Thực hiện tốt công tác thu hồi nợ xấu

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay trung và dài hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội (Trang 58 - 60)

Để nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn, song song với việc hạn chế nợ xấu, Ngân hàng NNo&PTNT Hà Nội cần tích cực thu hồi nợ xấu và những khoản nợ đã được xử lý rủi ro.

Để thực hiện tốt công tác thu hồi nợ xấu, trước tiên, Ngân hàng cần phân loại nợ xấu, tốt để từ đó xác định được nợ có khả năng thu hồi và nợ không có khả năng thu hồi. Qua đó, Ngân hàng cần đề ra những biện pháp hợp lý nhằm chủ động thu hồi nợ.

Đối với những doanh nghiệp có uy tín với ngân hàng nhưng tạm thời làm ăn thua lỗ dẫn đến nợ quá hạn, Ngân hàng có thể cùng với doanh nghiệp tiến hành phân tích, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến làm ăn kém hiệu quả để từ đó đề ra những giải pháp khắc phục. Nếu Ngân hàng nhận thấy doanh nghiệp có triển vọng làm ăn có hiệu quả trong tương lai thì có thể tiến hành tiếp tục cho doanh nghiệp vay vốn để sản xuất kinh doanh dưới sự kiểm soát chặt chẽ của Ngân hàng. Ngoài ra, Ngân hàng có thể tư vấn về tình hình sản xuất kinh doanh cũng như đưa ra những hỗ trợ khác cho doanh nghiệp trong khả năng của mình để doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển thị

trường thị trường cũng như quản trị tài chính doanh nghiệp tốt hơn để doanh nghiệp có thể trả nợ vay.

Đối với những khách hàng phát sinh nợ quá hạn do nguyên nhân chủ quan như dự án đầu tư kém hiệu quả do công tác nghiên cứu điều tra thị trường không tốt, quản lý đầu tư và vận hành kém, vật tư hàng hoá đơn vị bị ứ đọng, tiêu thụ chậm hay năng lực kinh doanh giảm sút… Ngân hàng nên áp dụng một số giải pháp như đôn đốc bán hàng hoặc tìm mọi nguồn khác để thu hồi được vốn nhanh. Trường hợp hàng hoá bị ứ đọng do chất lượng kém hoặc do lạc hậu, lỗi thời thì Ngân hàng yêu cầu doanh nghiệp phải chấp nhận bán hạ giá thậm chí chịu lỗ để hoàn trả vốn cho ngân hàng, giảm thiểu thiệt hại cho chính khách hàng và ngân hàng. Đối với trường hợp này, sau khi thu hồi nợ, Ngân hàng nên xem xét việc thẩm định các yêu cầu khi cho vay vốn, điều chỉnh lại hạn mức tín dụng.

Đối với những doanh nghiệp sử dụng vốn sai mục đích thì Ngân hàng phải tìm cách thu hồi vốn ngay. Với những khách hàng có biểu hiện chây ì, Ngân hàng cần phối kết hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng để thu hồi nợ. Ngoài ra, Ngân hàng cũng nên thành lập tổ thu nợ gồm một số cán bộ có kinh nghiệm trong công tác, có mối quan hệ rộng và được đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Giám đốc để có điều kiện theo dõi sát sao doanh nghiệp, tận dụng mọi khả năng để thu nợ.

Ngoài ra, đối với khoản nợ quá hạn không có khả năng thanh toán mà phải xử lý bằng tài sản thế chấp, Ngân hàng có thể dựa trên hệ thống các văn bản được Chính phủ ban hành về tài sản thế chấp và cầm cố để xử lý tài sản đảm bảo. Ngoài ra, Ngân hàng cần kết hợp chặt chẽ hơn với các cơ quan có thẩm quyền để thanh lý tài sản đảm bảo hoặc khởi kiện trong trường hợp khách hàng không hợp tác.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay trung và dài hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội (Trang 58 - 60)