1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Khoá luận tốt nghiệp ueh 2018 áp DỤNG THỦ tục PHÂN TÍCH TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN báo cáo tài CHÍNH tại CÔNG TY KIỂM TOÁN PRICEWATERHOUSECOOPERS

36 2K 13
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 0,96 MB

Nội dung

MỤC LỤCCHƯƠNG 1:LỜI MỞ ĐẦU8CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH PWC VIỆT NAM101.1.Đôi nét về PwC toàn cầu101.2.PwC Việt nam101.2.1.Sự phát triển111.2.2.Chức năng và lĩnh vực hoạt động121.2.3.Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty141.2.4.Hoạt động của PwC Việt Nam151.2.5.Một số công cụ hỗ trợ cho quá trình kiểm toán tại PwC161.2.6.Phương pháp kiểm toán BCTC của PwC Việt Nam18CHƯƠNG 2:Cơ sở lý luận của các thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính.202.1.Các thủ tục phân tích và sự ảnh hưởng tới quá trình kiểm toán báo cáo tài chính202.2.Các phương pháp phân tích222.2.1.Các phương pháp phổ biến222.2.2.Một số phương pháp phân tích khác262.3.Quy trình chung khi thực hiện thủ tục phân tích272.3.1.Xây dựng mô hình ước tính độc lập272.3.2.Thu thập số liệu độc lập và tính toán giá trị của mô hình ước tính282.3.3.Xác định ngưỡng sai sót chấp nhận (Threshold)282.3.4.Đánh giá tính trọng yếu của các khoản chênh lệch292.3.5.Tìm hiểu nguyên nhân chênh lệch302.4.Thủ tục phân tích trong các giai đoạn của quy trình kiểm toán312.4.1.Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán312.4.2.Giai đoạn thực hiện kiểm toán322.4.3.Giai đoạn hoàn thành kiểm toán332.5.Hạn chế và các nhân tố ảnh hưởng đến thủ tục phân tích342.5.1.Hạn chế của thủ tục phân tích342.5.2.Các nhân tố ảnh hưởng đến thủ tục phân tích342.5.3.Hệ thống kiểm soát nội bộ342.5.4.Bản chất khoản mục cần kiểm toán352.5.5.Mục tiêu kiểm toán352.5.6.Độ tin cậy của thông tin352.5.7.Thời gian thực hiện thủ tục phân tích35CHƯƠNG 3:THỰC TRẠNG VIỆC ÁP DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA PWC363.1.Khát quát quy trình thực hiện thủ tục phân tích kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty PwC Việt Nam363.1.1.Xây dựng ước tính (Build Expectation)363.1.2.Xác định mức chênh lệch có thể chấp nhận (Defining a Significant Difference or Threshold)403.1.3.Tính toán các chênh lệch (Compute Differences)41 

Trang 1

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: LỜI MỞ ĐẦU 3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH PWC VIỆT NAM 5

1.1 Đôi nét về PwC toàn cầu 5

1.2 PwC Việt nam 5

1.2.1 Sự phát triển 6

1.2.2 Chức năng và lĩnh vực hoạt động 7

1.2.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty 9

1.2.4 Hoạt động của PwC Việt Nam 10

1.2.5 Một số công cụ hỗ trợ cho quá trình kiểm toán tại PwC 11

1.2.6 Phương pháp kiểm toán BCTC của PwC Việt Nam 13

CHƯƠNG 2: Cơ sở lý luận của các thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính 15 2.1 Các thủ tục phân tích và sự ảnh hưởng tới quá trình kiểm toán báo cáo tài chính 15 2.2 Các phương pháp phân tích 17

2.2.1 Các phương pháp phổ biến 17

2.2.2 Một số phương pháp phân tích khác 21

2.3 Quy trình chung khi thực hiện thủ tục phân tích 22

2.3.1 Xây dựng mô hình ước tính độc lập 22

2.3.2 Thu thập số liệu độc lập và tính toán giá trị của mô hình ước tính 23

2.3.3 Xác định ngưỡng sai sót chấp nhận (Threshold) 23

2.3.4 Đánh giá tính trọng yếu của các khoản chênh lệch 24

2.3.5 Tìm hiểu nguyên nhân chênh lệch 25

2.4 Thủ tục phân tích trong các giai đoạn của quy trình kiểm toán 26

2.4.1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 26

2.4.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán 27

2.4.3 Giai đoạn hoàn thành kiểm toán 28

2.5 Hạn chế và các nhân tố ảnh hưởng đến thủ tục phân tích 29

2.5.1 Hạn chế của thủ tục phân tích 29

Trang 2

2.5.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến thủ tục phân tích 29

2.5.3 Hệ thống kiểm soát nội bộ 29

2.5.4 Bản chất khoản mục cần kiểm toán 30

2.5.5 Mục tiêu kiểm toán 30

2.5.6 Độ tin cậy của thông tin 30

2.5.7 Thời gian thực hiện thủ tục phân tích 30

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VIỆC ÁP DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA PWC 31

