1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thị trường tài chính Mỹ và bài học kinh nghiệm cho việc phát triển thị trường tài chính Việt Nam

105 1,2K 10
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 574 KB

Nội dung

Luận Văn: Thị trường tài chính Mỹ và bài học kinh nghiệm cho việc phát triển thị trường tài chính Việt Nam

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Trong tiến trình đổi mới, cùng với việc tự do hoá giá cả và ngày càng hoànthiện thị trường hàng hoá - dịch vụ, nước ta cũng đã từng bước hình thành vàphát triển các thị trường nhân tố sản xuất như thị trường lao động, thị trườngđất đai và bất động sản, thị trường tài chính, thị trường công nghệ Đây lànhững tiền đề hết sức quan trọng tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho cácthành phần kinh tế phát huy mọi tiềm năng, đóng góp ngày càng lớn hơn chosự nghiệp phát triển đất nước.

Trong các thị trường nhân tố sản xuất, thị trường tài chính giữ một vai tròđặc biệt Thị trường tài chính có ý nghĩa quyết định đến việc điều tiết tiết kiệmvà phân bổ các nguồn vốn một cách hiệu quả Thị trường tài chính phát triển vàlành mạnh là một nhân tố cần thiết đảm bảo khả năng cạnh tranh của nền kinhtế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Nền kinh tế càng phát triển thì càng cần cómột thị trường tài chính hoàn chỉnh, hiện đại và an toàn.

Mỹ là một trong những nước có nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới vàsớm đi tiên phong trong nhiều lĩnh vực, đặt biệt là lĩnh vực tài chính tiền tệ.Hoạt động trên thị trường tài chính Mỹ luôn diễn ra sôi động và được thể hiệnqua những phương tiện truyền tin tối tân hiện đại nhất Không chỉ có các nhàkinh doanh, nhà đầu tư, những người làm ăn lớn mà gần như tất cả người dânMỹ đều quan tâm tới những thông tin trên thị trường tài chính và tiếp cận vớicác vấn đề về lãi suất, trái tức, cổ tức, giá cả cổ phiếu, tỷ giá hối đoái, hàngngày, hàng giờ.

Hòa cùng với sự phát triển của thế giới, Việt Nam cũng đang tập trungtiến hành đổi mới, thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, trong đóviệc nghiên cứu để phát triển thị trường tài chính là một nhiệm vụ quan trọng.Một nền kinh tế muốn phát triển thì các dòng vốn phải được lưu thông đều đặnvà liên tục Chúng ta đã và đang còn bị tụt hậu rất nhiều so với trình độ phát

Trang 2

triển của thế giới, nhưng chúng ta lại có thể học hỏi kinh nghiệm của các nướcđi trước Mặc dù có nhiều khác biệt về điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội giữaViệt Nam và Mỹ nhưng chính những thành công trên thị trường tài chính Mỹvà lịch sử phát triển lâu dài của nó cùng với rất nhiều những bài học kinhnghiệm quý báu đã có sức thu hút lớn đối với những người đang quan tâm tìmhiểu vấn đề này Đề tài “Thị trường tài chính Mỹ và bài học kinh nghiệm cho

việc phát triển thị trường tài chính Việt Nam” đã lần theo những hướng đi ấy Hy

vọng từ việc nghiên cứu và tìm hiểu thị trường tài chính Mỹ, chúng ta có thểđúc kết ra những bài học kinh nghiệm bổ ích cho Việt Nam, tiếp tục đẩy mạnhquá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Khóa luận bao gồm 3 chương:

Chương I: Tổng quan về thị trường tài chính

Chương II: Thực trạng hoạt động thị trường tài chính Mỹ

Chương III: Những bài học kinh nghiệm cho việc phát triển thịtrường tài chính Việt Nam

Đây là một đề tài có phạm vi rộng lớn, nhưng trong giới hạn của một đềtài khoá luận tốt nghiệp, tác giả chỉ đi sâu khai thác một số khía cạnh điển hìnhtrên thị trường tài chính Mỹ và đúc rút ra những bài học kinh nghiệm cần thiếtnhất cho việc phát triển thị trường tài chính Việt Nam.

Thông qua đây, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tớiTh.S Đặng Thị Nhàn, người đã đưa ra nhiều ý kiến quý báu và tận tình hướngdẫn để tác giả có thể hoàn thành một cách tốt nhất khóa luận này Đồng thời tácgiả cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của TS Lê Quốc Lý, VụTài chính Tiền tệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Bài khóa luận này chắc chắn vẫn còn nhiều thiếu sót vì vậy tác giả rấtmong nhận được sự góp ý, đánh giá của các thầy cô và bạn đọc về khóa luận để

Trang 3

vấn đề thị trường tài chính và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam được mởrộng hơn, và sớm có tác dụng thiết thực đối với nền kinh tế nước nhà.

Trang 4

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH

I KHÁI NIỆM THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH

Một vấn đề được nhiều người thừa nhận là nền kinh tế của các nước côngnghiệp hóa đã “cất cánh và bay cao nhờ đôi cánh ngân hàng” Thị trường tài

chính cấp vốn cho nền kinh tế bằng hai cách: tăng tư bản và cho vay vốn Vậy

điều này diễn ra như thế nào?

Một doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường bắt đầu vận hành được chủyếu nhờ số vốn đóng góp ban đầu của các “cổ đông” sáng lập Dần dần doanhnghiệp phát triển, ăn nên làm ra, doanh nghiệp cần thêm vốn để mở rộng sảnxuất kinh doanh Có thể lúc đầu bằng tài sản của mình và các khoản lợi nhuậnthu được do doanh nghiệp trả, các cổ đông sáng lập có thể góp vốn thêm đểdoanh nghiệp phát triển Nhưng rồi đến một lúc nào đó khi nhu cầu vốn lớnmãi lên họ sẽ không còn đủ khả năng theo kịp tốc độ tăng trưởng đó Cơ cấu tàichính doanh nghiệp sẽ mất cân đối nghĩa là hoặc các khoản tín dụng ngắn hạnđã vượt quá xa nhu cầu cấp vốn lưu động, hoặc vốn tự có chỉ còn đủ cấp mộtphần nhỏ cho kinh doanh, trong khi đó các khoản công ty cho vay không dễ gì

Trang 5

thu hồi về được Doanh nghiệp có thể bị đe dọa phá sản! Trong tình huống này,một khoản vốn nóng rót từ bên ngoài vào là tối cần thiết Khoản tiền đó có thểlấy từ Thị trường tài chính.

Cơ chế huy động vốn thông qua thị trường tài chính được hiểu như sau:một số tác nhân kinh tế có nhu cầu đầu tư nhiều hơn phần mình tiết kiệm được- và do đó cần đến vốn từ bên ngoài (số này đa số là các doanh nhiệp thuộc khuvực sản xuất và Nhà nước) Trong khi đó, một số tác nhân kinh tế khác cókhoản tiết kiệm nhiều hơn khoản đầu tư - và do vậy có khả năng cấp vốn (sốnày thông thường là các hộ gia đình) Một trong số các “công cụ” thực hiệnviệc lưu chuyển vốn từ nơi này đến nơi khác chính là thị trường tài chính Việclưu chuyển này có thể thực hiện bằng nhiều cách khác nhau, hoặc là các doanhnghiệp trực tiếp mua khoản tiết kiệm này của các hộ gia đình trên thị trường tàichính (thông thường tại thị trường chứng khoán), hoặc là các doanh nghiệpmua lại khoản vốn đó gián tiếp tại các tổ chức tài chính trung gian Thị trườngchứng khoán chỉ là một trong những công cụ cấp vốn, nhưng là một trongnhững công cụ cấp vốn hợp lý và hiệu quả nhất.

2 Chức năng thị trường tài chính

2.1 Huy động và dẫn vốn từ nơi thừa vốn sang nơi thiếu vốn

Thị trường tài chính có chức năng cơ bản là dẫn vốn từ những người dưthừa vốn sang những người cần vốn Với những người dư thừa vốn, thu nhậplớn hơn chi tiêu, những người này có thể là Chính phủ, các tổ chức hoặc cánhân Trong khi đó, do chi tiêu lớn hơn thu nhập, các đơn vị khác lại cần vốn.Sự chuyển dịch vốn này được thực hiện theo sơ đồ sau:

Hình 1: S ơ đồ dịch chuyển vốn đồ dịch chuyển vốn ịch chuyển vốn d ch chuy n v nển vốnốn

TÀI TRỢ GIÁN TIẾP

Thị trường tài chính

Trang 6

TÀI TRỢ TRỰC TIẾP

Qua sơ đồ trên ta thấy, sự chuyển dịch vốn được thực hiện qua hai con

đường tài trợ trực tiếp và tài trợ gián tiếp Trong tài trợ trực tiếp, những người

cần vốn huy động trực tiếp từ những người có vốn bằng cách bán các chứngkhoán cho họ Các chứng khoán này là các công cụ tài chính, nó cung cấpquyền yêu cầu về thu nhập và tài sản và các quyền khác cho chủ sở hữu đối vớingười phát hành Các chứng khoán được mua bán rộng rãi trên thị trường cấpmột và thị trường cấp hai Cách thức thứ hai để dẫn vốn là tài trợ gián tiếpthông qua các trung gian tài chính Các trung gian tài chính như các ngân hàng,các tổ chức tín dụng, các tổ chức bảo hiểm và các trung gian khác có vai tròcực kỳ quan trọng trong việc tích tụ, tập trung và phân phối vốn trong nền kinhtế, đồng thời các tổ chức này cũng có vai trò quan trọng trong việc cấp vốn vàhỗ trợ cho dòng tài chính trực tiếp như thông qua các hoạt động đại lý, bảolãnh, thanh toán

Như vậy, thông qua việc dẫn chuyển vốn, thị trường tài chính có vai tròquan trọng trong việc tích tụ, tập trung và phân phối trong nền kinh tế, trên cơsở đó làm tăng năng suất và hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế Thị trường tài

chính trực tiếp cải thiện mức sống cho cả những người có vốn và những ngườicần vốn.

2.2 Xác định giá cả của các tài sản tài chính

Thông qua quan hệ giữa người mua và người bán (quan hệ cung cầu trênthị trường) giá cả của các tài sản tài chính được xác định, hay nói cách khác,lợi tức yêu cầu của tài sản tài chính được xác định Vì vậy, thị trường tài chính

Người cho vay vốn

1 Hộ gia đình2 Doanh nghiệp3 Chính phủ

Người đi vay vốn

1 Hộ gia đình2 Doanh nghiệp3 Chính phủ

gian tài chính

Trang 7

là nơi hình thành nên giá cả của các tài sản tài chính - các "hàng hoá" trên thịtrường.

2.3 Tạo tính thanh khoản cho tài sản tài chính

Thị trường tài chính cung cấp một cơ chế để các nhà đầu tư có thể traođổi, mua bán các tài sản tài chính của mình trên thị trường thứ cấp, như vậy thịtrường tài chính tạo ra tính thanh khoản cho các tài sản tài chính Nếu thiếutính thanh khoản, người đầu tư sẽ buộc phải nắm giữ các công cụ nợ cho tớikhi đáo hạn, hoặc nắm giữ các công cụ vốn cho tới khi công ty phá sản hoặcgiải thể phải thanh lý tài sản Mức độ thành khoản của các thị trường tài chínhlà khác nhau, nó phụ thuộc vào sự phát triển của thị trường.

