doanh của công ty.
Tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm luôn là phương châm hàng đầu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Sau một thời gian thực tập ở công ty, em đã có những kiến thức cơ bản về lĩnh vực sản xuất bao bì. Cùng với kiến thức đã học em xin đưa ra phương hướng góp phần hạ giá thành sản phẩm ở công ty như sau:
Thứ nhất: Tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu
Do chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng khoảng 65-75% tổng chi phí sản xuất, vì thế nguyên vật liệu cần được quản lý thật tốt. Nếu công ty biết sử dụng nguyên vật liệu một cách tiết kiệm, hợp lý thì sản phẩm làm ra càng có chất lượng tốt mà giá thành lại hạ tạo ra mối tương quan có lợi cho doanh nghiệp trên thị trường. Quản lý nguyên vật liệu càng khoa học thì cơ hội đạt hiệu quả kinh tế càng cao. Với vai trò như vậy nên yêu cầu quản lý nguyên vật liệu cần chặt chẽ trong tất cả các khâu từ khâu thu mua, dự trữ và bảo quản đến khâu sử dụng.
Trong khâu thu mua: công ty phải thường xuyên tiến hành thu mua nguyên vật liệu để đáp ứng kịp thời cho quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm và các nhu cầu khác của doanh nghiệp, tránh tình trạng ngừng trệ sản xuất vì thiếu nguyên vật liệu, mặt khác cũng tránh tình trạng vật tư tồn kho quá nhiều, tiết kiệm các khoản chi phí bảo quản vật tư. Tại đây đòi hỏi phải quản lý chặt chẽ về khối lượng, quy cách, chủng loại và giá cả. Vì thế công ty phải có hệ thống chứng từ, sổ sách đầy đủ để theo dõi vật tư
Trong khâu sử dụng: doanh nghiệp cần tính toán đầy đủ, chính xác, kịp thời giá nguyên vật liệu có trong giá vốn của thành phẩm. Do vậy trong khâu sử dụng
phải tổ chức tốt việc ghi chép phản ánh tình hình xuất dùng và sử dụng nguyên vật liệu trong sản xuất kinh doanh đảm bảo sử dụng tiết kiệm, hiệu quả
Công ty phải giám sát chặt chẽ quá trình tiêu hao vật tư, lao động và các tài sản khác. Công ty phải có các biện pháp kỹ thuật như giảm mức tiêu hao nguyên vật liệu, bố trí dây chuyền sản xuất sao cho phù hợp để tiết kiệm tối đa lao động và nguyên vật liệu. Sử dụng những máy móc hiện đại vào sản xuất để giảm thiểu tỷ lệ sản phẩm hỏng, giúp giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm.
Thứ hai: Tiết kiệm chi phí nhân công trực tiếp
Công ty phải lập ra những quy định đối với người lao động và quản lý việc thực hiện những quy định đó của họ nhằm nâng cao ý thức người lao động. Có chế độ thưởng phạt rõ ràng cho người lao động. Với những công nhân lao động tích cực và hiệu quả thì phải thưởng tiền và khen thưởng, khuyến khích người lao động phát huy sáng kiến. Đồng thời phê bình những lao động có ý thức kém, trừ lương nếu lao động làm hỏng sản phẩm
Phân công lao động theo sự chuyên môn hóa. Mỗi người sẽ làm việc trong một công đoạn phù hợp với khả năng của ho. Phải phân công đúng người đúng việc. Sắp xếp lao động làm việc theo các ca để đảm bảo luôn đủ nhân công cho sản xuất
Thường xuyên bồi dưỡng tay nghề người lao động. Công ty nên mở các buổi tập huấn cho người lao động. Hãy để những lao động giỏi truyền đạt lại kinh nghiêm làm việc cho những lao động khác đặc biệt là những lao động mới.
Thứ ba: Tiết kiệm chi phí sản xuất chung
Công ty phải có kế hoạch sản xuất để máy móc có thể hoạt động hết công suất, tránh để tình trạng máy để không hoặc hoạt động không thường xuyên vừa gây lãng phí mà nhanh hỏng hóc máy
Tích cực áp dụng các sáng kiến kỹ thuật, đổi mới quy trình sản xuất để giảm giá thành sản phẩm. Nhờ đó có thể tiết kiệm được nhiên liệu cũng như các chi phí cho sửa chữa máy móc thiết bị
Chi phí sản xuất chung càng thấp càng chứng tỏ trình độ quản lý cao, giúp tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm.
