Nâng cao chất lượng cho vay trung và dài hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội
Trang 1Mục lục
Danh mục các từ viết tắt 5Danh mục bảng 6Lời mở đầu 7
Chương 1: Cơ sở lý luận về chất lượng cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng thương mại 9
1.1 Hoạt động cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng thương mại 9
1.1.1 Khái quát về Ngân hàng thương mại 9 1.1.2 Hoạt động cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng thương mại 12
1.2 Chất lượng cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng thương mại 15
1.2.1 Khái niệm chất lượng cho vay 15 1.2.2 Chỉ tiêu phản ánh chất lượng cho vay trung và dài hạn tại Ngân hàng thương mại 16
1.3 Nhân tố ảnh hướng tới chất lượng cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng thương mại 19
1.3.1 Nhóm nhân tố chủ quan 19 1.3.2 Nhóm nhân tố khách quan 23
Chương 2: Thực trạng chất lượng cho vay trung và dài hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội 26 2.1 Khái quát về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội 26
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội 26
Trang 22.1.2 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội 27
2.2 Thực trạng chất lượng cho vay trung và dài hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội 33
2.2.1.Thực trạng hoạt động cho vay trung và dài hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội 33 2.2.2 Thực trạng chất lượng cho vay trung và dài hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội 37
2.3 Đánh giá thực trạng chất lượng cho vay trung và dài hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội 41
2.3.1 Thành công 41 2.3.2 Điểm yếu và nguyên nhân 44
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay trung và dài hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội 49
3.1 Định hướng hoạt động cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội 49
3.1.1 Định hướng phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội 49 3.1.2 Định hướng hoạt động cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội 50
3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay trung và dài hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội 51
3.2.1 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng 51
Trang 33.2.2 Nâng cao chất lượng công tác phân loại khách hàng và chính sách
khách hàng 53
3.2.3 Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng trung và dài hạn 55
3.2.4 Tăng cường kiểm soát công tác giải ngân vốn vay 57
3.2.5 Nâng cao chất lượng công tác kiểm soát trong khi cho vay 58
3.2.6 Cân đối hợp lý các loại hình cho vay trung và dài hạn 58
3.2.7 Thực hiện tốt công tác thu hồi nợ xấu 59
3.2.8 Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ 60
3.2.9 Hoàn thiện hệ thống thông tin 62
3.2.10 Hoàn thiện hệ thống trang thiết bị và công nghệ 63
3.3 Kiến nghị 64
3.3.1 Kiến nghị đối với Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam 64
3.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước 65
3.3.3 Kiến nghị đối với Chính Phủ 67
3.3.4 Kiến nghị đối với khách hàng 67
Kết luận 69
Danh sách tài liệu tham khảo 71
Trang 4Danh mục các từ viết tắt
1 NHNN: Ngân hàng nhà nước
2 TCTD: Tổ chức tín dụng
3 DNNN: Doanh nghiệp nhà nước
4 DNNQD: Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
5 Ngân hàng NNo&PTNT Hà Nội: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triểnNông thôn Hà Nội
6 Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
Trang 5Danh mục bảng
Bảng 2.1 Nguồn nguồn vốn của NHNo&PTNN Hà Nội (2005- 2008)
Bảng 2.2 Dư nợ cho vay tại Ngân hàng No&PTNT Hà Nội theo thời hạn chovay
Bảng 2.3 Phân loại cho vay trung và dài hạn theo thành phần kinh tế
Bảng 2.4 Phân loại cho vay trung và dài hạn theo loại tiền
Bảng 2.5 Phân loại cho vay trung và dài hạn theo loại tài sản đảm bảo
Bảng 2.6 Tình hình nợ xấu tại Ngân hàng NNo&PTNT Hà Nội phân loạitheo kỳ hạn
Bảng 2.7 Tình hình nợ xấu cho vay trung và dài hạn tại Ngân hàngNNo&PTNT Hà Nội qua ba năm 2006-2008
Bảng 2.8 Nợ xấu cho vay trung và dài hạn phân loại theo thành phần kinh tếtại Ngân hàng NNo&PTNT Hà Nội
Bảng 2.9 Doanh thu từ hoạt động cho vay trung và dài hạn tại Ngân hàngNNo&PTNT Hà Nội
Trang 6Lời mở đầu
Sau hơn hai mươi năm đổi mới và phát triển cùng đất nước, hệ thống ngânhàng thương mại Việt Nam không ngừng phát triển về quy mô, chất lượnghoạt động và hiệu quả kinh doanh Các ngân hàng thương mại đã đóng vai tròquan trọng trong việc ổn định và phát triển nền kinh tế nước ta Hệ thốngngân hàng thương mại ngày càng trở thành kênh chu chuyển vốn quan trọngcủa nền kinh tế, giúp đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đấtnước
Đặc biệt, với nguồn vốn trung và dài hạn huy động được từ các khoản chovay trung và dài hạn của ngân hàng, các cơ quan Nhà nước cũng như cácdoanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có thể đẩy mạnh xây dựng cơ sở
hạ tầng, đổi mới công nghệ, trang thiết bị kỹ thuật và mở rộng sản xuất kinhdoanh Do vậy, cho vay trung và dài hạn đóng vai trò quan trọng trong sựnghiệp xây dựng và phát triển kinh tế đất nước Để cho vay trung và dài hạn
có thể phát huy một cách tốt nhất vai trò của mình, vấn đề nâng cao chấtlượng cho vay trung và dài hạn trở thành nhu cầu bức thiết
Hiện nay, trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới và khu vực diễn ranhanh và mạnh, vấn đề nâng cao chất lượng tín dụng được đặt lên hàng đầuđối với các ngân hàng thương mại trong nước Nó như một yếu tố cần thiết đểnâng cao khả năng cạnh tranh với các ngân hàng thương mại nước ngoài Đâycũng là một giải pháp cần thiết giúp các ngân hàng thương mại vượt qua cuộckhủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay Ngoài ra, chất lượng cho vay trung vàdài hạn quyết định khả năng quay vòng vốn của ngân hàng để từ đó giúp ngânhàng có thể tiếp tục cho vay và tăng khả năng sinh lời Chất lượng tín dụngcòn có tác dụng thu hút khách hàng mới, làm ăn có hiệu quả cũng như thắtchặt mối quan hệ của Ngân hàng với những khách hàng cũ
Trang 7Xét trên phương diện nền kinh tế, chất lượng cho vay tốt góp phần pháttriển nền kinh tế Với chất lượng cho vay tốt, Ngân hàng không những có thểthu hồi cả gốc và lãi, mà còn tạo điều kiện cho doanh nghiệp làm ăn có hiệuquả Hơn thế, chất lượng cho vay tốt có nghĩa là lượng tiền nhàn rỗi từ nhữngngười gửi tiền đã được đầu tư có hiệu quả và góp phần vào tăng trưởng nềnkinh tế.
