1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thủ tục phân tích trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Dịch vụ tư vấn Tài chính, Kế toán và Kiểm toán (AASC)

107 1,1K 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 1,94 MB

Nội dung

Thủ tục phân tích trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Dịch vụ tư vấn Tài chính, Kế toán và Kiểm toán (AASC)

Trang 1

1.1.1.3 Vai trò và ý nghĩa của TTPT 4

1.1.1.4 Vị trí của TTPT trong kiểm toán BCTC 5

Trang 2

1.1.4.3 Số liệu của nhiều năm 18

1.1.4.4 Số liệu được chia nhỏ 18

1.1.4.5 Kỹ thuật thống kê 19

1.1.4.6 Phần mềm máy vi tính của KTV 19

1.1.4.7 Kiến thức của KTV về công ty 19

1.1.4.8 Kết quả từ các thể thức kiểm toán khác 19

1.2 Thực hiện TTPT trong các giai đoạn của cuộc kiểm toán 20

1.2.1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 20

1.2.1.1 Mục tiêu áp dụng TTPT trong giai đoạn lập KHKT 20

2.1 Tổng quan về công ty TNHH dịch vụ tư vấn Tài chính, Kế toán vàKiểm toán 26

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty 26

2.1.1.1 Quá trình hình thành và các giai đoạn phát triển của Công ty 262.1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty 27

2.1.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty vài năm gần đây 272.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty 27

2.1.2.1 Đội ngũ nhân viên 27

Trang 3

2.1.2.2 Tổ chức bộ máy kế toán 31

2.1.3 Đặc điểm công tác kiểm toán tại công ty 32

2.1.3.1 Các dịch vụ cung cấp 32

2.1.3.2 Khách hàng của Công ty 32

2.1.3.3 Quy trình kiểm toán tại Công ty 32

2.1.3.4 Kiểm soát chất lượng kiểm toán 36

2.1.3.5 Tổ chức hệ thống hồ sơ kiểm toán 36

2.2 Thực trạng áp dụng TTPT trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHHdịch vụ tư vấn Tài chính, Kế toán và Kiểm toán 38

2.2.1 Thực hiện TTPT trong kiểm kiểm toán BCTC ở công ty ABC doAASC thực hiện 38

2.2.1.1 Giới thiệu khách hàng 38

2.2.1.2 Giai đoạn lập KHKT 38

2.2.1.3 Giai đoạn thực hiện kiểm toán 53

2.2.1.4 Giai đoạn kết thúc kiểm toán 61

2.2.2 Thực hiện TTPT trong kiểm toán BCTC ở công ty XYZ do AASCthực hiện 66

2.2.2.1 Giới thiệu khách hàng 66

2.2.2.2 Giai đoạn lập KHKT 66

2.2.2.3 Giai đoạn thực hiện kiểm toán 73

2.2.2.4 Giai đoạn kết thúc kiểm toán 76

2.2.3 Tổng kết quá trình vận dụng TTPT trong kiểm toán BCTC tại Công tyTNHH dịch vụ tư vấn tài chính, kế toán và kiểm toán 80

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ VỀ THỦ TỤCPHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHHDỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH, KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN 83

3.1 Nhận xét và đánh giá chung 83

Trang 4

3.2 Nhận xét về quá trình vận dụng TTPT trong kiểm toán BCTC tại

Công ty TNHH dịch vụ Tư vấn Tài chính, Kế toán và Kiểm toán 85

3.2.1 Nhận xét về quá trình vận dụng TTPT trong giai đoạn lập KHKT853.2.2 Nhận xét về quá trình vận dụng TTPT trong giai đoạn thực hiệnkiểm toán 87

3.2.3 Nhận xét về quá trình vận dụng TTPT trong giai đoạn kết thúckiểm toán 87

3.3 MỘT SỐ Ý KIẾN HOÀN THIỆN TTPT TRONG KIỂM TOÁNBCTC TẠI CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH, KẾTOÁN VÀ KIỂM TOÁN 88

3.3.1 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯVẤNTTÀI CHÍNH, KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN 88

3.3.1.1 Giai đoạn lập KHKT: 88

3.3.1.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán 94

3.3.2 Một số kiến nghị đối với công ty khách hàng 96

3.3.3 Một số kiến nghị đối với các bên hữu quan khác 97

KẾT LUẬN 99DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 5

QLDN Quản lý doanh nghiệp

ROA Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sảnROE Tỷ suất lợi nhuận sau thuế theo vốn chủ sở hữuROS Tỷ suất sinh lời trên doanh thu

SXKD Sản xuất kinh doanh

TTPT Thủ tục phân tíchTNHH Trách nhiệm hữu hạnTNDN Thu nhập doanh nghiệpTSCĐ Tài sản cố định

TSDH Tài sản dài hạnTSNH Tài sản ngắn hạn

Trang 6

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Sơ đồ 1.1: Các trắc nghiệm kiểm toán 6

Sơ đồ 2.1 Mô hình tổ chức bộ máy quản lý tại công ty kiểm toán AASC 29

Sơ đồ 2.2 Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty 31

Sơ đồ 2.3 Sơ đồ quy trình kiểm toán tại AASC 35

Biểu 1.1 Các quá trình so sánh và các mối quan hệ nội bộ giữa các khoảnmục và tỷ suất 10

Biểu 1.2 Hướng dẫn chọn loại hình phân tích 15

Biểu 2.1 Tình hình kinh doanh của công ty những năm gần đây 27

Biểu 2.2 Cơ cấu đội ngũ nhân viên trong Công ty 28

Bảng 2.1 GLV thu thập thông tin tài chính của khách hàng 39

Bảng 2.2 GLV thu thập thông tin phi tài chính 43

Bảng 2.3 GLV So sánh và phân tích các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toánnăm 2006 và 2007 44

Bảng 2.4 GLV So sánh số liệu của các chỉ tiêu trên BCKQKD 48

Bảng 2.5 GLV phân tích các chỉ tiêu tài chính cơ bản 50

Bảng 2.6 GLV xác định rủi ro chi tiết 52

Biểu 2.3 Chương trình kiểm toán khoản mục HTK 54

Bảng 2.7 GLV phân tích hệ số vòng quay HTK 55

Biểu 2.4 Ước tính trích lập dự phòng phải thu khó đòi 57

Bảng 2.8 GLV ước lượng mức độ trọng yếu 58

Bảng 2.9 Phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục 59

Bảng 2.10 GLV phân tích soát xét Bảng cân đối kế toán 62

Bảng 2.11 GLV phân tích soát xét BCKQKD 65

Biểu 2.5 So sánh các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán 67

Trang 7

Biểu 2.6: So sánh các chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 70

Biểu 2.7 Các chỉ tiêu tài chính cơ bản 71

Biểu 2.8 Xác định rủi ro chi tiết 73

Biểu 2.9 Tính mức trọng yếu 74

Biểu 2.10 Phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục 75

Biểu 2.11 So sánh các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán 76

Biểu 2.12 So sánh các chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 79

Biểu 2.13 Khái quát trình tự vận dụng TTPT vào các giai đoạn của cuộc kiểmtoán 82

Biểu3.1 Phân tích số liệu của đơn vị so với toàn ngành 90

Biểu 3.2 So sánh số liêu thực tế với số liệu kế hoạch 94

Biểu 3.3 Biểu đồ biến động giữa doanh thu và chi phí bán hàng trong năm .94Biểu 3.4 Đồ thị sự biến động của Chi phí sản xuất chung và Chi phí nhâncông trực tiếpvà chi phí nguyên vật liệu qua các năm 95

Trang 8

LỜI MỞ ĐẦU

Kiểm toán là quá trình các KTV độc lập thu thập và đánh giá các bằng chứngvề những thông tin trình bày trên BCTC của các tổ chức kinh tế cụ thể nhằm mụcđích xác định và báo cáo mức độ phù hợp giữa các thông tin tài chính đó với cácchuẩn mực đã được xây dựng Hoạt động kiểm toán ra đời góp phần rất quan trọngtrong việc lành mạnh hoá các thông tin tài chính của các tổ chức kinh tế, nó giúpcác cấp quản lý, những người quan tâm đến các thông tin tài chính đó có cơ sở để ranhững quyết định đúng đắn trong quản lý, trong kinh doanh cũng như trong đầu tư.

Lĩnh vực kiểm toán tài chính luôn được coi là một lĩnh vực khó khăn và chứađựng rủi ro lớn trong hoạt động kiểm toán Để có thể đưa ra kết luận trung thực vàkhách quan về thực trạng hoạt động tài chính của đơn vị được kiểm toán thì đòi hỏingười thực hiện công việc kiểm toán phải thu thập đầy đủ bằng chứng có độ tin cậycao làm cơ sở cho việc hình thành ý kiến của mình Trong các thủ tục mà KTV ápdụng để thu thập bằng chứng kiểm toán thì TTPT là một thủ tục đơn giản, có hiệuquả cao vì tốn ít thời gian, chi phí kiểm toán thấp mà vẫn có thể cung cấp bằngchứng về sự đồng bộ chuẩn xác và có giá trị về mặt kế toán đồng thời giúp KTVđánh giá được tổng thể mà không bị xa vào các nghiệp vụ cụ thể.

Nhận thức được vấn đề trên, trong quá trình học tập ở trường và thực tập tạiCông ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) em chọn

đề tài “Thủ tục phân tích trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công tyTNHH Dịch vụ tư vấn Tài chính, Kế toán và Kiểm toán (AASC)” Với mục đích

tìm hiểu sâu hơn về TTPT được áp dụng trong thực tiễn ở Việt Nam Trong quátrình hoàn thiện đề tài, được tiếp cận với thực tế tại AASC và trên cơ sở kiến thứcđã học ở nhà trường, bài viết của em được trình bày như sau:

Chương 1: Lý luận về thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chínhChương 2: Thực trạng áp dụng Thủ tục phân tích trong kiểm toán BCTC tạiCông ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính, Kế toán và Kiểm toán (AASC)

Chương 3: Một số nhận xét và kiến nghị về thủ tục phân tích trong kiểm toán

Trang 9

BCTC tại Công ty TNHH Dịch vụ tư vấn Tài chính, Kế toán và Kiểm toán (AASC)Em xin trân trọng cảm ơn đến thầy cô giáo trong khoa kế toán đặc biệt là thầygiáo Ths Đinh Thế Hùng và các anh chị trong phòng Kiểm toán II của công tyTNHH Dịch vụ tư vấn Tài chính, Kế toán và Kiểm toán (AASC) đã giúp em hoànthành khóa luận này.

