Hoàn thiện quy trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán
Trang 11.2 Sự thừa nhận trong nước và quốc tế 5
2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty 6
2.1.Mục tiêu và phương châm hoạt động 6
2.2 Khách hàng của AASC 6
2.3 Các dịch vụ chuyên ngành chủ yếu của AASC 7
2.4.Tình hình sản xuất kinh doanh tại AASC 11
3.Đặc điểm tổ chức quản lý tại AASC 12
3.1 Đội ngũ nhân viên 12
3.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại AASC 12
3.3.Tổ chức công tác kế toán tại Công ty AASC 15
4.Khái quát về công tác kiểm toán tại AASC 16
4.1 Hồ sơ,chứng từ sử dụng 16
4.2 Quy trình kiểm toán tại AASC 16
4.3 Quy trình kiểm soát chất lượng tại AASC 18
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ HỆTHỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁOTÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY THHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀICHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN 20
Trang 21.Hệ thống kiểm soát nội bộ và vai trò của đánh giá hệ thống kiểm
soát nội bộ trong kiểm toán báo cáo tài chính 20
2.Thực trạng quy trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ do AASCthực hiện 21
2.1 Thu thập thông tin tổng quan chung về khách hàng 22
2.2.Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng 30
2.2.1 Tìm hiểu và đánh giá môi trường kiểm soát 30
2.2.2.Tìm hiểu về hệ thống kế toán tại công ty khách hàng 35
2.2.3.Tìm hiểu về các thủ tục kiểm soát 42
2.2.3.Đánh giá ban đầu về rui ro kiểm soát 50
2.3 Thực hiện thử nghiệm kiểm soát 53
2.4 Lập bảng tổng hợp đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ 57
3 Tổng hợp quy trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bột tại AASC 59
CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VỀ QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ HỆTHÔNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁOTÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀICHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN 61
1.Nhận xét về thực trạng quy trình đánh giá hệ thống kiểm soát nộibộ trong kiểm toán báo cáo tài chính do AASC thực hiện 61
Trang 3TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
Trang 4DANH MỤC VIẾT TẮT
1.AASCCông ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán
2.BCTCBáo cáo tài chính3.TSCĐTài sản cố định
5.KTVKiểm toán viên6.KSNBKiểm soát nội bộ
Trang 5DANH MỤC SƠ VÀ BẢNG BIỂU
Sơ đồ
Sơ đồ 1 Các dịch vụ chuyên ngành chủ yếu của AASC 7Sơ đồ 2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại AASC 13Sơ đồ 3 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại trụ sở AASC 15
Sơ đồ 5 Quy trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ tại AASC 60
Các bảng biểu
Bảng I.1 Bảng Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 11
Bảng II.3 Tìm hiểu và đánh giá môi trường kiểm soát tại công ty A 32Bảng II.4 Tìm hiểu và đánh giá môi trường kiểm soát tại công ty B 34Bảng II.5 Bảng tìm hiểu chế độ kế toán tại Công ty A 36Bảng II.6 Bảng câu hỏi đánh giá hệ thống kế toán tại công ty TNHH A 40Bảng II.7 Bảng tường thuật về khoản mục TSCĐ tại Công ty A 43Bảng II.8 Bảng câu hỏi đánh giá khoản mục TSCĐ tại Công ty A 44Bảng II.9 Bảng câu hỏi đánh giá khoản mục Hàng tồn kho tại Công ty A 47Bảng II 10 Tổng hợp đánh giá rủi ro tại Công ty A 51Bảng II.11 Tổng hợp đánh giá rủi ro tại công ty B 52Bảng II.12 Thử nghiệm kiểm soát với khoản mục Chi lương 53
Bảng II.15 Bảng tổng hợp đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ công ty A 58Bảng II.16 Bảng tổng hợp đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ công ty B 59
Trang 6LỜI MỞ ĐẦU
Thuật ngữ “Kiểm toán”(audit) đã có từ thời La Mã cổ đại Tuy nhiên,kiểm toán chỉ thực sự ra đời và hoạt động với tư cách kiểm tra độc lập và bàytỏ ý kiến vào những năm 30 của thế kỷ 20.Ở Việt Nam trong một thời giandài bao cấp với cơ chế kế hoạch hóa tập trung, kiểm toán độc lập không tồntại.Chỉ sau khi nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế nền kinh tế thị trường,với sự đa dạng về thành phần kinh tế và hình thức sở hữu, để người sử dụngthông tin tài chính yên tâm hơn trong việc ra các quyết định của mình, nhucầu về kiểm toán báo cáo tài chính mới được đặt ra Để việc kiểm toán báocáo tài chính có thể cung cấp thông tin tài chính một cách chính xác, đáp ứngđược yêu cầu của người sử dụng, kiểm toán viên tiến hành đánh giá qua nhiềubước với những phương pháp kỹ thuật khác nhau Trong đó bước công việcđánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ đóng một vai trò hết sức quan trọng, là cơsở để kiểm toán viên có thể đưa ra các thủ tục kiểm toán thích hợp
Trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, các công ty ngày càng phát triển vớisự đa dạng về hình thức, đặc điểm và lĩnh vực kinh doanh.Các nghiệp vụ kinhtế cũng phát sinh một ngày phức tạp dẫn đến việc kiểm toán các báo cáo tàichính ngày càng khó khăn và phức tạp hơn Đòi hỏi kiểm toán viên phải cóóc xét đoán và phương pháp làm việc khoa học hợp lý Việc đánh giá hệthống kiểm soát nội bộ một cách chính xác sẽ giúp kiểm toán viên khoanhvùng được rủi ro, qua đó rút ngắn được thời gian kiểm toán, tiết kiệm đượcchi phí và đạt được hiệu quả trong công việc Vì vậy, việc nghiên cứu quytrình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán báo cáo tài chính làmột vấn đề cấp thiết và cần quan tâm đúng mức.
Là một sinh viên chuyên ngành kiểm toán,trong quá trình quá trình thực tậptại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC),
Trang 7em đã được tìm hiểu về các quy trình kiểm toán tại công ty và em đã chọn đề
tài: ˝Hoàn thiện quy trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểmtoán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kếtoán và Kiểm toán ” cho chuyên đề thực tập Ngoài phần mở đầu và kết luận,
chuyên đề của em được chia làm ba chương:
Chương 1: Tổng quan về Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chínhKế toán và Kiểm toán
Chương 2: Thực trạng quy trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộtrong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Dịch vụ Tưvấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán
Chương 3: Nhận xét về quy trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộtrong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Dịch vụ Tưvấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán
Trong quá trình thực hiện chuyên đề của mình em đã nhận được sựhướng dẫn nhiệt tình của Cô giáo.TS.Nguyễn Thị Phương Hoa, sự giúp đỡcủa các anh chị trong công ty AASC.
Mặc dù đã cố gắng song do thời gian nghiên cứu và khả năng còn hạn chếnên không thể tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy em rất mong nhận đượcnhững ý kiến góp ý của thầy cô giáo để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 8Gọi tắt là : CÔNG TY KIỂM TOÁN AASC
Tên tiếng Anh : Auditing and Accouting Financial consualtancyService company Limited
Ngày 13/5/1991, theo giấy phép số 957/PPLP của Thủ tướng Chínhphủ,Công ty Dịch vụ Kế toán Việt Nam được thành lập và chịu sự quản lý củaBộ Tài chính.Trong thời kỳ đầu hoạt động,công ty chủ yếu cung cấp dịch vụkế toán.Đến năm 1993,cùng với với sự phát triển của nền kinh tế đất nước,đòihỏi phải đổi mới hệ thống quản lý và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ,BộTài chính đã ra quyết định số 164 TC/QD/TCCB ngày 14/9/1993 đổi tênCông ty Dịch vụ Kế toán Việt Nam thành Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chínhKế toán và Kiểm toán,đồng thời bổ sung thêm chức năng Kiểm toán và Tưvấn Tài chính trong loại hình cung cấp dịch vụ của công ty.
