Kế toán chi phí sản xuất chung

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Sông Đà (Trang 32 - 41)

2.4.1. Nội dung

Chi phí sản xuất chung bao gồm các chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí dụng cụ sản xuất, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác. Chi phí sản xuất chung là các chi phí liên quan đến phục vụ quản lý sản xuất trong phạm vi phân xưởng, bộ phận tổ đội .

Do đặc điểm tổ chức sản xuất của Công ty chỉ bao gồm 2 phân xưởng nên khoản chi phí này chiếm tỷ trọng tương đối trong tổng giá thành (15-20%)

Bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT và KPCĐ của nhân viên phân xưởng: Kế toán phân xưởng, nhân viên OTK, quản đốc phân xưởng.

Ø Tiền lương

Tiền lương nhân viên phân xưởng bao gồm lương chính và lương phụ

- Lương chính được xác định dựa trên hệ số lương khoán và số ngày công thực tế. Lương chính của nhân viên phân xưởng bao gồm tiền lương thời gian và tiền lương năng suất

Tiền lương thời gian = (Tiền lương cơ bản + PCK ổn định) x Ngày công26 Trong đó:

Tiền lương cơ bản = Hệ số lương khoán x Mức lương tối thiểu (540.000)

PCK ổn định = 15% x Tiền lương cơ bản

Tiền lương năng suất = Tiền lương thời gian x Hệ số tiền lương năng suất - Lương phụ bao gồm lương phép, lương lễ... của nhân viên phân xưởng

Tiền lễ = Hệ số ĐBH x Mức lương tối thiểu x (1 + 15%) x Công lễ26 Tiền hiếu = Hệ số ĐBH x Mức lương tối thiểu x Công hiếu

26 Ø Các khoản trích theo lương:

Bao gồm BHXH, BHYT và KPCĐ của nhân viên phân xưởng - Bảo hiểm xã hội

Căn cứ vào hệ số đóng bảo hiểm và mức lương tối thiểu tính ra số tiền cần trích bảo hiểm xã hội cho từng người, tỷ lệ trích bảo hiểm xã hội là 20% trong đó: tỷ lệ bảo hiểm xã hội được tính vào chi phí sản xuất chung là 15%, 5% còn lại phải thu của người lao động.

Công thức:

ĐBH (540.000) Số bảo hiểm xã hội

được tính vào chi phí = 15% x

Hệ số

ĐBH x

Mức lương tối thiểu (540.000) Số bảo hiểm xã hội phải

thu của người lao động = 5% x

Hệ số

ĐBH x

Mức lương tối thiểu (540.000) - Bảo hiểm y tế

Căn cứ vào hệ số đóng bảo hiểm và mức lương tối thiểu tính ra số tiền cần trích bảo hiểm y tế cho người lao động, tỷ lệ trích bảo hiểm y tế là 3% trong đó: tỷ lệ bảo hiểm y tế được tính vào chi phí sản xuất chung là 2%, 1% còn lại phải thu của người lao động.

Công thức:

Tiền bảo hiểm y tế = 3% x Hệ số

ĐBH x

Mức lương tối thiểu (540.000) Số bảo hiểm y tế

được tính vào chi phí = 2% x

Hệ số

ĐBH x

Mức lương tối thiểu (540.000) Số bảo hiểm y tế phải

thu của người lao động = 1% x Hệ số ĐBH x Mức lương tối thiểu (450.000) - Kinh phí công đoàn

Căn cứ vào các khoản lương chính và lương phụ, kế toán tính ra số tiền kinh phí công đoàn cần trích lập. Tỷ lệ trích kinh phí công đoàn là 2% và được tính vào chi phí sản xuất chung

Kinh phí công đoàn = 2% x (Lương chính + Lương phụ) Ví dụ:

Nhân viên phân xưởng Nguyễn Đức Thắng:

Hệ số lương khoán là 3,89; hệ số đóng bảo hiểm là 4,07 Hệ số tiền lương năng suất là 25%