Hà Nội, tháng 5 năm 2008

Hoàng Thị Mai Lan

Trang 10

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN VỀ THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BCTC

1.1 Bản chất của TTPT trong kiểm toán báo cáo tài chính

1.1.1 Những vấn đề cơ bản về TTPT1.1.1.1 Khái niệm

Phân tích, hiểu theo nghĩa chung nhất là sự chia nhỏ sự vật hiện tượng trongmối quan hệ hữu cơ giữa các bộ phận cấu thành của sự vật hiện tượng đó Trongkinh doanh, phân tích là việc chia nhỏ các hiện tượng, các quá trình và các kết quảkinh doanh thành nhiều bộ phận cấu thành Trên cơ sở đó, bằng các phương phápliên hệ so sánh đối chiếu và tổng hợp lại nhằm rút ra tính quy luật và xu hướng pháttriển của các hiện tượng nghiên cứu Chính vì vậy trong kiểm toán phân tích đã trởthành một công cụ hữu hiệu được KTV áp dụng để thấy được thực trạng hoạt độngtài chính, xác định đầy đủ và đúng đắn những nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng củatừng nhân tố cũng như nhận dạng được rủi ro kiểm toán TTPT ngày càng trở nênquan trọng đối với các công ty kiểm toán và được xem là một phần không thể thiếutrong quy trình kiểm toán

Theo VSA chuẩn mực số 520: “Quy trình phân tích là việc phân tích các sốliệu, thông tin, các tỷ xuất quan trọng, qua đó tìm ra những xu hướng, biến động vàtìm ra những mối quan hệ có mâu thuẫn với các thông tin liên quan khác hoặc có sựchệnh lệch lớn so với giá trị đã dự kiến”

Như vậy phân tích là quá trình dự đoán, so sánh đối chiếu và đánh giá các mốiquan hệ để xác định tính hợp lý của các số dư tài khoản nghĩa là chúng ta phải nhìnnhận trên nhiều khía cạnh khác nhau Thực chất TTPT là phương pháp tổng hợpnhiều yếu tố có mối quan hệ chặt chẽ giúp KTV đạt được hiệu quả cao trong côngviệc, nhằm đưa ra kết luận chính xác trung thực hợp lý về BCTC của khách hàng

Dự đoán: là việc ước đoán về số dư tài khoản, giá trị tỉ suất hoặc xu hướng

liên quan đến các dữ kiện về tài chính và dữ liệu hoạt động

Trang 11

So sánh: là việc đối chiếu của KTV về số liệu trên BCTC với số liệu dự đoán hay

so sánh số liệu trên báo cáo của đơn vị với số bình quân toàn ngành.

Đánh giá: là việc KTV sử dụng chuyên môn nghề nghiệp để phân tích và đưa ra các

kết luận về mức chênh lệch và giải thích được nguyên nhân chênh lệch đó.

- Giúp KTV xác định được nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tụckiểm toán khác.

- TTPT được thực hiện như là một thử nghiệm cơ bản khi việc sử dụng thủtục này hiểu quả hay hiệu năng hơn so với kiểm tra chi tiết trong việc giảm bớt cácsai sót trọng yếu liên quan tới cơ sở dẫn liệu của BCTC

- TTPT dùng để kiểm tra toàn bộ BCTC trong khâu soát xét cuối cùng củakiểm toán

1.1.1.3 Vai trò và ý nghĩa của TTPT

TTPT là một phương pháp thu thập bằng chứng hiệu quả cao, chi phí thấp vàđòi hỏi KTV phải có trình độ, sự hiểu biết về ngành nghề và hoạt động kinh doanhcủa khách hàng TTPT có những vai trò sau:

- Hiểu được công việc kinh doanh của khách hàng: KTV xem xét kiến

thức và kinh nghiệm thu thập được về công ty khách hàng trong những nămtrước để lập kế hoạch cho cuộc kiểm toán năm hiện hành KTV sử dụng các thểthức phân tích để so sánh các thông tin của năm hiện hành với các thông tin ởnăm trước Từ đó thấy được các biến động, những biến động này có thể đại diệncho những xu hướng quan trọng hoặc các hiện tượng đặc biệt mà tất cả đều ảnhhưởng đến việc lập KHKT

Trang 12

- Đánh giá khả năng hoạt động kinh doanh của công ty khách hàng: TTPT

giúp KTV nhìn nhận công ty khách hàng có đứng trước những khó khăn về mặt tàichính hay không Ví dụ nếu tỷ lệ nợ dài hạn so với tổng giá trị tài sản ròng cao hơnbình thường được kết hợp với một tỷ lệ dưới mức trung bình của lợi nhuận so vớitổng tài sản thì có thể chỉ ra mức rủi ro tương đối cao của sự thiếu hụt tài chính.Những điều kiện đó không chỉ ảnh hưởng đến KHKT mà còn chỉ ra những nghi ngờđáng kể về khả năng công ty tiếp tục là doanh nghiệp hoạt động phát đạt.

- Dấu hiệu của sự hiện diện các sai số trọng yếu trên các BCTC: Những

chênh lệch đáng kể ngoài dự kiến giữa số liệu cần kiểm toán với số liệu khác đượcxem là những dao động bất thường Những dao động bất thường xảy ra khi nhữngchênh lệch đáng để không được dự kiến nhưng lại tồn tại hoặc khi những chênh lệchđáng kể có được dự kiến nhưng không xảy ra Trong cả hai trường hợp, một trongnhững lý do là sự hiện diện của một sai số về kế toán hoặc quy tắc

- Giảm bớt kiểm tra chi tiết: Khi TTPT chỉ ra không có những giao động bất

thường thì có nghĩa là khả năng của sai số hoặc sai quy tắc trọng yếu nhỏ Khi đóTTPT đã giúp thu thập bằng chứng chứng minh sự trình bày trung thực của các sốdư tài khoản liên quan, và giảm bớt việc tiến hành các khảo sát chi tiết đối với cáctài khoản này Hay nói cách khác thủ TTPT giúp KTV đánh giá được tổng thể màkhông bị sa vào các nghiệp vụ cụ thể.

1.1.1.4 Vị trí của TTPT trong kiểm toán BCTC

Kiểm toán BCTC là hoạt động xác minh và bày tỏ ý kiến về các thông tinđược trình bày trên BCTC bằng hệ thống phương pháp kiểm toán chứng từ và ngoàichứng từ do các KTV có trình độ nghiệp vụ tương xứng thực hiện trên cơ sở hệthống pháp lý có hiệu lực.

Chức năng chung của KTTC là hướng tới bày tỏ ý kiến trên cơ sở các bằngchứng kiểm toán có hiệu lực Để thu thập được các bằng chứng này KTV phải triểnkhai các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán theo hướng kết hợp hoặc chitiết phù hợp với từng trường hợp cụ thể Theo hướng chi tiết, phương pháp điều tracó thể thực hiện thông qua các kỹ thuật như quan sát, phỏng vấn, gửi thư xác nhận,

Trang 13

kiểm kê… Theo hướng tổng hợp, việc thực hiện các phương pháp đối chiếu logic,đối chiếu trực tiếp, cân đối thông qua các TTPT trong quá trình kiểm toán

Các thông tin trên BCTC vừa là những mối quan hệ kinh tế tổng quát, vừaphản ánh cụ thể từng loại tài sản, nguồn vốn với những biện về kinh tế pháp lý Vìvậy, kiểm toán tài chính thường là kiểm toán liên kết và hình thành những trắcnghiệm với việc sử dụng liên hoàn các phương pháp kiểm toán cơ bản để đưa ra ýkiến đúng đắn về BCTC “ Trắc nghiệm là các cách thức xác định trong việc vậnđụng các phương pháp kiểm toán chứng từ và ngoài chứng từ vào việc xác minh cácnghiệp vụ, các số dư tài khoản hoặc các khoản mục cấu thành bảng khai tài chính”(1,19) Có 3 loại trắc nghiệm cơ bản: trắc nghiệm công việc, trắc nghiệm trực tiếpsố dư, và trắc nghiệm phân tích.

Sơ đồ 1.1: Các trắc nghiệm kiểm toánTrắc

Trắc nghiệmđạt yêu cầu

Trắcnghiệmtrực tiếp

số dư

Trắc nghiệmđộ vững trãi

Trắcnghiệmđộ vững

trãiTrắc nghiệm

độ vững trãi

Trắc nghiệmđạt yêu cầu

Bằng chứng đầy đủ, có hiệu lực với chi phí kiểm toán thấp

( Nguồn Giáo trình Kiểm toán tài chính, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, 2006)

Trắc nghiệm công việc là cách thức rà soát các nghiệp vụ hay hoạt động cụ

thể trong quan hệ với sự tồn tại và hiệu lực của hệ thống KSNB Trắc nghiệm côngviệc bao gồm: trắc nghiệm mức đạt yêu cầu và trắc nghiệm độ tin cậy

Trắc nghiệm mức đạt yêu cầu là trình tự rà soát các thủ tục có liên quan đến

đối tượng kiểm toán

Trắc nghiệm độ tin cậy là trình tự rà soát các thông tin về giá trị trong hành tự

kế toán.

Trắc nghiệm trực tiếp số dư là cách thức kết hợp các phương pháp cân đối,

đối chiếu lôgic, phân tích đối chiếu trực tiếp với kiểm kê và kiểm tra thực tế để xác

Trang 14

định độ tin cậy của các số dư cuối kỳ hoặc tổng số phát sinh Phần lớn trắc nghiệmtrực tiếp số dư là trắc nghiệm độ tin cậy và có số ít là trắc nghiệm đạt mức yêu cầu.