3.1 Khát quát quy trình thực hiện thủ tục phân tích kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty PwC Việt Nam 31

3.1.1 Xây dựng ước tính (Build Expectation) 31

3.1.2 Xác định mức chênh lệch có thể chấp nhận (Defining a Significant Difference or Threshold) 35

3.1.3 Tính toán các chênh lệch (Compute Differences) 36

Trang 3

CHƯƠNG 1: LỜI MỞ ĐẦU

1 Sự cần thiết của đề tài

Tháng 5 năm 1991 hoạt động kiểm toán độc lập Việt Nam ra đời sau thời gian dài thai nghén, nhìn lại 15 năm ra đời và phát triển của kiểm toán độc lập, chúng ta càng thấy hết vai trò và vị trí của hoạt động kiểm toán trong nền kinh tế quốc dân Từ loại hình hoạt động chưa hề có ở Việt Nam nay được xã hội thừa nhận như một nhu cầu tất yếu, góp phần duy trì và phát triển nghề nghiệp kiểm toán, kế toán Việt Nam Kiểm toán làm tăng mức

độ tin cậy đối với các thông tin tài chính, góp phần lành mạnh hoá các quan hệ kinh tế Dựa vào kết quả kiểm toán, những người sử dụng báo cáo tài chính được kiểm toán có được các thông tin khách quan, chính xác theo đó có thể đánh giá một cách đúng đắn tình hình tài chính cũng như kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp làm cơ sở cho các quyết định kinh tế của mình

Với xu thế hội nhập và phát triển, các công ty kiểm toán không ngừng hoàn thiện các chương trình, phương pháp, kỹ thuật kiểm toán của mình nhằm nâng cao chất lượng của cuộc kiểm toán, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, tiết kiệm chi phí và hạn chế các rủi ro kiểm toán Nâng cao hiệu quả áp dụng thủ tục phân tích trong quá trình kiểm toán được xem là một trong những phương Bên cạnh đó, chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA 520 ” Quy trình phân tích” ra đời đã tạo cơ sở pháp lý cho kiểm toán viên Việt Nam mạnh dạn áp dụng thủ tục phân tích trong quy trình kiểm toán của mình

Trong quá trình thực tập tại công ty kiểm toán PwC Việt Nam, người viết nhận thấy thủ tịc phân tích được sử dụng khá phổ biến và mang lại hiệu quả cao trong quy trình kiểm toán Do đó với mong muốn tìm hiểu sâu sắc hơn về thủ tục phân tích và vận dụng trong kiểm toán báo cáo tài chính, người viết đã chọn đề tài trên làm khóa luận tốt nghiệp của mình “Áp dụng thủ tục phân tích trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH PricewaterhouseCoopers Việt Nam”

Chuyên đề này bao gồm 4 chương:

Trang 4

Chương 1: Tổng quan về công ty TNHH PricewaterhouseCoopers

Chương 2: Cơ sở lý luận

Chương 3: Thực trạng của việc áp dụng thủ tục phân tích tại đơn vị

Chương 4: Nhận xét – kiến nghị

2 Mục tiêu khoá luận

 Mô tả quy trình áp dụng thủ tục phân tích tại PwC

 Minh họa việc áp dụng thủ tục phân tích tại công ty khách hàng

 Đưa ra nhận xét, đánh giá và kiến nghị về việc áp dụng thủ tục phân tích tại PwC

3 Phương pháp nghiên cứu

 Thu thập và nghiên cứu tài liệu: ISA và VSA về thủ tục phân tích, tài liệu thực tế tại PwC, văn bản Bộ Tài chính và các tài liệu có liên quan

