Một số đề thi tư pháp

5 912 0
Một số đề thi tư pháp

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Một số đề thi tư pháp

ĐỀ THI : PHÁP QUỐC TẾ Khoa: Luật Quốc Tế - Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh Thời gian: 75’ Câu 1: Những nhận định sau đây đúng sai? Tại sao a) Khi giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài Tòa án chỉ áp dụng quy phạm xung đột trong pháp luật nước mình. b) Khi áp dụng quy phạm xung đột để giải quyết xung đột pháp luật thì quy phạm pháp luật xung đột sẽ dẫn chiếu đến quy phạm thực chất hoặc quy phạm pháp luật trong nước. c) Tố tụng có yếu tố nước ngoài là tố tụng áp dụng để giải quyết các quan hệ có yếu tố nước ngoài. d) Việc áp dụng pháp luật nước ngoài là kết quả của việc áp dụng quy phạm xung đột để chọn luật áp dụng. Câu 2: Anh A là công dân VN, ký hợp đồng lao động với công ty B là công ty VN trong thời hạn 02 năm làm kỹ sư xây dựng cho một công trình xây dựng của cty B đang thi công tại Lào. Trong thời gian đang làm việc tại Lào, anh A gây ra tai nạn giao thông gây thiệt hại cho ô tô do một công dân VN khác đang điều khiển. Ô tô này công dân VN thuê của một chi nhánh hoạt động tại Lào của công ty du lịch có trụ sở chính tại Thái Lan. Cũng trong thời gian công tác tại Lào anh A có thuê một căn nhà để ở, sau đó giữa Anh A và chủ sở hữu nhà phát sinh tranh chấp về tiền thuê nhà và việc anh A gây hư hại một số thiết bị trong nhà. Chủ nhà đã khởi kiện anh A tại Tòa án Lào yêu cầu bồi thường thiệt hại. Trong các quan hệ trên, quan hệ nào là quan do Pháp quốc tế VN điều chỉnh? Tại sao? ( Chỉ rõ yếu tố nước ngoài trong quan hệ đó) Câu 3: Nhận xét và giải quyết tình huống sau đây: A là công dân Hoa Kỳ, thường trú tại VN. A có tài sản gồm nhà ở VN, tiền mặt tại Pháp, ô tô taị Anh. Ngoài ra A còn có một số cổ phiếu đầu tại VN, Trong một chuyến đi công tác tại Nga. A mất do tai nạn ô tô, không kịp để lại di chúc. Hãy giải quyết vấn đề thừa kế của A đối với số di sản biết rằng A có vợ và con hiện đang là công dân Hoa Kỳ nhưng tất cả đều từ chối di sản của A. ĐỀ THI MÔN TPQT HPI Lớp QT31B: Thời gian 75: Câu 1: Nhận định (4 điểm) 1. Các bên có quyền chọn luật để điều chỉnh tất cả các quan hệ TPQT mà các bên tham gia. 2. Khi giải quyết các tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài, nếu pháp luật của nước có tòa án giải quyết tranh chấp đó có quy phạm xung đột dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật nước ngoài thì pháp luật nước ngoài đương nhiên được áp dụng. 3. Tất cả các tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài đều thuộc thẩm quyền xét xử của tòa án VN. 4. Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài khi có hiệu lực theo pháp luật của nước có Tòa án đã tuyên sẽ đương nhiên được công nhận và cho thi hành tại VN. Câu 2: (6 điểm) Thương nhân A (quốc tịch VN, có trụ sở thương mại tại VN) ký kết một hợp đồng mua của thương nhân B (quốc tịch Úc, có trụ sở thương mại tài Sydney) 1000 MT thép tấm. Trong hợp đồng các bên thỏa thuận tất cả các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng trên sẽ được giải quyết tại Tòa án VN. Do B không thực hiện nghĩa vụ giao hàng theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng nên A khởi kiện B tại Tòa kinh tế TAND TP HCM. Giả sử tòa án VN được xác định có thẩm quyền đối với tranh chấp trên, bằng các kiến thức về TPQT anh chị hãy cho biết: 1. Theo pháp luật VN, vụ việc trên có được xác định là vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài hay không? Cơ sở pháp lý? 2. Phân tích ý nghĩa của việc xác định yếu tố nước ngoài trong các quan hệ dân sự 3. Việc các bên chọn Tòa án VN để giải quyết tranh chấp hợp đồng trên có đồng nghĩa với việc các bên chọn pháp luật VN nhằm giải quyết tranh chấp không? Tại sao? ĐỀ THI PHÁP QUỐC TẾ K35 NGÀY 24/12/2012 Câu 1: Khẳng đinh đúng sai. a. Theo pháp luật Việt Nam công nhận bản án quyết định của TA nước ngoài là việc TA xét xử lại vụ việc đã được tòa án nước ngoài phán quyết? b. Theo PLVN, trong trường hợp các bên trong HDMBHHQT, có thỏa