1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thủ tục phân tích trong quy trình kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Dịch vụ tư vấn Tài chính, kế toán và kiểm toán (AASC)”

99 858 18
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 1,47 MB

Nội dung

Thủ tục phân tích trong quy trình kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Dịch vụ tư vấn Tài chính, kế toán và kiểm toán (AASC)”

Trang 1

CHƯƠNG I 6TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH, KẾTOÁN VÀ KIỂM TOÁN 6

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty 6

1.1.1.Quá trình hình thành và các giai đoạn phát triển của Công ty 6

1.1.2.Chức năng, nhiệm vụ của Công ty 10

1.1.3.Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty vài năm gần đây 10

1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty 11

1.2.1.Đội ngũ nhân viên 11

1.2.2.Tổ chức bộ máy quản lý 12

1.2.3.Tổ chức bộ máy kế toán 16

1.3 Đặc điểm công tác kiểm toán tại Công ty 19

1.3.1.Các dịch vụ cung cấp 19

1.3.3.Quy trình kiểm toán tại Công ty 24

1.3.4 Kiểm soát chất lượng kiểm toán 291.3.4 Tổ chức hệ thống hồ sơ kiểm toán 32

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG ÁP DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONGKIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH,KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN 37

Trang 2

2.1 Thực hiện TTPT trong kiểm kiểm toán BCTC ở công ty ABC doAASC thực hiện 37

2.1.1 Giới thiệu khách hàng 37

2.2.2 Thực tế vận dụng TTPT trong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHHdịch vụ Tư vấn Tài chính, Kế toán và Kiểm toán 37

Trang 3

66

2.2.2 Thực tế vận dụng TTPT trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHHdịch vụ tư vấn tài chính, kế toán và kiểm toán 67

2.3 Tổng kết quá trình vận dụng TTPT trong kiểm toán BCTC tại Côngty TNHH dịch vụ tư vấn tài chính, kế toán và kiểm toán 81

CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ VỀ THỦ TỤC PHÂNTÍCH TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯVẤN TÀI CHÍNH, KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN 84

3.2.2 Nhận xét về quá trình vận dụng TTPT trong giai đoạn thực hiện kiểmtoán 87

3.2.3 Nhận xét về quá trình vận dụng TTPT trong giai đoạn kết thúc kiểmtoán 88

3.3 Một số ý kiến hoàn thiện TTPT trong kiểm toán BCTC tại Công tyTNHH dịch vụ tư vấn tài chính, kế toán và kiểm toán 88

3.3.1 Một số kiến nghị đối với Công ty TNHH dịch vụ tư vấn tài chính, kếtoán và kiểm toán 88

Trang 4

3.3.2 Một số kiến nghị đối với công ty khách hàng 94

3.3.3 Một số kiến nghị đối với các bên hữu quan khác 95

KẾT LUẬN 96

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 97

Trang 5

TSDH Tài sản dài hạnTSNH Tài sản ngắn hạnVNĐ Việt Nam Đồng

Trang 6

Biểu 1.2 Cơ cấu đội ngũ nhân viên trong Công ty

Biểu 1.3 Mô hình tổ chức bộ máy quản lý tại công ty kiểm toán AASC

Biểu 1.4 Sơ đồ bộ máy kế toán của công tyBiểu 1.5 Sơ đồ quy trình kiểm toán tại AASC Biểu 1.6 Mẫu soát xét

Biểu 1.7 Các vấn đề kiểm toán gồm các nội dung và được đánh ký hiệu tham chiếubằng số La Mã

Biểu 1.8 Các phần hành được đánh ký hiệu tham chiếu bằng chữ cái in hoaBiểu 2.1 Giấy làm việc thu thập thông tin tài chính của khách hàng

Biểu 2.2 Giấy làm việc thu thập thông tin phi tài chính

Biểu 2.3 : Giấy làm việc So sánh và phân tích các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kếtoán năm 2006 và 2007

Biểu 2.4 : Giấy làm việc So sánh số liệu của các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạtđộng kinh doanh

Biểu 2.5 : Giấy làm việc phân tích các chỉ tiêu tài chính cơ bản Biểu 2.6 Giấy làm việc xác định rủi ro chi tiết

Biểu 2.7 Chương trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho (trích)Biểu 2.8 Giấy làm việc phân tích hệ số vòng quay hàng tồn khoBiểu 2.9 Ước tính trích lập dự phòng phải thu khó đòi

Biểu 2.10 Giấy làm việc ước lượng mức độ trọng yếuBiểu 2.11 Phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục

Trang 7

Biểu 2.12 Giấy làm việc phân tích soát xét Bảng cân đối kế toán

Trang 8

Biểu 2.15: So sánh các chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanhBiểu 2.16 Các chỉ tiêu tài chính cơ bản

Biểu 2 17 Xác định rủi ro chi tiếtBiểu 2.18 Tính mức trọng yếu

Biểu 2.19 Phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục Biểu 2.20 So sánh các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán

Biểu 2.21:So sánh các chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Biểu 2.22 Khái quát trình tự vận dụng TTPT vào các giai đoạn của cuộc kiểmtoán

Biểu3.1 Phân tích số liệu của đơn vị so với toàn ngànhBiểu 3.2 So sánh số liêu thực tế với số liệu kế hoạch

Biểu 3.3 Biểu đồ biến động giữa doanh thu và chi phí bán hàng trong năm

Trang 9

LỜI MỞ ĐẦU

Kiểm toán là quá trình các KTV độc lập thu thập và đánh giá các bằng chứngvề những thông tin trình bày trên BCTC của các tổ chức kinh tế cụ thể nhằm mụcđích xác định và báo cáo mức độ phù hợp giữa các thông tin tài chính đó với cácchuẩn mực đã được xây dựng Hoạt động kiểm toán ra đời góp phần rất quan trọngtrong việc lành mạnh hoá các thông tin tài chính của các tổ chức kinh tế, nó giúpcác cấp quản lý, những người quan tâm đến các thông tin tài chính đó có cơ sở để ranhững quyết định đúng đắn trong quản lý, trong kinh doanh cũng như trong đầu tư.

Lĩnh vực kiểm toán tài chính luôn được coi là một lĩnh vực khó khăn và chứađựng rủi ro lớn trong hoạt động kiểm toán Để có thể đưa ra kết luận trung thực vàkhách quan về thực trạng hoạt động tài chính của đơn vị được kiểm toán thì đòi hỏingười thực hiện công việc kiểm toán phải thu thập đầy đủ bằng chứng có độ tin cậycao làm cơ sở cho việc hình thành ý kiến của mình Trong các thủ tục mà KTV ápdụng để thu thập bằng chứng kiểm toán thì Thủ tục phân tích là một thủ tục đơngiản, có hiệu quả cao vì tốn ít thời gian, chi phí kiểm toán thấp mà vẫn có thể cungcấp bằng chứng về sự đồng bộ chuẩn xác và có giá trị về mặt kế toán đồng thời giúpKTV đánh giá được tổng thể mà không bị xa vào các nghiệp vụ cụ thể.

