Thực trạng phát triển thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở VN hiện nay và vấn đề liên kết.
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Ngày 11/1/2007 Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại lớn nhất thế giới WTO Sự kiện này đánh dấu một bước tiến xa hơn của nền kinh tế Việt Nam trong tiến trình hội nhập với kinh tế thế giới Hội nhập với nền kinh tế toàn cầu sẽ tạo cho nền kinh tế Việt Nam có them nhiều điều kiên thuận lợi để phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội mở rộng thị
trường… nhưng bên cạnh những thuận lợi đó không thể không kể đến những nguy cơ, những thách thức mà các doanh nghiệp Việt Nam phải đối đầu khi gia nhập thị trường lớn Đó là môi trường cạnh tranh khốc liệt hơn, là nguy cơ mất thịphần rất lớn vào tay các đối thủ cạnh tranh mới xâm nhập Trước những nguy cơ này đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải có chiến lược cạnh tranh, phải xây dựng cho mình những lá chắn mới để tự vệ khi lá chắn “bảo hộ” của nhà nước dần dần hạ thấp theo cam kết về lộ trình mở cửa thị trường của nhà nước khi gia nhập WTO.
Một trong những ngành chịu ảnh hưởng lớn nhất của yếu tố hội nhập là ngành kinh doanh bán lẻ hang tiêu dung Việt Nam Các doanh nghiệp bán lẻ nội còn nhiều yếu kém trong quản lý, trong việc cung cấp dịch vụ và nhất là sự hạn chế về vốn Những vấn đề này còn tồn tại làm cho các doanh nghiệp bán lẻ hang tiêu dung Việt Nam ở vào thế yếu trong cuộc cạnh tranh với các doanh nghiệp bán lẻ đa quốc gia đã từng thành công trên thị trường thế giới Vì vậy bài toán nâng cao sức mạnh cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ hang tiêu dung Việt Nam trong giai đoạn hội nhập đang là một tâm điểm thu hút sự quan tâm lớn của các cấp, các ngành, các cơ quan, các tổ chức kinh tế nghiên cứu để tìm một lời giải phù hợp nhằm đưa ra một chiến lược tối ưu giúp các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam cạnh tranh thành công trong cuộc chiến với các đối thủ lớn đang ở vào giai đoạn bắt đầu.
Sau một thời gian nghên cứu, tìm hiêu thị trường và thực trạng các doanh nghiệp bán lẻ hang tiêu dung Việt Nam, nhóm sinh viên chúng tôi xin đưa ra một
Trang 2lời giải cho bài toán nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ
hang tiêu dung Việt Nam đó là :“chiến lược lien kết các doanh nghiệp bán lẻ
hang tiêu dung Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” với mong muốn góp phần sức
lực nhỏ bé của mình để giúp các doanh nghiệp bán lẻ hang tiêu dung Việt Nam tìm ra một hướng đi phù hợp và canh tranh thành công.
Có được thành quả này chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy, các cô trong khoa Quản rị kinh doanh , trường Đại học kinh tế quốc dân.
Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Hà Sơn Tùng (giáo viên hướng dẫn) cùng với sự chỉ bảo tận tình của thầy đã giúp chúng tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu này.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS Ngô Kim Thanh với những đóng góp tích cực giúp chúng tôi hoàn thành đề tài.
Do nhóm sinh viên chúng tôi còn non yếu trong kĩ năng phân tích kinh tế và hoạch định chiến lược nên đề tài còn nhiều hạn chế Rất mong được sự góp ý chân thành của các thầy, các cô để chúng tôi có một công trình nghiên cứu hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội tháng 4/ 2008.Nhóm sinh viên:
Nguyễn Thị Thuý.Nguyễn Thị Ánh.
Trang 3Chương I Những vấn đề lý luận cơ bản về chiến lược liênkết và bán lẻ hàng tiêu dùng.
I Khái niệm và đặc điểm của chiến lược liên kết.( theo GT KT&QL Côngnghiệp)
1 Khái niệm và đặc điểm của liên kết kinh tế.
Liên kết kinh tế là một hiện tượng kinh tế - xã hội khách quan của nền sản xuất hàng hoá với sự phân công lao động xã hội ngày càng phát triển.Trên thực tế, những hình thức khác nhau của liên kết kinh tế đã ra đời và tồn tại từ lâu trong lịch sử phát triển kinh tế Ngày nay hoạt động liên kết kinh tế tiếp tục phát triển đa dạng cả về hình thức, nội dung và các chủ thể tham gia.
1.1 Khái niệm liên kết kinh tế.
Liên kết kinh tế là một phạm trù phản ánh mối quan hệ phối hợp hoạt động kinh tế giữa các chủ thể kinh tế để thực hiện có hiệu quả những nhiệm vụ sản xuấtkinh doanh nhất định.
1.2 Đặc điểm và tính tất yếu của liên kết kinh tế.
1.2.1 Đặc điểm của liên kêt kinh tế.
Chủ thể của liên kết kinh tế.
Chủ thể của liên kết kinh tế rất đa dạng, tất cả các chủ thể có nhu cầu và khả năng đều có thể tham gia liên kết kinh tế dưới các hình thức khác nhau Các chủ thể này có thể là : Chính phủ, các doanh nghiệp thuộc các ngành, các thành phần kinh tế khác nhau, các đơn vị nghiên cứu khoa học và đào tạo,các cá nhân….
Nội dung của liên kết kinh tế.
Trang 4Nội dung của liên kết kinh tế khá phong phú ở tất cả những khâu của quá trìnhtái sản xuất mở rộng như : chuẩn bị các yếu tố đầu vào cho sản xuất, các khâu củasản xuất, phục vụ sản xuất,nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ…
Ví dụ: Sự liên kết giữa các doanh nghiệp sản xuất ô tô với các doanh nghiệp sản xuất phụ kiện.
Hình thức liên kết kinh tế.
+ Theo mối quan hệ ràng buộc giữa các đối tượng tham gia liên kết có:
- Liên kết không cho ra đời tổ chức mới: thực hiện liên kết theo hợp đồng liên kết.
- Liên kết có cho ra dời tổ chức mới:
Liên kết lỏng: ( hiệp hội) quyết định những yếu tố lớn, vẫn đảm bảo quyền tự chủ giữa các doanh nghiệp.
Liên kết chặt: (liên doanh) Một ban lãnh đạo mới ra đời, hạn chế quyền tự chủ của doanh nghiệp tham gia liên kết.
+ Theo nội dung liên kết:
- Liên kết ngang: Liên kết các doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực hoạt động như: liên kết giữa các doanh nghiệp sản xuất với nhau, liên kết giữa các doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng với nhau….
- Liên kết dọc: là liên kết giữa các doanh nghiệp ở các khâu sản xuất hoặc các khâu trong quá trình tái sản xuất mở rộng…, đầu ra của doanh nghiệp này là đầu vào của doanh nghiệp khác
Trang 5VD: Liên kết giữa các doanh nghiệp bán buôn, bán lẻ hàng tiêu dùng với nhà sản xuất; Liên kết giữa nhà sản xuất và người cung ứng đầu vào…
+ Theo phạm vi không gian của hoạt động liên kết:
- Liên kết trong phạm vi không gian hẹp: Khu công nghiệp,địa phương, vùng lãnh thổ…
- Liên kết trong phạm vi không gian rộng: Quốc gia, khu vực, thế giới.
Các nguyên tắc cơ bản của liên kết kinh tế.Liên kết kinh tế được chi phối bởi 3 nguyên tắc sau:
+ Nguyên tắc lợi ích kinh tế cao nhất: Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp có quyền lựa chọn nhiều phương thức hoạt động kinh doanh khác nhau nhằm đạt được mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận Các doanh nghiệp chỉ quyết định tham gia liên kết khi hình thức này mang lại lợi nhuận và lợi ích kinh tế cao nhất cho họ Nếu lợi ích không được đảm bảo họ có quyền chấm dứt hoạt động liên kết.
+ Nguyên tắc bình đẳng về quyền lợi nghĩa vụ giữa các thành viên tham gia liên kết: Các bên tham gia liên kết đóng góp nghĩa vụ tài chính và nguồn lực khácnhau thì phải chịu trách nhiệm về nguồn lực của mình và được hưởng lợi ích tương ứng với mức độ đóng góp.
+ Nguyên tắc pháp lý độc lập giữa các hoạt động liên kết và các hoạt động khác: Các doanh nghiệp có thể tham gia nhiều tổ chức liên kết kinh tế khác nhau, hoặc vừa tham gia liên kết vừa kinh doanh độc lập.
1.2.2 Tính tất yếu khách quan của liên kết kinh tế.
Đảm bảo tính thống nhất của quá trình tái sản xuất xã hội.
Trang 6Quá trình tái sản xuất xã hội là sự kết hợp của các yếu tố : Sản xuất – lưu thông - phân phối - tiêu dùng trong mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau:
Các yếu tố này thúc đẩy nhau cùng phát triền hoặc kìm hãm sự phát triển của nhau Nếu nhu cầu tiêu dùng một mặt hàng nào đó tăng lên biểu hiện bằng việc tăng doanh thu của các hàng bán lẻ hàng tiêu dùng và việc tiêu thụ hàng hoá trở nên dễ dàng hơn với tốc độ lớn hơn Kết quả của điều này là việc giảm đi của chỉ tiêu “số ngày của một vòng quay vốn lưu động” Bằng phân tích tài chính ta thấy:
Số ngày một vòng quay vốn lưu động giảm đi đồng nghĩa với việc số vòng quay vốn lưu động tăng lên Điều này cho thấy việc sản xuất hàng hoá của doanh
Trang 7nghiệp đang được thúc đẩy, nó tăng lên cùng nhịp với sự tăng lên của tiêu dùng xã hội.
Sự liên kết dọc giữa nhà sản xuất và các hàng bán lẻ hàng tiêu dùng giúp doanh nghiệp nhạy cảm hơn với sự thay đổi của tiêu dùng và thái độ của người tiêu dùng từ đó điều tiết sản xuất phù hợp Sự liên kết này cũng đảm bảo tính thống nhất trong quá trình tái sản xuất xã hội.
Tác động của quy luật tích tụ và tập trung vốn.
Mỗi doanh nghiệp độc lập là một tế bào của nền kinh tế nên nó không ngừng vận động, phát triển dưới sự tác động của các quy luật khách quan trong đó có quy luật tích luỹ và tập trung hoá.
