Một số kiến nghị đối với Công ty TNHH dịch vụ tư vấn tài chính, kế toán và kiểm toán

Một phần của tài liệu Thủ tục phân tích trong quy trình kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Dịch vụ tư vấn Tài chính, kế toán và kiểm toán (AASC)” (Trang 91 - 96)

- Bước ba: Phân tích kết quả và đưa ra nhận xét

Biểu 2.22 Khái quát trình tự vận dụng TTPT vào các giai đoạn của cuộc kiểm toán

3.3.1 Một số kiến nghị đối với Công ty TNHH dịch vụ tư vấn tài chính, kế toán và kiểm toán

Mục tiêu cơ bản của thu tục phân tích trong giai đoạn kết thúc kiểm toán dó là để giúp các KTV đánh giá lần cuối các thông tin trình bày trên BCTC một cách tổng thể và phát triển những sai phạm chưa được phát hiện trong các giai đoạn trước khi tiến hành đưa ra ý kiến về sự trung thực và hợp lý của các thông tin trên BCTC của DN. Trên cơ sở các điều chỉnh, KTV đưa ra Bảng cân đối kế toán và BCKQKD sau điều chỉnh và tiến hành phân tích để kiểm tra tính hợp lý của các thông tin trên đó.

TTPT trong giai đoạn này có giúp KTV đánh giá khả năng tiếp tục hoạt động của công ty khách hàng một lần nữa trước khi đưa ra BCKT

3.3. Một số ý kiến hoàn thiện TTPT trong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH dịch vụ tư vấn tài chính, kế toán và kiểm toán dịch vụ tư vấn tài chính, kế toán và kiểm toán

3.3.1 Một số kiến nghị đối với Công ty TNHH dịch vụ tư vấn tài chính, kế toán và kiểm toán kiểm toán

Sau khi nghiên cứu tìm hiểu từ lý luận đế thực tiễn quy trình và phương pháp vận dụng TTPT tại công ty AASC, em xin đưa ra một số ý kiến nhằm góp phần hoàn thiện việc thực hiện thủ tục này như sau:

Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán:

- Ngoài việc phân tích các tỷ suất: tỷ suất thanh toán, tỷ suất khả năng sinh lợi, cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn KTV có thể tiến hành phân tích thêm các tỷ suất sau:

 Các tỷ suất giúp KTV nhìn nhận rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp: Doanh thu thuần

Hệ số thu hồi nợ =

Tổng số các khoản nợ phải thu

Hệ số thu hồi nợ càng tăng thỉ khả năng rủi ro vê tài chính càng giảm và ngược lại: Thời gian thu hồi nợ

bình quân (ngày)

Thời gian của kỳ phân tích ( ngày) =

Hệ số thu hồi nợ

Chỉ tiêu thời hạn thu hồi nợ của công ty càng ngắn thì rủi ro về tài chính của công ty ngày càng giảm và ngược lại, điều đó chứng tỏ các khoản phải thu của công ty là rất nhỏ, không ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của công ty:

Lãi thuần từ HĐ SXKD (trước thuế) + Chi phí lãi vay Hệ số thanh toán lãi vay =

Lãi vay phải trả

Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng lãi vay phải trả của công ty thì thu được bao nhiêu đồng lãi trước thuế từ hoạt động SXKD và chi phí lãi vay:

 Nếu số thanh toán lãi vay = 1 thì công ty không có lãi

 Nếu hệ số thanh toán lãi vay >1 và càng lớn hơn 1 bao nhiêu thì hoạt động SXKD của công ty càng có hiệu quả bấy nhiêu. Công ty không những hoàn trả được vốn vay mà còn trả được cả lãi vay vì vậy rủi ro tài chính của công ty giảm.

 Nếu hệ số thanh toán lãi vay <1 và càng nhỏ hơn 1 thì rủi ro về tài chính của công ty càng lớn.

 Các tỷ suất thể hiện kết quả sản xuất: Tỷ lệ % hoàn thành

kế hoạch sản suất theo mặt hàng

Sản lượng thực tế trong giưới hạn kế hoạch

= X 100 Sản lượng kế hoạch

Dùng chỉ tiêu này để so sánh tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất mặt hàng giữa các thời kỳ và so sánh giữ các doanh nghiệp có cùng một đặc điểm sản xuất.