Nhận thức được vấn đề trên, trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH Dịch

vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) em chọn đề tài “Thủ tục phântích trong quy trình kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Dịch vụ tư vấn Tàichính, kế toán và kiểm toán (AASC)” Với mục đích tìm hiểu sâu hơn về thủ tục

phân tích được áp dụng trong thực tiễn ở Việt Nam Trong quá trình hoàn thiện đềtài, được tiếp cận với thực tế tại AASC và trên cơ sở kiến thức đã học ở nhà trường,bài viết của em được trình bày như sau:

Chương 1:Tổng quan về công ty TNHH Dịch vụ tư vấn Tài chính, kế toán vàkiểm toán (AASC)

Chương 2: Thực trạng áp dụng TTPT trong kiểm toán BCTC tại công tyTNHH Dịch vụ tư vấn Tài chính, kế toán và kiểm toán (AASC)

Trang 10

công ty TNHH Dịch vụ tư vấn Tài chính, kế toán và kiểm toán (AASC)

Em xin trân trọng cảm ơn đến thầy cô giáo trong khoa kế toán đặc biệt là thầygiáo Ths Đinh Thế Hùng và các anh chị trong phòng Kiểm toán II của công tyTNHH Dịch vụ tư vấn Tài chính, kế toán và kiểm toán (AASC) đã giúp em hoànthành chuyên đề này.

Hà Nội, tháng 4 năm 2008 Hoàng Thị Mai Lan

Trang 11

CHƯƠNG I

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH, KẾTOÁN VÀ KIỂM TOÁN

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty

1.1.1 Quá trình hình thành và các giai đoạn phát triển của Công ty

Tên công ty: Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán vàKiểm toán.

Tên giao dịch bằng tiếng Anh: Auditing and accounting financialconsultancy service company limited.

Tên viết tắt: AASC

Trụ sở chính: số 01, Lê Phụng Hiểu, Hoàn Kiếm, Hà Nội.Điện thoại: 84.4.8241990/ 84.4.8241991

Fax: 84.4.8253973

Email: aasc-ndd@hn.vnn.vnWebsite: www.aasc.com.vn

Ngoài ra, AASC còn có chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh và vănphòng đại diện tại Quảng Ninh.

*Lịch sử phát triển của công ty:

AASC là một trong hai tổ chức hợp pháp lớn nhất và đầu tiên tại ở ViệtNam hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán, kế toán và tư vấn tài chính Đầunhững năm 90, nền kinh tế Việt Nam chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóatập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với sự đadạng hóa hình thức sở hữu và đa phương hóa đầu tư chính vì thế có sự đòi hỏicấp bách về kiểm toán độc lập Trước tình hình đó, ngày 13 tháng 05 năm1991, theo giấy phép số 957/PPLT của Thủ tướng chính phủ, Bộ tài chính đãký hai quyết định thành lập hai công ty là: Công ty Dịch vụ Kế toán Việt Nam(ASC) và Công ty kiểm toán Việt Nam Công ty dịch vụ Kế toán Việt Nam là

Trang 12

tiền thân của Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán(AASC) hiện nay Với cương vị là một trong những công ty kiểm toán đầungành AASC không ngừng lớn mạnh về quy mô, chất lượng, địa bàn hoạtđộng và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, công ty đã trải qua các giai đoạnphát triển như sau:

- ASC được thành lập ngày 13/05/1991 theo Quyết định số164TC/TCCB của Bộ trưởng Bộ Tài chính hoạt động trong lĩnh vực dịch vụkế toán cụ thể là: hướng dẫn các doanh nghiệp áp dụng chế độ, thể lệ tài chínhkế toán của nhà nước, giúp các doanh nghiệp xây dựng và thực hiện các môhình tổ chức bộ máy và tổ chức công tác kế toán, hướng dẫn về nghiệp vụ kếtoán cho các doanh nghiệp như mở sổ, ghi sổ kế toán, lập và phân tích báocáo tài chính, tiến hành các dịch vụ chỉ dẫn về Pháp lệnh Kế toán và thống kê,các dịch vụ bồi dưỡng chính sách chế độ nghiệp vụ kế toán, cung cấp cácthông tin về kinh tế tài chính, các mẫu biểu in sẵn về tài chính kế toán theoquy định của nhà nước…

- Tháng 03/1992, công ty quyết định thành lập chi nhánh tại thành phốHồ Chí Minh và đến tháng 04/1993 thành lập thêm chi nhánh tại Vũng Tàu vàĐà Nẵng.

- Sau hơn hai năm hoạt động, nhu cầu của thị trường tài chính ngày cànglớn, để đáp ứng nhu cầu phát triển của thị trường, Bộ Tài chính cho phép côngty bổ sung một số dịch vụ, ngày 14/ 9/1993, Bộ Trưởng Bộ tài chính đã raQuyết định số 639TC/QĐ/TCCB, Công ty dịch vụ kế toán Việt Nam đổi tênthành Công ty dịch vụ tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán với tên giaodịch là AASC với tổng số vốn ban đầu gần 300 triệu đồng

- Ngày 24/9/1993 Công ty được trọng tài kinh tế Hà Nội cấp giấy phépkinh doanh số 109157 Theo đó, công ty mở thêm hàng loạt các dịch vụ kiểmtoán, tư vấn thuế, tài chính, đào tạo và công nghệ thông tin.

Trang 13

- Tháng 3/1995, được phép của Bộ Tài chính, chi nhánh thành phố HồChí Minh tách ra khỏi công ty và thành lập Công ty Kiểm toán Sài Gòn( AFC) Trong giai đoạn này, AASC đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm vànâng cao uy tín trên thị trường, đồng thời nhu cầu kiểm toán càng tăng cao,Công ty đã mở rộng quy mô bằng việc thành lập các chi nhánh tại các tỉnh,thành phố:

- Ngày 13/03/1997, công ty thành lập văn phòng đại diện tại thành phốHồ Chí Minh Đến tháng 5/1998, công ty nâng cấp văn phòng đại diện thànhchi nhánh Công ty tại Thành phố Hồ chí Minh ( 9 Võ Thị Sáu, quận 1)

- Chi nhánh Vũng Tàu: số 42, đường Thống Nhất – Phường 6 Thànhphố Vũng Tàu.

- Ngày 14/04/1995 chi nhánh tại Thanh Hóa thành lập và đi vào hoạtđộng: số 25A, đường Phan Chu Trinh, thành phố Thanh Hóa.

- Năm 1999 thành lập chi nhánh hoạt động tại Quảng Ninh đặt tại Cột ,Phường Hồng Hải, Thành Phố Hạ Long, Quảng Ninh.

Ngày 06/04/2007 theo Quyết định số 1371/QĐ-BTC của Bộ trưởng BộTài chính quyết định chuyển đổi Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toánvà Kiểm toán thành Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán vàKiểm toán Chính thức hoạt động từ ngày 2/7/2007 theo giấy chứng nhậnđăng ký kinh doanh Công ty TNHH có hai thành viên trở lên số 0102031353ngày 02/07/2007 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp Đây làmốc son lịch sử về sự phát triển và hội nhập của công ty và cũng là sự kiệnphát triển đặc biệt của ngành kiểm toán độc lập Việt Nam, chấm dứt việc baocấp của nhà nước cho hoạt động kiểm toán Từ nay các doanh nghiệp kiểmtoán sẽ hoàn toàn độc lập tự chủ và khách quan trong hoạt động nghề nghiệp.