2.4 Giảm thiểu chi phí cho các chủ thể tham gia trên thị trường

Để cho các giao dịch có thể diễn ra, những người mua và những người báncần phải bỏ ra các chi phí như chi phí tìm kiếm đối tác và tìm kiếm thông tintrong quá trình trước, trong và sau khi ra các quyết định đầu tư Nhờ tính tậptrung, các thông tin phục vụ quá trình đầu tư được cung cấp đầy đủ, chính xácvà nhanh chóng trên thị trường tài chính, từ đó cho phép giảm thiểu những chiphí đối với các bên tham gia giao dịch và góp phần tăng hiệu quả đối với cácchủ thể trên thị trường cũng như đối với toàn bộ nền kinh tế.

2.5 Khuyến khích cạnh tranh và phát triển hiệu quả kinh doanh

Thị trường tài chính là thị trường định giá các công cụ tài chính Vì vậy,sẽ khuyến khích quá trình phân phối vốn một cách có hiệu quả, góp phần tăngtính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp và từ đó đặt ra cho các doanh nghiệpphải tăng hiệu quả kinh doanh để có thể tồn tại và phát triển.

Trang 8

2.6 Ổn định và điều hoà lưu thông tiền tệ

Thị trường tài chính có một chức năng quan trọng là ổn định và điều hoàlưu thông tiền tệ, đảm bảo sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế Chức năngnày được thể hiện thông qua việc mua bán các trái phiếu, tín phiếu và các giấytờ có giá khác của Ngân hàng Trung Ương trên thị trường tài chính là thịtrường tiền tệ Thông qua đó, Chính phủ có thể huy động được nguồn vốn lớnđể bù đắp thâm hụt ngân sách và kiểm soát lạm phát Ngoài ra, Ngân hàngTrung Ương cũng có thể mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối để điềuchỉnh lượng cung và cầu ngoại tệ nhằm giúp Chính phủ ổn định tỷ giá hối đoái.Như vậy, thị trường tài chính có chức năng hết sức quan trọng khôngnhững đối với nền kinh tế mà cả đối với từng các nhân, tổ chức kinh tế Thịtrường tài chính tạo điều kiện cho phép vốn được chuyển từ người có tiền nhànrỗi và không có cơ hội đầu tư hiệu quả sang cho người có cơ hội đầu tư, có khảnăng sản xuất, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả toàn bộ nền kinh tế Ngoàira, thị trường tài chính cũng trực tiếp cải thiện mức sống của người tiêu dùngbằng cách giúp họ chọn thời điểm cho việc mua sắm tốt hơn Thị trường tàichính hoạt động hiệu quả sẽ trực tiếp cải thiện đời sống kinh tế xã hội

II CÁC THÀNH VIÊN THỊ TRƯỜNG

1 Các trung gian tài chính

Các trung gian tài chính hoạt động như là những người trung gian chuyểnvốn từ những người cho vay cuối cùng tới những người đi vay cuối cùng Điểmchung của tất cả các trung gian tài chính là huy động vốn bằng cách phát hànhcác phiếu nợ của chính mình cho công chúng (tiền gửi tiết kiệm, tiền tiết kiệmvà các cổ phiếu) rồi sau đó sử dụng tiền (vay được) để mua các chứng khoánnhư cổ phiếu, trái phiếu, cầm cố - mortage cho chính mình

Các cơ quan tài chính có vị trí tốt hơn so với các cá nhân trong việc gánhchịu và phân chia các rủi ro của sở hữu chứng khoán Nhờ có quy mô lớn nên

Trang 9

các trung gian có thể đa dạng hoá các loại chứng khoán và giảm tới mức tổithiểu các rủi ro trong việc giữ các loại chứng khoán Họ là các chuyên gia trongviệc đánh giá các thuộc tính của tín dụng vay Họ thuê những vị quản lý chứngkhoán thành thạo và có thể chiếm được lợi thế của các nền kinh tế hành chínhtrong việc mua và bán có quy mô lớn.

Vì những lý do này, họ có thể chịu đựng được việc nhận những khoản lãisuất thấp hơn cho các tài sản của mình và họ sẽ chấp nhận các mức lãi suấtthấp hơn nếu tình thế bắt buộc Sự cạnh tranh giữa các trung gian tài chính épcác mức lãi suất xuống mức thấp nhất tương đương với sự đánh giá của họ vềnhững rủi ro trong việc sở hữu chứng khoán Những mức lãi suất này thấp hơnso với khi các chứng khoán khởi thuỷ ở trong tay các nhà đầu tư cá thể lànhững người không thể tối thiểu hoá một cách có hiệu quả các rủi ro của mình.

Cần thấy rằng lãi suất thấp đã tạo ra nhiều thuận lợi cho mức tăng trưởngkinh tế Mức lãi suất mà những người đi vay cuối cùng phải trả càng thấp thìkhoản chi phí cho đầu tư thực càng thấp Dưới giác độ gánh chịu mạo hiểm tacũng thấy được tác động thuận lợi của các trung gian tài chính tới tăng trưởngkinh tế Các trung gian có nhiều khả năng hơn so với các cá thể để gánh chịucác rủi ro trong việc cho vay vốn Đó là nhờ vào khả năng đa dạng hoá, các nềnkinh tế có quy mô và sự thành thạo trong việc tính toán tới việc cho vay củacác cơ quan tài chính hơn hẳn so với các cá thể Do các trung gian tài chínhngày càng nắm một phần lớn hơn của các chứng khoán lưu thông chưa đượcthanh toán nên những rủi ro do nền kinh tế gây ra bị giảm xuống, các mức lãisuất được hạ thấp và các đầu tư thực được thực hiện nhiều hơn Các vốn đượcchuyển từ những người cho vay cuối cùng, thông qua các trung gian tới nhữngngười đi vay cuối cùng một cách hiệu quả hơn so với khi không có các trunggian.

Trang 10

Các trung gian tài chính không phải ai khác mà chính là các cơ quan tàichính - các ngân hàng thương mại, quỹ tiết kiệm, các hiệp hội tích luỹ và chovay, các liên đoàn tín dụng, các quỹ hưu trí, các công ty bảo hiểm…

2 Những người sử dụng cuối cùng trong hệ thống tài chính

Trong hệ thống tài chính có hai loại "người sử dụng cuối cùng" đó là những người cho vay cuối cùng và những người đi vay cuối cùng.

Người cho vay cuối cùng thường là các cá nhân, hộ gia đình Mục đíchcuối cùng của họ có thể nói là làm sao nâng tới mức tối đa lợi ích tiêu dùngtrong đời sống hàng ngày Nếu như ở thời điểm hiện tại họ không chi tiêu hếttoàn bộ thu nhập vào tiêu dùng thì chắc chắn họ sẽ tìm một chỗ cất giữ nhấtthời và chỉ huy động để chừng nào cần tài trợ cho việc chi tiêu tiếp theo Điềunày dẫn đến hoạt động mua tậu các tài sản tài chính Mặc dù đôi khi các hãngkinh doanh và các cơ quan chính phủ (của liên bang, bang và của địa phương)cũng cho vay những khoản đáng kể

Những người đi vay cuối cùng chủ yếu là các hãng kinh doanh và các cơquan chính phủ, mặc dù các hộ gia đình cũng là một bộ phận quan trọng – lànhững người đi vay tín dụng tiêu dùng và những người đi vay cầm cố Thịtrường tài chính mà tại đó các hoạt động được diễn ra nói chung mang tên donhững người đi vay đặt ra - chủ yếu mang tên của loại chứng khoán khởi thủyđược kinh doanh: thị trường chứng khoán chính phủ, thị trường chứng khoánthành phố (Municipal Bond Market), thị trường chứng khoán công ty(Corporate Bond Market), thị trường cầm cố gia đình (Home Mortage Market)… Song đôi khi những người cho vay cũng đặt tên cho thị trường, ví dụ như,thị trường đối với các khoản cho vay của các ngân hàng (Market For BankLoans).

3 Các nhà môi giới

Trang 11

Hoạt động môi giới là loại hoạt động trung gian thuần tuý Các nhà môigiới chứng khoán hoạt động như các đại lý cho các nhà đầu tư trong việc mua,bán chứng khoán Chức năng của họ là hoà hợp yêu cầu của người mua và bánchứng khoán, qua đó, họ nhận được các khoản hoa hồng môi giới Cơ chế tiềnhoa hồng môi giới được chia làm 2 loại:

- Cơ chế tiền hoa hồng định sẵn hay cơ chế tiền hoa hồng tối thiểu Trongtrường hợp này, chi phí môi giới do từng Sở giao dịch chứng khoán quy định.

- Cơ chế tiền hoa hồng thoả thuận Chi phí môi giới được hình thành dựatrên sự thoả thuận giữa nhà môi giới và khách hàng trong từng giao dịch.

Đặc trưng của các nhà môi giới chứng khoán là họ không nắm giữ chứngkhoán trong khi tiến hành các hoạt động dịch vụ nên không bị đặt trước bất kỳmột rủi ro nào có liên quan đến chứng khoán.

Căn cứ vào đặc điểm hoạt động trên thị trường chứng khoán, hoạt độngmôi giới được chia ra làm các loại sau:

Các nhà môi giới của hãng dịch vụ hoa hồng: Các nhà môi giới của hãngdịch vụ hoa hồng hầu hết là các thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Họlà cổ đông có quyền bỏ phiếu và là các uỷ viên quản trị (hoặc các bên góp vốn)của một công ty môi giới Hoạt động của họ là thực hiện các lệnh cho kháchhàng của công ty trong phòng giao dịch trên Sở nên họ được gọi là nhà môigiới của hàng dịch vụ hoa hồng hay nhà môi giới trong phòng giao dịch.

Nhà môi giới độc lập (hay nhà môi giới hai đô la): Nhà môi giới độc lập làmột thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Anh ta không thuộc một công tymôi giới nào mà tự thuê hoặc sở hữu chỗ để hoạt động trên Sở Anh ta thựchiện các lệnh giao dịch do bất kỳ một công ty môi giới nào thuê anh ta với mứcđịnh phí trước đây là 2 đô la/100 cổ phiếu (trong cả hai trường hợp mua vàbán) Hiện nay, mức định phí mà các nhà môi giới độc lập được trả thường lớnhơn 2 đô la/100 cổ phiếu.

Trang 12

Nhà giao dịch chứng khoán có đăng ký: Một số người mua chỗ trên Sởgiao dịch chứng khoán chỉ nhằm mục đích mua và bán chứng khoán cho chínhhọ Những người đó được gọi là nhà giao dịch chứng khoán có đăng ký Hiệnnay, do sự gia tăng các nguyên tắc, các quy định nên đặc quyền này bị hạn chếnghiêm ngặt Các nhà giao dịch chứng khoán có đăng ký chỉ được hoạt độngvới tư cách là người tạo thị trường hoặc là một nhà môi giới hai đô la.

Nhà môi giới chuyên môn: Mỗi chứng khoán niêm yết tại Sở chỉ đượcbuôn bán trên một vị trí nhất định trong phòng giao dịch Vị trí này được gọi làkhu Trong mỗi khu có một số nhà môi giới được gọi là những nhà môi giớichuyên môn Mỗi nhà môi giới chuyên môn trong số này được Hội đồng quảntrị của Sở chứng khoán phân công vào một khu nhất định Anh ta mua và báncác chứng khoán đã được Hội đồng quản trị phân công.

III PHÂN LOẠI THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH

1 Căn cứ vào thời hạn luân chuyển của vốn

Căn cứ vào thời hạn luân chuyển của vốn thì thị trường tài chính có thể phân chia thành thị trường tiền tệ và thị trường vốn.

Thị trường tiền tệ là thị trường tài chính trong đó các công cụ ngắn hạn(có kỳ hạn dưới một năm) được mua bán, còn thị trường vốn là thị trường giaodịch, mua bán các công cụ tài chính trung và dài hạn (gồm các công cụ vay nợdài hạn và cổ phiếu) Vốn ngắn hạn chủ yếu do các ngân hàng cung cấp, cònthị trường chứng khoán là đặc trưng cơ bản của thị trường vốn.