Thứ tư: Công ty nên xây dựng hệ thống báo cáo quản trị về chi phí, giá thành chi tiết
cho từng bộ phận, từng đối tượng. Nhờ đó có thể theo dõi chi tiết các nhân tố ảnh hưởng lớn đến chi phí, giá thành. Từ đó luôn có các biện pháp điều chỉnh, cũng như lập ra một kế hoạch sản xuất phù hợp nhằm tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm
KẾT LUẬN
Công ty cổ phần công nghiệp thương mại Sông Đà là thành viên của Tổng công ty Sông Đà được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 1996. Công ty đang ngày càng phát triển và có vị trí đứng vững trên thị trường. Để có được những kết quả đó phải nói đến sự đóng góp không nhỏ của công tác kế toán, nhờ có các thông tin kế toán nhanh chóng, kịp thời, chính xác mà nhà quản lý có thể đưa ra được những biện pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Trong đó phải đặc biệt phải kể đến công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành phẩm.
Chuyên đề với đề tài “Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần bao bì Sông Đà” đã cho ta thấy những khái quát chung và thực trạng công tác hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phẩn bao bì Sông Đà qua đó đánh giá về thành tựu đạt được và những hạn chế tồn tại cần khắc phục. Trên cơ sở đó em đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp hoàn thiện công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm của công ty. Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có chính xác, nhanh chóng, kịp thời thì các nhà quản lý mới có thể đưa ra được những biện pháp thích hợp nhằm tiết kiệm, hạ giá thành sản phẩm. Thực hiện tiết kiệm chi phí trong sản xuất có ý nghĩa quan trọng không chỉ với công ty nói riêng mà còn có ý nghĩa đối với cả quốc gia, vì tiết kiệm chi phí sản xuất là tiết kiệm các nguồn lực cho sản xuất, bao gồm tài nguyên thiên nhiên và nguồn nhân lực đất nước.
Do hạn chế về thời gian thực tập cũng như mới bước đầu áp dụng lý luận vào thực tiễn nên chuyên đề của em không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Em rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô, các anh chị trong phòng tài chính kế toán của công ty và các bạn đọc
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn cô giáo PGS.TS.Phạm Thị Gái và các cán bộ nhân viên Công ty Cổ phần công nghiệp thương mại Sông Đà đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề thực tập này
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình kế toán tài chính trong doanh nghiệp - NXB Kinh tế Quốc dân Giáo trình tổ chức hạch toán kế toán
Chế độ kế toán doanh nghiệp: Nhà xuất bản tài chính / 2006
Nguồn số liệu do phòng kế toán Công ty Cổ phần Công nghiệp Thương mại Sông Đà cung cấp
Báo cáo tài chính năm 2005-2007 tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Thương mại Sông Đà
Chế độ kế toán doanh nghiệp: Nhà xuất bản tài chính / 2006 Các trang website có liên quan
Tạp chí kế toán
MỤC LỤC
Trang Lời nói đầu...1
Chương 1: Tổng quan về công ty cổ phần công nghiệp thương mại Sông Đà...3
1.1. Quá trình hình thành, phát triển của công ty...3
1.1.1. Giới thiệu sơ lược về công ty...3
1.1.2.Đặc điểm sản xuất kinh doanh, ngành nghề kinh doanh...4
1.1.3. Một số chỉ tiêu kinh tế tài chính chủ yếu...4
Bảng 1.1: Các chỉ tiêu tài chính của công ty CPCNTM Sông Đà...5
1.2. Đặc điểm tổ chức quản lý và sản xuất...5
1.2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý...5
1.2.2. Đặc điểm về tổ chức sản xuất...8
1.3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của công ty...10
1.3.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán...10
1.3.2.Đặc điểm tổ chức hình thức sổ kế toán...12
1.3.3. Một số đặc điểm kinh tế tài chính khác...13