AASC là công ty có đẳng cấp về chất lượng, được sự thừa nhận ở trongnước cũng như quốc tế AASC và ban lãnh đạo AASC là công ty kiểm toán

Trang 14

đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam hai lần vinh dự được Chủ tịch Nước Cộnghòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng thưởng Huân chương lao động Ngày15/08/2001 Chủ tịch nước đã có Quyết định số 586 KT/CT tặng thưởng Huânchương lao động hạng Ba cho AASC Ngày 09/07/2005 Quyết định số737/2005/QĐ/CTN tặng thưởng huân chương lao động Hạng nhì cho AASCvà Huân chương lao động Hạng ba cho Giám đốc AASC Ngày 27/07/2001Thủ tướng Chính Phủ đã có Quyết định số 922/QĐ/TTg tặng thưởng Cờ thiđua và Bằng khen cho nhiều tập thể và cá nhân Ngày 25/08/2005 Thủ tướngchính phủ đã có quyết định số 860/QĐ-TTg về việc phong tặng chiến sỹ thiđua toàn quốc cho một đồng chí phó Giám đốc AASC và ngày 05/07/2005 kýQuyết định số 632/QĐ-TTg về việc tặng bằng khen của thủ tướng chính phủcho 02 tập thể phòng và một số cá nhân của công ty.

AASC là một trong những công ty kiểm toán được ủy ban chứng khoánNhà nước chấp thuận là tổ chức kiểm toán độc lập được phép tham gia kiểmtoán các tổ chức phát hành và kinh doanh chứng khoán AASC được Ngânhàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận là tổ chức kiểm toán độc lập được phépkiểm toán các tổ chức tín dụng trong nước và được Bộ Tài chính chấp thuậnvà đưa vào danh sách các công ty có khả năng thực hiện dịch vụ xác định giátrị doanh nghiệp và tư vấn cổ phần hóa

AASC là một trong 8 công ty kiểm toán được phép tham gia kiểm toáncác dự án tài trợ bởi các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới, Ngân hàngPhát triển Châu Á và các tổ chức khác… AASC còn vinh dự nằm trong danhsách chọn lọc các công ty kiểm toán được tham dự hầu hết các dự án tài trợbởi nguồn vốn của các tổ chức Chính phủ và phi Chính phủ.

AASC được chính thức công nhận là thành viên của Mạng lưới Quốc tếvề kế toán và kiểm toán INPACT tháng 7 năm 2005 và vinh dự được liêndoanh với văn phòng kiểm toán nhà nước Vương quốc Anh và hãng tư vấn

Trang 15

DAI của Anh quốc thực hiện Dự án: Tăng cường năng lực cho kiểm toán Nhànước Việt Nam

1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty

Mục tiêu hoạt động của công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kếtoán và Kiểm toán là cung cấp các dịch vụ chuyên ngành, đảm bảo quyền vàlợi ích cao nhất cho khách hàng, đưa ra ý kiến về tính trung thực và hợp lýcủa số liệu kế toán, báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán của đơn vị đượckiểm toán từ đó cung cấp thông tin có độ tin cậy cao cho công tác quản lýkinh tế tài chính, điều hành sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả cao nhấtNgoài ra, công ty còn tư vấn hướng dẫn khách hàng thực hiện đúng các quyđịnh của Nhà nước về tài chính, kế toán, thuế… cũng như nắm rõ các yêu cầutrong quản lý sản xuất kinh doanh, các khó khăn mà khách hàng sẽ gặp phảiđể hỗ trợ khách hàng giải quyết tốt các vấn đề đó.

Với mục tiêu trên các dịch vụ mà công ty cung cấp bao gồm: Dịch vụkiểm toán, Dịch vụ Kế toán, Dịch vụ Tư vấn, Dịch vụ xác định giá trị Doanhnghiệp và Tư vấn cổ phần hóa, Dịch vụ Đào tạo và Hỗ trợ tuyển dụng.

1.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty vài năm gần đây

Biểu 1.1 Tình hình kinh doanh của công ty những năm gần đây

Trang 16

Số liệu trên thể hiện rõ nét sự tăng trưởng của doanh thu qua các năm từ2004 đến 2007 Cụ thể:

+ Doanh thu năm 2004 tăng 6302 triệu đồng so với năm 2003, đạt 124,3%+ So với năm 2004, doanh thu năm 2005 tăng 8731 triệu đồng, đạt 127,1% + Năm 2006 là năm AASC có doanh thu tăng cao nhất, tăng 18911 triệuđồng so với năm 2005, đạt 146,1%.

+ Kết quả đầu năm 2007 đã đạt được 112.31% doanh thu năm 2006Số liệu trên khẳng định sự phát triển vượt bậc của AASC qua các năm,năm sau doanh thu tăng cao hơn năm trước Sự tăng lên của doanh thu chứngtỏ uy tín, thương hiệu AASC ngày càng được khẳng định, khách hàng tin cậytín nhiệm tìm đến AASC nhiều hơn.

1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty

1.2.1 Đội ngũ nhân viên

Qua 16 năm hoạt động, AASC đã tạo được uy tín và sự tin cậy đối vớikhách hàng, năng lực và tính chuyên nghiệp của AASC đã được thừa nhận tạicác doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế xã hội hoạt động tại Việt Nam và cácdoanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Để đạt được kết quả đáng mừng nhưvậy phải kể đến một nguyên nhân quan trọng đó là AASC rất coi trọng vấn đềtrình độ và kinh nghiệm của đội ngũ nhân viên Cụ thể từ năm 1996 đến năm1999, đội ngũ Kiểm toán viên của AASC đã được Liên minh Châu Âu trợgiúp kỹ thuật và đào tạo nghiệp vụ tại Việt Nam và các nước Anh, Hà Lan,Đức, Pháp, Bỉ, Ailen, Thụy Điển, Italia … trong khuôn khổ Dự án kế toán vàkiểm toán EURO – TAP VIET.

Hàng năm, AASC kết hợp với một số Công ty kiểm toán nước ngoài(PWC, KPMG, Ernst & Young, Delloite…) và các tổ chức kế toán kiểm toánkhác tổ chức các khóa đào tạo và bồi dưỡng cho cán bộ của mình tại các nước

Trang 17

Châu Âu (Đức, Hà Lan, Anh, Italia, ) và các nước Châu Á (Trung Quốc,Thái Lan, Malaysia, Singapore…) Những hoạt động này một lần nữa khẳngđịnh rõ nét sự quan tâm, coi trọng đội ngũ nhân viên của AASC.

Sau đây là một số số liệu cụ thể cho chúng ta thấy sự phát triển của độingũ nhân viên qua các năm

Biểu 1.2 Cơ cấu đội ngũ nhân viên trong Công ty

Năm2007Tổng số cán bộ

nhân viênTrong đó

1.2.2 Tổ chức bộ máy quản lý

Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức tương đối đơn giản: mô hìnhchức năng Theo đó, mỗi phòng ban chịu trách nhiệm về một lĩnh vực riêngbiệt nhưng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ nhau trong quá trình hoạtđộng vì lợi ích cao nhất của toàn Công ty Bộ phận quản lý chủ chốt đặt tại trụsở chính tại Hà Nội, đứng đầu là Tổng Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV phụtrách quản lý chung và các Phó Tổng Giám đốc phụ trách quản lý các phòngban thực hiện các lĩnh vực hoạt động khác nhau và các chi nhánh đặt tại cácđịa phương trong cả nước Cách tổ chức bộ máy quản lý như trên tại AASC

Trang 18

giám sát, phụ trách của Phó Tổng Giám đốc, tránh được sự chồng chéo, đanxen Cách tổ chức này phù hợp với đặc thù của ngành Kiểm toán.

