0
Tải bản đầy đủ (.doc) (92 trang)

Ma trận SWOT tổng quát.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ HÀNG TIÊU DÙNG Ở VN HIỆN NAY VÀ VẤN ĐỀ LIÊN KẾT. (Trang 59 -70 )

- Tình trạng cầu của ngành:

Ma trận SWOT tổng quát.

S ( Strong) Thế mạnh của các doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng Việt Nam.

Am hiểu thị hiếu và thói quen tiêu dùng của khách hàng.

Các doanh nghiệp trong nước có lợi thế của chủ nhà, nếu coi thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng là điểm đến thì các doanh nghiệp nội có lợi thế của kẻ đến trước, kinh nghiệm kinh doanh thực tế và sau một thời gian dài tiếp xúc với khách hàng thì họ là những người hiểu rất rõ thị hiếu và thói quen tiêu dùng của người Việt Nam. Mặt khác thói quen tiêu dùng lại chịu ảnh hưởng lớn của yếu tố văn hoá – xã hội. Là người Việt Nam, sinh ra và lớn lên trong môi trường văn hoá ấy, chắc chắn những nhà hoạch định chiến lược của các doanh nghiệp trong nước phải am hiểu về môi trường văn hoá Việt Nam, những giá trị truyền thống lịch sử, những thói quen, nếp sống và quan niệm sống của người Phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng và những điều này ảnh hưởng đến thói quen tiêu dùng như thế nào, có tác động như thế nào đến thị hiếu của người tiêu dùng Việt Nam. Xu hướng thay đổi phong cách sống và sự tiếp cận những nền văn hoá mới có tác động như thế nào đến nhu cầu tiêu dùng? sở thích của người tiêu dùng…. Khi nắm bắt được xu hướng biến đổi của nhu cầu có nghĩa rằng đã có trong tay ½ chiến thắng.

Ngược lại đối với các doanh nghiệp nước ngoài thì vấn đề này luôn là một bài toán khó. Có thể họ mất rất nhiều thời gian và công sức cho các cuộc điều tra, có thể họ biết được những thói quen và sở thích của người Việt Nam nhưng để hiểu và có thể sử dụng thành công thì rất khó vì họ đứng trên quan điểm những sở thích của họ, những thói quen của họ và tôn trọng những giá trị văn hoá của quê hương họ chứ không phải vị thế của một người Việt Nam để nhìn nhận thị trường.

Không ai có thể hiểu người Việt bằng người Việt và nếu có một sự lựa chọn công bằng cho hai phần giá trị, hai phần lợi ích bằng nhau thì chắc chắn

người tiêu dùng Việt Nam sẽ chọn cho mình điểm đến là các doanh nghiệp Việt Nam.

Am hiểu về hệ thống phân phối nội tại.

Kinh doanh trong ngành một thời gian không phải ngắn, hầu hết các doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng cần nắm được các lực lượng cạnh tranh của mình một cách rõ rang. Am hiểu về hệ thống phân phối nội tại có nghĩa là nắm bắt được phân khúc thị trường và những phương thức phân phối của các đối thủ cạnh tranh hiện tại, nắm băt được khu vực có tiềm năng tiêu thụ cao, khu dân cư mới hoặc khu dân cư có mức sống tăng nhanh, khu vực tăng trưởng kinh tế nhanh và khu dân cư có nhu cầu cao…. Và cũng là nắm bắt được đặc điểm của các nhà cung ứng địa phương….

Những năm gần đây kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh, cùng với những chính sách quy hoạch của nhà nước thì thường xuyên xuất hiện những khu chung cư mới, hoặc những thành phố, tỉnh lẻ phát triển nhanh và lượng dân cư lớn có nhu cầu tiêu dùng cao nhưng chưa có một hệ thống phân phối chuyên nghiệp và quy mô để phục vụ nhu cầu đó. Nhạy bén nắm bắt được điều này để chủ động mở rộng thị trường đối với các doanh nghiệp trong nước là một cơ hội rất lớn. Một thị trường với vài ba trăm ngàn công nhân và một lượng cư dân ổn định nhiều gấp 5 - 6 lần sẽ là lượng khách hàng chiến lược và tiềm năng cho các siêu thị