Trắc nghiệm phân tích hay quy trình phân tích là cách thức xem xét mối

quan hệ kinh tế và xu hướng biến động của các chỉ tiêu kinh tế thông qua việc kếthợp các phương pháp: đối chiếu trực tiếp, đối chiếu lôgic, cân đối giữa các trị sốcủa cùng 1 chỉ tiêu hoặc của các chỉ tiếu có quan hệ với nhau hoặc các bộ phận cấuthành chỉ tiêu Nếu trắc nghiệm phân tích cho thấy biểu hiện bất thường về mứcbiến động của một khoản mục hay một loại tài sản hoặc về một quan hệ cụ thể thìKTV sẽ xác định mức độ và phạm vi áp dụng các trắc nghiệm khác

Trắc nghiệm công việc, trắc nghiệm trực tiếp số dư và trắc nghiệm phân tíchcó mối quan hệ chặt chẽ với nhau Xuất phát từ việc thu thập bằng chứng đầy đủ vàcó hiệu lực của từng cuộc kiểm toán sẽ có lựa chọn trắc nghiệm phù hợp Thôngthường, để có bằng chứng đầy đủ với chi phí kiểm toán thấp, KTV bắt đầu từ trắcnghiệm đạt yêu cầu qua trắc nghiệm phân tích đến trắc nghiệm độ tin cậy trong trắcnghiệm công việc và trắc nghiệm trực tiếp số dư

Một cuộc kiểm toán được thực hiện theo trình tự với những bước cơ bản sau:

Bước 1: Chuẩn bị kiểm toán là giai đoạn hình thành nên hợp đồng kiểm toán

hoặc kế hoạch chung cho cuộc kiểm toán và thu thập thông tin thẩm tra, đánh giá hệthống KSNB để xây dựng KHKT Các trắc nghiệm chủ yếu được thực hiện là trắcnghiệm đạt mức yêu cầu của công việc và trắc nghiệm phân tích.

Bước 2: Thực hiện kiểm toán là quá trình sử dụng các trắc nghiệm cơ bản

vào việc xác minh thông tin trên BCTC.

Bước 3: Kết thúc kiểm toán – KTV tiến hành xem xét kết quả các trắc

nghiệm trên trong quan hệ hợp lý chung và trong quan hệ với các sự việc bấtthường sau ngày lập BCTC Trên cơ sở đó đưa ra kết luận cuối cùng và lập báo cáokiểm toán.

Như vậy TTPT được sử dụng trong cả ba giai đoạn của cuộc kiểm toán vàtrong mỗi giai đoạn TTPT lại đóng vai trò khác nhau Trắc nghiệm phân tích hayquy trình phân tích là trắc nghiệm không thể thiếu trong một cuộc kiểm toán, nó có

Trang 15

ý nghĩa đặc biệt lớn trong đánh giá khái quát tính hợp lý chung của các xu hướngbiến động và xác định quan hệ kinh tế đồng thời xác định phạm vi và mức độ ápdụng trắc nghiệm khác.

1.1.2 Các loại thủ tục phân tích1.1.2.1 Đánh giá tính hợp lý

Đánh giá tính hợp lý là phân tích tổng quát trên cơ sở những so sánh cơ bản sau:- So sánh giữa thực tế với kế hoạch của đơn vị: ví dụ kế hoạch sản xuất, kếhoạch bán hàng, kế hoạch mua hàng hóa…

- So sánh giữa thực tế với ước tính của KTV: ước tính về chi phí khấu hao, vềchi phí lãi vay…KTV ước tính số dư của một tài khoản nào đó bằng cách liên hệ nóvới một vài tài khoản khác trên BCTC (ví dụ để tính chi phí lãi vay bằng cách nhânlãi suất bình quân tháng với số dư tài khoản nợ vay) hoặc dự đoán trên xu hướnglịch sử nào đó (ví dụ để tính chi phí khấu hao của năm nay có thể dựa trên chi phíkhấu hao của năm trước)

- So sánh giữa thực tế của đơn vị với các đơn vị trong cùng ngành có cùng quymô hoạt động, với số liệu thống kê định mức cùng ngành nghề: ví dụ tỷ suất đầu tư,tỷ lệ lãi gộp…Việc nghiên cứu những khác biệt lớn giữa chỉ tiêu của đơn vị và chỉtiêu bình quân ngành có thể sẽ cho biết các sai lệch hoặc giúp KTV hiểu biết sâu sắchơn về hoạt động của đơn vị

- Xem xét mối quan hệ giữa các thông tin tài chính với nhau: ví dụ mối quanhệ giữa chi phí và doanh thu…KTV dựa trên mối quan hệ bản chất giữa các số dư,các khoản mục trên BCTC để đánh giá mức độ hợp lý giữa các số liệu

- Xem xét mối quan hệ giữa các thông tin tài chính và thông tin phi tài chínhnhư mối quan hệ giữa chi phí nhân công với số lượng nhân công để xem mức lươngbình quân có hợp lý hay không…Các thông tin tài chính là những dữ liệu kinh tế,kỹ thuật do các hệ thống hạch toán nghiệp vụ, thống kê…cung cấp Giữa các thôngtin này với thông tin tài chính có những quan hệ nhất định nên KTV có thể pháthiện những sai sót nhờ dựa trên mối quan hệ hợp lý giữa chúng Mối quan tâmchính trong việc sử dụng dữ kiện phi tài chính là tính chính xác của dữ kiện.

Từ kết quả so sánh tiến hành điều tra các chênh lệch lớn giữa thực tế và kế

Trang 16

hoạch sẽ giúp KTV phát hiện những sai sót trong BCTC hoặc các biến động lớntrong hoạt động SXKD của đơn vị.

1.1.2.2 Phân tích xu hướng

Phân tích xu hướng là sự phân tích những thay đổi theo thời gian của số dư tàikhoản, nghiệp vụ KTV thường sử dụng phân tích xu hướng để so sánh thông tin tàichính giữa năm hiện hành với các năm trước hoặc giữa các kỳ trong năm nhằm pháthiện những biến động bất thường từ đó KTV tiến hành tập trung kiểm tra chi tiết.

Phân tích xu hướng thường được KTV sử dụng 2 phương pháp là so sánh giảnđơn và phương pháp hồi quy tương quan.

Phương pháp so sánh giản đơn: là việc so sánh số dư, số phát sinh hoặc số

tổng cộng của kỳ này với kỳ trước Ví dụ nếu KTV quan sát thấy số phát sinh củakhoản mục chi phí nguyên vật liệu tăng lên, KTV sẽ xem xét nguyên nhân đó là dokhách hàng sử dụng nguyên vật liệu tăng lên, sai lầm trong tài khoản vì phân loạisai hay sai số trong vật tư HTK Hoặc nếu số tổng cộng giảm xuống thì cần xem xétnguyên nhân có phải do sự biến động về điều kiện kinh tế hay là sai số trong cácBCTC như vi phạm tính đúng kỳ, phi phạm tính định giá… Phương pháp này dễ sửdụng nhưng không cho thấy được sự biến thiên của các chi tiêu qua thời gian và xuhướng biến động thông qua sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các chỉ tiêu.

Phương pháp hồi quy tương quan được vận dụng để biểu hiện và đánh giá

mối liên hệ tương quan giữa các chỉ tiêu kinh tế qua thời gian Tương quan là việcquan sát mối liên hệ giữa một tiêu thức kết quả với một hoặc nhiều tiêu thức nguyênnhân Hồi quy là việc xác định độ biến tiên của tiêu thức kết quả theo sự biến thiêncủa tiêu thức nguyên nhân Phương pháp này phức tạp hơn nhưng giúp KTV dễdạng nhận dạng được nguyên nhân của những biến động bất thường.

1.1.2.3 Phân tích tỷ suất

Phân tích tỷ suất là sự so sánh giữa các thương số cũng được tính ra trên cơ sởcủa hai chỉ tiêu có liên quan Phân tích tỷ suất giúp KTV có sự hiểu biết về các sựkiện mới nhất và tình trạng tài chính của doanh nghiệp và cho phép việc xem xétcác báo cáo từ quan điểm của người sử dụng

Trang 17

Biểu 1.1: Các quá trình so sánh và các mối quan hệ nội bộ giữa các khoản mụcvà tỷ suất

Tỷ số hoặc quá trình so sánhSai sót khả dĩ trên báo cáo

Hệ số quay vòng nguyên liệu đối vớimột công ty sản xuất

Sai phạm về HTK hoặc giá vốn hàng bánhoặc tính lỗi thời của nguyên vật liệu tồnkho

Hoa hồng bán hàng được chia theodoanh thu thuần

Giá trị tiền mặt của bảo hiểm nhân thọnăm nay được chia theo giá trị bằng tiềnmặt của chi phí trả trước năm trước

Không ghi sổ sự thay đổi trong giá trịbán ra bằng tiền mặt hoặc sai số trongquá trình ghi sổ sự thay đổi đó

Từng khoản mục phí tổn sản suất đượctính theo tỷ lệ với tổng chi phí sản xuất

Sai lầm đáng kể của các khoản mục phítổn cá biệt trong tổng số

(Nguồn Alvin A.Arens & James K.Loebbecke, kiểm toán, NXB Thống kê, Hà Nội, 2001)

Hệ số này thường được sử dụng để xem xét khả năng thanh toán nợ đến hạnthanh toán của công ty Nếu tỷ số này lớn hơn hoặc bằng 1, công ty có đủ tài sản đểthanh toán các khoản nợ ngắn hạn Để đảm bảo vừa thanh toán nợ ngắn hạn vừa tiếptục hoạt động tỷ suất bằng 2 coi như là hợp lý, tỷ suất cao hơn 2 được coi là cơ cấutài sản không hợp lý thừa tài sản lưu động Để làm sáng tỏ tầm quan trọng của hệ sốnày, cần phải đánh giá khả năng thanh toán trong một giai đoạn dài và cần phải sosánh với mức trung bình của ngành, đồng thời cũng rất cần phải xem xét các yếu tốcấu thành hệ số này Bảng cân đối kế toán được lập vào một ngày xác định, và sốlượng tài sản lưu động có thể thay đổi đáng kể tại thời điểm phân tích so với thời

Trang 18

điểm được ghi trên bảng cân đối kế toán Hơn nữa, tài khoản các khoản phải thu vàHTK có thể không thực sự có khả năng thanh toán Do vậy, chúng ta cần xem xétcác yếu tố khác, các biện pháp tính toán để xác định khả năng thanh toán của từngnhóm tài sản cụ thể.

