Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Sông Đà
Trang 1Lời nói đầu
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, để có được chỗ đứng trên thị trường cũng như có thể cạnh tranh được với các sản phẩm nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam cần tập trung hơn nữa trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm và cải tiến mẫu mã, bao bì Với một bao bì tốt, sản phẩm không những được bảo quản tốt mà còn gây được thiện cảm đối với khách hàng, điều đó sẽ giúp doanh nghiệp tạo nên sức cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại trong và ngoài nước Nắm bắt được nhu cầu đó của thị trường, công ty Cổ phần công nghiệp thương mại Sông Đà đã được thành lập để chuyên sản xuất vỏ bao bì cho các nhà máy xi măng như Hoàng Thạch, Hoàng Mai, Sông Đà, Phúc Sơn, ChinFon Bên cạnh đó để đẩy mạnh tốc độ phát triển, công ty còn kinh doanh một số ngành nghề khác như sản xuất giấy Việt Nga, kinh doanh vật tư vận tải, xuất nhập khẩu hạt nhựa các loại
Lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp quyết định sự tồn tại và phát triển của mình trong môi trường cạnh tranh khốc liệt Các doanh nghiệp phải tự hạch toán kinh doanh, lấy thu bù chi đảm bảo có lãi Do vậy tiết kiệm chi phí và hạ giá thành là điều quan trọng để tăng lợi nhuận, mở rộng sản xuất kinh doanh Đứng trên góc độ quản lý, cần phải biết được nguồn gốc, con đường hình thành cũng như bản chất nội dung cấu thành của chi phí và giá thành để có những quyết định phù hợp Một trong những biện pháp giữ vị trí quan trọng không thể thiếu được phải kể đến biện pháp quản lý bằng công cụ kế toán mà cụ thể là kế toán tập hợp chi phí, tính giá thành sản phẩm
Sau thời gian thực tập tại công ty cổ phần công nghiệp thương mại Sông Đà, em nhận thấy công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty tuy đã tuân theo quy định của chế độ kế toán nhưng vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục Vì thế em đã chọn Chuyên đề thực tập “Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần công nghiệp thương mại Sông Đà” Chuyên đề thực tập gồm ba chương sau:
Chương 1: Tổng quan về công ty cổ phần công nghiệp thương mại Sông ĐàChương 2: Thực trạng về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần công nghiệp thương mại Sông Đà
Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần công nghiệp thương mại Sông Đà
Trang 2Em xin chân thành cảm ơn cô giáo PGS.TS Phạm Thị Gái cùng các nhân viên kế toán tại phòng kế toán tài chính của công ty đã giúp đỡ em đã hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này
Trang 3Chương 1: Tổng quan về công ty cổ phần công nghiệp thương mại Sông Đà
1.1 Quá trình hình thành, phát triển của công ty
1.1.1 Giới thiệu sơ lược về công ty
Công ty cổ phần công nghiệp thương mại Sông Đà có tiền thân là Xí nghiệp sản xuất bao bì Công ty chuyên sản xuất các loại bao bì và kinh doanh một số loại vật tư Công ty hoạt động và phát triển như ngày nay được chia làm hai giai đoạn chính sau:
1.1.1.1 Giai đoạn từ năm 1996 đến năm 2003
Với sự phát triển của các ngành xây dựng kéo theo là sự phát triển của các công ty sản xuất xi măng thì nhu cầu về bao bì ngày càng tăng lên Từ một Xưởng sản xuất bao bì được Tổng Giám đốc Tổng Công ty Sông Đà quyết định thành lập Xí nghiệp sản xuất Bao Bì số 05 TGĐ/TCT ngày 22 tháng 11 năm 1996 với chức năng sản xuất kinh doanh vỏ bao bì có công suất 5 triệu vỏ/năm, có giá trị đầu tư tài sản tới năm 1997 là : 3.234.000.000 đồng Sự ra đời của xí nghiệp gắn liền với ý nghĩa vô cùng to lớn nhằm giải quyết công ăn việc làm cho hơn 600 cán bộ công nhân viên sau khi công trình xây dựng nhà máy thuỷ điện Sông Đà kết thúc.
Công ty được Giám đốc sở kế hoạch đầu tư Tỉnh Hà Tây cấp giấy phép kinh doanh số 307119 ngày 20 tháng 11 năm 1997 Địa chỉ tại: Phường Quang Trung - Hà Đông - Hà Tây Tháng 3 năm 2002 công ty xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 Như vậy công ty ngày càng phát triển và mở rộng cả về quy mô và nguồn vốn đầu tư cũng như công suất
1.1.1.2 Giai đoạn 2 từ năm 2003 đến năm nay
Thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, ngày 07/04/2003 được sự quan tâm của Lãnh đạo Tổng công ty Sông Đà, Công ty Sông Đà 12, cộng với sự cố gắng nỗ lực rất lớn của tập thể cán bộ công nhân viên, Công ty đã tiến hành chuyển đổi cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, chuyển đổi công ty sản xuất bao bì thành Công ty cổ phần Bao Bì Sông Đà theo quyết định số 383 QĐ/BXD, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0303000082 ngày 18/04/2003 của Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Tây Tại thời điểm cổ phần hóa, vốn điều lệ của công ty là 4 tỷ đồng Một số thông tin cơ bản về công ty
Trang 4Kể từ khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, công ty ngày càng thu hút nhiều cổ đông tham gia và vốn điều lệ của công ty tăng một cách nhanh chóng từ 4 tỷ đồng lúc mới cổ phần hóa đến ngày 06/04/2007 vốn điều lệ lên 15 tỷ đồng nhờ đó giúp công ty ngày càng mở rộng sản xuất kinh doanh về cả quy mô và chủng loại.
Ngày 03 tháng 05 năm 2007 công ty đổi tên từ Công ty Cổ phần Bao bì Sông Đà thành Công ty Cổ phần Công nghiệp Thương mại Sông Đà theo giấy đăng ký kinh doanh số 0303000082 sửa đổi lần 5 Từ một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất bao bì, sau khi cổ phần hoá Công ty từng bước mở rộng hoạt động sản xuất và kinh doanh Đó là những ngành nghề chủ yếu sau: sản xuất kinh doanh bao bì, kinh doanh vật tư vận tải, xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp vừa và nhỏ, xuất nhập khẩu máy móc thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất, bao bì các loại, sản xuất các sản phẩm khác từ giấy và bì, khai thác quặng kim loại quý hiếm (trừ những loại Nhà nước cấm)
1.1.2.Đặc điểm sản xuất kinh doanh, ngành nghề kinh doanh
Công ty sản xuất các loại bao bì và kinh doanh một số loại vật tư nhưng sản phẩm bao bì vẫn là sản phẩm chủ yếu Sản phẩm bao bì của công ty bao gồm 3 loại chính sau:
Vỏ bao 03 lớp KPK (Kraft - PP - Kraft): Lớp ngoài là lớp giấy kraft được phức
hợp với 01 lớp vải dệt PP, lớp lót trong cùng là giấy kraft
Vỏ bao PP: Gồm 01 lớp vải dệt PP có tráng hoặc không tráng nhựa, đầu bao
được gấp, may bằng chỉ may PE
Vỏ bao KP: (Kraft - PP) gồm 01 lớp giấy kraft phức hợp với 01 lớp vải dệt PP,
sau đó may đầu bao bằng chỉ may PE có băng nẹp giấy.