Do thị hiếu tiêu dùng và khẩu vị của người Việt Nam mà những đặc sản địa phương là những mặt hàng thực phẩm thường được người Việt Nam lựa chọn hơn là thực phẩm nhập khẩu từ nước ngoài. Gần đay đặc sản địa phương “lên ngôi “ và được tiêu thụ rất mạnh. Hiện nay, ngoài một số sản phẩm tiêu dùng có tiếng như: Vinacafé Biên Hòa, Nestlé, Happy Cook, đường Biên Hòa, bánh kẹo Bibica, bột ngọt Vedan, Ajinomoto; nước uống Dona Newtower, Interfood; sản phẩm hạt điều Donafoods, giò chả Dolico... của các nhà sản xuất tại các KCN ở

Đồng Nai, người ta còn thấy kẹo Yến Nhi, Yến Nhung; bưởi và rượu bưởi Tân Triều; bánh chưng Hố Nai, Tân Phong; Scafé... cũng đã xuất hiện trong các siêu thị Metro, Co.opMart, BigC, VinatexMart….Đây lại là lợi thế của các doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng nội và các doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng hang tiêu dùng đi trước. Họ hiểu biết về hang hoá và nguồn cung cấp các mặt hang này với chất lượng cao và giá thành hợp lý. Nếu nhanh tay, nhà bán lẻ hàng tiêu dùng xác định tầm quan trọng và định hướng liên kết với người cung cấp để là người cung cấp độc quyền thì đây có thể trở thành lợi thế tuyệt đối cho doanh nghiệp.

W (Weak ) Điểm yếu của các doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng Việt Nam.

Yếu về nguồn lực (tài chính)

Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng nội đều hoạt động trong một quy mô manh mún, nhỏ lẻ, cơ sở vật chất thô sơ, phát triển chậm; phương thức kinh doanh bán lẻ hàng tiêu dùng còn sơ khai (kể cả trong cách tiếp thị, điều tra người tiêu dùng còn chưa nhạy bén ).

Yếu về kinh nghiệm quản lý.

Hệ thống bán lẻ hàng tiêu dùng còn thiếu tính chuyên nghiệp do thiếu thời gian chuyển tiếp từ hệ thống bán lẻ hàng tiêu dùng bao cấp sang hệ thống phục vụ hiện đại. Cùng với đó là dịch vụ còn yếu kém, không đồng bộ và việc tổ chức cung ứng hàng hoá phải phụ thuộc nhiều vào các nhà sản xuất và doanh nghiệp bán buôn.

Yếu trong quan hệ với khách hàng và nhà cung ứng.

Các doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng trong nước thường có tư tưỏng làm ăn chộp giật, thời cơ, chưa tính đến lợi ích lâu dài, chưa có một chiến lược phát triển

dài hạn. Chính điều này đã làm mất dần hình ảnh của doanh nghiệp trong tiềm thức người tiêu dùng, trong quan hệ với khách hàng thì thiếu trung thực, chỉ biết đến lợi ích của bản than mà quên đi lợi ích khách hàng. Đây là sai lầm cơ bản nhất của doanh nghiệp. Khách hàng luôn là những người có đấnh giá khách quan, họ sẽ tìm đến với người thoả mãn tốt hơn nhu cầu của họ, mang cho họ lợi ích tốt hơn với chi phí thấp hơn. Khi doanh nghiệp quên đi nguyên lý “khách hàng luôn đúng “ thì họ không thể kinh doanh thành công.

Đối với nhà cung ứng, với quy mô nhỏ bé, manh mún, mức tiêu thụ thấp thì sức mạnh của doanh nghiệp trong thương lượng với nhà cung ứng cũng không thể cao. Hơn nữa với lối làm ăn thiếu tính chiến lược, thiếu bài bản, không tính đến lợi ích lâu dài, không xá định một quan hệ làm ăn lâu dài thì các doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng nội không thể có một mối quan hệ tốt với người cung ứng.

O (Opportunity) Cơ hội của các doanh nghiệp.

Tiếp cận phong cách quản lý hiện đại.

Hoà nhập vào một môi trường mới, một môi trường lớn, một môi

trường năng động thì cơ hội học hỏi, tiếp thu những cái mới của người Việt nam nói chung và ccá doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng Việt Nam nói riêng là rất lớn. Đối với các doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng nội địa thì đây là một cơ hội lớn để học tập và vận dụng đổi mới phong cách quản lý đầy bất cập hiện tại. Chỉ khi có một cơ chế quản lý hiện đại, năng động và phù hợp với xu thế phát triển của xã hội thì mới có thể tạo động lực cho doanh nghiệp phát triển và phát triển mạnh hơn.

Tiếp cận với những nguồn hàng hoá phong phú và có thể nhập khẩu hàng hoá với giá rẻ hơn.