Cụ thể về chức năng, nhiệm vụ của Ban lãnh đạo và từng phòng ban tạiCông ty AASC như sau:

Ban lãnh đạo AASC gồm 1 Tổng Giám đốc, 4 Phó Tổng Giám đốcvà 1 Kế toán trưởng:

Chủ tịch HĐTV - Tổng Giám đốc : Ông Ngô Đức Đoàn

Các phó Tổng Giám đốc : Ông Nguyễn Thanh Tùng  Ông Bùi Văn Thảo

 Ông Nguyễn Quốc Dũng  Bà Tống Thị Bích Lan

Các phòng trực thuộc:

o Phòng Kiểm toán 1 – Tư vấn và Kiểm toán: gồm 28 nhân viên, trongđó có 01 Trưởng phòng và 02 Phó phòng, có nhiệm vụ tư vấn cho khách hàngcác vấn đề về tài chính, kế toán, kiểm toán, thẩm định giá trị tài sản.

o Phòng Kiểm toán 2 – Kiểm toán các ngành thương mại dịch vụ: Gồm25 nhân viên, trong đó có 01 Trưởng phòng và 02 Phó phòng Chức năngchính của phòng là thực hiện cung cấp các dịch vụ tư vấn, tài chính, kế toán,kiểm toán liên quan tới các hoạt động thương mại dịch vụ như kiểm toán cácNgân hàng, Bưu điện…

o Phòng Kiểm toán 3 – Kiểm toán các ngành sản xuất vật chất: Gồm 27nhân viên, trong đó có 01 Trưởng phòng và 03 Phó phòng Phòng có nhiệmvụ thực hiện kiểm toán Báo cáo tài chính các ngành sản xuất vật chất, cungcấp dịch vụ tư vấn, xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa…

o Phòng Kiểm toán 5 – Kiểm toán các dự án : gồm 22 nhân viên, trongđó có 01 trưởng phòng và 03 phó phòng Chức năng chính của phòng là cung

Trang 19

cấp các dịch vụ liên quan tới các dự án của các tổ chức Chính phủ và phiChính phủ… Lĩnh vực kiểm toán dự án tại AASC rất phát triển và đóng gópđáng kể vào tổng doanh thu của toàn Công ty

o Phòng Kiểm toán XDCB: Là Phòng duy nhất cung cấp các dịch vụkiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản hoặc các hạng mụccông trình hoàn thành… với đội ngũ kiểm toán viên cùng kỹ sư xây dựng cótrình độ cao và giàu kinh nghiệm.

o Phòng Dịch vụ đầu tư nước ngoài: gồm 11 nhân viên, 01 trưởngphòng, 01 phó phòng, với nhiệm vụ thực hiện kiểm toán các doanh nghiệp cóvốn đầu tư nước ngoài.

o Phòng Tổng hợp: Sau khi chuyển đổi từ DNNN thành Công ty TNHH,Công ty đã sáp nhập phòng Kế toán, phòng Hành chính tổng hợp, phòng Công

nghệ thông tin vào một phòng duy nhất: Phòng Tổng hợp Trong đó có:

03 nhân viên phụ trách Kế toán – có nhiệm vụ trợ giúp Ban Giám đốctrong việc điều hành quản lý Công ty, theo dõi và hạch toán các nghiệp vụkinh tế phát sinh, cung cấp các Báo cáo kế toán, thanh toán lương và tạm ứngcho cán bộ công nhân viên…

04 nhân viên phụ trách mảng Hành chính tổng hợp – có nhiệm vụquyết định về công tác tổ chức của Công ty, tổ chức nhân sự, bảo vệ tài sản vàcung cấp hậu cần cho Công ty, quản lý công văn đến và đi…

01 nhân viên phụ trách mảng Công nghệ thông tin – có nhiệm vụ lắpđặt, bảo dưỡng máy tính tại Công ty.

Tổng Giám đốc: Ông Ngô Đức Đoàn, là người đứng đầu Công ty, toàn

quyền quyết định mọi vấn đề, hoạt động của Công ty đồng thời là người đạidiện cho Công ty, chịu trách nhiệm trước Pháp luật và Bộ Tài chính.

Phó Tổng Giám đốc: là người thực hiện chỉ đạo chuyên môn nghiệp vụ

đối với các chi nhánh và các phòng ban, đưa ra ý kiến và các giải pháp để hỗ

Trang 20

trợ, tư vấn cho Tổng Giám đốc trong việc điều hành, quản lý.

Phó Tổng Giám đốc 1: Bà Tống Thị Bích Lan là Phó Tổng Giám đốc

thường trực tại Hà Nội, phụ trách mảng tư vấn và phòng Dịch vụ đầu tưnước ngoài.

Phó Tổng Giám đốc 2: Ông Nguyễn Thanh Tùng phụ trách mảng kiểm

toán các thương mại dịch vụ và kiểm toán các dự án.

Phó Tổng Giám đốc 3: Ông Nguyễn Quốc Dũng phụ trách mảng kiểm

toán các ngành sản xuất vật chất và văn phòng đại diện tại Quảng Ninh.

Phó Tổng Giám đốc 4: Ông Bùi Văn Thảo kiêm Giám đốc chi nhánh

Thành phố Hồ Chí Minh, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của chi nhánhtrước Tổng Giám đốc.

BIỂU 1.3 MÔ HÌNH TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁNAASC

Hội đồng thành viên

Ban Kiểm

soátBan Thường trực

Hội đồng thành viên

Tổng Giám đốc

Phó Tổng Giám đốc

Phòng kiểm

Phòng dịch

Phòng kiểm

Phòng kiểm

Phòng kiểm

Văn phòng

Chi

nhánh Phòng Phòng Phó Tổng

Giám đốc

Phó Tổng Giám đốc

Phó Tổng Giám đốc

Trang 21

1.2.3 Tổ chức bộ máy kế toán

Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức hết sức gọn nhẹ ( trực thuộcphòng tổng hợp) đảm bảo vừa tập trung vừa phân cấp phát huy tối đa tính năng

Trang 22

động của mỗi thành viên nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ các nguyên tắc kế toán.

Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty:

Phòng tài chính kế toán gồm 3 người trong đó:- Kế toán trưởng: kiêm mảng kế hoạch và tài chính

- Kế toán tổng hợp: đảm nhận hạch toán các nghiệp vụ diễn ra hàngngày và tổng hợp vào cuối kỳ.

- Thủ quỹ: theo dõi các khoản về quỹ theo dõi các chi nhánh và côngtác tiếp dụng,

Các chính sách kế toán công ty áp dụng:

- Chế độ kế toán áp dụng: nội dung chế độ kế toán công ty đang áp dụngphù hợp với chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định số 1141-TC/QĐ/CĐKT và sửa đổi bổ sung theo quyết định số 144/2001/QĐ-BTC ngày23/12/2001 của Bộ tài chính và chế độ kế toán mới ban hành theo quyết địnhsố 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/32006, các chuẩn mực kế toán Việt Nam và BộTài chính ban hành và các văn bản sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn đi kèm.

- Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12 hàng năm.- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là Đồng Việt Nam Nguyêntắc và phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác: quy đổi thành VNĐ.

- Hạch toán chuyển đổi ngoại tệ: các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệđược quy đổi sang Đồng Việt Nam theo tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh

Kế toán trưởng

Trang 23

nghiệp vụ Cuối năm các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được quy đổi theotỷ giá bình quân liên Ngân hàng do ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bốvào thời điểm cuối năm được kết chuyển vào doanh thu hoạt động tài chínhhoặc chi phí tài chính trong kỳ kế toán.

- Hình thức sổ kế toán áp dụng: Công ty thường áp dụng hình thức Nhậtký Chứng từ Đây là hình thức ghi sổ chính, Công ty thống nhất sử dụng ghichép, hạch toán nhằm thống nhất hệ thống chứng từ, sổ sách, bảo đảm nguyêntắc hạch toán trong kỳ kế toán, chế độ kế toán hiện hành Tại Công ty cáckiểm toán viên thường tiến hành thực hiện kiểm toán theo các khoản mục, vìvậy trong quá trình kiểm toán có rất nhiều các khoản mục dược kiểm toán,hình thức nhật ký chứng từ là hình thức phù hợp, đơn giản và hiệu quả nhất.

