1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện kiểm toán báo cáo kết quả kinh doanh trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán

85 959 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 1,11 MB

Nội dung

Hoàn thiện kiểm toán báo cáo kết quả kinh doanh trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán

Trang 1

Bảng cân đối kế toán BCĐKT

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ DTBH&CCDV

Trang 2

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU

DANH MỤC SƠ ĐỒ

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I 3

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN (AASC) 3

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty 3

1.1.1 Quá trình hình thành và các giai đoạn phát triển của Công ty 3

1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty 5

1.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty vài năm gần đây 7

1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty 8

1.2.1 Đội ngũ nhân viên 8

1.2.2 Tổ chức bộ máy quản lý 9

1.2.3 Tổ chức bộ máy kế toán 13

1.3 Đặc điểm công tác kiểm toán tại Công ty 15

1.3.1 Các dịch vụ cung cấp 15

1.3.2 Khách hàng của Công ty 15

1.3.3 Quy trình kiểm toán tại Công ty 16

1.3.3.1 Khảo sát, đánh giá khách hàng 16

1.3.3.2 Thỏa thuận cung cấp dịch vụ 17

1.3.3.3 Lập kế hoạch kiểm toán 17

1.3.3.4 Thực hiện kế hoạch kiểm toán 19

1.3.3.5 Kết thúc kiểm toán 20

1.3.3.6 Quá trình kiểm soát chất lượng kiểm toán 20

Trang 3

THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH

DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN (AASC) 22

2.1 Giới thiệu về Công ty TNHH A&T và Công ty CPTM Vạn Xuân.22 2.2 Quy trình kiểm toán Báo cáo kết quả kinh doanh trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính Công ty TNHH A&T và Công ty CPTM Vạn Xuân tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) 23

2.2.1 Lập kế hoạch kiểm toán 23

2.2.1.1 Lập kế hoạch kiểm toán chiến lược 23

2.2.1.2 Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát 23

2.2.1.3 Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết 23

2.2.1.3.1 Kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 23

2.2.1.3.2.Kiểm toỏn giá vốn hàng bán 27

* Mục tiêu: 27

2.2.1.3.3 Kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp 28

2.2.1.3.4 Kiểm toán doanh thu và chi phí tài chính, thu nhập khác, chi phí khác 30

* Mục tiêu : 30

2.2.1.3.5 Kiểm toán thuế đầu ra và thuế thu nhập doanh nghiệp .34

* Mục tiêu: 34

2.2.2 Thực hiện kế hoạch kiểm toán 37

2.2.2.1 Các ký hiệu, đánh số tham chiếu trên giấy tờ làm việc 37

2.2.2.2 Kiểm toán khoản mục doanh thu 37

2.2.2.3 Kiểm toán giá vốn hàng bán 51

2.2.2.4 Kiểm toán chi phí hoạt động 53

Trang 4

2.2.2.6 Kiểm toán nghĩa vụ thanh toán với nhà nước 67

2.2.2.7 Tổng hợp kết quả kiểm toán các khoản mục 69

2.3 Tổng kết quy trình kiểm toán Báo cáo kết quả kinh doanh trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) 69

CHƯƠNG III 71

NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ, KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN (AASC) 71

3.1 Nhận xét, đánh giá chung về Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) 71

3.2 Nhận xét về kiểm toán Báo cáo kết quả kinh doanh trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) 73

3.3 Một số kiến nghị 74

3.3.1 Thông tin về hệ thống kiểm soát nội bộ 74

3.3.2 Chọn mẫu trong kiểm toán 75

3.3.3 Việc ghi chép và các giấy tờ làm việc của kiểm toán viên 76

KẾT LUẬN 78

Trang 5

Sơ đồ 1.1 Tổ chức bộ máy trong Công ty 12

Sơ đồ 1.2 Tổ chức bộ máy kế toán trong Công ty 13

Bảng 1.1 Tình hình hoạt động kinh doanh trong bốn năm vừa qua 7

Bảng 1.2 Tình hình biến động về cán bộ, nhân viên trong các năm gần đây 9

Bảng 2.1: BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CÔNG TY TNHH A&T 38

Bảng 2.2: BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CÔNG TY CPTM VẠN XUÂN 39

Bảng 2.3 : Mức trọng yếu được quy định cho khoản mục doanh thu 40

Bảng 2.4 : Tổng hợp đối ứng khoản mục doanh thu (A&T) 41

Bảng 2.5: Tổng hợp đối ứng khoản mục doanh thu (Vạn Xuân) 42

Bảng 2.6: Phân tích biến động (A&T) 43

Bảng 2.7: Phân tích biến động (Vạn Xuân) 44

Bảng 2.8: Kiểm tra chi tiết (A&T) 46

Bảng 2.9: Kiểm tra chi tiết (Vạn Xuân) 47

Bảng 2.10 Trang kết luận kiểm toán (A&T) 48

Bảng 2.12: Kiểm tra tổng hợp TK 515 (A&T) 50

Bảng 2.13: Kiểm tra tổng hợp 515 (Vạn Xuân) 51

Bảng 2.14: Kiểm tra tổng hợp giá vốn (A&T) 52

Bảng 2.15: Kiểm tra tổng hợp giá vốn (Vạn Xuân) 53

Bảng 2.16 Tổng hợp đối ứng TK 641 (A&T) 54

Bảng 2.17: Tổng hợp đối ứng TK 641 (Vạn Xuân) 55

Bảng 2.18: Phân tích biến động TK 641 (A&T) 56

Bảng 2.19: Phân tích biến đông TK 641 (Vạn Xuân) 56

Trang 6

Bảng 2.21: Kiểm tra chi tiết TK 641 (Vạn Xuân) 59

Bảng 2.22: Kết luận kiểm toán TK 642 (A&T) 60

Bảng 2.23: Kết luận kiểm toán TK 642 (Vạn Xuân) 61

Bảng 2.24: Kiểm tra tổng hợp TK 642 (A&T) 62

Bảng 2.25 : Kiểm tra tổng hợp TK 642 ( Vạn Xuân) 62

Bảng 2.26: Kiểm tra chi tiết TK 642 (A&T) 63

Bảng 2.27: Kiểm tra chi tiết TK 642 ( Vạn Xuân) 64

Bảng 2.28: Kết luận kiểm toán TK 642 (A&T) 65

Bảng 2.30 : Tổng hợp đối ứng TK 333 (A&T) 67

Bảng 2.31: Tổng hợp đối ứng TK 333 ( Vạn Xuân) 68

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

Trong bất kỳ một nền kinh tế nào thì hoạt động kiểm tra, kiểm soátluôn đi kèm với hoạt động kinh doanh của các cá nhân, tổ chức tham gia vàonền kinh tế đó, mà hiện nay được thể hiện một phần trong hoạt động kiểmtoán Đặc biệt hơn nữa với một nền kinh tế mới khởi đầu và đang trên đà pháttriển mạnh như ở nước ta hiện nay, thì kiểm toán là một phần không thể thiếutrong việc đảm bảo vận hành con tàu kinh tế quốc gia hoạt động hiểu quả vàbền vững, lâu dài Để đáp ứng một phần của yêu cầu đó, Bộ Tài Chính đãquyết định thành lập Công ty Dịch vụ Kế toán vào năm 1991, là tiền thân củaCông ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (viết tắt làAASC) hiện nay Đây là một trong những Công ty kiểm toán Việt Nam có bềdày hoạt động lâu đời nhất và đồng thời cũng là một trong những Công tykiểm toán có chất lượng và uy tín hàng đầu ở Việt Nam hiện nay

Mục tiêu hoạt động của các doanh nghiệp là lợi nhuận, và điều đó đượcthể hiện rõ nét hơn cả trên Báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.Trên Báo cáo kết quả kinh doanh cho biết tổng quan về tình hình kinh doanhtrong năm tài chính vừa qua, doanh thu, chi phí phát sinh và cuối cùng là lợinhuận thu được, cho biết doanh nghiệp có hoạt động hiểu quả hay không, sinhlời hay không và được công bố cho các nhà đầu tư hay các cơ quan có tráchnhiêm khác có liên quan Do đó, quy trình kiểm toán Báo cáo kết quả kinhdoanh đòi hỏi sự chính xác cao, trình độ của các kiểm toán viên tham giakiểm toán và trách nhiệm của Công ty kiểm toán đưa ra Báo cáo kết quả kinhdoanh sau kiểm toán

Là một sinh viên chuyên nghành kiểm toán, trong đợt thực tập theo yêucầu của môn học, em đã lựa chọn Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính

Kế toán và Kiểm toán làm địa điểm thực tập, và được phân công vào Phòngkiểm toán một Sau một quá trình tìm hiểu về hoạt động kiểm toán của Công

ty, cùng với sự chỉ dẫn của thầy giáo Thạc sỹ Đinh Thế Hùng và các anh chị

Trang 8

kiểm toán viên trong phòng kiểm toán, em đã lựa chon đề tài:”Hoàn thiện

kiểm toán Báo cáo kết quả kinh doanh trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán”.