Quy luật này đảm bảo sự liên kết ngang giữa các doanh nghiệp trong ngành là phù hợp với khách quan Liên kết kinh tế giữa các doanh nghiệp trong ngành với nhau để thúc đẩy tích luỹ vốn, phát huy lợi thế về quy mô từ đó gây sức ép với các lực lượng cạnh tranh trong ngành: Người cung ứng, khách hàng, sản phẩm thay thế, đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn.
Do tác động của quy luật cạnh tranh
Cạnh tranh là quy luật vốn có của nền kinh tế thị trường Liên kết kinh tế là hoạt động gắn bó mật thiết với cạnh tranh Các doanh nghiệp phát triển quan hệ liên kết kinh tế để tăng sức mạnh cạnh tranh thắng lợi với các đối thủ khác trên thị trường Cạnh tranh thúc đẩy liên kết kinh tế, liên kết kinh tế lại làm tăng sức cạnh tranh của các chủ thể Ngày nay với xu hướng toàn cầu hoá của nền kinh tế, cạnh tranh trở nên khốc liệt hơn vì thế quan hệ liên kết kinh tế ngày càng được mở rộng.
Do tác động của quy luật tối đa hoá lợi nhuận và lợi ích.
Trang 8Một trong 3 nguyên tắc của liên kết kinh tế là “ nguyên tắc lợi ích kinh tế cao nhất” Các doanh nghiệp tham gia sản xuất kinh doanh trên thị trường đều có mục đích tối đa hoá lợi nhuận dựa trên khả năng vốn có của mình Liên kết kinh tế giúp doanh nghiệp bù đắp chỗ yếu, khai thác điểm mạnh của nhau Liên kết kinh tế cho phép doanh nghiệp tận dụng được tối đa nguồn lực, nắm bắt kịp thời các cơ hội kinh doanh, chủ động trước những biến động của thị trường… Liên kết kinh tế được tổ chức chặt chẽ từ khâu sản xuất đến tiêu dùng có thể tạo ra mộtchuỗi giá trị lớn hơn cho người tiêu dùng, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm.
Do tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại.
Những thập kỉ gần đây, cuộc cách mạng khoa học công nghệ có bước phát triển mới sâu rộng chưa từng có, trực tiếp tác động vào mọi ngành kinh tế quốc dân Các doanh nghiệp phải tăng cường liên kết kinh tế để nắm bắt, ứng dụng nhanh các thành tựu mới của khoa học công nghệ ngày càng phát triển cao, chu kì nghiên cứu phát minh ngày càng ngắn lại.
Do nhu cầu hội nhập khu vực và quốc tế.
Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng của nền kinh tế, cạnh tranh ngày càng khốc liệt Sự liên kết kinh tế giữa các doanh nghiệp trong nước nhằm tạo nên một rào cản gia nhập cao hơn đối với các doanh nghiệp nước ngoài muốn thâm nhập thị trường Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế nước ngoài nhằm thu hút vốn đầu tư, phát triển khoa học công nghệ, khai thác các nguồn lực lợi thế trong nước, tạo thêm việc làm giải quyết cácvấn đề xã hội, học tập kĩ năng quản lý… nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, giúp doanh nghiệp tái sản xuất mở rộng với tốc độ và hiệu quả cao.
2 Thực chất của chiến lược liên kết cấp doanh nghiệp
Trang 9Thực chất của chiến lược liên kêt là chiến lược tăng trưởng bằng con đường hội nhập, thường được áp dụng khi doanh nghiệp kinh doanh trong ngành đang trong giai đoạn phát triển, hoặc khi doanh nghiệp theo đuổi các mục tiêu sau:
Thâm nhập thị trường mới (khu vực thị trường mới cho sản phẩm cũ, sản phẩm mới trong thị trường hiện có hoặc thị trường mới…)
Xác định sức mạnh cạnh tranh của đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn nên lựa chọn chiến lược liên kết để xây dựng rào cản gia nhập cao hơn gây khó khăn đối với đối thủ tiềm ẩn.
Liên kết để cùng nhau khai thác, sử dụng nguồn lực tiết kiệm và hiệu quả hơn.
Liên kết để đáp ứng nhu cầu khách hàng tốt hơn, liên kết để cùng phát triển…
Chiến lược tăng trưởng bằng hội nhập, liên kết với doanh nghiệp khác rất phù hợp khi cơ hội sẵn có phù hợp với mục tiêu và chiến lược dài hạn của doanh nghiệp Nó cho phép doanh nghiệp củng cố vị thế cạnh tranh trên thị trường và phát huy được khả năng cũng như nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp.
Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam hiện nay, khi nền kinh tế đang chuyển sang kinh tế thị trường với xu hướng hội nhập ngày càng sâu rộng hứa hẹn nhiều thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong tương lai gần, sẽ phải đối mặt với cạnh tranh gay gắt hơn, phải tự mình vươn lên và giành chỗ đứng trên thị trường vì trong cuộc chiến khốc liệt đó kẻ chiến thắng là kẻ mạnh và là kẻ biết tận dụng thời cơ Thế nhưng điểm yếu của các doanh nghiệp Việt nam lại là điểm mạnh của đối thủ tiềm ẩn thị trường (các doanh nghiệp nước ngoài) :Quy mô nhỏ bé lại phân tán, vốn nhỏ, kĩ thuật lạc hậu lại lỗi thời, lực lượng lao động chưa đủ trình độ đáp ứng yêu cầu của nền sản xuất đại công nghiệp, trình độ quản lý yếu kém,
Trang 10không hiệu quả….Vì vậy nếu các doanh nghiệp này không biết liên kết với nhau thì khó có thể cạnh tranh nổi với các doanh nghiệp nước ngoài để phát triển kinh tế Việt nam và kinh doanh quốc tế.
II Khái niệm và đặc điểm của thị trường bán lẻ.
1 Khái niệm về bán lẻ
Bán lẻ là tất cả các hoạt động có liên quan đến việc bán hàng hoá hay dịch vụ trực tiếp cho người tiêu thụ cuối cùng để họ sử dụng cho bản thân chứ không phảikinh doanh.
2 Các yếu tố cơ bản của thị trường bán lẻ.
2.1 Nhà bán lẻ.
Có nhiều tổ chức, nhà bán buôn, nhà bán lẻ cùng thực hiện các chức năng bán lẻ hàng tiêu dùng nhưng phần lớn công việc là do các nhà bán lẻ chuyên nghiệp thực hiện.
Các nhà bán lẻ thuộc đủ mọi quy mô và hình thức và luôn xuất hiện thêm những kiểu bán lẻ mới Các chức năng phân phối do các nhà bán lẻ thực hiện có thể phối hợp theo nhiều cách khác nhau để tạo ra các dạng mới của định chế bán lẻ Phân loại nhà bán lẻ:
Theo số lượng dịch vụ nhà bán lẻ cung cấp có: nhà bán lẻ tự phục vụ, nhà bán lẻ hàng tiêu dùng cung cấp dịch vụ hạn chế, nhà bán lẻ hàng tiêu dùng cung cấp dịch vụ đầy đủ.
Theo số lượng mặt hàng mà nhà bán lẻ bán có:
+ Cửa hàng chuyên doanh: bán những dòng sản phẩm hẹp và chuyên sâu.
Trang 11+ Cửa hàng bách hoá: Bán nhiều sản phẩm khác nhau, mỗi sản phẩm một quầyriêng.
+ Siêu thị: Là những trung tâm bán lẻ lớn, chi phí thấp, tự phục vụ, doanh số cao, giá thấp.
+ Cửa hàng tiện dụng: là những cửa hàng nhỏ lẻ, bán một số hàng ít phục vụ nhu cầu thường xuyên của người tiêu dùng
Theo giá bán lẻ có: Cửa hàng chiết khấu (giảm giá), cửa hàng kho, cửa hàng bán bằng catalog…
Theo phương pháp hoạt động của nhà bán lẻ: bán lẻ qua cửa hàng và bán lẻ hàng tiêu dùng không qua cửa hàng (thư, máy bán hàng,điện thoại, qua internet, bán lẻ hàng tiêu dùng tại nhà…)
Theo hình thức sở hữu: Cửa hàng bán lẻ độc lập, chuỗi tập đoàn, hợptác xã bán lẻ, hợp tác xã tiêu thụ và các đại lý độc quyền kinh tiêu.
Theo địa điểm quy tụ cửa hàng: Khu kinh doanh trung tâm, trung tâm mua bán vùng, trung tâm mua bán địa phương, trung tâm mua bán cận ven.
Theo các cách phân chia như trên có thể thấy có rất nhiều loại hình bán lẻ nhưng trong phạm vi nội dung đề tài chỉ xin xét đến một đối tượng nhà bán lẻ là “siêu thị” (những nhà bán lẻ có quy mô lớn).
Trang 12thấy khách hàng của thị trường bán lẻ mang tính chất quần chúng lớn với những đặc điểm sau:
Phân tán.(về nhu cầu trên một mặt hàng với số lần mua….)
Lượng mua trên mỗi lần mua ít.
Số lần tham gia thị trường (số lần mua) lớn.
Số khách hàng lớn, nếu họ có sự liên kết sẽ tạo nên một áp lực cạnh tranh lớn đối với doanh nghiệp.
2.3 Hàng hoá và dịch vụ.
Đối với thị trường bán lẻ, hàng hoá kinh doanh thường là phục vụ trực tiếp cho nhu cầu tiêu dùng của khách hàng do những đặc điểm của khách hàng của thị trường bán lẻ (đã nói ở trên) Do vậy hàng hoá của thị trường bán lẻ thường nhiềumặt hàng và đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã, chất lượng tương ứng nhiều mức giá.Ta có thể phân loại hàng hoá của thị trường bán lẻ theo ma trận sau:
mức giá
Hàng hoá đắt tiền,tiêu dùng nhiều
Hàng hoá đắt tiền,tiêu dùng trung
Hàng hoá đắt tiền,tiêu dùng ít
Hàng hoá thông dụng.
Hàng hoá tiêu dùngtrung bình, mức giá
trung bình.
Hàng hoá ít tiêudùng, mức giá
trung bìnhHàng hoá rẻ tiền,
mức tiêu dùng cao
Hàng hoá rẻ tiền,tiêu dùng bình
Hàng rẻ tiền, ít tiêudùng.
Trung Bình
Thấp
Trang 13Mô hình 1: 9 nhóm hang hoá tiêu dung.
Dịch vụ: Dịch vụ là yếu tố rất quan trọng đối với thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng, nhiều khi chính dịch vụ là yếu tố tạo ra thế mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp chứ không phải chất lượng sản phẩm Chất lượng là thuộc tính cố hữu của sản phẩm, đây là yêu cầu cần phải hoàn thành tốt đối với mọi đối tượng sản phẩmnếu nó muốn tồn tại và được khách hàng chấp nhận Bởi vậy, theo đuổi chiến lược về chất lượng sẽ gặp phải rào cản bắt chước cao và chỉ có thể thực hiên trongthời gian ngắn.
Riêng đối với nhà bán lẻ hàng tiêu dùng, nhiều khi sản phẩm của họ là những sản phẩm cùng nguồn gốc, vì thế họ không thể cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm mà chỉ còn có thể cạnh tranh bằng dịch vụ (phong cách phục vụ, dịch vụ hậu mãi, bán hàng có quà tặng…).
Minh chứng rõ ràng điều này là hàng bán lẻ nổi tiếng Mc Donand với tuyên bố sứ mệnh là “bán thời gian cho khách hàng” , khách hàng đến với Mc Donand luôn được phục vụ trong vòng 9 giây, phong cách phục vụ chuyên nghiệp và thái độ hoà đồng, tất cả các cửa hàng Mc Donand đều được xây dựng theo kiến trúc và sắp xếp nội thất theo một phong cách và có sự đồng nhất cao….tất cả những điều này đã cho Mc Donand một thế mạnh mà khó nhà bán lẻ nào có thể cạnh tranh được.Mc Donand đã đạt được tốc độ phát triển kỉ lục, cứ mỗi phút trôi qua ở đâu đó trên thế giới lại có 25 cửa hàng Mc Donand được thành lập.
3 Vai trò của thị trường bán lẻ
Mô hình 2: cấu trúc các kênh phân phối cho hàng hoá tiêu dùng cá nhân:Mức
tiêu dùng
Trang 14Hàng hoá tiêu dùng cá nhân có 4 con đường để đi từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng thì trong đó có 3 con đường đi qua “Nhà bán lẻ hàng tiêu dùng”.
3.1 Đối với nhà sản xuất.
Từ phân tích trên ta có thể nhận biết được vai trò to lớn của “nhà bán lẻ” đối với nhà sản xuất Đó là vai trò cầu nối đưa hàng hoá của nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng.
Xét trên mối quan hệ làm ăn thì có thể nói nhà bán lẻ là một khách hàng lớn, tiêu thụ một khối lượng sản phẩm không nhỏ của người sản xuất Không chỉ dừnglại ở đó nếu biết phát huy mối quan hệ này thì nhà bán lẻ còn là trung tâm thông
Nhà sảnxuất
Nhà bán lẻ
Người tiêudùng
Nhà sảnxuất
Nhà bánbuôn
Nhà bán lẻ
Người tiêudùng
Nhà sảnxuất
Đại lý
Nhà bánbuôn
Nhà bán lẻ
Người tiêudùngNgười tiêu
dùngNhà sản
xuất
Trang 15tin hiệu quả giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng, dễ dàng hơn để nắm bắt nhu cầu của người tiêu dùng thay đổi như thế nào, người tiêu dùng đánh giá ra sao về sản phẩm mình đang cung cấp? Từ đó có định hướng và tìm giải pháp tự hoàn thiện mình hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng tạo dựng thương hiệu vàmở rộng thị phần.
Nhưng xét trên một khía cạnh khác thì nhà bán lẻ cũng là một đối thủ cạnh tranh của nhà sản xuất do mâu thuẫn về lợi ích Một nhà bán lẻ lớn hoặc liên minh các nhà bán lẻ có thể tạo sức ép lớn đối với người sản xuất.
Tựu chung lại sau tất cả những phân tích trên ta có thể nhận thấy vai trò to lớn của nhà bán lẻ đối với người sản xuất, đó là sự gắn bó hữu cơ cùng chia sẻ lợinhuận trong kinh doanh, đôi khi cũng tạo động lực thúc đẩy, tạo điều kiện phát triển nhưng đôi khi cũng là cạnh tranh do mâu thuẫn về lợi ích Nhưng nếu có sự liên kết phù hợp, giải quyết hài hoà mâu thuẫn về vấn đề lợi ích thì mối quan hệ này sẽ gắn bó hơn và thúc đẩy nhau cùng phát triển
3.2 Đối với người tiêu dùng.
Người tiêu dùng là biểu hiện của nhu cầu, là điều kiện của mọi hoạt động sản xuấtkinh doanh bởi có cầu mới có cung và cung ứng luôn luôn phải tìm cách thích ứng tốt nhất với sự phát triển, sự thay đổi của nhu cầu.
Người tiêu dùng và hoạt động mua của họ tạo ra lợi ích cho các doanh nghiệp sảnxuất kinh doanh, nên sự thay đổi trong nhu cầu của họ tạo nên những biến động của sản xuất và kinh doanh hàng hoá và dịch vụ Người tiêu dùng là yếu tố tạo động lực.
Người tiêu dùng có vai trò to lớn đối với cả nhà sản xuất và các doanh nghiệp thương mại (bán buôn, bán lẻ …), nhưng ngược lại sự có mặt của những nhà bán buôn, bán lẻ cũng có vai trò to lớn đối với người tiêu dùng Họ là một mắt xích
Trang 16quan trọng trong chuỗi giá trị xuyên suốt từ sản xuất, lưu thông và phân phối tới tay người tiêu dùng và góp phần làm chuỗi giá trị đó lớn hơn, tạo lợi ích lớn hơn cho người tiêu dùng.
Nhà bán lẻ là mắt xích trong quá trình phân phối hàng hoá đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nó tạo ra sự tiện ích của tiêu dùng, nó làm giảm giá trị phải trả của người tiêu dùng để được thoả mãn cùng một nhu cầu nào đó của họ Nếu không có phânphối, không có bán lẻ thì khi người tiêu dùng muốn tiêu dùng hàng hoá phải tìm đến nhà sản xuất mà chi phí họ phải bỏ ra thường cao hơn rất nhiều so với phần giá trị tăng thêm của hàng hoá khi qua tay người bán lẻ hàng tiêu dùng Để nhìn nhận rõ hơn về vấn đề này ta xét bài toán sau:
Bài toán: 10 người tiêu dùng ở gần nhau cùng có nhu cầu tiêu dùng một loại hànghoá X, giá của nhà sản xuất bán ra như sau:
Mua từ 1 đến 5 đơn vị hàng hoá (đvhh) X thì giá 1USD/ 1đvhh Mua từ 5 đến 10 đvhh X thì giá 0.85 USD/ đvhh X.
Biết chi phí để mua 1 đvhh X nếu 10 người tiêu dùng đến tận nhà sản xuất để mua sản phẩm là 0.1 USD/ người Chi phí vận chuyển 10 đvhh X là 0.4 USD
Như vậy nếu muốn tiêu dùng 1 đvhh X thì mỗi người phải trả :1 + 0.1= 1.1 USD
Giả sử trong khu vực sinh sống của 10 người tiêu dùng ấy có một nhà bán lẻ A bán lẻ hàng tiêu dùng hàng hóa X Một đợt nhập hàng của anh ta là ít nhất là 10 đvhh X, như vậy chi phí anh ta bỏ ra để có được 10 đvhh X tại của hàng của mìnhlà:
0.85 ×10 +0.4 =8.9 USD., hay nhà bán lẻ này mua được hàng hoá X với giá 0.89 USD/ đvhh X.(và có thể nhỏ hơn nếu anh ta mua hàng với số lượng lớn hơn)
Trang 17Giả sử tiêu chuẩn lợi nhuận của anh ta là 0.08 USD/ đvsp X, mỗi người tiêu dùng phải bỏ chi phí là 0.05 USD để đến của hàng của anh ta mua 1đvhh X thì mỗi người tiêu dùng chỉ phải trả : 0.89 +0.08 +0.05 = 1.02 USD.
Như vậy nhà bán lẻ hàng tiêu dùng A đã tiết kiệm được cho mỗi người tiêu dùng ít nhất là 0.08 USD.
Ngoài ra người bán lẻ thường tạo ra các dịch vụ tăng thêm như vận chuyển hàng hoá đến tận nhà, dịch vụ lắp đặt và bảo hành, dịch vụ khuyến mại tặng thưởng… Những điều này mang lại lợi ích thiết thực cho người tiêu dùng và cũng góp phần làm tăng doanh thu cho nhà sản xuất vì sản phẩm của họ được kích thích tiêu thụ.
Tóm lại, sự có mặt của nhà bán lẻ mang lại lợi ích cho người tiêu dùng, tạo ra chuỗi giá trị lớn hơn cho người tiêu dùng và yêu cầu đền bù một mức giá trị thấp hơn cho việc thoả mãn nhu cầu Nhưng trong một số trường hợp người bán lẻ vẫncó thể gây sức ép đối với người tiêu dùng vì mâu thuẫn về vấn đề lợi ích Nên nếugiải quyết tốt những mâu thuẫn này, tạo sự liên kết tốt giữa người bán lẻ và ngườitiêu dùng sẽ tạo điều kiên thúc đẩy sự phát triển của cả hai bên.
3.3 Vai trò kinh tế - xã hội.
Nhà bán lẻ cũng là một tế bào của nền kinh tế, sự phát triển của thị trường bán lẻ chịu tác động lớn bởi những yếu tố kinh tế xã hội, nhưng ngược lại thị trường nàycũng có tác động ngược trở lại tới toàn bộ nền kinh tế Doanh thu của các nhà bánlẻ tăng, tổng doanh thu của thị trường bán lẻ lớn có nghĩa rằng nhân tố này có ảnhhưởng tích cực làm tăng GDP Sự bình ổn của thị truờng bán lẻ có nghĩa rằng chỉ số CPI đang ở mức phù hợp, lạm phát thấp… đâylà những biểu hiện đáng mừng của nền kinh tế.
