Quy trình kiểm soát chất lượng tại AASC

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (Trang 29 - 69)

2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty

4.3.Quy trình kiểm soát chất lượng tại AASC

Tuân thủ Chuẩn mực Kiểm toán số 220 "Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán",AASC đã xây dựng cho mình một quy trình kiểm soát chặt chẽ,xuyên suốt cả trong và ngoài cuộc kiểm toán nhằm hạn chế tối đa những sai sót có thể xảy ra,đảm bảo uy tín và chất lượng dịch vụ cung cấp của Công ty.

Tất cả các nhân viên được tuyển chọn vào AASC, đều phải trải qua những bài thi sát hạch theo quy chế tuyển dụng của công ty nhằm chọn được

được những người có trình độ, kiến thức chuyên môn cao.

Tại AASC,trong bất kì một cuộc kiểm toán nào cũng có hệ thống kiểm soát 3 cấp: Kiểm toán viên,trưởng phòng và Ban giám đốc.

Ngay từ giai đoạn tìm hiểu khách hàng để thực hiện kiểm toán, trước hết công ty sẽ xem xét đến tính độc lập của mình trong cuộc kiểm toán.Trong trường hợp những yêu cầu về tính độc lập không được đảm bảo thì công ty sẽ từ chối việc tiến hành kiểm toán cho khách hàng.

Sau khi chấp nhận khách hàng,Trưởng phòng sẽ phân công nhóm kiểm toán và Trưởng nhóm kiểm toán.Trưởng nhóm kiểm toán có nhiệm vụ phân công việc cho từng thành viên trong nhóm kiểm toán dựa trên năng lực và trình độ chuyên môn của từng người. kiểm tra soát xét quá trình thực hiện công việc của các trợ lý,tổng hợp các kết quả kiểm toán và đưa ra ý kiến của mình về báo cáo tài chính của khách hàng

Kết thúc quá trình kiểm toán, trưởng nhóm soát xét các tổng hợp công việc của KTV, xem xét, chỉnh sửa lại các bằng chứng kiểm toán đã thu thập cùng các nhận xét đánh giá của các KTV khác để đảm bảo tính chính xác của kết luận kiểm toán, sau đó chuyển Hồ sơ kiểm toán lên Lãnh đạo phòng..Nếu phát hiện có vấn đề gì vướng mắc,thiếu sót hoặc sai sót, Trưởng phòng trao đổi lại với Trưởng nhóm kiểm toán và yêu cầu Trưởng nhóm kiểm toán giải trình. Ban Giám Đốc là người soát xét cuối cùng.Sau khi kiểm tra soát xét, được sự phê duyệt của Ban Giám Đốc hồ sơ kiểm toán sẽ được trả về phòng nghiệp vụ để tiến hành phát hành Báo cáo kiểm toán.

Lãnh đạo phòng Trưởng nhóm kiểm toán Kiểm toán viên Ban Giám Đốc

CHƯƠ NG 2

THỰC TRẠNG QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

TẠI CÔNG TY THHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN

1.Hệ thống kiểm soát nội bộ và vai trò của đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán báo cáo tài chính

Mọi doanh nghiệp hoạt động ở bất kỳ lĩnh vực nào, với quy mô lớn hay nhỏ đều có những cơ chế hoạt động, giám sát được thiết kế ngay từ những ngày đầu thành lập. Tuy mỗi doanh nghiệp có những thiết kế riêng để phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của mình nhưng chúng đều có một điểm chung khá cơ bản, đó là đều được thiết lập nhằm đưa các hoạt động của công ty được tiến hành một cách bài bản, thống nhất và đạt hiệu quả cao. Theo VSA 400: Hệ thống kiểm soát nội bộ là các quy định và thủ tục kiểm soát do đơn vị được kiểm toán xây dựng và áp dụng nhằm bảo đảm cho đơn vị tuân thủ Pháp luật và các quy định, ngăn ngừa và phát hiện sai sót; để lập báo cáo tài chính trung thực và hợp lý; nhằm bảo vệ, quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản của đơn vị”.

