2.3.2.1. Điểm yếu
Trong ba năm vừa qua, cho vay trung và dài hạn ở Ngân hàng NNo&PTNT Hà Nội đã được nhiều thành tựu đáng kể, góp phần khẳng định vị trí của Ngân hàng NNo&PTNT Hà Nội về cho vay trên địa bàn Hà Nội. Tuy nhiên, đi đôi với những thành tựu đó, Ngân hàng vẫn còn một số điểm yếu.
Trước hết, trong năm 2008, nợ xấu cho vay trung và dài hạn của doanh nghiệp ngoài quốc doanh và hộ sản xuất tăng nhẹ. Điều này chứng tỏ một vài khách hàng làm ăn kém hiệu quả vẫn được cho vay trung và dài hạn.
Bên cạnh đó, thời gian xét duyệt một dự án cho vay trung và dài hạn dài và thủ tục rườm rà do lượng giấy tờ, biểu mẫu được đòi hỏi nhiều. Cán bộ tín dụng , do vậy, mất nhiều thời gian để hoàn thiện thủ tục cũng như thẩm định và cho vay. Đặc biệt, với những khoản vay không lớn, khi vay được vốn thì doanh nghiệp đã mất đi những cơ hội mà đáng ra nếu vay được sớm thì mọi việc theo tiến độ sẽ tốt đẹp hơn. Ngoài ra, còn nhiều cán bộ chưa thực hiện nghiêm túc và khoa học qui trình cho vay, dẫn đến sự chậm trễ trong việc cho vay.
Một số dự án chưa được thẩm định chặt chẽ hoặc thẩm định chỉ mang tính hợp lý hóa thủ tục mà chưa được xem xét đầy đủ trên nhiều giác độ. Do vậy, Cho vay trung và dài còn chưa phát triển theo kịp tốc độ mở rộng huy động vốn trung dài hạn dẫn đến lãng phí nguồn vốn trung và dài hạn.
Cơ chế cho vay, cơ chế bảo đảm tiền vay đã thông thoáng, giao quyền chủ động cho tổ chức tín dụng nhiều hơn nhưng không phải là không có những bất cập, đặc biệt là trong vấn đề bảo đảm tiền vay. Nhiều doanh nghiệp ngoài
án kinh doanh khả thi nhưng thường bị từ chối cho vay do không đáp ứng đủ giá trị tài sản đảm bảo.
2.3.2.2. Nguyên nhân
Những điểm yếu trên của Ngân hàng NNo&PTNT Hà Nội xuất phát từ một loạt các nguyên nhân chủ quan và khách quan:
• Những nguyên nhân chủ quan:
Trước hết, đội ngũ cán bộ Ngân hàng vẫn còn một số điểm yếu. Trước hết, một số cán bộ của Ngân hàng còn trẻ và thiếu kinh nghiệm thẩm định dự án, đặc biệt là dự án cho vay trung và dài hạn. Ngoài ra, việc nắm bắt thông tin kinh tế và xã hội đôi khi còn chưa nhanh nhạy. Do vậy, các yếu tố ảnh hưởng đến dự án cho vay trung và dài đôi khi còn chưa được kiểm soát hết và dẫn đến nợ xấu.
Trong quá trình thẩm định cho vay, nhiều cán bộ Ngân hàng chưa tích cực tiếp cận doanh nghiệp vay vốn cũng như chủ động tìm hiểu các thông tin có liên quan đến doanh nghiệp để thẩm định dự án cũng như đưa ra những quyết định cho vay đúng đắn. Sau khi cho vay, đôi khi việc giám sát tiến độ giải ngân món vay cũng như sử dụng tiền vay còn thiếu sát sao.
• Những nguyên nhân khách quan:
Một số khách hàng chịu ảnh hưởng lớn của cuộc khủng hoảng tài chính Thế Giới và Khu vực dẫn đến khó khăn trong kinh doanh và một số nguyên nhân trong khâu thanh toán dẫn đến nợ xấu. Nhiều khoản nợ xấu, do vậy, đã được Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam duyệt chuyển sang ngoại bảng theo dõi.
Ngoài ra, Ngân hàng tiến hành cho vay sản xuất nông nghiệp và công nghiệp phục vụ nông nghiệp nhiều mà những ngành này lại rất nhạy cảm với
rủi ro thời tiết và giá cả thế giới, nên dễ bị tổn thương khi thị trường thế giới biến động xấu.