Các hàng hoá trên thị trường tiền tệ có đặc điểm là thời gian đáo hạn ngắnhạn nên có tính lỏng cao, độ rủi ro thấp và ổn định Thị trường tiền tệ bao gồm:thị trường liên ngân hàng, thị trường tín dụng và thị trường ngoại hối

2 Căn cứ vào tính chất của việc phát hành các công cụ tài chính

Trang 13

Căn cứ vào tính chất của việc phát hành các công cụ tài chính thì thịtrường tài chính được chia thành thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp.

Thị trường sơ cấp hay còn gọi là thị trường phát hành, là thị trường trongđó các công cụ tài chính được mua bán lần đầu tiên Do là thị trường phát hànhlần đầu nên thị trường này còn được gọi là thị trường cấp một.

Thị trường sơ cấp ít quen thuộc với công chúng đầu tư vì việc bán chứngkhoán tới những người mua đầu tiên được tiến hành theo những phương thứcvà đặc thù riêng, thông thường chỉ giới hạn ở một số thành viên nhất định.

Thị trường thứ cấp là thị trường giao dịch các công cụ tài chính sau khichúng đã được phát hành trên thị trường sơ cấp Thị trường thứ cấp còn đượcgọi là thị trường cấp hai.

Hoạt động trên thị trường thứ cấp diễn ra trong phạm vi rộng hơn với tổngmức lưu chuyển vốn lớn hơn nhiều so với thị trường sơ cấp Tuy nhiên, việcmua bán chứng khoán trên thị trường này không làm thay đổi nguồn vốn của tổchức phát hành mà thực chất chỉ là quá trình chuyển vốn từ chủ thể này sangchủ thể khác hay nói cách khác trên thị trường thứ cấp diễn ra việc trao đổi,mua bán các "quyền sở hữu công cụ tài chính".

Thị trường thứ cấp làm cho các công cụ tài chính có tính lỏng và tính sinhlợi cao hơn và do đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát hành trên thị trườngsơ cấp Vì vậy, có thể nói là thị trường thứ cấp là động lực thúc đẩy sự pháttriển của thị trường sơ cấp.

Mối quan hệ giữa thị trường sơ cấp và thứ cấp là mối quan hệ nội tại, hữucơ và biện chứng Thị trường sơ cấp đóng vai trò là động lực, thúc đẩy thịtrường sơ cấp phát triển.

3 Căn cứ theo cách thức tổ chức thị trường

Trang 14

Căn cứ theo cách thức tổ chức thị trường thì thị trường tài chính đượcphân thành thị trường sàn giao dịch (thị trường tập trung) và thị trường OTC(thị trường vi tính hoá, thị trường phi tập trung).

Thị trường sàn giao dịch (exchange market) là một thị trường được tổchức tập trung có địa điểm giao dịch cố định như một toà nhà vì vậy thườnghay gọi là thị trường tập trung

Thị trường OTC là một thị trường chứng khoán phi tổ chức Các công tychứng khoán giao dịch mua bán chứng khoán trực tiếp tại quầy giao dịch củacác ngân hàng hoặc qua điện thoại, mạng lưới internet chứ không phải trựctiếp gặp nhau trên sàn giao dịch hoặc thông qua trung gian, nếu họ là người bánvà người mua chứng khoán Việc mua bán chứng khoán trên thị trường OTCđược tiến hành trên nhiều địa điểm khác nhau và danh mục chứng khoán cũngrất đa dạng Vì chứng khoán giao dịch trên thị trường OTC không phải đăngký, do đó, các chứng khoán đã được đăng ký tại Sở giao dịch chứng khoáncũng có thể được mua bán tại đây Ở Mỹ vào năm 1939, một Hiệp hội các nhàkinh doanh chứng khoán (National Association of Securities Dealer - NASD)được thành lập và là tổ chức điều chỉnh hoạt động thị trường OTC

4 Căn cứ vào phương thức huy động vốn của tổ chức phát hành

Căn cứ vào phương thức huy động vốn của tổ chức phát hành, thị trườngtài chính được phân thành thị trường nợ và thị trường vốn cổ phần.

Thị trường nợ là thị trường mà hàng hoá được mua bán tại đó là các côngcụ nợ Thực chất của việc phát hành các công cụ nợ này là nhà phát hành đứngra đi vay theo phương thức có hoàn trả cả gốc và lãi Người cho vay khôngchịu bất cứ trách nhiệm nào về kết quả hoạt động sử dụng vốn của người vayvà trong mọi trường hợp, nhà phát hành phải có trách nhiệm hoàn trả theo cáccam kết đã được xác định trong hợp đồng vay Các công cụ nợ có thời hạn xác

Trang 15

định, có thể là ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn Tín phiếu và trái phiếu là hai vídụ điển hình của các công cụ nợ.

Khác với thị trường nợ, thị trường vốn cổ phần là nơi mua bán các cổphiếu, giấy xác nhận cổ phần đóng góp của cổ đông Cổ đông là chủ sở hữucủa công ty và phải chịu trách nhiệm trong phần đóng góp của mình Cổ phiếusẽ cho phép họ có quyền yêu cầu đối với lợi nhuận sau thuế của công ty cũngnhư đối với tài sản của công ty Cổ phiếu là vô thời hạn vì chúng không xácđịnh cụ thể ngày mãn hạn Người sở hữu cổ phiếu chỉ có thể lấy lại tiền bằngcách bán lại cổ phiếu đó trên thị trường thứ cấp hoặc khi công ty tuyên bố phásản.

IV CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH

Dựa theo kỳ hạn thanh toán của chứng khoán thì thị trường tài chính đượcphân thành thị trường tiền tệ và thị trường vốn Song ở nhiều nước phát triểnthị trường tài chính còn có thể phân ra thêm một loại nữa là thị trường ngoại tệhay còn gọi là thị trường hối đoái Ở Việt Nam thị trường này còn sơ khai vàđược đặt trong thị trường ngoại tệ liên ngân hàng - tức là một thành phần củathị trường tiền tệ.

1 Thị trường tiền tệ

Theo nghĩa rộng thì thị trường tiền tệ là thị trường vay vốn ngắn hạn giữacác tổ chức tài chính và khách hàng của họ Trước đây, thị trường tiền tệ đượchình thành do nhu cầu của các ngân hàng với những khoản vốn thiếu ở một sốngân hàng khác Do đó, việc tham gia thị trường tiền tệ chỉ hạn chế trong mộtsố tổ chức tài chính nhất định như các Ngân hàng thương mại, các tổ chức tíndụng, các công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí, quỹ đầu tư.

Những năm gần đây, khái niệm thị trường tiền tệ được mở rộng bao hàmkhông chỉ ngân hàng và các tổ chức tài chính mà còn cả các doanh nghiệpkhông phải ngân hàng Ngân hàng và các tổ chức tài chính này mua và bán trên

Trang 16

thị trường số vốn tạm thời dư thừa nhằm duy trì khả năng thanh toán của mình,cho vay để kiếm lãi, vay vốn để hoạt động.

Thị trường tiền tệ kinh doanh một loại hàng hoá đặc biệt là “tiền tệ” Sựbiến động về số lượng, tỷ giá, lãi suất của loại hàng hoá này không chỉ ảnhhưởng tới việc kinh doanh của mỗi cá nhân mà còn tác động tới sự ổn định vàtăng trưởng của cả một nền kinh tế Chính vì vậy, Thị trường tiền tệ luôn đượcNhà nước quan tâm và kiểm soát chặt chẽ bằng hệ thống pháp luật.

Đối tượng tham gia Thị trường tiền tệ là các Ngân hàng thương mại và cáctổ chức tín dụng thực hiện chức năng vay để cho vay với lãi suất cao hơn Vớichức năng này, các ngân hàng thương mại hoạt động trong giới hạn quy địnhcủa NHTƯ về khoản dự trữ bắt buộc (khoản này không được trả lãi) và về cáckhoản vốn vay cho hoạt động tín dụng (NHTƯ khống chế bằng lãi suất chiếtkhấu).

Căn cứ vào nhu cầu ngắn hạn, người ta phân biệt các loại tín dụng của Thịtrường tiền tệ như sau:

- Tín dụng hàng ngày: cho vay từ ngày hôm trước đến ngày hôm sauvới mục đích cho vay để cân đối việc chi trả hàng ngày.

- Tín dụng theo yêu cầu: về nguyên tắc, loại tín dụng này được cungcấp vô thời hạn, nghĩa là không quy định thời gian trả nợ, nhưng các chủ nợ cóthể yêu cầu trả nợ vào bất cứ lúc nào.

- Tín dụng cuối kỳ: loại tín dụng này có thể được cấp theo một tronghai loại nêu trên với sự khác biệt là nó chỉ được cấp vào cuối tháng hay cuốinăm.

- Tín dụng có kỳ hạn: là hình thức tín dụng được cấp với thời hạn trảnợ đã được quy định trước.

Trong nền kinh tế, một số cá nhân, doanh nghiệp thường có lượng tiền tệnhàn rỗi, ngược lại một số cá nhân, doanh nghiệp khác lại cần tiền để mua sắm

Trang 17

đầu tư Cũng như sự vận động của bất kỳ hàng hoá nào, tiền vận động từ nơi cótiền đến nơi cần tiền thông qua thị trường tiền tệ Ở đây, các cá nhân, doanhnghiệp này thường tác động lẫn nhau sao cho người cho vay và người đi vayđều có lợi nhất Lãi suất trên thị trường tiền tệ cũng giống như giá cả thị trườngcủa hàng hoá khác phụ thuộc vào cung cầu tiền tệ trên thị trường.

Cung tiền tệ trên thị trường là khả năng có thể đáp ứng các nhu cầu về tiềntệ bao gồm các khối lượng tiền tệ sẵn có và tiền tệ có thể cho vay được Trongnền kinh tế, số tiền đang lưu hành ngoài Ngân hàng, các khoản tiền gửi ở Ngânhàng và các tổ chức tài chính tín dụng khác có thể rút ra được đã hình thànhnên tổng mức cung Thông thường, Chính phủ có thể kiểm soát được tổng mứccung tiền tệ trong nền kinh tế.

Cầu tiền tệ trên thị trường là nhu cầu về tiền tệ của các cá nhân, doanhnghiệp để mua sắm, đầu tư Cầu tiền tệ là đại lượng nhạy cảm với lãi suất.Khi lãi suất tăng lên, trong các điều kiện không đổi, cầu thường giảm xuống vàngược lại Và tác động của cung cầu tiền tệ đến lãi suất diễn ra như sau: do giácả hàng hoá tăng lên, nhu cầu về đầu tư sản xuất, mua sắm cũng tăng lên cầutiền tệ cũng tăng lên và làm cho lãi suất cũng tăng theo Tuy nhiên, mức tăngnày của lãi suất cũng có một giới hạn nhất định Sự tăng lên của lãi suất đếnmột mức độ nào đó, người vay sẽ thấy sử dụng tiền vay không có hiệu quảbằng cho vay, nói cách khác lợi nhuận thu được do sử dụng đồng vốn đi vaynhỏ hơn lãi suất vay, các doanh nghiệp sẽ không vay được nữa hoặc chuyển từđi vay sang cho vay, kết quả là kéo lãi suất xuống Tình hình cũng sẽ diễn ranhư vậy nếu cung tiền tệ bị giảm đi do các chính sách thắt chặt tiền tệ Ngượclại, khi cung tiền tệ tăng lên, lãi suất trên thị trường sẽ giảm xuống.