 Kết hợp trao đổi với KTV và quan sát cách thực hiện

 Tham gia thực hiện kiểm toán các khách hàng của Công ty kiểm toán PwC

4 Phạm vi đề tài

PwC là công ty hàng đầu thế giới về lĩnh vực kiểm toán do đó việc bảo mật thông tin của khách hàng là một đòi hỏi tất yếu Vì vậy, tất cả thông tin, số liệu của khách hàng được minh họa trong khóa luận này đã được thay đổi tên gọi, giả định và mang tính chất tham khảo nhưng vẫn đảm bảo tính minh họa cho các mục tiêu nghiên cứu

Thủ tục phân tích được áp dụng rất nhiều lần và trải dài trong suốt quy trình kiểm toán, đồng thời đây lại là một công việc của KTV chính thức, đã qua đào tạo chuyên sâu

do có mức độ đòi hỏi kinh nghiệm, sự hiểu biết và khả năng xét đoán nghề nghiệp Trong điều kiện chỉ thực tập ba tháng tại PwC, người viết chưa được tiến hành thủ tục phân tích trên thực tế, chỉ được tiếp cận hồ sơ kiểm toán để nghiên cứu kết hợp trao đổi với KTV và quan sát cách thực hiện

Trang 5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH PWC VIỆT NAM

1.1 Đôi nét về PwC toàn cầu

Sở hữu một mạng lưới sâu rộng trải dài ở 158 quốc gia và hơn 236.000 nhân viên, PricewaterhouseCoopers dẫn đầu là nhà cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp hàng đầu thế giới Cùng với hệ thống toàn cầu liên kết vững chắc, PwC đã và đang thực hiện vai trò của mình trong việc giúp đỡ cá nhân, tổ chức tạo ra các giá trị mà họ đang tìm kiếm, bằng việc cung cấp các dịch vụ đảm bảo, thuế và tư vấn

Price Waterhouse được thành lập năm 1849 tại London bởi Samuel Lowell Price, một kế toán viên Đến cuối thế kỉ XIX, Price Waterhouse đã đạt được những thành công nhất định và trở thành một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực kế toán kiểm toán Trong khi đó, Coopers & Lybrand là kết quả của sự sát nhập từ công ty Coopers Brothers

và Co Lybrand, Ross Bros & Montgomery Năm 1998, sự kết hợp của hai công ty để hình thành PricewaterhouseCoopers đánh dấu một sự thay đổi lớn, cũng như khẳng định nỗ lực trong việc đưa thương hiệu công ty đến một đẳng cấp chuyên nghiệp và phát triễn bền vững Tên giao dịch của công ty được rút ngắn thành PwC trong tháng 9 năm 2010 như một phần của việc tái định vị thương hiệu

Riêng tại khu vực Đông Nam Á, kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2008, sau khi sáp nhập các nước trong khu vực, PwC có trên 3.000 chuyên gia tại các thị trường Thái Lan, Việt Nam, Malaysia, Campuchia và Lào

Với kinh nghiệm sâu rộng về nhiều ngành nghề và lĩnh vực hoạt động khác nhau, PwC Việt Nam có thể phối hợp với các văn phòng PwC khác tại khu vực và trên thế giới

để đảm bảo luôn cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng

1.2 PwC Việt nam

Tên công ty: PricewaterhouseCoopers (VN)

Địa chỉ: 29 Lê Duẩn - Lầu 2-3-4 - Tòa nhà Saigon Tower, Tp.HCM: (84-8) 8 230

796

Trang 6

Fax: (84-8) 8 251

Mã số thuế: 947: 0100157406

Trang web: www.PwC.com

Được coi là một trong những công ty kiểm toán đầu tiên tại Việt Nam, PwC được thành lập vào ngày 14/5/1994 với trụ sở chính Saigon tower, 29 Lê Duẩn, Quận 1) và Chi nhánh tại Hà Nội (Tầng 16 Keangnam Hanoi Landmark Tower, E6, Phạm Hùng) Với số lượng nhân viên địa phương và nước ngoài lên tới hơn 600 người am hiểu sâu sắc tình kình kinh tế và chính sách pháp luật, PwC Việt Nam hỗ trợ các khách hàng, bao gồm cả tổ chức

và cá nhân, tạo ra giá trị mà họ mong muốn trên nhiều lĩnh vực, gồm có thuế, kế toán, kiểm toán…

1.2.1 Sự phát triển

Trong tất cả các công ty kiểm toán tại Việt Nam, PwC Việt Nam là công ty duy nhất

có công ty tư vấn luật riêng (Công ty TNHH PwC Legal Việt Nam), hoạt động độc lập và

có con dấu riêng Việc hình thành công ty tư vấn luật này nhằm chuyên môn hóa hoạt động,