Ngay từ khi thành lập, Công ty lấy sản xuất bao bì là hoạt động chính của đơn vị Công ty đã và đang cung cấp các sản phẩm bao bì cho các doanh nghiệp uy tín trong nước và nước ngoài, đó là: công ty xi măng Hoàng Thạch, công ty xi măng Hoàng Mai, công ty xi măng Chinfon, công ty xi măng Bỉm Sơn, công ty xi măng Phúc Sơn, công ty xi măng Luks, công ty xi măng Sài Sơn và rất nhiều các đơn vị nhỏ lẻ khác.
1.1.3 Một số chỉ tiêu kinh tế tài chính chủ yếu
Trang 5Bảng 1.1: Các chỉ tiêu tài chính của công ty CPCNTM Sông Đà
Doanh thu thuầnLợi nhuận từ HĐKDThu nhập khácLợi nhuận trước thuếThuế thu nhập DNLợi nhuận sau thuếTỷ lệ LN trả cổ tức (%)Tỷ lệ trả cổ tức(% vốn điều lệ)
Nguồn:Báo cáo tài chính 2005,2006,2007 đã kiểm toán và báo cáo tài chínhQua bảng các chỉ tiêu tài chính trên ta thấy công ty đang ngày càng hoạt động hiệu quả Các chỉ tiêu kinh tế tài chính đang ngày càng tăng cao qua các năm Cụ thể ta thấy doanh thu của công ty tăng dần lên theo từng năm Bên cạnh đó lợi nhuận và thu nhập bình quân đầu người của một người lao động tăng theo các năm Đặc biệt ta thấy lợi nhuận năm 2007 đã tăng gấp trên hai lần so với năm 2006 Điều đó chứng tỏ công ty đang có rất nhiều tiềm lực phát triển sản xuất kinh doanh Đó chính là kết quả của sự cố gắng của Ban giám đốc công ty, cùng các phòng ban trong công ty và cán bộ công nhân viên trong việc tạo ra sản phẩm chất lượng với giá thành phù hợp Đồng thời Công ty đã đầu tư nhiều dây truyền công nghệ mới cải tiến kỹ thuật tăng năng suất lao động đặc biệt là khâu mở rộng thị trường tiêu thụ và nâng cao chất lượng sản phẩm để chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ , tiết kiệm chi phí, hạ giá thành.
1.2 Đặc điểm tổ chức quản lý và sản xuất
1.2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý
Trang 6Công ty Cổ phần Công nghiệp Thương mại Sông Đà được tổ chức và hoạt động tuân thủ theo Luật doanh nghiệp ngày 29/11/2005, Luật Chứng khoán, các Luật khác có liên quan và Điều lệ Công ty Do là một công ty cổ phần và là công ty trực thuộc trong Tổng công ty Sông Đà, công ty có tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình trực tuyến chức năng, mỗi phòng ban có chức năng, nhiệm vụ riêng
Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Đại hội đồng cổ đông
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyền lực có thẩm quyền cao nhất của Công ty gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, họp mỗi năm ít nhất 01 lần Đại hội đồng cổ đông quyết định những vấn đề được Luật pháp và điều lệ Công ty quy định Đặc biệt, Đại hội đồng cổ đông sẽ thông qua các báo cáo tài chính hàng năm của Công ty và ngân sách tài chính cho năm tiếp theo, sẽ bầu hoặc bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát của Công ty.
Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN GIÁM ĐỐC
PHÒNG TỔNG
PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ
TOÁNBAN KIỂM
SOÁT
Trang 7ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của Công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị có trách nhiệm giám sát Giám đốc và các cán bộ quản lý khác Hiện tại Hội đồng quản trị của công ty có 5 thành viên
Ban kiểm soát
Ban kiểm soát là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng cổ đông, do Đại hội đồng cổ đông bầu ra và bãi nhiệm với đa số tính theo số lượng cổ phần bằng thể thức trực tiếp và bỏ phiếu kín Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm soát mọi mặt hoạt động quản trị và điều hành sản xuất của Công ty Hiện Ban kiểm soát Công ty gồm 3 thành viên
Ban Giám đốc
Ban Giám đốc của công ty gồm có Giám đốc điền hành và 02 Phó Giám đốc
Giám đốc điều hành: là đại diện pháp nhân của công ty trong mọi giao dịch kinh doanh được toàn quyền quyết định trong phạm vi quyền hạn của mình đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và Pháp luật Nhà nước về mọi sự quản lý, điều hành của mình đối với công ty Chủ tịch hội đồng quản trị của công ty là người kiêm Giám đốc
Phó giám đốc: do Hội đồng quản trị bổ nhiệm và miễn nhiệm theo đề nghị của Giám đốc, là người giúp Giám đốc điều hành công việc hoạt động của công ty theo nhiệm vụ đă được giao.
Phòng tổng hợp
Là phòng tham mưu giúp giám đốc công ty để thực hiện các phương án sắp xếp cải tiến tổ chức sản xuất, quản lý đào tạo, bồi dưỡng tuyển dụng quản lý, xây dựng kế hoạch, kiểm tra thực hiện kế hoạch, là đầu mối giải quyết công việc văn phòng hành chính giúp Giám đốc công ty điều hành và chỉ đạo nhanh, thống nhất tập trung trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trang 8cho phép, công tác sản xuất và quản lý đầu tư xây dựng cơ bản của công ty.
Công ty đã chú trọng đầu tư trang bị dây chuyền máy móc thiết bị đồng bộ, tiên tiến trên thế giới, có xuất xứ Đài Loan, Ấn Độ, Trung Quốc là các nước có thế mạnh trong việc chế tạo các thiết bị công nghệ sản xuất bao bì trên thế giới Các máy móc thiết bị chính của công ty đều là các máy móc hiện đại so với các doanh nghiệp trong nước sản xuất cùng ngành hàng bao bì đang sử dụng Sử dụng công nghệ mới này cho phép tăng năng suất, chất lượng, tiết kiệm vật tư nhiên liệu Chất lượng sản phẩm của công ty hiện được khách hàng đánh giá cao, có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường.
Công ty cổ phần công nghiệp thương mại Sông Đà có sản phẩm chính là vỏ bao
xi măng Quá trình sản xuất vỏ bao xi măng trải qua 05 công đoạn sản xuất sau:
Công đoạn 1: Kéo sợi
Quá trình sản xuất sợi là quá trình sử dụng thiết bị chuyên dùng nấu chảy hạt nhựa, kéo thành mảng mỏng, chẻ thành sợi gia công cho sợi nhựa có tiêu chuẩn kỹ thuật theo yêu cầu Nguyên liệu được trộn theo chỉ tiêu kỹ thuật và đưa vào máy, nhựa được đẩy ra miệng khuôn tạo thành một màng nhựa chảy dẻo, màng nhựa được bể nước làm nguội và định hình, sau đó được hệ thống lô ép kéo căng và trục dao chẻ thành các sợi nhỏ Sợi sau khi chẻ được kéo dãn qua bàn nhiệt để có sợi theo tiêu chuẩn và được cuộn lại thành từng ống sợi để chuyển sang công đoạn dệt bao.
Trang 9CÔNG ĐOẠN KÉO SỢI
CÔNG ĐOẠN DỆT VẢI
CÔNG ĐOẠN DỰNG BAOCÔNG ĐOẠN PHỨC
CÔNG ĐOẠN MAY
Bao PhôiManh
VỎ BAO
Nhựa các loại
Nhựa các loạiGiấyMực
Chỉ may
Giấy nẹp
Sơ đồ 2: Quy trình công nghệ sản xuất vỏ bao xi măng của công ty CPCNTM Sông Đà
Trang 10Công đoạn 2: Dệt vải PP
Dệt vải PP là quá trình sử dụng sợi nhựa PP đan sợi ngang bằng thoi vào giàn sợi dọc theo một quy trình được thiết kế trên máy dệt để dệt thành vải PP dạng ống trơn hoặc mảnh vải phẳng.