Trang 9Trong suốt chiều dài 16 năm hoạt động và phát triển của mình,AASC đãtrải qua nhiều giai đoạn phát triển và không ngừng lớn mạnh,xứng đáng vớicương vị là công ty đầu ngành,đóng góp một phần quan trọng vào sự lớnmạnh của loại hình dịch vụ kiểm toán độc lập tại Việt Nam.
Giai đoạn từ 1991-1993: là giai đoạn hình thành và phát triển.Tháng
3/1992 công ty mở chi nhánh đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh.Ngày29/4/1993,AASC được Trọng tài Kinh tế Hà Nội cấp gíấy phép kinh doanh số109157 và trở thành một trong hai tổ chức hợp pháp lớn nhất và đầu tiên ởViệt Nam hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán, kế toán, tư vấn tài chính và xácđịnh giá trị doanh nghiệp
Giai đoạn từ 1993-24/7/2007: đây là giai đoạn phát triển mạnh mẽ của
công ty với hệ thống các chi nhánh được mở rộng ở khắp các tỉnh,thành phốlớn trong cả nước.Tháng 4/1993,công ty lập chi nhánh tại Vũng Tàu và ĐàNẵng.Tháng 4/1995,chi nhánh của công ty tại thành phố Hồ Chí Minh tách rathành lập Công ty Kiểm toán Sài Gòn(AFC).Ngày 14/4/1995,công ty thànhlập chi nhánh tại Thanh Hóa,ngày 02/02/1995 thành lập văn phòng đại diệntại Hải Phòng,ngày 02/02/1996 thành lập thêm chi nhánh Quảng Ninh,ngày13/73/1997 tái thiết lập chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Giai đoạn từ 24/7/2007 đến nay: là giai đoạn đánh dấu một bước phát
triển mới của AASC.Ngày 24/07/2007 tại nhà hát lớn Hà Nội,Công ty TNHHDịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán(AASC) đã tổ chức lễ ra mắtvà nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới.Đây là mốc son lịch sử vềsự phát triển và hội nhập của công ty và cũng là sự kiện phát triển đặc biệt củangành kiểm toán độc lập Việt Nam,chấm dứt việc bao cấp của nhà nước chohoạt động kiểm toán.Từ nay, các doanh nghiệp kiểm toán sẽ hoàn toàn độclập tự chủ và khách quan trong trong hoạt động nghề nghiệp
Do những thành tích và những đóng góp của AASC đối với ngành Tài
Trang 10chính, Kế toán và Kiểm toán Việt Nam, ngày 15/08/2001- Chủ tịch nước đã tặngthưởng Huân chương lao động Hạng Ba cho AASC, ngày 09/07/2005 có Quyếtđịnh số 737/2005/QĐ/CTN tặng thưởng Huân chương Lao động Hạng nhì choAASC và Huân chương Lao động Hạng ba cho Giám đốc AASC Ngày27/07/2001- Thủ tướng Chính Phủ đã có quyết định số 922/QĐ/TTg tặng thưởngCờ thi đua và Bằng khen cho nhiều tập thể và cá nhân trong Công ty
AASC là doanh nghiệp đầu tiên hoạt động trong lĩnh vực tài chính kế toánvà kiểm toán độc lập ở Việt Nam được Nhà nước trao tặng Huân chương Laođộng Hạng Nhì và Hạng Ba Hơn thế nữa, Ban Giám đốc Công ty cũng đượctrao tặng Huân chương Lao động Hạng Ba và danh hiệu “Chiến sỹ thi đua”.
1.2 Sự thừa nhận trong nước và quốc tế
Cùng với sự phát triển và thành công qua 16 năm hoạt động, AASC đãcó những bước tiến vững chắc và trở thành một Công ty Kiểm toán hàng đầutại Việt Nam Dịch vụ của AASC được biết đến và được tín nhiệm ở nhiều tổchức trong và ngoài nước.
AASC là một trong 12 Công ty Kiểm toán độc lập được Ủy ban Chứngkhoán Nhà nước công nhận là tổ chức kiểm toán độc lập được phép tiến hànhkiểm toán các tổ chức phát hành và kinh doanh chứng khoán; AASC cũng đãđược Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận là tổ chức kiểm toán độc lậpđược phép kiểm toán các tổ chức tín dụng trong nước.
Đồng thời, AASC cũng là một trong hai Công ty Kiểm toán duy nhất củaViệt Nam cùng với 4 công ty Kiểm toán Quốc tế khác được phép tham giakiểm toán các dự án tài trợ bởi Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Pháttriển Châu Á (ADB) và các tổ chức khác…Ngoài ra, AASC còn vinh dự làmột Công ty Kiểm toán nằm trong danh sách chọn lọc được tham dự thầu hầuhết tất cả các Dự án được tài trợ bởi nguồn vốn của các Tổ chức Chính phủ vàphi Chính phủ.
Trang 11Tháng 07 năm 2005, AASC được chính thức công nhận là thành viên
của Mạng lưới Quốc tế về Kế toán và Kiểm toán INPACT AASC và cácthành viên của INPAC cam kết hợp tác và phát triển vì mục tiêu đem đến chokhách hàng những dịch vụ chuyên ngành đạt tiêu chuẩn Quốc tế.
2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty 2.1.Mục tiêu và phương châm hoạt động
Mục tiêu hoạt động
Với quan điểm vì lợi ích cao nhất của khách hàng, mục tiêu hoạt động củaAASC là cung cấp các dịch vụ chuyên ngành và các thông tin đáng tin cậynhằm giúp khách hàng đưa ra các quyết định quản lý, tài chính và kinh tế mộtcách có hiệu quả.Hơn thế nữa với kinh nghiệm thực tiễn về chuyên ngành, tậntình, gần gũi với khách hàng,AASC am hiểu những yêu cầu, khó khăn màkhách hàng có thể gặp phải khi tiến hành kinh doanh tại Việt Nam.Dựa trên cơsở đó,AASC sẽ hỗ trợ khách hàng giải quyết tốt và kịp thời các vấn đề phátsinh mà ít có một tổ chức dịch vụ chuyên ngành nào có thể thực hiện được
Phương châm dịch vụ của AASC
Nhằm đảm bảo cung cấp cho khách hàng những dich vụ có chất lượngtốt nhất, mọi hoạt động của tôn trọng các nguyên tắc sau: Độc lập, Trung thựckhách quan và Bảo mật, Tuân thủ các Quy định của Nhà nước Việt Nam, cácChuẩn mực Kiểm toán Việt Nam do Nhà nước ban hành cũng như các Chuẩnmực Kiểm toán Quốc tế được chấp nhận chung.
2.2 Khách hàng của AASC
Với vị trí đi tiên phong trong ngành kiểm toán độc lập tại Việt Nam,cùngvới hơn 16 năm hoạt động ,bằng uy tín và chất lượng phục vụ củamình,AASC có một đội ngũ khách hàng đông đảo với hơn 1500 doanh nghiệplớn nhỏ,thuộc mọi thành phần kinh tế,hoạt động ở đa ngành nghề,đa lĩnh vựcở khắp các tỉnh thành trong cả nước,bao gồm:
Trang 12 Các Tổng Công ty Nhà nước
Các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Các Công ty Cổ phần,Công ty niêm yết
Các doanh nghiệp tư nhân,các công ty TNHH
Các dự án được tài trợ bởi các tổ chức tín dụng Quốc tế như:WB,ADB,JBIC…….