thuận trọng tài nhưng không chọn luật áp dụng cho HĐ thì quyền chọn luật áp dụng để giải quyết tranh chấp đối với HĐ này thuộc về trung tâm trọng tài thương mại Việt NAm? c.Theo PLVN, giải quyết tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu động sản phải áp dụng luật nơi có tài sản? d.Theo PLVN, trước khi nhận được thông báo giới thiệu trẻ em VN làm con nuôi, người nước ngoài không được tiếp xúc với bất kì cha mẹ nuôi, trung tâm nuôi dưỡng trẻ em. Cầu 2: Nêu phương pháp điều chỉnh cuả TPQT. Nêu ưu điểm và nhược điểm của từng phương pháp đó? Câu 3: TÌNH HUỐNG A, B quốc tịch Việt Nam kết hôn tại VN vào năm 1997. Sau đó 2 người sang Nhật bản làm ăn định cư bên Nhật. Đến năm 2003, cuộc sống vợ chồng có mâu thuẫn. Chị B về Việt Nam. Anh A ở Nhật bản đã nộp đơn xin ly hôn tại Toà án Nhật bản. Sau đó Toà án Nhật bản đã 3 lần gửi tống đạt qua cơ quan ngoại giao VIệt Nam nhưng không thấy hồi âm.Và sau đó Toà án đã xét xử ly hôn vắng mặt chị B. Năm bao nhiêu ý, A về Việt Nam xin kết hôn với C. A đến sở pháp để kết hôn. Nhưng UBNDTP hà nội từ chối việc kết hôn cho A với lý do việc triệu tập B đến không đúng. hỏia. Lý do UBND TPHN đưa ra để không kết hôn cho A có hợp lý không? tại sao?b. ANh chị hãy vấn những thủ tục pháp lý cấn thiết để A được kết hôn với C tại việt nam? ĐỀ THI HẾT MÔN MÔN TPQT- PHẦN RIÊNG LỚP HS 33B+ HC 33B Thời gian: 75 phút (Được sử dụng VBQPPL) Câu 1: Các nhận định sau đúng hay sai? Giải thích ngắn gọn tại sao? (5 điểm) 1. Quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài tại Vn chỉ được điều chỉnh bởi các quy phạm xung đột trong Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và trong pháp luật Vn 2. Theo PL Vn, các bên trong quan hệ hợp đồng có yếu tố nước ngài được quyền chọn luật để điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của mình trong mọi trường hợp. 3. Pháp luật nước ngoài không thể được áp dụng để điều chỉnh hình thức hợp đồng có yếu tố nước ngoài nếu hợp đồng được giao kết tại Việt Nam. 4. Pháp luật Việt Nam luôn được áp dụng để giải quyết xung đột về ly hôn có yếu tố nước ngoài nếu một trong cá bên là công dân Việt Nam. 5. Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam mà không phụ thuộc và thời hạn cư trú. Câu 2: Bài tập (5 điểm) Năm 2002, ông David (quốc tịch Anh) kết hôn với bà Julie (quốc tịch Mỹ) tại Mỹ. Sau đó, hai vợ chồng cùng sang Việt Nam sinh sống và làm việc từ năm 2004. Tuy nhiên, một thời gian sau họ phát sinh mẫu thuẫn và nộp đơn yêu cầu Tòa án Vn giải quyết ly hôn. 1. Những vấn đề pháp lý nào có thể phát sinh khi Tòa án Việt Nam giải quyết vụ việc ly hôn trên. 2. Có nhận định cho rằng: “Tòa án Việt Nam không có thẩm quyền giải quyết vụ việc ly hôn nếu cả hai bên đương sự đều là người nước ngoài”. Quan điểm của anh (chị) về nhận định trên? Nêu cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn? 3. Giả sử Tòa án Việt Nam được xác định là có thẩm quyền và trước khi yêu cầu Tòa án Việt Nam giải quyết ly hôn hai vợ chồng đã thỏa thuận chọn pháp luật cảu Anh để giải quyết vụ việc ly hôn của mình. Theo anh (chị) Tòa án Việt Nam có thể áp dụng pháp luật Anh là pháp luật do các bên lựa chọn để giải quyết vụ việ ly hôn trên không? Vì sao? Ðề: Đề thi pháp Quốc tế đề thi viết K34 1. 3d. bán trắc nghiệm. giải thích. a. QHDS có yếu tố nước ngoài là đối tượng điều chỉnh của TPQT không nhất thiết phải có 1 trong các bên là NNN hoặc người vn ở nước ngoài b. NNN có quyền sở hữu BDS ở Vn (bao gồm nhà ở và đất đai) c. Chế độ đối xử MFN không phải là nguyên tắc của các điều ước quốc tế đa phương về SHTT d. quên rồi 2. 4d. Phân tích. QPXD và QPTC (về cấu tạo, chức năng). trong 2 QP này thì cái nào đặc trưng cho TPQT. giải thích. 3. 3d. Tình huống. Ô H người VN nhưng sinh sống tại Balan, Ô H chết ko để lại di chúc. Ô có 3 người con 2 ở Balan 1 ở VN. Tài sản của ô gồm căn hộ, cửa hàng và liệu SH cá nhân. Hỏi. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp thuộc nước nào. Luật áp dụng.

Ngày đăng: 13/12/2013, 21:36

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan