1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN cứu KHOA học BUH

18 1K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 66,55 KB

Nội dung

Hiện nay, chuẩn mực kế toán Việt Nam vẫn chưa hòa hợp hoàn toàn với chuẩn mực kế toán quốc tế. Việc áp dụng IFRS có chọn lọc, phù hợp với thực tiễn kinh doanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam là việc làm cần thiết. Xuất phát từ thực trạng và ý nghĩa đó, tác giả đã thực hiện đề tài nghiên cứu “Những yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS cho các doanh nghiệp tại Việt Nam” nhằm khám phá và đánh giá nhằm khám phá và đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS, từ đó đề xuất giải pháp nhằm đẩy nhanh quá trình áp dụng IFRS tại Việt Nam.

Trang 1

Lý do chọn đề tài

Trong tiến trình phát triển, hệ thống kế toán của các quốc gia có sự đa dạng và phức tạp, được hình thành từ những bản sắc riêng biệt Sự khác biệt đó có thể phát sinh từ mỗi quốc gia hay khu vực quốc gia tạo nên các trường phái kế toán khác nhau trên thế giới Viễn cảnh đó cho thấy thế giới vẫn tồn tại một ranh giới, một khoảng cách nhất định đối với kế toán toàn cầu Vì vậy, trong xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế, quốc tế hóa các chuẩn mực kế toán là một xu hướng phát triển tất yếu của xã hội hiện đại Các báo cáo tài chính ở các quốc gia khác nhau nếu có được tiếng nói chung sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp so sánh thông tin của mình trên phạm vi toàn cầu cũng như việc nhà đầu tư đi đến lựa chọn hợp lí trong môi trường kinh doanh quốc tế IFRS là chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế với các nguyên tắc kế toán thống nhất trong lập và trình bày BCTC, có thể đáp ứng phần lớn các yêu cầu đặt ra cho một chuẩn mực kế toán chung toàn cầu, và còn sẽ tiếp tục được hoàn thiện

Hiện nay, chuẩn mực kế toán Việt Nam vẫn chưa hòa hợp hoàn toàn với chuẩn mực kế toán quốc tế Việc áp dụng IFRS có chọn lọc, phù hợp với thực tiễn kinh doanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam là việc làm cần thiết Xuất phát từ thực trạng và ý

nghĩa đó, tác giả đã thực hiện đề tài nghiên cứu “Những yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS cho các doanh nghiệp tại Việt Nam”

nhằm khám phá và đánh giá nhằm khám phá và đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS, từ đó đề xuất giải pháp nhằm đẩy nhanh quá trình áp dụng IFRS tại Việt Nam

1.1. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung

Bài nghiên cứu hướng đến mục tiêu nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế cho các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay và đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ áp dụng IFRS

Trang 2

Mục tiêu cụ thể

Với mục tiêu trên, trong quá trình triển khai nghiên cứu đề tài sẽ tập trung giải quyết các mục tiêu cụ thể chủ yếu sau đây:

- Đo lường và đánh giá một cách tổng thể sự tác động các nhân tố tới các doanh nghiệp trong quá trình tiến hành áp dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS hiện nay

- Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn do các yếu tố đó gây ra cho các doanh nghiệp và đưa ra một số giải pháp cụ thể

1.2. Câu hỏi nghiên cứu

Trong nghiên cứu này, một số vấn đề sau đây được đề ra xem xét:

- Việc các doanh nghiệp vận dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế thực sự bị tác động bởi các yếu tố nào và mức độ tác động của yếu tố đó ? Những yếu tố đó

là khách quan hay xuất phát từ nội tại của doanh nghiệp?

- Giải pháp và kiến nghị nào được cho là phù hợp trong việc thúc đẩy nhanh quá trình áp dụng IFRS tại Việt Nam hiện nay?

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là “Những yếu tố tác động đến việc áp dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS”

1.3.2. Đối tượng khảo sát

Nhân viên kế toán, kiểm toán và chuyên gia trong lĩnh vực kế toán đang làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn TPHCM

1.3.3. Phạm vi nghiên cứu

Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 3

1.4. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu của tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng dựa trên một mẫu bao gồm 150 nhân viên kế toán, kiểm toán và các chuyên gia trong lĩnh vực kế toán đang làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn TPHCM

Nghiên cứu định tính: Phỏng vấn chuyên gia để hiệu chỉnh lại các yếu tố cho phù

hợp với bối cảnh Việt Nam (phỏng vấn nhóm tập trung 10-15 người)

Nghiên cứu định lượng: Cách thức thu thập dữ liệu là điều tra trực tiếp thông qua

bảng câu hỏi Thang đo được sử dụng là thang đo Likert 5 điểm với mức 1 là rất không quan trọng đến mức 5 là rất quan trọng, được sử dụng để đánh giá các mục hỏi Các mục hỏi được dung để đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng chuẩn mực IFRS cho các doanh nghiệp tại Việt Nam được dựa trên các nghiên cứu trước đây Sau khi thu thập

dữ liệu, tác giả sử dụng phần mềm SPSS để phân tích thống kê mô tả, phân tích tương quan và phân tích hồi quy nhằm đánh giá cụ thể hơn về mức độ tác động của các yếu tố 1.5. Ý nghĩa nghiên cứu

Về mặt lý luận: Nghiên cứu này giúp nhận diện và kiểm định mức độ ảnh hưởng

của các yếu tố tới việc áp dụng IFRS cho các doanh nghiệp tại Việt Nam, cụ thể là khu vực thành phố Hồ Chí Minh Ngoài ra, nghiên cứu cũng xem xét và chỉ ra được các yếu tố này xuất hiện dựa trên các hiện tượng khách quan hay được hình thành từ trong nội tại của doanh nghiệp

Về mặt thực tiễn: Nghiên cứu giúp doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện, đầy đủ về

những nhân tố thực sự tác động và mức độ của nó đến việc vận dụng IFRS vào các bản BCTC của doanh nghiệp Từ đó đưa ra chiến lược phù hợp, đúng đắn để đẩy nhanh hơn việc vận dụng nó nhằm giảm các khoản chi phí trong quá trình hợp nhất BCTC đặc biệt đối với các công ty đa quốc gia, so sánh thông tin trên phạm vi toàn cầu và góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trong nước

Trang 4

Bên cạnh đó, đây cũng sẽ là cơ sở tham khảo cho việc nghiên cứu, định hướng và thúc đẩy nhanh quá trình áp dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế tại Việt Nam hiện nay và mở ra các hướng nghiên cứu mới giúp các doanh nghiệp hoàn thiện hơn BCTC của họ

2.TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1. Cơ sở lý thuyết

2.1.1. Khái quát về Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS)

Hệ thống chuẩn mực kế toán và chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (gọi chung

là IFRS) được xây dựng và ban hành gồm ba thành phần chính:

- Khung khái niệm (còn gọi là khuôn khổ lý thuyết – The Conceptual Framework), được ban hành từ năm 1989, bản sửa đổi cập nhật gần nhất là năm 2010, đóng vai trò khung khái niệm và những nguyên tắc nền tảng cho việc xây dựng các chuẩn mực kế toán/chuẩn mực BCTC quốc tế

- Các chuẩn mực BCTC quốc tế (IAS/IFRS) Các IAS (International Accounting Standard – Chuẩn mực kế toán quốc tế) đầu tiên ra đời từ năm 1971 được ban hành bởi IASC (International Accouting Standard Committee - Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế) Năm 2001 các IAS này được IASB (International Accouting Standard Board – Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế ) kế thừa và tiếp tục thực hiện bổ sung và cho ra đời IFRS Hiện nay đã có 16 IFRS được ban hành và 29 IAS còn hiệu lực

- Các hướng dẫn giải thích chuẩn mực kế toán (IFRIC/SIC) Các hướng dẫn này đóng vai trò diễn giải chi tiết và chính thứ do IFRIC ( International Finance Reporting Interpretation Committee - Ủy ban hướng dẫn BCTC quốc tế) soạn thảo và ban hành

2.1.2. Tình hình áp dụng IFRS trên thế giới

Thống kê trên trang web của ISAB cho thấy tính đến tháng 8 năm 2016 đã có 143 quốc gia và vùng lãnh thổ đã và đang trên lộ trình chính thức áp dụng IFRS, trong đó đã

có Việt Nam (thời điểm tháng 4/2014 khi có khoảng 130 quốc gia tham gia thì Việt Nam chưa góp mặt) Nguyên nhân chính dẫn đến sự phổ biến của IFRS là nhu cầu xóa bỏ

Trang 5

những khác biệt giữa các quốc gia trong việc lập và trình bày BCTC Những khác biệt này gồm cả các nguyên tắc đo lường và ghi nhận được sử dụng khi lập BCTC cũng như nội dung chi tiết của hệ thống BCTC, thậm chí về cả thuật ngữ được sử dụng để mô tả các khoản mục Những khác biệt này không chỉ gây khó khăn cho người đọc mà còn cho những người lập BCTC, đặc biệt là trong phạm vi tập đoàn đa quốc gia Chẳng hạn, một công ty có trụ sở tại nước ngoài có cơ sở tại Việt Nam, bên cạnh việc lập BCTC riêng cho công ty mẹ ở nước ngoài và cho cơ sở tại Việt Nam, còn phải chuyển đổi BCTC theo quy định cuẩ Việt Nam sang báo cáo theo quy tắc của quốc gia nơi đặt trụ sở công ty mẹ để lập báo cáo hợp nhất Việc làm này gây nên tốn kém về mặt thời gian và công sức vì phải chuyển từ hai hệ thống kế toán khác nhau Bên cạnh đó, sự khác biệt còn ảnh hưởng đặc biệt khi so sánh BCTC của hai quốc gia không chỉ trong khu vực mà cả thế giới, qua đó gây ảnh hưởng rất lớn trong việc ra quyết định đầu tư quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay

2.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu trước

IFRS (International Finacial Reporting Standards) là bộ chuẩn mực lập báo cáo tài chính quốc tế; điều kiện để đảm bảo các doanh nghiệp và tổ chức trên toàn thế giới áp dụng các nguyên tắc kế toán một cách thống nhất trong công tác lập báo cáo tài chính (BCTC) Việc áp dụng IFRS nhằm cải thiện chất lượng thông tin kế toán và thuận tiện cho các nghiệp vụ tài chính trên thế giới Ngày càng có nhiều doanh nghiệp và tổ chức tạiViệt Nam áp dụng các Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế (IFRS) Việc áp dụng IFRS giúp tăng cường khả năng so sánh và tính minh bạch của hoạt động báo cáo tài chính Các báo cáo tài chính lập theo IFRS được chấp nhận rộng rãi tại nhiều nước trên thế giới Các yếu

tố này là điều kiện tiên quyết để tiếp cận thị trường vốn quốc tế Những nhân tố tác động đến việc áp dụng chuẩn mực quốc tế về kế toán của các quốc gia nhận được nhiều sự quan tâm và nghiên cứu của các tác giả

Trang 6

2.2.1. Trên thế giới

Theo kết quả nghiên cứu của Zeghal & Mhedhbi (2006), các nước đang phát triển

có thị trường vốn phát triển, nhân viên kế toán có trình độ học vấn và tốc độ tăng trưởng kinh tế cao có xu hướng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế

Nghiên cứu của Zehri & Chouaibi (2013) đã kế thừa và phát triển nghiên cứu của Zeghal & Mhedhbi về các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS Việc thực hiện nghiên cứu tại hàng chục quốc gia đang phát triển, Zehri và Chouaibi (2013) đã cho thấy các quốc gia dễ dàng áp dụng triển khai áp dụng IAS/IFRS, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, trình độ giáo dục cao, có hệ thống pháp luật rõ ràng Các nhân tố khác như văn hóa, thị trường vốn không tác động đáng kể đến IFRS

Như vậy, các nghiên cứu đều nêu bật tầm quan trọng của yếu tố tăng trưởng kinh

tế, trình độ học vấn và sự phát triển của thị trường vốn, với các biến kiểm soát thuộc về đặc điểm của công ty như quy mô công ty, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu, chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính

Bên cạnh đó, nghiên cứu của Roberts và ctg (2008) cho hệ thống kế toán có thể bị ảnh hưởng bởi một số đặc điểm của quốc gia: hệ thống chính trị và kinh tế, hệ thống pháp luật, hệ thống thuế, hệ thống tài chính doanh nghiệp, nghiệp vụ kế toán và tôn giáo Còn nếu nhìn nhận theo quá trình hình thành và phát triển, Tymothy & Hector (2007) cho rằng các quốc gia và khu vực đã thiết lập , định hình những đặc trưng riêng Những đặc điểm

cơ bản này có thể xuất phát từ các yếu tố kinh doanh, môi trường pháp lý và môi trường văn hóa Chính những nhân tố từ các môi trường đã ảnh hưởng, chi phối đến hệ thống kế toán các quốc gia và đã tạo ra những khác biệt nhất định, hình thành sự đa dạng và phong phú đối với kế toán quốc tế

2.2.2. Tại Việt Nam

Nghiên cứu của Trần Quốc Thịnh (2017), về những nhân tố tác động đến việc áp dụng chuẩn mực quốc tế về kế toán tại các quốc gia, cho thấy rằng việc lựa chọn áp dụng IFRS của các quốc gia có sự khác biệt đáng kể Điều này xuất phát từ nhiều nguyên do

Trang 7

trong đó bốn yếu tố cơ bản liên quan đến kinh tế, pháp lý, chính trị và văn hóa đã tác động đến việc áp dụng IFRS của các quốc gia

Phan Thi Hong Duc và các cộng sự (2014) đã nghiên cứu việc Việt Nam áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế có thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức như thế nào Bên cạnh đó trong một nghiên cứu cùng năm, Phan Thi Hong Duc (2014) đã phân tích một số yếu tố quan trọng có khả năng đến ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện IFRS tại Việt Nam như tác động của thị trường vốn, chi phí của việc chuyển đổi từ chuẩn mực kế toán Việt Nam sang áp dụng IFRS và yếu tố môi trường có những ảnh hưởng nhất định đến quá trình hình thành và phát triển hệ thống kế toán cũng như việc áp dụng VAS

Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Hằng Nga và Phạm Anh Thủy (2016), chuẩn mực IFRS được đánh giá là quá phức tạp và rất khó hiểu Nghiên cứu này cũng đề xuất 5 nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS là môi trường văn hóa, tăng trưởng kinh

tế, thị trường vốn, trình độ học vấn và hệ thống pháp luật Việt Nam Kết quả của nghiên cứu cũng cho thấy rằng ngoại trừ nhân tố văn hóa thì các yếu tố còn lại đều ảnh hưởng tích cực tới đến việc áp dụng IFRS Việc tăng trưởng kinh tế và nhu cầu vốn của các doanh nghiệp càng cao thì quá trình áp dụng IFRS càng nhanh chóng

Như vậy, hầu hết các nghiên cứu đều nêu bật tầm quan trọng của các yếu tố như văn hóa, tăng trưởng kinh tế, hệ thống pháp luật,trình độ cao về học vấn và sự tác động của thị trường vốn đối với việc vận dụng có dễ dàng hay không Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế vào một quốc gia nào đó, mà cụ thể ở đây là Việt Nam

2.3. Giả thuyết và mô hình nghiên cứu đề xuất về những yếu tố ảnh hưởng đến việc

áp dụng IFRS cho các doanh nghiệp tại Việt Nam

2.3.1. Mô hình nghiên cứu

Chuẩn mực báo cáo tài chính theo tiêu chuẩn quốc tế áp đặt những thay đổi mà các doanh nghiệp phải tuân thủ Doanh nghiệp sẽ phải thực hiện một số thay đổi từ đơn giản đến phức tạp Có thể kể đến một số vấn đề phát sinh như bổ sung một số tài khoản trong hệ thống tài chính, đổi mới một số quy trình kinh doanh, thiết kế lại toàn bộ hoặc từng phần hệ thống tài chính Các doanh nghiệp có thể không xác định rõ được những

Trang 8

thay đổi nào là cần thiết cho đến khi họ bắt đầu quá trình áp dụng, những khó khan trong thời gian đầu áp dụng là khó tránh khỏi

Chuẩn mực IFRS được đánh giá là quá phức tạp và khó hiểu Đối với những người sử dụng BCTC thì việc lấy thông tin tài chính từ đây để hỗ trợ cho mục đích ra quyết định thực sự bị hạn chế, càng khó khăn hơn đối với những người không có hoặc có

ít kiến thức về kế toán Chính sự phức tạp trong việc trình bày BCTC làm cho mục đích báo cáo minh bạch hơn đã khó thực hiện được Sự thiếu hụt nguồn nhân lực đào tạo, thiếu người làm kế toán có trình độ chuyên môn cao, am hiểu về IFRS là một trong những thách thức lớn nhất