… vv
Với trình độ và những kinh nghiệm thực tiễn của mình, AASC là đơn vịđi tiên phong, dẫn đầu trong hoạt động cung cấp dịch vụ chuyên ngành kiểmtoán, kế toán, tư vấn tài chính, thuế, tại Việt nam và luôn đáp ứng mọi yêucầu cao nhất của khách hàng.
2.3 Các dịch vụ chuyên ngành chủ yếu của AASC
Sơ đồ 1.Các dịch vụ chuyên ngành chủ yếu của AASC
DỊCH VỤ CHUYÊN NGÀNHDịch vụ
Kế toán
Tư vấn tài chính,
nghệ thông tin
Đào tạo, hỗ trợ tuyểndụng,Dịch
vụ khácKiểm toánXác định
giá trị DN và tư vấn cổ
phần hóa
Trang 13Hiện nay,AASC chủ yếu cung cấp các dịch vụ sau:Dịch vụ kiểm toán
Kiểm toán là một trong những yếu tố cơ bản làm nên thương hiệuAASC.Hoạt động này đã có sự phát triển không ngừng cả về số lượng và chấtlượng Với đội ngũ kiểm toán viên đông đảo với hơn 100 chuyên gia có bềdày kinh nghiệm và thông thạo nghiệp vụ,hiện nay AASC đã và đang cungcấp dịch vụ kiểm toán cho hơn 1500 khách hàng trên cả nước,trong đó cónhiều doanh nghiệp Nhà nước hầu hết là các các tập đoàn kinh tế lớn, cácTổng Công ty 91, Tổng Công ty 90; Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nướcngoài… Dịch vụ kiểm toán mà công ty cung cấp bao gồm các loại hình sau:
Kiểm toán báo cáo tài chính
Kiểm toán hoạt động các dự án
Kiểm toán báo cáo quyết toán các công trình xây dựng cơ bản
Kiểm toán xác định vốn thành lập hoặc giải thể doanh nghiệp;
Dịch vụ kế toán
AASC được hình thành và phát triển từ khởi đầu là một đơn vị chuyêncung cấp các dịch vụ kế toán.,vì vậy dịch vụ kế toán là thế mạnh củaAASC.Mặt khác,đây cũng là một trong các lĩnh vực mà AASC có các nguồnlực đông đảo và nhiều kinh nghiệm.Vì vậy, dịch vụ kế toán của AASC đãđược Bộ Tài chính và đông đảo khách hàng tín nhiệm và đánh giá cao.Hiệnnay,AASC đã và đang cung cấp cho các khách hàng các dịch vụ kế toán như:
Lập và ghi sổ kế toán
Lập các báo cáo tài chính định kỳ
Trợ giúp việc chuyển đỏi hệ thống kế toán và báo cáo tài chính phù hợpvới yêu cầu của khách hàng và đồng thời đảm bảo tính tuân thủ các quy địnhcủa Nhà nước Việt Nam và các nguyên tắc kế toán quốc tế được chấp nhận:
Trang 14 Dịch vụ tư vấn tài chính
Các dịch vụ tư vấn của AASC sẽ cung cấp cho khách hàng những giảipháp tốt nhất ,giúp hoàn thiện hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nộibộ,nâng cao hiệu quả kinh doanh và chất lượng sản phẩm dịch vụ,giảm chiphí hoạt động,không ngừng tăng doanh thu nâng cao sức cạnh tranh chodoanh nghiệp Với kinh nghiệm thực tiễn sâu sắc, AASC đã thực hiện đa dạngnhiều loại hình dịch vụ tư vấn được khách hàng đánh giá cao như:
Tư vấn về thuế;
Tư vấn nguồn nhân lực
Tư vấn về kế toán,kiểm toán
Tư vấn soạn thảo hồ sơ xin cấp giấy phép đầu tư
Tư vấn sáp nhập và giải thể doanh nghiệp
Tư vấn thẩm định dự toán đầu tư XDCB
…….
Dịch vụ xác định giá trị doanh nghiệp và tư vấn cổ phần hóa
AASC chủ yếu cung cấp dịch vụ này cho các doanh nghiệp nhà nước,cáctổng công ty Nhà nước trong quá trình thực hiện các thủ tục,hồ sơ để chuyểnđổi loại hình doanh nghiệp.Bao gồm:
Tư vấn xác định giá trị tài sản doanh nghiệp để cổ phần hóa
Tư vấn xác định và lập hồ sơ xác định giá trị doanh nghiệp
Tư vấn đề xuất phương án xử lý lao động sau khi chuyển sang Công tycổ phần
Tư vấn các công việc phải thực hiện sau khi chuyển đổi doanh nghiệp
Dịch vụ công nghệ thông tin
Với đội ngũ chuyên gia công nghệ thông tin giàu kinh nghiệm,AASC
Trang 15trợ giúp cho khách hàng trong việc lắp đặt,thử nghiệm và vận hành hệ thốngthông tin quản lý,đồng thời AASC cũng cung cấp cho khách hàng những phầnmềm tiện ích đáp ứng được nhu cầu quản lý ngày càng cao của khách hàng.
Dịch vụ Đào tạo và hỗ trợ tuyển dụng
Đào tạo nhân viên là một chiến lược khôn ngoan nhằm nâng cao kỹnăng, trình độ và chất lượng nguồn nhân lực của các doanh nghiệp Hiện nay,AASC đang sử dụng một đội ngũ chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong lĩnhvực giảng dạy để xây dựng các chương trình đào tạo và tiến hành huấn luyệnnghề nghiệp một cách có hiệu quả nhất.
Tổ chức các khóa học bồi dưỡng Kế toán trưởng, bồi dưỡng nghiệp vụKế toán, Kiểm toán nội bộ, Quản trị doanh nghiệp, ứng dụng tin học trongcông tác Kế toán.
Cung cấp các văn bản pháp quy, các tài liệu hướng dẫn Kế toán, các tàiliệu tham khảo chuyên ngành Tài chính Kế toán và các mẫu biểu Kế toánnhư: Báo cáo Tài chính, Sổ Kế toán, các Chứng từ Kế toán…
Trực tiếp hỗ trợ các Doanh nghiệp, các tổ chức trong lĩnh vực tuyển dụngnhân viên đặc biệt là những nhân viên chuyên ngành Tư vấn Tài chính, Kế toánvà Kiểm toán nhằm đáp ứng yêu cầu công việc chuyên môn và đã được cáckhách hàng đánh giá khá cao về chất lượng nhân viên được tuyển dụng
Trang 16cũng luôn duy trì mối quan hệ thường xuyên với khách hàng, thường xuyênthông báo và cung cấp các văn bản về Tài chính, Kế toán, Pháp luật mới nhất,phù hợp với tình hình kinh doanh của mỗi Doanh nghiệp và sẵn sàng giải đápthỏa đáng mọi thắc mắc có liên quan của khách hàng
Hoạt động thẩm định giá trị Tài sản
Bên cạnh các lĩnh vực thế mạnh được kể trên đây, AASC cũng luôn cósự quan tâm thích đánh đến các loại dịch vụ mới nhằm đáp ứng các yêu cầungày một đa dạng từ phía khách hàng Do đó, AASC đã phối hợp với cácCông ty nước ngoài, phối hợp với Ban Vật giá Bộ Tài chính và độc lập thựchiện một số hợp đồng thẩm định giá trị Tài sản đối với Doanh nghiệp, đặc biệtđối với các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như: Hợp đồng rà soátthẩm định Giá trị Tài sản của Công ty Liên doanh Pioneer & Transmexco…
2.4.Tình hình sản xuất kinh doanh tại AASC
Với kinh nghiệm, chất lượng phục vụ và uy tín của,cùng với sự phấn đấunỗ lực không ngừng của toàn thể Ban giám đốc và cán bộ công nhân viêntrong công ty, trong những năm qua AASC đã không ngừng lớn mạnh.Chúngta có thể nhận thấy điều đó thông qua Bảng Tổng hợp kết quả kinh doanh củacông ty qua các năm(Bảng 1.1)
Bảng I.1: Bảng Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
Đơn vị: Triệu đồng
1Doanh thu21.04525.62231.68942.46659.0652Lợi nhuận trước
1.7021.9201.9761.9591.8813Nộp ngân sách2.7093.0393.3093.7003.985
Trang 17Trong hơn 16 năm hoạt động,AASC đã có sự lớn mạnh vượt bậc,nếunhư vào năm 1992 doanh thu của công ty chỉ dừng ở con số 840 triệu đồng thìđến năm 2002 đã đạt mức 21.045 triệu đồng,và đến năm 2006 doanh thu củacông ty đã có sự tăng trưởng vượt bậc,đạt mức 59.065 triệu đồng.