- Phương pháp khấu hao TSCĐ áp dụng: TSCĐ được khấu hao theophương pháp đường thẳng Tỷ lệ khấu hao hàng năm được xác định phù hợpvới quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 Bộ Tài chính ban hành.

- Phương pháp kế toán hàng tồn kho:+ Nguyên tắc đánh giá: theo giá thực tế

+ Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: theo phương phápnhập trước, xuất trước.

+ Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: theo phương pháp kê khaithường xuyên.

- Phương pháp tính và nộp thuế GTGT: theo phương pháp khấu trừ.- Nguyên tắc ghi nhận doanh thu: Doanh thu cung cấp dịch vụ được ghinhận khi kết quả của giao dịch đó được xác định một cách đáng tin cậy.Trường hợp việc cung cấp dịch vụ liên quan đến nhiều kỳ thì doanh thu đượcghi nhận trong kỳ theo kết quả phần công việc hoàn thành vào ngày lập Bảng

Trang 24

cân đối kế toán của kỳ đó.

- Phân phối lợi nhuận: Lợi nhuận sau thuế thu nhập được phân phối theoquy định tại Nghị định số 199/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủban hành Quy chế Quản lý tài chính của Công ty nhà nước và quản lý vốn nhànước đầu tư vào doanh nghiệp.

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm:+ Bảng cân đối kế toán

+ Báo cáo kết quả kinh doanh+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ+ Thuyết minh báo cáo tài chính

Hàng năm báo cáo tài chính của doanh nghiệp được nộp theo qui địnhcho các cơ quan chức năng của nhà nước.

1.3 Đặc điểm công tác kiểm toán tại Công ty

- Kiểm toán hoạt động các dự án.

- Kiểm toán Báo cáo Quyết toán công trình xây dựng cơ bản: Hàng năm,công ty đã thực hiện trên 1000 hợp đồng kiểm toán Báo cáo quyết toán vốnđầu tư trong đó có các công trình lớn, phức tạp Hoạt động kiểm toán quyết

Trang 25

toán vốn đầu tư của công ty đã giúp các chủ đầu tư loại bỏ các chi phí bất hợplý, tiết kiệm cho chủ đầu tư và Ngân sách Nhà nước AASC góp phần thúcđẩy công tác quyết toán và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư xây dụng cơ bảnđược kịp thời và hỗ trợ khách hàng hoàn thiện hệ thống kế toán và hệ thốngkiểm soát nội bộ.

- Kiểm toán xác định vốn góp liên doanh.- Kiểm toán xác định giá trị doanh nghiệp.- Kiểm toán theo thủ tục thư cam kết.- Giám định tài liệu kế toán, tài chính. Dịch vụ Kế toán:

AASC được hình thành và phát triển từ một đơn vị chuyên cung cấp cácdịch vụ kế toán và được Bộ Tài chính cũng như đông đảo khách hàng tínnhiệm và đánh giá cao AASC cung cấp cho khách hàng nhiều loại dịch vụ kếtoán bao gồm:

- Hướng dẫn áp dụng chế độ kế toán – tài chính: chỉ dẫn, giải thích vàcung cấp các văn bản pháp quy về chủ trương, chế độ và các qui định về quảnlý kinh tế tài chính kế toán, kiểm toán nhằm giúp các doanh nghiệp hiểu và ápdụng đúng chế độ , thể lệ tài chính kế toán phù hợp với hoạt động của mình.AASC thường xuyên duy trì mối quan hệ với khách hàng cụ thể là thông báovà cung cấp các văn bản về tài chính, kế toán, pháp luật mới nhất phù hợp vớitình hình kinh doanh của doanh nghiệp và sẵn sàng giải đáp thắc mắc từkhách hàng.

- Xây dựng các mô hình tổ chức bộ máy – tổ chức công tác kế toán.AASC đã soạn thảo và ban hành Quy chế quản lý tài chính, quy chế quản lýnội bộ cho nhiều doanh nghiệp giúp doanh nghiệp có cơ sở để thực hiện đúngcác quy định về tài chính và kế toán.

- Mở ghi sổ kế toán và lập các Báo cáo tài chính.

Trang 26

- Lập hồ sơ đăng ký chế độ kế toán. Dịch vụ Tư vấn bao gồm:

- Tư vấn về thuế

- Tư vấn xây dựng cẩm nang quản lý tài chính

- Tư vấn quyết toán tài chính và quyết toán vốn đầu tư- Hướng dẫn thủ tục đăng ký kinh doanh

- Tư vấn về thẩm định giá tài sản

- Tư vấn về thẩm định dự toán đầu tư XDCB- Soạn thảo các phương án đầu tư

- Tư vấn soạn thảo hồ sơ xin cấp giấy phép đầu tư- Tư vấn sáp nhập và giải thể doanh nghiệp

AASC đã khảo sát nghiên cứu đưa ra các ý kiến tư vấn hoặc trực tiếpxây dựng giúp các doanh nghiệp sắp xếp lại tổ chức sản xuất kinh doanh, tổchức quản lý, soạn thảo và hướng dẫn thực hiện các qui định về quản trị kinhdoanh, phân cấp quản lý, phân cấp tài chính, thực hiện cơ chế khoán phù hợpvới từng loại hình hoạt động của các doanh nghiệp.

 Dịch vụ xác định giá trị Doanh nghiệp và Tư vấn cổ phần hóa :

Công ty đã phối hợp với các công ty nước ngoài, với ban vật giá Bộ tàichính và độc lập thực hiện một số hợp đồng thẩm định giá trị tài sản đối vớicác doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như:hợp đồng rà soát thẩm định giá trị tài sản của công ty liên doanh Pioneer &Transmexco, Hợp đồng thẩm định giá trị tài sản công ty liên doanh khách sạnNhà hát, Hợp đồng thẩm định giá trị tài sản Khách sạn Hoàng Gia…

Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về chuyển đổi hình thức sởhữu các doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần, từ năm 2003 đến naycông ty đã có những bước phát triển vượt bậc trong hoạt động cung cấp dịchvụ xác định giá trị doanh nghiệp và tư vấn cổ phần hóa.

Trang 27

Các dịch vụ cụ thể bao gồm:

- Xác định giá trị tài sản doanh nghiệp để cổ phần hóa

- Tư vấn xác định và lập hồ sơ xác định giá trị doanh nghiệp

- Tư vấn đề xuất phương án xử lý lao động sau khi chuyển sang Công tycổ phần

- Tư vấn xây dựng phương án kinh doanh sau khi chuyển sang Công tycổ phần

- Tư vấn xây dựng điều lệ Công ty cổ phần- Tư vấn tổ chức đại hội CNVC

- Tư vấn các vấn đề sau khi có quyết định chuyển đổi DNNN thành côngty cổ phần

- Tư vấn tổ chức đại hội đồng cổ đông

- Tư vấn các công việc phải thực hiện sau khi chuyển đổi doanh nghiệpDịch vụ Đào tạo và Hỗ trợ tuyển dụng bao gồm:

- Tổ chức các khóa học bồi dưỡng kế toán trưởng, bồi dưỡng nghiệp vụkế toán, kiểm toán nội bộ, quản trị doanh nghiệp ứng dụng tin học trong côngtác kế toán.