để hoàn thành sứ mệnh mang đến những dịch vụ tốt nhất cho khách hàng

PwC Việt Nam không tồn tại một cách độc lập so với PwC tại các nước khác mà được quản lý chung theo mạng lưới với trụ sở chính tại Anh Quốc Nằm trong cùng mạng lưới khu vực với PwC Việt Nam là PwC Thailand, PwC Cambodia, PwC Laos, PwC Malaysia, tạo thành mạng lưới SEAPEN

Trải qua 20 năm hoạt động, PwC Việt Nam đã mở rộng mạng lưới khách hàng ra toàn bộ 63 tỉnh thành và tạo lập nên mối quan hệ tốt với những cán bộ then chốt các ngành nghề cũng như các tổ chức tài chính, các doanh nghiệp tại Việt Nam Không chỉ dừng lại

ở đó, mối quan hệ cũng như sự tin tưởng của các tổ chức nước ngoài vào PwC Việt Nam ngày càng được tăng cường và củng cố, điều này đã khiến PwC trở thành điểm đến đáng tin cậy cho nhiều loại hình khách hàng

Trang 7

1.2.2 Chức năng và lĩnh vực hoạt động

Được biết đến là một trong những “Big4” trên thị trường kiểm toán toàn cầu, PwC

là một trong những doanh nghiệp cung cấp loại hình dịch vụ đảm bảo với chất lượng thuộc hàng tốt nhất Để giữ vững uy tín đối với khách hàng cũ và tạo lập uy tín đối với khách hàng mới, công ty luôn có những chính sách đúng đắn: Khách hàng của công ty phải là những doanh nghiệp có tiềm năng Chú trọng đến vấn đề đào tạo, nâng cao trình độ của nhân viên vì PwC tin rằng nguồn nhân lực là yếu tố quyết định thành công của doanh nghiệp Tuy nhiên, không chỉ được biết đến với đội ngũ nhân viên có am hiểu sâu sắc về lĩnh vực này, PwC Việt Nam còn được biết đến với 3 loại hình dịch vụ song song khác, gồm có tư vấn quản lý và tài chính, tư vấn thuế và tư vấn pháp lý

1.2.2.1 Dịch vụ đảm bảo (kiểm toán)

Bộ phận kiểm toán của PwC Việt Nam cung cấp các dịch vụ mang tính đảm bảo về kết quả hoạt động và tình hình tài chính của doanh nghiệp Ngoài ra, PwC Việt Nam còn

hỗ trợ doanh nghiệp cải thiện chất lượng báo cáo tài chính cung cấp ra bên ngoài và tuân thủ theo những quy định mới bao gồm: Chế độ kế toán Việt Nam, Chuẩn mực kế toán Việt Nam và Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) Cụ thể, PwC cung cấp những dịch

vụ đảm bảo chi tiết như sau:

 Kiểm toán báo cáo tài chính

 Soát xét thông tin tài chính

 Kiểm tra trên cơ sở các thủ tục thỏa thuận trước

 Chuyển đổi báo cáo theo IFRS và tư vấn kế toán

vụ tư vấn giúp khách hàng làm việc có hiệu quả và phát triển nhanh hơn PwC tư vấn khách

Trang 8

hàng xây dựng một tổ chức có hiệu quả, giảm chi phí, quản trị rủi ro, tuân theo luật định, giữ chân nhân tài, tư vấn chiến lược,…

1.2.2.3 Dịch vụ tư vấn thuế và luật

Thuế là một lĩnh vực khá phức tạp ở Việt Nam bởi không chỉ bản chất mà còn bởi

hệ thống văn bản pháp lý dày đặc, đôi khi mang tính chất chồng chéo Chính vì vậy, việc hoàn thành nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp luôn gặp phải những khó khăn PwC Việt Nam

sở hữu đội ngũ chuyên gia am hiểu các sắc thuế nhằm cung cấp đến khách hàng phương thức hiệu quả nhất Với hơn 2000 luật sư ở 75 quốc gia khác nhau sẽ giúp khách hàng giải quyết các vấn đề liên quan về thuế, chuyển giá, mua bán sát nhập, chuyển nhượng, tư vấn pháp lý…

1.2.2.4 IFS (Internal Firm Services)

Gồm nhiều dịch vụ nội bộ cho khách hàng như nhân sự, quản trị rủi ro, tiếp thị và truyền thông, công nghệ,…