3.Đặc điểm tổ chức quản lý tại AASC3.1 Đội ngũ nhân viên
Để hoạt động thành công và hiệu quả, AASC luôn coi trọng vấn đề trìnhđộ và kinh nghiệm của đội ngũ nhân viên Hiện nay, AASC đang có một độingũ đông đảo với gần 200 cán bộ, kiểm toán viên, thẩm định viên và kỹ thuậtviên được đào tạo Đại học và trên Đại học ở trong nước và nước ngoài, trongđó có gần 40 Kiểm toán viên được cấp chứng chỉ Kiểm toán cấp Nhà nước, 04Thẩm định viên về giá cấp Nhà nước và 15 Tiến sĩ, Thạc sĩ đang theo học caohọc, ACCA cùng hàng trăm cộng tác viên là các Giáo sư, Tiến sĩ, chuyên giađầu ngành với kinh nghiệm và chuyên môn dày dặn chắc chắn sẽ đáp ứngnhững yêu cầu cao nhất của Khách hàng Đặc biệt, cho tới thời điểm này,AASC là Công ty Kiểm toán duy nhất tại Việt Nam có số lượng Kiểm toán(CPA) vượt qua con số 100 (năm 2006, AASC có 107 Kiểm toán viên).
Hàng năm, AASC thường kết hợp với một số công ty Kiểm toán nướcngoài (như Price Waterhouse Coopers, Ernst & Young, KPMG…) và các tổchức kế toán, kiểm toán khác để tổ chức các khóa đào tạo và bồi dưỡng chocán bộ của mình tại các nước Châu Âu (như Anh, Pháp, Đức, Bỉ, Hà Lan,Italya…) và các nước Châu Á (như Thái Lan, Malaysia, Singapore, TrungQuốc…).
3.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại AASC
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại AASC được tổ chức theo sơ đồ sau:(Sơ đồ 2)
Trang 18Sơ đồ 2:Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại AASC
Phòng kiểm toán 1
Ban thường trực hội đồng thành
Tổng giám đốc
Phó tổng giám đốc
Ban kiểm soát
Chi nhánh tại Quảng
NinhPhòng
kiểm toán 2Phòng dịch
vụ đầu tư nước ngoài
Phòng kiểm toán
Phòng kiểm toán
Chi nhánh tại TP Hồ chí Minh
Phòng hành chính
tổng hợp
Phòng kiểm toán
XDHội đồng
thành viên
Trang 19Do đặc điểm của ngành nghề kinh doanh,bộ máy tổ chức quản lý củaAASC được tổ chức theo mô hình chức năng.Mỗi phòng ban được giao thựchiện những nhiệm vụ,trọng trách riêng tuy nhiên các phòng bankhông tồn tại biệt lập mà có quan hệ hỗ trợ,bổ sung cho nhau nhằm nhaunhằm hoàn thành mục tiêu chung của công ty Hiện nay, ban lãnh đạo củaAASC gồm một Tổng giám đốc, 4 Phó Tổng giám đốc và một kế toán trưởng.Tổng giám đốc do hội đồng thành viên bầu ra,chịu trách nhiệm quản lýđiều hành mọi hoạt động của công ty.Bốn Phó tổng giám đốc có nhiệm vụ tưvấn,trợ giúp Tổng giám đốc điều hành quản lý công ty
Các phòng ban trực thuộc bao gồm:
Phòng kiểm toán 1: có chức năng cung cấp các dịch vụ tư vấn tài
chính,kế toán,kiểm toán như: Tư vấn lập Báo cáo tài chính doanh nghiệp; tưvấn lập báo cáo dự án,tư vấn thuế…
Phòng kiểm toán 2: thực hiện chức năng cung cấp dịch vụ kế toán và
kiểm toán cho các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ.Phòng kiểm toán 3: có vai trò cung cấp các dịch vụ tư vấn,kế toán
kiểm toán cho các đơn vị hoạt động sản trong nghành sản xuất vật chất,xácđịnh giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa.
Phòng kiểm toán 5: chuyên cung cấp các dịch vụ liên quan tới các dự
án của các tổ chức chính phủ và phi chính phủ trong và ngoài nước,chiếm tỉtrong lớn trong tổng thu nhập của toàn công ty.
Phòng Kiểm toán xây dựng cơ bản: có chức năng chuyên cung cấp
dịch vụ kế toán,kiểm toán cho các công trình xây dựng cơ bản.
Phòng dịch vụ đầu tư nước ngoài: chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn,kế
toán,kiểm toán cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tham giakiểm toán các dự án tài trợ bởi các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới(WB), Ngân hàng Phát triển Châu á (ADB)…
Trang 20Phòng hành chính tổng hợp: để tinh giản cơ cấu tổ chức Công ty đã
sáp nhập phòng Kế toán, phòng Hành chính tổng hợp, phòng Công nghệthông tin vào một phòng duy nhất: Phòng hành chính tổng hợp.Phòng có
nhiệm vụ thực hiện tổ chức thi tuyển,tuyển dụng và đào tạo nhân viên
mới,định kỳ tổ chức sát hạch chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên,cập nhậtthông tin về các chế độ,chính sách đồng thời cung cấp hậu cần đảm bảo chohoạt động của công ty.
3.3.Tổ chức công tác kế toán tại Công ty AASC
Bộ máy kế toán tại trụ sở chính của Công ty được tổ chức tương đối gọnnhẹ,chỉ gồm 3 người bao gồm: Kế toán trưởng; Kế toán tổng hợp và Thủ quỹ.
Sơ đồ 3: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại trụ sở AASC
Kế toán trưởng: Có trách nhiệm điều hành, hướng dẫn, chỉ đạo, tổ
chức và kiểm tra toàn bộ công tác kế toán của Công ty
Kế toán tổng hợp: kiêm kế toán thanh toán lương,
Thủ quỹ: Có nhiệm vụ quản lý số tiền mặt hiện có của Công ty , theo dõi
các khoản tiền gửi ngân hàng.
Hiện nay Công ty đang áp dụng hình thức ghi sổ Nhật ký chung.Niên độkế toán bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.
Hệ thống chứng từ sử dụng gồm: Chứng từ tiền lương, Chứng từ HTK,Chứng từ bán hàng và chứng từ tiền tệ.Hiện nay công ty đang sử dụng hệthống kế toán máy với phần mềm E-Aplus do chính Công ty thiết kế.
