Một số kiến nghị hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Sông Đà (Trang 67 - 70)

thành sản phẩm ở công ty Cổ phần công nghiệp thương mại Sông Đà

Lợi nhuận luôn là mục tiêu cuối cùng của công ty. Để đạt được mục đích đó thì hoàn thiện công tác kế toán đóng vai trò rất quan trọng. Tổ chức tốt công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sẽ giúp cho các nhà quản lý có được các thông tin cần thiết để kịp thời ra các quyết định quản lý tối ưu nhằm phấn đấu tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Em xin đưa ra một số giải pháp sau nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty:

Một là: Công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nên do phòng Tổng hợp đảm nhiệm

Hiện nay, tất cả dữ liệu về chi phí sản xuất do phòng Kế toán tổng hợp sẽ được chuyển cho phòng Tổng hợp để tập hợp và tính giá thành cho từng công đoạn và cho từng sản phẩm. Việc làm này sẽ khiến thông tin về chi phí và giá thành sẽ không được cung cấp một cách kịp thời vì mất một khoảng thời gian, công sức để chuyển, phân

loại và tổng hợp dữ liệu nhận được. Mặt khác, nó còn làm cho thông tin có sự sai lệch không ăn khớp với nhau. Vì vậy, công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nên do phòng Kế toán đảm nhiệm, để tránh sai lệch, thông tin sẽ được cung cấp một cách kịp thời và chính xác hơn.

Hai là: Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất nên chi tiết tới từng phân xưởng, theo từng công đoạn

Hiện nay đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất, đối tượng rộng sẽ gây khó khăn cho công tác tính giá thành và quản trị của công ty nên cần xác định lại đối tượng hạch toán chi phí sản xuất. Việc xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành hợp lý sẽ là cơ sở để tổng hợp số liệu, mở và ghi chép trên các tài khoản, sổ chi tiết... nhờ đó công tác tính giá thành sản phẩm được thực hiện dễ dàng, nhanh chóng hơn. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất nên được cụ thể hơn đó là từng công đoạn sản xuất. Các TK 621, 622, 627 sẽ mở chi tiết cho từng công đoạn: công đoạn kéo sợi, dệt, phức, dựng bao và may.

Ba là: Cần phải chỉnh sửa một số nghiệp vụ hạch toán cho đúng với quy định của chế độ.

- Khi xuất vật tư để phục vụ cho việc sửa chữa máy móc thiết bị, kế toán không được hạch toán vào TK 621 như hiện nay. Đối với việc xuất vật tư để sửa chữa máy móc thiết bị, kế toán phải căn cứ theo hình thức sửa chữa để hạch toán vào tài khoản thích hợp.

+ Hình thức sửa chữa thường xuyên thì kế toán sẽ hạch toán vào TK 627 - Chi phí sản xuất chung, ghi: Nợ TK 6272 - Chi phí vật liệu

Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu

+ Hình thức sửa chữa lớn, nâng cấp TSCĐ thì kế toán sẽ hạch toán vào TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang, ghi:

Nợ TK 2413 - Sửa chữa lớn TSCĐ Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu

- Khi xuất giầy dép, quần áo, mũ bảo hộ cho người lao động, kế toán không được ghi Có TK 152 như hiện nay. Vì theo quy định của chế độ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu phản ánh trị giá của các nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên

liệu, phụ tùng thay thế, vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản còn những tư liệu lao động nếu không đủ tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ như quần áo, giày dép chuyên dùng để làm việc ... thì được ghi nhận là công cụ dụng cụ. Vì vậy, khi xuất giầy dép, quần áo, giày mũ bảo hộ cho người lao động cũng như khi mua giày dép, quần áo, giày, mũ về nhập kho kế toán phải sử dụng TK 153 - Công cụ, dụng cụ.

Bốn là: Công ty cần phân bổ phần chi phí sản xuất chung cho sản phẩm cuối cùng cho các bán thành phẩm ở từng công đoạn

Hiện nay giá thành của các bán thành phẩm ở công ty chỉ bao gồm nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và một phần chi phí sản xuất chung phân bổ, phần chi phí sản xuất chung còn lại được tính vào giá thành của sản phẩm cuối cùng. Cho nên giá thành của các bán thành phẩm là chưa chính xác. Công ty cần phân bổ phần chi phí sản xuất chung cho sản phẩm cuối cùng cho các bán thành phẩm ở từng công đoạn. Để phân bổ phần chi phí sản xuất chung này ta có thể thực hiện như sau:

Chi phí phân bổ cho từng công đoạn = Chi phí sản xuất chung cần phân bổ / 5 Sau đó phần chi phí phân bổ cho từng công đoạn sẽ được phân bổ cho từng bán thành phẩm dựa vào khối lượng bán thành phẩm hoàn thành.

Năm là: Cần phải tính lại đơn giá của nguyên vật liệu và bán thành phẩm đầu vào tương tự như khi tính giá NVL xuất kho như sau:

Đơn giá nguyên vật liệu đầu vào của công đoạn i =

Giá trị NVL tồn đầu kỳ của công đoạn i +

Giá trị NVL xuất trong kỳ cho công đoạn i Số lượng NVL tồn đầu

kỳ của công đoạn i +

Số lượng NVL xuất trong kỳ cho công đoạn i

Đơn giá bán thành phẩm của công đoạn i =

Giá trị BTP tồn đầu kỳ của công đoạn i +

Giá trị BTP hoàn thành trong kỳ của công đoạn i Số lượng BTP tồn đầu

kỳ của công đoạn i +

Số lượng BTP hoàn thành trong kỳ của công đoạn i

Đơn giá bán thành phẩm đầu vào của công đoạn i+1 =

Giá trị BTP tồn đầu kỳ của công đoạn i+1 +

Giá trị BTP chuyển từ công đoạn i sang i+1 Số lượng BTP tồn đầu

kỳ của công đoạn i +1 +

Số lượng BTP chuyển từ công đoạn i sang i+1 Trong đó:

Giá trị BTP chuyển từ công đoạn i sang i+1 =

Số lượng BTP chuyển từ công đoạn i sang i+1 x

Đơn giá BTP của công đoạn i Khi đó nó sẽ phản ánh chính xác giá trị thực tế với giá trị trên sổ sách

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Sông Đà (Trang 67 - 70)