Dựa trên những lập luận này, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu như sau (xem hình 2.1):

Trang 9

Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất

2.3.2. Các khái niệm trong mô hình và giả thuyết nghiên cứu

Yếu tố văn hóa

Trong nghiên cứu Hofstede (1984), ông đã xác định rằng có bốn khuynh hướng văn hóa của các quốc gia ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, đó là: chủ nghĩa cá nhân/tập thể, khoảng cách quyền lực, né tránh/không né tránh những vấn đề chưa chắc

Văn hóa

Gray (1988)

Haniffa & Cooke (2002)

Kinh tế

H2

Áp dụng IFRS cho các doanh nghiệp tại Việt Nam

Enthoven (1965)

Zeghal & Mhedhbi (2006)

H3

Hệ thống pháp

luật

Nobes & Parker (1995)

Roberts và cộng sự (2008)

Zehri & Chouaibi (2013)

H4

Thị trường vốn

H5

Zeghal & Mhedhbi (2006)

Nobes & Parker (1995)

Pham Thi Hong Duc (2014)

Trình độ học vấn

Zeghal & Mhedhbi (2006)

Zehri & Chouaibi (2013)

Trang 10

chắn Dựa trên nền tảng nghiên cứu này, lý thuyết Gray (1988) đã phát triển và hình thành nhóm nhân tố ảnh hưởng đến các giá trị kế toán bao gồm phát triển nghề nghiệp/kiểm soát theo luật định, thống nhất/linh hoạt, thận trọng/lạc quan và bảo mật/công khai Lý thuyết của Gray được nhiều nhà nghiên cứu khai thác sử dụng điển hình như Nobes (1988), Haniffa & Cooke (2002), Borker (2012),…

Yếu tố văn hóa ảnh hưởng đến việc vận dụng chuẩn mực quốc tế của các quốc gia Do đó, những quốc gia có khuynh hướng thận trọng, né tránh những điều chưa chắc chắn, kiểm soát theo luật định như Việt Nam sẽ ít chấp nhận ngay đối với chuẩn mực quốc tế về kế toán mà sẽ thực hiện theo lộ trình Tuy nhiên, những quốc gia mà tính linh hoạt, có sự phát triển của nghề nghiệp kế toán, đảm bảo tính công khai sẽ có xu hướng

thích nghi nhanh và dễ áp dụng hơn Do đó, giả thuyết H1 là: Môi trường văn hóa có ảnh hưởng tiêu cực đến việc áp dụng IFRS tại Việt Nam

Yếu tố kinh tế

Sự phát triển của nền kinh tế có quan hệ với kế toán Một nền kinh tế phát triển đòi hỏi công cụ kế toán hữu hiệu nhằm tạo niềm tin cho giao dịch cũng như sử dụng vốn hiệu quả (Enthoven,1965) Hệ thống kế toán phát triển theo định hướng phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế quốc gia Ví dụ như hệ thống kế toán của Úc trước đây rất gần với Anh do mối quan hệ thuộc địa trong quá khứ nhưng ngày càng tách biệt do những giao dịch thương mại tăng lên của Úc với Hoa Kỳ và các quốc gia Đông Nam Á (Roberts

et al,2008) Hơn thế, xu hướng áp dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế có nhanh chóng hay không là còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố mà trong đó tăng trưởng kinh tế của một quốc gia là một trong những yếu tố then chốt (Zeghal & Mhedhbi, 2006)

Như vậy có thể thấy yếu tố kinh tế phụ thuộc vào sự phát triển đồng bộ của nền kinh tế quốc gia và điều này ảnh hưởng đến chiến lược áp dụng chuẩn mực quốc tế về kế toán Điều này cũng dễ dàng nhận thấy đối với một số quốc gia đang phát triển chẳng hạn như Việt Nam sẽ khó khăn bởi các điều kiện để thỏa mãn áp dụng của thị trường tài chính chưa phát triển, các giao dịch còn hạn chế Việt Nam muốn mau chóng áp dụng Chuẩn mực kế toán quốc tế thì không còn cách nào khác là chú trọng vào việc tăng trưởng kinh

Ngày đăng: 19/01/2018, 09:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w