Bộ máy kế toán tại AASC
Kế toán trưởng
Thủ quỹ Kế toán tổng hợp
Trang 214.Khái quát về công tác kiểm toán tại AASC 4.1 Hồ sơ,chứng từ sử dụng
Hồ sơ kiểm toán tại AASC bao gồm Hồ sơ kiểm toán chung và Hồ sơkiểm toán năm:
Hồ sơ kiểm toán chung: chứa đựng các thông tin chung về khách
hàng.Mỗi khách hàng có một hồ sơ kiểm toán chung,được lưu từ năm này quanăm khác,bao gồm các nội dung:
Các thông tin chung về khách hàng;
Các tài liệu pháp luật liên quan đến khách hàng; Các tài liệu về thuế;
Các tài liệu về nhân sự; Các tài liệu kế toán; Các tài liệu về hợp đồng; Các thủ tục;
Hồ sơ kiểm toán năm : chứa đựng các thông tin về cuộc kiểm toán năm
hiện tại của khách hàng bao gồm bằng chứng kiểm toán có liên quan.Gồm hai phần:
Các vấn đề kiểm toán;Các phần hành kiểm toán.
Trong suốt quá trình làm việc, mọi tài liệu do khách hàng cung cấp và cảnhững tài liệu làm việc đều phải được tập trung và đóng vào Hồ sơ riêng vàmỗi nhóm kiểm toán sẽ tự bảo quản các tài liệu của nhóm mình để tránh tìnhtrạng mất mát, nhầm lẫn tài lệu của các nhóm khác nhau.
4.2 Quy trình kiểm toán tại AASC
Tuân thủ theo đúng các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và các chuẩnmực quốc tế,quy trình kiểm toán tại AASC gồm các bước như sau:(Sơ đồ 3)
Trang 22Quyết định chấp
Thu thập thông tin sơ bộ về khách hàng(về lĩnh vực hoạt động,loại hình doanh nghiệp,hình thức sởhữu,công nghệ SX,bộ máy quản lí,tình hình hoạt động….)Đánh giá khả năng chấp nhận khách hàng
Bảng kê các tài liệu cần cho cuộc kiểm toán
Đánh giá hệ thống KSNB
Đánh giá hệ thống
kế toán Lập kế hoạch(Kế hoạch chiến lược,kế hoạch tổng thể và chương trình kiểm toán)
Chương trình kiểm toánKế hoạch tổng
thể(có khoanh vùng rủi ro)Kế hoạch
chiến lược
Thỏa thuận cung cấp dịch vụKhảo sát đánh giá khách hàng tiềm năng
Kết thúc kiểm toán Thực hiện kiểm toán Lập kế hoạch kiểm toán
Thực hiện chương trìnhkiểm toánKhoanh
chi tiếtQuy trình
Báo cáo kiểm toán cung các chỉ dẫn
Sơ đồ 4: Quy trình kiểm toán tại AASC
Trang 23Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán: Trong giai đoạn này kiểm toán viên
tiến hành các bước công việc sau:
Bước 1: Khảo sát đánh giá khách hàng tiềm năng Bước 2: Thỏa thuận cung cấp dịch vụ
Bước 3: Lập kế hoạch kiểm toán Giai đoạn thực hiện kiểm toán
Dựa trên kế hoạch và chương trình kiểm toán đã được vạch ra,căn cứ vàonhững tài liệu,chứng từ,sổ sách mà khách hàng cung cấp.KTV tiến hành cácthủ tục phân tích,kiểm tra chi tiết kết hợp với kinh nghiệm và phán đoán nghềnghiệp từ đó tìm hiểu sự trung thực,hợp lý của các khoản mục trên báo cáo tàichính của phía khách hàng
Giai đoạn kết thúc kiểm toán:
Từ kết quả thu được của giai đoạn thực hiện kiểm toán,KTV tổng kếtcông việc đã thực hiện và đưa ra ý kiến khẳng định sự trung thực hợp lý vềcác báo cáo tài chính của phía khách hàng và đưa ra các bút toán điều chỉnhnếu có.Sau đó,Ban giám đốc,trưởng phòng,KTV xem xét lại 1 lần nữa kếtluận kiểm toán trước khi phát hành Báo cáo kiểm toán cuối cùng.
4.3 Quy trình kiểm soát chất lượng tại AASC
Tuân thủ Chuẩn mực Kiểm toán số 220 "Kiểm soát chất lượng hoạt độngkiểm toán",AASC đã xây dựng cho mình một quy trình kiểm soát chặtchẽ,xuyên suốt cả trong và ngoài cuộc kiểm toán nhằm hạn chế tối đa những saisót có thể xảy ra,đảm bảo uy tín và chất lượng dịch vụ cung cấp của Công ty
Tất cả các nhân viên được tuyển chọn vào AASC, đều phải trải quanhững bài thi sát hạch theo quy chế tuyển dụng của công ty nhằm chọn được
được những người có trình độ, kiến thức chuyên môn cao.
Tại AASC,trong bất kì một cuộc kiểm toán nào cũng có hệ thống kiểmsoát 3 cấp: Kiểm toán viên,trưởng phòng và Ban giám đốc.
Trang 24Ngay từ giai đoạn tìm hiểu khách hàng để thực hiện kiểm toán, trướchết công ty sẽ xem xét đến tính độc lập của mình trong cuộc kiểm toán.Trongtrường hợp những yêu cầu về tính độc lập không được đảm bảo thì công ty sẽtừ chối việc tiến hành kiểm toán cho khách hàng.
Sau khi chấp nhận khách hàng,Trưởng phòng sẽ phân công nhóm kiểmtoán và Trưởng nhóm kiểm toán.Trưởng nhóm kiểm toán có nhiệm vụ phâncông việc cho từng thành viên trong nhóm kiểm toán dựa trên năng lực vàtrình độ chuyên môn của từng người kiểm tra soát xét quá trình thực hiệncông việc của các trợ lý,tổng hợp các kết quả kiểm toán và đưa ra ý kiến củamình về báo cáo tài chính của khách hàng
Kết thúc quá trình kiểm toán, trưởng nhóm soát xét các tổng hợp côngviệc của KTV, xem xét, chỉnh sửa lại các bằng chứng kiểm toán đã thu thậpcùng các nhận xét đánh giá của các KTV khác để đảm bảo tính chính xác củakết luận kiểm toán, sau đó chuyển Hồ sơ kiểm toán lên Lãnh đạo phòng Nếuphát hiện có vấn đề gì vướng mắc,thiếu sót hoặc sai sót, Trưởng phòng traođổi lại với Trưởng nhóm kiểm toán và yêu cầu Trưởng nhóm kiểm toán giảitrình Ban Giám Đốc là người soát xét cuối cùng.Sau khi kiểm tra soát xét,được sự phê duyệt của Ban Giám Đốc hồ sơ kiểm toán sẽ được trả về phòngnghiệp vụ để tiến hành phát hành Báo cáo kiểm toán.
Lãnh đạo
Trưởng nhóm kiểm
Kiểm toán viênBan Giám
Đốc
Trang 25cao Theo VSA 400:” Hệ thống kiểm soát nội bộ là các quy định và thủ tục
kiểm soát do đơn vị được kiểm toán xây dựng và áp dụng nhằm bảo đảm chođơn vị tuân thủ Pháp luật và các quy định, ngăn ngừa và phát hiện sai sót; đểlập báo cáo tài chính trung thực và hợp lý; nhằm bảo vệ, quản lý và sử dụngcó hiệu quả tài sản của đơn vị”.