Thị trường tiền tệ không phải là moo địa điểm "hữu hình" để người muavà người bán đến gặp nhau và thực hiện các giao dịch, mà chỉ là một khái niệmnói lên sự tiếp xúc giữa hai yếu tố cơ bản của thị trường là cung và cầu để hìnhthành nên các hoạt động cũng như hình thành giá cả tín dụng (lãi suất) Đối

Trang 18

tượng của thị trường tiền tệ là các chứng khoán ngắn hạn thông thường dướimột năm, các kỳ phiếu thương mại, các kỳ phiếu ngân hàng, các khế ước giaohàng, các tín phiếu kho bạc ngắn hạn Nhưng đây là các công cụ tài chính cókhả năng thanh toán cao và ít rủi ro, đặc biệt đối với những người cần mộtkhoản tiền mặt thì họ có thể dễ dàng bán các loại phiếu ghi nợ ngắn hạn hơn làbán các loại phiếu ghi nợ dài hạn và chịu phí tổn ít hơn Hơn nữa, các chứngkhoán ngắn hạn ít bị rủi ro, vì thời gian hoàn vốn ngắn và người chủ nợ có thểtính toán được ngay giá cả và mức lãi suất của nó bằng phép tính đơn giản Giácả của các loại phiếu ghi nợ này cũng lên xuống linh hoạt theo quy luật cungcầu.

Hoạt động kinh doanh tiền tệ của các ngân hàng thương mại, các tổ chứctín dụng bị khống chế bởi lãi suất và chịu sự điều tiết của NHTƯ Mức tăng,giảm lãi suất phụ thuộc vào quan hệ cung cầu về tiền tệ, vào chính sách tiền tệcủa NHTƯ và các chính sách của Chính phủ NHTƯ giữ tiền dự trữ bắt buộccủa các tổ chức tín dụng để đảm bảo cho sự hoạt động an toàn của chúng vàcác hoạt động tiền tệ, tín dụng nói chung trong nền kinh tế Do số lượng các tổchức tín dụng này rất lớn nên NHTƯ chỉ cần sử dụng một phần số tiền dự trữbắt buộc để dự trữ là đủ Số còn lại có thể cho các tổ chức tín dụng vay.

Như vậy, thị trường tiền tệ đã thực hiện 2 chức năng cơ bản, đó là cân đối,điều hoà khả năng chi trả giữa các Ngân hàng và cân đối các nguồn vốn vay vàcho vay giữa các tổ chức tín dụng với NHTƯ.

Có thể phân loại hai loại nghiệp vụ thực hiện trên Thị trường tiền tệ Mộtlà, Nghiệp vụ cho vay ngắn hạn của NHTƯ cho các ngân hàng thương mại vayđể thực hiện chức cung ứng, cân bằng tiền tệ hay người cho vay cứu cánh cuốicùng, hoặc của các tổ chức tín dụng có số dư tạm thời về khả năng chi trả đốivới các tổ chức tín dụng đang gặp khó khăn về nguồn vốn huy động Hai là,nghiệp vụ mua bán các chứng khoán ngắn hạn.

Trang 19

Trong nghiệp vụ thứ nhất, đối tượng của thị trường tiền tệ là hoạt độngcho vay và giá cả của khoản tiền cho vay là lãi suất Các ngân hàng và các tổchức tín dụng đang thiếu vốn cố gắng huy động được chúng với lãi suất càngthấp càng tốt, còn các ngân hàng cho vay lại cố gắng tìm kiếm lãi suất cho vaycao Đây là thị trường dành cho các công cụ nợ ngắn hạn: chứng chỉ tiền gửi cókhả năng chuyển nhượng (negotiable certificates of deposit), thương phiếu, tínphiếu ngân hàng, trái phiếu kho bạc ngắn hạn, giấy nợ khấu trừ trước (Discountnote), số tiền vay mượn giữa các ngân hàng Nơi đây những nhà đầu tư nhưngân hàng, công ty ủy thác, công ty bảo hiểm có số thặng dư tiền mặt tạm thờisẽ cố gắng khai thác số tiền này trong một thời gian rất ngắn, thậm chí chỉ cáchmột đêm bằng cách cho những người khác vay như kho bạc Nhà nước, NHTM,các công ty cổ phần, thương gia (dealer) chính quyền địa phương, các công cụthị trường tiền tệ ngắn hạn để thanh toán nợ ngắn hạn hay để hội đủ các quyđịnh về tiền mặt tạm thời.

Những người mua bán ở thị trường tiền tệ liên tục liên lạc với nhau, vớinhững người đi vay và với nhà đầu tư (người cho vay) để kiếm lợi nhuận trongcác cơ hội mua bán song hành Việc này làm cho giá cả được thống nhất trênthị trường.

Những đối tượng tham gia trên thị trường tiền tệ ngoài lý do lợi nhuận hấpdẫn còn vì 3 lý do cơ bản sau đây:

- Thứ nhất, đây là thị trường có tính linh hoạt cao (dễ chuyển đổi ratiền mặt).

- Thứ hai, mức độ an toàn vốn cao vì người phát hành (người đi vay)thông thường được đánh giá có khả năng tín dụng cao Tuy nhiên, nhà đầu tưphải lưu ý rằng có một số loại công cụ tín dụng không thể xem là hoàn toànkhông có rủi ro.

Trang 20

- Thứ ba, thời gian đáo hạn trong thị trường tiền tệ là rất ngắn do đó ítbị rủi ro hơn.

Quan điểm thứ nhất cho rằng thị trường vốn và thị trường chứng khoán

là khác nhau vì công cụ của thị trường vốn ngoài các chứng khoán dài hạn còncó các giấy ghi nợ ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

Quan điểm thứ hai, xuất phát từ định nghĩa chứng khoán là một công cụ

tài chính có thể mua bán chuyển nhượng được, cho rằng thị trường vốn và thịtrường chứng khoán chỉ là một.

Nhưng đứng trên góc độ của một người đang tìm hiểu và nghiên cứu thịtrường tài chính quốc tế, không chỉ trong phạm vi quốc gia mình, tác giả ủnghộ quan điểm cho rằng thị trường chứng khoán và thị trường vốn chỉ là một.Bởi lẽ, nếu xét về mặt nội dung, thì thị trường vốn biểu hiện các quan hệ bảnchất bên trong của quá trình mua và bán các sản phẩm tài chính Thị trườngchứng khoán là biểu hiện bên ngoài, là hình thức giao dịch vốn cụ thể Do đó,các thị trường này không thể phân biệt tách rời nhau, mà nó là thực thể thốngnhất và cùng phản ánh các quan hệ bên trong và bên ngoài của thị trường tưbản Thực tế, trên thế giới, người ta hay nói đến thị trường chứng khoán - hìnhthức giao dịch vốn, mà ít nói đến thị trường vốn - quan hệ mua, bán, chuyểnnhượng các giấy tờ có giá Sở dĩ ở Việt Nam thường hay tách riêng hai kháiniệm này là bởi vì thị trường chứng khoán ở Việt Nam còn chưa thực sự pháttriển, các hình thức ghi nợ nhiều hơn là hình thức mua bán lại các chứng khoáncó giá.

Trang 21

Xét về bề ngoài, hoạt động trên thị trường chứng khoán không chỉ là cácsự việc mua đi bán lại hay chuyển đổi các giấy tờ có giá từ tay chủ thể nàysang tay chủ thể khác một cách đơn thuần Về thực chất, đây chính là quá trìnhchuyển dịch vốn ở hình thái tiền tệ, hay nói cách khác, nó là quá trình chuyểntư bản sở hữu sang tư bản kinh doanh Vì vậy, thị trường chứng khoán xét vềmặt bản chất, phản ánh các quan hệ mua bán không phải một số lượng nhấtđịnh các tư liệu sản xuất, các khoản tiền mặt, mà là quyền sở hữu về tư liệu sảnxuất và vốn tiền mặt.

Nếu dựa vào nguồn gốc ra đời chứng khoán thì thị trường chứng khoánđược phân chia thành hai loại thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp.

Thị trường chứng khoán sơ cấp (Primary market) là thị trường nơi pháthành ra những chứng khoán vốn và chứng khoán nợ, tức là thị trường sản sinhra hàng hoá của thị trường chứng khoán Thị trường chứng khoán sơ cấp có tácdụng huy động vốn hoặc tăng vốn cho các doanh nghiệp và là thị trường pháthành trái phiếu chính phủ để Nhà nước vay tiền của tất cả các thành phần kinhtế quốc dân Chính vì thế, thị trường này còn được gọi là thị trường phát hành.

Các doanh nghiệp được quyền phát hành chứng khoán để huy động vốnhoặc tăng vốn và có thể có nhiều phương thức phát hành, trong các phươngthức đó thì việc phát hành thông qua thị trường chứng khoán chiếm một tỷtrọng đáng kể.

Do vậy, chức năng của thị trường chứng khoán sơ cấp là góp phần huyđộng vốn cho các doanh nghiệp và huy động tiền vay cho Chính phủ và cơquan chính phủ.

Khi huy động vốn bằng tiền cho doanh nghiệp hay Chính phủ, các doanhnghiệp và Chính phủ phải phát hành "giấy chứng nhận góp vốn hoặc vay tiền"cho người đầu tư và người cho vay, các giấy này được gọi là chứng khoán vốnhay chứng khoán nợ Các chứng khoán này có thể dùng để mua bán, chuyển

Trang 22

nhượng, trao đổi trên thị trường, chúng được gọi là chứng khoán có giá Vìvậy, thị trường chứng khoán sơ cấp còn có thêm một chức năng thứ hai là tạora "hàng hoá" cho thị trường chứng khoán Công ty cổ phần là doanh nghiệpphát hành chứng khoán vốn và chứng khoán nợ chủ yếu trên thị trường sơ cấp.Có ba phương thức phát hành chứng khoán như sau:

- Một là phát hành trực tiếp tại doanh nghiệp: là phương thức pháthành khá phổ biến với ưu điểm là bán thẳng tận gốc cho các nhà đầu tư cuốicùng, do đó giảm được chi phí phát hành.

- Hai là phương thức phát hành qua các trung gian tài chính, họ có tưcách như là người đại lý như Ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công tybảo hiểm quỹ tương hỗ đầu tư Theo phương thức phát hành này, các doanhnghiệp có thể tiêu thụ một khối lượng lớn chứng khoán, do đó, doanh nghiệpcó khả năng huy động vốn tương đối nhanh Tuy nhiên, chi phí của phươngthức phát hành này lại rất cao.

- Ba là phương thức phát hành trực tiếp ra công chúng Theo phươngthức này, các doanh nghiệp phát hành trực tiếp chứng khoán ra công chúngdưới hình thức bảo lãnh (underwriting) Người đứng ra ký hợp đồng bảo lãnhchứng khoán gọi là Nhà bảo lãnh Nhà bảo lãnh có thể là Ngân hàng, Công tychứng khoán hoặc là những thể nhân chuyên kinh doanh trong lĩnh vực này.

Sau khi được phát hành ở thị trường sơ cấp, chứng khoán đó đã trở thànhmột loại hàng hoá đặc biệt, được gọi là chứng khoán có giá (securities) Chứngkhoán có giá sẽ được mua đi bán lại trên thị trường khác, thị trường này gọi làthị trường chứng khoán thứ cấp (secondary market) Nguồn thu nhập từ việcmua bán chứng khoán này sẽ thuộc về các nhà đầu tư, các nhà kinh doanh chứkhông thuộc về các đơn vị phát hành ra chứng khoán đó.

