1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số lưu ý về áp dụng luật giám định tư pháp trong hoạt động xét xử (kỳ 2)

3 464 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 16,41 KB

Nội dung

Một số lưu ý về áp dụng Luật Giám định pháp trong hoạt động xét xử (kỳ 2) Kỳ 2: Tổ chức giám định ngoài công lập và vấn đề trưng cầu giám định Để xã hội hóa hoạt động giám định, phát huy nguồn lực trong xã hội, tại Điều 14 Luật Giám định pháp đã quy định: “1. Văn phòng giám định pháp là tổ chức giám định pháp ngoài công lập, được thành lập trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, xây dựng, cổ vật, di vật, bản quyền tác giả. 2. Văn phòng giám định pháp do 01 giám định viên pháp thành lập thì được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp nhân. Văn phòng giám định pháp do 02 giám định viên pháp trở lên thành lập thì được tổ chức và hoạt động theo loại hình công ty hợp danh. Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng giám định pháp là Trưởng văn phòng. Trưởng văn phòng giám định pháp phải là giám định viên pháp.” Đây là một quy định rất mới, tạo điều kiện ra đời những tổ chức giám định chuyên trách ngoài công lập nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu giám định pháp của các cơ quan tiến hành tố tụng và của công dân. Bên cạnh đó, thực tế nhu cầu đối với hoạt động giám định pháp không giới hạn trong một phạm vi, lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành nào mà liên quan đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhưng Nhà nước không thể xây dựng các tổ chức giám định pháp trong tất cả các lĩnh vực. Thực tiễn hoạt động tố tụng trong thời gian qua cho thấy có những lĩnh vực không có người giám định, không có tổ chức giám định chuyên trách. Do đó, khi cần trưng cầu giám định các cơ quan tố tụng gặp nhiều khó khăn. Tại Chương 4 Luật Giám định pháp đã quy định rõ cơ chế lựa chọn, lập và công bố các chuyên gia, các tổ chức chuyên môn ở các lĩnh vực không có tổ chức giám định pháp chuyên trách; trách nhiệm của các bộ, ngành trong việc giới thiệu chuyên gia, tổ chức chuyên môn có uy tín thực hiện giám định pháp. Khi gặp các trường hợp cần giám định theo vụ việc, các Thẩm phán phải dựa trên cơ sở các danh sách tổ chức giám định pháp theo vụ việc, người giám định pháp theo vụ việc đã được các bộ, ngành công bố để thực hiện việc trưng cầu giám định. Trong trường hợp không thấy danh sách đó, thì Tòa án có văn bản hỏi các bộ, ngành quản lý về lĩnh vực đó để biết được người giám định pháp theo vụ việc, tổ chức giám định pháp theo vụ việc để thực hiện việc trưng cầu giám định. Về vấn đề trưng cầu giám định: Việc trưng cầu giám định có thể do cơ quan tiến hành tố tụng hoặc người tiến hành tố tụng thực hiện. Tại Điều 25 Luật Giám định pháp đã quy định về việc trưng cầu giám định như sau: “1. Người trưng cầu giám định quyết định trưng cầu giám định pháp bằng văn bản và gửi quyết định kèm theo đối tượng giám định và tài liệu, đồ vật có liên quan (nếu có) đến cá nhân, tổ chức thực hiện giám định. 2. Quyết định trưng cầu giám định phải có các nội dung sau đây: a) Tên cơ quan trưng cầu giám định; họ, tên người có thẩm quyền trưng cầu giám định; b) Tên tổ chức; họ, tên người được trưng cầu giám định; c) Tên và đặc điểm của đối tượng cần giám định; d) Tên tài liệu có liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo (nếu có); đ) Nội dung yêu cầu giám định; e) Ngày, tháng, năm trưng cầu giám định và thời hạn trả kết luận giám định. 3. Trường hợp trưng cầu giám định bổ sung hoặc giám định lại thì quyết định trưng cầu giám định phải ghi rõ là trưng cầu giám định bổ sung hoặc trưng cầu giám định lại.” Việc giám định bổ sung hay giám định lại cũng