Hệ thống kiểm soát nội bộ đang ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với mỗi công ty bởi nhờ nó mà những hoạt động của công ty diễn ra theo đúng trình tự thống nhất, giúp cho doanh nghiệp có thể quản lý được việc thực hiện và kết quả của những công việc đã được tiến hành. Nếu một doanh nghiệp không thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ thì các nhà quản lý của công ty sẽ không thể nào kiểm soát được việc thực hiện cũng như hiệu quả công việc, điều này sẽ làm cho các nhà quản lý khó lòng đưa doanh nghiệp đi đúng

theo những mục tiêu kinh doanh đã đề ra. Bởi vậy, đối với mỗi doanh nghiệp thì hệ thống kiểm soát nội bộ là một phần không thể thiếu và mang tính sống còn. Trong quá trình tiến hành kiểm toán báo cáo tài chính cho các khách hàng, các kiểm toán viên dựa rất nhiều vào hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng. Đối với những khách hàng có hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động hiệu quả thì các kiểm toán viên có thể dựa vào đó mà giảm bớt khối lượng công việc bởi khi đó những hoạt động cảu doanh nghiệp đã được kiểm soát khá chặt chẽ và phần nào đã giảm được những sai sót và gian lận có thể phát sinh. Và ngược lại, đối với những doanh nghiệp không có hệ thống kiểm soát nội bộ hay có hệ thống kiểm soát nội bộ nhưng lại hoạt động hiệu quả thì các kiểm toán viên sẽ phải thực hiện một khối lượng công việc lớn hơn bởi khi đó các hoạt động của công ty không được kiểm soát chặt chẽ và những sai sót, gian lận sẽ không được ngăn chặn, như vậy thì rủi ro trong việc kiểm toán sẽ lớn. Để giảm bớt được rủi ro kiểm toán thì các kiểm toán viên sẽ phải thực hiện nhiều thủ tục phân tích hơn, chọn mẫu với quy mô lớn hơn để thực hiện kiểm tra... làm cho thời gian thực hiện kiểm toán bị kéo dài. Như vậy, việc tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ là một phần không thể thiếu trong mỗi cuộc kiểm toán, nếu không có những đánh giá đầy đủ và chính xác thì cuộc kiểm toán có thể sẽ không đi đúng hướng và kết thúc đúng thời điểm đã đặt ra theo kế hoạch.

2.Thực trạng quy trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ do AASC thực hiện

Để tìm hiểu về thực trạng thực hiện chu trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán báo cáo tài chính tại AASC, chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể thông qua hai cuộc kiểm toán báo cáo tài chính tại hai công ty khách hàng: Công ty A và Công ty B do AASC thực hiện. Trong đó, Công ty A là công ty TNHH 100% vốn nước ngoài, là khách hàng năm đầu của AASC,

công ty B là công ty cổ phần và là khách hàng thường xuyên của AASC Tại AASC, có một quy trình về đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ áp dụng chung cho các cuộc kiểm toán, tuy nhiên có thể thay đổi phụ thuộc vào các khách hàng khác nhau, vì vậy để tránh sự trùng lặp, thực trạng quy trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty A sẽ được trình bày trước và được lấy làm gốc.Sau đó sẽ trình bày những điểm khác biệt tại công ty B.

2.1. Thu thập thông tin tổng quan chung về khách hàng

Những hiểu biết về tình hình kinh doanh là cơ sở quan trọng để kiểm toán viên đưa ra các xét đoán chuyên môn. Mức độ hiểu biết về tình hình kinh doanh của khách hàng và việc sử dụng các hiểu biết này một cách hợp lý sẽ trợ giúp kiểm toán viên đánh giá rủi ro và các vấn đề đáng chú ý. Từ đó lập kế hoạch và thực hiện công việc kiểm toán một cách hiệu quả.

Nhận thức được vấn đề này, tại AASC trước khi chấp nhận một hợp đồng kiểm toán, KTV tiến hành thu thập những thông tin sơ bộ về khách hàng: ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, loại hình doanh nghiệp, hình thức sở hữu, công nghệ SX, bộ máy quản lý, tình hình hoạt động, đối thủ cạnh tranh.. cùng với nhu cầu kiểm toán của khách hàng từ đó đánh giá khả năng chấp nhận khách hàng. Sau khi chấp nhận hợp đồng kiểm toán, KTV phải thu thập những thông tin chi tiết cần thiết về khách hàng ngay từ khi bắt đầu công việc kiểm toán. Ngay trong quá trình kiểm toán, các KTV và trợ lý KTV phải luôn xem xét, đánh giá, cập nhật và bổ xung thêm thông tin mới.