Tỷ suất thanhtoán nhanh =

Tiền + Khoản phải thu + Khoản đầu tư tài chính ngắn hạnNợ ngắn hạn

Tỷ suất thanh toán nhanh là cách tính khả năng thanh toán nợ ngắn hạn chínhxác hơn so với hệ số khả năng thanh toán hiện thời bởi vì tử số đã bị loại bỏ bớtkhoản mục HTK Tuy nhiên, hệ số này cũng cần được xem xét trong mối tươngquan với chiều hướng phát triển của chính công ty và của các công ty khác trongngành Tỷ suất này bằng 1 là thỏa đáng, doanh nghiệp có thể đáp ứng yêu cầu thanhtoán nhanh Nếu tỷ lệ này nhỏ hơn 1 và càng nhỏ hơn 1 thì tình hình thanh toán củadoanh nghiệp gặp nhiều khó khăn Song tỷ lệ này quá cao lại là điều không tốt vìgây tình trạng vòng quay của vốn chậm, hiệu quả sử dụng vốn không cao.

Tỷ suất thanh

toán tức thời =

Vốn bằng tiềnNợ ngắn hạn

Khi tính toán chỉ tiêu này nếu kết quả tính toán được lớn hơn 0,5 hoặc nhỏ hơn0,1 đều không tốt Bởi vậy tỷ lệ này quá lớn thể hiện tiền quá nhiều, gây nên sửdụng vốn không hiệu quả, nếu tỷ lệ này quá nhỏ dẫn tới doanh nghiệp thiếu tiền dểthanh toán tức thời

b Nhóm tỷ suất về cấu trúc tài chính

Thông qua nhóm tỷ suất này, ngoài việc phân tích những dấu hiệu bất thườngKTV còn có thể nhìn nhận những khó khăn tài chính mà doanh nghiệp phải đươngđầu, có thể dẫn dắt các nhà quản lý đến sai phạm đồng thời có thể xem xét khả năngtiếp tục hoạt động của công ty.

Tỷ suất đầu tư = Tài sản cố định và đầu tư dài hạnTổng tài sản

Trang 19

Tỷ suất này càng lớn chứng tỏ vị trí quan trọng của tài sản cố định trong tổngtài sản hiện có của doanh nghiệp Trong các ngành khác nhau thì các chỉ tiêu đượcquy định khác nhau:

- Công nghiệp nặng tỷ suất đầu tư khoảng từ 0,7 đến 0,9- Công nghiệp nhẹ tỷ suất đầu tư khoảng từ 0.4 đến 0.5- Doanh nghiệp thương mại khoảng từ 0.2 đến 0.25

Tỷ suất tài trợ =

Nguồn vốn chủ sở hữuTổng nguồn vốn

Tỷ suất này phản ánh khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lậpcủa doanh nghiệp đối với các chủ nợ hoặc những khó khăn tài chính mà doanhnghiệp phải đương đầu Tỷ suất tài trợ càng lớn càng chứng tỏ đơn vị có nhiều vốntự có và hoạt động chủ yếu dựa trên nguồn vốn chủ sở hữu.

Tỷ suất tự tài trợ =

Nguồn vốn chủ sở hữuTài sản cố định và đầu tư dài hạn

Tỷ suất tự tài trợ cho biết nguồn vốn chủ sở hữu đã dùng vào TSCĐ và cáckhoản đầu tư dài hạn là bao nhiêu Nếu doanh nghiệp có khả năng tài chính tốt thìnguồn vốn chủ sở hữu phải đủ đầu tư TSCĐ và các khoản đầu tư dài hạn để hoạtđộng Mặt khác nếu vốn chủ sở hữu đầu tư quá nhiều vào TSCĐ sẽ bất lợi vì lợinhuận trong kinh doanh thu được chủ yếu là do chu chuyển các TSCĐ.

Ngoài ra xét về cấu trúc tài chính KTV còn sử dụng tỷ suất nợ, tỷ suất nàyđược trình bày ở nhóm tỷ suất đánh giá rủi ro trong kinh doanh của đơn vị đượckiểm toán.

c Nhóm tỷ suất về khả năng sinh lời

Tỷ suất sinh lợi liên quan đến lượng thu nhập đạt được với các nguồn lực sửdụng để tạo ra chúng Những tỷ suất lợi nhuận KTV quan tâm là: tỷ suất lợi nhuậntrên tổng tài sản (ROA - return on assets), tỷ suất lợi nhuận theo vốn chủ sở hữu(ROE - return on equity), tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS - return on sales)

Trang 20

Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản liên quan đến thu nhập ròng và tổng tài sản

của công ty, được tính như sau:Tỷ suất lợi nhuận sau thuế

trên tổng tài sản (ROA) =

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệpTổng tài sản

ROA liên quan đến lợi nhuận ròng và vốn đầu tư trong tất cả các nguồn tàichính nằm trong tay cấp quản lý Các nhà phân tích và đầu tư thường so sánh tỷ lệlợi nhuận trên tổng tài sản của một công ty với tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản củanhững đối thủ cạnh tranh cùng ngành nhằm đánh giá tính hiệu quả của cấp lãnh đạo.

Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu đo tính hiệu quả của quá trình

sử dụng vốn vốn chủ sở hữu Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn cổ phần được tính như sau:Tỷ suất lợi nhuận sau thuế

theo vốn chủ sở hữu (ROE) =

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệpVốn chủ sở hữu

ROE: phản ánh cứ một vốn chủ sở hữu sử dụng vào quá trình SXKD củadoanh nghiệp sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng về lợi nhuận sau thuế TNDN Chỉ tiêunày càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp càng lớn.

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thể hiện tỷ lệ thu hồi lợi nhuận trên doanh

số bán được Qua đó cho chúng ta biết tỷ lệ phần trăm của mỗi đồng doanh số sẽđóng góp vào lợi nhuận Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu được tính như sau:

Tỷ suất sinh lời trên

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệpDoanh thu thuần

Nếu tỷ lệ này tăng, chứng tỏ khách hàng chấp nhận mua giá cao, hoặc cấpquản lý kiểm soát chi phí tốt, hoặc cả hai Trái lại, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thugiảm có thể báo hiệu chi phí đang vượt tầm kiểm soát của cấp quản lý, hoặc công tyđó đang phải chiết khấu để bán sản phẩm hay dịch vụ của mình.

KTV có thể sử dụng phân tích tỷ suất sinh lợi để đánh giá khả năng thu nhậptrong tương lai của một công ty và để xác định những lĩnh vực mà hiệu suất hoạtđộng bị hạn chế để tiến hành điều chỉnh.

Trang 21

d Nhóm tỷ suất đánh giá rủi ro kinh doanh trong kinh doanh của doanhnghiệp

Hệ số nợ trên

tổng tài sản =

Tổng số nợTổng tài sản

Tỷ suất này phản ánh trong tổng số tài sản hiện có của công ty thì có bao nhiêuđồng do vay nợ mà có Nếu hệ số này càng tăng thì rủi ro về tài chính của công tycàng lớn.

Hệ số nợ ngắn hạn trên

Tổng số nợ ngắn hạnTổng TSNH

Tỷ suất này cho rằng trong tổng TSNH của công ty đang sử dụng vào quátrình SXKD có bao nhiêu đồng do vay nợ mà có Nếu hệ số này càng tăng thì rủi rovà tài chính của công ty càng lớn và ngược lại.

Thời gian thu hồi nợ

Trang 22

hao hụt Do đó làm tăng hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn của doanh nghiệp Chỉ tiêuthời hạn HTK khi bình quân của doanh nghiệp được xác định bằng công thức sau:

Lãi thuần từ hoạt động SXKD (trước thuế) + chi phí lãi vayLãi vay phải trả

Chỉ tiêu trên phản ánh cứ một đồng lãi vay phải trả của công ty thì thu đượcbao nhiêu đồng lãi trước thuế từ hoạt động SXKD và chi phí lãi vay Hệ số này cóthể xảy ra một trong các trường hợp sau:

- Nếu hệ số thanh toán lãi vay = 1 thì công ty không có lãi

- Nếu hệ số thanh toán lãi vay > 1 và càng lớn hơn 1 bao nhiêu thì hoạt độngSXKD của công ty càng có hiệu quả bấy nhiêu Công ty không những hoàn trả đượcvốn vay mà còn trả được cả lãi vay.

- Nếu hệ số thanh toán < 1 và càng nhỏ hơn 1 bao nhiêu thì rủi ro về tài chínhcủa công ty càng lớn, công ty cần có biện pháp khắc phục ngay, nếu không sẽ cónguy cơ phá sản.

1.1.3 Phương pháp tiến hành các kỹ thuật phân tích

Các bước sử dụng kỹ thuật phân tích như sau:

1.1.3.1 Chọn loại hình phân tích phù hợp

Khi chọn lọai hình phân tích , KTV có thể dựa theo hướng dẫn sau

Biểu 1.2: Hướng dẫn chọn loại hình phân tích

Đối tượng kiểm toán Phân tích xu Loại hình phân tíchhướng

Phân tích tỷsuất

Kiểm tra tínhhợp lý

Khoản mục trong Bảng cân

Chỉ tiêu trong báo cáo kết

(Nguồn Giáo trình Kiểm toán Tài chính, Trường Đại Học kinh tế quốc dân,2006)

Mức độ tin cậy của bằng chứng thu thập được khi kiểm tra tính hợp lý đượcxem là cao nhất vì kiểm tra tính hợp lý kết hợp các dữ liệu hoạt động, dữ liệu tài

Trang 23

chính và được lập để kiểm tra sự tương quan giữa hai loại dữ liệu này Phân tích tỷsuất dựa trên mối quan hệ giữa các báo cáo khác khau có mỗi liên quan nên phântích tỷ suất cũng cung cấp bằng chứng có giá trị Phân tích xu hướng cung cấpthông tin có độ tin cậy thấp nhất vì kỹ thuật này chủ yếu dựa trên dữ liệu của cácnăm trước

1.1.3.2 Đưa ra mô hình để dự đoán những số liệu tài chính hoặc những xuhướng hay những tỷ suất về số liệu tài chính và số liệu hoạt động

Vấn đề này KTV cần thực hiện các bước công việc sau:

- Xác định các biến tài chính và các biến hoạt động cũng như mối quan hệ cóthể dự đoán được giữa hai loại biết này Biến tài chính là thông tin cần xem xétnghiên cứu, biến hoạt động là biến tương quan có mối liên hệ với biến tài chính vàcó thể là biến nguyên nhân của biến tài chính Ví dụ khi kiểm toán HTK, xem xét sựphù hợp của chi phí lưu kho, thì biến tài chính là chi phí bảo quản lưu trữ HTK vàbiến hoạt động là số lượng HTK bình quân trong tháng, hoặc thời gian lưu kho bìnhquân của từng loại HTK.