Chuyên đề thực tập của em gồm ba chương:

Chương I: Khái quát chung về Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chình Kế toán và Kiểm toán (AASC)

Chương II: Thực trạng kiểm toán Báo cáo kết quả kinh doanh trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính

Kế toán và Kiểm toán (AASC)

Chương III: Nhận xét, đánh giá, kiến nghị hoàn thiện kiểm toán Báo cáo kết quả kinh doanh trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC)

Trong quá trình hoàn thiện chuyên đề thực tập em đã nhận được rấtnhiều sự giúp đỡ của thầy giáo Thạc sỹ Đinh Thế Hùng cùng các anh chịtrong Công ty Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo cùng các anh chị trongCông ty đã giúp em trong quá trình thực tập và hoàn thiện đề tài này

Do trình độ còn hạn chế nên bài viết của em không tránh khỏi nhữngsai sót, em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo cùng các anhchị trong Công ty để bài viết được hoàn chỉnh hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 9

CHƯƠNG I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN

TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN (AASC)

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty

1.1.1 Quá trình hình thành và các giai đoạn phát triển của Công ty

- Tên Công ty: CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾTOÁN VÀ KIỂM TOÁN

- Tên giao dịch: AUDITING AND ACCOUNTING FINANCIALCONSULTING SERVICE COMPANY

- Tên viết tắt: AASC

- Giấy phép đăng ký kinh doanh số 0102031353 do Sở Kế hoạch vàĐầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 02/7/2007

- Vốn điều lệ: 9.683.000.000 VNĐ

- Trụ sở: Số 01 - Lê Phụng Hiểu - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội

- Số điện thoại: 84 - 4 - 8241990/1 Fax: 84 - 4 – 8253973

- Website: http:// www.aasc.com.vn

- Email: aaschn@hn.vnn.vn

Trước những năm 90, khi mà nền kinh tế Việt Nam còn chưa có bướcphát triển nhảy vọt sang nền kinh tế thị trường, thì hoạt động kiểm toán chỉtồn tại dưới dạng những cuộc kiểm tra, thanh tra của Nhà nước đối với hệthống kế toán ở các đơn vị Chỉ sau khi nền kinh tế nước ta chuyển sang nềnkinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là từ khi cóLuật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã tạo nên nhu cầu về loại hình kiểmtoán độc lập Trước yêu cầu đó, hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam bắtđầu hình thành và phát triển Vào ngày 13 tháng 5 năm 1991, Giấy phép kinhdoanh số 957/PPLT của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đã ký Quyếtđịnh thành lập Công ty Dịch vụ Kế toán với tên giao dịch lúc đó là ASC, vềsau đổi tên thành Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán,

Trang 10

tên giao dịch là AASC theo Quyết định số 164 – TC/TCCB ngày 14 tháng 9năm 1993.

* Các giai đoạn phát triển của Công ty: Từ khi thành lập đến nay qua

trình phát triển của Công ty được chia làm ba giai đoạn chính:

Giai đoạn 1: Từ 01/ 04/1991 đến tháng 8 năm 1993

Đây là giai đoạn hình thành và phát triển ban đầu của Công ty Tronggiai đoạn này, Công ty chưa thực hiện cung cấp dịch vụ kiểm toán mà chỉcung cấp dịch vụ kế toán

Giai đoạn 2: Từ 14/9/1993 đến 02/7/2007

Qua một thời gian hoạt động, Ban lãnh đạo Công ty nhận thấy nhu cầungày càng lớn của thị trường tài chính, và để đáp ứng nhu cầu phát triển củathị trường tài chính, Bộ Tài chính cho phép bổ sung một số dịch vụ Ngày14/9/1993, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ra Quyết định số 164TC/ QĐ/TCCB,Công ty Dịch vụ kế toán nay đổi tên thành Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính

Kế toán và Kiểm toán (AASC) với tổng số vốn ban đầu gần 300 triệu đồng.Công ty có trụ sở chính tại số 10 Phan Huy Chú Hà Nội, hiện nay thì Công ty

đã chuyển về số 1 Lê Phụng hiểu - Hà Nội

Ngày 24/9/1993 Công ty được trọng tài kinh tế Hà Nội cấp giấy phépkinh doanh số 109157

Tháng 3/1992, Công ty thành lập thêm chi nhánh thành phố Hồ ChíMinh và đến tháng 3/1995 được phép của Bộ Tài chính, chi nhánh này tách rakhỏi Công ty và thành lập Công ty kiểm toán Sài Gòn (AFC) Cũng trong thờigian đó, nhu cầu kiểm toán càng tăng cao và Công ty đã mở rộng quy môbằng việc thành lập các chi nhánh tại các tỉnh, thành phố là văn phòng tại TP

Hồ Chí Minh sau khi chi nhánh cũ tách ra, về sau cũng đã chuyển đổi thànhchi nhánh; Chi nhánh tại Vũng Tàu; Thanh Hóa và Quảng Ninh

Giai đoạn 3: Từ tháng 7/2007 đến nay

Sau một thời gian dài hoạt động, đến ngày 02 tháng 7 năm 2007, Công

ty đã chuyển đổi một lần nữa từ Doanh nghiệp nhà nước sang Công ty Trách

Trang 11

nhiệm hữu hạn hai thành viên, theo Giấy phép kinh doanh số 0102031353 do

Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp Số vốn điều lệ ban đầu là9.683.000.000 VNĐ Từ giai đoạn này Công ty đã độc lập và tự chủ về vấn đềtài chính và trong sự quản lý của Nhà nước, tạo điều kiện rất thuận lợi chomột giai đoạn phát triển mới của Công ty Từ giai đoạn này, Công ty khôngchỉ chú trọng vào hoạt động kiểm toán mà còn mở rộng hơn hoạt động kinhdoanh sang tư vấn tài chính, kế toán, thuế… trong đó trọng tâm vẫn là hoạtđộng kiểm toán

1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty

Với việc nắm trong tay một đội ngũ cán bộ và chuyên gia có chất lượngchuyên môn cao, hàng đầu trên nhiều lĩnh vực như tư vấn về tài chính kếtoán, thuế, công nghệ thông tin, quản trị doanh nghiệp, đào tạo… Hiên nayCông ty đang cung cấp rất nhiều dịch vụ liên quan đến hoạt động của thịtrường tài chính

Dịch vụ kiểm toán

Đây là hoạt động truyền thống trong các lĩnh vực hoạt động của Công

ty Qua 16 năm hoạt động, dịch vụ kiểm toán đã phát triển mạnh về cả phạm

vi chất lượng và số lượng, đem lại nguồn doanh thu chủ yếu cho Công ty Cácdịch vụ kiểm toán của công ty bao gồm: Kiểm toán BCTC; Kiểm toán cáchoạt động của dự án; Kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư các công trìnhxây dựng cơ bản; Kiểm toán các doanh nghiệp tham gia niêm yết trên thịtrường chứng khoán…

Trong các dịch vụ kiểm toán của Công ty, kiểm toán Báo cáo tài chínhvẫn là hoạt động chính của kiểm toán, là yếu tố cơ bản làm nên thương hiệucủa AASC

Dịch vụ kế toán

AASC đang cung cấp cho khách hàng rất nhiều dịch vụ kế toán như:+ Xây dựng các mô hình tổ chức bộ máy kế toán và tổ chức công tác kếtoán cho các doanh nghiệp mới thành lập; hướng dẫn ghi chép sổ sách, cập

Trang 12

nhật chế độ kế toán tài chính mới, xây dựng hệ thống thông tin kinh tế nội bộphục vụ cho công tác quản trị kinh doanh.

+ Cung cấp các dịch vụ tư vấn cho các các doanh nghiệp thực hiệnđúng quy định về lập chứng từ, luân chuyển chứng từ và công tác ghi chép sổsách kế toán, soát xét điều chỉnh số liệu kế toán, khoá sổ kế toán, lập các báocáo tài chính theo quy định hiện hành

+ Cung cấp các dịch vụ rà soát, phân tích cải tổ, hợp lý hoá bộ máy kếtoán tài chính đã có sẵn

+ Lập hồ sơ đăng ký chế độ kế toán hiện hành

Dịch vụ tư vấn tài chính, thuế

Bên cạnh các dịch vụ kiểm toán, một thế mạnh của Công ty, Ban lãnhđạo Công ty còn rất chú trọng đến dịch vụ tư vấn tài chính, kế toán, thuế.AASC đã và đang cung cấp các dịch vụ tư vấn: Tư vấn về thuế; Tư vấn thựchiện các quy định tài chính, huy động và sử dụng vốn, phân tích tài chính; Tưvấn quyết toán tài chính và quyết toán đầu tư vốn; Thẩm định giá tài sản

Dịch vụ xác định giá trị doanh nghiệp và tư vấn cổ phần hoá

Tư vấn xác định giá trị tài sản doanh nghiệp để cổ phần hoá, tư vấn xácđịnh và lập hồ sơ xác định giá trị doanh nghiệp, tư vấn đề xuất phương án xử

lý lao động sau khi chuyển sang Công ty cổ phần, tư vấn tổ chức đại hội côngnhân viên chức, tư vấn các vấn đề sau khi có quyết định chuyển đổi doanhnghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần, tư vấn tổ chức đại hội đồng cổđông, tư vấn các công việc sau khi chuyển đổi doanh nghiệp

Dịch vụ về đào tạo và hỗ trợ tuyển dụng

Đào tạo nhân viên là một chiến lược nhằm nâng cao kỹ năng và chuyênmôn cho nguồn nhân lực của doanh nghiệp Công ty sử dụng một đội ngũchuyên gia có nhiều kinh nghịêm trong lĩnh vực giảng dạy để xây dựng cácchương trình đào tạo và đã tổ chức nhiều khoá học bồi dưỡng kiến thức vànghiệp vụ chuyên môn về kế toán, kiểm toán, tài chính, thuế…và mở nhiềulớp tập huấn, phổ biến nội dung chủ trương, chính sách của nhà nước mới ban

Trang 13

hành cho hàng chục ngàn cán bộ làm công tác quản lý tài chính, kế toán, kiểmtoán trong các ngành, các địa phương và các đơn vị trong cả nước.