Hệ số sai hỏng theo giá

trị

Giá trị thiệt hại do sản phẩm hỏng =

Giá thành sản xuất của toàn bộ sản phẩm

- KTV nên tiến hành phân tích các chỉ tiêu trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ:

Phân tích Bảng lưu chuyển tiền tệ cho phép KTV trả lời được những vấn đề quan trọng liên quan đến tiền như:

 Liệu doanh nghiệp có đủ tiền để chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn cho nhà cung cấp và những chủ nợ khác mà không phải đi vay không?

 Doanh nghiệp có thể quản lí được các TK phải thu, bảng kiểm kê, ...  Doanh nghiệp có những khoản đầu tư hiệu quả cao không?

 Doanh nghiệp có thể tự tạo ra được dòng tiền tệ để tài trợ cho các khoản đầu tư cần thiết mà không phụ thuộc vào vốn từ bên ngoài không?

 Doanh nghiệp có đang thay đổi cơ cấu nợ không? Về cơ bản, bảng lưu chuyển tiền tệ giải thích sự vận động tiền tệ từ cân bằng tiền đầu kì đến mức cân bằng cuối kì (tiền tệ bao gồm tiền và các khoản tương đương tiền như đầu tư ngắn hạn, các khoản đầu tư có độ thanh khoản cao, thông thường là các khoản đầu tư đáo hạn dưới ba tháng.

Mối liên hệ giữa dòng tiền và các hoạt động sản xuất kinh doanh:

 Các TK phải thu và lưu chuyển tiền tệ: Sự thay đổi của các TK phải thu có thể là yếu tố quyết định đến dòng lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động sản xuất kinh doanh của cty. Theo phương pháp gián tiếp, doanh thu bán hàng tích luỹ thường gồm các khoản doanh thu không phát sinh tiền, nó tạo nên sự thay đổi trong cân bằng của các TK phải thu. Khi doanh thu được ghi nhận, TK phải thu tăng và khi tiền thu về, TK phải thu giảm. Khi có một sự giảm trong TK phải thu, lượng tiền thu từ khách hàng luôn lớn hơn doanh thu tích luỹ, do vậy, số giảm phải được tính vào dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh

doanh. Khi có một sự tăng của TK phải thu, lượng tiền thu từ khách hàng luôn nhỏ hơn doanh thu tích luỹ, do vậy, số tăng phải ghi giảm trừ vào dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh.

 Hàng tồn kho và lưu chuyển tiền tệ: Sự thay đổi của hàng tồn kho cũng là một yếu tố chính ảnh hưởng đến lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh chi phí mua hàng trong thời kì, trong khi đó SFC phản ánh số tiền trả cho người cung cấp trong cùng kì. Chi phí này có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn lượng tiền trả. Do hầu hết hàng hoá mua theo phương pháp mua chịu, để cân bằng chi phí mua hàng với số tiền trả cho nhà cung cấp đòi hỏi việc xem xét những thay đôỉ trong cả TK hàng hoá và TK phải trả. Cách đơn giản nhất để ghi nhận ảnh hưởng của những thay đổi hàng tồn kho là khi mua hàng (lượng hàng tồn kho tăng cuối cùng dẫn đến giảm lượng tiền và khi bán hàng dẫn đến giảm hàng tồn kho và tăng lượng tiền. Tương tự, khi vay của nhà cung cấp dẫn đến tăng lượng tiền phải trả, tăng tiền và khi trả, giảm khoản phải trả, giảm tiền. Một sự tăng hoặc khoản phải trả phải được ghi giảm hoặc ghi thêm vào dòng lưu chuyển tiền tệ.

 Chi phí trả trước và dòng lưu chuyển tiền tệ: Theo phương pháp kế toán ghi tích luỹ, tổng số chi phí phải trả có thể khác với dòng tiền liên quan đến chi phí trả trước. Một số chi phí được thanh toán trước khi nó được ghi nhận (VD: tiền thuê trả trước). Khi thực hiện thanh toán, cân bằng TK chi phí trả trước tăng, khi chi phí được ghi nhận, chi phí trả trước giảm. Khi có một sự giảm trong TK chi phí trả trước hoặc TK tài sản sản xuất kinh doanh, số tiền chi phí trả trước luôn nhỏ hơn chi phí trả đúng hạn, do đó, khoản giảm phải được ghi thêm vào dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngược lại, nó phải ghi trừ.