Trang 18Sự ổn định của nền kinh tế góp phần tạo nên sự ổn định của xã hội, các vấn đề xã hội được giải quyết hài hoà Sự phát triển của một ngành cũng sẽ tạo thêm nhiều những cơ hội việc làm góp phần giải quyết nạn thất nghiệp và các vấn đề xã hội phát sinh từ nạn thất nghiệp.
4 Những bài học kinh nghiệm về liên kêt các doanh nghiệp bán lẻ ở các nướctrong KV và TG.
Thị trường bán lẻ Trung Quốc:
LỘ TRÌNH MỞ CỬA THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ CỦA TRUNG QUỐC:
Trước 1992, Trung Quốc không cho đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực bán lẻ
Tháng 7.1992, Trung Quốc sửa đổi luật đầu tư nước ngoài, cho phép thành lập các liên doanh về bán lẻ tại một số thành phố lớn, và tại 5 đặc khu kinh tế, hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài vẫn bị cấm.
Từ 11.12.2004 Trung Quốc mở cửa toàn diện ngành bán lẻ cho nhàđầu tư nước ngoài, bãi bỏ các điều khoản cấm đoán trước đây về mặt địa lý và quy mô đầu tư
Một khảo sát tại Trung Quốc cho thấy, từ năm 1992 đến nay đã có hơn 2.200 siêu thị và trung tâm bán lẻ hàng tiêu dùng của 264 nhà bán lẻ nước ngoài có mặt tại Trung Quốc với tổng vốn đầu tư hơn 3 tỉ USD Hầu như các đại gia bán lẻ trênthế giới đều đã có mặt tại TQ Sớm nhất là Carrefour (Pháp) vào TQ từ 1992, ngay khi nước này mở cửa thị trường bán lẻ cho đầu tư nước ngoài Hay như Tesco, nhà bán lẻ lớn nhất Anh cũng đã có 25 cửa hàng và sẽ mở thêm 15 của hàng trong năm nay và nâng lên 150 cửa hàng vào 2008 Những đại gia khác cũng góp mặt vào thị trường này: Metro (Đức), Aeon (Nhật), Ikea (Thụy Điển), Makro (Hà Lan), McDonald's (Mỹ), Dairy Farm (Hongkong)…
Theo cam kết của TQ khi gia nhập WTO, nước này sẽ mở cửa hoàn toàn thị trường bán lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài vào thời hạn cuối là 11.12.2004 Trước đó, các nhà bán lẻ nước ngoài chỉ được hoạt động tại các thành phố lớn, khu tự trịvà đặc khu kinh tế Trung Quốc lo lắng việc nới lỏng hạn chế về khu vực bán lẻ đối với các đối thủ nước ngoài sẽ dẫn đến tình trạng cạnh tranh ở Trung Quốc trở
Trang 19nên gay gắt Nhưng những nhà bán lẻ Trung Quốc lại tỏ vẻ không lo lắng lắm trước những đối thủ nước ngoài của họ, họ chủ quan trước những lợi thế sẵn có của mình rằng họ đã chuẩn bị cho việc gia nhập và cuộc cạnh tranh lớn từ lâu, họ có lợi thế riêng về hiểu được thị trường và những mạng lưới kinh doanh nội tại Hay nói cách khác họ đã sẵn sang cho cuộc chiến.
Sự chuẩn bị sẵn sàng và lợi thế đó của họ cũng là những thế mạnh lớn, họ đã nhận thức rất đúng về lợi thế đó của mình và cũng đã cạnh tranh rất tốt Thế nhưng phải chăng còn có một lý do nào khác để một số những nhà bán lẻ Trung Quốc phải rời sân trong cuộc đua nước rút này Từ khi chính thức mở cửa tới nay đã có 06 nhà bán lẻ Trung Quốc phá sản vì không đủ sức cạnh tranh với các nhà bán lẻ dùng nước ngoài.
Thị trường bán lẻ Hàn Quốc.
Wal-mart, Carefour… những chàng khổng lồ đi đến đâu “dẹp thị trường” đến đấy, là nguy cơ đáng sợ cho các nhà bán lẻ địa phương Nhưng mọi sự đã đảo ngược tại thị trường Hàn Quốc
Theo Học viện kinh tế Công nghiệp và Thương mại Hàn quốc (KIET), năm 1996 sau khi mở cửa, môi trường cạnh tranh trên thị trường bán lẻ Hàn Quốc vô cùng rất quyết liệt Nhiều cửa hàng quy mô nhỏ, lẻ thậm chí cả cửa hàng lớn nhưng không có chiến lược tiếp thị tốt đã bị loại khỏi thị trường
Để tồn tại các hãng bán lẻ trong nước, một mặt phải giảm chi phí, áp dụng chiến lược kinh doanh phù hợp và quản lý hiện đại, mặt khác phải bằng mọi cách phục vụ khách hàng tốt hơn với hàng hóa chất lượng cao hơn nhưng giá cả ngày càng rẻ hơn Các hình thức bán lẻ ngày càng đa dạng, nắm vững và phản ứng nhanh với thị hiếu người tiêu dùng
Hình thức bán hàng qua Internet cũng đặc biệt nở rộ do giới trẻ Hàn Quốc chuộng mua sắm qua mạng Nhờ cạnh tranh gay gắt nên khách hàng được coi là “thượng đế” đúng nghĩa khi: nhiều chọn lựa hơn, được phục vụ tốt hơn, hàng hóa chất lượng hơn, giá rẻ hơn…và có nhiều dịch vụ gia tăng kèm theo như vận
Trang 20chuyển, hậu mãi, bảo trì…Ngược lại chính khách hàng đóng vai trò định hướng phát triển ngành bán lẻ Hàn Quốc
Sau nhiều lần “bầm dập” vì cạnh tranh, đã có tập đoàn bán lẻ nội địa vươn lên chiếm tới 30% thị phần như Shinsegae Một số đã đủ mạnh để “nhoi” sang các thịtrường khác như Trung Quốc (mở cửa năm 2004) tìm cơ hội mới
Trong khi đó, sau 8 năm thâm nhập thì trường, trầy trật lắm chàng khổng lồ Wal-Mart mới chỉ chiếm được 4% thị phần, Carrefour 8% thị phần Không chịu nổi “nhiệt”, giữa năm 2006, cả hai đại gia này đều nhượng lại toàn bộ các cơ sở của mình cho các tập đoàn bán lẻ nội địa với giá tương ứng là 2 tỷ USD và gần 900 triệu USD
Như vậy, mở cửa không đáng sợ nếu các hãng bán lẻ trong nước sớm thay đổi linh hoạt, nắm lấy cách thức bán hàng tiện lợi, hiện đại, đồng thời phát huy tốt sở trường am hiểu thị trường nội địa và tâm lý người tiêu dùng.
Chương II Thực trạng phát triển thị trường bán lẻ hàng tiêudùng ở Việt Nam hiện nay và vấn đề liên kết.
I Thực trạng phát triển thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng Việt Nam trong những năm gần đây và những thách thức trong tương lai gần.
1 Thực trạng phát triển thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng Việt Nam hiện nay.
1.1 Sức hấp dẫn của thị trường làm tăng thêm đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn.
Nhìn nhận các con số thống kê sau để thấy sự hấp dẫn của thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng Việt nam:
Tốc độ tăng GDP ≈ 8.5%.
Trang 21Tổng vốn đầu tư trực tiếp toàn xã hội chiếm khoảng 42% GDP.
Thị trường bán lẻ Việt Nam đang phát triển nhanh chóng, kinh doanh bán lẻ hàng tiêu dùng tăng với tốc độ trung bình khoảng 30%/năm, tổng doanh thu đạt 20 tỉ USD/ năm
Theo Sở Thương mại Hà Nội, chỉ tính riệng 10 tháng đầu năm, tổng mức lưu chuyển hàng hoá (LCHH) và doanh thu dịch vụ trên địa bàn Hà Nội ước đạt 227.728 tỷ đồng, trong đó mức LCHH bán lẻ đạt 45.504 tỷ đồng (tăng 22% so vớicùng kỳ năm 2005)
Tỷ lệ tiêu dùng trên thu nhập của người Việt Nam thuộc loại cao nhất ở Đông Nam Á Người Việt Nam tiêu dùng trung bình khoảng 70% thu nhập hàng tháng Thu nhập trung bình của người Việt Nam ngày càng tăng, trong đó nhóm có tốc độ tăng thu nhập nhanh nhất trong khoảng 500-1.000 USD/tháng
Mặc dù hiện nay, thu nhập bình quân đầu người của người Việt Nam còn thấp,chỉ trên 600 USD/năm, nhưng lại có tốc độ tăng trưởng thu nhập đến 15%/năm Hơn nữa, lượng khách du lịch đến Việt Nam ngày càng tăng ( lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong năm 2007 đạt khoảng 4,23 triệu người) và mức độ chi tiêu của họ cũng ngày càng cao là những cơ sở khiến thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng tại Việt Nam được nhìn nhận là sẽ bùng nổ trong tương lai.
Những con số đó đã chứng minh một sự thật là thị trường bán lẻ Việt Nam hiện nay đang được đánh giá là một thị trường hấp dẫn thứ 4 thế giới chỉ sau : Trung Quốc, Ấn Độ, Nga (theo đánh giá của Hãng tư vấn AT Kearney năm 2007).
Mức độ hấp dẫn của thị trường tỉ lệ thuận với mức độ cạnh tranh trong tương lai gần khi các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn đã thực sự thâm nhập thị trường và
Trang 22cuộc cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt hơn giữa các doanh nghiệp để giành lấy chỗ đứng trên thị trường Điều này như một nguyên lý và thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng Việt Nam cũng không phải ngoại lệ của nguyên lý đó Thực tế đã chứng minh điều này, khi nhận ra sự hấp dẫn của thị trường bán lẻ Việt Nam, các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài nhìn nhận đây là một cơ hội miếng mồi ngon
hiếm có và ngay lập tức bắt tay vào chuẩn bị lực lượng chờ đợi giờ G của mình
Theo cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) của Việt Nam, từ 1/1/2009, các doanh nghiệp nước ngoài mới được phép thành lập công ty 100% vốn nước ngoài trong lĩnh vực phân phối, bán lẻ Ngay ở thời gian này, các doanhnghiệp nước ngoài đang thực hiện việc khuếch trương thị phần, khẳng định vị thế một cách khá tốt Các doanh nghiệp nước ngoài hiện hoạt động ở Việt Nam như Metro, Big C, Parkson đang tăng cường quy mô hoạt động để khẳng định vị thế, khuếch trương thị phần.