Nhận thấy sự cần thiết của việc nâng cao chất lượng cho vay trung và dàihạn, em đã chọn đề tài:
“Nâng cao chất lượng cho vay trung và dài hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội”
Bài chuyên đề được chia thành ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về chất lượng cho vay trung và dài hạn của Ngân
hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng chất lượng cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay trung và dài hạn của Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội
Trang 8Chương 1: Cơ sở lý luận về chất lượng cho vay trung và dài hạn
của Ngân hàng thương mại
1.1 Hoạt động cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng thương mại
1.1.1 Khái quát về Ngân hàng thương mại
1.1.1.1 Khái quát về ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại là một tổ chức tài chính cung cấp một danh mụccác dịch vụ tài chính đa dạng nhất, đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụthanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kì một tổchức kinh doanh nào trong nền kinh tế
Theo khoản 7 điều 20 luật các tổ chức tín dụng 07/1997/QHX của nướcCộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, “Hoạt động ngân hàng là một hoạtđộng kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên lànhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụthanh toán”
Để thực hiện vai trò trung gian tài chính của mình, ngân hàng thương mạicung cấp một số các hoạt động dịch vụ cơ bản cho công chúng và các doanhnghiệp, như:
Mua bán ngoại tệ
Mua bán ngoại tệ là một trong các dịch vụ đầu tiên của Ngân hàng Thôngqua việc đứng ra làm trung gian mua bán một loại tiền này lấy một loại tiềnkhác, ngân hàng thương mại hưởng phí dịch vụ Hiện nay, hoạt động mua bánngoại tệ thường do các ngân hàng lớn cung cấp do mức độ rủi ro tỷ giá cao vàđòi hỏi phải có trình độ chuyên môn cao
Nhận tiền gửi
Trang 9Ngân hàng mở dịch vụ nhận tiền gửi nhằm bảo quản hộ người có tiền vớicam kết hoàn trả đúng hạn Đây là một nguồn quan trọng trong nguồn vốn củangân hàng thương mại Để thu hút tiền gửi, các ngân hàng đã trả lãi cho tiềngửi như phần thưởng cho khách hàng do đã hi sinh nhu cầu tiêu dùng hiện tại
và cho phép ngân hàng sử dụng tạm thời để kinh doanh
Với hình thức tiền gửi thanh toán, ngân hàng còn nhận tiền gửi và đồngthời cung cấp dịch vụ thanh toán cho khách hàng Tài khoản tiền gửi thanhtoán thường có lãi suất thấp
Tín dụng
Tín dụng là một trong những hoạt động quan trọng bậc nhất của ngân hàngthương mại Cụ thể, tín dụng là hoạt động tài trợ của ngân hàng thương mạicho khách hàng trên cơ sở tín nhiệm và bao gồm cho vay, chiết khấu giấy tờ
có giá, bảo lãnh, bao thanh toán, cho thuê tài chính và các hoạt động tín dụngkhác Đây là nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng thương mại Tuy nhiên, trongbối cảnh cạnh tranh mạnh mẽ đang diễn ra trong lĩnh vực ngân hàng, các ngânhàng thương mại đang có xu hướng tăng cường các nguồn thu từ dịch vụ vàgiảm nguồn thu từ tín dụng
Trang 101.1.1.2 Hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại
Đối với ngân hàng thương mại, tín dụng là hoạt động chủ yếu và truyềnthống Tín dụng ngân hàng được hiểu là việc ngân hàng tài trợ cho kháchhàng trên cơ sở tín nhiệm
Trong các hoạt động tín dụng, cho vay là hoạt động chiếm tỷ trọng lớnnhất xét về dư nợ của các ngân hàng thương mại Căn cứ theo khoản 1 Điều 3của Quy chế cho vay của Tổ chức Tín dụng đối với khách hàng (ban hànhkèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thốngđốc Ngân hàng Nhà nước) thì “Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo
đó Tổ chức Tín dụng giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụngvào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàntrả cả gốc và lãi.”
Cho vay, phân loại theo thời gian, bao gồm:
Cho vay ngắn hạn: Từ 12 tháng trở xuống và thường nhằm tàitrợ cho tài sản lưu động hoặc nhu cầu sử dụng vốn ngắn hạn của Nhà nước,doanh nghiệp, hộ gia đình và hộ sản xuất
Cho vay trung và dài hạn: Trên 1 năm và thường nhằm tài trợcho nhu cầu mua sắm trang thiết bị, xây dựng, cải tiến kĩ thuật, mua côngnghệ…
Tài sản đảm bảo của các khoản cho vay cho phép ngân hàng thương mại
có được nguồn thu nợ thứ hai bằng cách bán các tài sản đó khi nguồn thu nợthứ nhất (từ hoạt động sản xuất kinh doanh) không có hoặc không đủ Do vậy,cho vay có thể được phân loại theo tài sản đảm bảo, bao gồm:
Cho vay có đảm bảo bằng uy tín của chính khách hàng: thường đượccấp cho khách hàng làm ăn thường xuyên có lãi, tình hình tài chính vững
Trang 11mạnh, các món vay tương đối nhỏ so với vốn của người vay hoặc ít xảy ra nợquá hạn Ngoài ra, loại cho vay này còn là các khoản cho vay theo chỉ thị củachính phủ mà chính phủ yêu cầu không cần tài sản đảm bảo Các khoản chovay đối với các tổ chức tài chính lớn, các công ty lớn hoặc các khoản cho vay
có thể được giám sát trong việc bán hàng… cũng có thể được ngân hàng chovay không cần tài sản đảm bảo
Cho vay có đảm bảo bằng thế chấp: là hình thức cho vay trong đó bênvay dùng tài sản bảo đảm thuộc quyền sở hữu của mình để bảo đảm thực hiệnnghĩa vụ trả nợ đối với ngân hàng nhưng không chuyển giao tài sản đó chongân hàng
Cho vay có đảm bảo bằng cầm cố tài sản: là hình thức cho vay trong
đó tài sản bảo đảm thuộc quyền sở hữu của bên vay được bên vay giao chongân hàng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự
1.1.2 Hoạt động cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng thương mại
Cho vay trung và dài hạn là những khoản cho vay có thời hạn từ một nămtrở lên Ngân hàng cho doanh nghiệp vay trung và dài hạn thường để tài trợcho nhu cầu mua sắm trang thiết bị, xây dựng, đầu tư cải tiến kỹ thuật, muacông nghệ… Với sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ, nhucầu vốn trung và dài hạn ngày càng cao
Ngoài ra, cho vay trung và dài hạn có thời gian thu hồi vốn dài và quy mômón vay lớn nên thường chịu rủi ro cao do những thay đổi khó dự đoán từmôi trường kinh tế
Nguồn vốn để cho vay trung và dài hạn thường gồm :
Nguồn vốn huy động có kỳ hạn ổn định từ một năm trở lên
Vốn vay trong nước thông qua phát hành trái phiếu
Trang 12 Vốn vay trên thị trường liên ngân hàng.