Chú ý là một sự tăng trong TK hàng hoá không dự tính trước có thể là một nguyên nhân khác làm kết quả kinh doanh vượt quá tốc độ dòng tiền từ

hoạt động sản xuất kinh doanh. Sự gia tăng hàng hoá có thể là một dấu hiệu cho thấy lượng tăng doanh thu theo kế hoạch không được thực hiện.  Mối liên hệ giữa dòng tiền và các tài sản hiện tại khác và các tài sản khác:

Các tài sản hiện tại khác luôn gồm những khoản hoạt động như lãi suất phải thu. Những tài sản khác (không phải tài sản hiện tại) có thể hoặc không thể gồm những khoản hoạt động như những khoản phải thu dài hạn của khách hàng. Tương tự với các khoản phải thu, khi các TK này phản ánh một sự tăng ròng, số tiền thu được luôn nhỏ hơn doanh thu tích luỹ, khoản giảm được ghi trừ vào dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngược lại, khoản thiếu hụt phải ghi thêm. Với những tài sản gồm những tài sản không hoạt động như trang thiết bị thanh lí, sự thay đổi của nó không được coi thuộc khoản dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh mà nó ảnh hưởng đến dòng tiền từ hoạt động đầu tư.

 Mối quan hệ giữa dòng tiền và các TK phải trả: Khi việc mua hàng được ghi nhận, khoản phải trả tăng và khi trả tiền, khoản phải trả giảm. Khoản phải trả bằng lượng tiền công ty vay từ nhà cung cấp qua việc mua hàng. Khi có sự tăng trong TK phải trả, số tiền trả cho nhà cung cấp luôn nhỏ hơn giá trị số hàng mua trên TK; do đó khoản tăng phải được cộng vào dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh, và ngược lại.

 Mối liên hệ giữa chi phí tích luỹ và dòng tiền: Đối với một số chi phí được trả sau khi chúng được ghi nhận ( như chi phí tiền lương tích luỹ), khi chi phí được ghi nhận, cân bằng trong chi phí trách nhiệm pháp lý tích luỹ tăng, khi thanh toán, các chi phí này giảm. Khi có sự tăng ròng trong khoản chi phí phải trả trong kì, số tiền trả cho chi phí luôn nhỏ hơn chi phí được ghi nhận; do đó, khoản tăng phải được ghi thêm vào dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngược lại, khoản giảm được ghi trừ. So sánh thu nhập ròng với dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh để đánh giá sự phù hợp giữa thu nhập ròng và dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh.

Chất lượng tỉ lệ thu nhập = (Dòng tiền từ hoạt động SXKD / Thu nhập ròng)

Chỉ số này cho biết tỉ lệ thu nhập phát sinh từ tiền sau đó được sử dụng cho các hoạt động đầu tư mới hoặc trả nợ tài chính. Khi tỉ lệ này khác 1, cần phải tìm ra những nguồn gây ra sự khác nhau đó, liệu tỉ lệ này có thay đổi theo thời gian và nguyên nhân của sự thay đổi, những sự biến động của các khoản phải thu, hàng hoá và các khoản phải trả là bình thường không và có lời giải thích hợp lí cho những thay đổi này không.

Việc phát triển lâu dài của doanh nghiệp thường được tài trợ từ ba nguồn chính: tiền từ hoạt động SXKD của chính doanh nghiệp, từ phát hành cổ phiếu và từ vay mượn dài hạn. Các nguồn lực tài chính được sử dụng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến độ rủi ro và khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Bảng lưu chuyển tiền tệ cho thấy ban quản lí đã lựa chọn phương cách nào để tài trợ sự phát triển của doanh nghiệp. Các thông tin trên có thể giúp đánh giá cấu trúc vốn và tiềm năng phát triển của doanh nghiệp.

Giai đoạn thực hiện kiểm toán

KTV nên lập biểu đồ thể hiện mối liên hệ giữa 2 chỉ tiêu ví dụ giữa doanh

Một phần của tài liệu Thủ tục phân tích trong quy trình kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Dịch vụ tư vấn Tài chính, kế toán và kiểm toán (AASC)” (Trang 91 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w