Metro đã lên kế hoạch mở tiếp 4 trung tâm phân phối sỉ tại TPHCM, Hà Nội, Nha Trang (Khánh Hòa) và Biên Hòa (Đồng Nai) với vốn đầu tư cho mỗi trung tâm khoảng 17 triệu USD, cao hơn số vốn đầu tư cho các trung tâm trước đây 2 triệu USD bởi các trung tâm sau này sẽ được đầu tư thêm cả trạm trung chuyển.
Tập đoàn Bourbon cũng mới khai trương thêm một đại siêu thị Big C tại đường Hoàng Văn Thụ (TPHCM), đây là siêu thị thứ 6 của tập đoàn này tại Việt Nam Dù chưa công bố cụ thể số lượng siêu thị, trung tâm thương mại sẽ ra đời nhưng đại diện Tập đoàn Bourbon khẳng định đã lên kế hoạch tiếp tục mở rộng trong những năm tiếp theo
Tương tự 2 tập đoàn trên, sau 1 năm rưỡi khai trương trung tâm thương mại tạiTPHCM, Tập đoàn Parkson cũng vừa khai trương một trung tâm thương mại tại Thành phố Hải Phòng Trung tâm này có quy mô lớn hơn rất nhiều so với trung tâm thương mại tại TPHCM.
Trang 23I.2 Cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
Hầu hết chúng ta đã được nghe câu chuyện về miếng phomat với hai anh em nhà gấu đang đói mềm, chúng giành nhau phần hơn và không ai chịu kém ai Đó đã là sự cạnh tranh Nhưng ta thử tưởng tượng đến một câu chuyện mở rộng hơn khi đó không chỉ dừng lại là 2 anh em nhà gấu mà là một bầy gấu đói với một miếng phomat nhỏ đó, sự cạnh tranh sẽ ngày càng khốc liệt hơn Đó là một kết luận tất nhiên của một suy nghĩ logic Thế nhưng không dừng lại ở đó, nếu bầy gấu đó với miếng phomat đó đang tranh giành quyết liệt thì mỗi lúc lại có thêm những con gấu đói mới xuất hiện và tham gia vào cuộc chiến giành lấy miếng phomat cho riêng mình thì chắc chắn là cuộc chiến phải ngày càng khốc liệt hơn.
Câu chuyện mở rộng về miếng phomat và bầy gấu đã cho ta một sự liên tưởng logic đến miếng bánh thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng Việt Nam, một miếng bánh mà ngày càng nhiều doanh nghiệp đòi được chia phần thì sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt là một điều tất nhiên Nhưng sự cạnh tranh ấy đang diễnbiến thế nào trên thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng Việt Nam ?
Theo lộ trình được Bộ thương mại công bố:
Kể từ ngày 1/1/2009, nhà đầu tư nước ngoài sẽ được phép lập doanh nghiệp phân phối hàng hóa 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam.
Trong năm 2007, nhà đầu tư nước ngoài có thể góp vốn tham gia liên doanh phân phối hàng hóa với nhà đầu tư trong nước nhưng phần vốn góp không được vượt quá 49% vốn điều lệ Tỷ lệ góp vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài sẽ không hạn chế kể từ ngày 1/1/2008.
Nhóm các mặt hàng mà nhà đầu tư nước ngoài không được quyền phân phối gồm có lúa gạo, đường, thuốc lá, dầu thô và dầu đã qua chế biến, dược phẩm, thuốc nổ, sách báo, kim loại quý, đá quý và vật phẩm đã ghi hình trên mọi chất liệu
Trang 24Nhận thức sự hấp dẫn của thị truờng bán lẻ Việt nam, nhu cầu ngày càng tăng trong khi có tới 60% thị trường chưa được khai thác đúng cách Hiện các tập đoàn nước ngoài giỏi về quản lý và tiếp thị, mạnh về tài chính và thương hiệu, giàu kinh nghiệm kinh doanh quốc tế như Metro, Big C, Parkson, Wal-Mart… đang bắt đầu ồ ạt vào Việt Nam tạo sức ép cạnh tranh lớn, đe dọa sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp phân phối và sản xuất của Việt Nam
Sự xuất hiện của Best Denki (Nhật)-một tập đoàn chuyên bán lẻ hàng điện tử nổi tiếng thế giới với doanh thu đạt trên 2 tỷ USD/năm (sở hữu trên 600 siêu thị điện máy) đang tạo ra sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường bán lẻ hàng điện tử Các trung tâm, siêu thị điện máy trong nước bây giờ có thêm một đối thủ đáng gờm! Sau khi đặt chân đến VN, Tập đoàn Best Denki đã tiến hành ngay việcký kết hợp đồng nhượng quyền (franchise) với Công ty Tiếp thị Bến Thành Đến tháng 1-2008, khi liên doanh chính thức đi vào hoạt động, Best Denki sẽ đổ tiền vào VN thực hiện kế hoạch mở thêm 10 chuỗi siêu thị điện máy tại các thành phố lớn như TPHCM, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ với tham vọng trở thành nhà bán lẻ hàng điện tử chuyên nghiệp và lớn nhất tại thị trường VN.
Được biết, không chỉ Best Denki, đầu tháng 5-2007 vừa qua, Tập đoàn Công nghệ cao Jabil Circuit cũng đã tiến vào VN với việc thành lập Công ty JabilVN có vốn đầu tư gần 100 triệu USD chuyên lĩnh vực bán lẻ.
Metro đã lên kế hoạch mở tiếp 4 trung tâm phân phối sỉ tại TPHCM, Hà Nội, Nha Trang (Khánh Hòa) và Biên Hòa (Đồng Nai) với vốn đầu tư cho mỗi trung tâm khoảng 17 triệu USD, cao hơn số vốn đầu tư cho các trung tâm trước đây 2 triệu USD bởi các trung tâm sau này sẽ được đầu tư thêm cả trạm trung chuyển Năm 2001 có mặt tại Việt Nam, chỉ sau 5 năm hoạt động, Tập đoàn Metro đã mở rộng thành 8 trung tâm phân phối sỉ Metro Cash & Carry với tổng
Trang 25vốn đầu tư lên tới 120 triệu USD (7 đã hoạt động và 1 trung tâm đang trong giai đoạn xây dựng ở Hà Nội)
Tập đoàn Bourbon cũng mới khai trương thêm một đại siêu thị Big C tại đường Hoàng Văn Thụ (TPHCM), đây là siêu thị thứ 6 của tập đoàn này tại Việt Nam Dù chưa công bố cụ thể số lượng siêu thị, trung tâm thương mại sẽ ra đời nhưng đại diện Tập đoàn Bourbon khẳng định đã lên kế hoạch tiếp tục mở rộng trong những năm tiếp theo.
Tập đoàn Parkson cũng vừa khai trương một trung tâm thương mại tại Thành phố Hải Phòng Trung tâm này có quy mô lớn hơn rất nhiều so với trung tâm thương mại tại TPHCM.
Bên cạnh sự đổ bộ ồ ạt và nhanh chóng trải rộng thị trường của các doanhnghiệp bán lẻ nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam cũng ráo riết không kém trong việc mở rộng thị phần, chiếm lĩnh thị trường nhanh chóng.
Hiện Tổng công ty Thương mại Hà Nội đang tích cực xây dựng chiến lược phát triển mạng lưới phân phối bán lẻ hàng tiêu dùng sao cho phù hợp với tình hình phát triển của sức mua dân cư và nền kinh tế đang hội nhập Với lợi thế đượckế thừa một mạng lưới khá lớn của hệ thống Thương mại quốc doanh cùng với lực lượng cán bộ được đào tạo bài bản và một số thương hiệu của 20 đơn vị thànhviên như: Thủy Tạ, Vang Thăng Long, Hafasco… Tổng công ty đã khẳng định được vị trí của mình trên thị trường nội địa Từ nền tảng đó, từ khi thành lập đến nay, đơn vị đã tập trung vào việc cải tạo nâng cấp hệ thống hạ tầng thương mại, đề ra chương trình phát triển hệ thống phân phối bằng cách nâng cấp cơ sở hiện có, và đầu tư mới cơ sở hạ tầng thương mại tại Hà Nội như các Trung tâm Thương mại, siêu thị lớn, các cửa hàng tự chọn, cửa hàng chuyên doanh, tuyến phố thương mại, phố ẩm thực v.v… theo hướng hiện đại, hiệu quả, và văn minh thương mại Vào tháng 11/ 2007, Hapro đồng loạt khai trương hệ thống bán lẻ
Trang 26hàng tiêu dùng Hapro Mart là những siêu thị và cửa hàng tiện ích, đến hết quý I/2007 sẽ có 50 cửa hàng và đến năm 2010 sẽ có 200 cửa hàng
Quan sát sự cạnh tranh trong ngành bán lẻ trên địa bàn tỉnh Biên Hòa:
Khi mà các siêu thị ở trung tâm đô thị Biên Hòa ngày càng dày đặc hơn.Đối diện chợ Biên Hoà là VinatexMart, qua ngã ba Vườn Mít theo QL15, thì cóCo.opMart mới khai trương, xuống một chút có siêu thị điện máy Chợ Lớn, ra xalộ có siêu thị BigC ngay ngã tư Vũng Tàu.
Trước khi Co.opMart Biên Hòa khai trương, BigC đã tiến hành kỷ niệmsinh nhật và khuyến mãi kéo dài trong vòng 17 ngày (từ 29-6 đến 15-7-2007) vớiquà tặng có giá trị cao như xe máy Attila Victoria, điện thoại Nokia Cùng vớiđợt khuyến mãi, BigC còn có nhiều mặt hàng giảm giá từ 20 - 40% nên đã thu hútsự chú ý của đông đảo khách hàng dù trong nội ô Biên Hòa đang có đến 3 siêuthị.
Giám đốc BigC Đồng Nai Nguyễn Văn Thành cho biết, sau khi mở rộngthêm khoảng 2.000m2 diện tích bán hàng, BigC sẽ tiếp tục nâng cao hình ảnh củaBigC với các hoạt động marketing được đẩy mạnh, tăng thêm các sản phẩm vàdịch vụ, thương lượng với nhà cung cấp để người tiêu dùng có được giá tốt nhất,thỏa mãn về nhu cầu mua sắm với hàng hóa phong phú, chất lượng; sắp xếp trưngbày bắt mắt và hài lòng về cung cách phục vụ.