- Đưa ra mô hình kết hợp thông tin KTV xác định mô hình về mối quan hệgiữa các biến, phù hợp với đặc điểm của đơn vị được kiểm toán Như ở ví dụ trênnếu HTK của đơn vị kiểm toán ít chủng loại, không có loại hàng hóa tồn kho đặctrưng yêu cầu bảo quản đặc biệt thì biến hoạt động là số lượng HTK bình quântrong tháng Ngược lại KTV sẽ sử dụng biến hoạt động là thời gian lưu kho bìnhquân của từng loại HTK.

- Thu thập số liệu cơ sở: KTV thu thập số liệu của các biến thông qua các tấtcả các phòng ban trong đơn vị khách hàng

- Xem xét tính độc lập và độ tin cậy của những số liệu cơ sở về hoạt động vàvề tài chính.

- Đưa ra dự đoán sử dụng mô hình mà KTV đã triển khai.

1.1.3.3 Dự đoán và so sánh dự đoán của KTV với số liệu của đơn vị đượckiểm toán

Trang 24

Sau khi so sánh nếu có chênh lệch, KTV cần tìm hiểu nguyên nhân, nguyênnhân có thể do sai sót trong mô hình của KTV hoặc có thể sai sót trong số dư tàikhoản Để tìm hiểu nguyên nhân KTV phỏng vấn các nhà quản lý về hoạt động củacông ty để hoàn thiện mô hình Đồng thời, KTV cần theo dõi và kiểm tra nhữngthông tin này.

1.1.3.4 Sử dụng đánh giá chuyên môn để rút ra kết luận về bằng chứng kiểmtoán thu thập được

Nếu KTV không thu được bằng chứng kiểm toán như dự tính tức là mức chênhlệch giữa số liệu của KTV và số liệu của thực tế lớn hơn rất nhiều mức chênh lệch chophép thì KTV cần điều tra tính chất và nguyên nhân của chênh lệch đồng thời xem xétảnh hưởng của nó tới hoạt động kinh doanh của đơn vị được kiểm toán.

Nếu chênh lệch thấp hơn đáng kể so với mức chênh lệch cho phép thì KTV đãđạt được mục tiêu kiểm toán Nhưng để đảm bảo mức rủi ro thấp KTV cần xem xétnhững phát hiện của KTV thu được có đáng tin cậy hay không.

Nếu chênh lệch này xấp xỉ độ chênh lệch cho phép thì KTV sẽ sử dụng cácđánh giá của mình để xem xét có nên thực hiện:

- Chấp nhận chênh lệch này là chênh lệch kiểm toán và chuyển nó vào bảngtóm tắt những chênh lệch kiểm toán chưa được điều chỉnh

- Hoàn thiện mô hình dự đoán để số chênh lệch đạt đến mức có thể chấpnhận được.

- Tiến hành kiểm tra chi tiết

1.1.4 Các nhân tố khác ảnh hưởng tới tính hiệu quả của TTPT

Ngoài việc lựa chọn hình thức phân tích thích hợp, dữ kiện thích hợp vànguyên tắc quyết định còn một số yếu tố khác góp phần nên tính hiệu quả củaTTPT.

1.1.4.1 Tính thống nhất của các chỉ tiêu

a Bảo đảm tính thống nhất về nội dung kinh tế của chỉ tiêu

Do sự phát triển của các hoạt động kinh doanh nên nội dung kinh tế của chỉ tiêu cóthể thay đổi theo chiều hướng khác nhau: Nội dung kinh tế của chỉ tiêu có thể bị thu

Trang 25

hẹp hoặc mở rộng do phân ngành SXKD, do phân chia các đơn vị quản lý hoặc dothay đổi của chính sách quản lý.

b Bảo đảm tính thống nhất về phương pháp tính của các chỉ tiêu

Trong kinh doanh, các chỉ tiêu có thể được tính theo các phương pháp khácnhau Từ các chỉ tiêu giá trị sản lượng, doanh thu, thu nhập đến các chỉ tiêu năng suất,giá thành… có thể được tính toán theo những phương pháp khác nhau Khi phân tíchcần lựa chọn hoặc tính lại các trị số của chỉ tiêu theo phương pháp thống nhất.

c Bảo đảm tính thống nhất về đơn vị tính các chỉ tiêu cả về hiện vật, giá trị lẫnthời gian khi so sánh đơn vị được kiểm toán với đơn vị khác cùng ngành.

1.1.4.2 Độ tin cậy của số liệu

Nếu số liệu đem so sánh với số liệu chưa kiểm toán của năm hiện hành khôngđáng tin cậy thì kết quả so sánh sẽ là những giá trị đáng nghi vấn Vì vậy KTV phảixem xét độ tin cậy của những số liệu đó Nhưng nếu số liệu đã được kiểm toán nămtrước thì chứng có thể được xem là đáng tin cậy Nếu thông tin từ hệ thống KSNBbộ tốt hoặc từ một nguồn bên ngoài của hệ thống kế toán thì thông tin đó được xemlà đáng tin cậy.

1.1.4.3 Số liệu của nhiều năm

Để xác định xu hướng có ý nghĩa phân tích thì nên so sánh các tỷ số, các tỷ lệvà các lượng tuyệt đối của nhiều kỳ với nhau thay vì chỉ so sánh với kỳ trước đó.Để tạo điều kiện cho việc này các bảng kê tỷ số và các quá trình tính toán xu hướngphải được đưa vào hồ sơ thường xuyên.

1.1.4.4 Số liệu được chia nhỏ

Sự phân tích trong các thể thức phân tích là việc KTV thực hiện khảo sát dựatrên việc chia nhỏ các số liệu tạo thành các BCTC Khi điều này được làm một cáchợp lý, thể thức phân tích đối với các số liệu được chia nhỏ có hiệu quả hơn với cácsố liệu tổng hợp Có hai cách chủ yếu để chia nhỏ số liệu: chia theo các đơn vị nhỏhơn hoặc theo các kỳ thời gian ngắn hơn Sự chia nhỏ này làm tăng khả năng nhậndiện các sai số bù đắp và các sai số có thể bị bỏ qua trong quá trình khảo sát số liệutổng hợp.

Trang 26

1.1.4.5 Kỹ thuật thống kê

Một số kỹ thuật thống kê giúp việc diễn giải kết quả có thể được áp dụng chocác thể thức phân tích Ưu điểm của việc sử dụng kỹ thuật thống kê là khả năng làmđược các tính toán tinh vi hơn và có tính khách quan của chúng Kỹ thuật thống kêthông dụng nhất của các TTPT là phân tích hồi quy Phân tích hồi quy được sử dụngđể đánh giá tính hợp lý của một số dư ghi sổ bằng cách liên hệ hồi quy số tổng cộngvới các thông tin thích hợp khác.

1.1.4.6 Phần mềm máy vi tính của KTV

Phần mềm kiểm toán dựa trên máy vi tính có thể được sử dụng để thực hiệncác thể thức phân tích sâu rộng như một sản phẩm phụ của việc khảo sát kiểm toánkhác Lợi ích của các thể thức phân tích xử lý bằng máy vi tính là việc cập nhật dễdàng các số liệu khi thực hiện các bút toán điều chỉnh cho các báo cáo của kháchhàng Nếu có một vài bút toán điều chỉnh cho các sổ sách của khách hàng các tínhtoán của thể thức phân tích có thể được xem xét một cách nhanh chóng Ví dụ mộtbiến động trong HTK và giá vốn hàng bán ảnh hưởng đến một số lớn các tỷ suất.Tất cả các tỷ suất vị ảnh hưởng sẽ được xem xét lại mà hầu như không tốn chi phíbằng phần mềm của máy vi tính.

1.1.4.7 Kiến thức của KTV về công ty.

KTV thu thập thông tin một cách liên tục về tổ chức để có một cơ sở phán xétcác nguyên nhân khả dĩ của những dao động bất thường và độ tin cậy của các câutrả lời của ban giám đốc với câu hỏi thẩm vấn.

1.1.4.8 Kết quả từ các thể thức kiểm toán khác

Một nguồn quan trọng về nhận thức của KTV là các kết quả của những thểthức kiểm toán khác với thể thức phân tích Có nghĩa là KTV kết hợp thể thức phântích với các thể thức khác như điều tra, xác nhận, quan sát…để làm rõ những nghivấn và những chênh lệch cao so với chênh lệch kiểm toán.

Hai nhân tố sau cùng là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới việc tiến hànhkhảo sát, phân tích các kết quả và kết luận.

1.2 Thực hiện TTPT trong các giai đoạn của cuộc kiểm toán

Trang 27

1.2.1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

1.2.1.1 Mục tiêu áp dụng TTPT trong giai đoạn lập KHKT

“KTV phải áp dụng quy trình phân tích trong quá trình lập KHKT để tìm hiểutình hình kinh doanh của đơn vị và xác định những vùng rủi ro cụ thể

Quy trình phân tích giúp KTV xác định nội dung, lịch trình và phạm vi củacác thủ tục kiểm toán khác.” (Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 520 đoạn 09)

Như vậy TTPT áp dụng trong giai đoạn lập KHKT nhằm các mục tiêu sau đây:- Thu thập hiểu biết về nội dung các BCTC và những biến đổi quan trọng vềkế toán và hoạt động kinh doanh của khách hàng vừa mới diễn ra kể từ kiểm toánlần trước.

- Tăng cường sự hiểu biết của KTV về hoạt động kinh doanh của khách hàngvà giúp KTV xác định các vấn đề nghi vấn về khả năng hoạt động liên tục của côngty khách hàng.

Qua việc thực hiện các TTPT trong giai đoạn lập KHKT, KTV có thể xác địnhnội dung cơ bản của cuộc kiểm toán BCTC Mức độ phạm vi và thời gian áp dụngcác TTPT thay đổi tùy thuộc vào quy mô và tính phức tạp trong hoạt động kinhdoanh của khác hàng.