Số ngày công là 16, Số công lễ là 4

Lương cơ bản = 3,89 x 540.000 = 2.100.600 PCK ổn định =2.100.600 x 15% = 315.090

Tiền lương thời gian = 2.100.600+ 315.090 = 1.486.578 - Tiền lương năng suất = 1.486.578 x 25% = 371.645 Tổng cộng tiền lương = 1.486.578+ 371.645 = 1.858.223

Tiền lễ = 4,07 x 540.000 x (1 + 15%) x 4

26 = 388.842

Tổng cộng =1.858.223+ 388.842 = 2.247.065

Tiền BHXH trừ lương = 5% x (4,07 x 540.000) = 109.890 Tiền BHYT trừ lương = 1% x (4,07 x540.000) = 21.978

Tiền BHXH tính vào chi phí SXC =15% x (4,07x 540.000)= 329.670 Tiền BHYT tính vào chi phí SXC= 2% x (4,07 x 540.000)= 43.956

* Chi phí vật liệu: Phản ánh chi phí vật liệu xuất dùng cho phân xưởng như vật liệu dùng để sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ; công cụ, dụng cụ thuộc phân xưởng quản lý và sử dụng

* Chi phí dụng cụ sản xuất: Phản ánh chi phí về công cụ, dụng cụ xuất dùng cho hoạt động quản lý của phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất như chi phí quần áo, mũ, giầy bảo hộ lao động...

* Chi phí khấu hao TSCĐ: Chi phí khấu hao TSCĐ bao gồm các chi phí khấu hao của nhà xưởng, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất như xưởng sản xuất, máy dệt, máy may công nghiệp ...Chi phí khấu hao TSCĐ chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất chung.

Trong số 75 máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất ở công ty có một số máy móc thiết bị đã khấu hao hết, nhưng vẫn còn năng lực sử dụng. Công ty không thực hiện trích khấu hao lần 2 theo đúng nghị định 59 CP ban hành

Công ty áp dụng phương pháp tính khấu hao TSCĐ là khấu hao theo đường thẳng và tính khấu hao tròn tháng chứ không theo dõi chi tiết tới từng ngày

Công thức:

Chi phí khấu hao TSCĐ hàng tháng = Nguyên giá TSCĐ Số năm sử dụng x 12 Ví dụ: Máy dệt 4 thoi số 1 có:

Nguyên giá là: 145.489.635 đ Thời gian khấu hao là: 5 năm Chi phí khấu hao máy dệt 4

thoi số 1 hàng tháng =

145.489.635

5 x 12 = 2.424.827 (đ)

* Chi phí dịch vụ mua ngoài: bao gồm chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động của phân xưởng, bộ phận sản xuất như chi phí điện, nước, gia công sửa chữa, tiền chế bản...Công ty không có bộ phận sản xuất điện nước cung cấp cho hoạt động sản xuất nên toàn bộ điện và nước được mua từ chi nhánh điện Hòa Bình, Hà Đông và công ty cung cấp nước Hà Đông.

* Chi phí bằng tiền khác: phản ánh các chi phí bằng tiền ngoài các chi phí trên phục vụ cho hoạt động của phân xưởng, bộ phận, tổ đội sản xuất. Gồm toàn bộ chi phí bằng tiền mà Công ty chi ra trong tháng để trả cho các khoản như: thuê nhà xưởng, trụ sở, thuê sửa chữa nhỏ, mua tạp vụ… phục vụ cho bộ phận quản lý phân xưởng

*Chi phí thiệt hại sản phẩm hỏng:

Trong khoản mục chi phí sản xuất chung còn bao gồm cả khoản bắt công nhân bồi thường do sản xuất sản phẩm hỏng, không đủ tiêu chuẩn quy định, ngoài định mức cho phép, và vi phạm hợp đồng lao động (không mặc quần áo bảo hộ lao động ).

Toàn bộ chi phí này phát sinh được kế toán ghi giảm chi phí sản xuất chung, ghi vào bên có TK 627. Cuối tháng căn cứ vào phiếu báo hỏng sản phẩm do bộ phận OTK gửi lên và dựa vào tỷ lệ thiệt hại tính ra giá trị thiệt hại thực tế...