VinatexMart Biên Hòa thì cũng đã chuẩn bị một chương trình cấp thẻ ưuđãi cho khách hàng vào cuối tuần để tạo mối dây liên kết, hợp tác chặt chẽ hơnnữa với các khách hàng thường xuyên mua sắm, sử dụng dịch vụ của siêu thị.Lãnh đạo VinatexMart Biên Hòa cho biết, họ cũng đã tính đến các chiến lược tiếpthị và tiếp cận khách hàng thân tín và tiềm năng bằng sản phẩm chủ yếu là hàngmay mặc được sản xuất từ các công ty trong hệ thống Vinatex với mẫu mã đadạng, mới và giá cả hợp lý.
Trang 27Đồng thời, siêu thị đã tính đến việc gia tăng các sản phẩm đặc sản đượcsản xuất, chế biến tại địa phương; gia tăng các mặt hàng thực phẩm chế biến tươiphục vụ cho các bữa ăn gia đình trong đời sống công nghiệp.
Co.opMart Biên Hòa thì kế thừa về kinh nghiệm của "Co.opMart mẹ",nên trong thiết kế mặt bằng, bố trí cơ cấu ngành hàng; các sản phẩm dịch vụ tiệních trong hệ thống siêu thị hiện đại đã là một ưu thế hơn hẳn, hứa hẹn một cuộccạnh tranh mới về dịch vụ tiện ích "4 trong 1" (mua sắm - ẩm thực - giải trí - đọc)…
Từ tháng 12/2006 đến trước tết Nguyên đán, Việt Nam sẽ có khoảng 15trung tâm thương mại mới, quy mô từ 10.000m2 trở nên do những hệ thống đã cóthương hiệu trong ngành bán lẻ hàng tiêu dùng đầu tư, đồng thời khoảng 30 cửahàng tiện ích do các doanh nghiệp khai thác cũng mở cửa đón khách.
Chỉ trong vòng một tuần, tại TP.HCM, Hải Phòng, Bình Dương đã dồndập khai trương nhiều siêu thị có quy mô lớn Ngày 14/12/2006, tại TP.HCM,Metro Cash & Carry khai trương trung tâm thứ 7 trên diện tích 55.000m2 với vốnđầu tư 15 triệu USD Siêu thị này có 15.000 mặt hàng, với khả năng phục vụ từ3.000 - 5.000 khách/ngày Cùng ngày, Co-opMart khai trương mô hình kinhdoanh mới: siêu thị kết hợp trung tâm mua sắm, giải trí, ăn uống Điểm khác biệtcủa Co-opMart này là quầy kệ đều được thiết kế kiểu mới, cao và rộng hơn, giúpnhà cung cấp trưng bày được nhiều mẫu và người tiêu dùng có thêm cơ hội chọnlựa Cơ sở hạ tầng hiện đại, có cầu thàng trượt cho xe đẩy liên thông tương tự nhưcác siêu thị lớn tại Thái Lan, Singapore Dịch vụ dành cho khách hàng đa dạngvới ăn uống, cà phê, quầy bar, tư vấn và chăm sóc sắc đẹp, thanh toán qua thẻATM
Không chỉ phát triển ở địa bàn TP.HCM, các nhà kinh doanh còn mởrộng địa bàn sang các tỉnh khác Ngày 16.12, Parkson mở trung tâm kinh doanh
Trang 28mới tại Hải Phòng Một ngày sau đó, CitiMart khai trương tại Bình Dương gồm 3tầng nằm trong khu căn hộ cao cấp, theo mô hình siêu thị bách hoá kết hợp điệnmáy, giải trí, mua sắm
Theo kế hoạch của Sài Gòn Co-op, trong vòng một tháng nữa sẽ có 5trung tâm kinh doanh mới với quy mô trên 10.000m2 đi vào hoạt động tại QuảngNam, Vĩnh Long, Long Xuyên, Pleiku và Q.8 - TP.HCM.
1.3 Hoạt động của các doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng trong điều kiện hội nhập.
Bối cảnh các doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng của Việt Nam đang hạn chế về năng lực quản lý, tài chính Tuy nhiên, DN trong nước đang có nhiều lo lắng khi tính gay gắt trong cạnh tranh ngày càng tác động đến DN
Theo cam kết với WTO, Việt Nam phải dành cho các nhà cung cấp dịch vụ phân phối nước ngoài sự đối xử bình đẳng như các nhà cung cấp dịch vụ phân phối Việt Nam Cả bốn loại hình phân phối theo phân loại của WTO mà chúng ta đều cam kết là: bán, bán buôn, đại lý hoa hồng và nhượng quyền thương mại Theo đó, từ 1-1-2008 Việt Nam cho phép liên doanh trong lĩnh vực bán lẻ không hạn chế mức góp vốn từ phía nước ngoài Từ 1-1-2009, phía nước ngoài được phép thành lập DN 100% vốn nước ngoài Cùng với quy định về mức đầu tư vốn thì cam kết đã quy định cụ thể với từng mặt hàng Có thể nói, hiện đang là thời gian chạy nước rút trong việc cạnh tranh ở khu vực bán lẻ hàng tiêu dùng Xét từ nội lực, các DN trong nước đang phải đối mặt với những khó khăn không dễ gì khắc phục
Trong tình trạng quy mô manh mún, hoạt động rời rạc, các DN bán lẻ hàng tiêu dùng đang cần sự đầu tư lớn về hệ thống cơ sở vật chất Tuy nhiên, các DN hiện đang gặp khó khăn về vị trí kinh doanh là rất khó khăn Nhiều vị trí đẹp,
Trang 29ở trung tâm đô thị lớn đều rơi vào tay nhà bán lẻ hàng tiêu dùng nước ngoài Việcbán lẻ hàng tiêu dùng cần có dân cư với mức sống phù hợp để xây dựng siêu thị có quy mô, nhưng khó tiếp cận được vị trí đẹp, nên các DN trong nước lại tiếp tụcphát triển một tập hợp những cửa hàng manh mún Chia sẻ về việc tại sao chúng ta không có được các DN tầm cỡ, mặt bằng là một yếu tố quan trọng, tính chuyên nghiệp của các DN bán lẻ hàng tiêu dùng Việt Nam rất thấp Nguồn nhân lực hầunhư chưa qua đào tạo chuyên ngành Trong bán hàng, hiện có 2/3 số DN chưa sử dụng công nghệ thông tin trong quản lý Việc quản lý đầu vào đầu ra của hàng hóa, việc quảng bá hình ảnh cho DN chưa được chú trọng Hơn bao giờ hết, các DN trong nước cần bắt tay liên kết nâng cao sức mạnh của mình nhưng vấn đề hiện còn nhiều hạn chế.
2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng.
2.1 Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô:
Yếu tố kinh tế.
Với tốc độ tăng GDP là 8.3% năm 2007, dự tính sẽ là con số 8.5 % năm 2008, Việt Nam được đánh giá là một nước có tốc độ phát triển nhanh và được đánh giá rất khả quan và là môi trường an toàn, hấp dẫn cho đầu tư.
Trang 30Khối lượng đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2007 theo giá thực tế ước tính khoảng 461.9 nghìn tỉ đồng, bằng 40.4 % GDP, đạt kế hoạch đề ra là 40 % và tăng 15.8% so với năm 2006 Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng khá, ước tính năm 2007 đạt 20.3 tỉ USD, tăng 69.3 % so với năm 2006 và vượt 56.3% kế hoạchcả năm, trong đó vốn cấp phép mới là 17.86 tỉ USD.
Điều này đảm bảo cho sự phát triển dài hạn và biến thị trường Việt Nam thành một thị trường hấp dẫn, nhưng cũng sẽ là một thị trường cạnh tranh khốc liệt trong tương lai.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2007 và đầu năm 2008 tăng mạnh, tháng 12 năm 2007 tăng 12.63% so với tháng 12 năm 2006 Mức tăng bình quân năm 2007là 8.3% so với năm 2006 trong đó lương thực thực phẩm tăng 18.92 %, nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 17.92 %; phương tiện đi lại và bưu điện tăng hơn 7%, dược phẩm và y tế tăng 7.05 %; thiết bị đồ dùng gia đình 5.15%; may mặc và giầy dép 6.7% Điều này làm hạn chế tiêu dùng của người dân và gây khó khăn cho các nhà bán lẻ hàng tiêu dùng.
Cùng với đó là cuộc đua tăng lãi suất ngắn hạn ở các ngân hàng thương mại (NHTM):
Ngày 20/2/2008 NGTM CP Sea Bank tăng lãi suất 12%/ năm.
Ngày 21/2/2008 NHTM CP Sài Gòn Hà Nội tăng lãi suất lên 12.5%/ năm.Ngày 22/2/2008 NHTM CP Sài Gòn tăng mức lãi suất lên 13.5 %/ nămCác NHTM khác cũng tăng lãi suất ngắn hạn lên tới 12% đến 13% Một nguyên nhân nữa là tỉ lệ lạm phát tăng cao, năm 2007 là 14.1 % (gần gấp 2 Indonexia )
Tất cả những điều này là nguyên nhân gây ra sự hạn chế tiêu dùng xã hội gâynên những áp lực mới đối với nhà bán lẻ hàng tiêu dùng, cần phải có chính sách bán hàng hợp lý kích thích tiêu dùng.
Trang 31 Yếu tố văn hoá- xã hội.
Người Việt Nam không thích đi chợ một lần cho cả tuần, 90 % các bà nội trợthường có thói quen đi chợ mỗi ngày để mua đồ ăn tươi nấu ăn cho cả nhà.
Người Việt nam cũng không có thói quen mua hàng trên internet hay điện thoại…( trừ những người quá bận rộn không có thời gian đi chợ), nếu không họ thường thích tự tay chọn lấy món hàng mà mình ưng ý trên cơ sở đối chiếu, so sánh với những món đồ khác.
Tỉ lệ đi mua hang tiêu dùng của nữ giới chiếm tới 2/3, còn nam giới chỉ chiếm 1/3 Vì lý do này doanh nghiệp cần phải có chính sách bán hàng hợp lý hơnkhi khách hàng của họ phận đông là nữ giới với những sở thích và thói quen tiêu dùng như: thích được có nhiều cơ hội để lựa chọn, thích mua hàng giảm giá, thíchđánh giá nhận xét hàng hoá….
