MỤC LỤC
Nhận thức được vấn đề này, tại AASC trước khi chấp nhận một hợp đồng kiểm toán, KTV tiến hành thu thập những thông tin sơ bộ về khách hàng: ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, loại hình doanh nghiệp, hình thức sở hữu, công nghệ SX, bộ máy quản lý, tình hình hoạt động, đối thủ cạnh tranh. Đồng thời KTV thu thập thông tin từ các văn bản pháp lý, các quy định, chính sách Pháp luật ảnh hưởng đến hoạt động của Công ty, nguồn thông tin từ các tài liệu phía khách hàng cung cấp như: Báo cáo quản lý nội bộ, báo cáo tài chính, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, các chính sách vè quản lý kinh tế, tài chính, thuế, hệ thống kế toán, tài liệu về kiểm soát nội bộ, quy định về chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của từng bộ phận trong đơn vị. Năm 2007 khi Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức thương mại thế giới(WTO), môi trường kinh doanh cũng được mở rộng hơn,thị trường và các cơ hội kinh doanh cũng được mở rộng hơn.Tuy nhiên đây cũng là thách thức không nhỏ khi mà số lượng và quy mô của các đối thủ cạnh tranh của Công ty cũng tăng lên.
Bên cạnh đó, Công ty cũng đề ra kế hoạch tăng thêm vốn điều lệ từ 60 tỷ lên 90 tỷ đồng thông qua việc phát hành cổ phiếu ra công chúng,tiến tới niêm yết trên thị trường chứng khoán TP HCM trong năm 2007.Số vốn huy động thêm sẽ được sử dụng để đầu tư nhà máy sơn và bổ xung nguồn vốn đầu tư hệ thống cửa hàng kinh doanh xăng dầu. ( Nguồn : Hồ sơ kiểm toán khách hàng A của AASC) Đối với Công ty cổ phần B_vì là khách hàng thường niên của AASC, vì vậy kiểm toán viên tìm hiểu môi trường kiểm soát của Công ty dựa vào các thông tin của cuộc kiểm toán năm trước và cập nhật những thay đổi của môi trường kiểm soát trong năm kiểm toán.Qua quá trình trao đổi, làm việc với Ban Giám đốc kiểm toán viên được biết trong năm 2006 Công ty bổ xung thêm ngành nghề kinh doanh xăng dầu vì vậy đã thành lập thêm một phòng kinh doanh mới, phụ trách mảng kinh doanh xăng dầu.Có sự thay đổi nhân sự trong Ban Giám Đốc khi ông Trần Văn P-Giám đốc chi nhánh tại Hà Nội được bổ nhiệm làm Phó Tổng Giám Đốc.
Đối với công ty A: Là khách hàng năm đầu cảu công ty nên để bắt đầu công việc tìm hiểu hệ thống kế toán, kiểm toán viên tiến hành tiếp xúc, trao đổi và phỏng vấn kế toán trưởng để tìm hiểu về chính sách kế toán áp dụng tại doanh nghiệp, nguyên tắc hạch toán các loại nghiệp vụ quan trọng, ảnh hưởng của hệ thống máy tính đến công tác kế toán, trình tự ghi sổ các nghiệp vụ đặc thù, việc phân công, phân nhiệm trong bộ máy kế toán. Kiểm toán viên chỉ cần sử dụng kết quả đã có trong Hồ sơ kiểm toán chung và trong Hồ sơ kiểm toán các năm trước, trong đó lưu ý đến những kiến nghị về hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại công ty B, đồng thời tiến hành trao đổi với Kế toán trưởng công ty B để cập nhật những thông tin liên quan đến sự thay đổi về mặt nhân sự, những thay đổi về những quy định, chính sách mới trong công tác kế toán tại công ty. Không giống như việc tìm hiểu môi trường kiểm soát hay tìm hiểu về hệ thống kế toán, việc tìm hiểu thủ tục kiểm soát tại công ty khách hàng được kiểm toán viên tiến hành một cách đầy đủ và kỹ lưỡng và không có sự phân biệt khách hàng năm đầu hay khách hàng kiểm toán thường xuyên.
- Căn cứ chủ yếu để ghi nhận tăng tài sản cố định và tính khấu hao tài sản cố định vào ngày nào là dựa trên cơ sở thời gian ghi trên hoá đơn tài chính hay trên tờ khai thuế hàng nhập khẩu bởi vì biên bản bàn giao, hợp đồng giữa công ty và nhà cung cấp không được kế toán lưu trữ đầy đủ. Sau khi tiến hành các bước công việc tìm hiểu về hoạt động kinh doanh, hệ thống kế toán áp dụng và các thủ tục kiểm soát của khách hàng, kiếm toán viên đã có được sự hiểu biết khá đầy đủ và toàn diện về tính hiện hữu, tính hiệu lực và tính liên tục đối với hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng. Đối với khách hàng mới và có quy mô nhỏ kiểm toán viên luôn giả sử rủi ro kiểm soát ở mức cao mà chủ yếu kiểm tra chi tiết kết hợp các thử nghiệm kiểm soát.Còn đối với khách hàng thường niên, kiểm toán viên có thể mở rộng thêm phạm vi tìm hiểu và chủ yếu áp dụng các thử nghiệm kiểm soát.