Một phần nguồn vốn tự có của Ngân hàng thương mại
Vốn ủy thác của Nhà nước và các tổ chức quốc tế
Nguồn vốn ngắn hạn được phép sử dụng để cho vay trung và dàihạn theo tỷ lệ quy định
Giống như cho vay nói chung, khách hàng muốn vay trung và dài hạn phảiđáp ứng đủ một số điều kiện bắt buộc như:
Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật
Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp
Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết
Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và
có hiệu quả; hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phùhợp với quy định của pháp luật
Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Cho vay trung và dài hạn bao gồm:
Cho vay bằng cách mua trái phiếu
Các ngân hàng mua các trái phiếu trung và dài hạn của các doanh nghiệpnhằm tài trợ cho quá trình hình thành tài sản cố định Khi mua trái phiếu,ngân hàng thương mại luôn cân nhắc đến kì hạn, khả năng chuyển đổi, lãisuất cũng như tình hình tài chính doanh nghiệp…
Cho vay theo dự án
Ngân hàng cũng cho vay trung và dài hạn cho các dự án mua sắm và xâydựng tài sản cố định Tuy nhiên, người vay phải xây dựng dự án, thể hiện mục
Trang 13đích, kế hoạch đầu tư cũng như quá trình thực hiện dự án Thẩm định dự án là
cơ sở để ngân hàng quyết định phần vốn cho vay cũng như xác định khả nănghoàn trả của doanh nghiệp
Dự án được xây dựng gồm nhiều mục như phân tích thị trường, nguồnnhân lực, địa điểm, công nghệ, qui trình sản xuất, phân tích tài chính Trong
đó, phân tích tài chính là mục tiêu quan tâm hàng đầu của ngân hàng
Các dự án cho vay trung và dài hạn có thời hạn từ một năm trở lên vàthường chia thành: thời gian đầu tư (thời gian ngân hàng giải ngân theo tiến
độ xây dựng), thời gian ân hạn và thời gian trả nợ Ngân hàng cân nhắc thờihạn tín dụng và kì hạn nợ chủ yếu dựa vào thời hạn tài trợ do yêu cầu của dự
án cho vay và thời hạn của nguồn Nếu ngân hàng có khả năng chuyển hoánnguồn và huy động nguồn vốn trung và dài hạn tốt thì thời hạn tín dụng và kìhạn nợ sẽ nghiêng về đáp ứng nhu cầu của người vay
Cho vay trung và dài hạn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Phầnlớn các khoản cho vay trung và dài hạn được đầu tư phát triển sản xuất kinhdoanh và phục vụ tăng trưởng kinh tế Đặc biệt, cho vay trung và dài hạn pháttriển đã giúp hạn chế bao cấp từ ngân sách Nhà nước cho đầu tư và xây dựng
cơ bản Cho vay trung và dài hạn cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việcchuyển dịch cơ cấu đầu tư, làm cho cơ cấu của nền kinh tế trở nên hợp lý từ
đó làm tiền đề cho sự ổn định và trật tự an toàn xã hội
Đối với ngân hàng thương mại, hoạt động cho vay trung và dài hạn đemlại lợi nhuận cao vì món cho vay trung và dài hạn thường có quy mô lớn vàlãi suất cao Ngoài ra, đây cũng là cơ hội để ngân hàng tạo mối quan hệ gắn
bó lâu dài với doanh nghiệp Ngân hàng cũng có thể mở rộng cho vay ngắnhạn với doanh nghiệp nhờ sự hiểu biết và tin tưởng lẫn nhau
Trang 14Đối với một doanh nghiệp, cho vay trung và dài hạn đã giúp doanh nghiệptăng cường đầu tư vào tài sản cố định như nhà xưởng, trang thiết bị, máymóc, công nghệ nhằm tăng cường vị thế và khả năng cạnh tranh của doanhnghiệp
1.2 Chất lượng cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng thương mại
1.2.1 Khái niệm chất lượng cho vay
Chất lượng cho vay là một khái niệm tương đối và có thể được hiểu khácnhau trên các giác độ khác nhau, chủ yếu là dưới giác độ của khách hàng vàgiác độ của ngân hàng thương mại
Dưới giác độ khách hàng, chất lượng cho vay được hiểu là sự đáp ứng mộtcách tốt nhất các dịch vụ cho vay của ngân hàng thương mại đối với kháchhàng trên khía cạnh lãi suất, kì hạn, thủ tục… Xét trên khía cạnh của kháchhàng, chất lượng cho vay_ một dịch vụ của ngân hàng _ cũng có thể đượchiểu như chất lượng của một dịch vụ thông thường Đặc biệt, trong bối cảnhcạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng diễn ra ngày càng mạnh mẽ, chất lượngtín dụng ngày càng được chú trọng Nhờ đó, dịch vụ cho vay của ngân hàngcung cấp cho khách hàng có giá cả ngày càng cạnh tranh hơn và quy trình, thủtục cũng ngày một được rút gọn nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho kháchhàng
Dưới giác độ ngân hàng, chất lượng cho vay là một phạm trù phản ánhmức độ rủi ro trong bảng tổng hợp cho vay của một ngân hàng thương mại
Do vậy, chất lượng cho vay dưới khía cạnh ngân hàng thương mại thể hiệnmức độ an toàn vốn, việc sử dụng đúng mục đích, phù hợp với chính sách củangân hàng và đem lại doanh thu cho ngân hàng với chi phí nghiệp vụ thấp.Một món vay có chất lượng tốt phải được thanh toán đầy đủ lãi và hoàn trảgốc đúng hạn và tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường
Trang 15Khác với cho vay ngắn hạn, cho vay trung và dài hạn thường đem lại chongân hàng thương mại mức rủi ro lớn hơn do kì hạn trả nợ dài và chi phí phântích tài chính lớn hơn Tuy nhiên để đền bù lại mức rủi ro lớn hơn mà ngânhàng phải gánh chịu, ngân hàng thương mại khi cho vay trung và dài hạncũng nhận được khoản tiền lãi lớn hơn Do vậy, chất lượng cho vay trung vàdài hạn được đặt ra như một vấn đề cấp thiết và cần phải được đo lường cẩnthận thông qua một hệ thống các chỉ tiêu.
1.2.2 Chỉ tiêu phản ánh chất lượng cho vay trung và dài hạn tại Ngân hàng thương mại
1.2.2.1 Nợ xấu và tỉ lệ nợ xấu trung và dài hạn tổng dư nợ tín dụng trung vàdài hạn
Tỷ trọng nợ xấu cho
vay trung và dài hạn trên =
tổng dư nợ cho vay trung, dài hạn
Nợ xấu của cho vay trung, dài hạnTổng dư nợ cho vay trung, dài hạn
Nợ xấu là những khoản nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 Cụ thể,theo quyết định493/2005/QĐ-NHNN, nợ xấu gồm: nợ dưới tiêu chuẩn (nợ nhóm 3), nợ nghingờ (nợ nhóm 4) và nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) và đây là cơ sở đểđánh giá chất lượng tín dụng của tổ chức tín dụng nói chung và của ngân hàngthương mại nói riêng
Nợ xấu thường là những khoản nợ đã quá hạn trên 90 ngày, đã được cơcấu lại nợ nhưng quá hạn hoặc được ngân hàng đánh giá là bị suy giảm khảnăng trả nợ tương ứng với mức độ rủi ro của nợ xấu
Nợ xấu cho vay trung và dài hạn là một trong những chỉ tiêu quan trọngnhất để đánh giá chất lượng cho vay của một ngân hàng thương mại Tỉ lệ nợxấu càng cao thì chất lượng cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng càng suy
Trang 16giảm Ngược lại, nếu duy trì được tỷ lệ này ở mức thấp, chất lượng tín dụngcủa ngân hàng có thể được bảo đảm.