Cạnh tranh trong ngành Ngân hàng Việt Nam cũng trở nên ngày càng gay gắt do hội nhập kinh tế thế giới ngày càng diễn ra sâu rộng. Quá trình hội nhập kinh tế thế giới đã tác động đến những doanh nghiệp chưa đủ năng lực làm cho các doanh nghiệp này làm ăn khó khăn hơn. Ngoài ra, Ngân hàng cũng gặp nhiều khó khăn khi phải cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài với trình độ cao, tác phong làm việc chuyên nghiệp cũng như công nghệ hiện đại.
Hệ thống văn bản pháp luật cũng như quy chế cho vay và thu hồi nợ vay còn thiếu đồng bộ và nhiều bất cập. Do vậy, các cán bộ Ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong việc thực thi. Cụ thể, trong những năm gần đây, Quốc hội, Ủy ban thường vụ quốc hội, Chính phủ, NHNN và các cơ quan liên quan đã ban hành nhiều luật,văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành luật liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên, luật và các văn bản đã có song việc triển khai vào hoạt động ngân hàng thì lại hết sức chậm chạp và còn gặp phải nhiều vướng mắc bất cập như một số văn bản về việc cưỡng chế thu hồi nợ. Những văn bản này đều có quy định: trong những hợp khách hàng không trả được nợ, ngân hàng thương mại có quyền xử lý tài sản đảm bảo nợ vay. Trên thực tế, các Ngân hàng không làm được điều này vì ngân hàng là một tổ chức kinh tế, không phải là cơ quan quyền lực nhà nước, không có chức năng cưỡng chế buộc khách hàng bàn giao tài sản đảm bảo cho ngân hàng để xử lý hoặc việc chuyển tài sản đảm bảo nợ vay để Tòa án xử lý qua con đường tố tụng… cùng nhiều các quy định khác dẫn đến tình trạng Ngân hàng không thể giải quyết được nợ tồn đọng, tài sản tồn đọng.
Những điểm yếu của chất lượng cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng cũng bắt nguồn từ hoạt động thanh tra ngân hàng và việc đảm bảo an toàn hệ thống chưa có sự cải thiện căn bản về chất lượng. Năng lực cán bộ thanh tra, giám sát chưa đáp ứng được yêu cầu cao hiện nay. Thêm vào dó, một số nghiệp vụ kinh doanh và công nghệ mới Thanh tra ngân hàng chưa kịp cập nhật. Nội dung và phương pháp thanh tra, giám sát lạc hậu, chậm được đổi mới. Vai trò kiểm toán chưa đựơc phát huy và hệ thống thông tin chưa được tổ chức một cách hữu hiệu. Thanh tra tại chỗ vẫn là phương pháp chủ yếu, khả năng kiểm soát toàn bộ thị trường tiền tệ và giám sát rủi ro còn yếu. Thanh tra ngân hàng còn hoạt động một cách thụ động theo kiểu xử lý vụ việc đã phát sinh, ít có khả năng ngăn chặn và phòng ngừa rủi ro và vi phạm. Mô hình tổ chức của thanh tra ngân hàng còn nhiều bất cập. Do vậy mà có những sai phạm của các Ngân hàng thương mại không được thanh tra NHNN cảnh báo, có biện pháp ngăn chặn từ đầu, để đến khi hậu quả nặng nề đã xảy ra rồi mới can thiệp.
Hệ thống công bố thông tin giữa các doanh nghiệp và Ngân hàng còn chưa đầy đủ do hệ thống thông tin chưa được cơ quan chính quyền quan tâm đúng mức và hệ thống công nghệ thông tin chưa được đầu tư đúng mức.. Do vậy, các cán bộ Ngân hàng không nắm được đầy đủ thông tin về khách hàng và dễ đưa ra những quyết định cho vay không đúng đắn.
Hạn chế trong chất lượng cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng còn xuất phát từ phía khách hàng. Nhiều khách hàng còn thiếu hiểu biết về quy trình và thủ tục vay vốn Ngân hàng cũng như hoàn trả nợ vay cho Ngân hàng khiến thời gian thẩm định và hoàn thành thủ tục trước khi cho vay và thu hồi nợ vay kéo dài.
Thêm vào đó, một số khách hàng không chủ động cung cấp thông tin chính xác cho Ngân hàng khiến cho các cán bộ Ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong khâu thẩm định dự án cho vay trung và dài hạn. Một số doanh nghiệp khác thiếu khả năng quản lý và làm ăn kém hiệu quả, xảy ra thua lỗ nên không có khả năng trả nợ vay Ngân hàng.
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay trung và dài hạn tại