Dịch vụ công nghệ thông tin

Công ty với đội ngũ chuyên gia công nghệ thông tin giàu kinh nghiệmthực tiễn, sẽ trợ giúp cho khách hàng nắm bắt cơ hội trong việc nâng cao hiệuquả hoạt động kinh doanh, góp phần củng cố lợi thế cạnh tranh của kháchhàng, thông qua việc hỗ trợ vận hành các giải pháp công nghệ thông tin phùhợp với yêu cầu về quản lý, hoạt động cũng như chiến lược kinh doanh lâudài của của khách hàng

Công ty đã xây dựng và cung cấp một số sản phẩm phần mềm:

Phần mềm kế toán: ASPlus 3.0 - Kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp;

E- ASPlus 3.0 - Kế toán các doanh nghiệp; E- ASPlus 2.0 - Kế toán các dự

án, đơn vị chủ đầu tư

Phần mềm quản lý: Phần mềm quản lý nhân sự; Phần mềm quản lý tài

sản cố định; Phần mềm quản lý công văn, quản lý doanh nghiệp

1.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty vài năm gần đây

Bảng 1.1 Tình hình hoạt động kinh doanh trong bốn năm vừa qua

Trang 14

1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty

1.2.1 Đội ngũ nhân viên

Sau một quá trình hoạt động lâu dài, Công ty đã có được một số lượngnhân viên đông đảo cả về số lượng và chất lượng chuyên môn Đội ngũ nhânviên của AASC được trang bị đầy đủ các kiến thức lẫn kinh nghiệm, được đàotạo bài bản cả trong và ngoài nước để đáp ứng được yêu cầu của các côngviệc đối với từng khách hàng riêng

Vào thời điểm chưa chia tách Công ty vào tháng 7 năm 2007, Công tytừng có hơn 300 cán bộ, kiểm toán viên, kỹ thuật viên được đào tạo đại học

và trên đại học các chuyên ngành tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán, kỹthuật xây dựng và công nghệ thông tin ở trong nước và ở nước ngoài Trong

đó có120 kiểm toán viên được cấp chứng chỉ kiểm toán viên cấp Nhà nước,

04 kiểm định viên về giá được cấp chứng chỉ Quốc gia và 31 Tiến sỹ, Thạc sỹđang theo học cao học, ACCA cùng hàng trăm cộng tác viên là các Giáo sư,Tiến sỹ, các chuyên gia đầu ngành với kinh nghiệm chuyên môn rất cao…

Sau thời gian chuyển đổi Công ty vào năm 2007, lực lượng cán bộ nhânviên của Công ty đã thay đổi đi nhiều, nhưng vẫn đảm bảo một nền tảng vữngchắc cho sự phát triển trong tương lai tới đối với Công ty

Hiện nay AASC là thành viên của mạng lưới kế toán và kiểm toán quốc

tế INPACT

Cụ thể số lượng cán bộ, nhân viên của Công ty trong thời gian quađược phản ánh rõ nét hơn như sau:

Trang 15

Bảng 1.2 Tình hình biến động về cán bộ, nhân viên trong các năm gần đây

2003

Năm2004

Năm2005

Năm2006

Năm2007

- Hội đồng thành viên: Gồm các thành viên góp vốn ban đầu thành lập

Công ty Đây là bộ phận quản lý cao nhất, gián tiếp điều hành các hoạt động,chính sách của Công ty và các chi nhánh khác thông qua Ban Giám đốc Bangiám đốc gồm có một Tổng Giám đốc, năm phó Tổng Giám đốc

- Ban thường trực Hội đồng thành viên: Theo định kỳ, trong Hội

đồng thành viên sẽ lập ra một Ban thường trực Hội đồng thành viên để thựchiện chức năng quản lý hoạt động của Công ty trong một thời gian nhất định.Ban thường trực có thể thay đổi luân phiên nhau để đảm bảo được tính kháchquan trong công tác quản lý

Trang 16

- Ban kiểm soát: Chỉ chịu sự quản lý của Hội đồng thành viên, tách

riêng sự phụ thuộc khỏi Ban Giám đốc nhằm đảm bảo thực hiện tốt chức năngkiểm soát của mình đối với toàn bộ hoạt động của Công ty

- Tổng Giám đốc Công ty : là người đứng đầu quyết định các vấn đề về

mọi hoạt động của Công ty đồng thời là người đại diện cho Công ty, chịutrách nhiệm trước Pháp luật và trước Bộ Tài chính

- Phó Tổng Giám đốc công ty: Có nhiệm vụ tư vấn cho Giám đốc về

việc diều hành hoạt động của Công ty cũng như điều hành trực tiếp một sốlĩnh vực hoạt động theo sử uỷ quyền của Giám đốc, điều hành hoạt động cácphòng do mình quản lý trực tiếp Các Phó Tổng Giám đốc chịu trách nhiệmcủa mình trước Tổng Giám đốc về các phòng mình quản lý

- Các Phòng: Từ Phòng kiểm toán một đến Phòng kiểm toán năm,

Phòng dịch vụ đầu tư nước ngoài, Phòng kiểm toán xây dựng, các chi nhánhtại Quảng Ninh và Thành phố Hồ Chí Minh: Chịu sự quản lý trực tiếp của cácPhó Tổng Giám đốc, tổ chức các hoạt đông hàng ngày của Công ty

+ Phòng kiểm toán một đến Phòng kiểm toán năm: Chủ yếu thực hiện

chức năng tư vấn tài chính, kế toán, kiểm toán Báo cáo tài chính cho cáckhách hàng hằng năm

+ Phòng kiểm toán xây dựng: là Phòng duy nhất cung cấp dịch vụ báo

cáo quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản hoặc các hạng mục Công trìnhhoàn thành…được thực hiện bởi đội ngũ KTV cũng như kỹ sư xây dựng cótrình độ cao và giàu kinh nghiệm

+ Phòng dịch vụ đầu tư nước ngoài: Thực hiện chức năng kiểm toán

các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Ngoài ra, nhiệm vụ của phòng làđào tạo nhân viên hàng năm, tổ chức sát hạch định kỳ để đánh giá trình độchuyên môn nghiệp vụ của nhân viên, cập nhật các thông tin mới về tài chính,

kế toán và kiểm toán…và ban hành công văn hướng dẫn cho các phòngnghiệp vụ

Trang 17

+ Phòng hành chính tổng hợp: Có nhiệm vụ quản lý các công văn đi,

đến Công ty, ra các quyết định về công tác tổ chức của Công ty, tổ chức côngtác kế toán tại Công ty Ngoài ra phòng hành chính tổng hợp còn nghiên cứu,sắp xếp, đề bạt các bộ, tổ chức bảo vệ để giữ an toàn tài sản và an toàn cánhân cho Công ty

+ Các chi nhánh tại Quảng Ninh và Thành phố Hồ Chí Minh: Là đại

diện cho Công ty tại các khu vực đó, thực hiện các hoạt động của Công ty như

tư vấn tài chính, kế toán, thực hiện các cuộc kiểm toán… dưới sự chỉ đạo củaPhó Tổng Giám đốc

Trang 18

Sơ đồ 1.1 Tổ chức bộ máy trong Công ty

Hội Đồng Thành Viên

Ban Kiểm Soát

Ban Thường Trực Hội Đồng Thành Viên

Tổng Giám Đốc

Phó Tổng Giám

Phòng Tổng Hợp

Phó Tổng Giám Đốc

Phó Tổng Giám Đốc

Phòng

Kiểm

Toán 1

Phòng Kiểm Toán Xây Dựng

Phòng

Dịch

vụ đầu

tư nước

ngoài

Văn phòng đại diện tại Quảng Ninh

Chi nhánh tại Tp.Hồ Chí Minh

Phòng Kiểm Toán 2

Phòng Kiểm Toán 5

Phòng Kiểm Toán 3

Trang 19

1.2.3 Tổ chức bộ máy kế toán

* Tổ chức bộ máy kế toán:

Hiện nay, bộ phận kế toán của Công ty gồm ba người, trong đó đứngđầu là kế toán trưởng có trách nhiệm giúp Giám đốc Công ty chỉ đạo thựchiện các công tác kế toán, lập kế hoạch, thống kế tài chính, bảo đảm cho hệthống kế toán hoạt động đúng pháp luật và tuân thủ các nguyên tắc kế toán

Kế toán tổng hợp đảm nhận hạch toán các nghiệp vụ diễn ra hằng ngày vàtổng hợp vào cuối kỳ…và cuối cùng là một thủ quỹ đảm nhận chức năngquản lý quỹ, theo dõi các chi nhánh và vấn đề tiếp dụng

Bộ máy kế toán hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân, thống nhấtlãnh đạo từ trên xuống dưới Ở các chi nhánh trực thuộc các tỉnh, bộ máy kếtoán của Công ty cũng được tổ chức tùy theo quy mô, thông thường ở các chinhánh bộ máy kế toán chỉ có một nhân viên kế toán làm nhiệm vụ hạch toáncác nghiệp vụ kinh tế phát sinh Ở các chi nhánh các báo cáo được lập nhưmột đơn vị độc lập, cuối kỳ nộp về Công ty, sau đó Công ty hợp nhất các báocáo lập thành Báo cáo hợp nhất

Sơ đồ 1.2 Tổ chức bộ máy kế toán trong Công ty

KẾ TOÁN TRƯỞNG

Trang 20

- Hình thức sổ kế toán áp dụng

Công ty thường áp dụng hình thức Nhật ký chứng từ Đây là hình thứcghi sổ chính, Công ty thống nhất sử dụng ghi chép, hạch toán nhằm thốngnhất hệ thống chứng từ, sổ sách, bảo đảm nguyên tắc hạch toán trong kỳ kếtoán, chế độ kế toán hiện hành

- Tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định

TSCĐ được ghi nhận theo giá gốc Trong quá trình sử dụng, TSCĐđược phản ánh theo nguyên giá, hao mòn lũy kế và giá trị còn lại Khấu haođược trích theo phương pháp đường thẳng Tỷ lệ khấu hao hàng năm đượcxác định phù hợp với Quyết định số 206/2003/QĐ – BTC ngày 12/12/2003của Bộ Tài chính

- Phương pháp kế toán hàng tồn kho:

+ Nguyên tắc đánh giá: Theo giá thực tế

+ Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: Phương phápnhập trước xuất trước

+ Phương pháp hạch toán tổng hợp hàng tồn kho: Theo phương pháp

kê khai thường xuyên

- Nguyên tắc ghi nhận doanh thu

Doanh thu cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi kết quả của giao dịch đóđược xác định một cách đáng tin cậy Trường hợp việc cung cấp dịch vụ liên

Trang 21

quan đến nhiều kỳ thì doanh thu được ghi nhận trong kỳ theo kết quả phầncông việc hoàn thành vào ngày lập Bảng cân đối kế toán của kỳ đó.