1.2.2.2 Chỉ tiêu tỷ lệ doanh thu từ hoạt động cho vay trung và dài hạn
Tỷ lệ doanh thu từ cho vay
trung và dài hạn =
Doanh thu từ hoạt động cho vay trung, dài hạn
Tổng dư nợ cho vay trung, dài hạnChỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lãi của khoản cho vay trung và dàihạn Một khoản cho vay có chất lượng tốt phải là một khoản tín dụng có khảnăng tạo ra doanh thu cho ngân hàng
Tuy nhiên, đối với ngân hàng thương mại quốc doanh nói riêng và cácngân hàng thương mại nói chung, lợi nhuận không phải lúc nào cũng là mụctiêu hàng đầu Đặc biệt, các ngân hàng thương mại quốc doanh thường phảithực hiện các hình thức cho vay ưu đãi nhằm thực hiện các chiến lược pháttriển và ổn định kinh tế của Chính phủ tuỳ theo từng thời kỳ Tuy nhiên, cáckhoản cho vay ưu đãi này thường được Chính phủ trợ cấp, do vậy lợi nhuậnvẫn có thể được xem là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của cácngân hàng thương mại Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ khoản cho vay càngđem lại thu nhập cao cho ngân hàng Đây là một trong những chỉ tiêu quantrọng được sử dụng để đánh giá một khoản tín dụng có chất lượng tốt haykhông
Trang 17vay trung và dài hạn trên =
tổng dư nợ cho vay
Tổng dư nợ cho vay trung, dài hạn
Nợ khó đòi là khoản nợ quá hạn kèm theo một số tiêu chí khác nữa nhưquá một kì gia hạn nợ, hoặc không có tài sản đảm bảo, hoặc tài sản không bánđược, con nợ thua lỗ triền miên, phá sản…
Tỷ lệ nợ khó đòi trên tổng dư nợ cho vay là một chỉ tiêu hữu hiệu phảnánh chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại Chỉ tiêu này càng thấpchứng tỏ chất lượng tín dụng của ngân hàng càng cao Nếu các khoản nợ khóđòi được xác định đúng đắn dựa trên các tiêu chí tốt thì chỉ tiêu tỷ lệ nợ khóđòi trên tổng dư nợ sẽ là một chỉ tiêu phản ánh đúng đắn chất lượng tín dụngcủa một ngân hàng thương mại
Tuy nhiên, với các cách tính khác nhau về kì hạn nợ, nợ quá hạn cũng như
nợ khó đòi có thể làm các chỉ tiêu này bị biến dạng và phản ánh không đúngđắn về chất lượng tín dụng Các yếu tố làm biến dạng các chỉ tiêu này phải kểđến như: việc xác định kỳ hạn nợ không đúng, đảo nợ, giãn nợ hay chính sáchcho vay khác nhau
Các khoản cho vay có vấn đề
Các khoản cho vay có vấn đề là các khoản cho vay tuy chưa đến hạn vàchưa được coi là nợ quá hạn, song trong quá trình theo dõi, nhân viên ngânhàng nhận dấu hiệu kém lành mạnh và có nguy cơ trở thành nợ quá hạn Cáckhoản cho vay có vấn đề được xây dựng theo qui định của từng ngân hàngthương mại
Trang 181.3 Nhân tố ảnh hướng tới chất lượng cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng thương mại
1.3.1 Nhóm nhân tố chủ quan
1.3.1.1 Phẩm chất và trình độ của cán bộ tín dụng
Đầu tiên, trình độ cán bộ và khả năng đánh giá khách hàng có ảnh hưởnglớn đến chất lượng cho vay, đặc biệt là cho vay trung và dài hạn Cán bộ tíndụng nói riêng không những cần phải có trình độ chuyên môn mà còn phải cókhả năng dự báo các vấn đề liên quan đến người vay, am hiểu lĩnh vực màkhách hàng kinh doanh và môi trường mà khách hàng sống… Nếu cán bộ tíndụng không đủ trình độ, thiếu kinh nghiệm thì nợ xấu sẽ cao do thiếu khảnăng phân tích, thẩm định
Đạo đức cũng là nhân tố quan trọng tác động đến chất lượng tín dụng domôi trường ngân hàng, đặc biệt là hoạt động tín dụng luôn đầy cám dỗ Mộtcán bộ tín dụng thiếu đạo đức thường cố tình làm sai hoặc tiếp tay cho kháchhàng rút ruột ngân hàng
1.3.1.2 Công tác tổ chức cán bộ
Công tác tổ chức cán bộ ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng trung và dàihạn của ngân hàng thương mại về thời gian, chi phí cũng như khả năng kiểmsoát rủi ro của món vay Một ngân hàng có cơ cấu tổ chức cán bộ khoa học thì
sự phối hợp nhịp nhàng, hợp lý giữa các phòng ban, giữa lãnh đạo và nhânviên cũng như giữa các ngân hàng với nhau sẽ được đảm bảo Do vậy, ngânhàng không những có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu tín dụng trung và dài hạncủa khách hàng mà còn có thể đảm bảo quy trình phân tích tín dụng, kiểmsoát món vay một cách hợp lý giữa các bộ phận cũng như các cấp, từ đó nângcao chất lượng tín dụng Ngược lại, nếu công tác này được thực hiện khôngtốt thì việc kiểm tra và giám sát món vay sẽ không được thực hiện nhịp
Trang 19nhàng Thêm vào đó, nếu tổ chức cán bộ không tốt, cán bộ nhân viên khôngđược phân công công việc theo đúng năng lực thì chất lượng tín dụng cũng bịảnh hưởng.
1.3.1.3 Công tác quản trị rủi ro
Xét trên khía cạnh chủ quan, chất lượng cho vay trung và dài hạn còn chịuảnh hưởng lớn bởi công tác quản trị rủi ro Công tác này bao gồm:
1 Thực hiện các qui định về an toàn tín dụng của Ngân hàng nhà nướcđối với Ngân hàng thương mại
Việc chấp hành các qui định về an toàn tín dụng của Ngân hàng nhà nước
là điều kiện đầu tiên để đảm bảo chất lượng tín dụng nói chung và cho vaytrung và dài hạn nói riêng Ví dụ, theo khoản 16 - điều 1 của luật các tổ chứctín dụng số 20/2004/QH11: “ Tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàngkhông được vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng, trừ trường hợp đốivới những khoản cho vay từ các nguồn ủy thác của Chính phủ, của các tổchức, cá nhân hoặc trường hợp khách hàng vay là tổ chức tín dụng khác.”