Trung tâm của thị trường chứng khoán thứ cấp là Sở giao dịch chứngkhoán (Stock Exchange) và thị trường giao dịch qua quầy OTC (Over The

Trang 23

Counter) Đặc trưng kinh doanh của Sở giao dịch chứng khoán là đấu giá giữanhững người mua cạnh tranh và giữa người bán cạnh tranh thông qua ngườitrung gian Còn đặc trưng của thị trường OTC là giao dịch trên cơ sở thươnglượng trực tiếp giữa người bán và người mua chứng khoán.

Công việc hàng ngày của bất kỳ thị trường chứng khoán thứ cấp nào đềulà việc mua bán các chứng khoán đã phát hành, gồm có cổ phiếu và cổ phầngiữa những người đầu tư mà vì một nguyên nhân hoặc mong muốn nào đó,thay đổi quyết định đầu tư của mình Đây là một thị trường thu hút sự chú ýcủa dân chúng và nó là nơi giao dịch hàng ngày giữa các nhà môi giới chứngkhoán Một thị trường thứ cấp với bất kỳ một quy mô nào đều có một chỉ sốtheo dõi giá cả được nhiều người biết đến như là “phong vũ biểu của thịtrường".

Thị trường chứng khoán sơ cấp và thị trường chứng khoán thứ cấp tồn tạiphụ thuộc lẫn nhau Hiển nhiên, thị trường chứng khoán thứ cấp sẽ không tồntại nếu không có sự phát hành chứng khoán có thể chuyển nhượng tại thịtrường sơ cấp Sự thành công của thị trường thứ cấp còn chi phối sự thành côngcủa thị trường sơ cấp Thị trường sơ cấp huy động vốn nhà rỗi và vốn tiết kiệmđể đầu vào sản xuất làm cho quy mô vốn quốc gia tăng lên, góp phần tạo ra cáclượng giá trị mới cho xã hội Thị trường chứng khoán thứ cấp góp phần phânphối lại vốn giữa các ngành để tạo ra động lực cho sự phát triển.

3 Thị trường ngoại hối

Ngoài hai thị trường cơ bản nói trên còn có thị trường ngoại hối hay còngọi là thị trường hối đoái Thị trường ngoại hối là nơi mà ở đó xảy ra việc muavà bán, trao đổi ngoại hối, trong đó chủ yếu là trao đổi, mua bán ngoại tệ vàcác phương tiện thanh toán quốc tế.

Do tính chất riêng biệt chuyên mua bán ngoại tệ nên ở nhiều quốc gia:Nhật, Mỹ thị trường này hoạt động như một bộ phận thị trường tài chính

Trang 24

tương đối độc lập Tại Việt Nam, thị trường này còn ở dạng sơ khai và đượcđặt trong thị trường tiền tệ.

Quá trình hình thành và phát triển của thị trường ngoại hối đã hình thànhhai hệ thống tổ chức khác nhau đó là hệ thống hối đoái Anh - Mỹ và hệ thốnghối đoái châu Âu Theo hệ thống Anh - Mỹ, thị trường ngoại hối có tính chấtbiểu tượng, chỉ giao dịch ngoại hối thường xuyên giữa một số ngân hàng vàngười môi giới, quan hệ này có thể là trực tiếp, song chủ yếu là thông qua điệnthoại, telex Ngược lại, theo hệ thống của lục địa (Pháp, Tây Đức, Ý ) thịtrường ngoại hối có địa điểm nhất định Hàng ngày, những người mua cỡ lớncó các chi nhánh, đại lý ở nước ngoài giữ vai trò quan trọng trong thị trườngngoại hối Các ngân hàng này kinh doanh ngoại hối là chủ yếu, còn các ngânhàng khác đóng vai trò phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh dưới sự chỉ đạocủa các ngân hàng thương mại cỡ lớn này.

Các thành viên tham gia vào thị trường ngoại hối gồm có:

- Các Ngân hàng thương mại (NHTM): các ngân hàng này được phéptiến hành kinh doanh, giao dịch ngoại hối với tư cách là trung gian được uỷquyền Các ngân hàng tiến hành giao dịch giữa các Ngân hàng với nhau và vớicác khách hàng khác.

- Các nhà môi giới là những trung gian được uỷ quyền giữa các Ngânhàng Họ là những thành phần đóng góp tích cực vào hoạt động của thị trườnghối đoái bằng cách làm cho cung và cầu tiếp cận nhau theo từng giao dịch Nhờvào những mối quan hệ của mình, họ thường xuyên đưa lại những thông tinvà khả năng tìm thấy bạn hàng nhanh chóng và kịp thời.

- Các doanh nghiệp: các doanh nghiệp tham gia thị trường hối đoáithường là các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, thực hiện việc bán lạingoại tệ cho ngân hàng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu và mua ngoại tệcủa ngân hàng đối với các doanh nghiệp nhập khẩu hàng hoá nước ngoài.

Trang 25

- Ngân hàng Trung ương (NHTƯ): sự tham gia vào thị trường hối đoáicủa NHTƯ là rất cần thiết Một mặt để phục vụ cho khách hàng của ngân hàng(các cơ quan hành chính, các tổ chức quốc tế ), mặt khác, NHTƯ là cơ quangiám sát hoạt động của thị trường theo quy định của Luật ngân hàng Thôngqua diễn biến giá trị của đồng tiền trong nước, NHTƯ có thể can thiệp vào thịtrường để quản lý tỷ giá hối đoái, hạn chế sự dao động của giá trị đồng tiền.

Có hai giao dịch chủ yếu trên thị trường hối đoái, đó là: mua bán ngoại tệvà cho vay ngoại tệ Hai loại giao dịch này làm phát sinh hai bộ phận thịtrường tương ứng của thị trường hối đoái là thị trường giao ngay (Spot market)và thị trường giao dịch có kỳ hạn (forward market).

Các nghiệp vụ cơ bản trên thị trường ngoại hối gồm có:

- Giao dịch giao ngay: là loại giao dịch trong đó việc mua, bán, thanhtoán, giao nhận ngoại hối xảy ra đồng thời.

- Giao dịch mua bán ngoại hối có kỳ hạn: là một giao dịch trong đómọi điều khoản của hợp đồng mua bán được định ra trong hiện tại, song việcthực hiện các điều khoản đó sẽ xảy ra trong tương lai, hay nói cách khác, đó lànghiệp vụ mua bán ngoại hối mà việc giao nhận sẽ tiến hành sau một thời giannhất định, theo một tỷ giá thoả thuận lúc ký kết hợp đồng.

- Giao dịch Arbitrate: là một dạng biến tướng của nghiệp vụ kinhdoanh ngoại hối giao ngay Nghiệp vụ Arbitrate theo ý nguyên thuỷ của nó làviệc lợi dụng sự chênh lệch về tỷ giá giữa các thị trường hối đoái khác nhau đểthu lời thông qua hoạt động mua và bán Nội dung của nghiệp vụ này bao gồmviệc mua một lượng ngoại hối nhất định tại thị trường hối đoái rẻ nhất hoặc bánmột lượng ngoại hối đắt nhất vào một thời điểm nhất định Trong trường hợpmua ngoại hối tại thị trường rẻ nhất đồng thời bán số ngoại hối đó tại thị trườnghối đoái đắt nhất thì gọi là Arbitrate chênh lệch hay Arbitrate không gian(Space Arbitrate).

Trang 26

- Giao dịch SWAP: lợi dụng cơ chế tín dụng SWAP, ngân hàng phốihợp mua và bán ngoại tệ giao ngay với mua, bán ngoại tệ có kỳ hạn theo hướngngược lại nhằm kiếm lãi hoặc bảo tồn vốn Nghiệp vụ SWAP không những cóthể kiếm lãi mà còn có thể tránh được rủi ro tiền tệ biến động.

- Giao dịch Future: trong khi các giao dịch kỳ hạn thường được tiếnhành qua điện thoại, thì các giao dịch này thường diễn ra tại một địa điểm cụthể, chẳng hạn như các sở giao dịch Tại đây các hợp đồng mua bán ngoại tệđược ký kết thông qua môi giới Các hoạt động Future có tính tiêu chuẩn hoárất cao Tỷ giá trong giao dịch Future thường cao hơn tỷ giá trong các giao dịchkỳ hạn do chi phí giao dịch Future cao hơn Sau khi ký hợp đồng, người muaphải ký quỹ một khoản tiền quy định cho mỗi hợp đồng nhằm đảm bảo thựchiện hợp đồng.

- Giao dịch quyền lựa chọn mua bán ngoại tệ: giao dịch quyền lựachọn mua bán ngoại tệ là một loại giao dịch được thực hiện trên cơ sở ký hợpđồng quyền chọn mua (call option) hoặc quyền chọn bán (put option) một sốlượng ngoại tệ nhất định, theo một giá quy định và việc thực hiện hợp đồng sẽxảy ra trong tương lai Trong giao dịch này, các chủ thể có thể lựa chọn quyềnthực hiện hợp đồng hoặc cũng có thể lựa chọn quyền huỷ hợp đồng, nếu có lợi.Tuy nhiên nếu huỷ hợp đồng thì sẽ mất tiền đặt cọc đảm bảo thực hiện hợpđồng.

Ngân hàng trung ương chịu trách nhiệm thi hành chính sách tiền tệ củamột nước Tuỳ theo hệ thống hối đoái mà NHTƯ tác động lên thị trường ngoạihối của nước đó NHTƯ tác động vào thị trường ngoại hối để duy trì tỷ giá hốiđoái như thế nào? NHTƯ là một thành viên không thể thiếu trong các phiên ấnđịnh tỷ giá và dành quyền can thiệp vào thị trường với tư cách là người muahoặc người bán Nếu tỷ giá có xu hướng giảm (tức là đồng tiền trong nước trởnên có giá trị hơn) thì NHTƯ sẽ mua ngoại tệ vào, nếu tỷ giá có xu hướng tăng(hay là đồng tiền trong nước bị mất giá) thì NHTƯ cần phải sử dụng dự trữ

Trang 27

ngoại tệ của mình (tuy nhiên cũng cần phải cân nhắc sao cho không làm cạnkiệt số dự trữ ngoại hối) để tung ra bán.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THỊ TRƯỜNGTÀI CHÍNH MỸ

I NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ LIÊN QUAN TỚI HOẠT ĐỘNG THỊ TRƯỜNG TÀICHÍNH MỸ

1 Đối với thị trường tiền tệ

Thành viên chính tham gia vào thị trường tiền tệ đó là các ngân hàngthương mại Vì vậy nghiên cứu những vấn đề pháp lý liên quan tới hoạt độngcủa các ngân hàng cũng chính là nghiên cứu về những vấn đề pháp lý liên quantới hoạt động thị trường tiền tệ Mỹ Đầu những năm 1980 hệ thống ngân hàngcủa Mỹ đã có những chuyển biến lớn về cơ cấu hoạt động cũng như tổ chức.Hai đạo luật trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng đó là: luật quản lý tiền tệ1980, luật Garn-St Germain 1982 đã tạo đà cho những sự thay đổi này của hệthống ngân hàng Mỹ Đồng thời Quốc hội Mỹ cũng phải chỉnh sửa lại đạo luậtđã có từ lâu đạo luật Glass-Steagall 1933 Dưới đây tác giả sẽ đi sâu nghiêncứu khái quát từng đạo luật để biết được nó có những sự thay đổi gì

- Luật quản lý tiền tệ 1980

Với việc thông qua Luật quản lý tiền tệ và điều chỉnh hoạt động của các tổchức tín dụng (gọi tắt là Luật quản lý tiền tệ 1980) Quốc hội Mỹ đã thay đổiđáng kể các quy tắc hoạt động ngân hàng Mỹ, quy định chức năng quyền hạncủa NHTW Mỹ, và sửa đổi quyền hạn của NHTW trong việc hoạch định chínhsách tiền tệ Luật quản lý tiền tệ 1980 đã làm thay đổi vị thế cạnh tranh giữacác công ty tài chính với các ngân hàng, tạo điều kiện cho người gửi tiền có thểgửi được tiền với lãi suất cao hơn, và cho phép các tổ chức tín dụng trong nướcđưa ra các tài khoản có thể thanh toán nhưng vẫn được hưởng lãi suất (như tàikhoản NOW).