- Phân phối lợi nhuận

Lợi nhuận sau thuế thu nhập được phân phối theo quy định tại Nghịđịnh số 199/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ ban hành Quy chếQuản lý tài chính của Công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vàodoanh nghiệp

- Báo cáo tài chính hàng năm bao gồm:

+ Bảng cân đối kế toán

+ Báo cáo kết quả kinh doanh

+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

+ Thuyết minh báo cáo tài chính

Hàng năm, Báo cáo tài chính của Công ty đều được nộp theo quy địnhcho các cơ quan chức năng nhà nước có liên quan

1.3 Đặc điểm công tác kiểm toán tại Công ty

1.3.1 Các dịch vụ cung cấp

- Dịch vụ kiểm toán

- Dịch vụ kế toán

- Dịch vụ tư vấn tài chính, thuế

- Dịch vụ xác định giá trị doanh nghiệp và tư vấn cổ phần hoá

- Dịch vụ về đào tạo và hỗ trợ tuyển dụng

- Dịch vụ công nghệ thông tin

1.3.2 Khách hàng của Công ty

Hiện nay, AASC đã có được hàng nghìn khách hàng hoạt động trongrất nhiều lĩnh vực, và ở mọi thành phầm của nền kinh tế, đó là:Ngân hàng,Bảo hiểm và Dịch vụ Tài chính; Viễn thông, điện lực; Năng lượng, Dầu khí;Công nghiệp, Nông nghiệp; Giao thông, thuỷ lợi; Than, thép, xi măng; Hàngkhông và Hàng hải; Khách sạn, Du lịch, Thương mại; Xây dựng, cao su, càphê; Y tế; Các doanh nghiệp nhà nước…

Trang 22

1.3.3 Quy trình kiểm toán tại Công ty

1.3.3.1 Khảo sát, đánh giá khách hàng

Thu thập thông tin sơ bộ về khách hàng (loại hình doanh nghiệp, lĩnhvực hoạt động, hình thức sở hữu, công nghệ sản xuất, tổ chức bộ máy quản lý,thực tế hoạt động…) Hiểu biết về môi trường hoạt động kinh doanh củakhách hàng bao gồm những hiểu biết chung về nền kinh tế, về ngành nghềkinh doanh và cả về môi trường cạnh tranh của khách hàng Mỗi một ngànhnghề kinh doanh có những hệ thống kế toán riêng và áp dụng nhữngnguyên tắc kế toán đặc thù, việc hiểu biết về ngành nghề kinh doanh củakhách hành có thể giúp cho kiểm toán viên nhận thức và xác định được các

dữ kiện, nghiệp vụ và thực tiễn hoạt động của đơn vị được kiểm toán màđánh giá của kiểm toán viên có thể ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tàichính, đến việc kiểm tra của kiểm toán viên hoặc đến báo cáo kiểm toán.Hiểu biết về môi trường cạnh tranh của khách hàng sẽ giúp cho kiểm toánviên chú ý đến những khoản mục có thể xảy ra sai phạm trọng yếu từ đókhoanh vùng được sai phạm

Đánh giá khả năng chấp nhận khách hàng

- Mẫu giấy làm việc về khảo sát và đánh giá khách hàng tiềm năng

- Bảng câu hỏi đánh giá tính độc lập của Công ty kiểm toán Bảng câuhỏi này được lập bởi những kiểm toán viên có trình độ nghiệp vụ và kinhnghiệm làm việc lâu năm, được lập riêng cho từnh loại hình khách hàng cụthể

- Yêu cầu về các thông tin, tài liệu cần cung cấp để đưa ra đề xuất kiểmtoán và ước tính phí dịch vụ Trước khi bước vào thực hiện kiểm toán, trưởngnhóm kiểm toán đưa ra yêu cầu về việc đảm bảo cung cấp các tài liệu cầnthiết cho cuộc kiểm toán được thực hiện theo đúng kế hoạch và lịch trình nếukhách hàng không đáp ứng được yêu cầu này, tùy theo mức độ đáp ứng của

Trang 23

khách hàng trưởng nhóm kiểm toán có thể có một vài thay đổi trong chươngtrình kiểm toán và đặc biệt khi đưa ra các kết luận kiểm toán.

1.3.3.2 Thỏa thuận cung cấp dịch vụ

Khi có thông tin về việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng, Công tythực hiện cung cấp bản chào hàng của Công ty cho khách hàng Bản chàohàng giới thiệu qua về Công ty, nghành nghề kinh doanh, sơ lược về hoạtđộng của Công ty trong thời gian hoạt động đến thời điểm chào hàng, danhsách các khách hàng chọn lọc, và đặc biệt là nội dung kiểm toán và phí dịch

vụ kiểm toán cùng với hồ sơ pháp lý

Sau khi quyết định chấp nhận khách hàng, Công ty cùng với kháchhàng thực hiện ký kết Hợp đồng kiểm toán

Sau khi ký kết hợp đồng kiểm toán, Công ty sẽ đưa ra bảng kê các tàiliệu yêu cầu bên khách hàng cung cấp để thuận tiện trong quá trình làm việc,gồm các tài liệu về kế toán và các tài liệu khác có liên quan đến hoạt động tàichính

1.3.3.3 Lập kế hoạch kiểm toán

- Lập kế hoạch chiến lược: Kiểm toán viên tìm hiểu thông tin sơ bộ vềkhách hàng qua thông tin đại chúng, qua các hồ sơ kiểm toán, qua các kiểmtoán viên tiền nhiệm…Trong bước này kiểm toán viên thực hiện các côngviệc sau:

+ Đánh giá kiểm soát và xử lý rủi ro cuộc kiểm toán: Câu hỏi đánh giá

hệ thống kiểm soát nội bộ (thiết kế phù hợp) Đây là bước công việc quantrọng đòi hỏi phải thực hiện bởi các kiểm toán viên cấp cao Việc đánh giá

hệ thống kiểm soát nội bộ để xác minh tính hiện hữu của hệ thống kiểmsoát nội bộ và làm cơ sở cho việc xác định phạm vi thực hiện các thửnghiệm cơ bản trên số dư và nghiệp vụ của khách hàng Được thực hiệnqua các bước sau: Thu thập hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ của

Trang 24

khách hàng; Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát; Thực hiện các thửnghiệm kiểm soát và lập bảng đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ.

+ Lập thảo luận và ký kế hợp đồng kiểm toán: sau khi chấp nhận kháchhàng, hai bên tiến hành thảo luận và ký kết hợp đồng kiểm toán

+ Lựa chọn đội ngũ nhân viên kiểm toán: Đội ngũ nhân viên kiểm toánđược lựa chọn là những nhân viên kiểm toán có kinh nghiệm và trình độchuyên môn cao

bị cho chương trình kiểm toán

- Chương trình kiểm toán: Trên cơ sở kế hoạch tổng thể, các kiểm toánviên xây dựng chương trình kiểm toán cụ thể cho từng phần hành kiểm toán.Căn cứ vào vị trí, đặc điểm mỗi phần hành kiểm toán, chương trình kiểm toánđược lập theo các bước nhất định và cụ thể từ khi bắt đầu kiểm toán đến khikết thúc kiểm toán Trong quá trình thực hiện kiểm toán, các kiểm toán viên

sẽ phải tuân theo quy trình kiểm toán và chỉ được thay đổi trong các trườnghợp đặc biệt

- Xác định và phân bổ mục trọng yếu: Trọng yếu là khái niệm về tầm

cỡ (hay độ lớn) và bản chất các sai phạm (kể cả bỏ sót) của các thông tintài chính hoặc là đơn lẻ hoặc là từng nhóm mà trong bối cảnh cụ thể nếudựa vào các thông tin này để xét đoán thì không thể chính xác hoặc là sẽđưa ra những kết luận sai lầm Việc xác định trọng yếu của Công ty dựatrên hai mặt là quy mô và tính hệ trọng của thông tin tài chính Sau khi xácđịnh được mục trọng yếu các kiểm toán viên thực hiện phân bổ trọng yếucho từng khoản mục làm căn cứ để thực hiện kiểm toán

Trang 25

1.3.3.4 Thực hiện kế hoạch kiểm toán

- Khoanh vùng rủi ro: Rủi ro kiểm toán là khả năng mà kiểm toán viênđưa ra ý kiến không xác đáng về đối tượng được kiểm toán, và rủi ro kiểmtoán là điều không thể tránh khỏi trong bất cứ cuộc kiểm toán nào Khi bắtđầu thực hiện kiểm toán, kiểm toán viên cần thực hiện khoanh vùng rủi rokiểm toán nhằm hạn chế và kiểm soát mức rủi ro có thể xảy ra trong một mức

độ cho phép Việc khoanh vùng rủi ro đòi hỏi rất nhiều ở kinh nghiệm vàtrình độ của kiểm toán viên, điều này cũng cần căn cứ nhiều vào hệ thốngkiểm soát nội bộ của Công ty khách hàng, quy trình kế toán và đặc điểmngành nghề kinh doanh

- Thực hiện chương trình kiểm toán: Chương trình kiểm toán gồm haibước là quy trình phân tích và kiểm tra chi tiết, với nguồn dữ liệu lấy từ kháchhàng Thông thường đối với bất kỳ một khoản mục nào, kiểm toán viên cũngcần thực hiện xem xét qua hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm tra số liệu tổnghợp, thực hiên thủ tục phân tích soát xét, và cuối cùng là đi đến kiểm tra chitiết trên chứng từ kế toán

- Quy trình phân tích

Thực hiện phân tích biến động của các chỉ tiêu kế toán, xem xét cácbiến động bất thường từ đó tiến hành kiểm tra các khoản mục nghi ngờ saiphạm

Trong tổ chức thực hiện thủ tục phân tích đòi hỏi nhiều ở trình độ và sựphán đoán, kinh nghiệm của kiểm toán viên

- Kiểm tra chi tiết: Kiểm tra chi tiết là việc áp dụng các biện pháp kỹthuật cụ thể của trắc nghiệm tin cậy thuộc trắc nghiệm công việc và trắcnghiệm trực tiếp số dư để kiểm toán từng khoản mục hoặc nghiệp vụ tạo nên

số dư trên khoản mục hay loại nghiệp vụ Trong kiểm tra chi tiết, kiểm toánviên đi cụ thể từng khoản mục, thực hiện kiểm tra chi tiết trên các tài khoản,chứng từ kế toán và tài liệu khác có liên quan Kiểm tra chi tiết đòi hỏi kiểm

Trang 26

toán viên phải xem xét từ số tổng hợp, theo dõi các nghiệp vụ bất thườnghoặc phát sinh với số tiền lớn, hay không bình thường, và dựa trên phươngpháp chọn mẫu phù hợp để từ đó đi đến kiểm tra trên chứng từ.

