- Bước 3: Phân tích kết quả và xác định rủi ro kiểm toán
Người kiểm tra Ngày kiểm tra
Ngày kiểm tra
Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, KTV sẽ tiến hành kết hợp với các kỹ thuuật thu thập bằng chứng khác để làm rõ các nghi vấn ở trên.Cụ thể:
- Khoản mục phải trả người bán tăng lên là do ABC đặt trước cho GWM. Qua việc xem xét và đối chiếu các hợp đồng mua và chủ trương phát triển sản xuất thì các khoản trả trước cho người bán là hợp lý. Công ty đang tiến hành phát triển sản phẩm đồ nhựa gia dụng mới, dòng sản phẩm an toàn cho sức khỏe vì vậy công ty ký kết hợp đồng nhập khẩu nguyên vật liệu của GWM ( cộng hòa liên bang Đức)
- Số dư TSNH khác bao gồm số dư TK tạm ứng và ký quỹ ký cược ngắn hạn. Trong đó sự tăng lên của tạm ứng là: 0 và ký quỹ, ký cược ngắn hạn là 63.382.993. Đây là khoản đặt cọc cho công ty nhựa Duy Tân tại Ngân hàng Công thương cho lô hàng mua nguyên vật liệu. Qua kiểm tra hợp đồng và chứng từ ngân hàng thì khoản ký cược trên đảm bảo các mục tiêu kiểm toán.
- Phải trả cho người bán: Qua kiểm tra hợp đồng, hóa đơn mua hàng và gửi thư xác nhận, thì các khoản phải trả trên đều hợp lý, tồn tại và đúng kỳ. Nhưng khoản phải trả tăng lên là do cuối năm đơn vị tiến hành mua một số lô hàng lớn chưa đến ngày thanh toán.
TTPT được tiếp tục sử dụng trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, và đối với khách hàng ABC, KTV tiến hành TTPT đối với các khoản mục hàng tồn kho và dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi.
Sau khi thu thập được các thông tin sơ bộ trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, KTV tiến hành kiểm tra chi tiết bằng cách kết hợp các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán khác để làm rõ các vấn đề nghi vấn đặt ra. Trong giai đoạn này TTPT được tiến hành đối với từng khoản mục thông qua các bước sau đây:
Bước 1: Từ phân tích sơ bộ trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán và các thông tin thu thập khác, KTV sẽ đưa ra lựa chọn loại hình phân tích phù hợp với từng khoản mục đồng thời giúp KTV nhận diện những vấn đề quan trọng đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt. Qua phân tích sơ bộ trên thì KTV nhận thấy khoản mục hàng tồn kho và dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi là những TK chứa đựng những sai sót trọng yếu ảnh hưởng tới BCTC.
Đối với khoản mục Hàng tồn kho: KTV tiến hành theo đúng chương trình kiểm toán chung của AASC:
Biểu 2.7 Chương trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho (trích)
Thủ tục kiểm toán Tham
chiếu Người thực hiện Ngày thực hiện
2.Thủ tục phân tích
2.1 So sánh giá trị hàng tồn kho với niên độ kế toán trước và kế hoạch hoăc định mức dự trữ (nếu có)
2.2 So sánh tỷ lệ dự phòng giảm giá hàng tồn kho với niên độ kế toán trước và kế hoạch (nếu có)
2.3 Xem xét sự biến động của hàng mua, hàng xuất qua các tháng và tìm hiểu nguyên nhân nếu có sự đột biến 2.4 So sánh vòng quay hàng tồn kho qua các năm, tìm ra những biến động lớn bất thường và giải thích nguyên nhân. FA1 FA2 Trong đó :
FA1: Xem giấy tờ làm việc của giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán A1
FA2: Xem giấy tờ làm việc FA3
Biểu 2.8 Giấy làm việc phân tích hệ số vòng quay hàng tồn kho
Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính, Kế toán và Kiểm toán
Auditing and accounting financial consultancy service company limited
Tên khách hàng: Công ty cổphần nhựa ABC Tham chiếu: FA3
Niên độ kế toán: 31/12/2007 Người thực hiện:
Khoản mục: Ngày thực hiện:
Hệ số vòng quay hàng tồn kho năm = Ri = Giá vốn hàng bán/Hàng hoá tồn kho bình quân 43.698.787.988 Ri 2006 = = 3,5 (13.327.109.526 + 11.635.574.158) : 2 54.805.562.664 Ri 2007 = = 3,3 (19.907.524.812 + 13.327.109.526 ) : 2
Hệ số quay vòng hàng tồn kho giảm, dẫn tới doanh nghiệp bị ứ đọng vốn, luân chuyển hàng tồn kho chậm dẫn tới rủi ro hàng tồn kho tăng vì vậy KTV sẽ kết hợp các kỹ thuật thu thập bằng chứng khác để kiểm tra xem liệu có sai phạm về hàng tồn kho hoặc tính lỗi thời của hàng tồn kho không.