Hệ thống kiểm soát nội bộ đang ngày càng đóng vai trò quan trọng đốivới mỗi công ty bởi nhờ nó mà những hoạt động của công ty diễn ra theođúng trình tự thống nhất, giúp cho doanh nghiệp có thể quản lý được việcthực hiện và kết quả của những công việc đã được tiến hành Nếu một doanhnghiệp không thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ thì các nhà quản lý của côngty sẽ không thể nào kiểm soát được việc thực hiện cũng như hiệu quả côngviệc, điều này sẽ làm cho các nhà quản lý khó lòng đưa doanh nghiệp đi đúng
Trang 26theo những mục tiêu kinh doanh đã đề ra Bởi vậy, đối với mỗi doanh nghiệpthì hệ thống kiểm soát nội bộ là một phần không thể thiếu và mang tính sốngcòn Trong quá trình tiến hành kiểm toán báo cáo tài chính cho các kháchhàng, các kiểm toán viên dựa rất nhiều vào hệ thống kiểm soát nội bộ củakhách hàng Đối với những khách hàng có hệ thống kiểm soát nội bộ hoạtđộng hiệu quả thì các kiểm toán viên có thể dựa vào đó mà giảm bớt khốilượng công việc bởi khi đó những hoạt động cảu doanh nghiệp đã được kiểmsoát khá chặt chẽ và phần nào đã giảm được những sai sót và gian lận có thểphát sinh Và ngược lại, đối với những doanh nghiệp không có hệ thống kiểmsoát nội bộ hay có hệ thống kiểm soát nội bộ nhưng lại hoạt động hiệu quả thìcác kiểm toán viên sẽ phải thực hiện một khối lượng công việc lớn hơn bởikhi đó các hoạt động của công ty không được kiểm soát chặt chẽ và những saisót, gian lận sẽ không được ngăn chặn, như vậy thì rủi ro trong việc kiểm toánsẽ lớn Để giảm bớt được rủi ro kiểm toán thì các kiểm toán viên sẽ phải thựchiện nhiều thủ tục phân tích hơn, chọn mẫu với quy mô lớn hơn để thực hiệnkiểm tra làm cho thời gian thực hiện kiểm toán bị kéo dài Như vậy, việctìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ là một phần không thể thiếutrong mỗi cuộc kiểm toán, nếu không có những đánh giá đầy đủ và chính xácthì cuộc kiểm toán có thể sẽ không đi đúng hướng và kết thúc đúng thời điểmđã đặt ra theo kế hoạch.
2.Thực trạng quy trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ do AASCthực hiện
Để tìm hiểu về thực trạng thực hiện chu trình đánh giá hệ thống kiểmsoát nội bộ trong kiểm toán báo cáo tài chính tại AASC, chúng ta sẽ tìm hiểucụ thể thông qua hai cuộc kiểm toán báo cáo tài chính tại hai công ty kháchhàng: Công ty A và Công ty B do AASC thực hiện Trong đó, Công ty A làcông ty TNHH 100% vốn nước ngoài, là khách hàng năm đầu của AASC,
Trang 27công ty B là công ty cổ phần và là khách hàng thường xuyên của AASC TạiAASC, có một quy trình về đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ áp dụngchung cho các cuộc kiểm toán, tuy nhiên có thể thay đổi phụ thuộc vào cáckhách hàng khác nhau, vì vậy để tránh sự trùng lặp, thực trạng quy trình đánhgiá hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty A sẽ được trình bày trước và đượclấy làm gốc.Sau đó sẽ trình bày những điểm khác biệt tại công ty B.
2.1 Thu thập thông tin tổng quan chung về khách hàng
Những hiểu biết về tình hình kinh doanh là cơ sở quan trọng để kiểmtoán viên đưa ra các xét đoán chuyên môn Mức độ hiểu biết về tình hình kinhdoanh của khách hàng và việc sử dụng các hiểu biết này một cách hợp lý sẽtrợ giúp kiểm toán viên đánh giá rủi ro và các vấn đề đáng chú ý Từ đó lập kếhoạch và thực hiện công việc kiểm toán một cách hiệu quả.
Nhận thức được vấn đề này, tại AASC trước khi chấp nhận một hợpđồng kiểm toán, KTV tiến hành thu thập những thông tin sơ bộ về kháchhàng: ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, loại hình doanh nghiệp, hình thức sởhữu, công nghệ SX, bộ máy quản lý, tình hình hoạt động, đối thủ cạnh tranh cùng với nhu cầu kiểm toán của khách hàng từ đó đánh giá khả năng chấpnhận khách hàng Sau khi chấp nhận hợp đồng kiểm toán, KTV phải thu thậpnhững thông tin chi tiết cần thiết về khách hàng ngay từ khi bắt đầu công việckiểm toán Ngay trong quá trình kiểm toán, các KTV và trợ lý KTV phải luônxem xét, đánh giá, cập nhật và bổ xung thêm thông tin mới.
Đối với công ty A là khách hàng năm đầu của AASC nên việc thu thậpthông tin tổng quan chung về A đóng vai trò quan trọng Vì vậy công việc nàyđược trưởng phòng kiểm toán giao cho một KTV có nhiều kinh nghiệm tiếnhành điều tra và thu thập.
Bằng kinh nghiệm nghề nghiệp, KTV tiến hành các biện pháp nghiệp vụ,thu thập thông thông qua việc trực tiếp khảo sát thực tế văn phòng, nhà xưởng
Trang 28gặp gỡ và trao đổi với Ban giám đốc, các thành viên Ban quản trị, Kiểm toántrưởng cũng như tiến hành phỏng vấn các nhân viên trong công ty Đồng thờiKTV thu thập thông tin từ các văn bản pháp lý, các quy định, chính sách Phápluật ảnh hưởng đến hoạt động của Công ty, nguồn thông tin từ các tài liệu phíakhách hàng cung cấp như: Báo cáo quản lý nội bộ, báo cáo tài chính, báo cáo lưuchuyển tiền tệ, các chính sách vè quản lý kinh tế, tài chính, thuế, hệ thống kếtoán, tài liệu về kiểm soát nội bộ, quy định về chức năng, quyền hạn, nhiệm vụcủa từng bộ phận trong đơn vị để có cái nhìn đầy đủ hơn về tình hình sản xuấtkinh doanh, chiến lược phát triển của doanh nghiệp cũng như việc tuân thủ Luậtpháp và áp dụng các cơ chế quản lý tại Công ty khách hàng.
KTV tổng hợp công việc của mình trên giấy tờ làm việc như sau:
Bảng II.1: Thông tin cơ bản về khách hàng AThông tin cơ bản về khách hàngKhách hàng: Công ty TNHH A
Năm tài chính: 01/11/2005 đến 31/12/2006
Người lập: NVHNgày: 18/03/2007Người soát xét: ĐMCNgày: 18/03/2007
1 Thông tin về hoạt động kinh doanh của khách hàng và những thay
đổi trong năm kiểm toán
- Khách hàng: Năm đầu Thường xuyên Năm x
Trang 29- Loại hình doanh nghiệp
Công ty nhà nước Công ty cổ phần Tổng tổng công ty nhà
-Trụ sở chính: Lô A2, Khu Công nghiệp Quang Minh, Mê Linh, Vĩnh
- Số điện thoại: (84 - 0211) - Fax: (84-0211)
- Mã số thuế: - Giấy phép hoạt động:
Công ty chế xuất 100% vốn nước ngoài được đầu tư bởi Hokuyo Part Co., Ltd (Nhật Bản) và được thành lập theo Giấy phép đầu tư số 90/GP- VP ngày 24/10/2005 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc.
- Lĩnh vực kinh doanh:
Công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất.
- Hoạt động chính của Công ty là:
- Thiết kế, sản xuất và bán các khuôn mẫu của bảng mạch in và bảng mạch dễ uốn;
-Thiết kế, sản xuất và bán các khuôn mẫu của các loại linh kiện thiết bị ép và các thiết bị bổ trợ khác liên quan;
- Thiết kế, sản xuất và bán các loại con lăn chính xác, các chi tiết và dụng cụ cắt;
- Thiết kế, sản xuất và bán các loại thiết bị dùng cho việc xử lý bề mặt và thiết bị gia công;
- Thiết kế, sản xuất và bán các thiết bị viễn thông điện tử, cơ tự động vàvũ trụ; và
x
Trang 30- Các hoạt động kinh doanh khác có liên quan đến các mục trên.