1.3.3.5 Kết thúc kiểm toán

- Soát xét của Kiểm toán viên, Trưởng phòng, Ban Giám đốc Các kếtluận kiểm toán đưa ra chịu sự soát xét của ba cấp quản lý gồm trưởng nhómkiểm toán, trưởng phòng và cuối cùng là của Ban Giám đốc Mục đích củacác cấp soát xét là đảm bảo Báo cáo kiểm toán đưa ra không bị sai lệch, trìnhbày đúng với thực trạng của Công ty được kiểm toán

- Ý kiến kiểm toán: Sau khi kết thúc cuộc kiểm toán, các kiểm toánviên nêu ra ý kiến kiểm toán của mình Ý kiến kiểm toán có thể là ý kiến chấpnhận toàn phần, chấp nhận từng phần hoặc từ chối đưa ra ý kiến, tùy thuộcvào bằng chứng kiểm toán thu được

- Báo cáo kiểm toán và báo cáo tài chính cùng các chỉ dẫn: Báo cáokiểm toán được lập sau khi kết thúc cuộc kiểm toán, trong đó nêu ra kết luậncủa cuộc kiểm toán, những sai phạm và tồn tại của Công ty khách hàng, ýkiến của kiểm toán viên Báo cáo tài chính trước khi kiểm toán và Báo cáo tàichính đã sửa đổi sau khi được kiểm toán

1.3.3.6 Quá trình kiểm soát chất lượng kiểm toán

Kiểm soát trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán.

Trước khi tiến hành kiểm toán, các KTV sẽ được thông báo lịch kiểmtoán, danh sách nhóm kiểm toán, nhóm trưởng nhóm kiểm toán tại các kháchhàng cụ thể Các KTV sẽ tìm hiểu một số thông tin về khách hàng mình sắpkiểm toán như: Thông tin về nhân sự, thông tin về kế toán, thông tin về hợp

đồng… nhóm trưởng sẽ là người trực tiếp giám sát các KTV trong việc sử

dụng các kỹ thuật để thu thập thông tin về đơn vị được kiểm toán, đặc biệt làthông tin về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng Các giấy tờ làm việc

Trang 27

của kiểm toán viên được nhóm trưởng soát xét nhằm đảm bảo các kỹ thuậtthu thập đúng quy định, thông tin thu được là đầy đủ công việc tiến hànhđúng chuẩn mực, đúng quy trình kiểm toán.

Kiểm soát trong giai đoạn thực hiện kiểm toán.

Căn cứ vào kế hoạch kiểm toán, trình độ năng lực và thế mạnh của từngKTV, trợ lý kiểm toán, nhóm trưởng sẽ tiến hành phân công công việc cụ thểcho từng người nắm rõ những nội dung, phần hành kiểm toán được phâncông, các phương pháp kiểm toán cần áp dụng và những trọng tâm cần chú ýtrong quá trình thu thập bằng chứng kiểm toán

Trong giai đoạn này nhóm trưởng giám sát rất chặt chẽ tiến độ thực hiệncông việc, các thủ tục kiểm toán, các phương pháp kiểm toán KTV đã áp dụng,cách ghi chép giấy làm việc của KTV cũng như việc tuân thủ chuẩn mực đạođức, nghề nghiệp Ngoài ra, nhóm trưởng cũng có thể hỗ trợ các KTV trongviệc đánh giá chất lượng của bằng chứng kiểm toán và tham gia thảo luận vớiKTV khác khi có các vấn đề còn nghi vấn để đi tới quyết định chính xác

Kiểm soát trong giai đoạn kết thúc kiểm toán.

Liên quan đến Công việc lập báo cáo kiểm toán, nhóm trưởng sẽ thựchiện xem xét các tổng hợp công việc của các KTV để đảm bảo sự chính xác,đầy đủ, hợp lý của kết quả kiểm toán phản ánh trong các Biên bản kiểm toán,đồng thời nhóm trưởng cũng xem xét lại tất cả các bằng chứng kiểm toán, cácnhận xét đánh giá của các KTV khác tham gia cuộc kiểm toán nhằm đảm bảotính chính xác của các kết quả đó Một lần nữa các giấy tờ của kiểm toán viênđược soát xét bởi ban lãnh đạo phòng trước khi trình lên Ban Giám đốc Sau

đó Ban Giám đốc xem xét tính hợp lý của kết quả kiểm toán và Công ty sẽphát hành Báo cáo kiểm toán

Trang 28

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN

VÀ KIỂM TOÁN (AASC)

2.1 Giới thiệu về Công ty TNHH A&T và Công ty CPTM Vạn Xuân

* Công ty TNHH A&T: Đây là Công ty TNHH hai thành viên trở lên,

được thành lập vào ngày 22/3/1998, giấy phép kinh doanh do Sở Kế hoạch vàĐầu tư Thành phố Hà Nội cấp Ngành nghề kinh doanh: chuyên sản xuất cácthiết bị điện, điện tử cung cấp cho các thị trường thuộc khu vực phía Bắc, đặcbiệt là ở Hà Nội và các Tỉnh lân cận Từ năm 2001 Công ty này đã trở thànhkhách hàng của AASC, hàng năm giữa Công ty và AASC đều thực hiện kýkết lại hợp đồng kiểm toán, mỗi hợp đồng kiểm toán chỉ có hiệu lực trong mộtnăm tài chính

* Công ty CPTM Vạn Xuân: Là Công ty cổ phần được thành lập vào

ngày 10/01/2003, giấy phép kinh doanh do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phốHải Phòng cấp Đây là một Công ty thương mại, nghành nghề hoạt động kinhdoanh là chuyên kinh doanh đồ gỗ nội thất Khác với Công ty TNHH A&T,hợp đồng kiểm toán đối với Công ty CPTM Vạn Xuân chỉ mới bắt đầu từ năm

2008 sau khi AASC gửi thư mời kiểm toán lần đầu và được chấp nhận kiểmtoán

Trang 29

2.2 Quy trình kiểm toán Báo cáo kết quả kinh doanh trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính Công ty TNHH A&T và Công ty CPTM Vạn Xuân tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC)

2.2.1 Lập kế hoạch kiểm toán

2.2.1.1 Lập kế hoạch kiểm toán chiến lược

2.2.1.2 Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát

2.2.1.3 Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết

2.2.1.3.1 Kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Thông thường ở AASC sẽ có một chương trình kiểm toán chung chomột số loại hình doanh nghiệp nhất định có chung đặc thù về hoạt động kinhdoanh Khi đi đến kiểm toán tại các doanh nghiệp cụ thể, các kiểm toán viên

sẽ phát triển mô hình cho phù hợp với đặc điểm kinh doanh cụ thể của đơn vịđược kiểm toán Do chương trình kiểm toán là khá dài nên sau đây chỉ trìnhbày quy trình kiểm toán chung cho cả hai công t A&T và Vạn Xuân Khi điđến giai đoạn thực hiện kiểm toán cụ thể sẽ trình bày chi tiết hơn các bướckiểm toán

* Mục tiêu kiểm toán:

- Tất cả các thu nhập từ việc bán sản phẩm và dịch vụ được hạch toánmột cách chính xác (tính đầy đủ, tính chính xác)

- Nguyên tắc hạch toán thu nhập được áp dụng chính xác và phù hợpvới các chuẩn mực kế toán là cơ sở áp dụng để thực hiện kiểm toán

- Chia cắt niên độ được thực hiện một cách chính xác (tính đầy đủ, tínhhiện hữu)

* Thủ tục phân tích:

Trang 30

- So sánh với kỳ trước, với kế hoạch, nếu có biến động bất thường cầntìm hiểu rõ nguyên nhân.

- So sánh tỷ trọng lợi nhuận thuần từ hoạt động SXKD với doanh thuthuần giữa kỳ này với kỳ trước để đánh giá khả năng sinh lời từ doanh thu bánsản phẩm qua các kỳ

- Lập bảng phân tích tổng quát quan hệ đối ứng tài khoản và nhận dạngcác quan hệ bất thường

- Lập bảng phân tích doanh thu theo thuế suất, theo từng tháng và theotừng loại doanh thu, lập bảng phân tích doanh thu trong mốt quan hệ với giávốn, với thuế GTGT và với số dư công nợ phải thu (liên quan đến việc thựchiện chính sách bán hàng của đơn vị trên thực tế) Nhận dạng sự tăng haygiảm bất thường của các chỉ tiêu phân tích này

- Tính tỷ lệ lãi gộp theo từng tháng, từng quý Xác định rõ nguyên nhâncủa những biến động bất thường

- So sánh số dư doanh thu chưa thực hiện trước (TK 3387) cuối kỳ với

kỳ trước theo từng loại doanh thu, nếu có biến động bất thường cần tìm hiểu

rõ nguyên nhân

- So sánh tỷ suất vòng quay hàng hóa(sản phẩm)/doanh thu qua cácnăm Giải thích các biến động bất thường (nếu có)

* Kiểm tra chi tiết:

- Đối chiếu số liệu trên Báo cáo kết quả kinh doanh với số liệu trên sổtổng hợp và sổ chi tiết, tờ khai VAT đầu ra

- Thu thập thông tin và những sự thay đổi trong chính sách kế toán vềnguyên tắc ghi nhận doanh thu

Kiểm tra phát sinh tăng doanh thu:

Trang 31

- Tìm hiểu hệ thống lưu trữ các tài liệu liên quan đến việc quản lýdoanh thu như: hợp đồng kinh tế, thanh lý hợp đồng KT, đơn đặt hàng, lệnhbán hàng, chính sách bán hàng, đơn giá bán hàng, các hợp đồng vận chuyểnhàng bán

- Chọn mẫu để kiểm tra chứng từ chi tiết (đề nghị ghi rõ phươngthức lựa chọn mẫu):

+ Đối chiếu nghiệp vụ bán hàng được ghi chép trên sổ kế toán, Nhật kýbán hàng với các chứng từ gốc có liên quan như: đơn đặt hàng, hợp đồng kinh

tế, thanh lý hợp đồng KT, lệnh bán hàng, phiếu xuất kho, vận đơn, hoá đơn kết hợp xem xét và kiểm tra quá trình thanh toán

+ Kiểm tra số lượng, đơn giá và tính toán trên hoá đơn bán hàng, kiểmtra việc quy đổi đồng tiền bán hàng bằng ngoại tệ ra đồng tiền hạch toán; đốichiếu số liệu trên hoá đơn với sổ chi tiết và sổ tổng hợp doanh thu

+ Kiểm tra việc phân loại doanh thu: phân biệt doanh thu bán chịu (đốichiếu với số liệu hạch toán trên tài khoản công nợ phải thu), doanh thu thutiền ngay, doanh thu nhận trước, doanh thu hàng đổi hàng….phân biệt doanhthu bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ với các khoản thu nhập khác; phân biệttừng loại doanh thu liên quan đến từng loại thuế suất khác nhau, từng sảnphẩm khác nhau (đối chiếu với số liệu hạch toán trên tài khoản thuế GTGTđầu ra)

Lưu ý: Kiểm tra số dư chi tiết của các khoản công nợ để phát hiện các khoản đã đủ điều kiện ghi nhận doanh thu nhưng vẫn còn treo công nợ.