Trang 28

Từ năm 1981 đến 1986 đạo luật này đã đưa ra quy tắc điều chỉnh lãi suấttrần, tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng và tại các công ty tài chính (quy tắc Q).Đạo luật này cũng tăng mức trách nhiệm bảo hiểm tiền gửi lên 100.000 đô laMỹ cho mỗi tài khoản Ngân hàng nhận tiền gửi cũng được những đặc quyềncủa Liên bang trong việc cung cấp nhiều dịch vụ hơn để có thể cạnh tranh đượcvới các ngân hàng thương mại Hiệp hội tích luỹ và cho vay, liên đoàn tín dụngcũng được trao nhiều quyền hơn Trước đây những công ty tài chính dạng nàychỉ được hoạt động trong lĩnh vực cầm cố hoặc cho vay nhà đất.

Thay đổi lớn nhất trong hoạt động ngân hàng đó là việc NHTW Mỹ đượcquyền yêu cầu các tổ chức tín dụng phải có dự trữ bắt buộc - cả ngân hàngthương mại thành viên và ngân hàng thương mại không thành viên, ngân hàngnhận tiền gửi, hiệp hội tích luỹ và cho vay, liên đoàn tín dụng, nói chung là tấtcả các ngân hàng cũng như chi nhánh ngân hàng của Mỹ.

- Luật Garn-St Germain 1982

Luật các tổ chức tín dụng năm 1982, được biết với cái tên Garn-StGerman Act, điều chỉnh hoạt động của các ngân hàng, các tổ chức nhận tiềngửi và hoạt động của các cơ quan quản lý hoạt động ngân hàng ngoài các ngânhàng chịu sự điều chỉnh của luật quản lý tiền tệ 1980 Đạo luật này cho phépcác ngân hàng bán tài khoản ký thác để cạnh tranh với công trái nhà nước Đạoluật đưa ra những điều khoản thông thoáng hơn cho ngành tài chính Đặc biệtlà đạo luật này cho phép FDIC (the Federal Deposit Insurance Corporation) cóthể can thiệp để giúp đỡ các ngân hàng nhận tiền gửi, hiệp hội tích luỹ và chovay khỏi tình trạng phá sản, cấp một khoản trợ giúp khẩn cấp cho các ngânhàng mua lại mua lại các công ty tài chính phá sản, cho phép các công ty tàichính phát hành chứng chỉ tài sản ròng (net work certificates) Quyền đầu tư vàcho vay của các công ty tài chính cũng được nới rộng.

Trang 29

Đạo luật này cũng tăng mức giới hạn tối đa mà các ngân hàng thương mạicó thể cho vay lên 15% vốn tự có của ngân hàng so với 10% như trước kia vànếu ngân hàng nào thực sự ổn định thì có thể cho vay thêm 10% vốn tự có.

Đạo luật này cho phép các tổ chức tín dụng trong nước có hai triệu đô laMỹ trong tài khoản giao dịch và tài sản hiện có sẽ không phải dự trữ bắt buộc.Đạo luật cũng cho phép khoảng gần 20.000 liên đoàn tín dụng Mỹ không phảidự trữ bắt buộc Một sửa đổi nhỏ của đạo luật này vào năm 1983 là cho phéptài khoản ký thác mới mở trên thị trường tiền tệ không phải có một khoản tiềndự trữ bắt buộc nữa.

2 Đối với thị trường vốn

Như đã nói ở phần trên, theo quan điểm của tác giả thì thị trường vốn vàthị trường chứng khoán chỉ là một, vì vậy nghiên cứu những vấn đề pháp lýliên quan tới thị trường chứng khoán cũng là nghiên cứu những vấn đề pháp lýliên quan tới thị trường vốn Cơ quan đứng đầu quản lý thị trường chứng khoánở Mỹ đó là Uỷ Ban chứng khoán Mỹ - UBCK (SEC - US Securities andExchange Commission), được thành lập ngày 6/6/1934 sau sự sụp đổ của thịtrường năm 1929 UBCK Mỹ là cơ quan có tính độc lập cao đứng đầu là Chủtịch và 4 Uỷ viên hội đồng do Tổng thống bổ nhiệm với nhiệm kỳ 5 năm SECcó quyền lực rộng rãi từ việc ban hành các quy định, cấp phép kinh doanh, cấpphép thành lập sở giao dịch đến việc kiểm tra, giám sát và xử lý kỷ luật các chủthể tham gia thị trường Toàn bộ hoạt động của thị trường chứng khoán Mỹchịu sự điều tiết của các luật sau:

- Luật chứng khoán 1933

Đây là đạo luật cơ bản điều chỉnh mọi hoạt động trên thị trường chứngkhoán Mỹ Đạo luật được coi là đạo luật "trung thực với chứng khoán" Mục

tiêu của đạo luật này là: thứ nhất, tất cả các nhà đầu tư đều có quyền nhận được

mọi tin tức tài chính và tin tức quan trọng khác liên quan tới chứng khoán được

Trang 30

chào bán; thứ hai, nghiêm cấm mọi hành vi gian lận, lừa dối, nội gián trong

việc mua bán chứng khoán.

- Luật giao dịch chứng khoán 1934

Với đạo luật này, Quốc hội Mỹ chính thức cho ra đời UBCK Đạo luật nàytrao cho UBCK quyền quản lý mọi hoạt động trong ngành chứng khoán baogồm: quyền cho phép đăng ký kinh doanh, quyền điều tiết, quyền giám sát cáccông ty môi giới chứng khoán, các đại lý giao dịch, và đại lý thanh toán bù trừcũng như các tổ chức tự điều tiết (self regulatory organizations - SROs) Cácsở giao dịch chứng khoán như sở giao dịch chứng khoán New York, sở giaodịch chứng khoán Mỹ đều là SROs Hiệp hội các nhà bán buôn chứng khoánquốc gia (NASD - the National Association of Securities Dealers ) quản lý hệthống NASDAQ cũng là SRO Đạo luật này đồng thời trao cho UBCK quyềnxử phạt đối với các cơ quan điều tiết và những người liên quan tới họ Đạo luậtcũng cho phép UBCK có quyền yêu cầu các công ty có chứng khoán mua báncông khai cung cấp các bản báo cáo định kỳ.

- Luật công ty cổ phần 1935

Các công ty cổ phần có đại lý hoặc thông qua đại lý hoạt động trong lĩnhvực dịch vụ công cộng hoặc phân phối bán lẻ khí ga sản xuất hoặc tự nhiên đềuchịu sự điều tiết của luật này Các công ty này phải đưa ra các báo cáo trong đóđề cập đến tất cả các thông tin chi tiết liên quan tới cơ cấu tài chính, cơ cấu tổchức và hoạt động của công ty cũng như của các chi nhánh Các công ty cổphần phải tuân theo các quy định của UBCK về các vấn đề như: cấu trúc hệthống dịch vụ công cộng, các giao dịch giữa các công ty cổ phần dịch vụ côngcộng với nhau, các giao dịch tài chính và các vấn đề về mua bán chứngkhoán

- Luật tín thác 1939

Trang 31

Đạo luật này được áp dụng với các chứng khoán nợ như trái phiếu, giấynợ, và các giấy tờ được mua bán rộng rãi Thậm chí những chứng khoán đó cóđược đăng ký theo luật chứng khoán rồi thì nó vẫn chưa được mua bán rộng rãinếu chưa có thoả thuận giữa người phát hành chứng khoán và người cầm giữchứng khoán, hay còn gọi là tín thác Thoả thuận đó phải tuân thủ các quy địnhcủa luật này.

- Luật công ty đầu tư 1940

Luật này điều chỉnh hoạt động của các công ty như quỹ tương hỗ đầu tư.Các quỹ tương hỗ đầu tư thường tiến hành hoạt động đầu tư, tái đầu tư và buônbán chứng khoán hoặc có chứng khoán được buôn bán rộng rãi ra công chúng.Quy định này được đưa ra nhằm tối thiểu hoá xung đột về lợi ích phát sinhtrong các giao dịch phức tạp Luật này yêu cầu các công ty phải công bố tìnhhình tài chính, chính sách đầu tư cho các nhà đầu tư biết khi cổ phiếu đượcchào bán lần đầu tiên Mục đích của Luật công ty đầu tư là công khai hoá cácthông tin về quỹ, về mục tiêu đầu tư cũng như cấu trúc và hoạt động của côngty đầu tư Tuy nhiên, đạo luật này không cho phép UBCK trực tiếp kiểm soátcác quyết định hoặc hoạt động đầu tư của các công ty này hoặc quyết định giátrị đầu tư của họ.

- Luật tư vấn đầu tư 1940

Luật này điều tiết hoạt động của các nhà tư vấn đầu tư Đạo luật này quyđịnh các công ty và các luật sư muốn hoạt động trong lĩnh vực tư vấn đầu tư thìphải đăng ký với UBCK và tuân thủ các quy định bảo vệ quyền lợi của các nhàđầu tư

- Luật Sarbanes - Oxley 2002

Ngày 30 tháng 7 năm 2002 Tổng thống Mỹ Bush đã chính thức ban hànhluật Sarbanes - Oxley 2002 Đạo luật này được coi là cải tổ lớn nhất trong hoạtđộng kinh doanh Mỹ kể từ thời Tổng thống Franklin Delano Roosevelt Đạo

Trang 32

luật này đòi hỏi các doanh nghiệp có trách nhiệm nhiều hơn nữa trong việc báocáo tình hình tài chính, về gian lận kế toán và yêu cầu các doanh nghiệp phảilập "Ban kiểm soát kế toán công ty cổ phần - Public Company AccountingOversight Board - PCAOB" để kiểm soát các hoạt động kế toán trong công ty.

II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH MỸ

1 Thực trạng hoạt động thị trường ngoại hối Mỹ

Để mua hàng hoá dịch vụ từ nước ngoài hoặc đầu tư vào nước khác, điềuđầu tiên các công ty hoặc cá nhân thường làm đó là mua đồng tiền của nướcmà họ tiến hành giao dịch Nói chung nhà xuất khẩu thường muốn được trảbằng tiền nước mình hoặc bằng đồng đô la Mỹ, đồng tiền được chấp nhận trêntoàn thế giới.

1.1 Đặc điểm thị trường ngoại hối Mỹ

1.1.1Là thị trường ngoại hối lớn nhất thế giới

Thị trường ngoại hối Mỹ là thị trường lớn nhất và có tính thanh khoản caonhất trên thế giới Theo ước tính thì doanh số toàn cầu của thị trường ngoại hốiMỹ đạt mức khoảng 1.500 tỷ đô la Mỹ một ngày, gấp vài lần so với doanh sốthị trường trái phiếu Chính phủ Mỹ, thị trường lớn thứ hai thế giới Các thươngvụ của cá nhân từ 200 triệu đô la Mỹ tới 500 triệu đô la Mỹ là chuyện thườngxuyên Giá cả niêm yết thay đổi thường xuyên, cứ 20 lần một phút Theo ướctính thì tỷ giá hối đoái thay đổi 18.000 lần trong một ngày bình thường.