Do vậy, việc chấp hành quy định về an toàn tín dụng của Ngân hàng nhànước có ảnh hưởng đáng kể tới chất lượng tín dụng
2 Xác định danh mục các món cho vay với mức rủi ro khác nhau
Việc xác định danh mục các món cho vay theo mức độ rủi ro hợp lý có thểgiúp ngân hàng kiểm tra và giám sát tốt hơn Ngược lại, nếu ngân hàng chovay theo một danh mục không phù hợp với khả năng quản lý của mình thìchất lượng tín dụng sẽ giảm sút
3 Xây dựng chính sách tín dụng và qui trình phân tích dự án cho vaytrung và dài hạn
Trang 20Chính sách tín dụng phản ánh cương lĩnh tài trợ của một ngân hàng, trởthành hướng dẫn chung cho cán bộ tín dụng và các nhân viên ngân hàng, tăngcường chuyên môn hoá trong phân tích tín dụng, tạo sự thống nhất chungtrong hoạt động tín dụng nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao khả năng sinh lời.Toàn bộ các vấn đề có liên quan đến cho vay trung và dài hạn đều được đưa
ra trong chính sách cho vay như: qui mô, lãi suất, kì hạn, đảm bảo, phạm vi,các khoản cho vay có vấn đề và các nội dung khác
Do vậy, chính sách tín dụng nói chung đóng vai trò quan trọng trong việcquyết định chất lượng cho vay trung và dài hạn của một ngân hàng thươngmại
Với những chính sách tín dụng cụ thể áp dụng cho từng thời kỳ, Ngânhàng xây dựng quy trình phân tích tín dụng nhằm cân nhắc kĩ lưỡng, ướclượng khả năng rủi ro và sinh lời khi quyết định tài trợ thông qua quá trìnhphân tích tín dụng, bao gồm quá trình thẩm tra trước, trong và sau khi cấp tíndụng
Song song với xây dựng chính sách tín dụng, quy trình phân tích dự án chovay trung và dài hạn phải thiết lập và đáp ứng được một số yêu cầu:
- Xây dựng và thống nhất trong toàn ngân hàng, tránh tuỳ tiện duy
ý chí Quy trình này phải được Ban lãnh đạo ngân hàng thông qua và phổ biếnđến tất cả các phòng ban cũng như tất cả các cán bộ tín dụng
- Các nội dung của công tác phân tích tín dụng phải được quy địnhchi tiết để từng phòng ban và cán bộ ngân hàng biết rõ nhiệm vụ của mình,tránh chung chung
Phân tích dự án được tiến hành trước, trong và sau khi cho vay Quy trìnhphân tích dự án thường gồm bốn bước và nếu không được tuân thủ đúng quytrình đã định sẽ ảnh hướng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng:
Trang 21- Phân tích trước khi cho vay.
- Xây dựng và kí kết hợp cho vay
- Giải ngân và kiểm soát trong khi cho vay
- Thu nợ hoặc đưa ra các phán quyết cho vay
Đặc biệt, đối với cho vay trung và dài hạn, phân tích dự án giữ vai trò đặcbiệt quan trọng do đặc điểm về kì hạn dài và khả năng xảy ra rủi ro cao.Ngoài ra, các dự án cho vay trung và dài hạn thường chịu tác động bởi nhiềuyếu tố
4 Xác định dấu hiệu của các khoản cho vay có vấn đề, quản lý nợ quáhạn và nợ khó đòi
Sau khi giải ngân cho vay, việc giám sát hoạt động sử dụng vốn vay củakhách hàng để kịp thời phát hiện ra những món vay có vấn đề có ảnh hưởngđáng kể tới chất lượng cho vay Nếu cán bộ tín dụng kịp thời phát hiện ranhững dấu hiệu xấu của món vay, các biện pháp ngăn ngừa có thể được đưa
ra và nhờ đó đảm bảo chất lượng tín dụng
Ngoài ra, việc phân loại nợ xấu tìm ra nguyên nhân và cách giải quyết hợp
lý hay không cũng quyết định chất lượng cho vay là tốt hay xấu Nếu cán bộtín dụng phân loại nợ xấu hợp lý, họ cũng có thể nhờ đó mà đưa ra những giảipháp khả thi như tiếp tục hỗ trợ người vay hay thanh lí tài sản đảm bảo.Ngược lại, phân loại nợ bất hợp lý có thể khiến cán bộ tín dụng đưa ra nhữnggiải pháp không tối ưu và gây thiệt hại cho ngân hàng
1.3.1.4 Trang thiết bị công nghệ
Trang thiết bị công nghệ hiện nay đóng vai trò quan trọng trong công táctín dụng trung và dài hạn Với một hệ thống trang thiết bị công nghệ tốt, ngânhàng thương mại có thể đảm bảo quy trình kiểm soát món vay của cán bộ tín
Trang 22dụng cũng như kiểm soát nội bộ hay kiểm soát của lãnh đạo cấp trên chínhxác và tiết kiệm thời gian Thời gian giải ngân một món vay nhờ đó cũngđược giảm thiểu và đáp ứng tốt hơn yêu cầu của khách hàng
1.3.2 Nhóm nhân tố khách quan
1.3.2.1 Môi trường kinh tế
Sự ổn định của môi trường kinh tế là một nhân tố quan trọng đối với chấtlượng cho vay trung và dài hạn Một môi trường kinh tế ổn định luôn là điềukiện thuận lợi cho hoạt động của cả doanh nghiệp lẫn ngân hàng, giúp nângcao chất lượng cho vay trung và dài hạn Ngược lại, nếu môi trường kinh tếbất ổn với lạm phát và thất nghiệp tăng cao thì doanh nghiệp sẽ làm ăn khókhăn và khả năng thu hồi vốn của ngân hàng cũng bị giảm sút Ngoài ra,những bất ổn về tỷ giá cũng có thể làm giảm chất lượng cho vay trung và dàihạn do nhiều doanh nghiệp vay vốn bằng ngoại tệ có thể chịu thua lỗ vàkhông có khả năng trả nợ ngân hàng
Ngoài ra, sự phân bổ và quy hoạch đầu tư của Chính phủ đối với cácngành cũng ảnh hưởng tới chất lượng cho vay trung và dài hạn Sự phân bổvốn đầu tư và quy hoạch hợp lý về phát triển của các ngành sẽ tạo thuận lợicho các doanh nghiệp hoạt động và tăng khả năng trả nợ của họ Ngược lại,cạnh tranh là tự phát, hoàn toàn không đi kèm với sự quy hoạch hợp lý, hợptác, phân công lao động, chuyên môn hoá lao động sẽ dẫn đến sự gia tăng quáđáng vốn đầu tư vào một số ngành, dẫn đến khủng hoảng thừa, lãng phí tàinguyên quốc gia Điều này tác động xấu đến tình hình sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp cũng như khả năng trả nợ của họ
1.3.2.2 Môi trường pháp lý
Môi trường pháp lý đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết hoạt độngcủa các doanh nghiệp và ngân hàng Nếu hệ thống luật và văn bản dưới luậthướng dẫn thi hành luật liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng hoạt
Trang 23động tốt thì chất lượng cho vay của các ngân hàng thương mại cũng đượcnâng cao Tuy nhiên, nếu luật và các văn bản dưới luật được triển khai chậmchạp và thiếu đồng bộ thì ngân hàng thương mại sẽ gặp phải khó khăn trongviệc thi hành chúng trong cho vay cũng như thu hồi nợ
Ngoài ra, hoạt động thanh tra ngân hàng và đảm bảo an toàn hệ thống cóảnh hưởng lớn đến chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại Trong
đó, năng lực cán bộ thanh tra, giám sát, sự cập nhật các nghiệp vụ kinh doanh
và công nghệ mới của Thanh tra ngân hàng và mô hình tổ chức của thanh trangân hàng là những yếu tố quyết định hiệu quả giám sát của NHNN Do vậy
mà có những sai phạm của các ngân hàng thương mại nếu không được thanhtra ngân hàng nhà nước cảnh báo, có biện pháp ngăn chặn từ đầu thì sẽ làmgiảm chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại
1.3.2.3 Môi trường tự nhiên
Môi trường tự nhiên có ảnh hưởng đáng kể tới chất lượng cho vay trung vàdài hạn do thiên tai là một yếu tố bất khả kháng và khó có thể được dự đoánchính xác Môi trường tự nhiên có thể tạo điều kiện thuận lợi hoặc cản trởnhững dự án được cho vay trung và dài hạn Khi thiên tai xảy ra, nó thườnggây thiệt hại cho nhiều ngành sản xuất và dịch vụ và dẫn đến những thiệt hạingoài dự kiến của doanh nghiệp và ngân hàng, làm giảm khả năng trả nợ củadoanh nghiệp
1.3.2.4 Những nhân tố thuộc về chủ quan khách hàng đi vay
Trình độ khách hàng có ảnh hưởng đáng kể đến khả năng dự đoán các vấn
đề kinh doanh, trình độ quản lí Với trình độ yếu kém, khách hàng có thể không tính toán kĩ lưỡng hoặc không có khả năng tính toán kĩ lưỡng những bất trắc có thể xảy ra, không có khả năng thích ứng và khắc phục khó khăn trong kinh doanh Cho khách hàng vay vốn có thể làm cho quy mô của doanh
Trang 24nghiệp quá lớn so với khả năng quản lý của khách hàng Đây là một nhân tố quyết định chất lượng tín dụng của ngân hàng.