Trang 9

Sơ đồ các loại hình dịch vụ của công ty

1.2.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty

Qua nhiều năm hoạt động, lĩnh vực và phạm vi hoạt động của PwC không ngừng được mở rộng Điều đó không chỉ chứng tỏ sự phát triển mà còn chứng tỏ hiệu quả hoạt động và nguồn khách hàng uy tín của công ty ngày càng gia tăng Một trong những lý do chính là công ty có một hệ thống tổ chức chuyên nghiệp và hệ thống dịch vụ đa dạng chất lượng cao

Trong cơ cấu PwC Việt Nam, không chỉ có người Việt, còn có nhiều nước ngoài với kinh nghiệm cũng như khả năng chuyên môn cao giúp cho PwC luôn là một hãng kiểm toán hàng đầu trong Big4

Các thuật ngữ trên có ý nghĩa như sau:

 Tổng giám đốc (Lead Partner)

 Chủ phần hùn (Partner)

Trang 10

 Giám đốc (Director)

 Bộ phận chủ nhiệm (Senior Manager, Manager, Supervisor)

 Chuyên viên (Senior)

 Trợ lý (Associate)

1.2.4 Hoạt động của PwC Việt Nam

1.2.4.1 Xu hướng phát triển trong tương lai

PwC Việt Nam luôn giữ vững và phát triển các kim chỉ nam đặt ra ban đầu của mình, gồm:

 Giá trị của PwC:

 Excellent: Xuất sắc trong phương pháp đổi mới, học tập, sự nhanh nhẹn

 Teamwork: Tinh thần đồng đội thể hiện ở mối quan hệ trong tập thể, tôn

trọng và chia sẻ

 Leadership: Tinh thần lãnh đạo bao gồm sự dũng cảm, sự sắc bén và tính

trung thực

 Biểu tượng: Biểu tượng của công ty tượng trưng cho sự giao nhau của con

người, kiến thức và thế giới

 Chiến lược: Chiến lược chính của công ty là trở thành nhà cung cấp các dịch

vụ chuyên nghiệp ưu việt thể hiện ở việc chọn lọc thị trường và chứng tỏ dịch

vụ thông qua sự dẫn đầu thị trường toàn vẹn, giữ vững được mức sống cơ bản của nhân viên và sự công nhận là nơi tốt nhất để làm việc

Hiện nay PwC đã và đang đẩy mạnh việc quảng bá thương hiệu đồng thời nâng cao chất lượng các dịch vụ có xu hướng phát triển mạnh mẽ như: dịch vụ tư vấn công nghệ thông tin cho doanh nghiệp, chuyển đổi hệ thống tài chính kế toán, tư vấn thuế cho các công ty nước ngoài trong giai đoạn đầu của quá trình hội nhập…nhằm giữ vị trí số một trong số bốn công ty hàng đầu thế giới và Việt Nam như hiện nay khi mà sức mạnh cạnh tranh thị trường kiểm toán ngày càng mạnh mẽ

Trang 11

1.2.4.2 Chính sách nhân sự

PwC luôn chú trọng thu hút nhân tài để xây dựng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp

và vững mạnh Hàng năm, PwC luôn có chính sách tiếp nhận sinh viên thực tập từ các trường Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học kinh tế - luật, Đại học RMIT,

và tổ chức các kì thi tuyển nhân viên, tuyển dụng các sinh viên xuất sắc vừa tốt nghiệp đại học

PwC ngoài việc tiếp nhận những cá nhân xuất sắc còn luôn tìm cách phát huy tối đa năng lực của các nhân viên Thông qua các buổi huấn luyện, các chương trình tự học, nhân viên có điều kiện tiếp cận những kiến thức chuyên môn cũng như cập nhật như những thông tin mới về kế toán, kiểm toán, tài chính trên thế giới

PwC Việt Nam là thành viên của PwC SEAPEN bao gồm Malaysia, Thái Lan, Việt Nam, Campuchia và Lào Vì thế mà nhân viên PwC Việt Nam có rất nhiều cơ hội làm việc chung với các đồng nghiệp đến từ nhiều nước khác

Ngoài ra, mỗi năm, công ty luôn cho nhân viên tham gia các khóa đào tạo tại Việt Nam hoặc Malaysia để nâng cao kỹ năng chuyên môn cũng như kỹ năng mềm và tạo cơ hội học tập cho nhân viên bằng cách tài trợ cho việc học và thi chứng chỉ ACCA của nhân viên