VD: Tổ dệt. Giá trị 1 kg sợi đúng tiêu chuẩn : 10.461 đ/kg Tỷ lệ thiệt hại : 80%

Số kg sợi dệt hỏng : 50 kg

⇒ Giá trị thiệt hại bắt bồi thường = 10.461 x 80% x 50 kg = 350.000 đ

2.4.2 Thủ tục chứng từ

Đối với chi phí nhân viên phân xưởng: Trên cơ sở số ngày làm việc thực tế trong tháng (dựa vào bảng chấm công), nhân viên phòng Tổng hợp sẽ tính ra số tiền lương phải trả và các khoản trích theo lương như Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế,

Kinh phí công đoàn của từng nhân viên quản lý phân xưởng rồi lập Bảng thanh toán lương cho từng phân xưởng. Dựa vào bảng thanh toán lương, kế toán sẽ tập hợp lập bảng phân bổ tiền lương và các khoản khấu trừ qua lương, bảng phân bổ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho nhân viên phân xưởng

Với chi phí khấu hao TSCĐ: phần mềm sẽ tự động lập bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ cho tháng dựa vào những thông tin khai báo ban đầu về tài sản cố định đó như tên tài sản cố định, nguyên giá, số năm sử dụng, bộ phận sử dụng, phương pháp khấu hao ...

Các khoản chi phí khác: cơ sở để hạch toán các khoản chi phí này dựa vào phiếu chi, hóa đơn GTGT và một số các chứng từ hạch toán mà Công ty tự lập để làm căn cứ ghi sổ.

2.4.3. Tài khoản sử dụng

TK 627 - Chi phí sản xuất chung

TK 6271 - Chi phí nhân viên phân xưởng TK 627101 -Tiền lương nhân viên quản lý

TK 627102 - 15% tiền BHXH TK 627103 - 2% tiền BHYT

TK 627104 - 2% tiền kinh phí công đoàn TK 6272 - Chi phí vật liệu

TK 6273 - Chi phí dụng cụ sản xuất TK 6274 - Chi phí khấu hao TSCĐ TK 627705 - Tiền kiểm định TK 627706 - Tiền bảo hiểm tài sản TK 627707 - Tiền nạp bình cứu hỏa TK 627708 - Chi phí khác

TK 6278 - Chi phí bằng tiền khác

2.3.4 Kế toán và trình tự ghi sổ

Căn cứ vào chứng từ hạch toán, bảng phân bổ tiền lương và bảng phân bổ BHXH, BHYT của nhân viên quản lý phân xưởng, hoá đơn GTGT, bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ ... kế toán sẽ hạch toán bút toán thích hợp vào máy vi tính. Sau đó máy tính sẽ tự động chuyển các thông tin vừa nhận được đưa lên các sổ tổng hợp và sổ chi tiết các tài khoản liên quan.

Toàn bộ chi phí sản xuất chung phát sinh trong tháng được tập hợp trực tiếp cho toàn công ty chi tiết cho các yếu tố trên và không phân bổ cho từng phân xưởng Kế toán ghi:

Nợ TK 627- chi tiết cho từng khoản mục Nợ TK 138- chi tiết cho từng nội dung

Có TK 334, 338 – chi tiết cho từng khoản mục Có TK 214- chi tiết cho từng loại TSCĐ Có TK 111,112, 331….:TK có liên quan

Bảng 2.6. Bảng thanh toán lương bộ phận quản lý xưởng I

BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG BỘ PHẬN QUẢN LÝ XƯỞNG I THÁNG 02 NĂM 2008

Họ và tên NC CL Tiền lễ ĐBHHS LK HS TLTT Lương cơ bản PCK ổn định Lương t/gian HS TL NS TL NS Tổng cộng Khấu trừ BHXH, BHYT 5% BHXH 1% BHYT Tổng cộng thực lĩnh

Cao Văn Viển 18 4 388.842 4,07 4,51 540.000 2.435.400 365.310 1.938.953 35 678.634 3.006.429 109.890 21.927 2.874.612 Nguyễn Đ Thắng ………. 16 … 4 … 388.842 ………. 4,07 ….. 3,89 ….. 540.000 …… 2.100.600 ……. 315.090 ……. 1.486.578 …….. 25 …. 371.645 …….. 2.247.065 …... 109.890 …… 21.927 …… 2.115.197 …… Tổng cộng Ngày 29 tháng 2 năm 2008