Những điều này gây ra trở ngại cho các nhà bán lẻ hàng tiêu dùng, đòi hỏi phải có một chính sách cũng như một sự quan tâm hợp lý để hạn chế những bất lợi do không am hiểu thị trường cũng như thói quen tiêu dùng của khách hàng mang lại Tuy nhiên những yếu tố về văn hoá xã hội cũng có những ảnh hưởng tích cực đối với việc phát triển thị trường.
Theo nghiên cứu và khảo sát của công ty nghiên cứu thị trường AC Nielsen
công bố: Việt Nam là nơi có tiềm năng tiêu thụ cao:
Người tiêu dùng Việt Nam hiện nay xếp thứ năm về chỉ số lạc quan tiêu dùng (Global Consumer Confidence Index)
Chỉ số niềm tin của người tiêu dùng Việt Nam đang ở mức cao kỷ lục, đạt 118 điểm và tăng lên 1 điểm, trong khi chỉ số này trên toàn cầu giảm 2 điểm, chỉ còn 97 so với cuối năm 2006
Trong số 10 quốc gia lạc quan nhất về tình hình tài chính cá nhân, 72% người Việt Nam tham gia cho biết họ sẵn sàng bỏ tiền trang bị vật dụng kỹ thuật
Trang 32cao, các loại hình giải trí và quần áo mới Khát khao sở hữu những phương tiện hiện đại của người Việt Nam đang dẫn đầu các quốc gia được khảo sát và cao hơncả những nước đang phát triển như Ấn Độ, Trung Quốc, Brazil Cuộc khảo sát chỉsố niềm tin diễn ra từ tháng 4 đến tháng 5 và phản ánh tâm lý người tiêu dùng trong 6 tháng đầu năm 2007
Sự lạc quan về tiêu dùng của người Việt Nam sẽ dẫn đến một kết quả tốt chodoanh nghiệp, họ sẽ giảm bớt ảnh hưởng của những dấu hiệu suy thoái kinh tế, hay CPI tăng cao đột biến, hoặc lạm phát Tóm lại nếu doanh nghiệp biết giải quyết hài hoà những bất lợi của yếu tố văn hoá tiêu dùng thì thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng Việt nam thực sự là một “miếng bánh ngon”.
Yếu tố chính trị pháp luật.
Từ trước đến nay, pháp luật Việt Nam luôn tạo ra một lá chắn để bảo vệ cho các doanh nghiệp trong nước Lá chắn đó được xây dựng bằng hàng rào thuế quan cao, bằng chính sách hạn chế doanh nghiệp nước ngoài đầu tư sản xuất, kinhdoanh trong nước dưới hình thức 100% vốn của họ….Những điều này tạo nên lợi thế rất lớn của các doanh nghiệp trong nước so với các doanh nghiệp nước ngoài, nhưng thực tế người bị thiệt thòi nhiều nhất lại là người tiêu dùng.
Gia nhập WTO, Việt Nam bắt buộc phải mở cửa theo lộ trình đã cam kết, các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh trong nước dần dần mất đi lợi thế “đượcbảo hộ” bấy lâu này mà phải bắt đầu chuẩn bị cho cuộc chiến thực sự trên thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt Đây là một thách thức lớn đối với các doanhnghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng nói riêng và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong nước nói chung.
Tuy nhiên, Việt Nam là một môi trường an toàn để đầu tư, một quốc gia không có sự tranh giành quyền lực giữa các Đảng, không khủng bố liên miên và
Trang 33luôn ưa chuộng hoà bình Một quốc gia khuyến khích phát triển, khuyến khích đầu tư với nhiều chính sách ưu đãi Một quốc gia đang dần mở cửa và để nền kinhtế chịu sự tác động của các quy luật khách quan Đây là những lợi thế mà môi trường chính trị pháp luật Việt Nam đem lại cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước trong lĩnh vực bán lẻ nói riêng và các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác nóichung.
Yếu tố khoa học công nghệ.
Sự tiến bộ về khoa học và công nghệ luôn có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển của sản xuất, nó là yếu tố chi phối số lượng và chất lượng của sản phẩm được sản xuất và cung ứng trên thị trường Một công nghệ lạc hậu, nhà sản xuất sẽ tốn nhiều chi phí cho việc kiểm tra chất lượng, thu hồi phế liệu phế phẩm và sản xuất lại, chất lượng sản phẩm kém cũng khiến sản phẩm không đủ sức cạnh tranh trên thị trường, nhà sản xuất không đủ sức cạnh tranh về chi phí…
Ngày nay sự phát triển “như vũ bão” của khoa học công nghệ đã cải thiện tốt hơn những thiếu sót của sản phẩm, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng trên cơ sở chi phí sản xuất giảm đi đáng kể Sự phát triển của khoa học côngnghệ, những phát minh mới liên tục có ảnh hưởng tích cực tới sản phẩm, nó ngày càng được hoàn thiện hơn và tuổi thọ của sản phẩm cũng rút ngắn lại rất nhiều Ông Akio Morita (chủ tịch tập đoàn SONY) đã nhận định cách đây khoảng 50 năm việc cho ra đời một sản phẩm mới là cả một sự cải tiến to lớn và tốn rất nhiều thời gian, có thể là mất đến 1 năm đến 2 năm, nhưng ngày nay SONY phải liên tục cho ra đơì những sản phẩm mới hoàn thiện hơn, chu kì rút ngắn chỉ còn 1 đến 2 tuần, nếu không thì không thể cạnh tranh nổi.
Đây là một thực tế, và thực tế này đòi hỏi ở doanh nghiệp phải thật sự nhạybén để không bị tụt hậu so với đối thủ cạnh tranh.
Trang 34 Yếu tố tự nhiên.
Việc nắm bắt được sự thay đổi nhu cầu tiêu dùng là một nhiệm vụ không thể thiếu của doanh nghiệp Nó giúp doanh nghiệp đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng trên cơ sở tiết kiệm chi phí nhất Doanh nghiệp muốn kinh doanhthành công thì trước hết phải thực hiện tốt nhiệm vụ này Nhưng nhu cầu tiêu dùng của người tiêu dùng trên một vùng lãnh thổ bất kì lại bị ảnh hưởng lớn vào điều kiện tự nhiên, khí hậu của của vùng đó.
Đặc điểm khí hậu nước ta là nước nhiệt đới gió mùa, miền Bắc khí hậu thay đổi theo 4 mùa rõ rệt, đặc điểm khí hậu này có ảnh hưởng rất lớn đến sự thay đổi nhu cầu tiêu dùng Nhu cầu tiêu dùng thay đổi theo mùa : Mùa hè nhu cầu tiêu dùng các đồ điện tử như máy lạnh, điều hoà, quạt … có xu hướng tăng mạnh, các mặt hàng khác như thời trang mùa hè; mỹ phẩm ( kem chống nắng, lăn khử mùi…)… cũng có xu hướng tăng mạnh Còn vào mùa đông thì các mặt hàng chăn, ga, gối, đệm, thời trang mùa đông (các loại áo khoác…) lại là những mặt hàng tiêu dùng mạnh hơn
Hiện tượng ENNINO làm cho nhiệt độ trung bình trái đất tăng lên, ở miền bắc Việt Nam những đợt rét kéo daì vào mùa đông có xu hướng giảm đi, điều nàyảnh hưởng đến nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng thường được tiêu thụ mạnh vào mùa đông, nhu cầu sử dụng các mặt hàng này có xu hướng giảm đi.
Nhận thức được ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, khí hậu ảnh hưởng đến ngành kinh doanh là một nhiệm vụ quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp khixây dựng chiến lược kinh doanh Đối với doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng điều này là cực kì quan trọng, một doanh nghiệp thương mại dù ở quy mô nào cũng cần phải hạn chế việc hàng tồn kho do nhu cầu thay đổi không tiêu thụ đượchàng hoá, nếu để lượng hàng tồn kho quá lớn doanh nghiệp sẽ mất nhiều chi phí để quản lý lượng hàng hoá này, chí phí do những hao hụt tự nhiên và chi phí cơ
Trang 35hội của việc sử dụng vốn…., tồn đọng vốn dẫn đến khó khăn lớn cho doanh nghiệp nhất là khi hầu hết các doanh nghiệp ở Việt Nam đều luôn trong tình trạngthiếu vốn kinh doanh Chi phí kinh doanh tăng, doanh nghiệp sẽ mất khả năng cạnh tranh nhất là trong trường hợp đối thủ cạnh tranh chủ động cạnh tranh về giá.
Tất cả những điều trên chứng minh tầm ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến ngành bán lẻ hàng tiêu dùng Các nhà bán lẻ hàng tiêu dùng cần nắm bắt được sự thay đổi của điều kiện tự nhiên để chủ động, linh hoạt thay đổi cơ cấu hàng hoá cho phù hợp với từng mùa vụ
Ngoài ra ngành kinh doanh còn phải chịu tác động của các yếu tố khác thuộcnhóm môi trường tự nhiên đó là các thảm hoạ như:hoả hoạn, bão, lũ, động đất, sóng thần tuy nhiên cũng phải nhận thấy rằng các nhân tố có ảnh hưởng chậm và khó nhận thức trước được, nhiều doanh nghiệp khi nhận ra ảnh hưởng của nó thì cũng quá muộn Để tránh được sự ảnh hưởng của yếu tố này thì rất khó, vậy đòi hỏi doanh nghiệp cần chủ động xây dựng các phương án phòng bị để giảm thiểu rủi ro và chủ động, kịp thời đối phó, khắc phục hậu quả Nhưng một lợi thế là nước ta ít bị ảnh hưởng bởi các hiện tượng tự nhiên khắc nghiệt này.