Phần 2: Thực trạng về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần công nghiệp thương mại ...14
Sông Đà...14
2.1. Đặc điểm kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần công nghiệp thương mại Sông Đà...14
2.1.1. Đặc điểm đối tượng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty...14
2.1.2. Các khoản mục hiện tại dùng để hạch toán chi phí theo công ty...14
2.1.3. Khái quát trình tự kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty...15
2.2. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp...16
2.2.1. Nội dung kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp...16
2.2.2 Thủ tục chứng từ...18
2.2.3. Tài khoản sử dụng...19
2.2.4. Hạch toán và trình tự ghi sổ...20
2.3. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp...24
2.3.1. Nội dung...24
2.3.2. Thủ tục chứng từ...28
2.3.3 Tài khoản sử dụng...28
2.3.4. Kế toán và trình tự ghi sổ...29
2.4. Kế toán chi phí sản xuất chung...32
2.4.1. Nội dung...32
2.4.2 Thủ tục chứng từ...36
2.4.3. Tài khoản sử dụng...38
2.3.4 Kế toán và trình tự ghi sổ...38
2.5. Tổng hợp chi phí sản xuất...41
2.5.1. Tài khoản sử dụng...41
2.5.2. Tổng hợp chi phí sản xuất...42
2.6. Công tác đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ...45
2.6.1 Sản phẩm dở dang cuối kỳ...45
2.6.2 Phương pháp đánh giá...45
2.7. Tính giá thành sản phẩm...48
2.7.1. Đối tượng, kỳ tính giá thành sản phẩm...48
2.7.2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm...48
Phần 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần công nghiệp thương mại Sông Đà...60
3.1. Đánh giá tổ chức kế toán tại công ty...60
3.1.1 Đánh giá chung về công tác kế toán tại công ty...60
3.1.2. Đánh giá về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần công nghiệp thương mại Sông Đà...64
3.2. Một số kiến nghị hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty Cổ phần công nghiệp thương mại Sông Đà...67
3.3. Phương hướng hạ giá thành sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty...70
KẾT LUẬN...73
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BHXH : Bảo hiểm xã hội BHYT
KPCĐ
: :
Bảo hiểm y tế Kinh phí công đoàn
BTP : Bán thành phẩm
CNTT : Công nhân trực tiếp CP CPNVLTT CPNCTT CPSXC : : : : Chi phí
Chi phí nguyên vậy liệu trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí sản xuất chung CPCB : Chi phí chế biến
ĐBH : Đóng bảo hiểm
GTGT : Giá trị gia tăng HĐQT : Hội đồng quản trị
KHTSCĐ : Khấu hao tài sản cố định KPCĐ : Kinh phí công đoàn NVL : Nguyên vật liệu SXSP : Sản xuất sản phẩm TP : Thành phẩm TSCĐ : Tài sản cố định VLP VLC : : Vật liệu phụ Vật liệu chính KÕ to¸n 46D Phạm Thị Ngọc
DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Sơ đồ 1 : Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Sơ đồ 2 : Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất vỏ bao xi măng của công ty Sơ đồ 3 : Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty
Sơ đồ 4 : Sơ đồ luân chuyển chứng từ theo hình thức Nhật ký chung tại công ty Sơ đồ 5 : Quy trình tính giá thành tại công ty
Bảng 1.1 : Các chỉ tiêu kinh tế tài chính các năm của công ty Bảng 2.1 : Sổ nhật ký chung tháng 2/2008
Bảng 2.2 : Sổ cái tài khoản 621 tháng 2/2008
Bảng 2.3 : Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành Bảng 2.4 : Sổ nhật ký chung tháng 2/2008
Bảng 2.5 : Sổ cái tài khoản 622 tháng 2/2008
Bảng 2.6 : Bảng thanh toán lương bộ phận quản lý xưởng I Bảng 2.7 : Sổ nhật ký chung tháng 2/2008
Bảng 2.9 : Sổ cái tài khoản 154 tháng 2/2008 Bảng 2.10 : Biên bản kiểm kê sản phẩm dở dang
Bảng 2.11 : Bảng giá trị kiểm kê sản phẩm dở dang tháng 2/2008 Bảng 2.12 : Bảng tính BHXH, BHYT & lương lễ
Bảng 2.13 : Bảng tính giá thành theo công đoạn
Hình 2.1 : Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trên máy