Công đoạn 3: Phức
Phức hợp là việc ép dán giữa hai lớp nguyên vật liệu bằng 1 lớp liên kết để cho ra một sản phẩm mới
Công đoạn 4: Dựng bao
Dựng bao là quá trình dùng manh phức KP định dạng hình dáng của bao theo yêu cầu kỹ thuật, theo mẫu mã của khách hàng, lồng lớp giấy Krap làm ruột vào trong gấp cạnh dán và chặt thành các ống bao có kích thước theo quy định Vải KP được chuyển sang bộ phận in, và được in mẫu mã theo yêu cầu của từng khách hàng rồi lắp các cuộn giấy vào trục máy, lồng giấy vào trong lòng manh KP, đục lỗ thoát khí đối với loại bao khách hàng yêu cầu, định hình bao, dán các mép bao và cắt bao.
Công đoạn 5: May
May bao là bước gấp tạo van nẹp và may hai đầu ống bao tạo thành vỏ bao hoàn chỉnh Các ống bao trước khi may được gấp tạo van để nạp xi măng Các van này sau khi đóng đầy xi măng sẽ tự động đóng kín Sau khi được tạo van sẽ được chuyển lên để may hai đầu có nẹp bao bằng 1 đến 2 lớp nẹp tuỳ theo yêu cầu
1.3 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của công ty
1.3.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
Hiện nay công ty đang tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung Toàn bộ công việc kế toán từ việc lập chứng từ, ghi sổ chi tiết đến tổng hợp số liệu, lập báo cáo tài chính đều được thực hiện tại phòng kế toán tài chính của công ty Ở mỗi phân xưởng đều có bộ phận thống kê làm nhiệm vụ ghi chép những thông tin kinh tế ban đầu về nguyên vật liệu, sản phẩm, tiền lương sau đó định kỳ bộ phận này sẽ lập báo cáo theo từng chỉ tiêu để gửi về phòng kế toán tài chính để các nhân viên kế toán xử lý số liệu và lập các sổ sách, báo cáo cần thiết
Năm 2007 công ty áp dụng chuẩn mực và chế độ kế toán theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 và các quy định của kế toán Việt Nam như:
VAS 11: hợp nhất kinh doanh
Trang 11VAS 17: thuế thu nhập doanh nghiệp
VAS 18: các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng
VAS 23: các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán nămVAS 27: báo cáo tài chính giữa niên độ
VAS 28: báo cáo bộ phận
VAS 29: thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sótVAS 30: Lãi trên cổ phiếu
Phòng kế toán có 5 người trong đó có 1 kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp, 1 thủ quỹ và 3 kế toán còn lại thực hiện các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong công ty
Sơ đồ 3: Bộ máy kế toán của công ty
Kế toán trưởng: điều hành bộ máy kế toán, thực thi theo đúng chế độ đồng thời là người đề xuất với các giám đốc về các chính sách tài chính, các quy định kế toán riêng cho công ty, các chiến lược kinh doanh nhưng cũng phải chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc công ty, trước pháp luật, các bên có liên quan đến số liệu mà kế toán cung cấp như công ty kiểm toán, nhà đầu tư, khách hàng, nhà cung cấp
Kế toán vật tư và tài sản cố định: hàng ngày giám sát tình hình nhập-xuất-tồn vật tư và ký xác nhận về số lượng, chủng loại vật tư thực nhập, thực xuất, đối chiếu phiếu xuất kho cho từng phân xưởng với bảng định mức vật tư cấp, phát hiện và đề xuất biện pháp xử lý với lãnh đạo những trường hợp vật tư nhập kho không đảm bảo chất lượng Đồng thời kiêm luôn kế toán tài sản cố định: có nhiệm vụ theo dõi tình hình biến động
Kế toán trưởng
Kế toán tiền lươngKế toán tập hợp
chi phí và tính giá thành
Kế toán vật tư và tài sản cố
Thủ quỹ
Nhân viên thống kê ở các phân xưởng
Trang 12của tài sản cố định hàng tháng và tiến hành trích khấu hao tài sản cố định, phân bổ cho từng đối tượng có liên quan và ghi sổ kế toán
Kế toán tiền lương: có nhiệm vụ tính tiền lương và các khoản trích theo lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn), phụ cấp, tiền thưởng cho từng người ở từng bộ phận, phòng ban sau đó lập bảng tổng hợp tiền lương từng phân xưởng và toan bộ công ty
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: có nhiệm vụ hàng tháng tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất, tính giá thành thực tế cho sản phẩm hoàn thành
Thủ quỹ: hàng ngày căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi, kế toán thực hiện việc thu, chi đối với khách hàng và cuối ngày kế toán sẽ vào sổ thu chi tồn quỹ
Các nhân viên thống kê ở phân xưởng: có nhiệm vụ hướng dẫn và thực hiện hạch toán ban đầu, thu nhận và kiểm tra sơ bộ chứng từ phản ánh nghiệp vụ phát sinh ở phân xưởng, rồi gửi chứng từ về phòng kế toán để phòng kế toán vào sổ sách và tổng hợp báo cáo.
1.3.2.Đặc điểm tổ chức hình thức sổ kế toán
Bắt đầu niên độ kế toán, kế toán sẽ mở một bộ sổ mới và cuối niên độ thì thực hiện khóa sổ sau khi đã cộng sổ, tính số phát sinh và số dư cuối kỳ Niên độ kế toán tại công ty bắt đầu từ ngày 01/12 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.
Công ty cổ phần công nghiệp thương mại Sông Đà là một công ty cổ phần có quy mô vừa Để thuận tiện cho việc ghi chép, hệ thống hóa số liệu, hiện nay công ty đang sử dụng hình thức sổ kế toán là “Nhật ký chung” tức là: tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ nhật ký, mà trọng tâm là sổ nhật ký chung theo trình tự thời gian phát sinh và định khoản kế toán của nghiệp vụ đó, sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi sổ cái theo từng nghiệp vụ phát sinh Đồng thời sử dụng phần mềm kế toán của trung tâm UNESCO Phát triển công nghệ thông tin để hỗ trợ quá trình ghi chép, lập sổ sách Công ty hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính thuế Giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ Trình tự ghi sổ theo hình thức “Nhật ký chung” kết hợp với phần mềm kế toán như sau:
Trang 13Sơ đồ 4: Sơ đồ luân chuyển chứng từ theo hình thức Nhật ký chung tại công ty
Chứng từ gốc
Sổ nhật ký chung Sổ chi tiết tài khoản
Sổ cái tài khoản Chứng từ gốc Bảng cân đối thử
Báo cáo kế toán
Ghi chú:
Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu
Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ nhật ký chung, sau đó tự phần mềm kế toán sẽ ghi vào sổ cái theo các tài khoản kế toán phù hợp, rồi ghi vào các sổ chi tiết có liên quan Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập các Báo cáo tài chính Về nguyên tắc tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có trên bảng cân số phát sinh phải bằng tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật ký chung cùng kỳ Công ty không lập nhật ký đặc biệt
1.3.3 Một số đặc điểm kinh tế tài chính khác
Về sản phẩm của công ty: công ty sản xuất các bao bì cho các nhà máy xi măng Vì thế mẫu mã của sản phẩm là hoàn toàn phụ thuộc vào khách hàng, sản phẩm được sản xuất hàng loạt theo đơn đặt hàng của khách hàng
Về thị trường tiêu thụ: do các công ty xi măng ngày càng lớn mạnh nên có xu hướng mở thêm xưởng sản xuất vỏ bao xi măng để tự cung cấp cho nhu cầu của chính công ty Vì thế mà một số khách hàng lớn của công ty không còn Mặt khác ngày càng có nhiều công ty sản xuất bao bì ra đời, sự cạnh tranh của công ty ngày càng gay găt, yêu cầu đặt ra công ty phảicos biện pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành
Trang 14Phần 2: Thực trạng về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần công nghiệp thương mại
Xuất phát từ những điều kiện cụ thể trên, cùng với yêu cầu và trình độ của công tác quản lý sản xuất kinh doanh, Công ty xác định đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ quy trình công nghệ, không chi tiết cho từng phân xưởng, từng tổ đội
Phương pháp để hạch toán chi phí sản xuất của công ty là phương pháp trực tiếp tập hợp chi phí Căn cứ vào các chứng từ ban đầu, kế toán hạch toán vào các tài khoản phù hợp theo từng loại và cho toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất Và xác định kỳ hạch toán chi phí sản xuất theo tháng Số liệu chi phí sản xuất được tập hợp trong kỳ chỉ cho biết chi phí sản xuất của toàn công ty là bao nhiêu, mà không biết được chi phí của từng phân xưởng như thế nào.