Hội nhập có nghĩa là hang rào thuế quan sẽ được hạ thấp, tạo lực hút dòng hang hoá từ nơi có chi phí sản xuất thấp đến nơi có chi phí sản xúât cao, nguồn hang hoá sẽ đa dạng về mẫu mã, phong phú về chất lượng. Cạnh tranh tăng lên giữa các nhà sản xuất và cung ứng đầu vào tạo cơ hội cho các doanh nghiẹp bán lẻ hàng tiêu dùng có cơ hội mua được hang hoá với chất lượng tốt hơn và với giá rẻ hơn.

T ( Threat) Nguy cơ đe doạ các doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng Việt Nam.

Mất thị phần vào tay đối thủ cạnh tranh.

Khi có thêm những đối thủ mới xuất hiện trong cuộc cạnh tranh thì việc chia sẻ thị trường là việc khó tránh khỏi, nhất là khi những đối thủ mới gia nhập này lại có lợi thế hơn hẳn các doanh nghiệp hiện tại trong nghành. Ngoài những yếu tố truyền thống như kinh nghiệm, tiềm lực tài chính - thì họ đã tạo ra một luật chơi rất công bằng với người tiêu dùng Việt Nam mà các doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng trong nước chưa hề làm: Đưa ra giá cả phù hợp nhằm tạo cơ hội cho người tiêu dùng mua được nhiều hàng hóa hơn, đồng thời tăng khả năng bán hàng của mình gấp nhiều lần so với doanh nghiệp Việt Nam. Hơn thế, trong khi các đại gia kinh doanh bán lẻ hàng tiêu dùng nước ngoài chỉ tập trung vào khâu phân phối, bán hàng theo hướng chuyên nghiệp thì phần nhiều các doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ hàng tiêu dùng và dịch vụ tiêu dùng trong nước lại ôm đồm thêm chức năng sản xuất, và theo các chuyên gia kinh tế thì “nhiều nghề sẽ yếu nghề”, nghĩa là khâu kinh doanh đầu ra sẽ kém hiệu quả

Thực tế đã có nhiều tập đoàn bán lẻ hàng tiêu dùng lớn của nước ngoài đang bắt đầu “làm mưa, làm gió” trên thị trường tiêu dùng trong nước. Như hệ thống gần 10 đại siêu thị của tập đoàn Metro Cash&Carry (Đức) trong cả nước đang kinh doanh bán buôn bán lẻ hàng tiêu dùng 15.000 mặt hàng các loại với giá

thấp hơn các siêu thị trong nước 10 - 15%, cùng với các đại gia khác như Bourbon (Pháp), Parkson (Malaysia), Zen Plaza (Hàn Quốc)... đã “nẫng” từ tay các doanh nghiệp kinh doanh hệ thống siêu thị gần 60% lượng khách hàng.

II. Thực trạng liên kết các doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng hiện nay.

1. Liên kết các nhà bán lẻ hàng tiêu dùng bằng hình thức hiệp hội.

Như đã trình bày ở chương I, ta có thể nhận thấy rõ ràng liên kết là một hoạt động phù hợp với quy luật khách quan và mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi thế mới. Một trong các hình thức liên kết được áp dụng với quy mô lớn ở Việt Nam là hiệp hội. Ngày 05/09/2007 Bộ Nội Vụ ra quyết định 1159/QĐ – BNV về việc thành lập hiệp hội các doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng với 130 thành viên là các cá nhân, doanh nghiệp và các tổ chức đang hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ hàng tiêu dùng.

Hiệp hội các nhà bán lẻ hàng tiêu dùng ra đời thông qua việc kết nối các nhà bán lẻ hàng tiêu dùng Việt Nam, tạo nên sức mạnh tập thể cho các nhà bán lẻ hàng tiêu dùng có thể tự bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình trong bối cảnh làn sóng gia tăng mạnh mẽ các nhà bán lẻ hàng tiêu dùng lớn của thế giới đầy kinh nghiệm và tiềm lực tài chính tại thị trường Việt Nam. Các hoạt động của hiệp hội sẽ tập trung nâng cao năng lực cho các nhà bán lẻ hàng tiêu dùng Việt Nam từng bước hình thành một hệ thống bán lẻ hàng tiêu dùng Việt Nam với quy mô lớn và mang tính chuyên nghiệp cao theo hướng liên kết các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ hàng tiêu dùng. Hiệp hội cũng sẽ phát huy vai trò của mình trong việc tham gia với các cơ quan quản lý Nhà nước trong quá trình hoạch định cơ chế, chính sách có liên quan đến loại hình kinh doanh bán lẻ hàng tiêu dùng nhằm tạo một môi trường cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng trong thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng.