- Kiểm tra tính đúng kỳ đối với nghiệp vụ doanh thu: kiểm tra chứng từcủa một số nghiệp vụ doanh thu phát sinh trước và sau thời điểm khoá

sổ ngày để xem xét ngày tháng ghi trên hoá đơn, vận đơn với ngàytháng trên Nhật ký bán hàng và sổ chi tiết

Trang 32

- Từ việc kiểm tra chi tiết nêu trên, đưa ra kết luận về nguyên tắc ghinhận doanh thu, điều kiện ghi nhận doanh thu từng loại tại đơn vị (nếu trái vớiquy định hiện hành phải giải thích nguyên nhân).

- Kiểm tra việc hạch toán doanh thu trên sổ kế toán để đảm bảo rằngcác khoản doanh thu đã được hạch toán đúng

- Kiểm tra việc trình bày trên BCTC và thuyết minh BCTC

Kiểm tra số phát sinh giảm doanh thu:

- Kiểm tra các khoản giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, chiết khấuthương mại:

Có thể kiểm tra 100% hoặc chọn mẫu tuỳ theo kết quả tìm hiểu về hệthống kiểm soát nội bộ đối với khoản mục này của DN

Lưu ý: + Đối chiếu các khoản giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại với các quy chế quản lý của doanh nghiệp, nếu không có quy chế riêng thì phải ghi rõ.

+ Mọi khoản hàng bán bị trả lại đều phải có văn bản của người mua ghi rõ số lượng, đơn giá và giá trị hàng bán bị trả lại, xác định lý do trả lại hàng kèm theo chứng từ nhập kho số hàng bị trả lại hoặc chứng từ khác chứng minh cho số hàng đã bị trả lại.

- Kiểm tra việc hạch toán các khoản giảm trừ xem có đúng quy địnhhiện hành không

Kiểm tra doanh thu nội bộ:

- Kiểm tra căn cứ phát sinh và việc theo dõi, xử lý các khoản doanh thunội bộ của đơn vị

- Kiểm tra việc loại trừ các khoản doanh thu nội bộ khi hợp nhất báocáo tài chính (nếu có)

Đối với các khoản doanh thu chưa thực hiện:

Trang 33

Kiểm tra căn cứ ghi nhận doanh thu chưa thực hiện và việc kết chuyển

để đảm bảo tuân thủ với nguyên tắc phù hợp và nguyên tắc đúng kỳ:

- Kiểm tra chọn mẫu chứng từ và hợp đồng xem các khoản tiền ghinhận có phù hợp không?

- Xem xét việc kết chuyển doanh thu có phù hợp với thời gian và khoảntiền nhận trước hay không?

- Phân tích số dư cuối kỳ để đảm bảo rằng không có khoản nào cầnphải ghi nhận doanh thu mà vẫn chưa được kết chuyển

Kiểm tra việc trình bày trên BCTC và thuyết minh BCTC

2.2.1.3.2.Kiểm toỏn giá vốn hàng bán

* Mục tiêu:

- Tất cả các chi phí phải được hạch toán đúng, được phân loại chínhxác, trình bày trên BCTC (tính đầy đủ, tính chính xác, tính trình bày)

- Các khoản này được hạch toán đúng kỳ kế toán, hạch toán phải đầy

đủ chứng từ hợp lệ, hợp pháp (tính đầy đủ, tính hiện hữu)

- Nguyên tắc hạch toán các chi phí được áp dụng chính xác và phù hợpvới các chuẩn mực áp dụng trong khuôn khổ kiểm toán

Trang 34

- Cần có những đối chiếu với các qui định hiện hành của Nhà nước vàqui chế của đơn vị, nếu đơn vị có qui chế riêng cần lưu ý kiểm tra xem quichế đó có tuân thủ các qui định hiện hành của Nhà nước không.

- Lập bảng quan hệ đối ứng của từng tài khoản chi phí trong mối quan

hệ với các tài khoản khác và tìm các quan hệ đối ứng bất thường Kiểm tra100% các đối ứng bất thường

- Kiểm tra các khoản chi phí phát sinh bằng ngoại tệ Kiểm tra việchạch toán và chuyển đổi ngoại tệ khi thực hiện nghiệp vụ

- Lập bảng tổng hợp chi tiết giá vốn hàng bán theo tháng, so sánh sựbiến động giữa các tháng và giải thích các nguyên nhân Đối chiếu với kết quảhoạt động kinh doanh, sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp

- Đối chiếu các khoản ghi giảm giá vốn và doanh thu ghi giảm tươngứng

- Chọn mẫu một số sản phẩm chủ yếu đế tiến hành kiiểm tra việc ghinhận đầy đủ giá vốn bằng cách lấy giá thành SP bình quân nhân với số lượngbán trên báo cáo bán hàng và so sánh với giá vốn đã ghi nhận

- Rà soát bảng tổng hợp chi tiết giá vốn theo loại sản phẩm, dịch vụ vớichi tiết doanh thu để đảm bảo rằng doanh thu và giá vốn được ghi nhận tươngứng

- Đối chiếu chọn mẫu các khoản ghi nhận giá vốn với chứng từ gốc(phiếu xuất kho, biên bản thanh lý )

2.2.1.3.3 Kiểm toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp

* Thủ tục phân tích:

- So sánh tỷ lệ giữa chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp vớidoanh thu của kỳ này và kỳ trước

Trang 35

- So sánh tỷ lệ của các yếu tố chi phí trên doanh thu giữa kỳ này với kỳtrước, giải thích các biến động bất thường; so sánh với các yếu tố chi phí theo

- Đối chiếu với kết quả kiểm tra phần tiền lương, các khoản phải nộptheo lương, nguyên vật liệu trực tiếp, phân bổ công cụ dụng cụ, phân bổ khấuhao TSCĐ, phân bổ chi phí trả trước dài hạn

- Đối chiếu một số khoản chi hoa hồng, chi phí tiếp thị, chi phí quảngcáo đã chi trong kỳ với chính sách bán hàng của đơn vị và các quy định hiệnhành của Nhà nước

- Kiểm tra, tính toán lại một số khoản chi phí thuê ngoài (nhân công,nhà kho, bến bãi, phương tiện vận tải, đóng gói ) giữa số thực chi với cácchứng từ liên quan

- Kiểm tra việc kết chuyển chi phí bán hàng vào tài khoản chi phí chờkết chuyển (nếu có) xem có tuân thủ các nguyên tắc phù hợp, nguyên tắc chiacắt niên độ không

Chi phí quản lý doanh nghiệp:

- Việc kiểm tra khoản mục chi phí sản xuất chung có thể được kết hợpcùng với các phần hành khác như: Chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí NVL, chiphí nhân viên phân xưởng, chi phí bằng tiền

Trang 36

- Đối chiếu với kết quả kiểm tra phần tiền lương, các khoản phải nộptheo lương, nguyên vật liệu trực tiếp, phân bổ công cụ dụng cụ, phân bổ khấuhao TSCĐ, phân bổ chi phí trả trước dài hạn

- Kiểm tra chọn mẫu một số khoản chi giao dịch, tiếp khách, lưu ý cáckhoản chi tài trợ, khen thưởng, ủng hộ, mua sắm công cụ, dụng cụ, chi côngtác phí

- Kiểm tra việc kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp vào tài khoảnchi phí chờ kết chuyển (nếu có) xem có tuân thủ các nguyên tắc phù hợp,nguyên tắc chia cắt niên độ không

2.2.1.3.4 Kiểm toán doanh thu và chi phí tài chính, thu nhập khác, chi phí khác

- Các khoản này được hạch toán đúng kỳ kế toán, hạch toán phải đầy

đủ chứng từ hợp lệ, hợp pháp(tính đầy đủ, tính hiện hữu)

- Nguyên tắc hạch toán các chi phí được áp dụng chính xác và phù hợpvới các chuẩn mực áp dụng trong khuôn khổ kiểm toán

* Thủ tục phân tích:

Trang 37

- So sánh các khoản doanh thu, chi phí tài chính giữa kỳ này với kỳtrước hoặc với kế hoạch (nếu có).

- Lập bảng phân tích tổng quát quan hệ đối ứng tài khoản và nhận dạngcác quan hệ đối ứng bất thường hoặc có nội dung không rõ ràng

- Phân loại doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác theo từngloại nghiệp vụ kinh tế phát sinh và loại thuế suất

- Lập bảng ghi chép các khoản thu có tính chất định kỳ (tiền cho thuêtài sản, lãi thu từ các hoạt động đầu tư tài chính )

- So sánh tương quan giữa chi phí tài chính, chi phí khác với doanh thuhoạt động tài chính, thu nhập khác của từng hoạt động để tìm ra những chênhlệch và tìm lời giải thích

* Kiểm tra chi tiết :

- Do bản chất của các hoạt động này liên quan đến các hoạt động khácnên khi kiểm toán phải chú ý tham chiếu riêng cho từng mục

Lưu ý: - Kiểm tra tính đúng kỳ: kiểm tra chứng từ của một số nghiệp vụ thu nhập và chi phí khác phát sinh trước và sau thời điểm khoá sổ để xem xét ngày tháng ghi trên chứng từ gốc với ngày tháng ghi trên sổ chi tiết xem có nghiệp vụ nào là của năm sau nhưng đơn vị lại tính vào của năm nay hoặc các nghiệp vụ của năm trước nhưng lại hạch toán vào năm nay.