Mục đích sử dụng vốn vay và thiện chí trả nợ vay của khách hàng là mộtnhân tố khác thuộc về chủ quan người vay Việc sử dụng đúng mục đích vayvốn có ảnh hưởng lớn đến việc ngân hàng tiến hành phân tích món vay, quyếtđịnh cho vay cũng như kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay Nếu ngườivay mạo hiểm với kì vọng thu được lợi nhuận cao và không sử dụng vốn đúngmục đích ban đầu sẽ làm cho chất lượng của khoản tín dụng trở nên kém Hơnthế, để đạt được mục đích của mình, khách hàng có thể sẵn sàng tìm mọi thủđoạn để đối phó với ngân hàng như cung cấp thông tin sai, mua chuộc nhânviên ngân hàng… Ngoài ra, việc khách hàng có thiện chí trả nợ hay không sẽquyết định khả năng thu nợ của ngân hàng và quyết định khoản tín dụng cóchất lượng tốt hay xấu
Quy mô tài sản, nguồn vốn cũng ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của ngườivay Ngoài ra, sự minh bạch về tài chính, thói quen ghi chép chính xác rõ ràng
sổ sách kế toán cũng quyết định đến việc phân tích món vay và rủi ro mấtvốn của món vay do các cán bộ ngân hàng tiến hành phân tích và quyết địnhcho vay dựa trên các số liệu của khách hàng
Trang 25Chương 2: Thực trạng chất lượng cho vay trung và dài hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội
2.1 Khái quát về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội
Năm 1988, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập
theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng về việcthành lập các ngân hàng chuyên doanh Trong đó, Ngân hàng Phát triển Nôngnghiệp Việt Nam được chỉ định hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nôngthôn Ngân hàng NNo&PTNT Hà Nội được thành lập theo quyết định số 51-QĐ/NH/QĐ ngày 27/6/1988 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước ViệtNam (nay là Thống đốc NHNN Việt Nam)
Ban đầu, Ngân hàng NNo&PTNT Hà Nội chỉ có 28 cán bộ cùng với 21khách hàng là Công ty, xí nghiệp thuộc lĩnh vực Nông, Lâm, Ngư nghiệpđược điều động từ Ngân hàng Công- Nông - Thương thành phố Hà Nội và 12Chi nhánh Ngân hàng Phát triển nông nghiệp huyện được đổi tên từ các Chinhánh Ngân hàng Nhà nước huyện
Nhận rõ trách nhiệm của mình, Ngân hàng NNo&PTNT Hà Nội đã nhanhchóng khai thác nguồn vốn để đầu tư cho các thành phần kinh tế mà trước hết
là đầu tư cho nông nghiệp Ngân hàng NNo&PTNT Hà Nội đã tập trung sứcgiải quyết hai khó khăn trọng tâm là thiếu vốn và tiền mặt, nhờ vậy chỉ sauhơn hai năm hoạt động, từ năm 1990 trở đi, Ngân hàng NNo&PTNT Hà Nội
đã có đủ nguồn vốn và tiền mặt thoả mãn cơ bản các nhu cầu tín dụng và tiềnmặt cho khách hàng
Trang 26Để đứng vững, tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường, Ngân hàngNNo&PTNT Hà Nội đã chủ động mở rộng mạng lưới để huy động vốn và đápứng nhu cầu vốn tín dụng của các thành phần kinh tế trên địa bàn nội thành Sau 20 năm hoạt động, Ngân hàng NNo&PTNT Hà Nội đã bước đi nhữngbước vững chắc với sự phát triển toàn diện về mọi mặt như khai thác nguồnvốn, tăng trưởng đầu tư và nâng cao chất lượng tín dụng, thu chi tiền mặt, mởrộng quan hệ kinh tế đối ngoại và các hoạt động khác Ngoài những nhiệm vụchính Ngân hàng NNo&PTNT Hà Nội đã quan tâm mở rộng các loại hìnhdịch vụ tiện ích như chuyển tiền, bảo lãnh, mở L/C nhập khẩu, Phonebanking,
tư vấn trong thanh toán Quốc tế, thu tiền tại nhà, mở mang nhiều tiện lợi chokhách hàng và tăng doanh thu từ dịch vụ cho Ngân hàng, bình quân thu dịch
vụ chiếm 7-10% trên tổng doanh thu
Ngân hàng NNo&PTNT Hà Nội kiên quyết thực hiện đổi mới trong cáchnghĩ, cách làm, đặc biệt trong chỉ đạo điều hành, chú trọng vào hiệu quả kinhdoanh cuối cùng và chất lượng tín dụng
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội
Ngân hàng NNo&PTNN Hà Nội tổ chức với cơ cấu gọn nhẹ, bao gồm mộtgiám đốc trực tiếp quản lý ba phòng ban và ba phó giám đốc được uỷ quyềncủa giám đốc phụ trách các phòng ban khác nhau
Giám đốc quản lý chung đồng thời trực tiếp quản lý các phòng ban trựcthuộc, bao gồm:
Phòng tổ chức cán bộ: Xây dựng quy định, đề xuất định mức laođộng, giao khoán quỹ tiền lương đến các chi nhánh và quản lý hồ sơ, thựchiện công tác thi đua khen thưởng
Trang 27 Phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ: Xây dựng và tổ chức thực hiện kiểmtra kiểm soát, đồng thời chỉnh sửa các thiếu sót của chi nhánh.