NGƯỜI LẬP BIỂU T.PHÒNG TỔNG HỢP KẾ TOÁN TRƯỞNG GĐ CÔNG TY

VD:- Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương, kế toán hạch toán tiền

lương tháng 2/2008 (hình…..ở trên) phải trả cho nhân viên của phân xưởng, kinh phí công đoàn vào chi phí sản xuất chung

Nợ TK 627101 : 35.737.871

Nợ TK 627104 - 2% tiền kinh phí công đoàn: 714.757 Có TK 334102 - Lương quản lý xưởng: 35.737.871 Có TK 3382 - Kinh phí công đoàn: 714.757

Cùng với việc ghi vào sổ nhật ký chung định khoản trên còn được ghi vào sổ cái TK 627 và sổ chi tiết TK 6271, sổ chi tiết TK 3340201, TK 3340202, TK 3340203

- Căn cứ vào bảng phân bổ BHXH, BHYT tháng 2/2008 kế toán hạch toán BHXH, BHYT tháng 2/2007 vào chi phí sản xuất chung và khoản phải thu của nhân viên phân xưởng

Nợ TK 627102 - 15% tiền BHXH: 3.940.650 Nợ TK 627103 - 2% tiền BHYT: 525.420

Nợ TK 138803 - 5% BHXH phải thu của người lao động: 1.313.550 Nợ TK 138804 - 1% BHYT phải thu của người lao động: 262.710

Có TK 3383 - Bảo hiểm xã hội: 5.254.200 Có TK 3384 - Bảo hiểm y tế:7.881.300

- Đối với khấu hao TSCĐ, cuối tháng máy tính sẽ tự động hạch toán bút toán thích hợp

Nợ TK 6274 - Chi phí khấu hao TSCĐ: 255.137.001 Có TK 2141 – Khấu hao TSCĐ hữu hình: 255.137.001

Cùng với tài khoản 627 là sổ nhật ký chung, sổ cái TK 627 và các sổ chi tiết TK 6274, TK 214.

- Đối với nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất dùng

Kế toán căn cứ vào các phiếu xuất kho, bảng kê xuất kho, đơn giá (đã nhập vào máy) của từng thứ vật liệu, tính toán tổng giá trị nguyên vật liệu dùng cho bộ phận quản lý phân xưởng mà không chi tiết cho phân xưởng nào.

Nợ TK 6272 7.484.664

Có TK 152 7.484.664

Cùng với việc ghi sổ nhật ký chung tháng 2/2008 định khoản trên còn được ghi vào sổ cái TK 627, sổ chi tiết 6272, sổ cái TK 152.

- Chi phí dịch vụ mua ngoài:

Cuối tháng căn cứ vào hoá đơn thu tiền điện, nước, phiếu chi tiền mặt, phiếu báo nợ Công ty XLVTVTSĐ12 để tổng hợp toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài ghi sổ nhật ký chung theo định khoản sau:

Nợ TK 6277 141.229.000 Có TK 331 43.010.520 Có TK 336 36.000.000 Có TK 111 62.218.480

- Chi phí khác bằng tiền:

Căn cứ vào các phiếu chi tiền mặt, kế toán ghi sổ NKC theo định khoản Nợ TK 6278 26.477.499

Có TK 111: 26.477.499

-Cùng với việc ghi vào sổ NKC định khoản trên còn được chuyển ghi vào sổ cái TK 627; sổ chi tiết TK 6278; sổ cái TK111.

- Khoản bắt công nhân bồi thường thiệt hại sản phẩm hỏng Công ty hạch toán như sau::

Nợ TK 111 10.609.200 Nợ TK 1388 14.936.000

Có Tk 6278 25.544.800

Đồng thời với việc ghi vào sổ nhật ký chung, định khoản trên còn được ghi vào số cái TK 111; 1388; 627, và sổ chi tiết TK 6278

Số phát sinh bên nợ của các sổ chi tiết TK 6271, TK 6273, TK 6274, TK 6277 được chuyển ghi vào bảng tổng hợp chi tiết.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Sông Đà (Trang 32 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w