- Cung cấp các văn bản pháp quy, các tài liệu hướng dẫn kế toán các tàiliệu tham khảo chuyên ngành tài chính kế toán, các biều mẫu kế toán như:báo cáo tài chính, sổ kế toán, chứng từ kế toán.

- Hỗ trợ tuyển dụng nhân viên.

AASC trực tiếp tổ chức thực hiện hoặc hợp tác với các trường đại học,các ngành, các địa phương ở trong nước và các tổ chức quốc tế, mở các khóabồi dưỡng, đào tạo và nâng cao kiến thức về quản trị kinh doanh, về tài chínhkế toán và kiểm toán, về phân tích đầu tư… cho các kế toán viên, kiểm toánviên, kế toán trưởng và các kiểm toán viên nội bộ AASC đã trực tiếp hỗ trợcác tổ chức, doanh nghiệp tuyển dụng nhân viên chuyên ngành tài chính kế

Trang 28

toán và kiểm toán đáp ứng được yêu cầu công việc chuyên môn và đượckhách hàng đánh giá cao về mặt chất lượng cán bộ.

1.3.2 Khách hàng của Công ty

Trải qua 16 năm hoạt động, Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán vàKiểm toán đã có hàng nghìn khách khách hàng hoạt động trên mọi lĩnh vựccủa nền kinh tế bao gồm: ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, dịch vụ tàichính; năng lượng, dầu khí; viễn thông, điện lực; Công nghiệp, nông nghiệp;giao thông, thủy lợi, xây dựng; hàng không, hàng hải; Khách sạn, du lịch,thương mại; than, thép, xi măng…

Các doanh nghiệp Nhà nước: Các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty 90.91như tập đoàn Bưu chính viễn thông, Tổng Công ty cao su Việt Nam, Tổngcông ty xi măng Việt Nam, Tổng công ty Bảo Minh; Tổng công ty Hàng hảiViệt Nam…

Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: Công ty TNHH Ohara PlasticViệt Nam, Công ty Vinaconex, Công ty TOYOTA-TC Hà Nội…

Dự án: Các dự án tài trợ bởi các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới( WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)… Các dự án quốc tế tài trợ như:Dự án Giao thông đường bộ Việt Nam, chương trình Dân số kế hoạch(UNFPA), Dự án phục hồi nông nghiệp…

Các công trình xây dựng cơ bản: như công trình xây dựng nhà máy thủy điệnHòa Bình, công trình thủy lợi Dầu Tiếng, Công trình dây tải điện 500KW BắcNam, công trình xây dựng nhà máy thủy điện Trị An, Công trình Apatit LàoCai, công trình thủy điện Sông Hinh…và nhiều công trình của chính phủ, Bộquốc phòng, bộ công an, Ban Tài chính quản trị Trung ương…

Các đơn vị hành chính sự nghiệo như: Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam Cu Ba,Bệnh viện Sanh pôn…

Trang 29

1.3.3 Quy trình kiểm toán tại Công ty

Để tạo được ưu thế, ưu điểm nổi bật so với các tổ chức chuyên ngànhtrong bối cảnh ngày càng có nhiều Công ty Kiểm toán ra đời như hiện nay,ngoài việc chú trọng bồi dưỡng, phát triển đội ngũ kiểm toán viên, mỗi Côngty cần xây dựng cho mình một quy trình kiểm toán phù hợp Bởi một quytrình kiểm toán đơn giản, logic, dễ thực hiện sẽ giúp Kiểm toán viên thực hiệncông việc kiểm toán thuận tiện hơn, tiết kiệm thời gian cho cả Kiểm toán viênvà khách hàng Ngoài ra, đứng trên cương vị khách hàng, một Công ty kiểmtoán có quy trình hoạt động logic, phân công công việc rõ ràng sẽ tạo được sựtin tưởng, tín nhiệm hơn.

Quy trình kiểm toán chung của công ty gồm 5 bước sau:

1.3.3.1 Khảo sát và đánh giá khách hàng

Quy trình kiểm toán bắt đầu khi Công ty Kiểm toán AASC thu nhận mộtkhách hàng Đối với khách hàng truyền thống, lâu năm khi kết thúc cuộc kiểmtoán năm trước, AASC thường bày tỏ nguyện vọng được tiếp tục kiểm toánvào năm sau Do đã thực hiện công việc kiểm toán nên AASC không cần khảosát, đánh giá khách hàng mà chỉ cần thu thập thêm một số thay đổi trong nămtài chính nếu có Sau đó tiến hành ký kết hợp đồng kiểm toán với khách hàng.

Đối với khách hàng mới thì quá trình này cần chi tiết hơn Trước tiên cầnthu thập thông tin sơ bộ về khách hàng (lĩnh vực hoạt động, loại hình doanhnghiệp, hình thức sở hữu, công nghệ sản xuất, tổ chức bộ máy quản lý, thực tếhoạt động,… để đánh giá khả năng chấp nhận khách hàng.Công đoạn này cầnđược tiến hành một cách nghiêm túc, chặt chẽ do việc lựa chọn khách hàng cóảnh hưởng rất lớn đến uy tín của Công ty Sau đó các trưởng phòng lựa chọnkiểm toán viên phù hợp thực hiện công việc kiểm toán và thời gian thực hiệncuộc kiểm toán.

1.3.3.2.Kí hợp đồng cung cấp dịch vụ

Trang 30

Sau khi chấp nhận khách hàng cũng như xác định mục đích của kháchhàng công ty sẽ ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ với khách hàng Trong hợpđồng công ty sẽ thoả thuận rõ quyền và nghĩa vụ của các bên Về phía công tythì phải chỉ rõ loại dịch vụ mà công ty sẽ cung cấp cho khách hàng, thời gianthực hiện cuộc kiểm toán, thời gian phát hành báo cáo kiểm toán và thư quảnlý (nếu có); phương thức phát hành báo cáo và nội dung khác Về phía kháchhàng hội đồng kiểm toán còn quy định rõ trách nhiệm của công ty khách hànglà phải cung cấp đầy đủ các tài liệu kiểm toán của công ty mình liên quan đếncuộc kiểm toán ; thời hạn và phương thức thanh toán phí dịch vụ cho công tyvà một số nội dung khác.

1.3.3.3 Lập kế hoạch kiểm toán và công tác kiểm toán

Giai đoạn này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng quyết định chất lượng cuộckiểm toán Trong giai đoạn này các kiểm toán viên phải thực hiện các côngviệc là:

- Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, hệ thống kiểm toán của đơn vị: thuthập hiểu biết và mô tả chi tiết hệ thống kiểm soát nội bộ trên GLV của mình,từ đó đánh giá xem hệ thống này có hoạt động không và hoạt động có kết quảkhông Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát để lập kế hoạch kiểm toán chotừng khoản mục sau khi đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động có kếtquả hay không, kiểm toán viên sẽ đánh giá ban đầu về rủi ro tiềm tàng và rủiro kiểm soát.

Thực hiện thử nghiệm kiểm soát.

Lập bảng đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ.Xây dựng kế hoạch kiểm toán:

Lập kế hoạch kiểm toán chiến lược: tại công ty kế hoạch kiểm toán

chiến lược chỉ được lập cho các cuộc kiểm toán lớn về quy mô, tính chất phứctạp, địa bàn rộng hoặc kiểm toán báo cáo tài chính cho nhiều năm Các bước

Trang 31

công việc của kế hoạch chiến lược gồm:

+ Tình hình kinh doanh của khách hàng: lĩnh vực hoạt động, loại hìnhdoanh nghiệp, hình thức sở hữu, công nghệ sản xuất, tính chất bộ máy quản lývà thực tiễn hoạt động của đơn vị.