2.1.2 Các khoản mục hiện tại dùng để hạch toán chi phí theo công ty
Công ty đánh giá hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, do đó công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất được tiến hành theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Chi phí sản xuất ở công ty được tập hợp theo ba khoản mục chi phí sau:Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Trang 15Chi phí nhân công trực tiếpChi phí sản xuất chung
2.1.3 Khái quát trình tự kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty
Để theo dõi và tập hợp chi phí sản xuất, công ty sử dụng các tài khoản sau:
TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp TK 627: Chi phí sản xuất chung
TK 154: Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
Trình tự kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty được chia thành 4 bước sau:
Chi phí sản xuất chung: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tiến hành tập hợp chi phí sản xuất chung theo các tiêu thức đã xác định
Trang 16kế toán để hạch toán vào chi phí sản phẩm dở dang, phục vụ cho công tác tính giá thành
2.1.3.4 Tính giá thành sản phẩm
Công ty sản xuất nhiều loại bao bì khác nhau tùy theo đơn đặt hàng của khách hàng, bên cạnh đó công ty còn sản xuất các loại sản phẩm khác Nhưng sản phẩm bao bì xi măng là sản phẩm chính và chủ yếu của công ty Vì thế em xin trình bày thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành cho sản phẩm bao bì xi măng của công ty
2.2 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
2.2.1 Nội dung kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của công ty là những chi phí về nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng vào mục đích trực tiếp sản xuất sản phẩm, cấu thành nên thực thể của sản phẩm chế tạo ra.
Khoản mục này chiếm tỉ trọng lớn trong tổng giá thành khoảng 65%- 75% Bởi vậy việc hạch toán chính xác và kiểm tra chặt chẽ tình hình sử dụng nguyên vật liệu cho sản xuất sản phẩm là một vấn đề hết sức quan trọng trong kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Toàn bộ nguyên vật liệu xuất dùng cho sản xuất sản phẩm của công ty bao gồm rất nhiều thứ, nhiều loại, trong đó mỗi loại sẽ được theo dõi chi tiết theo từng mã vật tư.
Chi phí nguyên vật liệu chính : công ty sử dụng loại nguyên vật liệu chính là nhựa H730, nhựa tráng M9600, giấy krap, chiếm tỷ trọng lớn trong khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : (từ 70-80% tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp).
Chi phí nguyên vật liệu phụ : Đây là một khoản chi phí không thể thiếu và chiếm tỷ trọng tương đối trong khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Tại ctcpcntmsd sử dụng nhiều loại vật liệu phụ để phục vụ cho việc sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm như : Phụ gia tai can, giấy nẹp, chỉ may, mực in
Chi phí nhiên liệu động lực : Cùng với nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ để phục vụ sản xuất, công ty còn phải sử dụng các loại nhiên liệu khác như: Dầu mỡ, dung môi Khoản này chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là chi phí nguyên liệu, vật liệu bao gồm cả nguyên liệu, vật liệu chính và vật liệu phụ được sử dụng trực tiếp để sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ trong kỳ sản xuất, kinh doanh Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để sản xuất vỏ bao bao gồm chi phí nguyên liệu, vật liệu như chi phí nhựa kéo sợi, giấy nẹp,
Trang 17chỉ may, băng dính, mực với mỗi công đoạn sản xuất khác nhau chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cũng khác nhau
Công đoạn kéo sợi: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm chi phí nhựa PP, nhựa Taical, nhựa tái sinh, nhựa sủi, nhựa dẻo
Công đoạn dệt: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là chi phí tạo sợi của công đoạn trước
Công đoạn phức: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm chi phí vải PP của công đoạn dệt, nhựa PP tráng màng, nhựa Mỹ, nhựa Bicoat, nhựa LDPE, giấy Việt Nga, giấy Việt Nhật, giấy HVT, dầu Silicol
Công đoạn dựng bao: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm chi phí manh KP của công đoạn phức, nhựa PP tráng màng, nhựa LDPE, nhựa mới, nhựa HDPE, giấy HVT, mực đỏ, mực xanh
Công đoạn may: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm chi phí bao phôi, ruột bao được tạo ra từ công đoạn dựng bao, mực in
Toàn bộ nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ và nhiên liệu dùng vào sản xuất sản phẩm được công ty mua từ bên ngoài theo các hợp đồng đã ký kết, nguồn nhập hết sức phong phú và đa dạng Căn cứ vào các đơn đặt hàng của khách, phòng kỹ thuật kế hoạch lập kế hoạch vật tư chủ yếu cho các loại sản phẩm, từ đó lập định mức tiêu hao dựa trên kế hoạch sản xuất trong tháng của mỗi tổ, mỗi phân xưởng Tổ trưởng viết phiếu yêu cầu lĩnh vật tư Trên phiếu ghi rõ tên vật tư cần dùng, số lượng chủng loại, có chữ ký của quản đốc phân xưởng và Giám đốc duyệt
Tại kho căn cứ vào phiếu yêu cầu lĩnh vật tư, kế toán vật tư viết phiếu xuất kho chỉ bao gồm chỉ tiêu số lượng Thủ kho sau khi xem xét tính hợp lý, hợp lệ của chứng từ tiến hành xuất kho NVL theo phiếu xuất Phòng kế toán tiến hành lập mẫu thẻ kho để theo dõi nhập, xuất, tồn kho cho từng nguyên nhiên vật liệu và ghi các chỉ tiêu như tên, nhãn hiệu, quy cách, đơn vị tính, mã số vật tư, sau đó giao cho thủ kho để ghi chép hàng ngày
Kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho, vào bảng kê xuất kho NVL và bảng tổng hợp nhập xuất tồn vật tư cuối tháng để tính toán giá trị NVL xuất kho cho từng thứ từng loại bằng phương pháp bình quân gia quyền.