- Địa bàn hoạt động: trên phạm vi cả nước.- Tổng số vốn pháp định: 650.000 USD.- Tổng số vốn vay:
- Thời gian hoạt động: 48 năm kể từ ngày được cấp giấy phép đầu tư.
- Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc.
Các thành viên của Hội đồng Quản trị bao gồm:
Các thành viên của Ban giám đốc bao gồm:
- Kế toán trưởng: Nghiêm Thị Dung- Năng lực quản lý của Ban giám đốc.
Ban Giám đốc của công ty là người Nhật, được cử từ công ty mẹ sang Họlà những người đã có kinh nghiệm trong công tác quản lý Nhìn chung, vềnăng lực quản lý của Ban giám đốc tốt Tuy nhiên, do doanh nghiệp mới đi vào hoạt động từ năm 2005 nên còn một số bỡ ngỡ với Luật pháp, với các quy định cũng như môi trường kinh doanh tại Việt Nam.
Dự báo thị trường và các yếu tố môi trường.
Công ty TNHH A là công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài nằm trong khu chế xuất Là một loại hình doanh nghiệp được nhà nước Việt Nam
khuyến khích phát triển, bên cạnh tính kinh tế còn mang tính xã hội giải quyết công ăn việc làm đáng kể cho một bộ phận lao động Hiện nay, khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Công nghệ điện tử kỹ thuật cao sẽ được khuyến khích phát triển.
Trang 31Những xu hướng quan trọng của ngành/ Đối thủ cạnh tranh và sản phẩm thaythế.
Công ty cung cấp sản phẩm chủ yếu cho công ty TNHH Sumito B Việt Nam theo đơn đặt hàng Hiện nay ở Việt Nam có hai nhà cung cấp trong lĩnh vực sản phẩm này là Công ty và Công ty K Digital Việt Nam.
Khả năng huy động các nguồn tài chính/tín dụng
Công ty đang được vay một khoản tín dụng ưu đãi từ công ty mẹ với lãi suất thấp 0,8% năm.
Các quy định của pháp luật có ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh
Văn bản pháp luật ra đời khuyến khích.
Các yếu tố chính trị, xã hội có ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh
Việt Nam và Nhật Bản có mối quan hệ song phương từ nhiều năm.
Rủi ro kinh doanh
Sản phẩm mang tính đặc thù, sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng, chỉ cung cấp chủ yếu cho một khách hàng, vì vậy khả năng rủi ro trong kinh doanh của đơn vị là rất lớn.
( Nguồn:Hồ sơ kiểm toán khách hàng A của AASC)
Đối với công ty B _ là khách hàng năm thứ 3 của công ty, vì vậy thôngtin chung về khách hàng B sẽ được kiểm toán viên cập nhật trong Hồ sơchung lưu tại văn phòng của AASC Trong đó kiểm toán đặc biệt lưu ý đếnnhững ý kiến tư vấn của kiểm toán viên về xây dựng quy trình kiểm soát, vềxây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ cũng như ý kiến hoàn thiện công tác kếtoán trong hồ sơ kiểm toán năm trước Đồng thời, kiểm toán viên cũng tiếnhành gặp gỡ trao đổi với Ban Giám đốc, Kế toán trưởng, tiến hành phỏng vấncán bộ, công nhân viên trong công ty để cập nhật những thông tin mới trongtổ chức bộ máy quản lý cũng như những thay đổi trong hoạt động kinh doanhtại công ty.
Tất cả những thông tin thu được kiểm toán viên sẽ tập hợp trong giấy làmviệc.
Bảng II.2 Thông tin cơ bản về khách hàng B
Trang 32Thông tin cơ bản về khách hàng
Khách hàng: Công ty Cổ phần B
Năm tài chính: 01/11/2006 đến 31/12/2006
Người lập: PHHNgày: 12/02/2007Người soát xét: ĐMCNgày: 13/02/2007
Trang 33
1Thông tin về hoạt động kinh doanh của khách hàng và những thayđổi trong năm kiểm toán
- Khách hàng: Năm đầu Thường xuyên Năm thứ
- Loại hình doanh nghiệp
Công ty nhà nước Công ty cổ phần
Tổng tổng công ty nhà nước
- Mã số thuế: ………- Giấy phép hoạt động:
QĐ/GP thành lập số 0547/2003/QĐ-BTM do Bộ Thương Mại cấp ngày12/8/2003
GP điều chỉnh lần 1 ngày 12/12/2005 cấp tại Sở KH& ĐT TP HCM: Bổxung thêm ngành hàng kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu.
GP điều chỉnh lần 2 ngày 25/04/2006 cấp tại Sở KH& ĐT TP HCM : Bổxung thêm ngành nghề kinh doanh xăng dầu.
-Lĩnh vực kinh doanh
Tương tự như năm trước.Bổ xung thêm các hoạt động sau:
+ Xây dựng xưởng chế biến nông sản tại Tân Uyên-Bình Dương với hoạtđộng chính là sản xuất,gia công chế biến hạt tiêu.
+ Lập báo cáo nghiên cứu khả thi và phương hướng đầu tư vốn xây dựng nhàmáy sản xuất sơn tại Khu công nghiệp Việt Nam-Singapore tỉnh Bình Dương.
x
Trang 34+Bổ xung thêm ngành nghề kinh doanh xăng dầu cho Công ty.
+ Thành lập kho sắt thép số 1 tại số 43/42 Quốc lộ 13, Phường Hiệp BìnhPhước, Quận Thủ Đức Tp Hồ Chí Minh.
-Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc
Các thành viên của Hội đồng Quản trị bao gồm:
Chức vụ
Ông Đào Văn K Chủ tịchÔng Trần Văn P Thành viênBà Tống Bích L Thành viênÔng Lê Xuân C Thành viênCác thành viên của Ban Giám đốc bao gồm:
Chức vụ
Ông Đào Văn K Tổng Giám đốcÔng Trần Văn P Phó Tổng Giám đốc Bà Lê Bích L Phó Tổng Giám đốc
-Kế toán trưởng: Lê Huy T
-Năng lực quản lý của Ban Giám Đốc
Ban Giám Đốc đã có thâm niên và kinh nghiệm trong công tác quản lý.Nhìnchung, về năng lực quản lý của Ban Giám đốc tốt
Dự báo thị trường và các yếu tố môi trường
Năm 2007 khi Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức thương mại thế giới(WTO),môi trường kinh doanh cũng được mở rộng hơn,thị trường và các cơ hội kinhdoanh cũng được mở rộng hơn.Tuy nhiên đây cũng là thách thức không nhỏ khimà số lượng và quy mô của các đối thủ cạnh tranh của Công ty cũng tăng lên
Những xu hướng quan trọng của ngành/Đối thủ cạnh tranh và sản phẩmthay thế
- Mặt hàng café kinh doanh không lợi nhuận trong năm 2006, do vậyphương hướng trong năm 2007 là Công ty sẽ ngừng kinh doanh loại mặt hàng này.
-Công ty cũng quyết định phát triển hoạt động kinh doanh xăng đầu, trước
Trang 35mắt là bán buôn xăng dầu và phương hướng trong tương lai là sẽ xây dựng và pháttriển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu.
Khả năng huy động các nguồn tài chính / tín dụng
Trong năm 2006,Công ty đã thực hiện bán đấu giá nốt phần vốn của Nhànước tại Công ty(giảm tỉ lệ vốn Nhà nước tại Côg ty từ 80% xuống còn 51%)
Bên cạnh đó, Công ty cũng đề ra kế hoạch tăng thêm vốn điều lệ từ 60 tỷ lên90 tỷ đồng thông qua việc phát hành cổ phiếu ra công chúng,tiến tới niêm yết trênthị trường chứng khoán TP HCM trong năm 2007.Số vốn huy động thêm sẽ đượcsử dụng để đầu tư nhà máy sơn và bổ xung nguồn vốn đầu tư hệ thống cửa hàngkinh doanh xăng dầu.