(Nguồn: www.ny.frb.org/education/addpub/usfxm/)

Với doanh số 1.500 tỷ đô la Mỹ một ngày thì quả thật không cần phải liệtkê ra con số lực lượng tham gia thị trường Gần hai phần ba tổng số giao dịchdiễn ra giữa những nhà bán buôn và với một phần ba tổng số giao dịch diễn ragiữa những nhà bán buôn với các khách hàng Một giao dịch ban đầu của nhàbán buôn thường kéo theo rất nhiều lần các giao dịch tiếp theo, đôi khi các giaodịch diễn ra trong khoảng thời gian rất dài do các nhà bán buôn thường phải

Trang 33

cân nhắc vị trí của mình để tự bảo hiểm cho mình, quản lý và tránh những rủiro có thể có Do đó, số lượng giao dịch với khách hàng của các nhà bán buônthường chiếm một tỷ lệ nhỏ so với tổng lượng giao dịch của họ.

Trong rất nhiều thị trường tài chính trên thế giới thì giao dịch ngoại hốidiễn ra nhiều nhất là ở Anh quốc mặc dù đồng tiền của quốc gia này - đồngbảng Anh - lại ít được mua bán hơn nhiều so với đồng tiền khác

Trang 34

Hình 2: Doanh số giao dịch ngoại hối trên thế giới

Nhật Bản10%Singapore

6%Thuỵ Sỹ

5%Hồng Kông

Các nước khác17%

Nguồn: www.ny.frb.org/education/addpub/usfxm/

Theo như bảng trên thì Anh quốc là nước chiếm tới gần 33% tổng doanhsố giao dịch ngoại hối toàn cầu, xếp thứ nhất, tiếp theo là Mỹ chiếm 17% vàđứng thứ ba là Nhật Bản với 10% Như vậy, ba trung tâm tài chính lớn nhất thếgiới ở châu Âu, châu Á và Tây bán cầu chiếm tới 60% tổng doanh số giao dịchngoại hối toàn cầu Đứng sau ba trung tâm tài chính khổng lồ này là Singaporevới 7% tổng số giao dịch toàn cầu.

Khối lượng giao dịch ngoại hối ở Anh phản ánh vị trí đáng nể của thànhphố London trên thị trường tài chính quốc tế và đây cũng là nơi có nhiều tổchức tài chính lớn nhất Theo thống kê thì có 213 tổ chức tài chính ở Anh tiếnhành các hoạt động kinh doanh ngoại hối thông qua Ngân hàng Trung ƯơngAnh, nhưng chỉ có 93 tổ chức tài chính ở Mỹ tiến hành các hoạt động kinhdoanh thông qua Quỹ dự trữ Liên bang.

Trong hoạt động kinh doanh ngoại hối, London không những được lợi vềvị trí địa lý gần với thị trường đồng Euro và gần các tổ chức tài chính lớn thế

Trang 35

giới mà London còn được lợi về vùng thời gian chuẩn (time zone) Ở London,các trung tâm tài chính mở cửa vào buổi sáng trong khi hàng loại các trung tâmtài chính ở Đông Âu và châu Á vẫn đang là buổi chiều muộn; tức là buổi chiềuhôm nay của London tương ứng với sáng sớm cùng ngày của thị trường BắcMỹ Do đó, London sẽ có nhiều giao dịch ngoại hối bằng đồng đô la Mỹ hơn làở Mỹ và nhiều giao dịch ngoại hối bằng đồng Euro hơn là ở Đức Tuy nhiên,đa số các giao dịch tiến hành ở London, khoảng 85% là do các tổ chức tàichính nước ngoài thực hiện, khoảng 49% là do các nhà bán buôn Mỹ tiến hànhnói cách khác gấp ba lần khối lượng giao dịch của các tổ chức tài chính Anh.

1.1.2 Là thị trường hoạt động 24/24 giờ

Trong vòng một phần tư thế kỷ qua, khái niệm thị trường hai tư giờ đã trởthành hiện thực Đâu đó trên hành tinh, các thị trường tài chính mở cửa kinhdoanh, các ngân hàng, các tổ chức tài chính mua đi bán lại đồng đô la và cácđồng tiền khác hàng giờ, hàng ngày và thậm chí hàng đêm Tại các trung tâmtài chính trên thế giới, khi thời gian làm việc trôi qua, nơi thì sắp đóng cửa, nơisắp mở cửa và bắt đầu hoạt động kinh doanh Thị trường ngoại hối cứ tiếp diễntheo dòng thời gian và theo vòng quay của mặt trời quanh trái đất.

Múi giờ quốc tế nằm ở phía tây Thái Bình Dương và các giao dịch sẽ bắtđầu ở các trung tâm tài chính châu Á Thái Bình Dương - đầu tiên ở Wellington,New Zealand, sau đó là Syney, Australia, Tokyo, Hong Kong, và Singapore.Một giờ sau đó, trong khi các thị trường này vẫn còn đang hoạt động ở khu vựcchâu Á thì công việc kinh doanh mới bắt đầu ở Bahrain và Đông Âu Sau cùng,khi công việc kinh doanh ở Tokyo sắp sửa kết thúc thì các thị trường ở châuÂu mới bắt đầu hoạt động Như vậy, vào đầu giờ chiều ở châu Âu thì công việckinh doanh ở New York và các trung tâm khác mới bắt đầu Kết thúc vòng thờigian này là vào giữa hoặc cuối giờ chiều của Mỹ, ngày tiếp theo bắt đầu ở khuvực châu Á Thái Bình Dương, thị trường đầu tiên bắt đầu hoạt động và quátrình như vậy lại bắt đầu.

Trang 36

Thị trường hai tư giờ tức là tỷ giá hối đoái và tình hình thị trường có thểthay đổi vào bất kỳ thời gian nào để theo kịp với những diễn biến có thể xảy raở bất kỳ nơi đâu Điều đó cũng có nghĩa là các nhà kinh doanh và các thànhviên thị trường phải cảnh giác với khả năng tỷ giá biến động mạnh trong thờigian nghỉ ở bất kỳ nơi nào trên thế giới Các tổ chức tài chính lớn thường phảithích nghi với tình hình thị trường như vậy và đưa ra hàng loạt các giải phápnhằm kiểm soát thị trường và tiến hành hoạt động kinh doanh trên cơ sở thịtrường hai tư giờ Có tổ chức tài chính tiến hành hoạt động ở New York, tổchức tài chính khác mở cửa hai tư giờ một ngày, tổ chức thì tiến hành hoạtđộng từ trụ sở này sang trụ sở khác và có thể có nhiều giải pháp nữa.

Tuy nhiên, hoạt động giao dịch ngoại hối không tiến hành trôi chảy nhưvậy Trong một ngày, có thể có thời gian giao dịch ngoại hối rất nhiều và có thểcó thời gian có rất ít giao dịch xảy ra Người bán thì muốn bán khi họ tiếp cậnđược với khối lượng người mua lớn nhất và người mua muốn mua khi họ tiếpcận được với khối lượng người bán lớn nhất.

Các giao dịch được tiến hành nhiều nhất khi cả thị trường Mỹ và thịtrường chính châu Âu đều mở cửa tức là vào buổi sáng New York và buổichiều London Ở New York gần hai phần ba các giao dịch ngoại hối trong ngàydiễn ra vào buổi sáng Các hoạt động giao dịch tiến hành rất ít ở New York vàogiữa hoặc cuối giờ chiều sau khi thị trường châu Âu đóng cửa và trước khi thịtrường Tokyo, Hồng Kông và Singapore mở cửa trở lại.

1.1.3 Là thị trường hoạt động của mạng lưới các thương gia

Thị trường ngoại hối Mỹ có rất ít các thương gia lớn kinh doanh ngoại hốivới khách hàng và với nhau Mà chủ yếu là các ngân hàng thương mại và ngânhàng đầu tư tiến hành hoạt động kinh doanh ngoại hối Các thương gia ngoạihối lớn thường phân tán ở nhiều nơi trên khắp thế giới và tiến hành các giaodịch ngoại hối với ngân hàng Bất kể trụ sở có ở đâu đi chăng nữa thì các tổ

Trang 37

chức này cũng liên kết chặt chẽ với nhau, hoặc thông qua điện thoại, hoặcthông qua máy tính hoặc thông qua các phương tiện thông tin đại chúng khác.

Theo thống kê của Ngân hàng thanh toán quốc tế (Bank of InternationalSettlements) thì mạng lưới các thương gia quốc tế có khoảng 2000 tổ chức, vàcó chừng 200 ngân hàng tạo lập thị trường

1.1.4 Đồng tiền được giao dịch nhiều nhất trên thị trường này làđô la Mỹ

Cho đến nay thì đồng đô la Mỹ là đồng tiền được mua bán nhiều nhất trênthế giới Đồng đô la Mỹ là một trong hai đồng tiền được sử dụng trong hơn87% các giao dịch ngoại hối, tương đương với khoảng 1.300 tỷ đô la Mỹ mộtngày Việc đồng tiền đô la Mỹ được sử dụng rộng rãi như vậy một phần là do:đó là đồng tiền "đầu tư" trên thị trường vốn, là đồng tiền "dự trữ" mà các ngânhàng Trung Ương thường nắm giữ, là đồng tiền "giao dịch" ở thị trường hànghoá, là đồng tiền ghi trong "hoá đơn" trong các hợp đồng mua bán quốc tế, làđồng tiền "can thiệp" mà các tổ chức tiền tệ quốc tế hay sử dụng.

Hơn thế nữa, đô la Mỹ còn là đồng tiền yết giá trong các giao dịch ngoạihối, là đồng tiền phải sử dụng do sức ép thương mại và tài chính Thực tếthương mại cho thấy các giao dịch ngoại hối giữa hai đồng tiền với nhauthường phải thông qua đồng tiền thứ ba như là một đồng tiền yết giá chứ ít khihai đồng tiền trực tiếp trao đổi với nhau (trừ những ngoại tệ mạnh với nhau).Đồng tiền được sử dụng làm đồng tiền yết giá nhiều nhất là đồng đô la Mỹ,mặc dù giữa những năm 90 đồng Mác Đức (nay là đồng Euro) cũng đã trởthành đồng tiền yết giá đặc biệt là ở châu Âu.

Do đó, các nhà kinh doanh muốn đổi đồng tiền này sang đồng tiền khác,giả sử muốn đổi từ đồng rupiah của Indonesia sang đồng peso của Philipin sẽphải bán đồng rupiah để mua đô la Mỹ và sau đó bán đô la Mỹ để mua peso.Mặc dù như vậy sẽ phải tiến hành hai thương vụ chứ không phải một song cách

Trang 38

trao đổi này vẫn được ưa chuộng hơn bởi vì thị trường đồng đô la Mỹ so vớiđồng rupiah Indonesia và thị trường đồng đô la Mỹ so với đồng peso Philipincó tính lỏng cao hơn và có hoạt động sôi nổi hơn là thị trường chỉ có đồngrupiah Indonesia và đồng peso Philipin Bằng việc sử dụng đồng đô la Mỹ hoặcđồng tiền khác như là đồng tiền yết giá các ngân hàng và các thành viên thịtrường ngoại hối có thể chỉ cần giữ đồng tiền đó thôi mà không cần một lúc giữquá nhiều đồng tiền của nhiều nước khác nhau

Đồng đô la Mỹ trở thành đồng tiền yết giá quan trọng kể từ khi có hệthống ngang giá tiền tệ Bretton Woods Hệ thống này đòi hỏi các nước phảituân thủ quy định tỷ giá của IMF bằng việc mua đi và bán lại đồng đô la Mỹ đểduy trì trạng thái ngang giá tiền tệ giữa đồng tiền nước đó với đồng đô la Mỹ.Đồng đô la Mỹ trở thành đồng tiền yết giá rất tiện lợi không chỉ vì vai trò nòngcốt của nó trong hệ thống tỷ giá hối đoái và được sử dụng rộng rãi trong dự trữngoại hối mà còn bởi vì đô la Mỹ có tính lỏng rất cao trên các thị trường tàichính.