Đối với công ty A là khách hàng năm đầu của AASC nên việc thu thập thông tin tổng quan chung về A đóng vai trò quan trọng. Vì vậy công việc này được trưởng phòng kiểm toán giao cho một KTV có nhiều kinh nghiệm tiến hành điều tra và thu thập.

Bằng kinh nghiệm nghề nghiệp, KTV tiến hành các biện pháp nghiệp vụ, thu thập thông thông qua việc trực tiếp khảo sát thực tế văn phòng, nhà xưởng

gặp gỡ và trao đổi với Ban giám đốc, các thành viên Ban quản trị, Kiểm toán trưởng cũng như tiến hành phỏng vấn các nhân viên trong công ty. Đồng thời KTV thu thập thông tin từ các văn bản pháp lý, các quy định, chính sách Pháp luật ảnh hưởng đến hoạt động của Công ty, nguồn thông tin từ các tài liệu phía khách hàng cung cấp như: Báo cáo quản lý nội bộ, báo cáo tài chính, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, các chính sách vè quản lý kinh tế, tài chính, thuế, hệ thống kế toán, tài liệu về kiểm soát nội bộ, quy định về chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của từng bộ phận trong đơn vị... để có cái nhìn đầy đủ hơn về tình hình sản xuất kinh doanh, chiến lược phát triển của doanh nghiệp cũng như việc tuân thủ Luật pháp và áp dụng các cơ chế quản lý tại Công ty khách hàng.

KTV tổng hợp công việc của mình trên giấy tờ làm việc như sau:

Bảng II.1: Thông tin cơ bản về khách hàng A Thông tin cơ bản về khách hàng Khách hàng: Công ty TNHH A

Năm tài chính: 01/11/2005 đến 31/12/2006

Người lập: NVH Ngày: 18/03/2007

Người soát xét: ĐMC Ngày: 18/03/2007

Người duyệt: Ngày:

1 Thông tin về hoạt động kinh doanh của khách hàng và những thay (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đổi trong năm kiểm toán

Công ty nhà nước Công ty cổ phần

Tổng tổng công ty nhà nước

Công ty TNHH

Doanh nghiệp tư nhânCông ty 100% vốn nước

ngoài

Công ty liên doanhKhác

-Trụ sở chính: Lô A2, Khu Công nghiệp Quang Minh, Mê Linh, Vĩnh Phúc.

- Số điện thoại: (84 - 0211)....

- Fax: (84-0211)

- Mã số thuế: ...

- Giấy phép hoạt động:

Công ty chế xuất 100% vốn nước ngoài được đầu tư bởi Hokuyo Part Co., Ltd (Nhật Bản) và được thành lập theo Giấy phép đầu tư số 90/GP - VP ngày 24/10/2005 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc.

- Lĩnh vực kinh doanh:

Công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất.

- Hoạt động chínhcủa Công ty là:

- Thiết kế, sản xuất và bán các khuôn mẫu của bảng mạch in và bảng mạch dễ uốn;

-Thiết kế, sản xuất và bán các khuôn mẫu của các loại linh kiện thiết bị ép và các thiết bị bổ trợ khác liên quan;

- Thiết kế, sản xuất và bán các loại con lăn chính xác, các chi tiết và dụng cụ cắt;

- Thiết kế, sản xuất và bán các loại thiết bị dùng cho việc xử lý bề mặt và thiết bị gia công;

- Thiết kế, sản xuất và bán các thiết bị viễn thông điện tử, cơ tự động và vũ trụ; và

- Các hoạt động kinh doanh khác có liên quan đến các mục trên.

- Kế toán trưởng: Nghiêm Thị Dung

- Năng lực quản lý của Ban giám đốc.

Ban Giám đốc của công ty là người Nhật, được cử từ công ty mẹ sang. Họ là những người đã có kinh nghiệm trong công tác quản lý. Nhìn chung, về năng lực quản lý của Ban giám đốc tốt. Tuy nhiên, do doanh nghiệp mới đi vào hoạt động từ năm 2005 nên còn một số bỡ ngỡ với Luật pháp, với các quy định cũng như môi trường kinh doanh tại Việt Nam.

Dự báo thị trường và các yếu tố môi trường.

Công ty TNHH A là công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài nằm trong khu chế xuất. Là một loại hình doanh nghiệp được nhà nước Việt Nam

khuyến khích phát triển, bên cạnh tính kinh tế còn mang tính xã hội giải quyết công ăn việc làm đáng kể cho một bộ phận lao động. Hiện nay, khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Công nghệ điện tử kỹ thuật cao sẽ được khuyến khích phát triển.