+ Xác định đến những vận động liên quan đến báo cáo tài chính cũngnhư chế độ kiểm toán, chuẩn mực kiểm toán, yêu cầu về lập báo cáo tài chínhvà quyền hạn của công ty.

+ Xác định vùng rủi ro chủ yếu của doanh nghiệp và ảnh hưởng của nótới báo cáo tài chính của đơn vị.

+ Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ.

+ Xác định mục tiêu kiểm toán trọng tâm và phương pháp tiếp cậnkiểm toán.

+ Xác định các nhu cầu về sự hợp tác của các chuyên gia.+ Dự kiến nhóm trưởng và thời gian tiến hành.

+ Giám đốc công ty duyệt và thông báo kế hoạch cho nhóm kiểm toán.căn cứ kế hoạch chiến lược đã được phê duyệt trưởng nhóm kiểm toánlập kế hoạch kiểm toán tổng quát và chương trình kiểm toán.

Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể tại công ty kế hoạch kiểm toán tổng

thể được lập theo mẫu của công ty :

+ Thông tin về hoạt động của khách hàng và những thay đổi trong nămkiểm toán ( lĩnh vực hoạt động , tóm tắt các quy chế kiểm soát nội bộ củakhách hàng, đặc điểm kinh doanh của khách hàng,…).

+ Các điều khoản của hợp đồng cần nhấn mạnh: yêu cầu về thời gian,tiến độ thực hiện, báo cáo kiểm toán, thư quản lý, phí kiểm toán.

+ Hiểu biết về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ củakhách hàng.

+ Đánh giá rủi ro: đánh giá rủi ro kiểm soát và rủi ro tiềm tàng ở mức độ

Trang 32

cao, thấp, trung bình và tóm tắt đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thốngkiểm soát nội bộ của khách hàng.

+ Xác định mức trọng yếu các chỉ tiêu được sử dụng để xác định mứctrọng yếu là lợi nhuận trước thuế doanh thu tài sản lưu động và đầu tư ngắnhạn, tổng tài sản của năm kiểm toán và của năm trước khi kiểm toán,…trongđó kiểm toán viên phải đưa ra lý do mức trọng yếu là gì, xác định mức trọngyếu cho từng mục tiêu kiểm toán, khả năng có những sai sót trọng yếu và cácsự kiện nghiệp vụ phức tạp, các ước tính kiểm toán cần chú trọng.

+ Phương pháp kiểm toán đối với khoản mục.+ Yêu cầu về nhân sự.

+ Các vận dụng khác (nếu có).

+ Tổng hợp kế hoạch kiểm toán tổng thể: kiểm toán viên sẽ tổng hợp lạiCR, IR, mức trọng yếu theo thứ tự đối với các yếu tố hoặc khoản mục quantrọng và đưa ra phương pháp thủ tục kiểm toán.

Kết thúc giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán tổng thể kiểm toán viên sẽphân loại chung về khách hàng: là khách hàng rất quan trọng, quan trọng haybình thường.

Thiết kế công tác kiểm toán: công tác kiểm toán của hầu hết các cuộc

kiểm toán do AASC thực hiện đều được thiết kế thành 3 phần: trắc nghiệm côngviệc, trắc nghiệm phân tích và trắc nghiệm thực hiện số dư Trong đó mỗi phầnlại được chia nhỏ thành các khoản mục trên báo cáo tài chính.

Quy trình kiểm toán của công ty được đánh giá thông qua kết quả màcông ty đã đạt được đó là khách hàng tín nhiệm Chính vì vậy số hợp đồngkiểm toán hàng năm của công ty không ngừng tăng lên, từ 317 hợp đồng tănglên 528 hợp đồng Năm 2004  2005 số hợp đồng là hơn 700 hợp đồng kiểmtoán báo cáo tài chính cho các doanh nghiệp và các dự án vay của các tổ chứcquốc tế.

Trang 33

1.3.3.4 Thực hiện kế hoạch kiểm toán

Thực hiện thử nghiệm kiểm soát.

Thực hiện thử nghiệm thủ tục phân tích.Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết.

o Lựa chọn các khoản mục để kiểm tra chi tiết.o Đánh gía kết quả kiểm tra chi tiết.

+ Kiểm toán viên soát xét lại hồ sơ kiểm toán trước khi rời Công tykhách hàng.

+ Tổng hợp toàn bộ công việc đã thực hiện.

+ Kiểm soát chất lượng kiểm toán qua ba cấp, lập bản dự thảo.

+ Kiểm toán viên gửi bản thảo đến khách hàng, họp thông báo kết quảkiểm toán.

+ Phát hành Báo cáo kiểm toán và Thư quản lý nếu khách hàng có yêu cầu.

Trang 34

Có thể tóm tắt quy trình kiểm toán tại AASC theo sơ đồ sau:

1.3.4 Kiểm soát chất lượng kiểm toán

Nâng cao chất lượng kiểm toán là mục tiêu mà bất cứ Công ty Kiểm toánnào cũng hướng tới Nhưng làm thế nào để nâng cao chất lượng kiểm toán thìkhông phải là một việc đơn giản mà Công ty Kiểm toán cần thiết lập một quytrình kiểm soát chất lượng kiểm toán chặt chẽ Tại AASC, công việc kiểmsoát chất lượng kiểm toán được soát xét theo ba cấp như sau:

Khi tiến hàng một cuộc kiểm toán, lãnh đạo phòng sẽ phân nhóm kiểmtoán thực hiện cùng trưởng nhóm Trưởng nhóm có trách nhiệm trực tiếpgiám sát các công việc mà KTV thực hiện như: để thu thập thông tin về kháchhàng sắp kiểm toán thì các KTV sử dụng những kỹ thuật nào? Sau khi KTVhoàn thành việc thu thập thông tin và thể hiện trên các GLV, trưởng nhóm

Ban Giámđốc

Lãnh đạo phòng

Kiểm toán viên

Khảo sát đánh giá khách hàng

Thỏa thuận cung cấp dịch vụ

Lập kế hoạch kiểm toán

Thực hiện kế hoạch kiểm toán

Kết thúc kiểm toán

Trang 35

tiến hành soát xét nhằm đảm bảo các kỹ thuật thu thập đúng quy đinh, thôngtin thu được phù hợp, cần thiết cho công việc kiểm toán Hoàn thành côngđoạn khảo sát khách hàng là giai đoạn lập kế hoạch Trưởng nhóm căn cứ vàonăng lực, thế mạnh của từng KTV sẽ tiến hành phân công công việc cụ thểcho từng người để đảm bảo công việc đó là phù hợp và được thực hiện hiệuquả bởi KTV đó Trong quá trình thực hiện kiểm toán, trưởng nhóm phảigiám sát rất chặt chẽ tiến độ thực hiện công việc, các thủ tục kiểm toán màKTV áp dụng, cách ghi chép GLV của KTV đặc biệt là việc tuân thủ chuẩnmực đạo đức nghề nghiệp Bên cạnh đó, trưởng nhóm tham gia thảo luận vớicác KTV khi có các vấn đề còn nghi vấn Kết thúc quá trình kiểm toán,trưởng nhóm có trách nhiệm soát xét các tổng hợp công việc của KTV, xemxét lại các bằng chứng kiểm toán đã thu thập cùng các nhận xét đánh giá củacác KTV khác để đảm bảo tính chính xác của kết luận kiểm toán, sau đóchuyển Hồ sơ kiểm toán lên Lãnh đạo phòng Lãnh đạo phòng có nhiệm vụsoát xét lại Hồ sơ kiểm toán trước khi trình lên Ban Giám đốc Ban Giám đốclà người soát xét cuối cùng và quyết định việc phát hành Báo cáo kiểm toán.