phải ra quyết định trưng cầu giám định. Trong trường hợp có người yêu cầu giám định bổ sung hoặc giám định lại, nhưng người tiến hành tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng đã trưng cầu giám định không chấp nhận yêu cầu giám định lại của đương sự, thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người yêu cầu giám định biết. Để bảo đảm tính khách quan trong giám định, Bộ luật Tố tụng dân sự sửa đổi đã bổ sung vào khoản 3 Điều 90 một nội dung rất quan trọng là: “người đã thực hiện việc giám định trước đó không được thực hiện giám định lại. Người đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó, người quy định tại các khoản 1,2 và 3 Điều 46 của Bộ luật này không được thực hiện việc giám định”, và một điều cần phải chú ý liên quan đến giám định lại đã được quy định ở Điều 30 Luật Giám định pháp là: “1. Trong trường hợp có sự khác nhau giữa kết luận giám định lần đầu và kết luận giám định lại về cùng một nội dung giám định thì việc giám định lại lần thứ hai do người trưng cầu giám định quyết định. Việc giám định lại lần thứ hai phải do Hội đồng giám định thực hiện. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quản lý về lĩnh vực cần giám định quyết định thành lập Hội đồng để thực hiện giám định lại lần thứ hai. Hội đồng giám định gồm có ít nhất 03 thành viên là những người có chuyên môn cao và có uy tín trong lĩnh vực cần giám định. Hội đồng giám định hoạt động theo cơ chế giám định tập thể quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật này. 2. Trong trường hợp đặc biệt, Viện trưởng VKSNDTC, Chánh án TANDTC quyết định việc giám định lại sau khi đã có kết luận của Hội đồng giám định.” Đây là một quy địnhý nghĩa tháo gỡ những vướng mắc trong thời gian vừa qua khi cần phải giám định lại, và việc giám định lại lần thứ hai phải được thực hiện bằng một Hội đồng giám định thì việc giám định lại lần thứ hai mới có giá trị pháp lý. Đây là một quy định cứng, có tính bắt buộc, các Thẩm phán không được vi phạm. Luật quy định việc giám định lại lần thứ hai phải do một hội đồng thực hiện, hội đồng này “có ít nhất ba thành viên là những người có chuyên môn cao và có uy tín trong lĩnh vực cần giám định” là để bảo đảm việc giám định lại có được chất lượng giám định cao hơn, khách quan hơn. Theo Điều 44 của Luật Giám định pháp thì TANDTC có trách nhiệm: Hướng dẫn áp dụng các quy định của pháp luật về trưng cầu giám định và đánh giá, sử dụng kết luận giám định pháp trong hệ thống cơ quan TAND; Thực hiện chế độ thống kê về trưng cầu, đánh giá việc thực hiện giám định và sử dụng kết luận giám định pháp trong hệ thống cơ quan TAND và báo cáo Quốc hội trong báo cáo công tác hằng năm; Phối hợp với Bộ pháp trong việc thực hiện chế độ thống kê, báo cáo về trưng cầu, đánh giá việc thực hiện giám định và sử dụng kết luận giám định pháp; Bảo đảm kinh phí, hướng dẫn chi trả chi phí giám định pháp trong hệ thống cơ quan TAND. Đây là quy định mới xác định rõ trách nhiệm của TANDTC nói riêng, các cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan quản lý nhà nước về giám định nói chung đối với hoạt động giám định pháp, nhằm tạo ra cộng đồng trách nhiệm từ các phía (cơ quan tố tụng, cơ quan quản lý) đối với công tác giám định pháp, khắc phục tình trạng cắt khúc trong quản lý giám định pháp trong thời gian qua. . Một số lưu ý về áp dụng Luật Giám định tư pháp trong hoạt động xét xử (kỳ 2) Kỳ 2: Tổ chức giám định ngoài công lập và vấn đề trưng cầu giám định. hoạt động giám định, phát huy nguồn lực trong xã hội, tại Điều 14 Luật Giám định tư pháp đã quy định: “1. Văn phòng giám định tư pháp là tổ chức giám định

Ngày đăng: 31/12/2013, 16:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w