1.2.5 Một số công cụ hỗ trợ cho quá trình kiểm toán tại PwC

- C isco Anyconnect Secure Mobility Client (Cisco)

Phần mềm hỗ trợ KTV kết nối vào mạng LAN của PwC Việt Nam và toàn cầu khi KTV đang làm việc tại văn phòng của khách

hàng hay tại công ty Đồng thời nâng cao tính bảo mật cho mạng

LAN của PwC bởi 2 lần password với yêu cầu có các ký tự đặc biệt,

không trùng lắp nhau

- PwC Audit Guide: Cung cấp các hướng dẫn chi tiết của từng phần

hành, các văn bản luật được cập nhật mới KTV có thể tìm hiểu thông

tin của toàn bộ hệ thống PwC toàn cầu

Trang 12

- Lotus Notes: Là công cụ được đánh giá hiệu quả và tính bảo mật nhất

Cho phép các cá nhân có thể trao đổi trực tiếp, gửi file Khi đi kiểm toán khách hàng, nếu cả nhóm kiểm toán cùng sử dụng mạng

LAN của PwC thì có thể chia sẽ thông tin trực tiếp và trưởng nhóm

kiểm toán có thể dễ dàng theo dõi quá trình làm việc của các thành

viên

- Aura 5.0: Aura là phần mềm ứng dụng kiểm toán mới được dùng để ghi

nhận công việc kiểm toán của KTV Nó đã được PwC áp dụng trong hơn 3 năm qua Toàn bộ hồ sơ kiểm toán của được lưu trữ tại Aura file Sau khi đã thành lập nhóm kiểm toán, KTV sẽ tải file khách hàng về máy tính cá nhân của mình Chỉ có những KTV được sự cho phép quả trưởng nhóm cao cấp (Team Manager) mới được tìm hiểu file của khách hàng Trong Aura file, mỗi hồ sơ đều ghi chi tiết thành viên của nhóm kiểm toán

Trên Aura file sẽ lưu lại toàn bộ các hành vi đã thực hiện của KTV, bao gồm thời gian thực hiện, người cuối cùng truy cập các phần hành (section) đã xóa và chỉnh sửa KTV vừa được tự do thực hiện những công việc của mình, đồng thời cũng phải chịu trách nhiệm với những thông tin đã thực hiện

Trong quá trình thực hiện việc ghi chép lại kết quả kiểm toán được thể hiện trên phần kết quả (Result) và đính kèm file liên quan (Attach file) Aura file cho phép người sử dụng có thể chỉnh sửa, cắt dán, và các công cụ hỗ trợ gần giống với Microsoft Excel, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc kiểm toán hiệu quả hơn Sau khi hoàn thành phần hành của mình, người thực hiện sẽ bấm nút “Mark prepared” và tải lên phần (replicate) aura file để KTV chính có thể kiểm tra và đánh dấu những đã kiểm tra bằng nút “mark reviewed” Nếu có vấn đề hoặc yêu cầu thêm, người kiểm tra sẽ tạo thêm “Chú ý” (Coaching Note) KTV

Trang 13

sau khi thực hiện yêu cầu bổ sung sẽ bấm nút “reply” để xóa “Chú ý” đó (Clear Coaching Note)

- Retain: Được hiểu như là lịch làm việc của KTV, thư ký kiểm toán sẽ

dựa trên yêu cầu của Trưởng nhóm kiểm toán (Manager, Supervisor) để lập trình lịch làm việc của KTV trong nhóm kiểm toán tương ứng

1.2.6 Phương pháp kiểm toán BCTC của PwC Việt Nam

Phương pháp tiếp cận từ trên xuống của PwC (Nguồn: PwC Việt Nam 2013)

1.2.6.1 Tìm hiểu cặn kẽ các mục tiêu kinh doanh

Cũng như với bất kỳ doanh nghiệp nào, phương pháp kiểm toán của PwC Việt Nam luôn bắt đầu tại cùng một điểm là tìm hiểu chiến lược và mục tiêu kinh doanh của từng khách hàng

1.2.6.2 Xem xét những rủi ro của khách hàng

Qua việc hiểu rõ các mục tiêu kinh doanh, áp dụng kiến thức của PwC Việt Nam về ngành nghề hoạt động của từng khách hàng và qua trao đổi với ban lãnh đạo cấp cao và các cấp quản lý của khách hàng, PwC Việt Nam sẽ xác định được những rủi ro kinh doanh, rủi ro hoạt động và rủi ro tài chính mà khách hàng phải đối mặt Việc tập trung