Phòng kế hoạch tổng hợp: Đề xuất chiến lược khách hàng, lập và theodõi các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh ngắn, trung và dài hạn
Ba phó giám đốc sẽ được giám đốc trực tiếp uỷ nhiệm phụ trách các phòngban khác, bao gồm :
Phòng kế toán ngân quĩ: Hạch toán kế toán, quản lý ngân quỹ, lưu hồ
sơ tài liệu kế toán, quyết toán, thực hiện kế hoạch tài chính và nộp ngân sáchnhà nước
Phòng hành chính nhân sự: Xây dựng, triển khai và đôn đốc thựchiện các chương trình công tác cũng như tư vấn pháp chế và lưu trữ các vănbản pháp luật liên quan
Phòng tín dụng: Nghiên cứu, xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng
và các mô hình tín dụng thí điểm, thẩm định, cho vay theo thẩm quyền vàthực hiện các dịch vụ uỷ thác nguồn vốn Ngoài ra, phòng tín dụng còn thựchiện phân loại khách hàng, phân loại dư nợ, nợ quá hạn, thực hiện phòngngừa rủi ro tín dụng, thẩm định khoản vay vượt quyền phán quyết của giámđốc chi nhánh cấp dưới và tổ chức kiểm tra công tác thẩm định của các chinhánh
Phòng kinh doanh ngoại hối: Thực hiện các nghiệp vụ thanh toánquốc tế, kinh doanh ngoại tệ, tín dụng và bảo lãnh ngoại tệ, dịch vụ kiều hối,chuyển tiền và mở tài khoản khách hàng nước ngoài
Phòng dịch vụ và Marketing: Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đếntiếp thị và tuyên truyền quảng bá hoạt động của Ngân hàng
Phòng điện toán: Tổng hợp, báo cáo, thống kê, lưu trữ, cung cấp sốliệu, thông tin liên quan đến hoạt động của chi nhánh và quản lí, bảo dưỡng,sửa chữa máy móc thiết bị tin học và làm dịch vụ tin học
Trang 28 Phòng giao dịch: Thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng tại quận và khuvực đảm nhiệm
2.1.3 Hoạt động cơ bản của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
So với 2005(%)
Tổng số (Tỷ đổng)
So với 2006(%)
Tổng số (Tỷ đổng)
So với 2007(%)
II Phân theo thành phần kinh tế 11.601 12.845 15.477 15.322
2 Tiền gửi của các tổ chức kinh tế 4.915 3.854 78 5.883 153 6.064 103
3 Tiền gửi, tiền vay các TCTD khác 402 1.873 466 1.610 86 1.144 71
4 Tiền gửi kho bạc + Vốn khác 3.617 3.485 96 4.443 127 2.575 58
Trang 29Tình hình huy động tiền gửi của Ngân hàng NNo&PTNT Hà Nội có sựtăng trưởng vượt bậc qua các năm: 110 % năm 2006 và 120% năm 2007.Năm 2008, huy động vốn của Ngân hàng NNo&PTNT Hà Nội có sự giảmsút do Ngân hàng bàn giao 4 chi nhánh: Hoàn Kiếm, Thanh Xuân, Tam Chinh
và Đống Đa về Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam quản lý Tuy nhiên, nếuloại bỏ bốn chi nhánh đã được bàn giao năm 2008 ra khỏi số liệu năm 2007,
xu hướng tăng trưởng mạnh nguồn vốn của Ngân hàng là rõ rệt Sau khi loạitrừ bốn chi nhánh bàn giao năm 2008, tổng tiền gửi năm 2008 của Ngân hàngtăng 1.500 tỷ so 2007 Trong đó, nguồn nội tệ và ngoại tệ đều tăng mạnh Đặcbiệt nguồn tiển gửi dân cư tăng 215% và tiền gửi dưới 12 tháng tăng 169%.Đạt được kết quả trên là do Ngân hàng NNo&PTNN Hà Nội đã thực hiệnnhiều hình thức huy động vốn tại Hội sở và 17 điểm giao dịch trực thuộc vớinhiều sản phẩm dịch vụ tiện ích đối với khách hàng gửi tiền như huy động tiếtkiệm bậc thang, tiết kiệm dự thưởng bằng vàng có khuyến mại với nhiều hìnhthức trả lãi tháng, quý, năm, lãi trước, lãi sau Đồng thời Ngân hàng đã chủđộng điều chỉnh lãi suất huy động vốn một cách linh hoạt, phù hợp lãi suấtcủa các TCTD trên địa bàn, đã góp phần nâng cao chất lượng, số lượng huyđộng vốn từ dân cư Đặc biệt, việc trả lương qua tài khoản cũng đã tạo thêmnguồn vốn cho Ngân hàng Ngoài ra, cơ sở vật chất và trang thiết bị từ Hội sởđến các Phòng giao dịch đã được chỉnh sửa và thay thế bổ sung toàn diện,phong cách giao dịch ngày một được nâng cao nhằm tạo điều kiện tốt cho cácgiao dịch
Nguồn vốn tăng đã tạo nguồn ổn định, vững chắc cho hoạt động cho vaytăng trưởng, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
Trang 30Nguồn tiền gửi huy động được của Ngân hàng đã được tập trung đầu tưcho các thành phần kinh tế sản xuất kinh doanh có hiệu quả Ngoài ra, Ngânhàng đã mở rộng đầu tư tín dụng vào các doanh nghiệp ngoài quốc doanh,đồng thời đã từng bước chuyển dịch cơ cấu đầu tư Năm 2007, Ngân hàngNNo&PTNT Hà Nội đã tích cực tìm kiếm và lựa chọn các dự án thực sự cóhiệu quả, không phân biệt thành phần kinh tế Nhờ vậy, tổng dư nợ của Ngânhàng đã tăng 1.005 tỷ đồng so với năm 2006 (đạt 141% so với dư nợ năm2006) Năm 2007, Ngân hàng thực hiện chuyển đổi cơ cấu đầu tư: tăng tỷ lệđầu tư cho doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong tổng dư nợ Nếu năm 2006,
tỷ lệ đầu tư cho DNNQD là 67% thì sang năm 2007, tỷ lệ này tăng lên thành75%
Đến năm 2008, do bàn giao bốn chi nhánh cho Ngân hàng No&PTNT ViệtNam, nên tổng dư nợ của Ngân hàng No&PTNT Hà Nội sụt giảm Tuy nhiên,tổng dư nợ của cả chi nhánh năm 2008 vẫn tăng 25,62% so với tổng dư nợnếu loại trừ các chi nhánh bàn giao của Ngân hàng năm 2007
Hơn thế, chất lượng tín dụng luôn được Ngân hàng No&PTNT Hà Nội đặcbiệt chú ý Năm 2007, tỷ lệ nợ xấu /tổng dư nợ của Ngân hàng chỉ còn 0,6%
Trang 31so với tỷ lệ này năm 2006 là 1,7% Việc chuyển đổi cơ cấu đầu tư, tăng tỷtrọng đầu tư cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và giảm tỷ trọng chovay các Doanh nghiệp Nhà nước đã phát huy được hiệu quả như vậy Năm
2008, tỷ lệ nợ xấu vẫn duy trì ở mức 0,6% Trong đó, các khách hàng có tiềm
ẩn nợ xấu đã được Trung tâm và các Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp trựcthuộc chú trọng bám sát đôn đốc thu hồi nợ Qua đánh giá và phân tích, cáckhách hàng này chỉ gặp khó khăn về vốn trong thời gian ngắn do thu tiềnhàng chậm hoặc do chậm trả lãi nhưng đều có khả năng thu hồi nợ Một sốkhách hàng tư nhân có nợ quá hạn trong thời gian dài đã được đôn đốc nợthường xuyên
2.1.3.3 Hoạt động cung ứng dịch vụ
Công tác thanh toán quốc tế của Ngân hàng ngày càng được chú trọng Trong
5 năm Ngân hàng NNo&PTNT Hà Nội đã từng bước làm tốt công tác Thanhtoán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ, đến nay chi nhánh đã có quan hệ thanh toánvới trên 800 ngân hàng trên toàn Thế giới, hàng năm đã thực hiện mở hàngnghìn L/C nhập khẩu với giá trị hàng trăm triệu USD, hàng chục triệu EUR vàcác loại ngoại tệ khác, chủ động khai thác các loại ngoại tệ mạnh để phục vụkhách hàng