Công thức tính nguyên vật liệu xuất dùng theo phương pháp bình quân gia quyền:
Đơn giá xuất nguyên vật liệu =
Giá trị NVL tồn đầu kỳ+ Giá trị NVL nhập trong kỳSố lượng NVL tồn đầu kỳ + Số lượng NVL nhập trong kỳ
Trang 18Giá trị nguyên vật liệu xuất kho =
Số lượng nguyên vật liệu
Đơn giá xuất giấy HVT khổ
54.577.000 +(121.827.728 + 93.698.812 + 79.833.194+ 97.494.087)
6.230+(13.907+10.696+9.113+11.129) =
5/2 xuất 10.724 kg giấy Hoàng Văn Thụ để sản xuất
Giá trị giấy HVT xuất kho = 10.724 x 8.760,27 = 93.945.135,4814/2 xuất 19.268 kg giấy HVT để sản xuất:
Giá trị giấy HVT xuất kho = 19.268 x 8.760,27 = 168.792.882,4Vì công ty áp dụng kế toán máy nên sau khi nhập dữ liệu, nhập tên và mã vật tư theo khối lượng và giá trị vật tư tương ứng xuất cho sản xuất, máy tính sẽ tự động ghi vào chi phí nguyên vật liệu theo giá trị được tính
2.2.2 Thủ tục chứng từ
Để được cấp nguyên vật liệu sản xuất sản phẩm, tổ trưởng sản xuất căn cứ kế hoạch sản xuất được giao và kết quả sản xuất từng ca, lập yêu cầu xin lĩnh vật tư theo biểu mẫu BM.08.01 Sau đó phòng vật tư - thị trường sẽ xem xét giấy yêu cầu xin cấp vật tư, lượng hàng và chủng loại hàng, căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh và kết quả thực hiện sản xuất kinh doanh của tổ để cấp vật tư theo yêu cầu.
Sau khi viết giấy yêu cầu cấp vật tư, nhân viên phòng vật tư - thị trường sẽ viết phiếu xuất kho Phiếu xuất kho được lập thành 3 liên
Liên 1: Lưu tại quyển
Liên 2: Đưa cho tổ trưởng sản xuấtLiên 3: Đưa cho phòng Kế toán để ghi sổ
Sau đó tổ trưởng sản xuất sẽ mang phiếu xuất kho tới kho để lĩnh vật tư Thủ kho tiến hành cung cấp đúng chủng loại, số lượng.
Trang 19Như vậy chứng từ sử dụng gồm: phiếu xuất kho, bảng kê xuất vật liệu, hóa đơn mua hàng, phiếu chi tiền mặt Bên cạnh đó kế toán còn mở sổ nhật ký chung, và sổ cái TK 621, sổ cái TK 152 để phản ánh các nghiệp vụ kế toán liên quan đến xuất nguyên vật liệu.
Phương pháp : Vì đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ quy trình công nghệ Giá trị nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu xuất dùng được tập hợp chung cho toàn bộ quy trình công nghệ chi tiết cho từng loại sản phẩm, không chi tiết cho từng phân xưởng, từng tổ đội.
2.2.3 Tài khoản sử dụng
TK 621 - Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếpTK này được mở chi tiết cho từng bộ phận TK 62101 - Bộ phận kéo sợi
TK 62102 - Bộ phận dệtTK 62103 - Bộ phận phứcTK 62104 - Tổ dựng baoTK 62105 - Tổ may
TK 62106 - Tổ xẻ nẹpTK 62107 - Tổ bốc xếpTK 62108 - Tổ sửa chữa
TK 62109 - Tổ in giáp lai & bó baoTK 62110 - Bộ phận khác
Công ty cổ phần CNTM Sông Đà BM.08.01Xưởng 2 01/02/08
GIẤY YÊU CẦU CẤP VẬT TƯ
Họ tên người yêu cầu: Nguyễn Đỗ TuấnTổ sản xuất: Phức
Nội dung yêu cầu:
Nhựa MC 900
Giấy Kraft Nội Việt-Pháp Giấy Kraft K70
Nhựa PP tráng màngGiấy Việt Nga
Số vật tư này được sử dụng vào việc phục vụ sản xuất Đề nghị cấp trên xem xét và phê duyệt cho mua số vật tư trên
Hà Tây, ngày 29 tháng 02 năm 2008
T.phòng vật tư thị trường Quản đốcTổ trưởng sản xuất(hoặc NV kỹ thuật)
Đơn vị: Công ty Cổ phần CNTM Sông ĐàĐịa chỉ: Yên Nghĩa - Hà Đông - Hà Tây
PHIẾU XUẤT KHO
Trang 20Ngày 29 tháng 02 năm 2008 Số:16/02
- Họ tên người nhận hàng: Nguyễn Đỗ Tuấn- Địa chỉ (bộ phận): Tổ Phức
- Lý do xuất kho: Sản xuất- Xuất kho tại: Ông Tràng
STTTên vật tưMã sốĐVTSố lượng xuấtTheo
Cộng thành tiền (viết bằng chữ): Ba trăm bảy lăm triệu một trăm ba hai nghìn sáu trăm bảy chin đồng
Xuất, ngày 29 tháng 02 năm 2008
Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Phụ trách cung tiêu Người nhận hàng Thủ kho
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
2.2.4 Hạch toán và trình tự ghi sổ
Căn cứ vào phiếu xuất kho, kế toán sẽ hạch toán bút toán thích hợp vào máy vi tính Khi xuất nguyên liệu, vật liệu sử dụng cho hoạt động sản xuất sản phẩm tùy theo từng bộ phận sử dụng kế toán hạch toán vào TK 621 phù hợp theo giá xuất kho của nguyên vật liệu Khi nhập nguyên vật liệu vào máy, kế toán chỉ cần nhập chủng loại và số lượng nguyên vật liệu xuất dùng cho sản xuất sản phẩm, phần mềm kế toán sẽ tự động tính ra giá trị nguyên vật liệu xuất dùng theo phương pháp đã được lựa chọn
Trang 21(phương pháp bình quân gia quyền) rồi chuyển các thông tin đó đưa lên các sổ tổng hợp và sổ chi tiết TK 621 tương ứng
Kế toán ghi:
Nợ TK 621- Chi tiết cho từng tổ, đội
Có TK 152- Chi tiết cho từng nguyên vật liệu
Ví dụ: Căn cứ vào phiếu xuất PX16/02 ngày 29/02/2008 kế toán sẽ hạch toán bút toán
vào máy tính:
Nợ TK 62103 - Bộ phận phức : 375.132.679
Có TK 152 – Nhựa MC 900 (mã số 1520218): 12.422.620
Có TK 152 – Giấy Kraft Nội Việt Pháp(mã số 1520117): 27.384.546Có TK 152 – Giấy Kraft K70& 1020 (mã số 1520123): 47.544.345Có TK 152 – Nhựa PP tráng màng (mã số 1520202): 198.308.655 Có TK 152- Giấy Việt Nga (mã số 1520126 ):89.472.513
Cùng với việc hạch toán như trên kế toán ghi vào sổ nhật ký chung tháng 2 năm 2008, số liệu này còn được ghi vào sổ cái tài khoản 621, sổ chi tiết tài khoản 621, sổ cái tài khoản 152, sổ chi tiết tài khoản 152 cũng theo định khoản trên
Trang 22Hình 2.1 Hạch toán kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trên máyBảng 2.1 Sổ nhật ký chung tháng 2/2008
Công ty cổ phần CNTM Sông Đà SỔ NHẬT KÝ CHUNG
MST: 0500436570 Tháng 2/2008Số
Ngày CT
Ngày GS
Diễn giảiTK Phát sinh nợPhát sinh có
PX
Ông Tuấn tổ Phức nhận nhựa, giấy kho ông Tràng theo PX 16/02 phục vụ sản xuất
Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
621 375.132.679
Bảng 2.2 Sổ cái tài khoản 621 tháng 2/2008
Công ty cổ phần CNTM Sông Đà
Trang 23MST: 0500436570
SỔ CÁI TÀI KHOẢN 621
Tháng 2/2008
Số dư đầu kỳ:Số
Ngày CT
Ông Tuấn tổ Phức nhận nhựa, giấy kho ông Tràng theo PX 16/02 phục vụ sản xuất
Tổng phát sinh 3.211.781.761 3.211.781.761Phát sinh luỹ kế 9.460.279.563 9.460.279.563
Số dư cuối kỳ Ngày 29 tháng 02 năm 2008
Người lập biểu Kế toán trưởngGiám đốc
Trang 242.3 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
2.3.1 Nội dung
Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm các khoản phải trả cho người lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ thuộc danh sách quản lý của doanh nghiệp và lao động thuê ngoài theo từng loại công việc như: Tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lương (Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn).