Trang 14

kiểm toán vào những rủi ro này sẽ đảm bảo hiệu quả tối ưu của việc kiểm toán của PwC Việt Nam

1.2.6.3 PwC Việt Nam kiểm toán dựa trên hệ thống kiểm soát của khách hàng

Qua việc hiểu biết phương thức mà ban lãnh đạo kiểm soát công ty, PwC Việt Nam sẽ tiến hành kiểm tra tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát của công ty liên quan đến công việc kiểm toán

Việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng cho phép PwC Việt Nam xác định những thủ tục kiểm toán bổ sung cần thiết để giảm thiểu nguy cơ phát sinh những sai sót trọng yếu

1.2.6.4 Thiết kế thử nghiệm cơ bản

Dựa trên kết quả đạt được từ việc tìm hiểu các mục tiêu kinh doanh, những rủi ro của khách hàng cũng như việc hệ thống kiểm soát nội bộ, PwC Việt Nam sẽ xác lập nội dung

và phạm vi của các thử nghiệm cơ bản thực hiện vào cuộc kiểm toán cuối kì (final audit)

Trang 15

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÁC THỦ TỤC PHÂN TÍCH

TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

2.1 Các thủ tục phân tích và sự ảnh hưởng tới quá trình kiểm toán báo cáo tài chính

Trong kiểm toán BCTC, phần lớn công việc mà KTV thực hiện nhằm hình thành ý kiến kiểm toán là thu thập và đánh giá bằng chứng kiểm toán Ngoài thủ tục phỏng vấn, các thủ tục kiểm toán khác để thu thập bằng chứng kiểm toán gồm kiểm tra, quan sát, xác nhận, tính toán lại, thực hiện lại và các thủ tục phân tích, thường được thực hiện kết hợp với nhau Trong đó, thủ tục phân tích là một trong những thủ tục kiểm toán giúp KTV khai thác bằng chứng kiểm toán nhanh chóng, hiệu quả đồng thời tiết kiệm thời gian và chi phí kiểm toán

Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (VAS 520), thủ tục phân tích bao gồm đánh giá thông tin thông qua việc phấn tích mối quan hệ giữa dữ liệu tài chính và phi tài chính, kiểm tra và tìm ra những xu hướng, các biến động và mối quan hệ không đồng nhất giữa các thông tin với nhau hoặc có sự chênh lệch lớn so với giá trị dự kiến

Mục đích của chuẩn mực này là quy định các nguyên tắc, thủ tục cơ bản đồng thời hướng dẫn cách áp dụng các nguyên tắc, thủ tục cơ bản này trong việc phân tích kiểm toán báo cáo tài chính Kiểm toán viên phải thực hiện quy trình phân tích ở giai đoạn lập kế hoạch cũng như giai đoạn soát xét tổng thể của cuộc kiểm toán Đây là quy trình được đánh giá rất quan trọng, được thể hiện ở các giai đoạn của cuộc kiểm toán Nó giúp cho kiểm toán viên có góc nhìn sâu và rộng về đơn vị kiểm toán, đạt được những mục tiêu nhất định trong từng giai đoạn của quy trình kiểm toán

Ngoài ra, thủ tục phân tích không chỉ áp dụng cho kiểm toán báo cáo tài chính mà còn được sử dụng kiểm toán các thông tin tài chính khác cũng như cho các dịch vụ có liên quan của Công ty kiểm toán Khi áp dụng thủ tục này quá trình thực hiện kiểm toán và các dịch vụ liên quan, kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải tuân thủ những quy định trong chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 520 Đồng thời, đơn vị kiểm toán cần nắm rõ những

Trang 16

hiểu biết liên quan tới chuẩn mực này để phối hợp và cung cấp cho kiểm toán viên những thông tin và tài liệu cần thiết liên quan đến cuộc kiểm toán

Quy trình phân tích bao gồm việc so sánh các thông tin tài chính tài chính và xem xét mối quan hệ giữa các thông tin với nhau Cụ thể là:

 So sánh giữa thông tin tài chính kỳ này với thông tin tài chính tương ứng kỳ trước