Người kiểm tra Ngày kiểm tra - Bước 2: Xác định số ước tính của KTV
* Ước tính đối với khoản mục hàng tồn kho: Số dư khoản mục hàng tồng kho bao gồm số dư TK hàng mua đang đi đường (151), nguyên vật liệu (152), công cụ dụng cụ (153), chi phí sản phẩm sở dang (154), thành phẩm(155) và hàng hóa (156). Để ước tính gần sát với thực tế KTV đã tiến hành ước tính đối với từng khoản mục như sau:
- TK 151: là số hàng phát sinh vào ngày 27/12/2007 số hàng này chưa nhập kho: 2.954.784.960
- TK 152, 153, KTV ước tính giá trị sử dụng trong kỳ theo công xuất máy móc, giá trị ước tính đối với 152 là 47.963.568.254, đối với 153 là 450.689.258 như vậy giá trị ước tính hàng tồn kho cuối kỳ đối với TK 152 và 153 được xác định theo công thức:
Giá trị ước tính hàng tồn kho cuối kỳ đối với
TK 152, 153 = Giá trị hàng = Giá trị hàng tồn kho đầu kỳ + Hàng mua trong kỳ - Giá trị ước tính sử dụng trong kỳ =8.559.730.492+48.814.072.419– (47.963.568.254 +450.689.258) = 8.959.545.394
- TK 154: KTV Xác định CPSX dở dang cuối kỳ theo kế hoạch của đơn vị: 2.486.356.603
- TK 155, 156: KTV sử dụng phương pháp Ước tính hàng tồn kho theo lãi gộp. Phương pháp ước tính này dựa trên tỉ lệ lãi gộp ước tính của các kì trước để xác định giá trị hàng tồn kho trong kì này.Quy trình tính toán cụ thể như sau:
+ Xác định tổng giá vốn của hàng tồn kho đầu kì + nhập trong kì = 3.183.965.952 + 56.256.487.963 = 59.440.453.925
+ Giá trị nhập trong kỳ đối với TK hàng hóa 156 là giá trị thực tế doanh nghiệp mua trong kỳ, đối với TK 155 giá trị nhập trong kỳ là giá trị ước tính xây dựng trên cơ sở giá trị ước tính của TK154
+ Xác định doanh thu của lượng hàng đã bán trong kì = 63,680,824,234 + Tính số dư lãi gộp của lượng hàng đã bán trong kì = doanh thu tỉ lệ lãi gộp = 63,680,824,234 * 0.1265 = 8.058.718.884
+ Tính giá vốn của lượng hàng đã bán = doanh thu - số dư lãi gộp = 55.622.105.350
+ Tính giá trị hàng tồn kho = Giá vốn tồn ĐK + Nhập trong kì - Giá vốn hàng đã bán trong kì = 3.818.348.574
Như vậy giá trị ước tính hàng tồn kho cuối kỳ = 2.954.784.960 + 8.959.545.394 + 2.486.356.603 + 3.818.348.574 = 18.219.035.531
* Ước tính đối với khoản mục dự phòng khoản phải thu khó đòi:
Qua phỏng vấn kế toán, các khoản trích lập dự phòng cho các khoản phải thu của mốt số công ty đang lâm vào tình trạng khó khăn đó là các công ty sản xuất nước
tương, do trong năm Bộ y tế đã yêu cầu ngừng sản suất vì vậy khả năng thu hồi nợ là khó khăn, ngoài ra có một số công nợ số dư kéo dài, đơn vị đã 3 lần thông báo nhưng khách hàng vẫn chưa trả.
KTV tiến hành đánh giá các phương pháp và giả định mà khách hàng sử dụng để trích lập dự phòng, qua đó nhận thấy phương pháp khách hàng áp dụng chưa hợp lý vì vậy KTV tiến hành đánh giá và tính toán lại như sau: căn cứ trên các chứng từ chứng minh các khoản nợ khó đòi và các chứng từ chứng minh khách hàng của đơn vị đang lâm vào tình trạng phá sản từ đó dự kiến tổn thất có thể xảy ra và tiến hành tính khoản dự phòng:
- Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau: 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 3 tháng đến dưới 1 năm; 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm; 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm.
- Đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể thì doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất không thu hồi được để trích lập dự phòng.
Biểu 2.9 Ước tính trích lập dự phòng phải thu khó đòi
Khách hàng Ước tính của KTV Số liệu của khách hàng Chênh lệch Tuyệt đối %
Cơ sở SX nước mắm Lâm Hà 53.623.667 60.856.325 (7.232.658) (13.49) HTX Bình Thiên 107.369.963 120.568.790 (13.198.827) (12.29) CS SX nước mắm Quân Nam 81.893.291 81.893.291 0
Công ty CP thực phẩm QTY 95.987.790 102.968.975 (6.981.185) (7.27) Công ty TNHH Thành Tiến 85.693.566 90.634.968 (4.941.402) (5.77) Công ty TNHH Hải An 13.500.369 15.024.809 (1.524.440) (11.29) Tổng cộng 438.068.646 471,947,158 (33.878.512) (7.73)