Chi phí nhân công trực tiếp để sản xuất vỏ bao xi măng của công ty bao gồm các khoản: tiền lương công nhân sản xuất trực tiếp, các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT và KPCĐ
Phương pháp xác định
Ø Tiền lương công nhân sản xuất trực tiếp
Tiền lương công nhân sản xuất trực tiếp bao gồm tiền lương chính và các khoản lương phụ Đây là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng tương đối trong giá thành sản phẩm (10-12 %).
- Tiền lương chính của công nhân sản xuất trực tiếp được xác định căn cứ vào khối lượng sản phẩm hoặc công việc hoàn thành thực tế và mức đơn giá khoán cho từng sản phẩm hoặc công việc hoàn thành đó Đa số công nhân trực tiếp sản xuất tại công ty làm theo hợp đồng đã ký Xí nghiệp chỉ trả lương cho công nhân sản xuất ra bán thành phẩm, hoặc thành phẩm đủ tiêu chuẩn kỹ thuật quy định không kể đến sản phẩm, bán thành phẩm làm dở
Theo hình thức này kế toán căn cứ vào phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành hoặc bán thành phẩm ở từng tổ do bộ phận OTK và tổ trưởng đã ký xác nhận gửi lên (ghi trên phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành) Cùng với đơn giá khoán mà công ty xây dựng cho từng tổ (ghi trong hợp đồng khoán) để tính ra chi phí tiền lương phải trả cho từng tổ như sau:
Công thức tính:
Tiền lương = Mức đơn giá khoán x Khối lượng sản phẩm, công việc hoàn thành
Ví dụ:Tháng 2 nhóm Nguyễn Văn Lợi hoàn thành:
Trang 25STTTên sản phẩmĐơn vịSố lượng
Mức đơn giá khoán cho công đoạn kéo sợi vào ngày thường (NT)
Ngoài lương chính (lương thời gian, lương sản phẩm ) trong chi phí nhân công trực tiếp còn bao gồm cả khoản phụ cấp trách nhiệm, tiền ăn ca, các khoản tiền thưởng, tiền làm thêm vào những ngày lễ, chủ nhật Toàn bộ những khoản tiền này được cộng vào lương chính và được trả cho công nhân vào cuối tháng.
+ Đối với tiền làm thêm vào ngày thứ 7, chủ nhật sẽ được tính bằng 150% lương ngày thường.
Trang 26Vì đa số công nhân sản xuất được trả lương theo hình thức khoán sản phẩm nên công ty không phải trả lương cho công nhân trong những ngày ngừng, nghỉ vì thiếu NVL.
Đồng thời để khuyến khích người lao động gắn trách nhiệm của họ với kết quả lao động nhằm nâng cao tinh thần làm việc, nâng cao năng suất lao động Công ty đã áp dụng chế độ tiền thưởng, phạt rất hợp lý.
VD: Với bộ phận dệt vải PP khi hoàn thành vượt mức khoán được thưởng như sau:Nếu tăng từ 1000 đến 2000 kg được nhận 120% lương sản phẩm phần tăng thêm Nếu tăng từ 2500 đến 3500 kg được nhận 140% lương sản phẩm phần tăng thêm Nếu tăng từ 4000 đến 5000 kg được nhận 160% lương sản phẩm phần tăng thêm Số tiền này được công ty hạch toán vào chi phí nhân công trong kỳ.
Tiền lương nghỉ phép: Trong công ty tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất chiếm tỷ trọng rất nhỏ Vì vậy ngay tháng 1-2008 kế toán đã trích trước tiền lương nghỉ phép vào chi phí trong tháng theo kế hoạch nghỉ phép cả năm Do đó các tháng tiếp theo trong khoản mục chi phí NCTT không phát sinh mục này.
Cuối tháng căn cứ vào bảng thanh toán lương, phiếu xác nhận sản phẩm, công việc hoàn thành ở từng tổ, kế toán tính các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ trích trên tiền lương của công nhân sản xuất theo tỷ lệ quy định của pháp luật
- Các khoản lương phụ bao gồm lương phép, lương lễ, lương trách nhiệm, tiền ăn ca Lương phép = Tiền lương cơ bản x Số công phép
Lương lễ = (Tiền lương cơ bản + PCK ổn định)26 x Số công lễTrong đó:
Tiền lương cơ bản = Hệ số bậc lương x Mức lương tối thiểu (540.000)
PCK ổn định = 15% x Tiền lương cơ bản
Ví dụ: Công nhân sản xuất có hệ số bậc lương là 3,01 có số công lễ là 1 thì
Trang 27Tiền lương cơ bản = 3,01 x 540.000 = 1.625.400 (đ)
PCK ổn định = 15% x 1.625.400 = 243.810 (đ)
Lương lễ = (1.625.400 + 243.810) x 1
Ø Các khoản trích theo lương
Bao gồm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn
- Bảo hiểm xã hội
Căn cứ vào hệ số bậc lương và mức lương tối thiểu, kế toán tính ra tiền lương cơ bản cho từng công nhân, tỷ lệ trích bảo hiểm xã hội là 20% tổng số tiền lương cơ bản Trong đó: tỷ lệ bảo hiểm xã hội được tính vào chi phí nhân công trực tiếp là 15% tiền lương cơ bản, 5% còn lại phải thu của người lao động Nhưng đối với người lao động nghỉ tự túc chưa được sự cho phép của công ty hay không đúng với quy định và pháp luật thì người lao động phải chịu hoàn toàn tiền bảo hiểm xã hội.
Công thức:
Tiền bảo hiểm xã hội = 20% x Tiền lương cơ bản
Số bảo hiểm xã hội được
tính vào chi phí = 15% x Tiền lương cơ bản
Số bảo hiểm xã hội phải
thu của người lao động = 5% x Tiền lương cơ bản- Bảo hiểm y tế
Căn cứ vào hệ số bậc lương và mức lương tối thiểu, kế toán tính ra tiền lương cơ bản cho từng công nhân Sau đó trích bỏa hiểm y tế dựa trên tiền lương cơ bản, tỷ lệ trích bảo hiểm y tế là 3% tiền lương cơ bản Trong đó: tỷ lệ bảo hiểm y tế được tính vào chi phí nhân công trực tiếp là 2%, 1% còn lại phải thu của người lao động Nhưng đối với người lao động nghỉ tự túc thì người lao động phải chịu hoàn toàn tiền bảo hiểm y tế.
Công thức:
Trang 28Tiền bảo hiểm y tế = 3% x Tiền lương cơ bản
Số bảo hiểm y tế được
tính vào chi phí = 2% x Tiền lương cơ bản
Số bảo hiểm y tế phải thu
của người lao động = 1% x Tiền lương cơ bản
- Kinh phí công đoàn
Căn cứ vào các khoản lương chính và lương phụ, kế toán tính ra số tiền kinh phí công đoàn cần trích lập Tỷ lệ trích kinh phí công đoàn là 2% và được tính vào chi phí.
Kinh phí công đoàn = 2% x (Lương chính + Lương phụ)
2.3.2 Thủ tục chứng từ
Để tính ra tiền công phải trả cho từng tổ đội sản xuất kế toán căn cứ vào phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành của từng tổ đội chuyển lên và đơn giá khoán cho từng sản phẩm hoặc công việc hoàn thành Ngoài lương chính, công nhân sản xuất còn có những khoản lương phụ như lương phép, lương lễ, lương trách nhiệm, tiền ăn ca
Dựa vào hệ số bậc lương của từng công nhân sản xuất, kế toán tính ra số BHXH, BHYT và lập bảng tính BHXH, BHYT để xác định số tiền BHXH, BHYT phải thu của từng người.