 So sánh giữa số liệu thực tế với số liệu kế hoạch, dự toán

 So sánh giữa các chỉ tiêu đơn vị với những chỉ tiêu bình quân ngành

 Nghiên cứu mối quan hệ giữa các thông tin tài chính trong kỳ

 Nghiên cứu mối quan hệ giữa thông tin tài chính và thông tin phi tài chính Trong quá trình thực hiện, kiểm toán viên được phép phối hợp nhiều phương pháp khác nhau từ việc so sánh đơn giản cho đến những thủ tục phức tạp đòi hỏi sử dụng các kỹ thuật thống kê tiên tiến Việc lựa chọn hay mức độ áp dụng của mỗi loại phương pháp tùy thuộc vào sự xét đoán chuyên môn của kiểm toán viên

Thực hiện thủ tục phân tích giúp kiểm toán viên có cái nhìn đa chiều về tình hình hoạt động của doanh nghiệp, từ đó phát hiện ra những bất thường hay đánh giá về khả năng hoạt động liên tục của đơn vị Hơn thế nữa, kiểm toán viên còn hiểu rõ được bản chất loại hình ngành nghề của doanh nghiệp, phương thức quản lý hay tình hình tài chính của doanh nghiệp Mặt khác, khi không phát hiện bất kì sự bất thường hay mối liên hệ nào không hợp

lý, quy trình phân tích sẽ trở thành một công cụ cung cấp những bằng chứng kiểm toán đáng tin cậy, sau khi xem xét, kiểm toán viên có thể giảm bớt các thử nghiệm chi tiết không cần thiết

Phân tích được đánh giá là một thủ tục kiểm toán hiệu quả vì thời gian ít, chi phí thấp, mà lại có thể mang cung cấp những bằng chứng về sự đồng bộ, hợp lý chung về các

số liệu kế toán Được thực hiện ở mọi giai đoạn của cuộc kiểm toán, từ giai đoạn lập kế hoạch đến soát xét tổng thể của cuộc kiểm toán, thủ tục phân tích giúp cho kiểm toán viên

Trang 17

có những cái nhìn toàn diện về đơn vị kiểm toán, phát hiện ra những dấu hiệu bất thường

b Phương pháp thực hiện:

Có hai phương trong phân tích xu hướng:

 Phương pháp đồ thị: sử dụng số liệu trên đồ thị để phản ánh những biến động, ảnh hưởng trước đây, giúp kiểm toán viên có cái nhìn tổng quát về tình hình hoat động kinh doanh của doanh nghiệp

 Phương pháp tính toán chênh lệch so với năm trước: so sánh số liệu hoạt động năm nay với số liệu đã được kiểm toán năm trước để tìm ra các biến động lớn, giải thích các biến động và thu thập bằng chứng để hỗ trợ cho những giải thích đề ra

Số lượng mốc thời gian được dùng trong phân tích xu hướng phụ thuộc vào tính ổn định cả doanh nghiệp

c Ưu nhược điểm

Đơn giản cho chỉ phân tích những biến động của các khoản mục theo từng mốc thời gian, ít đòi hỏi trình độ chuyên môn riêng biệt, đồng thời việc thu thập thông tin và tính toán cũng ít hơn so với những thủ tục phân tích khác

Trang 18

Tuy nhiên, nếu như xu hướng của kỳ trước và kỳ này không có mối liên hệ với nhau thì việc tập trung phân tích những biến động theo thời gian sẽ đưa đến những nhận định không đúng đắn

2.2.1.2 Phân tích hợp lý (Phân tích dự báo)

a Khái niệm

Phân tích tính hợp lý là phương pháp sử dụng kỹ thuật tính toán để uớc tính một số

dư hay khoản mục trên báo cáo tài chính, rồi so sánh với số liệu của đơn vị để phát hiện các chênh lệch bất thường cần nghiên cứu

 Dự đoán thay đổi trong số dư này so với năm trước Ví dụ: dựa vào thay đổi số lao động và tiền lương, KTV có thể dự đoán mức biến động tiền lương năm nay so với năm trước

Khi sử dụng phương pháp này, cần đảm bảo rằng đã đưa vào mô hình tất cả những ảnh hưởng hoặc ít nhất là những ảnh hưởng quan trọng nhất Nếu mô hình đưa ra không thể hiện đầy đủ những biến quan trọng thì thủ tục phân tích không thể đem lại dự đoán chính xác và đáng tin cậy

Sau khi so sánh giá trị ước tính với giá trị sổ sách, nếu có sự chênh lệch, KTV sẽ xem xét cả về định lượng lẫn định tính của các chênh lệch để thấy được bản chất của chênh lệch và có nhận xét hợp lý

Ngày đăng: 06/05/2018, 21:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w