- Kiểm tra các khoản giảm thu nhập.

Đối với doanh thu hoạt động tài chính:

- Đối với khoản thu nhập liên quan đến hoạt động góp vốn liên doanhcần kiểm tra hợp đồng liên doanh, biên bản họp hội đồng quản trị của công tyliên doanh liên quan đến việc phân chia kết quả, báo cáo tài chính và các tàiliệu liên quan khác của công ty liên doanh

Trang 38

- Đối với khoản thu lãi: Kiểm tra các phiếu, bảng tính lãi đối chiếu vớicác hợp đồng có liên quan, so sánh với các mức lãi suất quy định hiện hànhcủa nhà nước (nếu có) Lưu ý nguyên tắc chia cắt niên độ trong hạch toánbằng cách kiểm tra phiếu và bảng tính lãi lần cuối trong kỳ, kiểm tra bút toánhạch toán.

- Đối với các khoản thu nhập liên quan đến hoạt động đầu tư, mua, bánchứng khoán cần kiểm tra các tài liệu liên quan đến hoạt động mua và bánchứng khoán, kiểm tra bút toán hạch toán

- Đối với các khoản thu nhập chênh lệch tỷ giá : phần này tận dụng kếtquả của phần kiểm toán chênh lệch tỷ giá

- Đối với các khoản DT tài chính khác cần kiểm tra các số liệu có liênquan

- Kiểm tra các khoản doanh thu hoạt động tài chính đã được tính thuếthu nhập tại bên thứ 2 (bên góp vốn, bên nhận đầu tư)

- Kiểm tra tài liệu liên quan đến các khoản doanh thu tài chính khác.Đối với chi phí tài chính :

- Đối với khoản chi phí liên quan đến hoạt động góp vốn liên doanh:cần kiểm tra hợp đồng liên doanh, biên bản họp Hội đồng quản trị của công tyliên doanh liên quan đến việc phân chia kết quả, BCTC đã được kiểm toán(hoặc duyệt quyết toán bởi cơ quan có thẩm quyền) của liên doanh

- Đối chiếu với phần hành kiểm toán các khoản vay để xem việc kiểmtra các phiếu, bảng tính lãi vay có giá trị trên VNĐ đối chiếu với các hợpđồng liên quan, so sánh với các mức lãi suất qui định hiện hành của Nhà nước(nếu có) Lưu ý nguyên tắc chia cắt niên độ trong hạch toán, bằng cách kiểmtra phiếu, bảng tính lãi lần cuối cùng trong kỳ (đối chiếu với phần tiền vay,tiền gửi ngân hàng), kiểm tra bút toán hạch toán

Trang 39

- Đối với các khoản chi phí liên quan đến hoạt động đầu tư, mua, bánchứng khoán: cần kiểm tra các tài liệu liên quan đến hoạt động đầu tư và mua,bán chứng khoán, kiểm tra các bút toán hạch toán.

- Đối với các khoản chênh lệch tỷ giá: Đối chiếu với phần hành kiểmtoán chênh lệch tỷ giá (TK 413)

- Đối với các khoản chi chiết khấu thanh toán cho người mua hàng hoá,dịch vụ, cần kiểm tra các bằng chứng cho khoản chiết khấu Có thể đối chiếuvới các phần hành khác có liên quan (khoản mục doanh thu, khoản mục phảithu )

- Đối với khoản hoàn nhập dự phòng giảm giá các khoản đầu tư chứngkhoán: kiểm tra cơ sở tính toán (có thể kết hợp với phần hành kiểm toán cáckhoản đầu tư tài chính)

Đối với thu nhập khác:

- Đối chiếu các tài liệu bổ xung cần thiết trong từng trường hợp cụ thể

để xác định chính xác các khoản thu khác thực tế phát sinh

- Kiểm tra sự có thật của nghiệp vụ thu nhập: đối chiếu nghiệp vụ phátsinh thu nhập trên sổ chi tiết với các chứng từ gốc có liên quan

Đối với chi phí khác:

- Đối chiếu với các tài liệu bổ sung cần thiết trong từng trường hợp.Luôn phải chú ý đến sự phê duyệt của những người có thẩm quyền mà thường

là của Ban Giám đốc và người phụ trách bộ phận, phụ trách tài chính

- Kiểm tra việc kết chuyển giá trị còn lại của tài sản được thanh lý,nhượng bán (quyết định, biên bản thanh lý, sổ hoặc thẻ tài sản, các phiếu thu,phiếu chi) nếu người kiểm toán phần hành TSCĐ chưa thực hiện

- Kiểm tra căn cứ xác định các khoản chi từ năm trước bị nhầm hoặc bị

bỏ sót được hạch toán vào năm nay

Trang 40

- Kiểm tra các khoản chi hạch toán vào chi phí khác nhưng không đượctrừ trước khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

2.2.1.3.5 Kiểm toán thuế đầu ra và thuế thu nhập doanh nghiệp

- Đảm bảo rằng các bản kê khai được lập chính xác

* Thủ tục phân tích và đối chiếu số liệu tổng hợp:

- Tìm hiểu các sắc thuế áp dụng tại đơn vị

- Đối chiếu số dư đầu kỳ trên Báo cáo tài chính năm nay với số liệutrên Báo cáo tài chính năm trước (đã được kiểm toán hoặc phê duyệt bởi cơquan có thẩm quyền), với biên bản quyết toán và xác nhận về thuế

- So sánh số dư và số phát sinh các tài khoản thuế giữa kỳ này với kỳtrước, giải thích những biến động bất thường (nếu có)

- Đối chiếu số liệu từng loại thuế giữa biên bản quyết toán và xác nhận

về thuế (nếu có) với số liệu trên báo cáo tài chính, sổ kế toán (sổ tổng hợp và

sổ chi tiết)

Lưu ý: Nếu có chênh lệch phải kiểm tra các bút toán điều chỉnh trong

kỳ ở phần kiểm tra chi tiết.

* Kiểm tra chi tiết:

- Thu thập các tờ khai thuế, thông báo nộp thuế, chứng từ nộp thuếtrong kỳ, đối chiếu với phần hạch toán trên sổ kế toán và báo cáo kế toán