Từ trên có thể nhận thấy, AASC đã thiết lập một quy trình kiểm soát chấtlượng kiểm toán chặt chẽ Nhờ vậy chất lượng hoạt động kiểm toán của AASCluôn được khách hàng đánh giá cao.Thương hiệu AASC đã được khẳng định.

Trang 36

MẪU GIẤY SOÁT XÉT

Soát xét của Trưởng phòng/Ban Giám đốc

Khách hàng Ref Niên độ kế toán KTV Ngày

Các vấn đềÝ kiến củaKTV

Ý kiến của Trưởngphòng/Phó phòng

Ý kiến của BanGiám đốcÝ

Kết quả kiểmtoán năm trướcII

Các sai sót phát hiện năm nay

Lập Báo cáo tài chính

Khoản phải thu

Hàng tồn kho

Kết luận chung

Trang 37

1.3.4 Tổ chức hệ thống hồ sơ kiểm toán

Hệ thống hồ sơ kiểm toán tại Công ty Kiểm toán AASC phân ra làm hailoại cơ bản là Hồ sơ kiểm toán chung và Hồ sơ kiểm toán năm Trong đó, Hồsơ kiểm toán chung chứa đựng các thông tin chung về khách hàng, mỗi kháchhàng có một hồ sơ kiểm toán chung và lưu từ năm này sang năm khác Cụ thểgồm các thông tin sau:

Các thông tin chung: Thông tin cơ bản về khách hàng, Sơ đồ tổ chức,

Ban lãnh đạo, quá trình phát triển, các đối tác thường xuyên, các khoản đầu tưra bên ngoài.

Các tài liệu về pháp luật: Điều lệ Công ty; Giấy phép thành lập, đăng ký

kinh doanh; Hợp đồng liên doanh; Biên bản hợp Đại Hội đồng, HĐQT, Ban lãnhđạo; theo dõi thay đổi ngành nghề; Theo dõi thay đổi vốn kinh doanh.

Các tài liệu về thuế: Quyết toán thuế hàng năm; Biên bản kiểm tra

thuế; các văn bản liên quan đến các yếu tố và đặc điểm riêng của doanhnghiệp trong tính thuế: Doanh nghiệp có quy định đặc thù về tính thuế, đượcmiễn thuế bao nhiêu năm…

Các tài liệu về nhân sự: Thỏa ước lao động tập thể, Hợp đồng lao

động; Các quy trình về quản lý và sử dụng quỹ lương; tóm tắt các quy địnhtrong Điều lệ, Biên bản đại hội công nhân viên chức, HĐQT liên quan đếnnhân sự; Biên bản các cuộc kiểm tra về nhân sự trong doanh nghiệp.

Các tài liệu về kế toán: Chế độ, chính sách kế toán áp dụng trong

doanh nghiệp; Báo cáo kế toán, Báo cáo tài chính các năm; Thư quản lý cácnăm; Tổng hợp kết quả kiểm toán các năm; Bản nhận xét sau kiểm toán cácnăm; Những vấn đề cần lưu ý cho cuộc kiểm toán năm sau.

Các tài liệu về Hợp đồng: Lưu các hợp đồng quan trọng như: Hợp

đồng tín dụng; Hợp đồng kiểm toán; Hợp đồng với những nhà cung cấpthường xuyên, Hợp đồng phân phối sản phẩm…

Trang 38

Các thủ tục: Mô tả lại các thủ tục theo các khoản mục: TSCĐ, Kho

(vật tư, hàng hóa), Ngân quỹ, Nhân sự…

Hồ sơ kiểm toán năm chứa đựng những thông tin về khách hàng liên quan tới cuộc kiểm toán của năm hiện tại Gồm hai phần:

Phần I: Các vấn đề kiểm toán gồm các nội dung và được đánh ký

hiệu tham chiếu bằng số La Mã như sau:

Nội dung

Ký hiệuthamchiếu

Các sự kiện phát sinh sau khi phát hành Báo cáo kiểm toán năm trước

Các sự kiện phát sinh sau niên độ kế toán của năm được kiểm toán

Những vấn đề cần lưu ý cho cuộc kiểm toán năm sauVI

Trang 39

Phần II: Các phần hành được đánh ký hiệu tham chiếu bằng chữ

cái in hoa, gồm các nội dung sau:

Tóm tắt HTKSNB của khách hàng

Tìm hiểu và đánh giá môi trường kiểm soátBộ phận kế toán

Ngân quỹTSCĐKhoBán hàngMua hàngĐầu tưNhân sựVay

Quản lý sản xuất

N1N2

Trang 40

Phải trả khácN3Các loại thuế

Thuế phải nộpVAT đầu vào

Nguồn vốn, quỹ và lợi nhuận chưa phân phốiQ

Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp

Quy định của AASC về giấy làm việc gồm một số nội dung sau:

Quy tắc đánh tham chiếu

o Các trang tổng hợp, trang kết luận kiểm toán và trang chương trìnhkiểm toán được đánh tham chiếu: Ký hiệu của khoản mục – S – từ 1 đến… Vídụ: CS1

o Các trang giấy làm việc được đánh tham chiếu: Ký hiệu tham chiếucủa khoản mục từ 1 đến hết Ví dụ: C1

o Các số liệu được chi tiết đến các trang sau sẽ được đánh tham chiếuđến trang chi tiết ở phía dưới bên phải.

o Các số liệu được tổng hợp trên các trang phía trước sẽ được đánh thamchiếu đến trang tổng hợp phía trên bên trái.

Ngày đăng: 13/11/2012, 10:55

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

1.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty vài năm gần đây - Thủ tục phân tích trong quy trình kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Dịch vụ tư vấn Tài chính, kế toán và kiểm toán (AASC)”
1.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty vài năm gần đây (Trang 12)
Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức tương đối đơn giản: mô hình chức năng. Theo đó, mỗi phòng ban chịu trách nhiệm về một lĩnh vực riêng  biệt nhưng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ nhau trong quá trình hoạt  động vì lợi ích cao nhất của toàn  - Thủ tục phân tích trong quy trình kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Dịch vụ tư vấn Tài chính, kế toán và kiểm toán (AASC)”
m áy quản lý của Công ty được tổ chức tương đối đơn giản: mô hình chức năng. Theo đó, mỗi phòng ban chịu trách nhiệm về một lĩnh vực riêng biệt nhưng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ nhau trong quá trình hoạt động vì lợi ích cao nhất của toàn (Trang 14)
BIỂU 1.3 MÔ HÌNH TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN AASC - Thủ tục phân tích trong quy trình kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Dịch vụ tư vấn Tài chính, kế toán và kiểm toán (AASC)”
1.3 MÔ HÌNH TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN AASC (Trang 18)
Biểu 2.20 So sánh các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán(Đơn vị tính VNĐ) - Thủ tục phân tích trong quy trình kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Dịch vụ tư vấn Tài chính, kế toán và kiểm toán (AASC)”
i ểu 2.20 So sánh các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán(Đơn vị tính VNĐ) (Trang 81)
Theo bảng trên ta thất tiền tăng lên là do tiền gửi ngân hàng, trong khi đó tiền - Thủ tục phân tích trong quy trình kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Dịch vụ tư vấn Tài chính, kế toán và kiểm toán (AASC)”
heo bảng trên ta thất tiền tăng lên là do tiền gửi ngân hàng, trong khi đó tiền (Trang 83)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w