008 thì tốc độ tăng trưởng của hình thức này chỉ tăng55% so với năm 2007 Dư nợ cho vay cầm cố CTCG năm 2007 tăng 387%so với năm 2006 nhưng trong năm 2008 thì chỉ còn 47% so với 2007.Trong khi 2 hình thức cho vay trên vẫn có sự tăng trưởng tương đối trongnăm 2008 thì hình thức cho vay thế chấp tài sản có xu hướng phát triểnchậm lại.
Nếu phân loại theo mục đích vay, dịch vụ cho vay cá nhân củaPVFC tập trung vào 6 nhóm dịch vụ chính là cho vay mua, xây, sửa nhà đểở ; cho vay BĐS; cho vay tiêu dùng; cho vay đầu tư kinh doanh chứngkhoán; cho vay kinh doanh hộ gia đình và cho vay khác.
Bảng 2.6 Cơ cấu cho vay cá nhân theo mục đích vay vốn tại PVFC