Ngày đăng: 13/11/2012, 14:49

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng cân đối kế toán BCĐKT - Hoàn thiện kiểm toán báo cáo kết quả kinh doanh trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán
Bảng c ân đối kế toán BCĐKT (Trang 1)
Bảng cân đối kế toán BCĐKT - Hoàn thiện kiểm toán báo cáo kết quả kinh doanh trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán
Bảng c ân đối kế toán BCĐKT (Trang 1)
1.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty vài năm gần đây - Hoàn thiện kiểm toán báo cáo kết quả kinh doanh trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán
1.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty vài năm gần đây (Trang 17)
Bảng 1.1. Tình hình hoạt động kinh doanh trong bốn năm vừa qua - Hoàn thiện kiểm toán báo cáo kết quả kinh doanh trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán
Bảng 1.1. Tình hình hoạt động kinh doanh trong bốn năm vừa qua (Trang 17)
Bảng 1.2. Tình hình biến động về cán bộ, nhân viên trong các năm gần đây - Hoàn thiện kiểm toán báo cáo kết quả kinh doanh trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán
Bảng 1.2. Tình hình biến động về cán bộ, nhân viên trong các năm gần đây (Trang 19)
Bảng 1.2. Tình hình biến động về cán bộ, nhân viên trong các năm gần đây - Hoàn thiện kiểm toán báo cáo kết quả kinh doanh trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán
Bảng 1.2. Tình hình biến động về cán bộ, nhân viên trong các năm gần đây (Trang 19)
Sơ đồ 1.1  . Tổ chức bộ máy trong Công ty - Hoàn thiện kiểm toán báo cáo kết quả kinh doanh trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán
Sơ đồ 1.1 . Tổ chức bộ máy trong Công ty (Trang 22)
Sơ đồ 1.2  . Tổ chức bộ máy kế toán trong Công ty - Hoàn thiện kiểm toán báo cáo kết quả kinh doanh trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán
Sơ đồ 1.2 . Tổ chức bộ máy kế toán trong Công ty (Trang 23)
Bảng 2.1: BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CÔNG TY TNHH A&T - Hoàn thiện kiểm toán báo cáo kết quả kinh doanh trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán
Bảng 2.1 BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CÔNG TY TNHH A&T (Trang 48)
Bảng 2.1  : BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CÔNG TY    TNHH A&T - Hoàn thiện kiểm toán báo cáo kết quả kinh doanh trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán
Bảng 2.1 : BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CÔNG TY TNHH A&T (Trang 48)
Trước tiên, kiểm toán viên thu thập và lập bảng tổng hợp chi tiết số phát sinh trong năm của TK 511, đây là bảng tổng hợp tài khoản chữ T của tài  khoản 511 - Hoàn thiện kiểm toán báo cáo kết quả kinh doanh trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán
r ước tiên, kiểm toán viên thu thập và lập bảng tổng hợp chi tiết số phát sinh trong năm của TK 511, đây là bảng tổng hợp tài khoản chữ T của tài khoản 511 (Trang 50)
Bảng 2.4 : Tổng hợp đối ứng khoản mục doanh thu (A&T) - Hoàn thiện kiểm toán báo cáo kết quả kinh doanh trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán
Bảng 2.4 Tổng hợp đối ứng khoản mục doanh thu (A&T) (Trang 50)
Bảng 2.5: Tổng hợp đối ứng khoản mục doanh thu (Vạn Xuân) - Hoàn thiện kiểm toán báo cáo kết quả kinh doanh trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán
Bảng 2.5 Tổng hợp đối ứng khoản mục doanh thu (Vạn Xuân) (Trang 51)
Bảng 2.5: Tổng hợp đối ứng khoản mục doanh thu (Vạn Xuân) - Hoàn thiện kiểm toán báo cáo kết quả kinh doanh trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán
Bảng 2.5 Tổng hợp đối ứng khoản mục doanh thu (Vạn Xuân) (Trang 51)
Bảng 2.6: Phân tích biến động (A&T) - Hoàn thiện kiểm toán báo cáo kết quả kinh doanh trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán
Bảng 2.6 Phân tích biến động (A&T) (Trang 52)
Bảng 2.6: Phân tích biến động (A&T) - Hoàn thiện kiểm toán báo cáo kết quả kinh doanh trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán
Bảng 2.6 Phân tích biến động (A&T) (Trang 52)
Bảng 2.7: Phân tích biến động (Vạn Xuân) - Hoàn thiện kiểm toán báo cáo kết quả kinh doanh trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán
Bảng 2.7 Phân tích biến động (Vạn Xuân) (Trang 53)
Bảng 2.7: Phân tích biến động (Vạn Xuân) - Hoàn thiện kiểm toán báo cáo kết quả kinh doanh trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán
Bảng 2.7 Phân tích biến động (Vạn Xuân) (Trang 53)
Bảng 2.8: Kiểm tra chi tiết (A&T) - Hoàn thiện kiểm toán báo cáo kết quả kinh doanh trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán
Bảng 2.8 Kiểm tra chi tiết (A&T) (Trang 55)
Bảng 2.8: Kiểm tra chi tiết (A&T) - Hoàn thiện kiểm toán báo cáo kết quả kinh doanh trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán
Bảng 2.8 Kiểm tra chi tiết (A&T) (Trang 55)
X: Hóa đơn bán hàng; Phiếu xuất kho; Đơn đặt hàng; Hợp đồng kèm theo nếu có. - Hoàn thiện kiểm toán báo cáo kết quả kinh doanh trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán
a đơn bán hàng; Phiếu xuất kho; Đơn đặt hàng; Hợp đồng kèm theo nếu có (Trang 56)
Bảng 2.9: Kiểm tra chi tiết (Vạn Xuân) - Hoàn thiện kiểm toán báo cáo kết quả kinh doanh trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán
Bảng 2.9 Kiểm tra chi tiết (Vạn Xuân) (Trang 56)
Bảng 2.9: Kiểm tra chi tiết (Vạn Xuân) - Hoàn thiện kiểm toán báo cáo kết quả kinh doanh trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán
Bảng 2.9 Kiểm tra chi tiết (Vạn Xuân) (Trang 56)
Bảng 2.10. Trang kết luận kiểm toán (A&T) - Hoàn thiện kiểm toán báo cáo kết quả kinh doanh trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán
Bảng 2.10. Trang kết luận kiểm toán (A&T) (Trang 57)
Bảng 2.10. Trang kết luận kiểm toán (A&T) - Hoàn thiện kiểm toán báo cáo kết quả kinh doanh trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán
Bảng 2.10. Trang kết luận kiểm toán (A&T) (Trang 57)
Bảng 2.12: Kiểm tra tổng hợp TK 515 (A&T) - Hoàn thiện kiểm toán báo cáo kết quả kinh doanh trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán
Bảng 2.12 Kiểm tra tổng hợp TK 515 (A&T) (Trang 60)
Bảng 2.12: Kiểm tra tổng hợp TK 515 (A&T) - Hoàn thiện kiểm toán báo cáo kết quả kinh doanh trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán
Bảng 2.12 Kiểm tra tổng hợp TK 515 (A&T) (Trang 60)
Bảng 2.14: Kiểm tra tổng hợp giá vốn (A&T) - Hoàn thiện kiểm toán báo cáo kết quả kinh doanh trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán
Bảng 2.14 Kiểm tra tổng hợp giá vốn (A&T) (Trang 62)
Bảng 2.14: Kiểm tra tổng hợp giá vốn (A&T) - Hoàn thiện kiểm toán báo cáo kết quả kinh doanh trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán
Bảng 2.14 Kiểm tra tổng hợp giá vốn (A&T) (Trang 62)
Ag: Khớp số liệu trên Bảng CĐPS và BCKQKD - Hoàn thiện kiểm toán báo cáo kết quả kinh doanh trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán
g Khớp số liệu trên Bảng CĐPS và BCKQKD (Trang 64)
Bảng 2.16 Tổng hợp đối ứng TK 641 (A&T) - Hoàn thiện kiểm toán báo cáo kết quả kinh doanh trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán
Bảng 2.16 Tổng hợp đối ứng TK 641 (A&T) (Trang 64)
Bảng 2.16  Tổng hợp đối ứng TK 641 (A&T) - Hoàn thiện kiểm toán báo cáo kết quả kinh doanh trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán
Bảng 2.16 Tổng hợp đối ứng TK 641 (A&T) (Trang 64)
Bảng 2.18: Phân tích biến động TK 641 (A&T) - Hoàn thiện kiểm toán báo cáo kết quả kinh doanh trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán
Bảng 2.18 Phân tích biến động TK 641 (A&T) (Trang 66)
Bảng 2.18: Phân tích biến động TK 641 (A&T) - Hoàn thiện kiểm toán báo cáo kết quả kinh doanh trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán
Bảng 2.18 Phân tích biến động TK 641 (A&T) (Trang 66)
Bảng 2.19: Phân tích biến đông TK 641 (Vạn Xuân) - Hoàn thiện kiểm toán báo cáo kết quả kinh doanh trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán
Bảng 2.19 Phân tích biến đông TK 641 (Vạn Xuân) (Trang 66)
Đủ bảng kê, hóa đơn, tờ trình Đủ hóa đơn - Hoàn thiện kiểm toán báo cáo kết quả kinh doanh trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán
b ảng kê, hóa đơn, tờ trình Đủ hóa đơn (Trang 68)
Bảng 2.21: Kiểm tra chi tiết TK 641 (Vạn Xuân) - Hoàn thiện kiểm toán báo cáo kết quả kinh doanh trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán
Bảng 2.21 Kiểm tra chi tiết TK 641 (Vạn Xuân) (Trang 68)
Bảng 2.21: Kiểm tra chi tiết TK 641 (Vạn Xuân) - Hoàn thiện kiểm toán báo cáo kết quả kinh doanh trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán
Bảng 2.21 Kiểm tra chi tiết TK 641 (Vạn Xuân) (Trang 68)
Đủ tờ trình, bảng kê,   hóa   đơn,   ký  nhận - Hoàn thiện kiểm toán báo cáo kết quả kinh doanh trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán
t ờ trình, bảng kê, hóa đơn, ký nhận (Trang 69)
Bảng 2.23: Kết luận kiểm toán TK 642 (Vạn Xuân) - Hoàn thiện kiểm toán báo cáo kết quả kinh doanh trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán
Bảng 2.23 Kết luận kiểm toán TK 642 (Vạn Xuân) (Trang 71)
Bảng 2.2 5: Kiểm tra tổng hợp TK 642 (Vạn Xuân) - Hoàn thiện kiểm toán báo cáo kết quả kinh doanh trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán
Bảng 2.2 5: Kiểm tra tổng hợp TK 642 (Vạn Xuân) (Trang 72)
Bảng 2.24: Kiểm tra tổng hợp TK 642 (A&T) - Hoàn thiện kiểm toán báo cáo kết quả kinh doanh trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán
Bảng 2.24 Kiểm tra tổng hợp TK 642 (A&T) (Trang 72)
Bảng 2.25 : Kiểm tra tổng hợp TK 642 ( Vạn Xuân) - Hoàn thiện kiểm toán báo cáo kết quả kinh doanh trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán
Bảng 2.25 Kiểm tra tổng hợp TK 642 ( Vạn Xuân) (Trang 72)
Bảng 2.26: Kiểm tra chi tiết TK 642 (A&T) - Hoàn thiện kiểm toán báo cáo kết quả kinh doanh trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán
Bảng 2.26 Kiểm tra chi tiết TK 642 (A&T) (Trang 72)
Bảng 2.24: Kiểm tra tổng hợp TK 642 (A&T) - Hoàn thiện kiểm toán báo cáo kết quả kinh doanh trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán
Bảng 2.24 Kiểm tra tổng hợp TK 642 (A&T) (Trang 72)
Bảng kê, tờ trình, hóa đơn Hóa đơn không  ghi ngày tháng Hạch   toán   sai  tính chất chi phí  (không hợp lý) Hóa   đơn   tiếp  khách - Hoàn thiện kiểm toán báo cáo kết quả kinh doanh trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán
Bảng k ê, tờ trình, hóa đơn Hóa đơn không ghi ngày tháng Hạch toán sai tính chất chi phí (không hợp lý) Hóa đơn tiếp khách (Trang 73)
Bảng 2.27: Kiểm tra chi tiết TK 642 ( Vạn Xuân) - Hoàn thiện kiểm toán báo cáo kết quả kinh doanh trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán
Bảng 2.27 Kiểm tra chi tiết TK 642 ( Vạn Xuân) (Trang 73)
Bảng 2.28: Kết luận kiểm toán TK 642 (A&T) - Hoàn thiện kiểm toán báo cáo kết quả kinh doanh trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán
Bảng 2.28 Kết luận kiểm toán TK 642 (A&T) (Trang 75)
Bảng 2.3 0: Tổng hợp đối ứng TK 333 (A&T) - Hoàn thiện kiểm toán báo cáo kết quả kinh doanh trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán
Bảng 2.3 0: Tổng hợp đối ứng TK 333 (A&T) (Trang 77)
Bảng 2.30 : Tổng hợp đối ứng TK 333 (A&T) - Hoàn thiện kiểm toán báo cáo kết quả kinh doanh trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán
Bảng 2.30 Tổng hợp đối ứng TK 333 (A&T) (Trang 77)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w