Khi đồng Euro ra đời thì các nhà kinh doanh trở nên quan tâm nhiều hơntới tỷ giá với đồng tiền nước họ với đồng tiền Euro hơn là tới đồng đô la Mỹ.Là đồng tiền yết giá và được sử dụng trong các giao dịch chéo, đồng Eurochiếm tới 30% doanh số giao dịch ngoại hối toàn cầu Tuy cao hơn đồng YênNhật (đứng thứ ba với 21% doanh số giao dịch ngoại hối toàn cầu) và đồngBảng Anh (đứng thứ tư với 11% doanh số giao dịch ngoại hối toàn cầu) songcon số này vẫn còn thua xa con số 87% doanh số giao dịch ngoại hối toàn cầucủa đồng đô la Mỹ (tính cả các giao dịch giữa đồng đô la Mỹ với đồng Euro vàđồng Yên Nhật)

1.1.5Là thị trường OTC

Từ những năm 1970, các ngân hàng ở Mỹ đã tiến hành "qua quầy" (over the -counter) các giao dịch ngoại hối ở nhiều nơi khác nhau thông qua điệnthoại và telex Từ đó trở đi, ở Mỹ thị trường OTC đã trở thành một loại thị

Trang 39

-trường để tiến hành các giao dịch ngoại hối Khi tiến hành thương lượng vàmua bán ngoại hối, các ngân hàng thương mại ở Mỹ không cần phải có bất kỳmột giấy phép nào hay sự cho phép nào của cơ quan Nhà nước Tương tự nhưvậy các công ty chứng khoán và công ty môi giới cũng không cần sự cho phépcủa Uỷ ban chứng khoán (SEC) hoặc bất kỳ một tổ chức nào để tiến hành hoạtđộng giao dịch ngoại hối Hai bên có thể thương lượng với nhau mọi điềukhoản mà pháp luật cho phép, và phải tuân thủ luật thương mại điều chỉnh hoạtđộng kinh doanh ở Mỹ.

Đến nay ở Mỹ chưa có một văn bản pháp luật chính thức nào quy định giờgiấc hay các điều kiện mua bán trên thị trường OTC Các điều khoản mua bánchủ yếu do các thành viên thị trường tự quyết định Hiện tại cũng chưa có mộttập quán thị trường chính thức được mọi người công nhận Tuy nhiên, Uỷ banngoại hối Mỹ (Foreign Exchange Committee) - một tổ chức độc lập trực thuộcngân hàng dự trữ Liên bang New York trong đó bao gồm các đại diện của cácthành viên của thị trường ngoại hối - đã đưa ra và cập nhật báo cáo "Hướng dẫngiao dịch ngoại hối" (Guidelines for foreign exchange trading) Báo cáo nàynhằm làm rõ các tập quán chung của thị trường và đưa ra "những khuyến nghị"liên quan tới hoạt động kinh doanh, và các vấn đề khác Bản báo cáo này là tàiliệu tham khảo cho các thành viên thị trường nhằm thúc đẩy sự phát triển củathị trường ngoại hối Mỹ.

Thị trường OTC chiếm trên 90% tổng giao dịch ngoại hối ở Mỹ, bao gồmcả giao dịch truyền thống như giao ngay, kỳ hạn, hoán đổi ngoại hối và cả cácgiao dịch mới có như quyền chọn tiền tệ, hoán đổi tiền tệ

1.2 Các nghiệp vụ trên thị trường ngoại hối Mỹ

Trên thị trường ngoại hối Mỹ nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ là nghiệp vụđược tiến hành nhiều nhất với trên 50% tổng doanh số giao dịch Sở dĩ nghiệpvụ này được thực hiện nhiều như vậy là do tính năng động, tiện lợi của nó Các

Trang 40

nhà kinh doanh Mỹ thường xuyên trao đổi mua bán hàng hoá với nhau bằngUSD song để tiến hành sản xuất, đầu tư nước ngoài thì lại cần đồng ngoại tệkhác Điều này dẫn đến nhu cầu cần ngoại tệ trong một khoảng thời gian nàysong lại cần nội tệ trong khoảng thời gian khác mà không ảnh hưởng tới lợinhuận kinh doanh Và nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ đã đáp ứng được nhu cầunày, nó cho phép các thành viên trao tiền cho nhau trong một khoảng thời giannhất định và đồng ý đổi ngược lại vào một thời điểm nào đó sau này

Hình 3: Bảng thị phần các nghiệp vụ trên thị trường ngoại hối Mỹ năm 2001

Kỳ hạn và tương lai

Giao ngay32%Quyền chọn

4%Hoán đổi

ngoại hối53%

Nguồn: www.ny.frb.org/education/addpub

Nghiệp vụ có doanh số giao dịch lớn thứ hai là nghiệp vụ giao ngay vớitrên 30% tổng số giao dịch trên thị trường ngoại hối Nghiệp vụ này cũng đãđáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhấtđịnh song ẩn chứa trong nó là rủi ro về tài chính do biến động về tỷ giá.

Rủi ro tỷ giá trong nghiệp vụ mua bán ngoại hối giao ngay

Chẳng hạn tháng 10 một công ty Mỹ đặt mua một cái máy của một côngty Nhật Bản.

Ngày đăng: 06/12/2012, 08:47

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: Sơ đồ dịch chuyển vốn - Thị trường tài chính Mỹ và bài học kinh nghiệm cho việc phát triển thị trường tài chính Việt Nam
Hình 1 Sơ đồ dịch chuyển vốn (Trang 6)
Hình 2: Doanh số giao dịch ngoại hối trên thế giới - Thị trường tài chính Mỹ và bài học kinh nghiệm cho việc phát triển thị trường tài chính Việt Nam
Hình 2 Doanh số giao dịch ngoại hối trên thế giới (Trang 34)
Hình 3: Bảng thị phần các nghiệp vụ trên  thị trường ngoại hối Mỹ năm 2001 - Thị trường tài chính Mỹ và bài học kinh nghiệm cho việc phát triển thị trường tài chính Việt Nam
Hình 3 Bảng thị phần các nghiệp vụ trên thị trường ngoại hối Mỹ năm 2001 (Trang 40)
Bảng 1: Doanh số giao dịch của các công cụ thị trường tiền tệ Mỹ 2000 - 2002 - Thị trường tài chính Mỹ và bài học kinh nghiệm cho việc phát triển thị trường tài chính Việt Nam
Bảng 1 Doanh số giao dịch của các công cụ thị trường tiền tệ Mỹ 2000 - 2002 (Trang 45)
Qua các chỉ số thị trường cổ phiếu (bảng) có thể thấy quy mô thị trường cổ phiếu của các nước còn cách xa quy mô thị trường cổ phiếu của Mỹ về giá  trị phát hành, doanh số giao dịch cũng như số lượng công ty niêm yết - Thị trường tài chính Mỹ và bài học kinh nghiệm cho việc phát triển thị trường tài chính Việt Nam
ua các chỉ số thị trường cổ phiếu (bảng) có thể thấy quy mô thị trường cổ phiếu của các nước còn cách xa quy mô thị trường cổ phiếu của Mỹ về giá trị phát hành, doanh số giao dịch cũng như số lượng công ty niêm yết (Trang 57)
Bảng 2: Chỉ số thị trường cổ phiếu - Thị trường tài chính Mỹ và bài học kinh nghiệm cho việc phát triển thị trường tài chính Việt Nam
Bảng 2 Chỉ số thị trường cổ phiếu (Trang 57)
Điển hình là một vài trường hợp cá biệt như   mức   lợi   nhuận   của   Intel,   nhà   sản   xuất  "chip" lớn nhất thế giới, tăng gấp đôi so với một  quý trước đó, lợi nhuận của công ty môi giới  Merrill   Lynch   tăng   50%,   công   ty   tài   c - Thị trường tài chính Mỹ và bài học kinh nghiệm cho việc phát triển thị trường tài chính Việt Nam
i ển hình là một vài trường hợp cá biệt như mức lợi nhuận của Intel, nhà sản xuất "chip" lớn nhất thế giới, tăng gấp đôi so với một quý trước đó, lợi nhuận của công ty môi giới Merrill Lynch tăng 50%, công ty tài c (Trang 59)
Bảng 3: Quy mô phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam - Thị trường tài chính Mỹ và bài học kinh nghiệm cho việc phát triển thị trường tài chính Việt Nam
Bảng 3 Quy mô phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam (Trang 63)
Bảng 4: Bảng kết quả hoạt động của thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc qua NHNN - Thị trường tài chính Mỹ và bài học kinh nghiệm cho việc phát triển thị trường tài chính Việt Nam
Bảng 4 Bảng kết quả hoạt động của thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc qua NHNN (Trang 66)
Bảng 5: Doanh số giao dịch qua trung tâm thị trường liên ngân hàng - Thị trường tài chính Mỹ và bài học kinh nghiệm cho việc phát triển thị trường tài chính Việt Nam
Bảng 5 Doanh số giao dịch qua trung tâm thị trường liên ngân hàng (Trang 67)
Bảng 6: Doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng - Thị trường tài chính Mỹ và bài học kinh nghiệm cho việc phát triển thị trường tài chính Việt Nam
Bảng 6 Doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng (Trang 67)
Bảng 7: Tỷ trọng doanh số mua bán ngoại tệ của các tổ chức tín dụng - Thị trường tài chính Mỹ và bài học kinh nghiệm cho việc phát triển thị trường tài chính Việt Nam
Bảng 7 Tỷ trọng doanh số mua bán ngoại tệ của các tổ chức tín dụng (Trang 68)
Tín dụng ngân hàng là hình thức huy động vốn chủ yếu của các doanh nghiệp Việt Nam. Song cho tới nay, khả năng tiếp cận và chất lượng tín dụng  ngân hàng vẫn là vấn đề nổi cộm nhất, thể hiện qua độ sâu tài chính không cao,  việc phân bổ tín dụng còn thiên - Thị trường tài chính Mỹ và bài học kinh nghiệm cho việc phát triển thị trường tài chính Việt Nam
n dụng ngân hàng là hình thức huy động vốn chủ yếu của các doanh nghiệp Việt Nam. Song cho tới nay, khả năng tiếp cận và chất lượng tín dụng ngân hàng vẫn là vấn đề nổi cộm nhất, thể hiện qua độ sâu tài chính không cao, việc phân bổ tín dụng còn thiên (Trang 69)
Bảng 8: Tình hình phát hành giấy tờ có giá của các tổ chức tín dụng - Thị trường tài chính Mỹ và bài học kinh nghiệm cho việc phát triển thị trường tài chính Việt Nam
Bảng 8 Tình hình phát hành giấy tờ có giá của các tổ chức tín dụng (Trang 69)
Bảng 9: Doanh số hoạt động của các nghiệp vụ  trên thị trường tiền tệ của NHNN - Thị trường tài chính Mỹ và bài học kinh nghiệm cho việc phát triển thị trường tài chính Việt Nam
Bảng 9 Doanh số hoạt động của các nghiệp vụ trên thị trường tiền tệ của NHNN (Trang 72)
Bảng 10: Tổng hợp cổ phiếu của các công ty niêm yết - Thị trường tài chính Mỹ và bài học kinh nghiệm cho việc phát triển thị trường tài chính Việt Nam
Bảng 10 Tổng hợp cổ phiếu của các công ty niêm yết (Trang 74)
Bảng 11: Chỉ số VN-index tại một số thời điểm - Thị trường tài chính Mỹ và bài học kinh nghiệm cho việc phát triển thị trường tài chính Việt Nam
Bảng 11 Chỉ số VN-index tại một số thời điểm (Trang 76)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w