Hoạt động quản lý ngân quỹ của Ngân hàng cũng được tổ chức tốt Vớimạng lưới 17 chi nhánh Ngân hàng hoạt động toàn diện các mặt nghiệp vụ vàcác phòng giao dịch rải rác trong các quận nội thành, ngoại thành, nhưngNgân hàng No&PTNT Hà Nội đã tổ chức tốt công tác Ngân quỹ, đảm bảocung ứng đầy đủ, kịp thời tiền mặt giao dịch với khách hàng, mở rộng đượcthu tiền mặt tại chỗ cho một số doanh nghiệp
Ngoài ra, đến nay, Ngân hàng NNo&PTNT Hà Nội đã triển khai nhiềuhình thức dịch vụ như chuyển tiền nhanh, dịch vụ thanh toán, dịch vụ bảohiểm, dịch vụ thanh toán biên mậu, dịch vụ bảo lãnh, ATM, thẻ tín dụng nội
Trang 32địa, thẻ ghi nợ, thanh toán thẻ ACB, Master card, Visa Card, American
Express, thanh toán séc du lịch, thu đổi ngoại tệ
2.2 Thực trạng chất lượng cho vay trung và dài hạn tại Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội
2.2.1.Thực trạng hoạt động cho vay trung và dài hạn tại Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội
Năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã tác động đáng kể đến
hệ thống ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng nông nghiệp Hà Nội
nói riêng, làm ảnh hưởng đáng kể đến khả năng thanh khoản của Ngân Cuộc
chạy đua lãi suất huy động đã khiến các ngân hàng thương mại không ngừng
tăng lãi suất cho vay và giảm dư nợ cho vay Mặc dù vậy, đối với Ngân hàng
NNo&PTNT Hà Nội, cho vay nói chung và cho vay trung và dài hạn nói
riêng vẫn được duy trì và phát triển ổn định, thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.2 Dư nợ cho vay tại Ngân hàng No&PTNT Hà Nội theo
thời hạn cho vay
Loại cho vay 31/12/2006
(triệu đồng)
31/12/2007 (triệu đồng)
31/12/2008 (triệu đồng)
Tăng giảm 2007 so với 2006
Tăng giảm 2008 so với 2007 Tuyệt đối
(triệu đồng)
Tương đối(%)
Tuyệt đối (triệu đồng)
Tương đối(%) Tổng dư nợ cho
Trang 33Hoạt động tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng NNo&PTNT Hà Nộităng trưởng vượt bậc trong năm 2008: từ 47,08% lên 61,52% do trong nămvừa qua Ngân hàng tiến hành cho vay thêm nhiều dự án lớn mà tiêu biểu là:
Công ty cổ phần bia rượu nước giải khát Hà Nội: 448.873 triệu đồng
Tổng công ty rượu, bia và nước giải khát Hà Nội 21.500.000 EUR
Công ty trách nhiệm hữu hạn Nam Cường: 270.000 triệu đồng
Dự án thủy điện Sêsan: 266.259 triệu đồng
Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội: 109.990 triệu đồng
Xi măng Thăng Long: 109.729 triệu đồng
Các dự án trung và dài hạn mà Ngân hàng giải ngân hầu hết đều là các dự
án hiệu quả và đem lại nguồn thu đáng kể cho Ngân hàng
Hoạt động cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng NNo&PTNT Hà Nộiđược thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.3 Phân loại cho vay trung và dài hạn theo
thành phần kinh tế
Loại cho vay trung
và dài hạn
31/12/2006 (triệu đồng)
31/12/2007 (triệu đồng)
31/12/2008 (triệu đồng)
Tăng giảm 2007 so với 2006
Tăng giảm 2008 so với 2007 Tuyệt đối
(triệu đồng)
Tương đối(%)
Tuyệt đối (triệu đồng)
Tương đối(%)
Tổng dư nợ cho vay
Trang 34Ba năm vừa qua, Ngân`hàng No&PTNT Hà Nội có xu hướng giảm dần tỷtrọng cho vay trung và dài hạn đối với khu vực doanh nghiệp Nhà nước vàtăng dần tỷ trọng cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.Nguyên nhân là do Ngân hàng trong các năm vừa qua, đặc biệt là năm 2008
đã chú trọng đầu tư cho vay các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả
Các doanh nghiệp Nhà nước được cho vay gần như không đổi Hầu hết cácdoanh nghiệp Nhà nước được cấp tín dụng trung và dài hạn đều là các doanhnghiệp làm ăn có hiệu quả Tuy nhiên, qua bảng số liệu ta có thể nhận thấymột số chỉ tiêu như cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp Nhà nước
và hộ sản xuất giảm vào năm 2008 Nguyên nhân là do cuối năm 2007, Ngânhàng tiến hành bàn giao bốn phòng giao dịch về Ngân hàng NNo&PTNT ViệtNam Nếu loại trừ bốn phòng giao dịch này thì cho vay trung và dài hạn đốivới doanh nghiệp Nhà nước và đối với hộ gia đình thay đổi không đáng kể.Trong đó, ngành lương thực và vật tư nông nghiệp là hai ngành được đầu tưtín dụng trung và dài hạn chủ yếu của Ngân hàng NNo&PTNT Hà Nội Ngoài
ra, khối các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng là khách hàng lớn
Đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, dư nợ cho vay trung và dàihạn tăng gấp bốn lần từ năm 2006 đến hết năm 2008 Ngân hàng tăng cườngcho vay trung và dài hạn đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh làm ănhiệu quả, đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh họat động trong lĩnhvực kinh doanh xuất nhập khẩu và xây dựng khu đô thị
Đối với cho vay trung và dài hạn hợp tác xã, số lượng hợp tác xã được vaytuy giảm nhưng tổng dư nợ trung và dài hạn cho vay hợp tác xã lại tăng.Ngoài ra, Ngân hàng NNo&PTNT Hà Nội đóng ở các huyện nội thành nênkhông tiến hành cho vay qua tổ, nhóm
Trong năm 2008, cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng bằng ngoại tệnăm 2008 tăng gấp đôi về tỷ trọng so với năm 2006 Điều này đạt được là do
nỗ lực không ngừng phục vụ khách hàng, đặc biệt là các doanh nghiệp xuấtnhập khẩu có nguồn thu bằng ngoại tệ vay vốn bằng ngoại tệ với lãi suất thấp
Trang 35Ngân hàng đã tiến hành hoạt động cho vay bằng ngoại tệ này đúng theo quyđịnh về quản lý ngoại hối của NHNN và Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam.
Bảng 2.4 Phân loại cho vay trung và dài hạn theo loại tiền
Loại cho vay
trung và dài
hạn
31/12/2006 (triệu đồng)
31/12/2007 (triệu đồng)
31/12/2008 (triệu đồng)
Tăng giảm 2007 so với 2006
Tăng giảm 2008 so với 2007 Tuyệt đối
(triệu đồng)
Tương đối(%)
Tuyệt đối (triệu đồng)
Tương đối(%)
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng NNo&PTNT Hà Nội)
Trong các năm vừa qua, Ngân hàng đã không ngừng tăng tỷ lệ đảm bảo tiềnvay nhằm thực hiện theo đúng định hướng của Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam
về tăng tỷ lệ đảm bảo tiền vay để tăng tính an toàn cho món cho vay:
Bảng 2.5 Phân loại cho vay trung và dài hạn theo loại tài sản đảm bảo
Loại cho vay trung và dài hạn 31/12/2006(triệu đồng) (triệu đồng)31/12/2007 (triệu đồng)31/12/2008
Tổng dư nợ cho vay trung và dài