Trên cơ sở đó, kế toán lập bảng tổng hợp tiền lương và các khoản khấu trừ qua lương rồi lập Bảng phân bổ tiền lương và Bảng phân bổ Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho toàn Công ty để làm căn cứ ghi sổ.
2.3.3 Tài khoản sử dụng
TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếpTK 62201 - Tiền lương công nhân trực tiếpTK 62202 - 15% tiền BHXH
Trang 29TK 62203 - 2% tiền BHYT
TK 62204 - 2% tiền kinh phí công đoàn
Ngoài ra khi hạch toán chi phí nhân công trực tiếp, kế toán còn sử dụng thêm một số TK sau:
TK 334- phải trả công nhân viên.
TK 3382 - BHYT, TK 3383 - BHXH, TK 3384 – KPCĐ
Bảng 2.3: Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành
PHIẾU XÁC NHẬN SẢN PHẨM HOẶC CÔNG VIỆC HOÀN THÀNH
Tháng 02 năm 2008
Tên đơn vị, cá nhân: Kéo sợi Nguyễn văn Lợi
STTTên SP(Công việc)ĐVTSố lượngĐơn giáThành tiềnINhóm Nguyễn Văn Lợi
Hà Tây, ngày 29 tháng 02 năm 2008
PHỤ TRÁCH XƯỞNG KT LƯƠNG TỔ TRƯỞNG PTHỢP KẾ TOÁN TRƯỞNG GIÁM ĐỐC
2.3.4 Kế toán và trình tự ghi sổ
Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và bảng phân bổ BHXH, BHYT, kế toán sẽ hạch toán bút toán thích hợp vào máy vi tính Sau đó máy tính sẽ tự động chuyển
Trang 30các thông tin vừa nhận được đưa lên các sổ tổng hợp và sổ chi tiết của các tài khoản có liên quan như TK 622, TK 154, TK 334, TK 338….
Hạch toán:
Nợ TK 622- chi tiết Nợ TK liên quan (138…)
Có TK 334, 338 (3382,3383,3384)….
Ví dụ
- Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương tháng 2/2008, kế toán hạch toán tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất trực tiếp, kinh phí công đoàn vào chi phí nhân công trực tiếp
Nợ TK 62201 - Tiền lương công nhân trực tiếp : 198.264.200Nợ TK 62204 - 2% tiền kinh phí công đoàn : 3.965.284
Có TK 334103 - Lương công nhân trực tiếp: 198.264.200Có TK 3382 - Kinh phí công đoàn: 3.965.284
- Căn cứ vào bảng phân bổ BHXH, BHYT tháng 2/2008 kế toán hạch toán BHXH, BHYT vào chi phí nhân công trực tiếp và khoản phải thu của người lao động
Nợ TK 62202 - 15% tiền BHXH: 33.882.538Nợ TK 62203 - 2% tiền BHYT: 4.517.672
Nợ TK 138803 - 5% BHXH phải thu của người lao động: 11.294.179Nợ TK 138804 - 1% BHYT phải thu của người lao động: 2.258.836
Có TK 3383 - Bảo hiểm xã hội: 45.176.717Có TK 3384 - Bảo hiểm y tế: 6.776.508
Sau đó máy tính sẽ tự động chuyển các thông tin vừa nhận được đưa lên các sổ tổng hợp và sổ chi tiết của tài khoản 621, TK 154, TK 338, TK 224….
Bảng 2.4 Sổ nhật ký chung tháng 2/2008
Công ty cổ phần CNTM Sông Đà SỔ NHẬT KÝ CHUNGMST: 0500436570 Tháng 2/2008
Trang 31Số CTNgày CT
Ngày GS
Diễn giảiTKPhát sinh nợPhát sinh có
BPBTL
Hạch toán phân bổ tiền lương tháng 2/2008 vào chi phí sản xuấtChi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân viên phân xưởng
Chi phí nhân viên quản lý 6421 132.995.388
Kinh phí HĐ công tác Đảng
PB BHXH ,BHYT T2
Hạch toán phân bổ BHXH, BHYT tháng 2/2008 vào chi phí sản xuất
Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân viên phân xưởng
Chi phí nhân viên quản lý 6421 9.426.024
Ngày 29 tháng 02 năm 2008
Trang 32BPBTL T2
Hạch toán phân bổ BHXH,BHYT tháng 2/2008 vào chi phí sản xuất
3384 38.400.210
PBXH, YT T2
Hạch toán phân bổ tiền lương tháng 2/2008 vào chi phí sản xuất
Ngày 29 tháng 02 năm 2008Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc
2.4 Kế toán chi phí sản xuất chung
2.4.1 Nội dung
Chi phí sản xuất chung bao gồm các chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí dụng cụ sản xuất, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác Chi phí sản xuất chung là các chi phí liên quan đến phục vụ quản lý sản xuất trong phạm vi phân xưởng, bộ phận tổ đội
Do đặc điểm tổ chức sản xuất của Công ty chỉ bao gồm 2 phân xưởng nên khoản chi phí này chiếm tỷ trọng tương đối trong tổng giá thành (15-20%)
Chi phí nhân viên phân xưởng:
Trang 33Bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT và KPCĐ của nhân viên phân xưởng: Kế toán phân xưởng, nhân viên OTK, quản đốc phân xưởng
Ø Tiền lương
Tiền lương nhân viên phân xưởng bao gồm lương chính và lương phụ
- Lương chính được xác định dựa trên hệ số lương khoán và số ngày công thực tế Lương chính của nhân viên phân xưởng bao gồm tiền lương thời gian và tiền lương năng suất
Tiền lương thời gian = (Tiền lương cơ bản + PCK ổn định) x Ngày công26Trong đó:
Tiền lương cơ bản = Hệ số lương khoán x Mức lương tối thiểu (540.000)
PCK ổn định = 15% x Tiền lương cơ bản
Tiền lương năng suất = Tiền lương thời gian x Hệ số tiền lương năng suất
- Lương phụ bao gồm lương phép, lương lễ của nhân viên phân xưởng
Tiền lễ = Hệ số ĐBH x Mức lương tối thiểu x (1 + 15%) x Công lễ26Tiền hiếu = Hệ số ĐBH x Mức lương tối thiểu x Công hiếu
26Ø Các khoản trích theo lương:
Bao gồm BHXH, BHYT và KPCĐ của nhân viên phân xưởng- Bảo hiểm xã hội
Căn cứ vào hệ số đóng bảo hiểm và mức lương tối thiểu tính ra số tiền cần trích bảo hiểm xã hội cho từng người, tỷ lệ trích bảo hiểm xã hội là 20% trong đó: tỷ lệ bảo hiểm xã hội được tính vào chi phí sản xuất chung là 15%, 5% còn lại phải thu của người lao động.
Công thức:
Tiền bảo hiểm xã hội = 20% x Hệ số x Mức lương tối thiểu
Trang 34ĐBH (540.000)
Số bảo hiểm xã hội
được tính vào chi phí = 15% x
Hệ số
Mức lương tối thiểu (540.000)Số bảo hiểm xã hội phải
thu của người lao động = 5% x
Hệ số
Mức lương tối thiểu (540.000)- Bảo hiểm y tế
Căn cứ vào hệ số đóng bảo hiểm và mức lương tối thiểu tính ra số tiền cần trích bảo hiểm y tế cho người lao động, tỷ lệ trích bảo hiểm y tế là 3% trong đó: tỷ lệ bảo hiểm y tế được tính vào chi phí sản xuất chung là 2%, 1% còn lại phải thu của người lao động.