1.2.1.2 Phương pháp tiến hành TTPT

Quy trình phân tích trong giai đoạn lập KHKT bao gồm các bước công việc sau:

Bước 1: Thu thập thông tin tài chính và phi tài chính

Thông tin tài chính và phi tài chính đều có tác động ảnh hưởng tới BCTC vìvậy KTV cần phải thu thập đầy đủ các thông tin tài chính và phi tài chính của nămhiện hành và những năm trước đó Các thông tin này bao gồm:

- Các thông tin về nghĩa vụ pháp lý

- Các thông tin về tình hình kinh doanh: Các BCTC, các thông tin liên quanđến môi trường kinh doanh, pháp luật, công nghệ ảnh hưởng tới SXKD…

- Các thông tin về hệ thống KSNB: Điều lệ, quy chế hoạt động, Sơ đồ tổ chứcbộ máy quản lý, Biên bản họp hội đồng quản trị và ban giám đốc…

- Các thông tin về thuế, về nhân sự, về kế toán

Trang 28

- Các chính sách tài chính của công ty: chính sách tài chính, giá cả tín dụng…

Bước 2: So sánh thông tin thu được

KTV tiến hành so sánh các thông tin đã thu thập được nhằm mục đích khoanhvùng có thể xảy ra sai sót Thường chú ý đến các vấn đề sau:

- Những biến động bất thường, những số dư tài khoản không thường xuyên.Thí dụ: Thông tin về tiêu thụ hàng hóa bán ra trong năm lớn nhưng doanh thu tiêuthụ sản phẩm tăng lên không đáng kể, từ đó dặt ra nghi vấn về việc ghi chép doanhthu Hoặc khối lượng sản phẩm sản xuất trong năm không lớn nhưng chi phí nhâncông trực tiếp lớn vậy đặt ra nghi vấn về hoạch toán chi phí nhân công.

- Những biến động bất thường của các tài khoản có liên quan mà theo xét đoáncủa KTV nó bị ảnh hưởng từ sự biến động các tài khoản khác Ví dụ doanh thutrong năm tăng lên đáng kể nhưng số dư tài khoản các khoản phải thu biến động ít.

KTV có thể thực hiện các phương thức so sánh sau:- So sánh giữa thực tế với kế hoach của đơn vị - So sánh số liệu kỳ này với số liệu của kỳ trước.- So sánh giữa thực tế với ước tính của KTV

- So sánh giữa thực tế của đơn vị với các đơn vị trong cùng ngành có cùng quymô hoạt động, với số liệu thống kê định mức cùng ngành nghề.

- Xem xét mối quan hệ giữa các thông tin tài chính với nhau.

- Xem xét mối quan hệ giữa các thông tin tài chính và thông tin phi tài chính Tùy vào qui mô và tính chất hoạt động kinh doanh của từng đối tượng, loạihình kinh doanh mà có thể áp dụng các mục tiêu, các loại so sánh khác nhau Việcso sánh không những giúp KTV đưa ra một kết luận chính xác mà còn chỉ ra nhữngsố dư tài khoản cần chú ý và các công việc cần làm tiếp theo.

Bước 3: Đánh giá kết quả so sánh ban đầu

Sau khi so sánh sơ bộ, KTV tiến hành đánh giá sơ bộ kết quả ban đầu để xemxét sự biến động của các số dư tài khoản, xem xét sự biến động có phù hợp với vácước tính của KTV không Nếu có sự chênh lệch lớn KTV cần thảo luận với nhàquản lý của đơn vị để xem xét lời giải thích có hợp lý không Nếu KTV nhận thấy

Trang 29

lời giải thích không hợp lý và không thỏa mãn với bằng chứng thu thập được, KTVcần nhận dạng các sai phạm tiềm tàng có thể xảy ra với tài khoản hoặc nghiệp vụnày Ngoài ra KTV có thể xem xét lại nguồn gốc các thông tin đó hay thực hiện cácTTPT ở mức độ cao hơn để làm rõ các biến động trên.

Qua kết quả của TTPT sơ bộ, KTV xó thể xác định rủi ro kiểm toán cho từngkhoản mục trên BCTC từ đó lựa chọn các khoản mục chứa đựng rủi ro nhất để tậptrung nhiều hơn trong quá trình thực hiện kiểm toán.

1.2.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán1.2.2.1 Mục tiêu của TTPT

“ Trong quá trình kiểm toán, nhằm bớt rủi ro phát hiện liên quan đến cơ sở dẫnliệu của BCTC, KTV phải thực hiện quy trình phân tích hoặc kiểm tra chi tiết hoặckết hợp cả hai Nhằm xác định thủ tục kiểm toán thích hợp cho một mục tiêu kiểmtoán cụ thể, KTV phải xét đoán hiệu quả của từng thủ tục kiểm toán” (Theo chuẩnmực kiểm toán Việt Nam số 520 đoạn 11)

1.2.2.2 Phương pháp tiến hành TTPT

Quy trình phân tích trong giai đoạn thực hiện kiểm toán thông thường trải quacác giai đoạn sau:

Bước 1: Phát triển một mô hình - Kết hợp với các biến tài chính và hoạt động

Khi phát triển một mô hình KTV xác định các biến tài chính và mối quan hệgiữa chúng Ví dụ Chi phí bán hàng có thể là sản phẩm của các biến như số lượngnhân viên bán hàng và doanh số bán bình quân của mỗi nhân viên.

Căn cứ vào mục đích cụ thể của việc áp dụng TTPT và thông tin các dữ liệu,KTV tiến hành lựa chọn các biến cụ thể để xây dựng mô hình Khi số dư của nămtrước đã được kiểm toán thì việc dự đoán thay đổi của năm hiện hành so với nămtrước là có hiệu lực Khi đó có thể loại ra khỏi mô hình những biến độc lập khôngđổi so với năm trước Ví dụ một hãng cho thuê ôtô để ước tính doanh thu năm naythì sử dụng tỉ lệ thuê ôtô trong năm, tổng số ôtô và giá cho thuê Cũng có thể tínhdoanh thu hiện tại dựa trên doanh thu năm trước và những thay dổi về tỷ lệ thuê ôtôtrong suốt năm hiện tại so với năm trước nếu giá thuê không đổi.

Mô hình sẽ cung cấp nhiều thông tin hơn khi kết hợp được những biến độc lập

Trang 30

có liên quan và vì vậy dự đoán sẽ chính xác hơn Nếu mô hình và dự đoán đơn giảnhóa thì sẽ đơn giản hóa các phép so sánh và số lượng bằng chứng kiểm toán cần thuthập Vì thế cần phát triển mô hình theo hướng chi tiết hóa dữ liệu và có thể chi tiếthóa thành nhiều mô hình nhỏ hơn để có thể tăng tính chính xác cho dự đoán.

Bước 2: Xem xét tính độc lập và tin cậy của dữ liệu tài chính và nghiệp vụ

Tính chính xác của dự đoán và bằng chứng thu được từ TTPT phụ thuộc vàotính độc lập và tin cậy của dữ liệu tài chính và nghiệp vụ sử dụng trong mô hình Đểđảm bảo tính độc lập của dữ liệu cần chi tiết hóa các dự tính: dự tính càng chi tiếtthì độ tin cậy càng cao do tính độc lập với tài khoản được dự tính tăng lên.

Theo chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 520 đoạn 13 quy định:“ Khi áp dụng quy trình phân tích, KTV phải xem xét các yếu tố sau:- Mục tiêu của phân tích và độ tin cậy của kết quả thu được;

- Đặc điểm của đơn vị và mức độ chi tiết hóa thông tin (Ví dụ: Quy trình phântích áp dụng đối với thông tin tài chính của từng đơn vị thành viên sẽ hiệu quả hơnlà chỉ áp dụng đối với thông tin tổng hợp của các đơn vị…);

- Khả năng sẵn có của các thông tin tài chính, phi tài chính;

- Độ tin cậy của các thông tin (Ví dụ: Sự đúng đắn của các kế hoạch hoặc dựđoán…);

- Tính thích đáng của các thông tin (Ví dụ: Kế hoạch được thiết lập có tính khảthi hơn là kế hoạch chỉ là các mục đích phải đạt được);

- Nguồn gốc thông tin (Ví dụ: Thông tin từ bên ngoài thường có độ tin cậy caohơn thông tin do đơn vị cung cấp…);

- Khả năng so sánh của thông tin (Ví dụ: Thông tin do đơn vị cung cấp có thểso sánh với thông tin của đơn vị khác trong cùng ngành );

- Những hiểu biết có được từ cuộc kiểm toán các kỳ trước cùng với hiểu biếtvề tính hiệu quả của hệ thống KSNB và các vấn đề nảy sinh đã dẫn đến các bút toánđiều chỉnh trong những kỳ trước.” ( Trích Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 520)

Bước 3: Ước tính giá trị và so sánh với giá trị ghi sổ

So sánh giá trị ghi sổ có thể dựa theo mô hình và trên cơ sở dữ liệu độc lập vàtin cậy Phép so sánh này cần chú ý các xu hướng:

Trang 31

- Tính thường xuyên của việc đánh giá mối quan hệ đang nghiên cứu (chia nhỏ sốliệu theo thời gian): tính nhất quán cũng như độ tin cậy của mối quan hệ trong phântích càng cao khi mối quan hệ cụ thể này được đánh giá thường xuyên Ví dụ phân tíchxu hướng biến động của chi phí bán hàng theo doanh số bán chắc chắn sẽ cung cấpbằng chứng thuyết phục hơn so với việc phân tích biến động này theo năm.

- Tính biến động tất yếu và biến động bất thường: Khi so sánh số liệu cáctháng với nhau, chênh lệch có thể là biến động tất yếu theo mùa vì thế không thể cógiá trị bất biến hàng tháng Để có chênh lệch cần so sánh với số liệu cùng kỳ nămtrước hoặc số tổng cộng cả năm.

Bước 4: Phân tích nguyên nhân chênh lệch

Nguyên nhân chênh lệch có thể do số dư tài khoản hay loại nghiệp vụ đượckiểm toán chứa đựng sai sót và cũng có thể do ước tính trong phân tích Để tìm hiểunguyên nhân, KTV cần tiếp xúc với nhân viên của đơn vị được kiểm toán, nếu quatiếp xúc vẫn không có lời giải thích hợp lý thì cần xem xét lại giả định và dữ liệudùng để ước tính Sau khi xem xét quá trình triển khai TTPT nếu vẫn còn chênhlệch thì KTV cần tiến hành kiểm tra chi tiết.