Hiệp hội bán lẻ hàng tiêu dùng cần phải tập trung chú ý 3 mục tiêu: Hiệp hội bán lẻ hàng tiêu dùng phải đại diện cho các nhà bán lẻ hàng tiêu dùng trong nước xây dựng hệ thống phân phối nội địa có vị thế mạnh và chiếm được thị phần lớn. Điều đó sẽ hỗ trợ tích cực cho nền sản xuất nhỏ lẻ của Việt Nam.

Hiệp hội phải đại diện cho các nhà bán lẻ hàng tiêu dùng đề xuất những chính sách có liên quan đến loại hình kinh doanh bán lẻ hàng tiêu dùng nhằm tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng trong thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng đối với Chính phủ và các bộ ngành có liên quan như Bộ Công thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan tài chính Chính phủ cần phải khẩn trương xem xét các chính sách cụ thể hơn để phát triển tổng thể ngành công nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng trong nước.

Trong tất cả các ngành công nghiệp trên thế giới thì công nghiệp phân phối bán lẻ hàng tiêu dùng chỉ đứng sau ngành công nghiệp chế tạo, và có phạm vi tác động trực tiếp đến hàng chục triệu dân, ảnh hưởng đến GDP. Vì vậy cần sự tập trung chính sách vĩ mô để phát triển

Việt Nam hiện đang được xếp hạng thứ 4 về sức hấp dẫn đối với thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng, có sức mua tăng nhanh, ngày càng thu hút sự tham gia đầu tư của các DN nước ngoài. Việc thành lập Hiệp hội các nhà bán lẻ hàng tiêu dùng Việt Nam là một động thái tích cực để thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp phân phối trong nước, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, phát triển lĩnh vực dịch vụ bán lẻ hàng tiêu dùng thành hệ thống bán lẻ hàng tiêu dùng Việt Nam có uy tín trong toàn quốc và trên trường quốc tế.

2. Một số hình thức liên kết khác của các nhà bán lẻ hàng tiêu dùng Việt Nam hiện nay.

Đối mặt với sự cạnh tranh được dự báo là sẽ rất quyết liệt phía trước, các nhà phân phối Việt Nam không thể khoanh tay đứng nhìn những "kẻ hùng

mạnh" đến từ nước ngoài thâu tóm thị trường. Để đối phó với những tập đoàn lớn, hùng mạnh về tài chính, dày dạn kinh nghiệm thương trường quốc tế, các nhà phân phối trong nước quyết định bắt tay liên kết để tăng sức mạnh và mở rộng mạng lưới hoạt động.

Khởi đầu chiến lược liên kết này là sự ra đời của Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển hệ thống phân phối (VDA) với sự góp mặt của bốn nhà phân phối lớn nhất trong ngành bán lẻ hàng tiêu dùng Việt Nam gồm Tổng công ty thương mại Sài Gòn, Tổng công ty thương mại Hà Nội, Liên hiệp HTX thương mại thành phố Hồ Chí Minh và Công ty TNHH Phú Thái.

Với vốn ban đầu 600 tỷ đồng và cả 4 thành viên sáng lập đều là những doanh nghiệp có thế mạnh về thương hiệu, về kinh nghiệm quản lý, có một mạng lưới bán lẻ hàng tiêu dùng quen thuộc với đa số người tiêu dùng trong nước, VDA không phải là quá tham vọng khi đặt mục tiêu trở thành tập đoàn bán lẻ hàng tiêu dùng số một ở thị trường nội địa, có khả năng cạnh tranh với các nhà phân phối hàng đầu thế giới khi Việt Nam mở cửa.

Sự ra đời của VDA được đánh giá là bước đi tích cực của các doanh nghiệp phân phối trong nước trong việc củng cố sức mạnh cạnh tranh trong hệ thống bán lẻ hàng tiêu dùng. Đáp ứng được lợi ích của người tiêu dùng, của nhà bán lẻ hàng tiêu dùng và phải đáp ứng được lợi ích chung của toàn xã hội.

Trên thực tế các doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng nội địa đang dần có dấu hiệu xích lại gần nhau để hợp tác cùng kinh doanh chung một mặt bằng (Satra, Hapro, Saigon Co.op và Phú Thái đã liên kết thành VDA; Hapro và

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ HÀNG TIÊU DÙNG Ở VN HIỆN NAY VÀ VẤN ĐỀ LIÊN KẾT. (Trang 59 -70 )

×