được tính vào chi phí = 2% x
Hệ số
Mức lương tối thiểu (540.000)Số bảo hiểm y tế phải
thu của người lao động = 1% x Hệ số ĐBH x Mức lương tối thiểu (450.000)- Kinh phí công đoàn
Căn cứ vào các khoản lương chính và lương phụ, kế toán tính ra số tiền kinh phí công đoàn cần trích lập Tỷ lệ trích kinh phí công đoàn là 2% và được tính vào chi phí sản xuất chung
Kinh phí công đoàn = 2% x (Lương chính + Lương phụ)Ví dụ:
Nhân viên phân xưởng Nguyễn Đức Thắng:
Hệ số lương khoán là 3,89; hệ số đóng bảo hiểm là 4,07Hệ số tiền lương năng suất là 25%
Số ngày công là 16, Số công lễ là 4
- Tiền lương thời gian = Lương cơ bản + PCK ổn định
Trang 35Lương cơ bản = 3,89 x 540.000 = 2.100.600PCK ổn định =2.100.600 x 15% = 315.090
Tiền lương thời gian = 2.100.600+ 315.090 = 1.486.578- Tiền lương năng suất = 1.486.578 x 25% = 371.645Tổng cộng tiền lương = 1.486.578+ 371.645 = 1.858.223
* Chi phí dụng cụ sản xuất: Phản ánh chi phí về công cụ, dụng cụ xuất dùng cho hoạt động quản lý của phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất như chi phí quần áo, mũ, giầy bảo hộ lao động
* Chi phí khấu hao TSCĐ: Chi phí khấu hao TSCĐ bao gồm các chi phí khấu hao của nhà xưởng, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất như xưởng sản xuất, máy dệt, máy may công nghiệp Chi phí khấu hao TSCĐ chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất chung.
Trong số 75 máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất ở công ty có một số máy móc thiết bị đã khấu hao hết, nhưng vẫn còn năng lực sử dụng Công ty không thực hiện trích khấu hao lần 2 theo đúng nghị định 59 CP ban hành
Công ty áp dụng phương pháp tính khấu hao TSCĐ là khấu hao theo đường thẳng và tính khấu hao tròn tháng chứ không theo dõi chi tiết tới từng ngày
Công thức:
Chi phí khấu hao TSCĐ hàng tháng = Nguyên giá TSCĐSố năm sử dụng x 12Ví dụ: Máy dệt 4 thoi số 1 có:
Trang 36Nguyên giá là: 145.489.635 đThời gian khấu hao là: 5 nămChi phí khấu hao máy dệt 4
thoi số 1 hàng tháng =
* Chi phí dịch vụ mua ngoài: bao gồm chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động của phân xưởng, bộ phận sản xuất như chi phí điện, nước, gia công sửa chữa, tiền chế bản Công ty không có bộ phận sản xuất điện nước cung cấp cho hoạt động sản xuất nên toàn bộ điện và nước được mua từ chi nhánh điện Hòa Bình, Hà Đông và công ty cung cấp nước Hà Đông.
* Chi phí bằng tiền khác: phản ánh các chi phí bằng tiền ngoài các chi phí trên phục vụ cho hoạt động của phân xưởng, bộ phận, tổ đội sản xuất Gồm toàn bộ chi phí bằng tiền mà Công ty chi ra trong tháng để trả cho các khoản như: thuê nhà xưởng, trụ sở, thuê sửa chữa nhỏ, mua tạp vụ… phục vụ cho bộ phận quản lý phân xưởng
*Chi phí thiệt hại sản phẩm hỏng:
Trong khoản mục chi phí sản xuất chung còn bao gồm cả khoản bắt công nhân bồi thường do sản xuất sản phẩm hỏng, không đủ tiêu chuẩn quy định, ngoài định mức cho phép, và vi phạm hợp đồng lao động (không mặc quần áo bảo hộ lao động ).
Toàn bộ chi phí này phát sinh được kế toán ghi giảm chi phí sản xuất chung, ghi vào bên có TK 627 Cuối tháng căn cứ vào phiếu báo hỏng sản phẩm do bộ phận OTK gửi lên và dựa vào tỷ lệ thiệt hại tính ra giá trị thiệt hại thực tế
VD: Tổ dệt Giá trị 1 kg sợi đúng tiêu chuẩn : 10.461 đ/kgTỷ lệ thiệt hại : 80%
Số kg sợi dệt hỏng : 50 kg
⇒ Giá trị thiệt hại bắt bồi thường = 10.461 x 80% x 50 kg = 350.000 đ
2.4.2 Thủ tục chứng từ
Đối với chi phí nhân viên phân xưởng: Trên cơ sở số ngày làm việc thực tế trong tháng (dựa vào bảng chấm công), nhân viên phòng Tổng hợp sẽ tính ra số tiền lương phải trả và các khoản trích theo lương như Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế,
Trang 37Kinh phí công đoàn của từng nhân viên quản lý phân xưởng rồi lập Bảng thanh toán lương cho từng phân xưởng Dựa vào bảng thanh toán lương, kế toán sẽ tập hợp lập bảng phân bổ tiền lương và các khoản khấu trừ qua lương, bảng phân bổ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho nhân viên phân xưởng
Với chi phí khấu hao TSCĐ: phần mềm sẽ tự động lập bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ cho tháng dựa vào những thông tin khai báo ban đầu về tài sản cố định đó như tên tài sản cố định, nguyên giá, số năm sử dụng, bộ phận sử dụng, phương pháp khấu hao
Các khoản chi phí khác: cơ sở để hạch toán các khoản chi phí này dựa vào phiếu chi, hóa đơn GTGT và một số các chứng từ hạch toán mà Công ty tự lập để làm căn cứ ghi sổ.
Trang 382.4.3 Tài khoản sử dụng
TK 627 - Chi phí sản xuất chung
TK 6271 - Chi phí nhân viên phân xưởngTK 627101 -Tiền lương nhân viên quản lý
TK 627102 - 15% tiền BHXHTK 627103 - 2% tiền BHYT
TK 627104 - 2% tiền kinh phí công đoànTK 6272 - Chi phí vật liệu
TK 6273 - Chi phí dụng cụ sản xuấtTK 6274 - Chi phí khấu hao TSCĐTK 627705 - Tiền kiểm địnhTK 627706 - Tiền bảo hiểm tài sảnTK 627707 - Tiền nạp bình cứu hỏaTK 627708 - Chi phí khác
TK 6278 - Chi phí bằng tiền khác
2.3.4 Kế toán và trình tự ghi sổ
Căn cứ vào chứng từ hạch toán, bảng phân bổ tiền lương và bảng phân bổ BHXH, BHYT của nhân viên quản lý phân xưởng, hoá đơn GTGT, bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ kế toán sẽ hạch toán bút toán thích hợp vào máy vi tính Sau đó máy tính sẽ tự động chuyển các thông tin vừa nhận được đưa lên các sổ tổng hợp và sổ chi tiết các tài khoản liên quan.
Toàn bộ chi phí sản xuất chung phát sinh trong tháng được tập hợp trực tiếp cho toàn công ty chi tiết cho các yếu tố trên và không phân bổ cho từng phân xưởng Kế toán ghi:
Nợ TK 627- chi tiết cho từng khoản mục Nợ TK 138- chi tiết cho từng nội dung
Có TK 334, 338 – chi tiết cho từng khoản mục Có TK 214- chi tiết cho từng loại TSCĐ Có TK 111,112, 331….:TK có liên quan