Rủi ro kinh doanh
- Giá bán các mặt hàng nông sản ra thị trường thế giới không ổn định
- Chất lượng và số lượng nguồn nguyên liêu nông sản đầu vào không ổn định,phụ thuộc vào thời tiết,khí hậu và tập tính canh tác của người nông dân.
- Giá mặt hàng xăng dầu trên thị trường quốc tế liên tục biến động và tăngnhanh.
(Nguồn: Hồ sơ kiểm toán khách hàng B của AASC)
2.2.Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng
Sau khi đã có cái nhìn khái quát về công ty khách hàng, kiểm toán viêntiến hành tìm hiểu về môi trường kiểm soát của đơn vị để đánh giá nhận thức,quan điểm, sự quan tâm và hoạt động của thành viên Hội đồng đồng quản trịvà Ban giám đốc đối với hệ thống kiểm soát nội bộ.
2.2.1 Tìm hiểu và đánh giá môi trường kiểm soát.
Các kiểm toán viên thực hiện tìm hiểu môi trường kiểm soát chung đểđánh giá tổng thể về thái độ, nhận thức và hoạt động của Ban giám đốc côngty khách hàng đới với hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm thiết lập độ tin cậy vàohệ thống kiểm soát nội bộ, từ đó thiết kế các thử nghiệm kiểm soát và thử
Trang 36nghiệm cơ bản.
Đối với khách hàng A: vì là khách hàng năm đầu của AASC nên việctìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ đặc biệt được chú trọng Kiểm toán viêntiến hành gặp gỡ và thảo luận trực tiếp với Ban Giám đốc và với các nhânviên trong công ty khách hàng Kiểm toán viên quan sát tác phong, các điềuhành công việc của Ban giám đốc để phần phần nào đánh giá phong cáchquản lý doanh nghiệp của những người lãnh đạo công ty Bên cạnh đó kiểmtoán viên còn quan sát cách thực hiện công việc của các nhân viên các phòngban, các bộ phận chức năng để đánh giá việc chấp hành quyết định quản lý.Ngoài ra, các kiểm toán viên cũng xem xét cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý củakhách hàng so với quy mô, đặc điểm ngành nghề kinh doanh và các điều kiệnthực tế để vận hành cơ chế tổ chức đó Đồng thời, kiểm toán viên thu thập cáctài liệu về các quy định về quản lý tài chính, các quy chế quản lý nhân sự,hướng dẫn hạch toán kế toán tại công ty Sau đó, kiểm toán viên tổng hợpcông việc cuả mình trên giấy làm việc:
Trang 37Bảng II.3 Tìm hiểu và đánh giá môi trường kiểm soát tại công ty A
Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ
Tên khách hàng Công ty A Tham chiếu Niên độ kế toán: 31/12/2006 Người thực hiện: NVH Người được phỏng vấn: Ngày thực hiện: 19/03/2007
Tìm hiểu và đánh giá môi trường kiểm soát
Các quy định, chính sách của Đơn vị và các đánh giá sơ bộ (về tài chính,
kế hoạch, nhân sự, kinh doanh, hành chính…):
-Ban hành nội quy công ty
-Quy định đối với những trường hợp hàng được đưa ra khỏi công ty (có chữký của Ban Giám Đốc, hoặc chữ ký của cô H-nhân viên phòng bán hàng trongtrường hợp Ban Giám Đốc không có ở Văn phòng
-Khi hàng ra khỏi công ty hoặc nhập vào phải qua cửa bảo vệ
-Công ty ký kết hợp đồng lao động,đóng bảo hiểm đầy đủ cho nhân viêntrong công ty.
Cơ chế kiểm tra giám sát đang thực hiện và các đánh giá sơ bộ ( Ban
Kiểm soát, sự giám sát giữa các bộ phận, phân công phân nhiệm…)
- Bước đầu đã có dấu hiệu kiểm tra đối chiếu giữa bộ phận kế toán, kho vàbộ phận bán hàng.Tuy nhiên, sự đối chiếu này chưa thường xuyên và chặt chẽ.
Trang 38Các thông tin về việc chấp hành các quy định, chính sách (các hình thức
khen thưởng , kỷ luật đã nhận, các vụ việc liên quan đến việc tuân thủ phápluật…)
- Công ty có hình thức khen thưởng, kỷ luật rõ ràng, được quy định rõ trongnội quy của công ty và trong Hợp đồng lao động.
Nhận xét về Ban giám đốc ( tính chính trực, năng lực, khả năng thông
đồng/gian lận giữa các thành viên…)
- Ban Giám Đốc là người Nhật, có năng lực trong công tác quản lý.Tuy nhiêndo mới sang Việt Nam nên còn nhiều bỡ ngỡ Họ là người chính trực,không códấu hiêu thông đồng gian lận giữa các thành viên.
( Nguồn : Hồ sơ kiểm toán khách hàng A của AASC)
Đối với Công ty cổ phần B_vì là khách hàng thường niên của AASC, vìvậy kiểm toán viên tìm hiểu môi trường kiểm soát của Công ty dựa vào cácthông tin của cuộc kiểm toán năm trước và cập nhật những thay đổi của môitrường kiểm soát trong năm kiểm toán.Qua quá trình trao đổi, làm việc vớiBan Giám đốc kiểm toán viên được biết trong năm 2006 Công ty bổ xungthêm ngành nghề kinh doanh xăng dầu vì vậy đã thành lập thêm một phòngkinh doanh mới, phụ trách mảng kinh doanh xăng dầu.Có sự thay đổi nhân sựtrong Ban Giám Đốc khi ông Trần Văn P-Giám đốc chi nhánh tại Hà Nộiđược bổ nhiệm làm Phó Tổng Giám Đốc Ban kiểm soát có nhiệm kỳ 3 nămvà đang hoạt động có hiệu quả.Tổng hợp công việc của kiểm toán viên đượcphản ánh trên giấy làm việc:
Trang 39Bảng II.4 Tìm hiểu và đánh giá môi trường kiểm soát tại công ty B
Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ
Tên khách hàng Công ty B Tham chiếu _Niên độ kế toán: 31/12/2006 Người thực hiện: PHH Người được phỏng vấn: Ngày thực hiện: 19/03/2007
Tìm hiểu và đánh giá môi trường kiểm soát
Các quy định, chính sách của Đơn vị và các đánh giá sơ bộ (về tài chính,
kế hoạch, nhân sự, kinh doanh, hành chính…):
- Phương hướng kinh doanh: đang mở rộng theo theo hướng đầu tư vào cáchoạt động sản xuất có tính bền vững và ổn định hơn.
- Đã có quy chế tổ chức.Tuy nhiên chưa chi tiết, chưa có hệ thống định mứchao hụt đối với các mặt hàng kinh doanh.
- Nhân sự:Tương đối ổn định
Cơ chế kiểm tra giám sát đang thực hiện và các đánh giá sơ bộ ( Ban
Kiểm soát, sự giám sát giữa các bộ phận, phân công phân nhiệm…)
- Có sự kiểm tra, giám sát giữa các bộ phận ( Ban kiểm soát, giữa phòng kếtoán và các phòng kinh doanh, giữa nhân viên kế toán các phần hành… )
Các thông tin về việc chấp hành các quy định, chính sách (các hình thức khen
thưởng , kỷ luật đã nhận, các vụ việc liên quan đến việc tuân thủ pháp luật…)
- Không có gì bất thường
(Nguồn: Hồ sơ kiểm toán khách hàng B của AASC)2.2.2 Tìm hiểu về hệ thống kế toán tại công ty khách hàng.