Tuy nhiên một nhóm điều kiện tự nhiên khác của nước ta cũng có ảnh hưởngtích cực đến hoạt động kinh doanh bán lẻ hàng tiêu dùng, đó là tài nguyên thiên nhiên, là điều kiện địa lý, địa hình tạo thuận lợi cho hoạt động giao thương buôn bán nên việc nhập khẩu hàng hoá từ nước ngoài, và vận chuyển trở nên thuận tiệnvà tiết kiệm chi phí, điều này rất quan trọng đối với các doanh nghiệp thương mạiđặc biệt là các doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng Điều kiện tự nhiên thuận lợi sản sinh ra nhiều danh lam thắng cảnh, nước ta đã có những thắng cảnh được UNESCO công nhận là kì quan thế giới ( ), thu hút hàng triệu
Trang 36khách du lịch hàng năm và lượng khách ngày càng tăng làm doanh số các nhà bánlẻ hàng tiêu dùng cũng tăng theo
Xu hướng hội nhập và toàn cầu hoá của nền kinh tế
Xu hướng hội nhập kinh tế vùng, khu vực có ảnh hưởng quan trọng đối với các công ty đang hoạt động trong các thị trường khu vực Hội nhập kinh tế diễn ratheo nhiều hình thức khác nhau nhưng đặc biệt tập trung vào vấn đề hợp tác kinh tế, được thiết lập để mang lại sự phụ thuộc kinh tế lẫn nhau giữa nhiều quốc gia, ví dụ như khu vực thương mại tự do ASIAN (AFTA); liên minh Châu Âu EU… theo Hodgon và Herander thì xu thế hội nhập tiến hành theo các hình thức khác nhau:
+ Tổ chức đơn giản nhất là hiệp điịnh thương mại ưu đãi, trong đó các thànhviên giảm các hạn chế thương mại giữa họ với nhau nhưng vẫn duy trì hàng rào nhập khẩu từ các quốc gia không phải là thành viên của hiệp định.
+ Khu vực mậu dịch tự do được hình thành khi các quốc gia thành viên hạn chế đồng thời hàng rào thương mại cho các thành viên và duy trì hạn chế hàng ràothuơng mại đối với các hàng hoá từ các quốc gia không phải là thành viên Loại hiệp định này không nhất thiết phải bãi bỏ tất cả các hàng rào đối với việc trao đổivới tất cả hàng hoá giữa các thành viên ( Ví dụ như tổ chức ASIAN).
+ Liên minh thuế quan có các đặc điểm của khu vực mậu dịch tự do cũng như sự cân đối các hạn chế thương mại đối với hàng nhập khẩu của các thành viên đối với những quốc gia không phải là thành viên.
+ Thị trường chung được hình thành khi liên minh thuế quan được mở rộng, bao gồm việc bãi bỏ các hạn chế đối với việc di chuyển lao động và tư bản giữa các thành viên Hạ thấp hàng rào đối với tính linh động của các yếu tố đầu vào có ý nghĩa to lớn, nó không đòi hỏi một mức phối hợp cao về chính sách kinh tế
Trang 37Nhưng trong hai giai đoạn nhất là liên minh tiền tệ và kinh tế, một mức độ phối hợp kinh tế cao là cần thiết Trong liên minh tiền tệ các bước cần thiết gồm thiết lập một khối tiền tệ, nơi tỉ giá hối đoái giữa các thành viên được cố định (đối với nhau), và có sự hoà nhập chính sách tiền tệ và tài chính.
+ Liên minh kinh tế có tất cả các đặc điểm của liên minh tiền tệ Hơn nữa, các thành viên giao cho một thể chế lập pháp trung tâm quyền lực đề ra chính sách kinh tế Do vậy chính sách tiền tệ và kinh doanh được phát triển và phối hợp ở một mức vượt ngoài biên giới quốc gia, một hệ thống tiền tệ và ngân hàng thống nhất được thiết lập.
Hầu hết các hình thức hội nhập kinh tế thường làm giảm bớt các hàng rào thương mại của các nước thành viên và thúc đẩy sự di chuyển hàng hoá và các yếu tố đầu vào trên thị trường thế giới Hội nhập có ảnh hưởng quan trọng tác động đến lợi ích của các quốc gia tham gia khối kinh tế Tác động thứ nhất sinh rado sự giảm bớt các hàng rào thương mại, thúc đẩy trao đổi mua bán và tạo ra sự sẵn có các hàng hoá nhập khẩu rẻ Các hàng hoá được tự do lưu thông trên thị trường mà không (hoặc ít) chịu ảnh hưởng của hàng rào thuế quan giữa các quốc gia, điều này tạo ra sự dịch chuyển dòng hàng hoá từ các nước có chi phí sản xuấtthấp sang nước có chi phí sản xuất cao trong khối liên minh, hoặc tạo sự dịch chuyển các nhà sản xuất, kinh doanh có chi phí thấp hơn sang khu vự thị trường của các nhà sản xuất, kinh doanh có chi phí cao hơn Sự dịch chuyển này tạo ra lợi ích lớn hơn cho người tiêu dùng nhưng lại đẩy mạnh mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng hoá đó trên thị trường Tác động thứ hai phát sinh do các nước trong khối liên minh thoả thuận mua hàng hoá của nhautrong đó có cả những hàng hoá mà trước đây mua từ nước khác với chi phí thấp hơn Điều này dẫn đến thiệt hại cho người tiêu dùng.
Trang 38Tóm lại hội nhập kinh tế thường làm tăng mức độ cạnh tranh, lợi ích kinhtế theo quy mô do tiếp cận thị trường lớn hơn, đòi hỏi đầu tư và đổi mới nhiêu hơn là những thách thức đặt ra cho các doanh nghiệp trong các nước thành viên Những tác động này của hội nhập kinh tế đòi hỏi các quốc gia thành viên phải sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn và phát triển kinh tế nhanh hơn, do đó các doanh nghiệp cũng phải linh hoạt hơn và luôn đặt ra những thách thức mới cho doanh nghiệp.
Việc Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN đã và đang tạo ra những cơ hội về đầu tư, về thị trường nhưng cũng đang có nhiều thách thức mà doanh nghiệp Việt nam phải đương đầu Tự do hoá thương mại, phá bỏ hàng rào thuế quan vào năm 2006 đã gây ra nhiều khó khăn với các doanh nghiệp Việt Nam do cạnh tranh yếu Hơn nữa bản thân ASIAN cũng phải đặt trong mối quan hệ toàn cầu của cạnh tranh thế giới chẳng hạn như với khối EU, bắc mỹ (NAFTA), với Nhật Bản, Trung Quốc…
Kể từ 1998, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á- Thái Bình dương (APEC) APEC chiếm 40% dân số thế giới, 56% GDP và thực hiện 46% tổng giá trị thương mại thế giới.
Từ năm 2006, Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO, đánh dấu một bước phát triển mới của quá trình hội nhập, đó là hội nhập sau rộng hơn Tính đến ngày 02/02/2007, WTO có 150 nước, lãnh thổ thành viên,chiếm 97% thương mại toàn cầu và khoảng 30 quốc gia khác đang trong quá trìnhđàm phán gia nhập.
Gia nhập thị trường lớn Việt Nam có nhiều cơ hội phát triển hơn nhưng cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức Các doanh nghiệp trong nước bấy lâu được bao bọc bởi bàn tay chính phủ nay phải tự lực cánh sinh đối đầu với các đối thủ lớn thì đây là một khó khăn lớn Vì vậy một đòi hỏi cấp bách đặt ra
Trang 39đối với họ là phải tìm cách tự hoàn thiện mình, tìm cách nâng cao năng lực cạnh tranh để có thể tồn tại trong cuộc đối đầu lớn.
2.2 Các yếu tố thuộc môi trường ngành.
Mô hình : 5 lực lượng cạnh tranh của Micheal Porter
những người muốn vào mới (cạnh tranh tiềm tàng)
Sản phẩm dịch vụ thay thếDoanh nghiệp và
các đối thủ hiện tại Áp lực của người muaÁp lực của các nhà
cung ứng
Trang 40Khách hàng là nhân tố quan trọng hàng đầu của doanh nghiệp, là những người mua sắm sản phẩm dịch vụ của bạn, đó là những người mà bạn có quan hệ giao dịch kinh doanh.Mọi người đều chấp nhận một thực tế trong dịch vụ khách hàng là nếu bạn đem lại cho khách hàng những gì họ yêu cầu, họ sẽ là những khách hàng thoả mãn và trung thành Thực ra điều này không hẳn đã đúng Các khách hàng luôn yêu cầu những gì họ mong muốn, nhưng họ thường không đưa ra những yêu cầu trên Khách hàng sẽ không đến một cửa hàng bánh ngọt của bạnvà nói “Tôi muốn mua một chiếc bánh”, và sau đó bổ sung thêm: “Anh có thể chothêm ‘thấu hiểu, thân thiện và công bằng không’?” Các khách hàng không nói ra những yêu cầu như vậy, nhưng họ sẽ cảm nhận được khi bạn không cung cấp cho họ. và họ được coi như một mối đe dọa của doanh nghiệp khi có thể buộc doanh nghiệp giảm giá hoặc có nhu cầu về chất lượng và dịch vụ tốt hơn Mặt khác nếu lực lượng khách hàng yếu sẽ là cơ hội để cho doanh nghiệp tăng giá để kiếm lợi nhuận nhiều hơn Khách hàng của các doanh nghiệp ở thị trường bán lẻ hàng tiêudùng là người tiêu dùng cuối cùng, khách hàng có thể là bất kỳ ai, ở trong hay ngoài công ty bạn, dù họ làm việc ở đâu, thanh toán như thế nào, giao dịch ra sao….Chính vì vậy, khách hàng có khả năng gây sức ép cho doanh nghiệp bán lẻhàng tiêu dùng trong quá trình lựa chọn sản phẩm.Nhu cầu của khách hàng phụ thuộc vào đặc tính cá nhân của từng khách hàng, tùy vào sự đặc trưng tâm lý của từng nhóm đối tượng khách hàng ta có thể phân loại khách hàng và sự lựa chọn hàng hóa của họ như sau:
Khách hàng là phụ nữ:
Khi khách hàng là.nữ thì họ thường hiểu hàng hóa hơn so với nam giới Với phụ nữ, giá cả và tính sẵn chỉ là điểm bắt đầu Họ tiếp cận việc mua hàng cũng giống như tiến tới một mối quan hệ vậy, đó là đánh giá sản phẩm dựa trên các thông tin chi tiết về sản phẩm hoặc dịch vụ và công ty đứng sau nó,họ thích mặc cả, thanh toán tiền nong, tỏ ra thành thạo Hay quan tâm đến mẫu mã của sảnphẩm, thích mua hàng hạ giá hoặc giảm giá,thời gian lựa chọn hàng hóa lâu và