Bước 5: Xem xét những phát hiện qua kiểm toán

Những phát hiện qua kiểm toán bao gồm những sai sót trong tài khoản, quaquan sát hệ thống KSNB, hệ thống thông tin và những vấn đề khác vì vậy bằng chứngkiểm toán thu thập được từ TTPT cần được đánh giá lại Nghĩa là mọi chênh lệchđược phát hiện trong kiểm toán cần được điều tra về tính chất và nguyên nhân cả vềcơ sở dẫn liệu cả về mục tiêu kiểm toán và cả tình hình kinh doanh của khách hàng.

1.2.3 Giai đoạn kết thúc kiểm toán1.2.3.1 Mục tiêu của TTPT

“ Trong giai đoạn soát xét tổng thể cuộc kiểm toán, KTV phải áp dụng quytrình phân tích để có kết luận tổng quát về sự phù hợp trên các khía cạnh trọng yếucủa BCTC với những hiểu biết của mình về tình hình kinh doanh của đơn vị Quytrình phân tích giúp KTV khẳng định lại những kết luận có được trong suốt quátrình kiểm tra các tài khoản hoặc các khoản mục trên BCTC Trên cơ sở đó giúp

Trang 32

KTV đưa ra kết luận tổng quát về tính trung thực, hợp lý của toàn bộ BCTC Tuynhiên, quy trình phân tích cũng chỉ ra những điểm yêu cầu KTV phải thực hiệncông việc kiểm toán bổ sung.” (Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 520 đoạn 14)

1.2.3.2 Phương pháp tiến hành TTPT trong giai đoạn kết thúc kiểm toán

Trong giai đoạn này, TTPT thực hiện các bước sau: So sánh thông tin và phântích kết quả.

Bước 1: So sánh thông tin

Mặc dù mục tiêu của TTPT soát xét và phân tích sơ bộ là khác nhau nhưng vềbản chất của cách tiến hành là giống nhau.

Bước 2: Phân tích kết quả

Bước phân tích kết quả trong giai đoạn này của TTPT chủ yếu dựa vào hiểubiết của KTV và những bằng chứng thu thập được trong qua trình thực hiện kiểmtoán Khi đã tìm hiểu được nguyên nhân của sai sót, KTV đưa ra kết luận sau khithực hiện TTPT soát xét Nếu KTV không tìm ra được sự giải thích hợp lý thì KTVcần phải xác định các thủ tục kiểm toán bổ sung nhằm thu thập thêm bằng chứng đểlàm sáng tỏ vấn đề còn nghi vấn để đưa ra ý kiến và hình thành báo cáo thích hợp.

Trang 33

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG ÁP DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH

VẤN TÀI CHÍNH, KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN

2.1 Tổng quan về công ty TNHH dịch vụ tư vấn Tài chính, Kế toán vàKiểm toán

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty

2.1.1.1 Quá trình hình thành và các giai đoạn phát triển của Công ty

 Tên công ty: Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán. Tên giao dịch bằng tiếng Anh: Auditing and accounting financial consultancyservice company limited.

 Tên viết tắt: AASC

 Trụ sở chính: số 01, Lê Phụng Hiểu, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Điện thoại: 84.4.8241990/ 84.4.8241991 / Fax: 84.4.8253973 Email: aasc-ndd@hn.vnn.vn

- ASC được thành lập ngày 13/05/1991 theo Quyết định số 164TC/TCCB củaBộ trưởng Bộ Tài chính hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ kế toán, ngày 14/9/1993,Bộ Trưởng Bộ Tài chính đã ra Quyết định số 639TC/QĐ/TCCB, đổi tên thành Côngty dịch vụ tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán với tên giao dịch là AASC.

- Ngày 06/04/2007 theo Quyết định số 1371/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tàichính quyết định chuyển đổi Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểmtoán thành Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán Chínhthức hoạt động từ ngày 2/7/2007 theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công tyTNHH có hai thành viên trở lên số 0102031353 ngày 02/07/2007 do Sở Kế hoạchvà Đầu tư thành phố Hà Nội cấp.

Trang 34

2.1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty

Mục tiêu hoạt động của AASC là cung cấp các dịch vụ chuyên ngành, đưa ra ý kiếnvề tính trung thực và hợp lý của số liệu kế toán, BCTC và báo cáo quyết toán của đơn vịđược kiểm toán Ngoài ra, công ty còn tư vấn hướng dẫn khách hàng thực hiện đúng cácquy định của NN về tài chính, kế toán, thuế… cũng như nắm rõ các yêu cầu trong quản lýSXKD, các khó khăn mà khách hàng sẽ gặp phải để hỗ trợ khách hàng giải quyết tốt cácvấn đề đó.

2.1.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty vài năm gần đây

Biểu 2.1 Tình hình kinh doanh của công ty những năm gần đây

Đơn vị tính: triệu đồng

2.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty

2.1.2.1 Đội ngũ nhân viên

AASC rất coi trọng vấn đề trình độ và kinh nghiệm của đội ngũ nhân viên Cụthể từ năm 1996 đến năm 1999, đội ngũ KTV của AASC đã được Liên minh ChâuÂu trợ và các nước Anh, Hà Lan, Đức, Pháp, Bỉ, Ailen, Thụy Điển, Italia …giúp kỹthuật và đào tạo nghiệp vụ tại Việt Nam Hàng năm, AASC kết hợp với một sốCông ty kiểm toán nước ngoài (PWC, KPMG, Ernst & Young, Delloite…) tổ chứccác khóa đào tạo và bồi dưỡng cho cán bộ tại các nước Châu và các nước Châu Á.

Biểu 2.2 Cơ cấu đội ngũ nhân viên trong Công ty

Trang 35

Chỉ tiêu2003

Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức tương đối đơn giản: mô hình chức năng

- Bộ máy lãnh đạo: gồm 1 Tổng Giám đốc, 4 Phó Tổng Giám đốc và 1 Kế toán trưởng

Chủ tịch hộ đồng thành viên - Tổng Giám đốc: là người đứng đầu, toàn quyền

quyết định mọi vấn đề, hoạt động của Công ty đồng thời là người đại diện cho Công ty,chịu trách nhiệm trước Pháp luật và Bộ Tài chính.

Phó Tổng Giám đốc: là người thực hiện chỉ đạo chuyên môn nghiệp vụ đối

với các chi nhánh và các phòng ban, đưa ra ý kiến và các giải pháp để hỗ trợ, tư vấncho Tổng Giám đốc trong việc điều hành, quản lý.

- Các phòng trực thuộc:

Phòng Kiểm toán 1 – Tư vấn và Kiểm toán

Phòng Kiểm toán 2 – Kiểm toán các ngành thương mại dịch vụ

Phòng Kiểm toán 3 – Kiểm toán các ngành sản xuất vật chất

Phòng Kiểm toán 5 – Kiểm toán các dự án

Phòng Kiểm toán XDCB: Cung cấp các dịch vụ kiểm toán Báo cáo quyết

toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản hoặc các hạng mục công trình hoàn thành…  Phòng Dịch vụ đầu tư nước ngoài: kiểm toán các doanh nghiệp có vốn

đầu tư nước ngoài.

Phòng Tổng hợp: Sau khi chuyển đổi từ DNNN thành Công ty TNHH, Công

ty đã sáp nhập phòng Kế toán, phòng Hành chính tổng hợp, phòng Công nghệ thông tinvào một phòng duy nhất

Trang 36

Sơ đồ 2.1 MÔ HÌNH TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN AASC

Hội đồng thành viên

Ban Kiểm soát

Ban Thường trực Hội đồng thành viên

Tổng Giám đốc

Phòng kiểm toán 1

Phòng dịch vụ

đầu tư nước ngoài

Phòng kiểm toán 3

Văn phòng đại diện

tại Quảng

Chi nhánh tại

tp Hồ Chí MInhPhó Tổng

Giám đốc

Phó Tổng Giám đốc

Phó Tổng Giám đốc

Phòng kiểm toán 2

Phòng kiểm toán 5Phó Tổng

Giám đốc

Phòng Tổng

Phòng kiểm toán xây

dựng

Trang 37

2.1.2.2 Tổ chức bộ máy kế toán

Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức hết sức gọn nhẹ (trực thuộc phòngtổng hợp) đảm bảo vừa tập trung vừa phân cấp phát huy tối đa tính năng động củamỗi thành viên nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ các nguyên tắc kế toán.

Sơ đồ 2.2 Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty

- Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12 hàng năm.- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là VNĐ.

- Hạch toán chuyển đổi ngoại tệ: các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ đượcquy đổi sang VNĐ theo tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ Cuối nămcác khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được quy đổi theo tỷ giá bình quân liên Ngânhàng do ngân hàng NN Việt Nam công bố vào thời điểm cuối năm được kết chuyểnvào doanh thu hoạt động tài chính hoặc chi phí tài chính trong kỳ kế toán.

Kế toán trưởng

Trang 38

- Phương pháp tính và nộp thuế GTGT: theo phương pháp khấu trừ.

- Nguyên tắc ghi nhận doanh thu: Doanh thu cung cấp dịch vụ được ghi nhậnkhi kết quả của giao dịch đó được xác định một cách đáng tin cậy Trường hợp việccung cấp dịch vụ liên quan đến nhiều kỳ thì doanh thu được ghi nhận trong kỳ theokết quả phần công việc hoàn thành vào ngày lập Bảng cân đối kế toán của kỳ đó.

- Phân phối lợi nhuận: Lợi nhuận sau thuế thu nhập được phân phối theo quyđịnh tại Nghị định số 199/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ ban hành.

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: Bảng cânđối kế toán, BCKQKD, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh BCTC

2.1.3 Đặc điểm công tác kiểm toán tại công ty

2.1.3.1 Các dịch vụ cung cấp

Dịch vụ mà công ty cung cấp bao gồm:Dịch vụ kiểm toán; Dịch vụ Kế toán;Dịch vụ Tư vấn; Dịch vụ xác định giá trị Doanh nghiệp và Tư vấn cổ phần hóa;Dịch vụ Đào tạo và Hỗ trợ tuyển dụng

2.1.3.2 Khách hàng của Công ty

Trải qua 16 năm hoạt động, AASC đã có hàng nghìn khách hàng hoạt độngtrên mọi lĩnh vực của nền kinh tế gồm: Các doanh nghiệp NN; Các doanh nghiệp cóvốn đầu tư nước ngoài (Công ty TNHH Ohara Plastic Việt Nam, Công tyVinaconex, Công ty TOYOTA-TC Hà Nội…); Dự án (Các dự án tài trợ bởi các tổchức quốc tế như WB,ADB…đó là Dự án Giao thông đường bộ Việt Nam, chươngtrình Dân số kế hoạch…); Các công trình xây dựng cơ bản (nhà máy thủy điện HòaBình, Công trình dây tải điện 500KW Bắc Nam, công trình xây dựng nhà máy thủyđiện Trị An,…và nhiều công trình của chính phủ, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an…);Các đơn vị hành chính sự nghiệp như: Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam Cu Ba, Bệnhviện Sanh pôn…

2.1.3.3 Quy trình kiểm toán tại Công ty

Quy trình kiểm toán chung của công ty gồm 5 bước sau:a Khảo sát và đánh giá khách hàng

Quy trình kiểm toán bắt đầu khi Công ty Kiểm toán AASC thu nhận một khách

Trang 39

hàng Đối với khách hàng truyền thống khi kết thúc cuộc kiểm toán năm trước,AASC thường bày tỏ nguyện vọng được tiếp tục kiểm toán vào năm sau Do vậyAASC chỉ cần thu thập thêm một số thay đổi trong năm tài chính nếu có Sau đó tiếnhành ký kết hợp đồng kiểm toán với khách hàng.