Còn đối với B là khách hàng thường niên của công ty, có quy mô lớn, có Bộ phận kiểm toán nội bộ và trong các năm kiểm toán trước đã có ý kiến tư vấn về hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên mở rộng thêm phạm vi đánh giá các khoản mục và tổng hợp công việc tìm hiểu, KTV đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động tốt, rủi ro kiểm soát ở mức trung bình.
Đây là bước tổng hợp công việc của kiểm toán viên thực hiện trong suốt quá trình tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng. Không có sự kiện ,giao dịch nào ảnh hưởng quan trọng đến Báo cáo tài chính. Tổng hợp quy trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bột tại AASC Trong mục 3 - Thực trạng quy tình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán báo cáo tài chính do AASC thực hiện tại hai công ty kháng.
Trong khi đó với xu hướng biến động mạnh mẽ của môi trường và đặc điểm kinh doanh của các khách hàng, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ngày càng nhiều vì vậy nếu đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ một cách đơn giản quá sẽ chứa đựng rủi ro kiểm soát rất cao, các KTV sẽ không thể nào có những đánh giá, những ước lượng chính xác về tính hiệu quả của hệ thống kiểm soát của khách hàng, các KTV sẽ không kiểm soát được mức độ sai sót, gian lận có thể tồn tại trên Báo cáo Tài chính của khách hàng để từ đó có thể thiết kế những thủ tục kiểm tra tiếp theo để phát hiện được những sai sót đó, như vậy thì mức độ rủi ro của cuộc kiểm toán là rất lớn hay nói cách khác là Báo cáo Tài chính đã được công ty kiểm toán sẽ không có được mức độ tin cậy cần thiết và rủi ro của Công ty Kiểm toán là vô cùng lớn. Như phần nhận xét hạn chế trong quy trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ ở mục 1.2, hiện nay tại AASC, các KTV chủ yếu sử dụng phương pháp bảng tường thuật và bảng câu hỏi để mô tả hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty khách hàng nhưng các bảng này còn mang tính định tính, được thiết kế chung cho tất cả các khách hàng nên bảng câu hỏi đó không thể phù hợp với mọi loại hình doanh nghiệp với những đặc điểm kinh doanh khác nhau, đồng thời cũng chưa hỗ trợ một cách đắc lực cho việc mô tả thật đầy đủ và chính xác hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng, vì vậy gây khó khăn trong việc đánh giá những điểm yếu trong hệ thống. Hiện nay, tại AASC trong quá trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, các kiểm toán viên chỉ sử dụng Bảng câu hỏi đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ áp dụng chung cho mọi cuộc kiểm toán, trong khi đó khách hàng của AASC rất đa đạng với những đặc điểm về quy mô, ngành nghề kinh doanh khác nhau nên các kiểm toán viên sẽ gặp khó khăn trong trong việc sử dụng bảng câu hỏi chung như vậy để đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của các khách hàng, đặc biệt là những khách hàng có quy mô nhỏ.
Hơn thế nữa, việc đào tạo nhân viên của AASC không nên chỉ dừng ở việc đào tạo chuyên môn về Kế toán và Kiểm toán mà Công ty nên mở rộng lĩnh vực đào tạo sang những lĩnh vực có những ứng dụng quan trọng trong công việc thường ngày của các nhân viên như việc cập nhật các kiến thức về công nghệ thông tin để có thể áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến để giảm bớt thời gian làm việc thủ công, tập trung cho nhiều công việc khác đòi hỏi sự đầu tư về thời gian và trí óc hơn. Để theo kịp tiến trình hội nhập, khẳng định được vị thế trong lĩnh vực kiểm toán tại Việt Nam,các công ty kiểm toán cần phải tự xây dựng và hoàn thiện quy trình đánh giá kiểm soát nội bộ nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán,đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng.Vì vậy, việc nghiên cứu nhằm hoàn thiện quy trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán báo cáo tài chính là một trong những nhiệm vụ được quan tâm hàng đầu tại AASC, để AASC có thể giữ vững vị thế, xứng đáng với vai trò đi tiên phong trong lĩnh vực kiểm toán độc lập tại Việt Nam.