Những xu hướng quan trọng của ngành/ Đối thủ cạnh tranh và sản phẩm thay thế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công ty cung cấp sản phẩm chủ yếu cho công ty TNHH Sumito B. Việt Nam theo đơn đặt hàng. Hiện nay ở Việt Nam có hai nhà cung cấp trong lĩnh vực sản phẩm này là Công ty và Công ty K. Digital Việt Nam.

Khả năng huy động các nguồn tài chính/tín dụng

Công ty đang được vay một khoản tín dụng ưu đãi từ công ty mẹ với lãi suất thấp 0,8% năm.

Các quy định của pháp luật có ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh

Văn bản pháp luật ra đời khuyến khích.

Các yếu tố chính trị, xã hội có ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh

Việt Nam và Nhật Bản có mối quan hệ song phương từ nhiều năm.

Rủi ro kinh doanh

Sản phẩm mang tính đặc thù, sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng, chỉ cung cấp chủ yếu cho một khách hàng, vì vậy khả năng rủi ro trong kinh doanh của đơn vị là rất lớn.

Đối với công ty B _ là khách hàng năm thứ 3 của công ty, vì vậy thông tin chung về khách hàng B sẽ được kiểm toán viên cập nhật trong Hồ sơ chung lưu tại văn phòng của AASC. Trong đó kiểm toán đặc biệt lưu ý đến những ý kiến tư vấn của kiểm toán viên về xây dựng quy trình kiểm soát, về xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ cũng như ý kiến hoàn thiện công tác kế toán trong hồ sơ kiểm toán năm trước. Đồng thời, kiểm toán viên cũng tiến hành gặp gỡ trao đổi với Ban Giám đốc, Kế toán trưởng, tiến hành phỏng vấn cán bộ, công nhân viên trong công ty...để cập nhật những thông tin mới trong tổ chức bộ máy quản lý cũng như những thay đổi trong hoạt động kinh doanh tại công ty.

Tất cả những thông tin thu được kiểm toán viên sẽ tập hợp trong giấy làm việc.

Bảng II.2. Thông tin cơ bản về khách hàng B

Thông tin cơ bản về khách hàng

Khách hàng: Công ty Cổ phần B

Năm tài chính: 01/11/2006 đến 31/12/2006

Người lập: PHH Ngày: 12/02/2007

Người soát xét: ĐMC Ngày: 13/02/2007

Người duyệt: Ngày:

1 Thông tin về hoạt động kinh doanh của khách hàng và những thay đổi trong năm kiểm toán

- Khách hàng: Năm đầu Thường xuyên Năm thứ - Loại hình doanh nghiệp

Công ty nhà nước Công ty cổ phần

Tổng tổng công ty nhà nước

Công ty TNHH

Doanh nghiệp tư nhânCông ty 100% vốn nước

ngoài

Công ty liên doanhKhác

-Trụ sở chính: số 31 BTX Thành phố Hồ Chí Minh - Số điện thoại: 08………

- Fax: 08………… - Mã số thuế: ……… - Giấy phép hoạt động: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• QĐ/GP thành lập số 0547/2003/QĐ-BTM do Bộ Thương Mại cấp ngày 12/8/2003

• GP điều chỉnh lần 1 ngày 12/12/2005 cấp tại Sở KH& ĐT TP HCM: Bổ xung thêm ngành hàng kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu.

• GP điều chỉnh lần 2 ngày 25/04/2006 cấp tại Sở KH& ĐT TP HCM : Bổ xung thêm ngành nghề kinh doanh xăng dầu.

-Lĩnh vực kinh doanh

Tương tự như năm trước.Bổ xung thêm các hoạt động sau:

+ Xây dựng xưởng chế biến nông sản tại Tân Uyên-Bình Dương với hoạt động chính là sản xuất,gia công chế biến hạt tiêu.

+ Lập báo cáo nghiên cứu khả thi và phương hướng đầu tư vốn xây dựng nhà 3

x

máy sản xuất sơn tại Khu công nghiệp Việt Nam-Singapore tỉnh Bình Dương. +Bổ xung thêm ngành nghề kinh doanh xăng dầu cho Công ty.

+ Thành lập kho sắt thép số 1 tại số 43/42 Quốc lộ 13, Phường Hiệp Bình

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (Trang 29 - 69)