Đối với khách hàng mới trước tiên cần thu thập thông tin sơ bộ về khách hàng(lĩnh vực hoạt động, loại hình doanh nghiệp, hình thức sở hữu, công nghệ sản xuất,tổ chức bộ máy quản lý, thực tế hoạt động,…) để đánh giá khả năng chấp nhậnkhách hàng Sau đó các trưởng phòng lựa chọn KTV phù hợp thực hiện công việckiểm toán và thời gian thực hiện cuộc kiểm toán.

b Kí hợp đồng cung cấp dịch vụ

Sau khi chấp nhận khách hàng cũng như xác định mục đích của khách hàngcông ty sẽ ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ với khách hàng Trong hợp đồng côngty sẽ thoả thuận rõ quyền và nghĩa vụ của các bên

c Lập KHKT và công tác kiểm toán

Trong giai đoạn này các KTV phải thực hiện các công việc là:

- Đánh giá hệ thống KSNB của đơn vị: thu thập hiểu biết và mô tả chi tiết hệthống KSNB trên GLV của mình, từ đó đánh giá xem hệ thống này có hoạt động vàhoạt động có kết quả không Đánh giá ban đầu về rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểmsoát để lập KHKT cho từng khoản mục

- Thực hiện thử nghiệm kiểm soát;- Lập bảng đánh giá hệ thống KSNB;- Xây dựng KHKT:

Lập KHKT chiến lược : Các bước công việc gồm:

+ Tình hình kinh doanh của khách hàng;

+ Xác định đến những vận động liên quan đến BCTC cũng như chế độ kiểmtoán, chuẩn mực kiểm toán, yêu cầu về lập BCTC và quyền hạn của công ty;

+ Xác định vùng rủi ro chủ yếu của doanh nghiệp và ảnh hưởng của nó tớiBCTC của đơn vị;

+ Đánh giá hệ thống KSNB;

Trang 40

+ Xác định mục tiêu kiểm toán trọng tâm và phương pháp tiếp cận kiểm toán;+ Xác định các nhu cầu về sự hợp tác của các chuyên gia;

+ Dự kiến nhóm trưởng và thời gian tiến hành;

+ Giám đốc công ty duyệt và thông báo kế hoạch cho nhóm kiểm toán;

Căn cứ kế hoạch chiến lược đã được phê duyệt trưởng nhóm kiểm toán lậpKHKT tổng quát và chương trình kiểm toán.

Lập KHKT tổng thể :

+ Thông tin về hoạt động của khách hàng và những thay đổi trong năm kiểm toán;+ Các điều khoản của hợp đồng cần nhấn mạnh: yêu cầu về thời gian, tiến độthực hiện, BCKT, thư quản lý, phí kiểm toán;

+ Hiểu biết về hệ thống kế toán và hệ thống KSNB của khách hàng;

+ Đánh giá rủi ro: đánh giá rủi ro kiểm soát và rủi ro tiềm tàng ở mức độ cao, thấp,trung bình và tóm tắt đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống KSNB của khách hàng;

+ Xác định mức trọng yếu: các chỉ tiêu được sử dụng để xác định mức trọngyếu là lợi nhuận trước thuế doanh thu tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn, tổng tàisản của năm kiểm toán và của năm trước khi kiểm toán,…

+ Phương pháp kiểm toán đối với khoản mục;+ Yêu cầu về nhân sự;

+ Các vận dụng khác (nếu có);+ Tổng hợp KHKT tổng thể

Kết thúc giai đoạn lập KHKT tổng thể KTV sẽ phân loại chung về kháchhàng: là khách hàng rất quan trọng, quan trọng hay bình thường.

Thiết kế công tác kiểm toán : công tác kiểm toán của hầu hết các cuộc kiểm toán

do AASC thực hiện đều được thiết kế thành 3 phần: trắc nghiệm công việc, trắcnghiệm phân tích và trắc nghiệm thực hiện số dư Trong đó mỗi phần lại được chia nhỏthành các khoản mục trên BCTC.

d Thực hiện KHKT

Thực hiện thử nghiệm kiểm soát.Thực hiện thử nghiệm TTPT.

Ngày đăng: 13/11/2012, 11:47

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

1.1.3.1 Chọn loại hình phân tích phù hợp - Thủ tục phân tích trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Dịch vụ tư vấn Tài chính, Kế toán và Kiểm toán (AASC)
1.1.3.1 Chọn loại hình phân tích phù hợp (Trang 18)
2.1.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty vài năm gần đây - Thủ tục phân tích trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Dịch vụ tư vấn Tài chính, Kế toán và Kiểm toán (AASC)
2.1.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty vài năm gần đây (Trang 30)
- Hình thức sổ kế toán áp dụng: Nhật ký Chứng từ. - Thủ tục phân tích trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Dịch vụ tư vấn Tài chính, Kế toán và Kiểm toán (AASC)
Hình th ức sổ kế toán áp dụng: Nhật ký Chứng từ (Trang 35)
Bảng 2.4: GLV So sánh số liệu của các chỉ tiêu trên BCKQKD Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính, Kế toán và Kiểm toán - Thủ tục phân tích trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Dịch vụ tư vấn Tài chính, Kế toán và Kiểm toán (AASC)
Bảng 2.4 GLV So sánh số liệu của các chỉ tiêu trên BCKQKD Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính, Kế toán và Kiểm toán (Trang 51)
Bảng 2. 5: GLV phân tích các chỉ tiêu tài chính cơ bản Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính, Kế toán và Kiểm toán - Thủ tục phân tích trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Dịch vụ tư vấn Tài chính, Kế toán và Kiểm toán (AASC)
Bảng 2. 5: GLV phân tích các chỉ tiêu tài chính cơ bản Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính, Kế toán và Kiểm toán (Trang 53)
Bảng 2.6 GLV xác định rủi ro chi tiết - Thủ tục phân tích trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Dịch vụ tư vấn Tài chính, Kế toán và Kiểm toán (AASC)
Bảng 2.6 GLV xác định rủi ro chi tiết (Trang 55)
Bảng 2.7 GLV phân tích hệ số vòng quay HTK Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính, Kế toán và Kiểm toán - Thủ tục phân tích trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Dịch vụ tư vấn Tài chính, Kế toán và Kiểm toán (AASC)
Bảng 2.7 GLV phân tích hệ số vòng quay HTK Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính, Kế toán và Kiểm toán (Trang 58)
Bảng 2.9 Phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục - Thủ tục phân tích trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Dịch vụ tư vấn Tài chính, Kế toán và Kiểm toán (AASC)
Bảng 2.9 Phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục (Trang 61)
Biểu 2.5 So sánh các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán(Đơn vị tính VNĐ) TÀI SẢN31/12/200701/01/2007Chênh lệch % - Thủ tục phân tích trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Dịch vụ tư vấn Tài chính, Kế toán và Kiểm toán (AASC)
i ểu 2.5 So sánh các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán(Đơn vị tính VNĐ) TÀI SẢN31/12/200701/01/2007Chênh lệch % (Trang 70)
Biểu 2.11 So sánh các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán(Đơn vị tính VNĐ) - Thủ tục phân tích trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Dịch vụ tư vấn Tài chính, Kế toán và Kiểm toán (AASC)
i ểu 2.11 So sánh các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán(Đơn vị tính VNĐ) (Trang 78)
Theo bảng trên ta thất tiền tăng lên là do tiền gửi ngân hàng, trong khi đó tiền mặt giảm, điều này là khả quan vì tăng tiền gửi ngân hàng tạo ra sự an toàn cho  doanh nghiệp đồng thời thể hiện sự minh bạch trong thanh toán - Thủ tục phân tích trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Dịch vụ tư vấn Tài chính, Kế toán và Kiểm toán (AASC)
heo bảng trên ta thất tiền tăng lên là do tiền gửi ngân hàng, trong khi đó tiền mặt giảm, điều này là khả quan vì tăng tiền gửi ngân hàng tạo ra sự an toàn cho doanh nghiệp đồng thời thể hiện sự minh bạch trong thanh toán (Trang 82)
Dùng chỉ tiêu này để so sánh tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất mặt hàng giữa các thời kỳ và so sánh giữ các doanh nghiệp có cùng một đặc điểm sản xuất. - Thủ tục phân tích trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Dịch vụ tư vấn Tài chính, Kế toán và Kiểm toán (AASC)
ng chỉ tiêu này để so sánh tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất mặt hàng giữa các thời kỳ và so sánh giữ các doanh nghiệp có cùng một đặc điểm sản xuất (Trang 91)
Chi phí bán hàng - Thủ tục phân tích trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Dịch vụ tư vấn Tài chính, Kế toán và Kiểm toán (AASC)
hi phí bán hàng (Trang 95)
hưởng đến độ rủi ro và khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Bảng lưu chuyển tiền tệ cho thấy ban quản lí đã lựa chọn phương cách nào để tài trợ sự phát triển của doanh  nghiệp - Thủ tục phân tích trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Dịch vụ tư vấn Tài chính, Kế toán và Kiểm toán (AASC)
h ưởng đến độ rủi ro và khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Bảng lưu chuyển tiền tệ cho thấy ban quản lí đã lựa chọn phương cách nào để tài trợ sự phát triển của doanh nghiệp (Trang 95)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w